Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện khoái châu, thực trạng v...

Tài liệu Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện khoái châu, thực trạng và giải pháp

.DOC
69
3159
121

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 9 LỜI CẢM ƠN 10 DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT 10 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 8 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 9 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 10 1.1.1. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội 24 1.1.2.Khái niệm quản lý và quản lý thu Bảo hiểm xã hội 24 1.1.2.1. Khái niệm quản lý 24 1.1.2.2. Khái niệm quản lý thu Bảo hiểm xã hội 1.1.3. Khái niệm về quỹ Bảo hiểm xã hội 24 25 1.2. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 25 1.2.1. Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu Bảo hiểm xã hội 25 1.2.2. Đảm bảo hoạt động thu Bảo hểm xã hội ổn định, bền vững, hiệu quả 26 1.2.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu Bảo hiểm xã hội 26 1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC 27 1.3.1.Quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội 27 1.3.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội 27 1.3.3. Quản lý phương thức đóng, mức đóng Bảo hiểm xã hội 1.3.3.1. Phương thức thu 28 28 1.3.3.2. Mức đóng Bảo hiểm xã hội 29 1.4. TỔ CHỨC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.4.1. Phân cấp thu SV: Nguyễn Thị Thảo Đ4BH3 30 30 1 Lớp: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung 1.4.2. Lập và giao kế hoạch thu hàng năm 30 1.4.3. Quản lý tiền thu Bảo hiểm xã hội 31 1.4.4. Thông tin, báo cáo 31 1.4.5. Quản lý hồ sơ, tài liệu 32 1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 32 1.5.1.Chính sách tiền lương 32 1.5.2.Lực lượng lao động 32 1.5.3. Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 33 1.5.4. Nhận thức của xã hội về lĩnh vực Bảo hiểm xã hội 33 1.5.5. Trình độ của cán bộ Bảo hiểm xã hội 33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU 34 2.1. VÀI NÉT GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN KHOÁI CHÂU VÀ CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN KHOÁI CHÂU 34 2.1.1. Vài nét giới thiệu về huyện Khoỏi Chõu 9 2.1.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Khoái Châu 4 2.1.2.2. Đặc điểm về lực lượng lao động trên địa bàn huyện Khoỏi Chõu 35 2.1.2. Sơ lược về cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Khoái Châu 34 2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Khoái Châu 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của Bảo hiểm xã hội huyện Khoái Châu 2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH huyện Khoái Châu 11 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU 35 SV: Nguyễn Thị Thảo Đ4BH3 2 Lớp: 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung 2.2.1. Quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội ở huyện Khoái Châu 2.2.1.1.Quản lý người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội 35 36 2.2.1.2. Quản lý người sử dụng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội 39 2.2.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội 41 2.2.3. Quản lý phương thức thu, mức thu Bảo hiểm xã hội 43 2.2.3.1. Phương thức thu 43 2.2.3.2. Mức thu 43 2.2.4. Quy trình thu 43 2.2.5. Quản lý tổ chức thu 44 2.2.5.1. Phân công lực lượng làm công tác thu 2.2.5.2. Lập và xét duyệt kế hoạch thu 44 44 2.2.5.3. Quản lý tiền thu, thông tin báo cáo và quản lý hồ sơ, tài liệu 45 2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU 46 2.3.1. Kết quả đạt được 46 2.3.1.1. Về kết quả thu Bảo hiểm xã hội 45 2.3.1.2. Về công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội 45 2.3.2. Một số tồn tại 48 2.3.2.1. Tình trạng nợ đọng Bảo hiểm xã hội 48 2.3.2.2. Công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội 47 2.3.3. Nguyên nhân 50 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG SV: Nguyễn Thị Thảo Đ4BH3 3 Lớp: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 52 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA HUYỆN KHOÁI CHÂU 52 3.3.1. Định hướng chung về công tác Bảo hiểm xã hội 52 3.1.2.Định hướng về công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội 52 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT HƠN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở HUYỆN KHOÁI CHÂU 53 3.2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Bảo hiểm xã hội 53 3.2.2. Nâng cao năng lực quản lý cán bộ thu Bảo hiểm xã hội 54 3.2.3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội 54 3.2.4. Tăng cường quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội 55 3.2.5. Tăng cường phối hợp đa ngành 55 3.3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 56 3.3.1. Khuyến nghị với Đảng và Nhà Nước 56 3.3.2. Khuyến nghị với Bảo hiểm tỉnh Hưng Yên 57 3.3.3. Khuyến nghị với huyện ủy, các ban ngành có liên quan 57 Đối với UBND huyện: 57 Đối với các ban ngành có liên quan: 57 KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 SV: Nguyễn Thị Thảo Đ4BH3 4 Lớp: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi; Các số liệu, kết quả nêu trong bài là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả khóa luận tốt nghiệp. Nguyễn Thị Thảo SV: Nguyễn Thị Thảo Đ4BH3 5 Lớp: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo, Thạc sĩ Đỗ Thùy Dung – người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới người thân, bạn bè đã ủng hộ em rất nhiều để em hoàn thành khóa luận này! SV: Nguyễn Thị Thảo Đ4BH3 6 Lớp: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ASXH: An sinh xã hội BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp CL: Công lập DN: Doanh nghiệp DNNN: Doanh nghiệp nhà nước DNCV ĐTNN: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài DNNQD: Doanh nghiệp ngoài quốc doanh HCSN: Hành chính sự nghiệp HĐLĐ: Hợp đồng lao động HĐND: Hội đồng nhân dân HTX: Hợp tác xã LĐTB &XH: Lao động thương binh và xã hội LH: Lương hưu NLĐ: Người lao động NSNN: Ngân sách Nhà nước NSDLĐ: Người sử dụng lao động UBND: Ủy ban nhân dân SV: Nguyễn Thị Thảo Đ4BH3 7 Lớp: Khóa luận tốt nghiệp TC: GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung Trợ cấp DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của BHXH huyện Khoỏi Chõu – Hưng Yên BẢNG BIỂU Bảng 1: Số lượng lao động trên địa bàn huyện Khoỏi Châu (2008 - 2011) Bảng 2: Số lượng lao động tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Khoỏi Châu (2008 - 2011) Bảng 3: Cơ cấu số lao động tham gia BHXH theo khối tại BHXH huyện Khoỏi Chõu(2008 - 2011) Bảng 4: Số lượng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Khoỏi Châu (2008 - 2011) Bảng 5: Cơ cấu số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH theo khối tại BHXH huyện Khoỏi Châu (2008 - 2011) Bảng 6: Tình hình biến động của lương tối thiểu chung(2008 - 2011) Bảng 7: Căn cứ thu BHXH bắt buộc huyện Khoỏi Châu (2008-2011) Bảng 8: Căn cứ thu BHXH bắt buộc xét theo khối trên địa bàn huyện Khoỏi Chõu (2008- 2011) Bảng 9: Tình hình thu nộp BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Khoỏi Châu ( 2008 – 2011) Bảng 10: Kết quả thu BHXH bắt buộc theo khối tại BHXH huyện Khoái Châu (2008 – 2011) Bảng 11: Biến động nợ BHXH tại BHXH huyện Khoỏi Châu 2008-2011 SV: Nguyễn Thị Thảo Đ4BH3 8 Lớp: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung Bảng 12: Số nợ BHXH xét theo khối tại BHXH huyện Khoỏi Châu ( 2008-2011) BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Thể hiện cơ cấu số lao động tham gia BHXH xét theo khối tại BHXH huyện Khoỏi Châu năm 2011 Biểu đồ 2: Thể hiện cơ cấu số đơn vị SDLĐ tham gia BHXH xét theo khối tại BHXH huyện Khoỏi Châu năm 2011 Biểu đồ 3: Thể hiện số đã thu BHXH bắt buộc ở các khối đơn vị ở huyện Khoỏi Chõu giai đoạn 2008 - 2011 SV: Nguyễn Thị Thảo Đ4BH3 9 Lớp: Khóa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Thảo Đ4BH3 GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung 10 Lớp: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bảo hiểm xã hội là chính sách quan trọng trong hệ thống các chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện tụt chính sách bảo hiểm xã hội, chăm sóc tốt cho người dân sẽ góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trị, từ đó đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong các khâu của bảo hiểm xã hội thì công tác thu là mụtụ khõu quan trọng, đảm bảo sự cân đối của quỹ bảo hiểm xã hội. Và để quỹ bảo hiểm xã hội được cân đối và ổn định lâu dài thì làm tốt công tác thu là một trong những giải pháp mang tính cơ bản nhất, quyết định đến sự hình thành và phát triển của cả hệ thống bảo hiểm xã hội. Từ những lý do trên em đã chọn đề tài: “ Công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Khoỏi Châu, thực trạng và giải pháp” để làm khóa luận tốt nghiệp. Với hy vọng bài viết sẽ đánh giá được kết quả và thực trạng công tác quản lý thu BHXH, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Khoỏi Châu trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ vai trò của quản lý đối với hoạt động thu BHXH, những nội dung chính của công tác quản lý thu BHXH. - Đánh giá một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Khoỏi Châu – tỉnh Hưng Yên thời gian qua. - Đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị để hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Khoỏi Châu. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những quy định về BHXH liên quan đến quản lý thu BHXH, thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Khoỏi Châu. - Phạm vi nghiên cứu: + Công tác thu quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Khoỏi Châu + Loại hình BHXH bắt buộc. + Thời gian: giai đoạn 2008 – 2011 SV: Nguyễn Thị Thảo Đ4BH3 11 Lớp: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp so sánh. 5. Những đóng góp của khóa luận - Hệ thống hóa và làm rõ những quy định nghiệp vụ về quản lý thu bảo hiểm xã hội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. - Tổng hợp và phân tích hệ thống số liệu về thu BHXH của BHXH huyện Khoỏi Châu thời gian qua. - Căn cứ vào thực trạng đã phân tích đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu BHXH tại cơ quan BHXH huyện Khoỏi Châu. 6. Kết cấu bài khóa luận Ngoài lời mở đầu và kết luận bài khóa luận được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về Bảo hiểm xã hội và công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội huyện Khoỏi Chõu Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc ở huyện Khoỏi Chõu SV: Nguyễn Thị Thảo Đ4BH3 12 Lớp: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1.1. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội Theo Luật BHXH số 71/2006/ QHH ngày 29 tháng 06 năm 2006 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì: “ Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết..., trên cơ sở đóng góp và sử dụng một quỹ tài chính tập trung, nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho họ và an toàn xã hội.”(Theo Luật BHXH số 71/2006/QH 11 ngày 29/06/2006) 1.1.2.Khái niệm quản lý và quản lý thu Bảo hiểm xã hội 1.1.2.1. Khái niệm quản lý Ta có thể hiểu: “ Quản lý là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra của các chủ thể quản lý (cá nhân hay tổ chức) đối với các quá trình xã hội và hoạt động của con người, để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra của tổ chức và đúng với ý chí của nhà nước quản lý với chi phí thấp nhất”. 1.1.2.2. Khái niệm quản lý thu Bảo hiểm xã hội Trong hoạt động sự nghiệp BHXH, thu BHXH có vai trò vô cùng quan trọng, vì thu hình thành nên quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ này là quỹ tập trung, thống nhất và độc lập với Ngân sách Nhà nước. Việc thu BHXH căn cứ vào các quy định của pháp luật liên quan chặt chẽ tới việc giải quyết chính sách, chế độ. Nếu thu BHXH và quản lý việc đóng góp không đạt yêu cầu thì sẽ xảy ra nhiều hậu quả như: không đảm bảo việc cân đối quỹ, không đảm bảo quyền lợi của người tham gia,… “Quản lý thu BHXH chính là quản lý hoạt động thu, nộp BHXH, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ của người tham gia BHXH và đồng thời việc xác nhận đó là căn cứ để thực hiện chính sách, chế độ BHXH, đảm bảo quyền lợi đối với đối tượng tham gia BHXH đúng, đủ, kịp thời, đáp ứng mọi yêu cầu, quy định của pháp luật”. (trang 79, Giáo trình Quản trị Bảo SV: Nguyễn Thị Thảo Đ4BH3 13 Lớp: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung hiểm xã hội). 1.1.3. Khái niệm về quỹ Bảo hiểm xã hội Ta có thể hiểu: “Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH và được sử dụng để chi trả cho các chế độ BHXH cho người lao động theo quy định của pháp luật BHXH.”( Theo trang 180, Giáo trình Quản trị Bảo hiểm xã hội) 1.2. VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THU BẢO HIỂM XÃ HỘI Quản lý đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động thu BHXH. Cụ thể: 1.2.1. Tạo sự thống nhất trong hoạt động thu Bảo hiểm xã hội Hoạt động thu BHXH có tính chất đặc thù khác với các hoạt động khác đó là: đối tượng thu BHXH rất đa dạng và phức tạp do đối tượng tham gia bao gồm ở tất cả các ngành nghề khác nhau với nhiều độ tuổi khác nhau, mức thu nhập khác nhau… họ còn rất khác nhau về địa lý, vùng miền, cho nên nếu không có sự chỉ đạo thống nhất thì hoạt động thu BHXH sẽ không thể đạt kết quả cao. Chính nhờ có yếu tố quản lý đã tạo sự thống nhất ý chí trong hệ thống bảo hiểm xã hội bao gồm các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện thu BHXH. Sự thống nhất giữa những người bị quản lý với nhau và giữa người bị quản lý với người quản lý. Chỉ có tạo nên sự thống nhất trong đa dạng thì quản lý mới có kết quả và giảm chi phí tiền của và công sức. Quản lý thu BHXH thông qua công tác lập kế hoạch cũng đã quy định rõ sự phân công trách nhiệm thu BHXH cho các cấp trong hệ thống BHXH, tuy nhiên để hoạt động thu được thống nhất, rất cần có sự hợp tác giữa các bộ phận tài chính, bộ phận tuyên truyền, hệ thống ngân hàng… như vậy, chính thông qua hoạt động quản lý đã thống nhất được những nội dung quan trọng của hoạt động thu BHXH đó là: thống nhất về đối tượng thu, thống nhất về biểu mẫu, hồ sơ thu, quy trình thu, nộp BHXH. 1.2.2. Đảm bảo hoạt động thu Bảo hiểm xã hội ổn định, bền vững, hiệu quả 14 SV: Nguyễn Thị Thảo Lớp: Đ4BH3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung Tính ổn định, bền vững, hiệu quả của hoạt động thu BHXH là những mục tiêu mà bất kỳ một hệ thống BHXH của quốc gia nào cũng mong muốn đạt được. Bởi vì khi mục tiêu này đạt được cũng có nghĩa là hệ thống an sinh xã hội được đảm bảo, đây là điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội. Song những mục tiêu này chỉ đạt được khi: - Hoạt động thu BHXH được định hướng một cách đúng đắn, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ. Thông qua quá trình quản lý đã định hướng công tác thu BHXH trên cơ sở xác định mục tiêu chung của quản lý hoạt động thu BHXH đó là: thu đúng, thu đủ, không để thất thu từ đó hướng mọi nỗ lực của cỏc nhõn, tổ chức vào mục tiêu chung đó. - Hoạt động thu BHXH được điều hoà, phối hợp nhịp nhàng. Nhờ thực hiện nhiệm vụ chỉ huy của người quản lý mà quy trình thu BHXH được tổ chức, điều hoà, phối hợp và hướng dẫn nhịp nhàng giữa các cá nhân trong hệ thống BHXH từ đó giúp tăng cường tính ổn định trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu quản lý thu BHXH. - Tạo động lực cho mọi cá nhân trong tổ chức. Thông qua công tác đánh giá, khen thưởng những người, những tổ chức thu BHXH tốt, đạt hiệu quả cao; uốn nắn những lệch lạc, sai sót của cá nhân trong tổ chức có biểu hiện làm thất thoát số thu hoặc số thu đạt hiệu quả thấp so với tiềm năng hiện có cũng góp phần đảm bảo hoạt động thu BHXH ổn định, bền vững, hiệu quả. 1.2.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động thu Bảo hiểm xã hội Thu bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung của tài chính BHXH, mà thông thường bất kỳ một hoạt động nào liên quan đến hoạt động tài chính đều rất rễ mắc phải tình trạng gây thất thoát, vô ý, hoặc cố ý làm sai. Vì vậy, nhiệm vụ mà người quản lý phải đảm nhiệm đó là: kiểm tra hoạt động thu BHXH để đánh giá một cách kịp thời và toàn diện những việc đã làm được và những việc chưa làm được, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm về Luật BHXH. Nếu hoạt động quản lý được thực hiện thường xuyên, sát sao thì công tác kiểm tra, đánh giá sẽ thuận tiện hơn, kết quả đánh giá sẽ sát với thực tiễn diễn ra tại các đơn vị. 1.3. NỘI DUNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC SV: Nguyễn Thị Thảo Đ4BH3 15 Lớp: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung 1.3.1.Quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội Theo quy định của Luật BHXH, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm : - Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm: + Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; + Cán bộ, công chức, viên chức; + Công nhân quốc phòng, công nhân công an; + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; + Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; + Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đó đúng bảo hiểm xã hội bắt buộc. - Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động 1.3.2. Quản lý tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội Mục đích của BHXH là nhằm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho NLĐ khi bị giảm hoặc mất do họ bị mất khả năng lao động. Do đó, khi thiết kế đóng vào qũy BHXH thì hầu hết các nước trên thế giới đều căn cứ vào thu nhập, tiền lương, tiền công của NLĐ.Thụng thường theo quy định thì mức đóng BHXH thường căn cứ vào tiền lương cuả NLĐ và quỹ lương của toàn doanh nghiệp. Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ mà quy định tỷ lệ đóng cho phù hợp. Tiền lương làm căn cỳ đúng bảo hiểm xã hội của người lao động 16 SV: Nguyễn Thị Thảo Lớp: Đ4BH3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung hưởng lương theo chế độ tiền lương thuộc hệ thống thang bảng lương do nhà nước quy định, được tính theo mức tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định tại thời điểm đóng bảo hiểm xã hội Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động làm việc trong các đơn vị liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo mức ghi trong hợp đồng lao động, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định. Mức tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tối đa để tính mức đóng bảo hiểm xã hội là hai mươi lần mức lương tối thiểu. 1.3.3. Quản lý phương thức đóng, mức đóng Bảo hiểm xã hội 1.3.3.1. Phương thức thu Các hệ thống bảo hiểm xã hội thực hiện nhiều phương pháp khác nhau để thu các khoản đóng góp như: thu bằng tiền mặt trực tiếp, thu bằng séc hoặc chuyển khoản. Vấn đề quan trọng của việc quản lý các khoản thu nộp bảo hiểm xã hội là có thủ tục thuận tiện an toàn, tránh sự thất thoát. Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội trên quỹ tiền lương, tiền công của những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng của từng người lao động theo mức quy định để đóng cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan bảo hiểm xã hội mở tại ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước. Hàng tháng, người sử dụng lao động được giữ lại 2% số phải nộp vào quỹ ốm đau, thai sản để chi trả kịp thời hai chế độ này cho người lao động. Hàng quý thực hiện quyết toán với cơ quan bảo hiểm xã hội, trường hợp tổng số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền giữ lại thì người sử dụng lao động phải nộp số chênh lệch này vào tháng đầu của quý sau. 1.3.3.2.Mức đóng Bảo hiểm xã hội Mức đóng bảo hiểm xã hội chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố như: - Đặc điểm dân số - Đặc điểm kinh tế xã hội, sự văn minh của người dân - Căn cứ đóng và tỷ lệ hưởng. Vì hoạt động bảo hiểm xã hội không nhằm mục tiêu kinh doanh để thu lợi nhuận cho nên mục tiêu lớn nhất của nó là thực hiện việc cân đối quỹ 17 SV: Nguyễn Thị Thảo Lớp: Đ4BH3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung Hiện nay, mức đóng góp BHXH của NLĐ và người SDLĐ được thực hiện theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội (Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ, Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 của Chính phủ...) Hiện nay, mức đóng góp BHXH của NLĐ và người SDLĐ, BHXH hiện vẫn còn hai quan điểm: Một là, căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp. Hai là, căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của NLĐ được cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để xác định mức đóng góp. Theo quy định hiện hành, tỷ lệ đóng góp trong năm 2010 là: NLĐ đóng 6% lương tháng vào quỹ BHXH và 1,5% lương tháng vào quỹ Bảo hiểm y tế ( so với năm 2009 trở về trước là 5% và 1%). Người SDLĐ đóng 16% tổng quỹ lương hàng tháng vào quỹ BHXH và 3 % tổng quỹ lương hàng tháng vào quỹ Bảo hiểm y tế ( so với năm 2009 về trước là 15% và 2%). 1.4. TỔ CHỨC THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.4.1. Phân cấp thu - BHXH Việt Nam: Có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong toàn ngành bao gồm cả BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, và Ban Cơ yếu Chính phủ. Xác định mức lãi suất bình quân trong năm của hoạt động đầu tư quỹ BHXH và thông báo cho BHXH tỉnh. - BHXH tỉnh: + Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để phân cấp quản lý thu BHXH, BHYT cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. + Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến NLĐ tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh. + Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ BHXH, BHYT theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH, BHYT đối với BHXH huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, 18 SV: Nguyễn Thị Thảo Lớp: Đ4BH3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung năm và lập “Biờn bản thẩm định số liệu thu BHXH, BHYT y tế bắt buộc”. - BHXH huyện: + Tổ chức hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, đối với người người SDLĐ và NLĐ theo phân cấp quản lý. - BHXH bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ: Trực tiếp thu BHXH, cấp sổ BHXH đối với NLĐ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ quản lý; xây dựng kế hoạch thu và báo cáo quyết toán thu BHXH, cấp sổ BHXH hàng năm với cơ quan BHXH hàng năm. 1.4.2. Lập và giao kế hoạch thu hàng năm - BHXH huyện: Căn cứ tình hình thực hiện năm trước và khẳ năng mở rộng NLĐ tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn, lập hai bản “kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau, gửi một bản đến BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm. - BHXH tỉnh: + Lập hai bản dự toán thu BHXH, BHYT đối với người SDLĐ do tỉnh quản lý, đồng thời tổng hợp toàn tỉnh, lập hai bản “kế hoạch thu BHXH, BHYT bắt buộc” năm sau, gửi BHXH Việt Nam một bản trước ngày 15/11 hàng năm. + Căn cứ dự toán thu của BHXH Việt Nam, tiến hành phân bổ dự toán thu BHXH, BHYT cho các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh và BHXH huyện trước ngày 20/01 hàng năm. - BHXH Bộ Quốc phòng, bộ công an, Ban Cơ yếu Chính phủ: Lập kế hoạch thu BHXH gửi BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm. - BHXH Việt Nam: Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và khả năng phát triển lao động năm sau của các địa phương, tổng hợp, lập và giao dự toán thu BHXH, BHYT cho BHXH tỉnh và BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ trước ngày 10/01 hàng năm. 1.4.3. Quản lý tiền thu Bảo hiểm xã hội SV: Nguyễn Thị Thảo Đ4BH3 19 Lớp: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.s Đỗ Thuỳ Dung BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYT vào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chấp thuận bằng văn bản). Hàng quỹ, BHXH tỉnh (phòng Kế hoạch – Tài chính) và BHXH huyện có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% đơn vị được giữ lại, xác định số tiền chênh lệch thừa, thiếu; đồng thời gửi thông bảo quyết toán cho phòng thu hoặc bộ phận thu để thực hiện thu kịp thời số tiền người SDLĐ chưa chi hết vào tháng đầu của quý sau. BHXH Việt Nam thẩm định số thu BHXH, BHYT định kỳ sáu tháng hoặc hàng năm đối với BHXH tỉnh, BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ. 1.4.4. Thông tin, báo cáo - BHXH tỉnh, huyện: mở sổ chi tiết thu BHXH, BHYT bắt buộc; thực hiện ghi sổ theo hướng dẫn sử dụng biểu mẫu. - BHXH tỉnh, huyện: thực hiện chế độ báo cáo tình hình thu BHXH, BHYT bắt buộc; định kỳ 6 tháng, quý, năm như sau: + BHXH huyện: báo cáo tháng trước ngày 22 tháng; báo cáo quý trước ngày 20 tháng đầu của quý sau. + BHXH tỉnh: báo cáo trước ngày 25 hàng tháng; báo cáo trước ngày cuối tháng của tháng đầu quý sau. - BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ: thực hiện báo cáo thu BHXH 6 tháng đầu năm trước ngày 30/07 và báo cáo năm trước ngày 15/02 năm sau. 1.4.5. Quản lý hồ sơ, tài liệu BHXH tỉnh, huyện: cập nhật thông tin, dữ liệu của người tham gia BHXH. BHYT để phục vụ cho công tác nghiệp vụ và quản lý. BHXH tỉnh: xây dựng hệ thống mã số đơn vị tham gia BHXH áp dụng trong địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Thực hiện ứng dụng CNTT để quản lý người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc. 1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.5.1.Chớnh sách tiền lương SV: Nguyễn Thị Thảo Đ4BH3 20 Lớp:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan