Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Công tác quản lý thu bhxh bắt buộc ở huyện mỹ hào tỉnh hưng yên giai đoạn 2007 ...

Tài liệu Công tác quản lý thu bhxh bắt buộc ở huyện mỹ hào tỉnh hưng yên giai đoạn 2007 2010

.DOC
73
533
98

Mô tả:

Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của em. Các số liệu, kết quả trong bài khóa luận tốt nghiệp là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả khóa luận tốt nghiệp SV. Nguyễn Thị Hòa Trang SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 1 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASXH.............................................. An sinh xã hội BHXH............................................. Bảo hiểm xã hội BHTN.............................................. Bảo hiểm thất nghiệp BHYT.............................................. Bảo hiểm y tế BNN................................................ Bệnh nghề nghiệp CNTT ............................................. Công nghệ thông tin DN................................................... Doanh nghiệp DNNN............................................. Doanh nghiệp nhà nước DNNQD.......................................... Doanh nghiệp ngoài quốc doanh ĐTNN............................................. Đầu tư nước ngoài ĐV................................................... Đơn vị HCSN.............................................. Hành chính sự nghiệp HTX................................................ Hợp tác xã KD................................................... Kinh doanh LĐ................................................... Lao động NLĐ................................................ Người lao động SDLĐ.............................................. Sử dụng lao động TG................................................... Tham gia TNHH............................................. Trách nhiệm hữu hạn TNLĐ.............................................. Tai nạn lao động UBND............................................. Ủy ban nhân dân SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 2 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................1 Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH.....................3 1.1. Khái quát chung về BHXH.......................................................................................3 1.1.1. Khái niệm BHXH..................................................................................................3 1.1.2. Vai trò của BHXH đối với đời sống kinh tế xã hội................................................4 1.1.2.1. Đối với người lao động..................................................................................4 1.1.2.2. Đối với tổ chức sử dụng lao động..................................................................4 1.1.2.3. Đối với xã hội.................................................................................................5 1.1.3. Quỹ BHXH............................................................................................................6 1.2. Vai trò của công tác quản lý thu BHXH..................................................................7 1.2.1. Khái niệm quản lý thu BHXH...............................................................................7 1.2.2. Vai trò công tác quản lý thu BHXH.......................................................................8 1.2.2.1 Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH...............................................8 1.2.2.2. Đảm bảo thu BHXH ổn định, bền vững, hiệu quả.........................................9 1.2.2.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu BHXH.....................................................10 1.2.2.4. Tăng thu, bảo đảm cân đối quỹ BHXH........................................................10 1.3. Nội dung công tác quản lý thu BHXH....................................................................11 1.3.1. Quản lý đối tượng tham gia BHXH.....................................................................11 1.3.2. Quản lý mức thu BHXH......................................................................................13 1.3.3. Tổ chức thu BHXH..............................................................................................15 1.3.3.1. Phân cấp thu một cách hợp lý......................................................................15 1.3.3.2. Lập và xét duyệt kế hoạch thu BHXH hàng năm.........................................16 1.3.3.3. Quản lý tiền thu............................................................................................17 1.3.3.4. Thông tin báo cáo........................................................................................18 1.3.3.5. Quản lý hồ sơ, tài liệu..................................................................................18 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH......................................18 1.4.1. Trình độ dân trí...................................................................................................19 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................................................19 1.4.3. Chính sách tiền lương - tiền công.......................................................................19 1.4.4. Trình độ của nhà làm công tác quản lý...............................................................20 Chương 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN MỸ HÀO TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2007 – 2010...........................................................................................................................21 2.1. Giới thiệu chung về bảo hiểm xã hội huyện Mỹ Hào............................................21 2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Mỹ Hào............................................................21 2.1.2. Vài nét về cơ quan BHXH huyện Mỹ Hào...........................................................22 2.1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Mỹ Hào...........22 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện Mỹ Hào........................................22 2.1.2.3. Hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH huyện Mỹ Hào.................23 2.2. Thực trạng công tác thu bảo hiểm xã hội ở BHXH huyện Mỹ Hào giai đoạn 2007 – 2010.......................................................................................................................26 SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 3 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục 2.2.1. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc...................................................................26 2.2.1.1. Đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc......................................................26 2.2.1.2. Người lao động tham gia BHXH bắt buộc...................................................30 2.2.2. Quản lý mức thu BHXH......................................................................................32 2.2.3. Quy trình tổ chức thu BHXH...............................................................................33 2.2.4. Kết quả thu BHXH ở BHXH huyện Mỹ Hào.......................................................35 2.2.4.1. Quỹ tiền lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc..........................................35 2.2.4.2. Kết quả thu BHXH bắt buộc........................................................................40 2.2.4.3. Tình hình nợ đọng bảo hiểm xã hội.............................................................41 2.2.4.4. Dự báo kết quả thu BHXH bắt buộc trong những năm tới..........................43 2.2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Mỹ Hào................................................................................................................................44 2.2.5.1. Kết quả đạt được..........................................................................................44 2.2.5.2. Một số hạn chế.............................................................................................45 2.2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế............................................................................47 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH Ở BHXH HUYỆN MỸ HÀO.......................................................................49 3.1. Định hướng phát triển chung của BHXH huyện Mỹ Hào năm 2011..................49 3.1.1. Định hướng công tác thực hiện chính sách BHXH.............................................49 3.1.2. Định hướng công tác quản lý thu BHXH............................................................50 3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội ở huyện Mỹ Hào.................................................................................................................51 3.2.1. Tăng cường quản lý và mở rộng đối tượng tham gia BHXH..............................51 3.2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH.............53 3.2.3. Tăng cường phối kết hợp với các ban ngành liên quan......................................54 3.2.4. Kiện toàn bộ máy quản lý thu BHXH..................................................................56 3.2.5. Cải cách thủ tục hành chính...............................................................................57 3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thu BHXH...................................58 3.3. Một số khuyến nghị..................................................................................................59 3.3.1. Khuyến nghị với Nhà nước và cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam....................59 3.3.1.1. Đối với Nhà nước.........................................................................................59 3.3.1.2. Đối với cơ quan BHXH Việt Nam................................................................59 3.3.2. Khuyến nghị với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên.................................60 KẾT LUẬN..........................................................................................................................63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................64 SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 4 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Hệ thống bộ máy tổ chức BHXH huyện Mỹ Hào.............................25 Bảng 1: Đơn vị SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2007 – 2010........................................................................27 Bảng 2: NLĐ tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2007 – 2010....................30 Bảng 3: Bảng lương tối thiểu chung giai đoạn 2007 – 2010...........................33 Bảng 4: Tổng quỹ lương làm căn cứ thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2007 – 2010.......................................................................36 Bảng 5: Quỹ tiền lương BHXH bắt buộc phân theo khối loại hình quản lý giai đoạn 2007 – 2010...........................................38 Bảng 6: Kết quả thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2007 – 2010.........................40 Bảng 7: Tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc giai đoạn 2007 – 2010..............42 Bảng 8: Dự báo kết quả thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2011 – 2013 ............44 Bảng 9: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại DNNQD giai đoạn 2007 – 2010.......................................................................46 SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 5 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục TỈM TẮT KHÓA LUẬN Qua thời gian ra đời, tồn tại và phát triển, công tác quản lý thu BHXH ở cơ quan BHXH huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng yên đã đạt được nhiều thành tựu như: thu phí ngày càng nhiều, số người tham gia BHXH ngày càng tăng, tình trạng nợ đọng giảm thiểu…. Tuy nhiên trên thực tế, việc triển khai hoạt động thu của BHXH huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yân vẫn còn nhiểu điểm tồn tại, bất cập như: chưa khai thác hết lực lượng lao động, tình trạng trốn đúng, nợ đúng vẫn còn tồn tại….Điều này đã làm cho hoạt động thu của BHXH huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yân vẫn chưa đạt kết quả cao ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động và làm giảm nguồn thu cho quỹ BHXH. Do vậy, để cụng tác quản lý thu ngày càng hiệu quả cao thì cần giải quyết những vấn đề cũn tồn tại này. Xuất phát từ những lý do trờn em đã lựa chọn đề tài: “Cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yân giai đoạn 2007 – 2010, thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiân cứu trong khóa luận tốt nghiệp. Kết cấu của chuyân đề bao gồm ba chương. Chương 1. Lý luận chung về công tác quản lý thu BHXH Ở chương này em xin trình bày về khái niệm BHXH, vai trò của BHXH đối với đời sống kinh tế xã hội, quỹ BHXH, vai trò của công tác quản lý thu BHXH, nội dung công tác quản lý thu và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH Chương 2. Thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007 – 2010. Trong chương 2 em xin trình bày về một số kết quả ở đơn vị. Từ đó, để thấy được thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Mỹ Hào, một số thành tựu đã đạt được, khó khăn còn tồn tại và một số nguyên nhân của những khó khăn đó. Chương 3. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Mỹ Hào. Chương 3 em xin trình bày về định hướng phát triển chung của BHXH huyện Mỹ Hào, một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH và đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý thu BHXH SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 6 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam nay, hoạt động BHXH là một hoạt động do nhà nước tổ chức thực hiện và quản lý, không vì mục đích sinh lợi. Vì vậy yếu tố quản lý luôn được xem là vấn đề quan trọng khi thực hiện thu bảo hiểm xã hội (BHXH). Nó không chỉ quyết định đến sự hình thành, sử dụng quỹ BHXH như thế nào mà còn đảm bảo quyền lợi thụ hưởng cho người lao động (NLĐ) khi tham gia vào hệ thống BHXH . Thực tiễn công tác thu BHXH của BHXH Việt Nam nói chung và BHXH các tỉnh, địa phương nói riêng, trong tham gia qua cho thấy, mặc dù chính sách BHXH đã được nhiều sửa đổi, bổ sung nhiều, quy trình tổ chức thực hiện thu BHXH đã có nhiều cải cách, cải tiến rõ rệt, song hiệu quả thu BHXH chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, cần phải có sự nỗ lực hơn nữa. Với vai trò là một bộ phận trong BHXH Việt Nam, BHXH huyện Mỹ Hào (trực thuộc BHXH tỉnh Hưng Yên) đang từng bước cố gắng làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình để góp phần vào sự nghiệp chung của ngành BHXH Việt Nam. Trước tình hình kinh tế trong tỉnh còn gặp nhiều biến động, hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt với lợi thế về địa lí, huyện Mỹ Hào đã và đang thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư vào huyện đặt trụ sở, mở công ty. Do đó, công tác quản lý thu BHXH ở BHXH Mỹ Hào gặp không ít khó khăn, thách thức. Tình trạng tìm mọi cách trốn đúng, nợ đọng BHXH của đơn vị SDLĐ ngày càng gia tăng, đòi hỏi phải có biện pháp hợp lý để giải quyết triệt để. Vì vậy, việc nghiên cứu công tác quản lý thu BHXH ở BHXH Mỹ Hào trên cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ở BHXH huyện trong thời gian tới là vô cùng cần thiết. Với vốn kiến thức còn nhiều hạn chế, em xin mạnh dạn đưa ra một số hiểu biết của mình về vấn đề quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Mỹ Hào qua đề tài khó luận: “Công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007 – 2010, thực trạng và giải pháp” SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 1 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục 2. Mục đích nghiên cứu của khó luận Việc nghiên cứu đề tài này khó luận này sẽ nhằm mục đích làm rõ hơn vai trò của công tác quản lý thu đối với hoạt động thu BHXH bắt buộc, đánh giá một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng quản lý thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Mỹ Hào trong giai đoạn vừa qua. Đồng thời, qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở địa phương. 3. Đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu các vấn đề về thu, nộp BHXH bắt buộc của NLĐ, người SDLĐ và cơ quan BHXH Mỹ Hào tại huyện Mỹ Hào giai đoạn 2007 - 2010. Đối tượng nghiên cứu: thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Mỹ Hào 4. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Đề tài này sẽ phản ánh, phân tích một cách chi tiết và tổng hợp về thực trạng công tác thực hiện chính sách BHXH nói chung và quản lý thu BHXH bắt buộc nói riêng. Thông qua việc phân tích thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Mỹ Hào có thể đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác nghiệp vụ này. 5. Kết cấu của khó luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục bài khó luận tốt nghiệp của em được kết cấu thành ba chương chính. Cụ thể đó là: Chương 1: Lý luận chung về công tác quản lý thu BHXH Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Mỹ Hào giai đoạn 2007 - 2010 Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc ở BHXH huyện Mỹ Hào Trong quá trình nghiên cứu mặc dự đã cú nhiều cố gắng nhưng bài khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự gỉp ý của các thầy cụ giáo giúp bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chõn thành cảm ơn! SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 2 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH 1.1. Khái quát chung về BHXH 1.1.1. Khái niệm BHXH Nhu cầu của con người là luôn vận động và phát triển theo chiều hướng ngày càng được nâng lên. Khi xã hội phát triển, con người có xu hướng mong muốn đảm bảo an toàn cho cuộc sống của mình trước những rủi ro. Có thể nói nhu cầu an toàn của loài người là nhu cầu vĩnh cửu. Xuất phát từ nhu cầu thiết thực này, bảo hiểm ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Trải qua một quá trình phát dài, hiện nay BHXH đã trở thành một chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta, được quy định rõ trong Hiến pháp, nhằm góp phần ổn định chính sách cho NLĐ và gia đình của họ khi không may gặp rủi ro. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, BHXH được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: góc độ tài chính, pháp luật,…Vì vậy, có thể có nhiều định nghĩa khác nhau về BHXH. Tuy xuất phát ở nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau, nhưng các khái niệm, định nghĩa về BHXH đều xem xét BHXH là một hình thức bảo hiểm mang tính xã hội, hoạt động phi lợi nhuận, có sự hỗ trợ của nhà nước, chủ yếu nhằm mục đích bảo vệ thu nhập cho NLĐ và an toàn xã hội. Một trong những khái niệm về BHXH đáng chú ý hơn cả và được xem là phù hợp với hệ thống BHXH ở nước ta là khái niệm BHXH theo góc độ pháp luật được quy định cụ thể trong Điều 3 Luật BHXH năm 2006 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau: “BHXH là sự bảo đảm, thay thế, bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. Như vậy, phát sinh từ những nhu cầu của NLĐ và an toàn xã hội, BHXH đã trở thành phương thức dự phòng để khắc phục hậu quả của các rủi ro xã hội, đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong xã hội, đồng thời tạo động lực hữu hiệu để phát triển kinh tế. SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 3 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục 1.1.2. Vai trò của BHXH đối với đời sống kinh tế xã hội Trong điều kiện phát triền nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN hiện nay, BHXH càng trở nên quan trọng trong việc góp phần đảm bảo công tác xã hội và phát triển xã hội một cách bền vững. Nó giữ vai trò quan trọng không chỉ đối với NLĐ mà còn có ý nghĩa to lớn đối với tổ chức SDLĐ và toàn xã hội, cụ thể: 1.1.2.1. Đối với người lao động BHXH được hình thành và phát triển chủ yếu là nhằm đảm bảo chính sách cho NLĐ và người thân của họ khi gặp phải những khó khăn, làm giảm hoặc mất một phần thu nhập. Do đó, BHXH có vai trò vô cùng quan trọng đối với đối tượng này. BHXH không chỉ là quyền lợi cho NLĐ mà nó còn thể hiện trách nhiệm của NLĐ đối với xã hội. Một mặt, BHXH tạo điều kiện cho NLĐ nhận được sự tương trợ của cộng đồng, xã hội khi ốm đau, thai sản,… Mặt khác, cũng là cơ hội để mỗi người thực hiện trách nhiệm tương trợ cho những khó khăn của các thành viên khác trong cộng đồng, khắc phục hậu quả và khống chế rủi ro trong lao động ở mức độ cần thiết. Khi tham gia vào hệ thống BHXH, việc chi dựng cá nhân của NLĐ được nâng cao hiệu quả cho họ tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, đều đặn hàng tháng để chi dựng khi già cả, mất sức lao động… Đây không chỉ là nguồn hỗ trợ về vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn đối với mỗi cá nhân khi gặp khó khăn, giúp họ ổn định về mặt tâm lý, ổn định chính sách cho bản thân và gia đình khi gặp bất trắc. Khi đã có một chỗ dựa vững chắc, NLĐ sẽ cảm giác yên tâm hơn trong cuộc sống lao động, làm việc hết sức mình để nâng cao năng suất lao động. 1.1.2.2. Đối với tổ chức sử dụng lao động BHXH ngoài việc mang lại các lợi ích thiết thực cho NLĐ, nó còn giúp cho các tổ chức SDLĐ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lý. Bởi vì, nếu không có BHXH, người SDLĐ sẽ trả tiền BHXH cùng tiền lương hàng tháng cho NLĐ để họ tự quản lý và sử dụng nguồn tiền vào các mục đích khác nhau, không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả như mong đợi. Đặc biệt, khi NLĐ không may bị ốm đau, tai nạn lao động… không có khoản tiền tiết kiệm, dự phòng để chi dùng cuộc sống của họ bị ảnh hưởng dẫn đến chất lượng lao động cũng bị SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 4 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục ảnh hưởng theo. Vì vậy, qua việc phân phối chi phí cho NLĐ hợp lý, BHXH góp phần làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được ổn định, hoạt động liên tục và hiệu quả, tăng cường mối quan hệ bền chắc giữa các thành viên trong quan hệ lao động. Mặt khác, BHXH tạo điều kiện để người SDLĐ có trách nhiệm với NLĐ trong suốt cuộc đời NLĐ cho những đóng góp của họ đối với doanh nghiệp, làm cho quan hệ lao động giữa chủ SDLĐ với NLĐ có tính nhân văn sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, BHXH còn giúp đơn vị SDLĐ ổn định nguồn chi ngay cả khi có rủi ro không đáng có xảy ra. Nhờ đó mà các khoản chi phí được chủ động hạch toán, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào hoàn cảnh khách quan. Tuy nhiên, chính vì những lợi ích mà BHXH mang lại cho đơn vị SDLĐ không phải là những lợi ích trực tiếp nên nhiều doanh nghiệp, đơn vị SDLĐ chưa thực sự coi trọng và có nhận thức đúng đắn về vai trò của BHXH. 1.1.2.3. Đối với xã hội BHXH là một chính sách xã hội luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng. Bởi đúng như tên gọi đã phản ánh, BHXH không chỉ có vai trò quan trọng đối với NLĐ và người SDLĐ mà nó còn có những vai trò xã hội to lớn như: Tạo ra một cơ chế chia sẻ rõ ràng, để nâng cao tính cộng đồng xó hội, củng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong xã hội. Tuy không nhằm mục đích sinh lợi, kinh doanh nhưng BHXH được xem như một công cụ phân phối, sử dụng nguồn quỹ dự phòng hiệu quả nhất cho việc giảm hậu quả rủi ro, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua hoạt động BHXH, những rủi ro trong đời sống NLĐ được dàn trải theo nhiều chiều, tạo ra khả năng giải quyết an toàn nhất, với chi phí thấp nhất. BHXH vốn là trụ cột chính trong bốn trụ cột chính của hệ thống ASXH của nhà nước ta hiện nay. Căn cứ vào mức độ bao phủ của chính sách BHXH mà các nhà hoạch định chính sách xã hội sẽ thiết kế những mạng lưới an sinh khác nhau. Do đó, phát triển BHXH chính là cơ sở để phát triển các bộ phận khác nhau của hệ thống an sinh xã hội. SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 5 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục Có thể nói nhìn vào hệ thống BHXH của mỗi quốc gia có thể biết được trình độ phát triển của quốc gia đó. Nếu kinh tế chậm phát triển, xã hội lạc hậu, đời sống nhân dân thấp kém thì hệ thống BHXH cũng chậm phát triển ở mức tương đối. Bởi vì, chỉ khi kinh tế phát triển, những nhu cầu cần thiết nhất được đảm bảo thì người dân mới nghĩ đến nhu cầu cao hơn. Mặt khác, thông qua hệ thống BHXH, trình độ tổ chức, quản lý rủi ro xã hội của nhà nước, trình độ văn hóa của cộng đồng được nâng cao. Ngoài ra, hệ thống BHXH cũng góp phần vào việc huy động vốn đầu tư, làm cho thị trường tài chính phong phú và kinh tế phát triển. Do quỹ BHXH có nguồn tiền nhàn rỗi được đem đi đầu tư đảm bảo an toàn và tăng trưởng quỹ, mang lại lợi ích cho tất cả các chủ thể trong quan hệ BHXH. Như vậy, vai trò của BHXH là rất lớn đối với NLĐ, người SDLĐ và toàn xã hội. Đối với Việt Nam hiện nay, với chức năng của mình, BHXH đang là một khâu không thể thiếu trong việc thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, góp phần vào ổn định và phát triển kinh tế đất nước. 1.1.3. Quỹ BHXH Bất kì một hoạt động kinh tế - xã hội nào muốn thực hiện được đều phải có một nguồn tài chính riêng. Đối với hoạt động BHXH, quỹ BHXH được hiểu là một quỹ tài chính độc lập, tập trung, được tồn tích dần từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác và được Nhà nước bảo hộ; được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho NLĐ theo quy định của pháp luật BHXH [4]. Theo đó, quỹ BHXH bắt buộc ở Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau: - Người SDLĐ đúng theo quy định hiện hành. - NLĐ đúng theo quy định hiện hành. - Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH. - Hỗ trợ của Nhà nước. - Các nguồn thu hợp pháp khác. Từ các nguồn thu này, quỹ BHXH sẽ được sử dụng vào các mục đích cụ thể như: SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 6 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục - Chi trả các khoản trợ cấp BHXH cho NLĐ theo quy định của Luật BHXH. - Chi phí quản lý quỹ BHXH bao gồm: chi phí hành chính, chi lương, khấu hao tài sản cố định và các khoản chi sự nghiệp khác theo quy định hiện hành - Chi khen thưởng người SDLĐ thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, phòng ngừa TNLĐ – BNN, chi dự phòng… theo quy định của Nhà nước. - Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định của Luật BHXH. Hiện nay quỹ BHXH bắt buộc được chia thành ba thành phần đó là: + Quỹ ốm đau, thai sản. + Quỹ hưu trí, tử tuất. + Quỹ TNLĐ - BNN. Quỹ BHXH bắt buộc ở nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, tạo lập một quỹ tiền tệ chung. Do đó, vấn đề quản lý quỹ sao cho đảm bảo quyền lợi của tất cả các thành viên tham gia đóng góp là rất quan trọng. Đặc biệt, công tác quản lý thu BHXH hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập cần phải giải quyết, có biện pháp xử lý triệt để. Vì vậy, không chỉ riêng ngành BHXH mà các ban ngành liên quan cần có sự quam tâm đúng mức hơn với những thực trạng này. 1.2. Vai trò của công tác quản lý thu BHXH 1.2.1. Khái niệm quản lý thu BHXH Cũng như các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội khác, tổ chức BHXH muốn tồn tại và phát triển phải có một tài chính riêng để chi dùng cho công tác thực hiện chính sách, chế độ. Do đó, thu BHXH là nhân tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của BHXH ở bất kì một quốc gia nào trên thế giới. Thu BHXH là việc nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng phải đúng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tượng được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đúng và phương thức đúng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho các hoạt động BHXH.[5] SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 7 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy hiệu quả thu BHXH nói chung và thu BHXH đối với hình thức bắt buộc nói riêng thường đạt được kết quả không cao. Trong nền kinh tế nhiều thành phần như Việt Nam hiện nay, lợi ích của các bên tham gia BHXH là khác nhau. Đơn vị SDLĐ thì luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí. Trong khi đó, NLĐ thì lại muốn đóng góp ít nhất mà lại được hưởng nhiều nhất. Qũy BHXH là có hạn, để đảm bảo cho mọi hoạt động được bền vững, cơ quan BHXH phải luôn tiến hành cân đối quỹ sao cho hợp lý nhất. Chính những mâu thuẫn về lợi ích trên và có thể đảm bảo lợi ích hợp pháp cũng như trách nhiệm của các bên tham gia cần phải có người trọng tài là Nhà nước. Với chức năng cai trị, Nhà nước sẽ sử dụng quyền lực của mình xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu và quản lý thu BHXH. Trước khi đi đến khái niệm công tác quản lý thu BHXH cần phải hiểu thế nào là quản lý? Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý. Nhưng xét về mặt bản chất, quản lý chính là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, kiểm tra các chủ thể quản lý, các quá trình xã hội và hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra của tổ chức và đúng với ý chí của nhà nước quản lý với chi phí thấp nhất. Quản lý thu BHXH là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản lý để điều chỉnh các hoạt động thu. Sự tác động đó được thực hiện bằng hệ thống các biện pháp hành chính, kinh tế và pháp luật nhằm đạt được mục tiêu thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và không để thất thu tiền đúng BHXH, đảm bảo thời gian theo quy định.[5] 1.2.2. Vai trị công tác quản lý thu BHXH 1.2.2.1 Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu BHXH Hoạt động thu BHXH vốn có tính chất đặc thù khác với các hoạt động khác đó là: đối tượng thu BHXH đa dạng, phức tạp, bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau, độ tuổi, thu nhập và vị trí địa lý vùng miền cũng không thống nhất. Do đó, nếu không có sự chỉ đạo thống nhất giữ các cấp quản lý thì hoạt động thu BHXH sẽ không đạt được hiệu quả cao. Hiện nay, ngành BHXH của nước ta được quản lý theo ngành dọc, hệ thống đại lý bảo hiểm ở các xã cũng khá lớn. Thông qua công tác quản lý, quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHXH giữa các cấp khác nhau được thống SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 8 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục nhất. Việc thống nhất giữa những người bị quản lý và người quản lý sẽ làm giảm chi phí, tiền của và công sức cho các cơ quan BHXH. Như vậy, thông qua hoạt động quản lý những nội dung quan trọng của hoạt động thu BHXH được thống nhất về đối tượng thu, biểu mẫu, hồ sơ thu, quy trình thu nộp BHXH… Đồng thời giúp cho cơ quan BHXH nắm chắc được các nguồn thu, từ các đối tượng khác nhau để đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả các nguồn thu đó. 1.2.2.2. Đảm bảo thu BHXH ổn định, bền vững, hiệu quả Thu BHXH có vai trò rất quan trọng trong việc cân đối quỹ BHXH. Tính ổn định và bền vững, hiệu quả của hoạt động thu BHXH là một mục tiêu mà bất kì một hệ thống BHXH của quốc gia nào cũng mong muốn đạt được. Bởi vì BHXH là một phần quan trọng của hệ thống ASXH. Khi hoạt động thu BHXH ổn định, bền vững và hiệu quả cũng có nghĩa là hệ thống an sinh xã hội được đảm bảo, tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu quan trọng này trong quá trình thu BHXH đòi hỏi phải đảm bảo một số yếu tố nhất định. Với chức năng của mình, công tác quản lý thu BHXH sẽ đảm bảo hoạt động thu BHXH ổn định, bền vững, hiệu quả thông qua: Thứ nhất, công tác quản lý sẽ giúp định hướng công tác thu BHXH một cách đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi thời kì trên cơ sở xác định mục tiêu chung của hoạt động thu BHXH đó là: thu đúng, thu đủ, thu không để thất thoát, từ đó hướng mọi nỗ lực cá nhân, tổ chức vào mục tiêu chung đó. Thứ hai, nhờ việc “chỉ huy” liên tục của người quản lý mà quá trình thu BHXH với rất nhiều yếu tố phức tạp đã được tổ chức, điều hòa, phối hợp nhịp nhàng, hướng dẫn hoạt động của các cá nhân trong hệ thống BHXH, giúp tăng cường tính ổn định trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Thứ ba, công tác thu BHXH có thể tạo động lực cho mọi người trong tổ chức BHXH. Do đó, trong vấn đề này, quản lý giữ vai trò đảm nhiệm, thông qua công tác đánh giá sẽ khen thưởng cho các cá nhân, tổ chức thu BHXH có thành tích tốt, đạt kết quả cao, đồng thời uốn nắn những sai lệch hoặc những biểu hiện tiêu cực làm thất thoát quỹ BHXH, làm ảnh hưởng đến lợi ích của người tham gia. SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 9 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục 1.2.2.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu BHXH Thu BHXH là một nội dung của tài chính BHXH mà thông thường bất kì một hoạt động nào liên quan đến tài chính đều rất dễ mắc phải tình trạng thất thoát, vô ý hoặc cố ý làm sai, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia, không thể hiện ý nghĩa, tầm quan trọng của hệ thống BHXH. Mặt khác, quá trình thực hiện thu BHXH được tiến hành theo ba cấp, nếu không có công tác quản lý trong quá trình thu nộp sẽ dẫn đến quỹ BHXH bị thất thoát. Để giải quyết mặt hạn chế này, người quản lý sẽ đảm nhiệm công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động thu BHXH một cách kịp thời và toàn diện, sát với thực tế, để có những điều chỉnh kịp thời sau khi đánh giá. Ngoài ra, công tác quản lý thu BHXH còn có vai trò to lớn trong việc tạo ra nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi trên thị trường tài chính để đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Nếu công tác quản lý thu thực sự được thực hiện tốt. Như vậy, nếu công tác quản lý thu BHXH đạt hiệu quả cao, sẽ có nhiều đối tượng được tham gia vào hệ thống BHXH. Qua đó, số tiền huy động vào quỹ BHXH ngày càng cao, được đảm bảo an toàn. Ngược lại, khi quản lý thu BHXH đạt hiệu quả thấp cũng có nghĩa là số huy động vào quỹ BHXH cũng thấp tương ứng, đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự mất cân đối quỹ BHXH. 1.2.2.4. Tăng thu, bảo đảm cân đối quỹ BHXH Thu BHXH là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất cân đối quỹ BHXH. Vì vậy công tác quản lý thu BHXH cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc cân đối quỹ hiện nay. Cũng như các loại hình bảo hiểm khác, BHXH cũng được hoạt động theo quy luật số đông. Số đông người tham gia đúng BHXH để chi trả cho số ít người đủ điều kiện hưởng trợ cấp. Vì vậy, nếu có ít người tham gia đúng BHXH thì số thu ít, không đảm bảo đủ tiền chi trả cho các chế độ BHXH. Công tác thu BHXH được thực hiện không tốt, khai thác không hết nguồn thu, không đủ số phải thu…chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả thu không đủ chi, quỹ bị mất cân đối. Vì vậy, phải tăng nhanh số người tham gia đúng BHXH thụng qua công tác quản lý thu BHXH. Khi vấn đề thu BHXH được quản lý chặt chẽ, đem lại hiệu quả, nguồn thu BHXH sẽ được cải thiện, thu tăng, đảm bảo mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành thu và chi của quỹ SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 10 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục BHXH trong một thời kì nhất định bằng nhau hoặc tương đương. 1.3. Nội dung công tác quản lý thu BHXH Mỗi quốc gia trên thế giới có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, do đó việc ban hành chính sách, chế độ BHXH của mỗi nước cũng mang những nét đặc thù riêng. Tuy nhiên, cấu trúc của chính sách BHXH thường giống nhau vì vậy nội dung của công tác quản lý thu BHXH đều gắn chặt với các vấn đề cơ bản, đó là: tổ chức quản lý đối tượng tham gia BHXH, quản lý nguồn tiền đóng góp vào quỹ và quá trình tổ chức thu BHXH. 1.3.1. Quản lý đối tượng tham gia BHXH Một trong những nội dung của công tác quản lý thu BHXH là quản lý đối thượng tham gia, mà cụ thể là NLĐ và người SDLĐ. Đầu tiên về đối tượng tham gia BHXH, việc làm rất cần thiết là phải quản lý được các đơn vị SDLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo các địa bàn hành chính quản lý, kể cả những người buôn bán nhỏ, hộ sản xuất KD trong các làng nghề truyền thống có thuê mướn và SDLĐ thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH. Sau khi xác định đầy đủ các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH theo luật định, tổ chức BHXH sẽ tiến hành hướng dẫn các chủ SDLĐ đăng kí tham gia BHXH cho NLĐ thuộc phạm vi đơn vị, đồng thời tiến hành quản lý và kiểm tra việc thực hiện đúng đúng quy định của Nhà nước về hoạt động BHXH của các đơn vị SDLĐ này. Quy trình quản lý thu BHXH là tổng thể các công việc cần phải tiến hành để đạt được mục tiêu đã đề ra với hiệu quả cao nhất. Để thực hiện tốt nhất mục tiêu của công tác thu BHXH cần thiết phải tiến hành một quy trình thu kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng lao động tham gia và cán bộ chuyên trách thu của cơ quan BHXH. Hiện nay, căn cứ vào thời gian đơn vị SDLĐ tham gia mà có 02 quy trình thu riêng sau: * Đối với các đơn vị SDLĐ lần đầu tiên tham gia BHXH, quy trình quản lý thu BHXH gồm các bước công việc theo thứ tự sau: - Đơn vị SDLĐ lập hồ sơ đăng kí tham gia BHXH bao gồm: + Công văn gửi BHXH tỉnh, thành phố xin đăng kí tham gia BHXH. + Bảng kê khai danh sách số lao động tham gia BHXH. SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 11 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục - Sau khi nhận được hồ sơ của đơn vị SDLĐ, BHXH tỉnh, huyện sẽ thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ, tính toán mức đúng, cấp sổ và tổ chức thu. * Đối với đơn vị SDLĐ đang tham gia BHXH, quy trình quản lý thu BHXH bao gồm các công việc sau: - Lâp bảng kê khai danh sach lao động tham gia BHXH; - Lập bảng kê khai tăng giảm lao động và quỹ lương đúng BHXH; - BHXH tỉnh tiến hành thẩm định bảng kê khai và tiến hành thu, cấp sổ BHXH bổ sung cho các đối tượng mới tham gia BHXH. Qua công tác quản lý thu, tổ chức BHXH sẽ nắm bắt được số lượng các đơn vị SDLĐ và số lao động thuộc diện tham gia BHXH trên địa bàn huyện, tỉnh… Đây là việc làm rất cần thiết để tiến hành các nghiệp vụ tiếp theo của công tác thu BHXH. Việc xác định các thành viên tham gia hệ thống BHXH là một trong những nhiệm vụ lớn và quan trọng nhất của công tác quản lý thu BHXH. Căn cứ vào loại hình BHXH, đối tượng tham gia có thể được phân thành hai loại bắt buộc và tự nguyện. Theo điều 2 Luật BHXH quy định về đối tượng NLĐ tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam đó là: + Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; + Cán bộ, công chức, viên chức; + Công nhõn quốc phòng, công nhân an ninh; + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan. Hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; + Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan , chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; + Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đúng BHXH bắt buộc; Đối với người SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc Luật BHXH quy định bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 12 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, DN, HTX, hộ KD cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho lao động. Nhiệm vụ của người làm công tác quản lý thu BHXH là phải xác định rõ đối tượng thuộc phạm vi mình quản lý phải tham gia BHXH, từ đó có những biện pháp thực hiện công tác thu BHXH tốt hơn. Để quản lý dễ dàng, cơ quan BHXH thường phối hợp với các cơ quan cấp phép cho DN hoạt động để nắm rõ số lượng đơn vị SDLĐ trên địa bàn. Khi tiến hành quản lý việc đăng kí tham gia vào hệ thống BHXH của chủ SDLĐ, cơ quan BHXH sẽ đưa ra các tiêu thức, yêu cầu bắt buộc chủ SDLĐ có trách nhiệm cung cấp thông tin như: tên đơn vị, loại hình hoạt động KD, số lao động hiện có… đối với NLĐ cần phải cung cấp thông tin về tên, năm sinh, giới tính, … Việc cung cấp những thông tin này sẽ tránh được sự trùng lặp giữa các đối tượng và sẽ được cơ quan BHXH mã hoá bằng dãy kí tự để cho công tác quản lý trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn, tiết kiệm thời gian. Danh sách lao động trong từng đơn vị sẽ do mỗi đơn vị tự lập theo mẫu quy định của BHXH Việt Nam, nhằm đảm bảo sự thống nhất trong thủ tục hành chính. Bên cạnh đó sự biến động tăng giảm lao động của đơn vị cũng được cập nhật thường xuyên, liên lạc để bảo vệ quyền lợi của NLĐ. 1.3.2. Quản lý mức thu BHXH Xuất phát từ mục đích của BHXH là nhằm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho NLĐ khi họ không may gặp rủi ro cho nên khi thiết kế khoản đóng góp vào quỹ BHXH hầu hết các quốc gia trên thế giới đều căn cứ vào thu nhập, tiền lương - tiền công của NLĐ, thực hiện khấu trừ tiền lương của NLĐ và các khoản đóng góp của chủ SDLĐ chuyển khoản về đơn vị quản lý thực hiện BHXH. Thông thường mức đóng góp BHXH thường căn cứ vào tiền lương của NLĐ (lương chính, các khoản phục cấp…) và tổng quỹ lương của toàn doanh nghiệp. Ở nước ta tiền lương – tiền công tháng đúng BHXH bắt buộc được quy định cụ thể trong Luật BHXH như sau: SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 13 Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục - Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đúng BHXH là tiền lương theo cấp bậc, quân hàm và các khoản phụ chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu chung. - Đối với NLĐ đúng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quy định tiền lương, tiền công tháng đúng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động cùng với các khoản phụ cấp (nếu có) nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định. Để quản lý được nguồn đóng góp này, cơ quan BHXH cần phải theo dõi chặt chẽ diễn biến thu nhập của từng cá nhân NLĐ trong từng đơn vị SDLĐ. Thường xuyên thực hiện kiểm tra, đối chiếu tổng quỹ lương của đơn vị tham gia hàng tháng, trên cơ sở đó tính số tiền mỗi bên phải nộp vào quỹ BHXH. Bản kê khai tiền lương, tiền công làm căn cứ đúng BHXH của NLĐ và bản kê khai tổng quỹ lương sẽ do mỗi đơn vị lập theo biểu mẫu của BHXH Việt Nam cùng với sự biến động của số người tham gia BHXH, mức lương, tiền lương thay đổi của từng NLĐ. Do đặc thù công tác thu BHXH là phải thu nhiều đối tượng bằng nhiều hình thức khác nhau (tiền mặt, chuyển khoản..) nên với mỗi hình thức chuyển tiền đều phải quản lý chặt chẽ để tránh nhầm lẫn, thất thoát. Thông thường các hệ thống BHXH được tổ hoạt động nghiệp vụ theo mô hình ba cấp (cơ quan cấp Trung ương, cấp vùng và cấp địa phương) hoặc hai cấp (cơ quan cấp Trung ương và cơ quan cấp vùng). Mỗi hệ thống BHXH thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để thu các khoản đóng góp (như: trực tiếp bằng tiền mặt, bằng séc hoặc chuyển khoản). Vấn đề quan trọng của công tác quản lý thu BHXH chính là có thủ tục nhận tiền đúng của các chủ thể tham gia một cách an toàn, trách gây thất thoát. Mức đúng BHXH của mỗi nước chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm dân số, điều kiện kinh tế - xã hội, sự văn minh của người dân, căn cứ đúng và tỷ lệ hưởng của người tham gia như thế nào… Do đó người quản lý phải nắm vững những yếu tố cơ bản này để đưa ra mức đúng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia mình trong mỗi thời kì nhất định để đem lại hiệu quả tốt nhất cho chính sách BHXH. Mặt khác, cơ SVTH: Nguyễn Thị Hòa Trang, Đ3BH4 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan