Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác vận động tín đồ tôn giáo trong thời kỳ đổi mới thực trạng, phương hướng...

Tài liệu Công tác vận động tín đồ tôn giáo trong thời kỳ đổi mới thực trạng, phương hướng và giải pháp

.PDF
81
92
125

Mô tả:

LUẬN VĂN: Công tác vận động tín đồ tôn giáo trong thời kỳ đổi mới: thực trạng, phương hướng và giải pháp Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác vận động quần chúng nói chung, công tác vận động tín đồ các tôn giáo nói riêng là công tác thường xuyên và tưởng chừng như quá quen thuộc trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trước kia cũng như trong sự nghiệp cách mạng XHCN hiện nay do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thế nhưng khi Đảng ta thực hiện bước chuyển đổi cách mạng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới và từng bước đưa nước ta bước vào quỹ đạo của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì công tác vận động tín đồ các tôn giáo - một công tác vận động quần chúng "đặc biệt" lại càng phải hết sức coi trọng. Hơn thế nữa, những chuyển biến tích cực và tiêu cực của đời sống quốc tế cũng tác động khá phức tạp đối với tình hình trong nước một khi Đảng ta chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế với phương châm "Việt Nam sẽ là bạn của các nước!". Trên phương diện của đời sống tôn giáo - một vấn đề vừa tế nhị, vừa phức tạp, lại mang tính quốc tế hóa cao, tất nhiên cũng đặt ra cho Đảng, Nhà nước ta phải có những chủ trương, đường lối, chính sách thích ứng, phù hợp với tình hình quốc tế và điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước. Từ khi Đảng ta thực hiện công cuộc đổi mới, tạo điều kiện cho đất nước ta hội nhập trong xu thế quốc tế hóa thì hoạt động tôn giáo ở nước ta nói chung, ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng bên cạnh những mặt tốt cũng tồn tại không ít những hoạt động tôn giáo vi phạm những qui định của Nhà nước: Truyền đạo trái phép; vi phạm quyền tự do không tín ngưỡng của nhân dân như đe dọa, ép buộc đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo, thậm chí có nơi hoạt động tôn giáo còn có biểu hiện né tránh sự quản lý của bộ máy nhà nước ở cơ sở, tập hợp một số người quá khích gây rối, tạo nên những "điểm nóng" gây ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, tâm lý của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, qua đó tạo ra sự chia rẽ giữa đồng bào có đạo và đồng bào không có đạo, chia rẽ giữa đồng bào theo đạo với cán bộ, đảng viên của ta. Chính vì lẽ đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu về công tác vận động tín đồ các tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi để có những giải pháp thích ứng trong việc bóc tách những phần tử phản động đội lốt trong các tôn giáo phá hoại chủ trương, đường lối, chính sách về Tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, gây tổn thất đến uy tín trong đời sống đạo của tín đồ các tôn giáo là một việc làm bức bách và cần thiết hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đề tài đã được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau. ở địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có đề tài khoa học do đồng chí Từ Tân Vũ (chủ nhiệm đề tài) "Vấn đề tôn giáo và đổi mới công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay ở tỉnh Quảng Ngãi"; Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi có đề tài khoa học "Đổi mới công tác vận động quần chúng có đạo của Bộ đội Biên phòng ở khu vực biển - đảo Quảng Ngãi" (D7- 97) do đồng chí Phan Thanh Long (chủ nhiệm đề tài). Luận án Thạc sĩ có đề tài "Công tác vận động quần chúng theo đạo Thiên chúa ở miền Bắc nước ta hiện nay" (5.03.14). Ngoài ra, còn có một số công trình được đăng tải trên các tạp chí "Mấy suy nghĩ về bộ đội làm công tác dân vận ở vùng đồng bào có đạo" của thượng tá Nguyễn Ngọc Kim (Tạp chí Quốc phòng toàn dân, tháng 8/2000); "Đoàn B15 với công tác vận động quần chúng ở vùng đồng bào dân tộc và tôn giáo" của đại tá Võ Quang Hải (Tạp chí Quốc phòng toàn dân, tháng 11/1999); "Vận động giáo phái Cao đài, nét độc đáo, sáng tạo của Đảng bộ Tây Ninh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước" của Võ Thị Hoa (Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 2/2000). Các công trình nêu trên chỉ đề cập đến những khía cạnh, những vấn đề có liên quan đến công tác vận động tín đồ các tôn giáo, chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về công tác vận động tín đồ tôn giáo ở một địa phương cụ thể nhằm đưa ra những giải pháp khả thi cho việc thực hiện thắng lợi công tác vận động tín đồ các tôn giáo trong tình hình mới. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ thực trạng tình hình công tác vận động tín đồ các tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay; qua đó đề xuất phương hướng và giải pháp đúng đắn góp phần đưa công tác vận động tín đồ tôn giáo ở địa phương phù hợp với yêu cầu của tình hình. Với mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau: - Nêu lên bức tranh tổng quan về tình hình tín đồ các tôn giáo ở Quảng Ngãi. - Đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của công tác vận động tín đồ các tôn giáo trong những năm qua (nhất là từ khi có Nghị quyết 24/BCT (1990) đến nay). - Luận giải và kiến nghị về công tác vận động tín đồ các tôn giáo ở địa phương trong thời gian tới. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận chủ đạo của luận văn là các quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và công tác vận động tín đồ tôn giáo. - Phương pháp luận chung cho luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể có liên quan để nghiên cứu: điều tra, khảo sát, thống kê, lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp nhằm luận giải các nội dung được nêu ra trong luận văn. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn -Làm rõ về đặc điểm tâm lý, tình cảm, tư tưởng của các tín đồ tôn giáo trong từng địa bàn dân cư khác nhau để áp dụng biện pháp tuyên truyền, vận động tín đồ các tôn giáo một cách thích hợp nhất. - Đề cập những bài học kinh nghiệm mang tính khả thi đối với công tác vận động tín đồ ở địa phương đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Luận văn bảo vệ thành công sẽ là tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách vận động quần chúng tín đồ của các cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể ở địa phương; hy vọng luận văn sẽ góp phần bé nhỏ trong việc xây dựng cơ sở đoàn kết dân tộc, đoàn kết và bình đẳng tôn giáo. - Trong chừng mực nhất định, luận văn cũng là một tài liệu tham khảo có giá trị trong việc giảng dạy (thuộc hệ thống Trường Chính trị) cũng như nghiên cứu về tình hình công tác vận động tín đồ tôn giáo ở địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. Mục lục Trang Chương 1 5 tín đồ các tôn giáo ở tỉnh quảng ngãi - tình hình và đặc điểm 1.1. Khái niệm điều kiện tự nhiên - xã hội ở tỉnh Quảng Ngãi tác động 5 đến đời sống vật chất - tinh thần của tín đồ các tôn giáo 1.2. Tình hình và đặc điểm tín đồ các tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi 11 hiện nay 1.2.1. Tình hình, đặc điểm tín đồ đạo Phật 14 1.2.2. Tình hình, đặc điểm tín đồ đạo Công giáo 22 1.2.3. Tình hình, đặc điểm tín đồ đạo Tin lành 27 1.2.4. Tình hình, đặc điểm tín đồ Cao đài 36 Chương 2: 45 công tác vận động tín đồ tôn giáo trong thời kỳ đổi mới: thực trạng, phương hướng và giải pháp 2.1. Thực trạng tình hình vận động tín đồ các tôn giáo ở tỉnh Quảng 47 Ngãi 2.1.1. Những thành tựu đạt được 51 2.1.2. Những thiếu sót tồn tại 58 2.1.3. Nguyên nhân và thực trạng 63 2.2. Phương hướng và giải pháp cho công tác vận động tín đồ các 67 tôn giáo ở địa phương 2.2.1. Một vài dự báo về tình hình tôn giáo ở Việt Nam và tỉnh Quảng 67 Ngãi 2.2.2. Những phương hướng chung 71 2.2.3. Những biện pháp cần thực thi 73 Kết luận 77 Danh mục tài liệu tham khảo 79 Chương 1 Tín Đồ Các TÔN Giáo ở Tỉnh Quảng Ngãi Tình Hình Và Đặc Điểm 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên - xã hội ở tỉnh Quảng Ngãi tác động đến đời sống vật chất - tinh thần của tín đồ các tôn giáo Nằm trong địa phận của các tỉnh miền Trung Trung Bộ, tỉnh Quảng Ngãi gần như ở khoảng giữa hai đầu của đất nước. Theo quốc lộ 1A về phía bắc cách Thủ đô Hà Nội 883km; về phía nam cách thành phố Hồ Chí Minh 838 km. Từ 14032'40'' - 15025' độ vĩ bắc và từ 108006' - 109004'35'' độ kinh đông [24, tr. 2], tỉnh Quảng Ngãi giáp với tỉnh Quảng Nam ở phía bắc; giáp với tỉnh Bình Định ở phía Nam; về phía Tây, tỉnh Quảng Ngãi bị ngăn cách với tỉnh Kontum bởi các chi nhánh của dãy núi Trường Sơn hùng vĩ; về phía Đông giáp mặt với biển Đông. Tỉnh Quảng Ngãi có bờ biển dài 130km, bờ biển quanh co và khúc khuỷu tạo ra nhiều cửa lạch, vũng Vịnh. Đó là nơi cư trú thuận lợi của nhiều tàu, thuyền hoạt động trên vùng biển Quảng Ngãi. Đặc biệt, có vũng nước sâu Dung Quất được Nhà nước Trung ương chọn làm nơi xây dựng nhà máy lọc dầu và xây dựng Cảng biển nước sâu. Diện tích tự nhiên 5.135,51 km2, tỉnh Quảng Ngãi có chiều dài theo hướng Bắc - Nam gần 100km, có chiều rộng theo hướng Đông - Tây là 60km [24, tr. 3]. Địa hình của tỉnh nghiêng từ Tây sang Đông và hội đủ bốn khu vực: Đồng bằng, trung du, miền núi và hải đảo - chính vì sự phức hợp và đa dạng này đã tạo cho tỉnh Quảng Ngãi mang những đặc điểm có tính chất đặc thù cho từng vùng, từng khu vực. Do vậy, khó có thể có chung một chiến lược mang tính đồng bộ trong lãnh đạo, quản lý địa phương. Từ đó dẫn đến tác động dây chuyền gây ảnh hưởng đến tình hình đời sống kinh tế - chính trị - xã hội của nhân dân địa phương. Tỉnh Quảng Ngãi có 4 con sông lớn, nhưng nhìn chung sông ngòi của tỉnh có độ đốc cao(từ 100,5 đến 330) và ngắn, lưu lượng thấp nên nước thường dâng cao vào mùa mưa, khô cạn vào mùa khô. Để khắc phục tình trạng này, sau ngày đất nước thống nhất, được sự giúp đỡ của Trung ương năm 1976 tỉnh Quảng Ngãi khởi công xây dựng công trình thủy lợi Thạch Nham trên thượng nguồn sông Trà Khúc để đưa nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở các huyện đồng bằng trong mùa khô cạn. Do địa hình nghiêng nên mùa mưa thường xảy ra hiện tượng lũ ở miền núi khiến cho đất đai canh tác vốn đã bạc màu lại càng bị xói mòn nghiêm trọng. Theo bản đồ thổ nhưỡng của tỉnh Quảng Ngãi thì hiện nay trong toàn tỉnh có 68 loại đất khác nhau, nhưng nhìn chung chất lượng đất trồng trọt thuộc loại trung hình so với cả nước. Về khí hậu, thời tiết chủ yếu là khắc nghiệt, một năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa nắng. Mùa mưa thì gây ra lũ, lụt lớn, mùa nắng dễ gây ra hạn hán kéo dài. Như vậy, điều kiện tự nhiên ở Quảng Ngãi là bất lợi cho đời sống của nhân dân, vốn là một địa phương có cư dân nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao. Chúng ta đều biết rằng, khó khăn về đời sống kinh tế chính là mảnh đất tốt để cho tín ngưỡng, tôn giáo sinh sôi, nẩy nở. Song tùy theo biên độ nhiệt của tình hình chính trị mà đời sống tín ngưỡng, tôn giáo có những biểu hiện (sôi nổi hoặc thầm lặng) khác nhau, mang những mục đích khác nhau. Vì lẽ đó mà cũng có thể nói rằng: tác động xấu của điều kiện địa lý tự nhiên là tiền đề cho sự phát sinh tín ngưỡng tôn giáo. Nhưng điều có tính quyết định cho sự hình thành và phát triển của tín ngưỡng, tôn giáo chính là do tác động của yếu tố xã hội. Theo "Từ điển địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam" thì tỉnh Quảng Ngãi nguyên là đất Cổ Lũy của Chiêm Thành. Năm 1402 Hồ Quý Ly cất binh đánh Chiêm Thành, chiếm phần đất Cổ Lũy và chia Cổ Lũy thành hai châu: Châu Tư và Châu Nghĩa trực thuộc lộ Thăng Hoa của nước Đại Ngu- Bên cạnh binh sĩ và quan lại trấn giữ, nhà Hồ đưa dân Việt ở Nghệ An và Thuận Hóa vào định cư, sinh sống lâu dài [65, tr. 62-63]. Từ đó, trên đất Cổ Lũy ngoài các tộc người bản xứ còn có thêm người Việt cùng sinh sống. Đến đời Hồng Đức, hai Châu Tư và Nghĩa được đổi thành phủ Tư Nghĩa trực thuộc thừa tuyên Quảng Nam. Đời Tây Sơn, phủ Tư nghĩa được đổi thành trấn hòa Nghĩa. Năm 1808, Gia Long đổi trấn Hòa Nghĩa thành trấn Quảng Nghĩa. Vì kỵ tên húy của Nguyễn Phúc Toản nên trấn Quảng Nghĩa được đổi thành trấn Quảng Ngãi. Năm 1832 trấn Quảng Ngãi được đổi thành tỉnh Quảng Ngãi. Căn cứ vào hai câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ: "Từ thuở mang gươm đi mở cõi Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long" Cũng minh chứng được rằng con người đất Quảng ngày nay chính là hậu duệ của các đấng hào kiệt ở đất kinh kỳ ngày xưa "Cầm gươm đi mở cõi". Do kế thừa truyền thống bất khuất, ngoan cường của cha ông, nên quê hương Quảng Ngãi được mệnh danh là tỉnh nổi tiếng với phong trào chống thuế (1901); phong trào cộng sản và cách mạng. Đặc biệt, trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, tỉnh Quảng Ngãi đã trở thành vùng chiến khu kiên cường của Liên khu V. Tiếp nối truyền thống ấy, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vừa qua quân dân tỉnh Quảng Ngãi cũng ghi được những chiến công rực rỡ rất đáng tự hào: Chiến thắng Ba Gia; chiến thắng Vạn Tường... góp phần tô thêm những trang sử chống ngoại xâm kỳ diệu của dân tộc! Đi liền với truyền thống và lịch sử ấy, quê hương Quảng Ngãi cũng sản sinh ra những nhân vật lừng danh một thời như: Trương Quyền, Trương Định, Trương Quang Trọng, Nguyễn Bá Loan, Phạm Văn Đồng, Phạm Kiệt, Trần Quí Hai, Trần Văn Trà... đó là niềm tự hào tiêu biểu của quê hương và đất nước. Năm 1945, tỉnh Quảng Ngãi được mang tên tỉnh Lê Trung Đình - tên của một chiến sĩ cách mạng sinh ra trên đất Quảng Ngãi. Nhưng sau đó đổi tên tỉnh thành tỉnh Quảng Ngãi để thống nhất về mặt tổ chức hành chính của cả nước. Tháng 11/1975, tỉnh Quảng Ngãi sáp nhập với tỉnh Bình Định thành tỉnh Nghĩa Bình. Đến tháng 7/1989, tách tỉnh Nghĩa Bình thành hai tỉnh độc lập là Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định. Dựa vào kết quả sơ bộ của cuộc "Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999" dân số tỉnh Quảng Ngãi có 1.193.000 người, chiếm 1,6% dân số của cả nước. Với 17 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm số đông 87,8%; dân tộc H're có 8,58%; dân tộc Cor có 1,8%; dân tộc Xêđăng có 0,7% các dân tộc khác có tỷ lệ 0,12% [24, tr. 12]. Trong 13 huyện (thị) của tỉnh Quảng Ngãi thì có 6 huyện (thị) ở khu vực đồng bằng; 1 huyện trung du, 1 huyện hải đảo và 5 huyện miền núi. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng chiếm 83,8% còn ở miền núi, hải đảo dân cư thưa thớt chiếm 16,3% dân số của tỉnh. ở các vùng đồng bằng, trung du và hải đảo đại đa số là dân tộc kinh., có đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội thuận lợi và tiến bộ hơn so với các dân tộc ít người ở miền núi. Dù ở khu vực lãnh thổ nào đi nữa, nhìn chung cư dân Quảng Ngãi chủ yếu vẫn là cư dân nông nghiệp. Do vậy, yếu tố cộng đồng làng xã, cộng đồng dòng họ cũng ít nhiều chi phối đến đời sống mọi mặt của con người. Tuy nhiên so với bản quán tổ tiên thì tính cộng đồng làng xã, cộng đồng dòng họ không bị ràng buộc chặt chẽ mà chỉ là cái nghĩa, cái tình trong quan hệ giữa con người với con người trong một cộng đồng. Những truyền thống quí báu của tổ tiên cũng được lưu truyền và ứng dụng vào đời sống ở vùng đất mới, tất nhiên phải qua sự chọn lọc và phát triển phù hợp với đời sống văn hóa bản địa. Đối với đời sống tín ngưỡng và tôn giáo, người dân Quảng Ngãi cũng mang đầy đủ những yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo của một cư dân nông nghiệp đa thần: ở vùng biển, người dân coi trọng việc xây dựng Lăng, Miếu thờ cá voi (cá Ông) với những nghi thức long trọng và trang nghiêm. Cư dân ở đồng bằng và trung du vẫn dựng đình, miếu để thờ Thành Hoàng của làng, xã; còn cư dân miền núi vẫn bảo lưu đậm nét những tín ngưỡng đa thần nguyên thủy của họ. Có thể nói rằng, Quảng Ngãi là một tỉnh bị tàn phá ác liệt bởi nhiều cuộc chiến tranh liên tiếp, kéo dài; lại thêm điều kiện thiên nhiên, thời tiết khắc nghiệt, nên tỉnh Quảng Ngãi rất khó khăn trong việc phục hồi và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV tại Đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ lần XVI (9/2000) có nêu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt thấp - nông nghiệp phát triển chưa toàn diện, tỉ suất hàng hóa thấp, các ngành công nghiệp, dịch vụ còn nhiều mặt yếu, năng lực cạnh tranh kém- văn hóa, xã hội tuy có chuyển biến nhưng có mặt còn chậm, chất lượng thấp, đời sống của một bộ phận dân cư nhất là đồng bào miền núi còn nhiều khó khăn [1, tr. 19]. Phản ánh bức tranh kinh tế - văn hóa- xã hội như trên quả là vấn đề còn nan giải, cần phải không ngừng phấn đấu cật lực hơn nữa mới mong đem lại ấm no và hạnh phúc cho mọi người. Sống trên mảnh đất không mấy thuận lợi, thường xuyên chống chọi với thiên nhiên, chống và khắc phục hậu quả của chiến tranh khiến cho con người Quảng Ngãi đã quen chịu đựng gian lao, vất vả. Song, không phải vì vốn có đức tính chịu đựng gian khổ mà con người không cần cầu viện đến một sức mạnh bên ngoài làm trợ thủ, cứu giúp họ. Với 17 tộc người khác nhau cùng chung sống trên một lãnh thổ ắt phải có cách nghĩ, cách nhìn về đời sống tâm linh của mình bên cạnh đời sống tâm linh của người khác. Chính vì vậy mà sự giao lưu, đan xen về tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống tinh thần của các cư dân ở tỉnh Quảng Ngãi là điều dễ hiểu. ở tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tín ngưỡng tôn giáo hiện diện, cộng cư xen lẫn với nhau- không có khu vực toàn tòng của bất kỳ tôn giáo nào cho dù tôn giáo đó được xem là lớn nhất hoặc nhỏ nhất; ngay trong một gia đình truyền thống tồn tại hai thế hệ thì có cùng một lúc hai tôn giáo cùng song song tồn tại, đó là trường hợp ở xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (bố và mẹ theo Phật giáo, các con theo đạo Tin lành). Tuy đan xen, cộng cư trong cùng một địa bàn, song tín đồ các tôn giáo vẫn tôn trọng lẫn nhau trong các quan hệ xã hội. Đây là đặc điểm có tính chất nền móng của đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc từ xưa đến nay. Theo số liệu của Ban Tôn giáo tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có 42.049 tín đồ nhưng con số này chỉ tập trung ở các tôn giáo lớn của tỉnh: Đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Công giáo và đạo Tin lành. Ngoài ra, còn một số tín đồ đạo Phật của người Hoa (có hai cơ sở thờ tự tại thị xã Quảng Ngãi); tín đồ đạo Hồi, tín đồ đạo Hòa Hảo; tín đồ của các tà đạo đang lén lút hoạt động trong các địa bàn dân cư của tỉnh (Thanh Hải vô Thượng sư, đạo Tâm linh, đạo Bhai...). Bên cạnh những tôn giáo và tà đạo kể trên, còn có hoạt động của tín ngưỡng dân gian như: Thờ cúng tổ tiên, thờ Thành Hoàng (ở dân tộc Kinh); tín ngưỡng đa thần nguyên thủy (của dân tộc ít người) đã phản ánh một bức tranh tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống nhân dân địa phương hiện nay là rất phong phú và phức tạp. Theo đạo rầm rộ, rồi nhạt đạo, khô đạo, bỏ đạo và tái theo đạo là cái vòng luẩn quẩn trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân địa phương, nó phản ánh một sự bế tắc trong cuộc sống của con người; nó phản ánh một tư tưởng tự do trong tôn giáo và đồng thời cũng chứng tỏ sự cởi mở, không cực đoan, cuồng tín trong đời sống đạo của nhân dân, và một phần nào đó nó cũng nói lên tính thực dụng trong tôn giáo. Xu hướng này hiện nay có tình trạng "mượn đạo tạo đời", "theo đạo kiếm gạo mà ăn...", đây là những bả vật chất quen thuộc của các thế lực phản động hoặc số người lợi dụng đội lốt tôn giáo dùng để lừa bịp, tập hợp quần chúng nhân dân nhẹ dạ cả tin vào tổ chức tôn giáo này, tôn giáo nọ nhằm thực hiện các mưu đồ chính trị, kinh tế, xã hội khác nhau. Là một tỉnh có truyền thống hiếu học nhưng nhân dân nông nghiệp, nông thôn lại không có điều kiện đi học nên dân trí thấp. Do vậy ở một bộ phận nhân dân nông thôn (kể cả tín đồ các tôn giáo) dễ bị lợi dụng, lôi kéo vào những hoạt động xấu của bọn đội lốt trong các tôn giáo là đương nhiên. Nêu bức tranh tổng quát về điều kiện tự nhiên - xã hội tác động đến đời sống muôn mặt của tín đồ các tôn giáo ở địa phương là điều cần thiết. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là cần phải đi sâu tìm hiểu về đặc điểm tâm lý của tín đồ ở từng tôn giáo để có giải pháp phù hợp cho việc vận dụng công tác quần chúng của Đảng vào từng tôn giáo cụ thể. 1.2. Tình hình và đặc điểm tín đồ các tôn giáo ở tỉnh Quảng Ngãi hiện nay Trong tác phẩm "Từ điển tiếng Việt" có viết: "Tín đồ là người tin theo một tôn giáo: Tín đồ Phật giáo, tín đồ Công giáo" [65, tr.7 88]. Nói như vậy sẽ chưa chặt chẽ, bởi lẽ có người tin theo một tôn giáo, sùng kính một tôn giáo nào đó nhưng hoàn toàn không phải là tín đồ của tôn giáo đó. Trường hợp này vẫn thường thấy ở Phật giáo, có người đến chùa thắp hương, lễ Phật do trong cuộc sống hằng ngày của người ta gặp phải chuyện éo le hoặc gặp điều may mắn họ đều đến cửa Phật để sẻ chia... Nhưng họ không có quy y tam bảo, họ không bị ràng buộc bởi chế định nào của đạo Phật thì không thể xem người đó là tín đồ được. Do vậy, để có được một khái niệm hoàn hảo thế nào là tín đồ của một tôn giáo, hiện nay các nhà khoa học thuộc lĩnh vực xã hội và nhân văn còn đang tiếp tục nghiên cứu. Trong khi chờ đợi có sự thống nhất khái niệm về tín đồ của một tôn giáo, chúng ta cũng cần phải tạm thời quán triệt một vài định ước thế nào là tín đồ của một tôn giáo trong điều kiện hiện nay. Đồng chí Nguyễn Chính - nguyên trưởng tiểu ban công tác tôn giáo của Ban Dân vận Trung ương Đảng, trong bài viết: "Vấn đề tín đồ của một tôn giáo" có ghi nhận những yếu tố cơ bản về tín đồ của một tôn giáo như sau: Trước hết là tự nguyện tiếp nhận tín ngưỡng và giáo lý tối thiểu của tôn giáo bằng một hành vi (nghi thức) nhập đạo căn bản. Ví dụ: Việc chịu phép rửa tội của đạo Công giáo, quy y tam bảo (phật, pháp, tăng) của đạo Phật... Thứ đến phải tuân thủ những giới luật tối thiểu đối với một tín đồ. Ví dụ: Việc thọ ngũ giới của đạo Phật, giữ 10 điều răn và các phép bí tích của đạo Công giáo... Cuối cùng là thành viên tự giác của một giáo hội hay một cộng đồng tôn giáo [25, tr. 4]. Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn - Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo cho rằng: Tín đồ của một tôn giáo là người chịu theo một qui định của tôn giáo đó (qui định về tổ chức, qui định về giáo lý, qui định về hành vi). Ví dụ: Đạo Công giáo khi sinh ra đã chịu lễ bắp tem nghĩa là sống cả đời trong đạo; đạo Tin lành thì con người trưởng thành từ 16 - 18 tuổi trở lên chịu lễ bắp tem; còn đối với tín đồ đạo Phật khi họ quy y, ăn chay và theo quy định của đạo Phật... Như vậy, tín đồ là dấu hiệu để phân biệt người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, dấu hiệu đó do từng tôn giáo quy định. (Trích theo đề cương bài giảng của GS Đặng Nghiêm Vạn: Mối quan hệ giữa tôn giáo và cộng đồng xã hội (ngày 28/8/2000)). Thiết nghĩ, những nhận định nêu trên có thể khái quát hóa thành khái niệm về tín đồ của một tôn giáo. Đây cũng là vấn đề cần phải thống nhất trước khi nghiên cứu về tình hình, đặc điểm của từng tín đồ tôn giáo cụ thể ở địa phương. Mặt khác, cũng cần nên lưu ý đến đặc điểm, tình hình chung của tín đồ các tôn giáo để có cái nhìn nhận nhất quán trong nghiên cứu, tìm hiểu đó là: - "Bất kỳ tín đồ một tôn giáo nào cũng coi niềm tin tôn giáo của mình là thiêng liêng. ý thức và niềm tin đó chủ yếu là tự bản thân họ" [78, tr. 9]. - ở tất cả các tôn giáo dù truyền thống hay hiện đại đều mang tính mơ hồ, vừa quyến rũ, lôi kéo, vừa hù dọa, răn đe tín đồ bằng những tội lỗi "nghiệp chướng", tội lỗi "tổ tông" khiến tín đồ phải quy phục trước uy quyền mầu nhiệm của đấng tối cao. Do đó, trong tư tưởng của một tín đồ luôn thể hiện hai động thái song song là tin kính và sợ hãi. - Phần lớn tín đồ các tôn giáo là nông dân cần cù, chất phác. Do đó, tính hướng thiện, tính yêu thương con người và đất nước là một trong những đặc tính bao trùm của người tín đồ chân chính, họ muốn có cuộc sống êm đẹp ở trần gian, nên tín đồ các tôn giáo thường hay đứng ở vị trí yếm thế hơn là linh hoạt, sôi nổi trong môi trường xã hội, nếu như cuộc sống đạo và đời của họ được ổn định, bình yên. Tỉnh Quảng Ngãi có 4 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Tin lành. Những năm đầu sau ngày giải phóng hoạt động của các tôn giáo bị thu hẹp, tín đồ các tôn giáo đều giảm, phần lớn các cơ sở thờ tự bị tàn phá trong chiến tranh. Từ khi có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, đặc biệt sau khi có Nghị quyết 24/TW và Nghị định 69/HĐBT thì hoạt động của tôn giáo phục hồi và số lượng tín đồ các tôn giáo phát triển nhanh. Nhìn chung hoạt động của tín đồ các tôn giáo đều xoay quanh đường hướng hành đạo của tôn giáo mình, hoạt động trong khuôn khổ chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn có một số tín đồ cực đoan, còn luyến tiếc với những gì mà chế độ ngụy quyền ưu ái, mặc dù đó chỉ là sách lược mua chuộc, lừa bịp dã hiệu. Số này thường được bọn đội lốt trong các tôn giáo triệt để khai thác và lôi kéo. Chúng lợi dụng chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo để đưa ra những yêu sách, kiến nghị không đúng với quy định của luật pháp, làm ảnh hưởng đến đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong cộng đồng xã hội. 1.2.1. Tình hình, đặc điểm tín đồ đạo Phật Trong bản báo cáo tại Đại hội lần thứ II của Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ngãi ghi rõ: đến năm 2000, trong toàn tỉnh có 3.215 tín đồ được nhận quy y. Nhưng theo đồng chí chuyên viên đảm nhận công tác Phật giáo của Ban Tôn giáo tỉnh cho biết: Tín đồ đạo Phật trong toàn tỉnh hiện nay có khoảng 24.577 tín đồ gồm cả hai loại (thuần thành và không thuần thành) (xem biểu 2, trang 44). Tín đồ thuần thành là tín đồ có quy y và thực hiện năm giới của nhà phật. Tín đồ không thuần thành, không tham gia quy y nhưng tin và theo đạo Phật, đi lễ chùa, ăn chay vào ngày rằm (ngày 15 âm lịch) và ngày mồng một (01 âm lịch) hằng tháng, và thờ Phật trong nhà. Số lượng tín đồ không thuần thành có số lượng lớn hơn số lượng tín đồ thuần thành nhiều lần. Do vậy, đứng về mặt số lượng tín đồ Phật giáo hiện nay thì không thể có con số chính xác mà chỉ nêu lên một cách tương đối để có cơ sở đánh giá. Phật giáo xuất hiện ở tỉnh Quảng Ngãi rất sớm, nhưng chỉ ở dạng "tiềm tàng" trong từng con người, trong từng gia đình của các cư dân phía Bắc vào lập nghiệp. "Khi nhà sư Minh Hải (Pháp Bảo) - Nhà sư thuộc thiền phái Lâm Tế - Một tông phái chủ yếu của Phật giáo miền Trung và miền Nam hiện nay, thành lập chùa Thiên ấn vào năm 1677 thì ở tỉnh Quảng Ngãi mới chính thức có tổ chức Phật giáo ra đời" [85, tr. 8]. Song vào thời điểm của năm 1677 chùa Thiên ấn mới chỉ là một thảo am, đến năm 1695 chùa được khởi công xây dựng lại. Năm 1727 Vua Lê Dụ Tông phong sắc tứ "Thiên ấn tự". Nhà sư Pháp hóa hòa thượng trở thành vị tổ sư đầu tiên của chùa Thiên ấn và được coi là người đầu tiên truyền phái Thiền Lâm Tế vào Quảng Ngãi. Đồng thời chùa Thiên ấn được xem là tổ đình Thiền phái Lâm Tế tại Quảng Ngãi. Bên cạnh chùa Thiên ấn được phong sắc Tứ còn có chùa Phổ Tế thuộc huyện Tư Nghĩa được chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) đề tặng: "Quốc chủ Tứ - Tế đạo nhơn ngự để". Và lần lượt các ngôi chùa khác được xây dựng khắp các địa bàn trong tỉnh như chùa: Bảo Lâm, Viên Giác, Khánh Vân, Thình Thình, Quang Lộc, Long sơn, An Long, Hội phước... Căn cứ vào sự hiện diện của hàng loạt ngôi chùa ở địa phương cũng chứng tỏ về sự phát triển của đạo pháp trong buổi đầu xây dựng quê hương mới. Sau hơn hai trăm năm hưng thịnh dưới thời Lê Trung Hưng và các chúa Nguyễn, Phật giáo ở Quảng Ngãi bắt đầu đi vào sự suy thoái giống như số phận chung của đạo Phật cả nước- nguyên nhân chủ yếu là do các Vua thời Nguyễn (Từ Gia Long đến Tự Đức) cần có một học thuyết để trị nước có lợi cho chính quyền phong kiến chuyên chế mới hình thành. Nhà Nguyễn chọn Nho giáo làm tư tưởng độc tôn, còn Phật giáo chẳng những không được trọng vọng như trước mà ngược lại bị triều đình phong kiến nhà Nguyễn bài xích và hạn chế. Tuy nhiên, trong dân gian các tín đồ đạo Phật vốn đã sẵn có tư tưởng đồng nguyên tam giáo: Nho - Đạo - Phật. Do đó, sự tranh chấp, kỳ thị giữa các tín đồ khác nhau không diễn ra. Khi thực dân Pháp từng bước xâm lược Việt Nam thì sự tranh chấp giữa Phật giáo và Công giáo cũng bắt đầu nảy sinh. Song, đối với tín đồ Phật giáo, việc đạo Phật giữ vai trò tham chính hay không tham chính là vấn đề không quan trọng mà điều cốt yếu là tín đồ đạo Phật có hòa quyện vào cộng đồng dân tộc như một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chung lưng đấu cật cùng với dân tộc hay không. Phật giáo là một tôn giáo đại diện cho sự từ bi, độ lượng, đại xá trong quan hệ đời thường giữa người với người. Vì vậy, trải qua bao thăng trầm, tín đồ đạo Phật ở Quảng Ngãi vẫn tồn tại với số lượng, đông đúc, mặc dù tổ chức giáo hội và giáo lý của Phật giáo rất lỏng lẻo. Trong những năm 20 của thế kỷ 20, thực dân Pháp cũng đã thấy được sự hiện hữu của Phật giáo trong lòng dân tộc là không thể chối bỏ được, mặc dù có sự suy vong trầm trọng về đạo pháp. Do đó, trong xu hướng "Tương kế tựu kế" thực dân pháp cho phép Phật giáo thực hiện công cuộc "chấn hưng" đạo pháp để qua đó nắm lấy đạo Phật làm cơ sở xã hội, thực hiện mưu đồ chính trị của chúng. Thế nhưng "phong trào chấn hưng Phật giáo" không đi theo xu hướng của chính quyền thực dân mong muốn. Các Hội Phật học lần lượt ra đời ở khắp nơi trên đất nước để tuyên truyền quan điểm mới về giáo lý nhà Phật, cải tổ tổ chức, củng cố lại giáo hội nhằm khắc phục những tồn tại, vì rằng nguyên nhân làm cho đạo Phật suy vong cũng phát xuất từ những tồn tại của nó. Ngày 20/8/1938 tại tổ đình Thiên ấn, Chi hội An Nam phật học hội tỉnh Quảng Ngãi được thành lập, thành phần của Chi hội bao gồm cả nhân sĩ, trí thức, thương gia. Trụ sở của Chi hội đặt tại chùa Hội Phước - thị xã Quảng Ngãi. Tiếp theo sự ra đời của Chi hội An Nam phật học hội tỉnh thì ở các huyện Ban Tịnh độ của Hội cũng thành lập, trở thành phong trào sôi nổi vừa phát triển hội viên, vừa tuyên truyền phật pháp. Sự kiện này tạo điều kiện thuận lợi cho tín đồ an tâm hành đạo, phần nào đó cũng động viên họ gắn bó với truyền thống yêu nước của dân tộc. Bên cạnh tổ chức Phật giáo yêu nước, xuất hiện các tổ chức phật giáo thân pháp, cụ thể như: Nguyễn Tăng - đạo danh Thích Trí Hưng, con thứ 13 của Nguyễn Thân, tu ở chùa Từ Lâm được thực dân pháp nâng đỡ và dựa vào thế Tuần Vũ Quảng Ngãi là Võ Chuần, lập ra Phật giáo Thuyền Lữ và cho ra đời tập san Thuyền Lữ. Tổ chức này sống không quá 4 năm và chỉ hoạt động ở các tỉnh miền Trung. Sau đó, Nguyễn Tăng chạy vào Sài Gòn cùng với Thích Trung Nghĩa lập ra Phật giáo Cổ sơn môn, trụ sở đặt tại chùa Giác Lâm (Phú Thọ - Sài Gòn), ít lâu rời về chùa Phụng Sơn. Nhưng tổ chức này cũng bị các tổ chức Phật giáo yêu nước tẩy chay. Xuyên suốt những giai đoạn lịch sự tiếp theo, tín đồ Phật giáo tỉnh Quảng Ngãi đã đóng góp một vị trí xứng đáng trong phong trào chống giặc, cứu nước ở địa phương. Trước 1945, được sự hướng dẫn của Mặt trận Việt Minh, Phật giáo Quảng Ngãi thành lập Chi hội phật giáo cứu quốc, do hòa Thượng Thích Giải Hậu làm Hội trưởng. Từ đó, tín đồ Phật giáo ở Quảng Ngãi có hướng đi đúng đắn trong lòng dân tộc. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, vào năm 1951, giới Phật tử yêu nước trong tỉnh mở Đại hội bầu Ban trị sự Chi hội Phật giáo liên lạc Quảng Ngãi. Đại hội bầu hòa thượng Thích Giải Hậu làm Chi hội trưởng, trụ sở của Ban trị sự Chi hội đặt tại chùa Hội Phước - thị xã Quảng Ngãi. Tháng 8/1954, Chi hội Phật giáo liên lạc Quảng Ngãi được xác nhập vào Tổng giáo hội tăng già Trung Việt. Cũng trong thời gian này, các cư sĩ phật giáo ở Quảng Ngãi vận động thành lập Hội Phật giáo và Hội Phật giáo ra đời do ông Tạ Dinh làm hội trưởng- Giai đoạn này đã chứng kiến một thời kỳ đen tối nhất trong đời sống tín ngưỡng tôn giáo của tín đồ phật giáo ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và ở miền Nam Việt Nam nói chung. Với mưu đồ "Công giáo hóa" miền Nam Việt Nam, gia đình họ Ngô dùng tất cả mọi thủ đoạn đàn áp, khống chế, bách hại nhân dân miền Nam mà đối tượng gánh chịu chính sách ngụy tạo này không ai khác ngoài tín đồ Phật giáo. Mỹ - Diệm đánh đồng tín đồ Phật giáo với người cộng sản ở miền Nam Việt Nam là một. Do vậy, cuộc sống ảm đạm bao quanh tín đồ Phật giáo miền Nam Việt Nam lúc này đã được các nhà nghiên cứu ghi nhận qua vài nét phát họa sau đây: Trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng "tại Quảng Ngãi, bằng việc tổ chức các lớp học chủ nghĩa nhân vị, chính quyền Ngô Đình Diệm đã bắt ép dân, chủ yếu là tín đồ Phật giáo bỏ đạo của mình để theo Thiên chúa giáo, có nơi Phật giáo bị đã kích mạnh. Nếu những ai phản đối thì đủ mọi thứ tai ương ập đến" [20, tr. 15]. Hàng loạt những trò mưu ma, xảo quyệt được chính quyền Ngô Đình Diệm tung ra để nhằm áp chế, cải đạo đối với tín đồ Phật giáo thật là kinh khủng. Thư đề ngày 23/9/1961 của Khuôn hội Phật giáo xã Sơn Mỹ gởi tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Trong thời gian gần đây, cứ theo các báo cáo có Ông thầy Dư người Công giáo ở Phú Hòa về giảng đạo và dạy thuyết Duy linh tại xã Sơn Mỹ, đi đến thôn, Ông ấy dùng lời lẽ ép hội viên chính thức của Phật giáo, buộc họ ký đơn tình nguyện vào Thiên chúa giáo, nếu không thì dùng biện pháp chính quyền khủng bố. Như ghép vào tội tình nghi, lướng hướng bắt học tập, thu giấy căn cước và thẻ chứng minh của Phật giáo, làm cho sinh hoạt trở ngại [20, tr. 20]. Kết quả của mưu đồ trên là hầu hết các "cán bộ" từ thôn, xã trở lên (trong bộ máy chính quyền của Ngô Đình Diệm) đã được cải giáo, lực lượng này được xem như là cơ sở chính trị của chính quyền Ngô Đình Diệm. Nhưng không bao lâu khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ thì "cán bộ" thôn, xã trong bộ máy chính quyền ấy hầu hết cũng bỏ đạo mới theo mà quay trở lại làm tín đồ đạo Phật. Trong lĩnh vực kinh tế- xã hội - văn hóa - giáo dục, sự kỳ thị đối với tín đồ phật giáo còn gian manh, xảo quyệt hơn, "Nổi bật nhất là từ năm 1957, Ngô Đình Cẩn và tay chân của hắn đã tạo ra. "Vụ án gián điệp miền Trung" giả tạo, khiến cho hầu hết các tỉnh miền Trung từ (Quảng Trị đến Khánh Hòa) nhiều người bị ghép vào tội làm gián điệp cho Pháp mà nạn nhân chủ yếu là những tín đồ Phật giáo có thế lực kinh tế" [21, tr. 13]. Hoặc một dẫn chứng khác: "Tại Quảng Ngãi, cũng vịn vào lý do an ninh (1961), chính quyền Ngô Đình Diệm đã cấm không cho tổ chức lễ Phật đản mà trước đó chính quyền đã cho phép, trong khi cũng tại đây, một hội chợ của các linh mục đang tổ chức và được tiếp tục" [21, tr. 16]. Phải chăng tín đồ Phật giáo ở Quảng Ngãi nói riêng, ở miền Nam Việt Nam nói chung đã có một truyền thống yêu nước gắn liền với lịch sử bất khuất của dân tộc, khiến cho bọn tay sai của ngoại bang phải thẳng tay trừng trị không thương tiếc! Chính quyền Ngô Đình Diệm dùng biện pháp qui chụp tín đồ Phật giáo là cộng sản để đàn áp, ly gián khỏi quê hương bản quán dưới chiêu bài "di dân"... Nhưng "vỏ quýt dày có móng tay nhọn", trước sự đàn áp khốc liệt của chính quyền Ngô Đình Diệm thì sự kiện ngày 7/5/1963 của phong trào Phật giáo miền Nam đã ghi dấu ấn trong lịch sử là góp phần làm sụp đổ chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm (1/11/1963). Sau sự kiện này, chính quyền ngụy Sài gòn có nới tay cho tín đồ Phật giáo được hưởng "tự do dân chủ" nhưng chỉ là cái bánh vẽ mang tính khẩu hiệu không hơn không kém. Vì vậy, "phong trào đấu tranh của các bậc cao tăng, tín đồ phật từ diễn ra liên tục suốt thập kỷ 60- 70 mà người đứng đầu phong trào là hòa thượng Thích Giải Hậu" [85, tr. 15]. Ngày 31/10/1967, đại đức Thích Hạnh Đức tự thiêu tại chùa Tỉnh hội đã gây ra một chấn động lớn trong đời sống tinh thần của tín đồ Phật giáo Quảng Ngãi. Được sự chỉ đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, đám tang của đại đức Thích Hạnh Đức đã trở thành cuộc biểu tình của hơn 20.000 nghìn người xuống đường thị uy lực lượng, đối mặt với kẻ thù của dân tộc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng