Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn xã văn an huyện văn quan ...

Tài liệu Công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn xã văn an huyện văn quan tỉnh lạng sơn.

.PDF
70
331
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- LƢƠNG VĂN HOÀNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN AN, HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa ho ̣c môi trƣờng Lớp : K43 – KHMT – N02 Khoa : Môi trƣờng Khóa học : 2011 – 2015 Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Điền Thái Nguyên, năm 2015 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM --------------o0o-------------- LƢƠNG VĂN HOÀNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĂN AN, HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa ho ̣c môi trƣờng Lớp : K43 – KHMT – N02 Khoa : Môi trƣờng Khóa học : 2011 – 2015 Giảng viên hƣớng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Điền Thái Nguyên, năm 2015 i LỜI CẢM ƠN Kết thúc bốn năm học tập, nghiên cứu và rèn luyện trong mái trƣờng đại học, bản thân em đã tiếp thu đƣợc nhiều kiến thức bổ ích về chuyên môn và khoa học. Trong đợt thực tập tốt nghiệp này em đã tiến hành nghiên cứu và viết đề tài với tiêu đề: “Công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn xã Văn An, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn”. Trong thời gian thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Điền đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến chủ tịch và các cán bộ của UBND xã Văn An. Nhân dịp này em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếm các thầy giáo, cô giáo trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những ngƣời đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đó chính là những nền tảng cơ bản, những hành trang vô cùng quý giá cho sự nghiệp tƣơng lai của em sau này. Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì chƣa có kinh nghiệm thực tế và thời gian hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong đƣợc sự góp ý, nhận xét từ phía các thầy, cô và các bạn để khóa luận này đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2015 Sinh viên LƢƠNG VĂN HOÀNG ii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 Tình trạng phát sinh chất thải rắn ..............................................................17 Bảng 2.2 Tỷ lệ ngƣời dân nông thôn đƣợc cấp nƣớc sạch ở các vùng .....................20 Bảng 4.1. Nguồn nƣớc sử dụng cho sinh hoạt ..........................................................36 Bảng 4.2: Đánh giá chất lƣợng nƣớc sinh hoạt .........................................................37 Bảng 4.3: Đánh giá tình trạng xử lí nƣớc sinh hoạt trƣớc khi sử dụng .....................38 Bảng 4.4: Loại cống thải trong khu vực ...................................................................39 Bảng 4.5: Nguồn phát thải nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc nhà vệ sinh........................39 Bảng 4.6: Tỉ lệ ngƣời biết về tác hai của thuốc bảo vệ thực vật ...............................41 Bảng 4.7: Cách xử lí vỏ thuốc trừ sâu .......................................................................41 Bảng 4.8: Mức độ ô nhiễm ........................................................................................42 Bảng 4.9: Đánh giá của ngƣời dân về mức gây ô nhiễm của các doanh nghiệp.......43 Bảng 4.10: Thay đổi để bảo vệ môi trƣờng...............................................................44 Bảng4.11: Tỉ lệ ngƣời tham gia buổi tập huấn ..........................................................45 Bảng4.12: Tỉ lệ ngƣời tham gia phong trào bảo vệ môi trƣờng ................................45 Bảng 4.13: Sự cần thiết của việc phân loại rác tại nguồn .........................................45 Bảng 4.14: Đánh giá hoạt động thu gom rác .............................................................46 Bảng 4.15: Các phƣơng tiện truyền thông môi trƣờng .............................................47 Bảng 4.16: Sự tham gia của ngƣời dân đối với các chƣơng trình VSMT.................48 Bảng 4.17: Công tác xử phạt hành chính về hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng.........49 Bảng 4.18: Nhận xét tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo ...................49 Bảng 4.19: nhận xét tình hình xử phạt hành chính về hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng ........................................................................................................................50 iii DANH MỤC HÌNH Trang Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện nguồn nƣớc sử dụng cho sinh hoạt .................................37 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện Đánh giá tình trạng xử lí nƣớc sinh hoạt trƣớc khi sử dụng ...........................................................................................................................38 Hình 4.3: Tỉ lệ các loại cống thải tại khu vực ...........................................................40 Hình 4.4: Tỉ lệ nguồn phát thải nƣớc thải sinh hoạt..................................................40 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ các cách xử lí vỏ thuốc trừ sâu ...............................42 Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện các vấn đề cần thay đổi để bảo vệ môi trƣờng ..............44 Hình4.7: Biểu đồ đánh giá hoạt động thu gom rác ...................................................46 Hình 4.8: Tỉ lệ phƣơng tiện truyền thông trong đƣa thông tin VSMT ......................47 Hình 4.9: Biểu đồ sự tham gia của ngƣời dân đối với các chƣơng trình VSMT ......48 Hình4.10: Biểu đồ tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo ......................49 iv DANH TỪ CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT UBND Ủy ban nhân dân VSMT Vệ sinh môi trƣờng QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam BTNMT Bộ tài nguyên và môi trƣờng BVTV Bảo vệ thực vật BOD Nhu cầu oxi hóa COD Nhu cầu oxi hóa TTCN Tiểu thủ công nghiệp HGĐ Hộ gia đình NĐ – CP Nghị định Chính phủ WHO World Health Organization (tổ chức Y tế thế giới) QLNN Quản lý nhà nƣớc BVMT Bảo vệ môi trƣờng KCN Khu công nghiệp v MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 1.1. Sự cần thiết phải đánh giá công tác quản lý môi trƣờng ......................................1 1.2. Mục Tiêu ..............................................................................................................2 1.2.1. Mục Tiêu cụ thể ................................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3 2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................3 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................3 2.1.2. Cơ sở pháp lí .....................................................................................................9 2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................11 2.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trƣờng trên Thế giới 11 2.2.2. Các vấn đề môi trƣờng nông thôn ở Việt Nam ...............................................16 2.2.3. Hiện trạng môi trƣờng tỉnh Lạng Sơn .............................................................24 PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN ............28 3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện.........................................................................28 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu.........................................................................................28 3.3. Nội dung .............................................................................................................28 3.4. Phƣơng pháp thực hiện.......................................................................................28 3.4.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ......................................................................28 3.4.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...............................................................................29 3.5. Yêu cầu của đề tài. .............................................................................................29 3.6. Ý nghĩa của đề tài ...............................................................................................29 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................30 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội .......................................................................30 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................30 4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................................31 vi 4.2. Hiện trạng môi trƣờng và công tác quản lý môi trƣờng .....................................36 4.2.1. Hiện trạng môi trƣờng .....................................................................................36 4.2.2. nhận thức của ngƣời dân về môi trƣờng .........................................................42 4.2.3. công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng .......................................................46 4.3 Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện môi trƣờng .....................................................51 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................53 5.1. Kết luận. .............................................................................................................53 5.2. Kiến nghị ............................................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vii 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết phải đánh giá công tác quản lý môi trƣờng Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đang nhận đƣợc sự quan tâm của toàn nhân loại bởi hậu quả của nó để lại cho con ngƣời là không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Các hiện tƣợng : Hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, lũ lụt, hạn hán…ngày càng tăng. Theo nghiên cứu mới nhất, Việt Nam là một trong năm nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất của hiện tƣợng biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998 của bộ chính trị về tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đã nêu rõ “Bảo vệ môi trƣờng là một vấn đề sống còn của đất nƣớc, của nhân loại, là nhiệm vụ có tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nƣớc”. Trên thực tế trong công cuộc phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế, khu vực vùng núi Đông Bắc trong đó có tỉnh Lạng Sơn đang từng bƣớc khởi sắc đi lên. Xong những vấn đề này gây tác động mạnh mẽ và lâu dài đến các hệ sinh thái nông nghiệp và nông thôn. Nó hạn chế tính năng sản xuất của các thành phần môi trƣờng, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, cản trở sự phát triển bền vững. Càng ngày, những vấn đề ô nhiễm môi trƣờng càng trở nên phổ biến rộng rãi, len lỏi trong mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt thƣờng nhật của ngƣời dân nông thôn. Và quan trọng nhất, hiện trạng trên tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng nông thôn và để hậu quả là lâu dài, không những đối với thế hệ hiện tại mà cả thế hệ mai sau.Vì vậy, bảo vệ môi trƣờng nông thôn đang là một vấn đề cấp bách. Xuất phát từ thực tiễn trên em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Công tác QLNN về môi trường trên địa bàn xã Văn An, Huyện Văn Quan, Tỉnh Lạng Sơn”. 2 1.2. Mục Tiêu 1.2.1. Mục Tiêu cụ thể - Điều tra đánh giá chất lƣợng môi trƣờng trong khu vực xã Văn An, Huyện Văn Quan, Tỉnh Lạng Sơn. - Điều tra công tác quản tác quản lí nhà nƣớc về môi trƣờng tại xã Văn An, Huyện Văn Quan, Tỉnh Lạng Sơn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trƣờng . - Lập đƣợc báo cáo tổng hợp kết quả đã thực hiện. 1.2.2. Mục tiêu tổng quát Đánh giá đƣợc công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại xã Văn An và từ đó đề xuất một số giải pháp giúp địa phƣơng cải tiến nâng cao chất lƣợng công tác quản lý môi trƣờng tại xã. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản • Môi trường là gì? Khái niệm về môi trƣờng đã đƣợc thảo luận rất nhiều và từ lâu. Nhìn chung có những quan niệm về môi trƣờng nhƣ sau: - Môi trƣờng bao gồm các vật chất hữu cơ và vô cơ quanh sinh vật. Theo định nghĩa này thì không thể nào xác định đƣợc môi trƣờng một cách cụ thể, vì mỗi cá thể, mỗi loài, mỗi chi vẫn có một môi trƣờng và một quần thể, một quần xã lại có một môi trƣờng rộng lớn hơn. - Môi trƣờng là những gì cần thiết cho điều kiện sinh tồn của sinh vật. Theo định nghĩa này thì rất hẹp, bởi vì trong thực tế có yếu tố này là cần thiếtcho loài này nhƣng không cần thiết cho loài kia dù cùng sống chung một nơi, hơn nữa cũng có những yếu tố có hại hoặc không có lợi vẫn tồn tại và tác động lên cơ thể và ta không thể loại trừ nó ra khỏi môi trƣờng tự nhiên. - Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và thiên nhiên (Quốc hội 1993)[17]. - Môi trƣờng là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tƣợng và các thực thể của tự nhiên...mà ở đó, cá thể, quần thể, loài...có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000)[16]. Từ định nghĩa này ta có thể phân biệt đƣợc đâu là môi trƣờng của loài này mà không phải là môi trƣờng của loài khác. Chẳng hạn nhƣ mặt biển 4 là môi trƣờng của sinh vật màng nƣớc (Pleiston và Neiston), song không phải là môi trƣờng của những loài sống ở đáy sâu hàng ngàn mét và ngƣợc lại - Trong “Luật bảo vệ môi trƣờng 2005 của Việt Nam”, chƣơng 1, điều 3 xác định “Môi trƣờng bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và sinh vật”[12]. - Môi trƣờng tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên nhƣ vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con ngƣời, nhƣng cũng ít nhiều chịu tác động của con ngƣời. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nƣớc... Môi trƣờng tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con ngƣời các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con ngƣời thêm phong phú. - Môi trƣờng xã hội là tổng thể các quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Ðó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ƣớc định... Ở các cấp khác nhau nhƣ: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nƣớc, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trƣờng xã hội định hƣớng hoạt động của con ngƣời theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con ngƣời khác với các sinh vật khác. Ngoài ra, ngƣời ta còn phân biệt khái niệm môi trƣờng nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con ngƣời tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, nhƣ ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo... Môi trƣờng theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con ngƣời, nhƣ tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nƣớc, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... 5 • Chức năng của môi trường - Môi trƣờng là không gian sống của con ngƣời và các loài sinh vật. - Môi trƣờng là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con ngƣời. - Môi trƣờng là nơi chứa đựng phế thải do con ngƣời tạo ra trong hoạt động sống và hoạt động sản xuất. - Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con ngƣời và sinh vật trên Trái Đất - Chức năng lƣu trữ và cung cấp thông tin cho con ngƣời • Ô nhiễm môi trường là gì? Theo Luật Bảo vệ Môi trƣờng 2005 của Việt Nam: Ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi của các thành phần môi trƣờng, không phù hợp với tiêu chuẩn môi trƣờng, gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời và sinh vật. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [18] thì “Ô nhiễm môi trƣờng là sự đƣa vào môi trƣờng các chất thải nguy hại hoặc năng lƣợng đến mức ảnh hƣỏng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con ngƣời hoặc làm suy thoái chất lƣợng môi trƣờng”. - Ô nhiễm môi trƣờng đất Là quá trình thoái hóa đất và bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc hại khi hàm lƣợng các chất đó cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng đất chủ yếu là các chất thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, bệnh viện, công nghiệp. Trong đó đáng chú ý là các nguồn ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp (dƣ lƣợng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc kích thích sinh trƣởng, phân hóa học…) và sản xuất công nghiệp (Nhà máy, xí nghiệp…). - Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc Hiến chƣơng châu Âu về nƣớc đã định nghĩa: “Ô nhiễm nƣớc là sự biến đổi nói chung do con ngƣời đối với chất lƣợng nƣớc, làm nhiễm bẩn nƣớc và 6 gây nguy hiểm cho con ngƣời, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”. + Ô nhiễm nƣớc có nguồn gốc tự nhiên: Do mƣa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đƣa vào môi trƣờng nƣớc chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. + Ô nhiễm nƣớc có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dƣới dạng lỏng nhƣ các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trƣờng nƣớc. + Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, ngƣời ta phân ra các loại ô nhiễm nƣớc: Ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. + Khái niệm nƣớc mặt: Là nƣớc tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. Khái niệm nƣớc ngầm: là nƣớc tồn tại trong các tầng chứa nƣớc dƣới mặt đất. - Ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt của những chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch, bụi, có mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn…có ảnh hƣởng đến đời sống của con ngƣời và sinh vật. Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên (cháy rừng, núi lửa …) và nguồn nhân tạo (đốt nhiên liệu hoá thạch …) - Ô nhiễm tiếng ồn Tiếng ồn là âm thanh không mong muốn hay âm thanh đƣợc phát ra không đúng lúc, đúng chỗ. Tiếng ồn là tổng hợp của nhiều thành phần khác nhau đƣợc hỗn hợp trong sự cân bằng biến động. Mỗi thành phần có vai trò riêng trong việc gây ồn. Nó khác nhau đối với những ngƣời khác nhau, ở những chỗ khác nhau và trong những thời điểm không giống nhau. Ô nhiễm 7 tiếng ồn nhƣ là một âm thanh không mong muốn bao hàm sự bất lợi làm ảnh hƣởng đến con ngƣời và môi trƣờng sống của con ngƣời, bao gồm đất đai, công trình xây dựng và động vật nuôi ở trong nhà (Lê Văn Thiện, 2007). • Suy thoái môi trường Là sự suy giảm khả năng đáp ứng các chức năng của môi trƣờng: Mất nơi cƣ trú an toàn, cạn kệt tài nguyên, xả thải quá mức, ô nhiễm "Suy thoái môi trƣờng là sự làm thay đổi chất lƣợng và số lƣợng của thành phần môi trƣờng, gây ảnh hƣởng xấu cho đời sống của con ngƣời và thiên nhiên". Trong đó, thành phần môi trƣờng đƣợc hiểu là các yếu tố tạo thành môi trƣờng: không khí, nƣớc, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cƣ, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. Nguyên nhân gây suy thoái môi trƣờng rất đa dạng: Sự biến động của tự nhiên theo hƣớng không có lợi cho con ngƣời, sự khai thác tài nguyên quá khả năng phục hồi, do mô hình phát triển chỉ nhằm vào tăng trƣởng kinh tế, sự gia tăng dân số, nghèo đói, bất bình đẳng… • Quản lý môi trường và phòng chống ô nhiễm “Quản lý môi trƣờng là một hoạt động trong quản lý xã hội: có tác động điều chỉnh các hoạt động của con ngƣời dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kĩ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trƣờng có liên quan đến con ngƣời, xuất phát từ quan điểm định lƣợng, hƣớng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên”. Quản lý môi trƣờng đƣợc thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: Luật pháp, chính sách, kinh tế, công nghệ, xã hội, văn hoá, giáo dục… Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể 8 của vấn đề đặt ra. Việc quản lý môi trƣờng đƣợc thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình… Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng bao gồm: - Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trƣờng phát sinh trong hoạt động sống của con ngƣời. - Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất luợng môi trƣờng sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội. - Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trƣờng quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phƣơng và cộng đồng dân cƣ. Quản lý môi trƣờng đƣợc thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: Luật pháp, chính sách, kinh tế, công nghệ, xã hội, văn hoá, giáo dục… Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra. Việc quản lý môi trƣờng đƣợc thực hiện ở mọi quy mô: toàn cầu, khu vực, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình… • Tiêu chuẩn môi trường “Tiêu chuẩn môi trƣờng là giới hạn cho phép của các thông số về chất lƣợng môi trƣờng xung quanh, về hàm lƣợng của chất gây ô nhiễm trong chất thải đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trƣờng” (Luật Bảo vệ môi trƣờng 2005)[12].Là các giá trị đƣợc ghi nhận trong các quy định chính thức, xác định nồng độ tối đa cho phép của các chất trong thức ăn, nƣớc uống, không khí; hoặc giới hạn chịu đựng của con ngƣời và sinh vật với các yếu tố môi trƣờng xung quanh). 9 2.1.2. Cơ sở pháp lí - Căn cứ luật bảo vệ môi trƣờng 2005 đƣợc quốc hội nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viêt Nam khoá 11 kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 - Luật số 08/1998/ QH 10 của Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Tài nguyên nƣớc. - Nghị định 59/2007/ NĐ - CP ngày 09/04/2007 về quản lí chất thải rắn - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trƣờng sửa đổi 2005. - Căn cứ nghị định 80/2006/NĐ - CP ngày 09/08/2006 hƣớng dẫn thực hiện luật BVMT. - Căn cứ nghị định 81/2006/NĐ - CP ngày 09/08/2006 xử phạt vi phạm hanh chính trong lĩnh vực BVMT. - Nghị định 149/ 2004/NĐ- CP về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc. - Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc, xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc - Nghị định số 162/2003/ NĐ - CP ngày 19 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ ban hành quy chế thu thập, quản lí, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nƣớc. - Nghị định số 179/1999/ NĐ - CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ Quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nƣớc. - Căn cứ theo quyết định Số 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. 10 - Chỉ thị số 2101/CT-TTG V/v triển khai một số biện pháp cấp bách khắc phục tình trạng thiếu nƣớc phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong những tháng cuối năm 2009, đầu năm 2010 - Quyết định số 153/2004/QĐ - TTG phê duyệt “định hƣớng chiến lƣợc phát triển bền vững ở Việt Nam” ( chƣơng trình nghị sự 21 của Việt Nam.) - Quyết định 64/2003/QĐ - TTG ngày 22/4/2003 về “ kế hoạch xử lí triệt để các nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng”. - Quyết định 132/2000/QĐ-TTG Khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. - Thông tƣ liên tịch số 80/2007/TTLT - BTC - BNN ngày 11/07/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn hƣớng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nƣớc cho chƣơng trình mục tiêu quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 - Thông tƣ liên tịch số 03/1999/TTLB-BKHĐT-BNN về việc thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn do Bộ Kế hoạch và đầu tƣ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. - Thông tƣ 27/2011/TT-BYT ngày 24/06/2011 về việc ban hành QCVN 01:2011/BYT -Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện bảo đảm vệ sinh. - Quyết định số 22/2006 QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc áp dụng TCVN về môi trƣờng. - Căn cứ quyết định số 17/2001/ QĐ - BXD ngày 07/08/2001 của Bộ Xây Dựng định mức dự toán chuyên nghành vệ sinh môi trƣờng - công tác thu gom vận chuyển, xử lí rác. - Chỉ thị số 36/2008/CT - BNN ngày 20/02/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc tăng cƣờng các hoạt động bảo vệ môi trƣờng trong Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 11 - Hệ thống các quy chuẩn Việt Nam (QCVN 08:2008/BTNMT; QCVN 09:2008/BTNMT; QCVN 15:2008/BTNMT)... + QCVN 01:2009/BYT: Nƣớc ăn uống + QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chấtlƣợng nƣớc mặt + QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng nƣớc ngầm. + QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dƣ lƣợng thuốc bảo vệ thực vật trong đất. - Quy định số 367-BVTV/QĐ về việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ở Việt Nam do Cục Bảo vệ thực vật ban hành 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Một số đặc điểm về hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường trên Thế giới Theo Lê Thạc Cán và cs (1995) [2]. Trong những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, tình hình môi trƣờng ở trên Thế giới hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả nhân tố về chất lƣợng môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên, có những đặc điểm sau: • Tăng trưởng dân số nhanh Dân số Thế giới đã lên tới 5, 769 tỷ ngƣời và tiếp tục tăng tới 8, 5 tỷ trong 3 thập kỉ tới. Trong đó, 83,5% là dân số các nƣớc đang phát triển. Sau năm 2025, tốc độ tăng dân số sẽ chậm lại và lên tới 10 tỷ vào năm 2050. Tốc độ tăng trƣởng dân số Thế giới là 1,68% trong thời gian từ năm 1990 - 1995 đã giảm xuống còn 1,43% trong thời gian từ năm 2000-2005. Hiện nay mỗi năm trên Trái đất có khoảng 93 triệu trẻ sơ sinh, vào đầu thế kỷ XXI con số này là 92 triệu. Ở Châu Á tốc độ tăng trƣởng dân số hiện nay là 1,78% và sẽ giảm xuống còn 1,39% trong thời gian từ năm 2000-2005.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng