Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác quản lý Bồi dưỡng học sinh giỏi ở trung tâm GDTX số 1 thành phố Lào Cai...

Tài liệu Công tác quản lý Bồi dưỡng học sinh giỏi ở trung tâm GDTX số 1 thành phố Lào Cai

.DOC
12
287
70

Mô tả:

SỞ GD&ĐT LÀO CAI TRUNG TÂM GDTX SỐ 1 TP LÀO CAI Sáng kiến kinh nghiệm CÔNG TÁC QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI Ở TRUNG TÂM GDTX SỐ 1 TP LÀO CAI Họ và tên: ĐÀM ĐÌNH HOA Chức vụ: Phó Giám đốc Đơn vị: Trung tâm GDTX số 1 TP Lào Cai Lào Cai, tháng 3 năm 2012 0 A- PHẦN MỞ ĐẦU “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là một câu nói của người xưa luôn đúng cho mọi thời đại và mọi quốc gia. Những người có tài hơn những người khác về một hay nhiều mặt nào đó đều rất cần cho sự phát triển của một cộng đồng, một cơ quan, một tổ chức hay rộng hơn là cho sự phát triển của một đất nước. Sự tài giỏi của con người có thể nói đó là những năng khiếu bẩm sinh, những năng khiếu này nếu được rèn luyện tốt thì sẽ được phát huy tác dụng tốt. Với học sinh Giáo dục thường xuyên, điều kiện cũng như năng lực học tập nhìn chung là kém so với học sinh phổ thông. Tuy vậy vẫn có những học sinh học trội hơn những học sinh khác ở một số bộ môn. Để giúp các em phát huy khả năng, năng lực học tập cần phải có môi trường rèn luyện đặc biệt đó là các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Xuất phát từ nhu cầu học tập của học sinh và cũng là một trong những nội dung hoạt động chuyên môn cần thiết của một nhà trường, công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi là không thể thiếu. Với nền tảng không vững chắc do học sinh còn nhiều lỗ hổng kiến thức, xuất phát điểm ở mức thấp do không có học sinh giỏi mà thực chất chỉ có học sinh ở mức trung bình khá và khá, hơn nữa độ tuổi của học sinh được chọn để bồi dưỡng không đồng đều còn chênh lệch nhau khá nhiều có khi tới hơn chục tuổi. Do đó không thể áp dụng cách bồi dưỡng như của các trường THPT, để giải quyết vấn đề này Ban Giám đốc của trung tâm đã bàn bạc để thay đổi, cải tiến, điều chỉnh nhiều nội dung trong công tác quản lý trong nhiều năm và đến nay đã có được biện pháp quản lý công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi khá hiệu quả. Là phó Giám đốc phụ trách chuyên môn, tôi xin trình bày sáng kiến và một số kinh nghiệm trong công tác “Quản lý Bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp ở trung tâm GDTX số 1 thành phố Lào Cai”. 1 B- PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: “Hiền tài là nguyên khí Quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp kém. Vì thế, các bậc thánh minh chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ, bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí là công việc cần kíp. Bởi vì, kẻ sĩ có quan hệ trọng đại với Quốc gia như thế, cho nên được quý chuộng không biết nhường nào”. Ngay từ năm 1442, triều đình nhà Lê đã cho khắc trên tấm bia đề danh tiến sĩ ở Văn miếu những câu bất hủ ấy. Câu nói cho thấy cha ông ta thấu hiểu mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân tài với quốc gia. Nhân tài là nguyên khí, là nguồn lực quan trọng nhất để một quốc gia tồn tại và phát triển. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII ngày 24 tháng 12 năm 1996 về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 đã có sự thay đổi quan điểm đối với giáo dục: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo phải được coi là quốc sách hàng đầu”. Từ đó đến nay qua nhiều kỳ Đại hội, các văn kiện của Đảng đều khẳng định “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn xác định rõ việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế và văn hóa phát triển. Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trong các nhà trường, việc Bồi dưỡng học sinh giỏi chính là một trong những việc bồi dưỡng nhân tài một cách thiết thực nhất. Việc được bồi dưỡng nắm vững và sâu thêm kiến thức sẽ giúp các em sau này vào đời sẽ vận dụng những kiến thức đã học được tốt hơn trong cuộc sống. Công việc bồi dưỡng này tùy theo các điều kiện hiện có về mọi mặt của từng đơn vị mà công tác quản lý được đặt ra cho phù hợp thì mới mang lại kết quả như mong muốn. 2 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Học sinh Bổ túc trung học phổ thông ở trung tâm Giáo dục thường xuyên nói chung và ở trung tâm Giáo dục thường xuyên số 1 thành phố Lào Cai nói riêng đều có những đặc điểm giống nhau: Đối tượng học sinh chủ yếu là cán bộ các xã phường, cán bộ các ban ngành, đoàn thể, người lao động và những học sinh không đủ điều kiện vào học ở các trường Trung học phổ thông. Với cán bộ và người lao động đi học, đây là đối tượng đã nghỉ học lâu ngày nay tiếp tục đi học lại. Kiến thức cũ hầu như quên hết nên phải một thời gian dài sau đó mới quen dần và mới bắt nhịp được với cường độ học tập, trong số những người này vẫn có những người học tập khá tốt. Tuy vậy, do vừa đi học vừa đi làm lại thường có gia đình riêng nên điều kiện về thời gian dành cho học tập rất hạn chế. Ngoài ra còn bị chi phối bởi công việc và những lo toan đời thường cho nên kết quả học tập rất hạn chế. Với học sinh không đủ điều kiện vào học ở các trường THPT, đa số các em có sự nhận thức nhanh nhưng rất mải chơi, lười học nên kiến thức ở các lớp dưới bị rỗng nhiều, rất nhiều em không xác định rõ động cơ học tập, việc đi học là do sự thúc ép của gia đình hoặc sự rủ rê của bạn bè... Nhiều em do có những thói quen xấu nên khi mới vào trung tâm việc chấp hành nội quy rất yếu kém, phải sau một thời gian vài tháng rèn luyện mới tương đối ổn định. Khi mọi hoạt động đã đi vào nền nếp lại được sự động viên khích lệ của các thầy cô giáo, của phụ huynh học sinh, một số em mới dần dần bộc lộ khả năng học tập của mình. Đây là những nhân tố chính để tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi và thành lập đội tuyển sau này. Trong thực tế, một số em được lựa chọn để bồi dưỡng nhưng do mải chơi và một số nguyên nhân khác nên không đáp ứng được yêu cầu nên đã bị loại khỏi danh sách bồi dưỡng. Tuy vậy lại có một số em khi học sang lớp 11 lại có một sự cố gắng vượt bậc nên được chọn bổ sung vào danh sách để bồi dưỡng. Các cụ ngày xưa có nói “Có bột mới gột nên hồ”, với trung tâm GDTX việc có được “bột” để “gột” nên “hồ” tức là có được học sinh để bồi dưỡng trở thành những học sinh khá giỏi và đạt giải trong kỳ thi các cấp là một quá trình rất gian nan vất vả và vô cùng khó khăn. 3 III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 1. Xây dựng kế hoạch: 1.1. Công tác chuẩn bị: Trước hết thu thập danh sách học sinh có khả năng học trội hơn các bạn khác ở hai môn Ngữ văn và Toán ở các khối lớp 10, 11 và 12. Phân công giáo viên dạy Ngữ văn và Toán ở các lớp phù hợp với công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi, nhất là ở khối lớp 12. Xác định rõ mặt mạnh, mặt hạn chế của các giáo viên, của cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ cho việc bồi dưỡng trong năm. Thống nhất tư tưởng chỉ đạo, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn và lịch thi chọn học sinh giỏi các cấp để xây dựng kế hoạch cho phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất việc thay đổi hoặc điều chỉnh kế hoạch. 1.2. Soạn thảo kế hoạch: Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi là khâu hết sức quan trọng, nó là kim chỉ nam để thực hiện các hoạt động bồi dưỡng trong năm học. Xác định rõ mục tiêu là phát hiện những học sinh có năng khiếu, năng lực học tập tốt qua đó bồi dưỡng trở thành học sinh giỏi nhằm tạo nguồn để bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho địa phương, cho đất nước. Là một giải pháp quan trọng để nâng cao tỉ lệ học sinh tốt nghiệp, tốt nghiệp loại khá trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp trường và cấp tỉnh. Hưởng ứng phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt" tại trung tâm; nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhà giáo. Thời gian thực hiện việc bồi dưỡng đối với khối 10 và 11 là suốt cả năm học, đối với khối 12 là đến khi học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh thường là cuối tháng 12 hoặc đầu tháng 1 với thời lượng phù hợp. Xây dựng kế hoạch chi tiết đến hàng tuần cho khối 12. Nội dung bồi dưỡng được giao cho giáo viên trực tiếp bồi dưỡng xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu có sự thống nhất trong nhóm bộ môn và 4 phù hợp với thời lượng trong kế hoạch. Xây dựng chỉ tiêu và giao trách nhiệm cụ thể cho giáo viên tham gia bồi dưỡng 1.3. Duyệt và triển khai kế hoạch: Người soạn thảo kế hoạch (Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn) trình bày trước Ban giám đốc, các tổ trưởng chuyên môn để cân nhắc, thống nhất từng nội dung trong kế hoạch. Sau khi duyệt, kế hoạch được thông báo đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh, học sinh được biết và triển khai thực hiện đối với những người có liên quan. 2. Tổ chức thực hiện kế hoạch: 2.1. Phổ biến kế hoạch: Lên lịch công tác tháng, tuần để phổ biến kế hoạch Bồi dưỡng học sinh giỏi đến toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên trong trung tâm và thông báo một số nội dung của kế hoạch đến phụ huynh học sinh cũng như đến trực tiếp những học sinh trong danh sách bồi dưỡng. 2.2. Tổ chức tuyển chọn học sinh để bồi dưỡng: Tổ chức cho giáo viên hai môn Ngữ văn và Toán ra đề khảo sát, duyệt đề chấm bài và đề xuất danh sách học sinh (Khối lớp 10 là danh sách mới, khối lớp 11 và 12 là bổ sung điều chỉnh danh sách). 2.3. Phân công giáo viên bồi dưỡng: Phân công những giáo viên đã có kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi ở các năm trước ôn tập cho học sinh lớp 12. Các giáo viên khác, dạy ở lớp nào có trách nhiệm bồi dưỡng cho học sinh ở lớp đó và có thể tham gia bồi dưỡng cho học sinh lớp 12 một số tiết ở những chuyên đề được phân công. 3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch: 3.1. Công tác điều tra, khảo sát lựa chọn học sinh để bồi dưỡng: Ngay từ đầu các năm học trung tâm đã tổ chức kiểm tra khảo sát các môn học theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT cho học sinh khối lớp 10, riêng hai môn Ngữ văn và Toán (Hai môn trung tâm sẽ tổ chức Bồi dưỡng học sinh giỏi) trong đề kiểm tra có một số nội dung khó dùng để lựa chọn những học sinh tốp đầu để 5 có hướng bồi dưỡng trong năm học. Ngoài việc kiểm tra khảo sát còn kiểm tra rà soát hồ sơ xem lực học và kết quả của hai bộ môn trên để bổ sung thêm cho danh sách học sinh được lựa chọn. Với học sinh khối 11 và 12, tiếp tục duy trì danh sách học sinh đã được lựa chọn từ năm học trước. Trong quá trình dạy học, giáo viên tiếp tục tìm kiếm thêm học sinh có khả năng để bổ sung vào danh sách và cũng thực hiện việc loại bớt những học sinh không thực sự cố gắng. Đây là một điểm khác biệt rất lớn so với các trường THPT. 3.2. Phân công nhiệm vụ và giao trách nhiệm cho giáo viên bồi dưỡng: Sau khi có sự phân công giảng dạy cho giáo viên, giáo viên hai bộ môn Ngữ văn và Toán đã tổ chức họp để phân công xây dựng, rà soát chương trình, nội dung ôn tập cho học sinh giỏi. Cơ bản là điều chỉnh, bổ sung kế hoạch ôn tập của năm học trước cho phù hợp với chương trình, với đối tượng, với khung thời gian nhất là đối với khối lớp 12. Trao đổi thống nhất với nhau trong mỗi nhóm môn nội dung từng chuyên đề mà mình đảm nhiệm, phân bố thời gian cho mỗi chuyên đề, dự kiến nội dung của bài thi chọn học sinh giỏi cấp trường cho khối lớp 12 và qua kết quả đó thành lập đội tuyển tham gia thi cấp tỉnh. Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên có trách nhiệm tham mưu với Ban Giám đốc việc bổ sung thêm hay loại bớt học sinh trong danh sách bồi dưỡng cũng như trao đổi việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch. 3.3. Hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi: Với học sinh ở khối lớp 10 và 11: Không tổ chức thành các lớp riêng vì số lượng học sinh cần bồi dưỡng ở mỗi khối lớp là rất ít, thường dưới 10 học sinh. Hơn nữa, kinh phí chi trả cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong ngân sách nhà nước là không có. Do đó công việc này giao cho giáo viên bộ môn, giáo viên dạy ở lớp nào thì tham gia bồi dưỡng cho học sinh ở lớp đó theo hình thức ra thêm bài tập hoặc thêm những yêu cầu khác đối với những học sinh này, học sinh giải quyết những nội dung này ở lớp hoặc ở nhà. Khi kiểm tra cũng có thêm những nội dung khác cho những học sinh này, khi chấm bài có thể tính vào 6 thang điểm của bài kiểm tra hoặc không. Quá trình ôn tập như vậy kéo dài trong suốt cả năm học. Với học sinh khối lớp 12: Ngay từ đầu năm học đã tổ chức các lớp bồi dưỡng riêng cho hai môn Ngữ văn và Toán. Ngoài việc củng cố, mở rộng, khắc sâu và nâng cao kiến thức cho học sinh; giáo viên trực tiếp bồi dưỡng phải rèn cho học sinh phương pháp làm bài, kỹ năng tính toán, khả năng tư duy định hướng trước một vấn đề. Trong quá trình bồi dưỡng còn ôn luyện cả những kiến thức ở các lớp dưới cho học sinh. Yêu cầu giáo viên định kỳ ra đề kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh và qua đó có những điều chỉnh cho phù hợp. Yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các lớp ngoài việc nhắc nhở học sinh tích cực ôn tập môn đã được chọn để bồi dưỡng còn tích cực học các môn học khác cũng như rèn luyện đạo đức nhằm đảm bảo đủ điều kiện về học lực và hạnh kiểm để tham dự kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Vào đầu tháng 11 hàng năm, trước khi kết thúc đợt thi đua đầu năm, trung tâm thường tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường cho học sinh khối lớp 12. Dựa vào kết quả của kỳ thi và rà soát lại hồ sơ của học sinh, trung tâm ra quyết định thành lập đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Ngay sau đó tiếp tục duy trì hai lớp bồi dưỡng và luyện đề thi cho học sinh trong đội tuyển của trung tâm cho đến sát ngày thi cấp tỉnh. Trong quá trình ôn luyện luôn có sự động viên, khích lệ học sinh tích cực ôn tập, không tạo áp lực cho học sinh để học sinh tự tin, bình tĩnh và có tâm lý tốt khi tham gia các kỳ thi nhất là kỳ thi cấp tỉnh. 4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch: 4.1. Kiểm tra các điều kiện để bồi dưỡng học sinh giỏi: Ngay sau khi phổ biến và thông báo kế hoạch Bồi dưỡng học sinh giỏi, đã phải tiến hành kiểm tra. Trước hết là cơ sở vật chất như phòng học, tài liệu tham khảo, dự trù kinh phí và nguồn tài chính… quan tâm nhiều đến các điều kiện bồi dưỡng cho khối lớp 12. 7 Trước khi tổ chức bồi dưỡng kiểm tra các điều kiện khác như: Việc lựa chọn học sinh để lập danh sách bồi dưỡng, rà soát kiểm tra hồ sơ của các học sinh trong danh sách, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của từng giáo viên tham gia bồi dưỡng… 4.2. Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi: 4.2.1. Đối với học sinh: Kiểm tra việc đi học chuyên cần, sách vở đồ dùng học tập, tài liệu tham khảo… kiểm tra tình hình học tập trên lớp cũng như ở nhà cả việc học chính khóa cũng như các nội dung học bồi dưỡng. Kiểm tra điều kiện học tập ở nhà của học sinh để có thể tư vấn cho phụ huynh học sinh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh học tập. Kiểm tra kết quả hai mặt giáo dục của học sinh cuối các học kỳ để có sự tư vấn thúc đẩy học sinh tích cực hơn. 4.2.2. Đối với giáo viên: Thường xuyên kiểm tra hồ sơ bồi dưỡng học sinh giỏi như: kế hoạch bồi dưỡng của bộ môn, giáo án bồi dưỡng, sổ bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn (Bắt buộc phải có phần nâng cao kiến thức), sổ ghi đầu bài (Với các lớp bồi dưỡng riêng của khối lớp 12)… việc kiểm tra được thực hiện như kiểm tra chuyên đề trong kiểm tra nội bộ trường học. 4.3. Kiểm tra kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi: Kiểm tra việc kiểm tra đánh giá của giáo viên trực tiếp bồi dưỡng thông qua các bài kiểm tra định kỳ của các nhóm và các lớp bồi dưỡng, điểm kiểm tra hàng ngày của môn bồi dưỡng, kiểm tra kết quả điểm trung bình môn học kỳ và điểm trung bình học kỳ của học sinh từ đó có những nhận xét đánh giá toàn diện học sinh và rút kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh việc bồi dưỡng của giáo viên cũng như tư vấn việc học tập cho học sinh. Kiểm tra việc rà soát hồ sơ của học sinh, kiểm tra kết quả thi học sinh giỏi cấp trường, kiểm tra các điều kiện khác để thành lập đội tuyển học sinh giỏi hai môn Ngữ văn và Toán khối lớp 12 để tham gia dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Đầu năm học mới, kiểm tra kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết quả thi tuyển sinh Cao đẳng – Đại học của những học sinh được bồi dưỡng học sinh 8 giỏi khối lớp 12. Qua kết quả các đợt kiểm tra có đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm để có thể vận dụng vào việc Bồi dưỡng học sinh giỏi cho năm học mới và các năm tiếp theo sao cho có hiệu quả nhất. IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Với ngành học Giáo dục thường xuyên, việc tổ chức thi học sinh giỏi chỉ được tiến hành ở hai môn Ngữ văn, Toán và ở cấp tỉnh trở xuống. Hưởng ứng cuộc thi mang tính mũi nhọn này, trung tâm GDTX số 1 thành phố Lào Cai (Trước đây là trường Bồi dưỡng giáo dục) đã liên tục có các đoàn học sinh tham gia dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm và đã đạt được những kết quả rất đáng mừng. Rất nhiều năm số lượng và chất lượng các giải mà học sinh của trung tâm đạt được đứng đầu các trung tâm trong toàn tỉnh. Không chỉ kết quả thi học sinh giỏi đáng khích lệ mà kết quả thi Cao đẳng – Đại học của những em học sinh này cũng khá cao, nhiều em trong số đó đã đỗ vào Đại học ngay trong lần thi đầu tiên. Kết quả thi học sinh giỏi một số năm gần đây của trung tâm: Năm học 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 Môn Số giải Ngữ văn 2 Chi tiết các giải Ghi chú 1Ba, 1KK (Không tổ chức thi môn Toán vì ít đội tham gia) Toán Ngữ văn 0 Toán 2 1Ba, 1KK Ngữ văn 4 1Nhì, 1Ba, 2KK Toán 2 1Ba, 1KK Ngữ văn 3 1Ba, 2KK Toán 2 2KK Ngữ văn 2 2KK Toán 1 1KK 9 C- KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Với kinh nghiệm nhiều năm phụ trách chuyên môn và trực tiếp quản lý công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi của trung tâm GDTX số 1 thành phố Lào Cai. Tôi đã có một số kinh nghiệm và sáng kiến trong công tác này như đã trình bày ở trên. Để có được những kinh nghiệm trong công tác quản lý Bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả đòi hỏi người quản lý phải mất rất nhiều công sức và thời gian. Việc trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị trung tâm GDTX trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh rất hạn chế và khó áp dụng vì mỗi trung tâm đều có những đặc điểm, những điều kiện khác nhau hơn nữa những trao đổi này chỉ là những vấn đề chung nhất. Gần đây khi mạng Internet được phổ biến, việc tìm kiếm thông tin trên mạng đã dễ dàng hơn, tuy vậy các bài viết về công tác quản lý Bồi dưỡng học sinh giỏi lại hầu như không có. Do đó việc học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị khác để áp dụng và trung tâm không được nhiều.Với những kinh nghiệm đã có được trong công tác quản lý, với những sự nỗ lực cố gắng của thầy và trò trong suốt thời gian dài đã mang lại những kết quả tuy chưa phải là cao nhưng rất đáng trân trọng. Những kinh nghiệm trong công tác quản lý Bồi dưỡng học sinh giỏi như trên có thể áp dụng một phần nào đó trong các trung tâm GDTX, ngoài ra còn có thể áp dụng cho cả các trường THPT có số học sinh trong một khối lớp không nhiều và các điều kiện khác chưa phải là thật thuận lợi cho công tác này. Với khả năng có hạn và do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan, phần trình bày ở trên có thể không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong các bạn đồng nghiệp cùng trao đổi góp ý kiến để công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi của chúng ta ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Tôi xin chân thành cám ơn! NGƯỜI VIẾT 10 Đàm Đình Hoa 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan