Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh minh thái...

Tài liệu Công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh minh thái

.DOC
187
143
57

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Mác đã nói “Nếu sản xuất chỉ ngừng một ngày thôi chứ không nói đến ngừng vài tuần, một năm thì xã hội sẽ bị tiêu vong”. Vì thế mà trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước ngày nay, góp phần vào sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, bản thân mỗi doanh nghiệp cũng phải hoạt động sao cho có hiệu quả, không ngừng mở rộng quy mô SXKD, tăng thêm sản lượng, nâng cao chất lượng sản phầm. Để đạt được điều đó, vấn đề đặt ra là làm thế nào các doanh nghiệp có thể quản lý, giám đốc chặt chẽ việc sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn ở tất cả các khâu, các mặt SXKD. Doanh nghiệp tiến hành SXKD thì không thể thiếu được một trong ba yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, sức lao động và đối tượng lao động. NVL là một trong ba Nguyễn Thị Hằng 1 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo yếu tố không thể thiếu được, là yếu tố đầu vào giúp hoạt động của các doanh nghiệp tiến hành đều đặn, liên tục. Mặt khác, NVL là thành phần trong cơ cấu vốn lưu động nên nó có ý nghĩa quan trọng mang lại lợi nhuận và tạo ra hiệu quả SXKD. Vì vậy, hạch toán NVL một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời ngày càng trở nên quan trọng, nó sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc quản lý và sử dụng đúng mục đích, đúng liều lượng, góp phần thúc đẩy sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng ngày càng cao trong khi gía thành lại giảm, nâng tính cạnh tranh cho sản phẩm, qua đó tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp. Công ty TNHH Minh Thái nơi em thực tập là công ty SXKD có sản phẩm chủ yếu là sản xuất, chế biến màng đơn: Các loại túi HDPE, LDPE, LLDPE…đựng linh kiện điện tử, đồ gia dụng, túi siêu thị,... Do công ty là công ty sản xuất nên sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau nhưng bộ máy kế toán còn ít nhân viên nên Nguyễn Thị Hằng 2 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo việc phân loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và tính giá hàng tồn kho còn chưa khoa học, chưa thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh. Với NVL mua vào đã thanh toán ngay cho người cung cấp bằng tiền mặt nhưng khi hạch toán, kế toán công nợ vẫn cho qua tài khoản 331( Phải trả người bán). Với hàng bán cho khách hàng đã thu ngay bằng tiền mặt nhưng khi hạch toán, kế toán vẫn cho qua tài khoản 131( Phải thu của khách hàng). Với tình hình kiểm tra hàng bán: Hàng tồn kho quá nhiều và có xu hướng bị giảm giá nhưng công ty không lập dự phòng cho hàng tồn kho. Năm 2009, hàng tồn kho chiếm 57,37% tài sản của công ty. Năm 2010, hàng tồn kho chiếm khoảng 68,71% tài sản của công ty. Tuy nhiên cả hai năm đều không lập dự phòng hàng tồn kho. Trong quá trình học tập tại trường đại học Thương Mại và thực tập tại công ty TNHH Minh Thái và nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức kế toán NVL Nguyễn Thị Hằng 3 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo em đã tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: “Công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Minh Thái” làm đề tài khóa luận của mình. 2.Mục tiêu nghiên cứu: - Mục tiêu lý luận: làm rõ cơ sở lý luận kế toán và quản lý NVL trong doanh nghiệp - Mục tiêu thực tiễn: nghiên cứu thực trạng kế toán và quản lý NVL tại công ty TNHH Minh Thái. Đưa ra một số góp ý nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả quản lý NVL tại công ty TNHH Minh Thái. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán NVL tại công ty TNHH Minh Thái.  Phạm vi nghiên cứu: * Phạm vi nghiên cứu không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty TNHH Minh Thái. Số liệu sử dụng để thực hiện phân tích trong đề tài là số liệu của quý IV năm Nguyễn Thị Hằng 4 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo 2011, do bộ phận kế toán tại Công ty TNHH Minh Thái cung cấp. *Phạm vi về thời gian: Từ ngày 20/03/2012 đến ngày 20/05/2012 4. Phương pháp nghiên cứu: - Vận dụng lý thuyết về kế toán NVL tại các doanh nghiệp để so sánh, phân tích tình hình hạch toán NVL tại công ty. - Thu thập từ các BCTC, bảng tổng hợp xuất nhập tồn, phiếu xuất kho, nhập kho, số liệu sổ cái để có những đánh giá chính xác, khách quan hơn về tình hình sử dụng NVL. - Sử dụng tổng hợp phương pháp điều tra, phân tích, so sánh. Dùng các bảng, biểu, sơ đồ và tài khoản để minh họa trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biện chứng. Nguyễn Thị Hằng 5 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo 5. Khóa luận được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận về công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán NVL tại Công ty TNHH Minh Thái. Chương3: Kết luận và đề xuất về công tác kế toán NVL tại Công ty TNHH Minh Thái Nguyễn Thị Hằng 6 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo Nguyễn Thị Hằng 7 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo Nguyễn Thị Hằng 8 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Khái quát chung về NVL trong doanh nghiệp sản xuất. 1.1.1. Khái niệm - Đặc điểm – Vai trò của NVL. NVL là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua ngoài hoặc doanh nghiệp tự gia công chế biến, dự trữ để phục vụ quá trình SXKD tạo ra sản phẩm. đối tượng lao động ở đây được hiểu là những vật mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi theo nhu cầu của mình. NVL là yếu tố cơ bản tham gia vào quá trinh SXKD của doanh nghiệp, do vậy NVL có các đặc điểm sau: - Các NVL sẽ thay đổi về hình thái, không giữ nguyên được trạng thái ban đầu khi đưa vào sản xuất. Nguyễn Thị Hằng 9 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo - Các NVL tham gia trực tiếp vào quá trình SXKD hoặc một chu kì SXKD. Do đó, chỉ khi sản phẩm được tiêu thụ, toàn bộ chi phí về NVL sẽ được bù đắp tạo tiền đề cho quá trình tái sản xuất tiếp theo. - Toàn bộ giá trị của NVL được chuyển trực tiếp vào sản phẩm, là căn cứ cơ sở để tính giá thành. Trong các Doanh nghiệp sản xuất nói chung, chi phí NVL thường chiếm tỷ trọng lớn từ 60% đến 70% giá trị sản phẩm tạo ra. NVL có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất, nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng CPSX do đó một sự biến động của chi phí NVL sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới giá thành của các sản phẩm được sản xuất ra, ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn và kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Mặt khác, trong doanh nghiệp NVL còn là một loại tài sản lưu động thuộc nhóm HTK. Đây là bộ phận dự trữ, mỗi khi sản xuất có yêu cầu là sẵn sàng cung Nguyễn Thị Hằng 10 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo ứng ngay. Nó giúp quá trình sản xuất diễn ra liên tục, bình thường không bị gián đoạn, giảm các tổn thất kinh tế do phải ngừng sản xuất gây ra. Với vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì sản xuất, người lãnh đạo luôn phải tính toán để xác định được số lượng vốn này một cách có hiệu quả phù hợp với cơ cấu vốn và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.2. Phân loại NVL. Trong các doanh nghiệp, vật liệu rất đa dạng và phong phú, mỗi loại có một vai trò, công dụng và tính năng lý hoá khác nhau. Tuỳ theo yêu cầu quản lý vật liệu mà từng doanh nghiệp thực hiện phân loại theo các cách khác nhau: 1.1.2.1. Phân loại NVL theo công dụng. Theo cách phân loại này, NVL bao gồm: Nguyễn Thị Hằng 11 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo - NVL chính: Là đối tượng lao động chủ yếu, cấu thành nên thực thể của sản phẩm. "Nguyên liệu" là thuật ngữ để chỉ đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp, "Vật liệu" dùng để chỉ những nguyên liệu đã qua sơ chế. - Vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phục vụ trong quá trình sản xuất, kết hợp với NVL chính làm tăng chất lượng, mẫu mã của sản phẩm hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý… - Nhiên liệu: Là những thứ được tiêu dùng cho sản xuất năng lượng như than, dầu mỏ...Nhiên liệu thực chất là vật liệu phụ được tách thành 1 nhóm riêng do vai trò quan trọng của nó và nhằm mục đích quản lý và hạch toán thuận tiện hơn. - Phụ tùng thay thế: Bao gồm các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải. Nguyễn Thị Hằng 12 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo - Thiết bị xây dựng cơ bản: Bao gồm các loại thiết bị cần lắp, không cần lắp, các vật kết cấu dùng cho công tác XDCB, trong công nghiệp. - Phế liệu: Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất. - Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại kể trên. 1.1.2.2. Phân loại NVL theo nguồn hình thành. Theo cách phân loại này, NVL bao gồm: - Vật liệu tự chế: Là vật liệu doanh nghiệp tự tạo ra phục vụ nhu cầu sản xuất. - Vật liệu khác: Là vật liệu hình thành do cấp phát, biếu tặng, góp vốn… 1.1.2.3. Phân loại NVL theo mục đích sử dụng. Theo cách phân loại này, NVL bao gồm: Nguyễn Thị Hằng 13 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo - Vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh: NVL dùng cho chế tạo sản phẩm, phục vụ sản xuất chung, cho nhu cầu bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp. - Vật liệu dùng cho các nhu cầu khác: Góp vốn, biếu tặng, nhượng bán… 1.1.3 Đánh giá NVL. Tính giá NVL là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán NVL, do đó, khi tính giá NVL, kế toán cần đảm bảo các nguyên tắc sau:  Nguyên tắc giá gốc: Áp dụng điều 04, VAS 02 về HTK được ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính: " HTK được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được". Trong đó:  Giá gốc HTK bao gồm: Chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được HTK ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Nguyễn Thị Hằng 14 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo  Giá trị thuần có thể thực hiện được: Là giá bán ước tính của HTK trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.  Nguyên tắc thận trọng: Nguyên tắc thận trọng kế toán cần phải lập dự phòng để không phản ánh cao hơn giá trị tài sản thực tế có thể thực hiện của tài sản.  Nguyên tắc nhất quán: Kế toán phải áp dụng tất cả các khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực và các phương pháp tính toán trên cơ sở nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác để BCTC có thể so sánh được giữa các thời kỳ, so sánh giữa các doanh nghiệp. Nếu có thay đổi phương pháp và chế độ kế toán áp dụng, nguyên tắc đầy đủ đòi hỏi doanh nghiệp phải diễn giải, trình bày do trên thuyết minh trong BCTC. a. Tính giá thực tế NVL nhập kho. Nguyễn Thị Hằng 15 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo NVL nhập kho trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nguồn nhập khác nhau. Tuỳ từng nguồn nhập mà giá trị thực tế NVL được xác định như sau. - Vật liệu mua bên ngoài: Giá thực tế của Giá mua ghi Các khoản thuế Chi phí CKTM, Giảm NVL mua = trên hoá + + không được hoàn thu mua giá hàng mua ngoài đơn lại - Vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: Giá thực tế VL thuê = Giá thực tế VL xuất + Chi phí thuê + Chi phí vận chuyển ngoài GCCB - thuê ngoài GCCB ngoài GCCB (nếu có) Vật liệu tự chế: Giá thực tế của VL tự chế Nguyễn Thị Hằng = Giá thành sản xuất VL 16 + Chi phí vận chuyển K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo - Vật liệu được cấp: Giá thực tế của VL được cấp = Giá theo biên bản giao nhận - Vật liệu nhận góp vốn liên doanh: Giá thực tế VL nhận góp vốn liên doanh - Giá trị vốn góp do hội đồng đánh giá Vật liệu được biếu tặng, viện trợ: Giá thực tế của VL được biếu tặng, viện trợ - = = Giá thị trường tại thời điểm nhận Phế liệu thu hồi từ sản xuất: Giá thực tế của phế liệu thu hồi = Giá có thể sử dụng lại hoặc giá có thể bán b. Tính giá thực tế NVL xuất kho. Việc lựa chọn phương pháp tính giá thực tế NVL xuất kho phải căn cứ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp về số lượng danh điểm, số lần nhập xuất NVL, trình độ Nguyễn Thị Hằng 17 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo của nhân viên kế toán, thủ kho, điều kiện kho tàng của doanh nghiệp. Điều 13 VAS 02 nêu ra 4 phương pháp tính giá xuất HTK: Phương pháp giá bình quân: Trị giá xuất của vật liệu bằng = Số lượng VL xuất * Đơn giá bình quân.  PP Bình quân cả kỳ dự trữ: Đơn giá bình quân Trị giá VT tồn đầu kỳ + Trị giá VT nhập trong kỳ S. lượng VT tồn đầu kỳ + Slượng VT nhập trong kỳ cuối cả kì dữ trữ - Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết NVL, không = phụ thuộc vào số lần nhập xuất của từng danh điểm vật tư, thích hợp với doanh nghiệp ít danh điểm vật tư nhưng số lần nhập, xuất mỗi danh điểm nhiều. - Nhược điểm: Dồn công việc tính giá NVL xuất kho vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác. Nguyễn Thị Hằng 18 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo  PBình quân liên hoàn ( bình quân sau mỗi lần nhập): Đơn giá BQ = Trị giá VT tồn trước lần nhập n + Trị giá VT nhập lần n liên hoàn S.lượng VT tồn trước lần nhập n + S.lượng VT nhập lần n Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập NVL, kế toán tính đơn giá bình quân rồi căn cứ vào đơn giá bình quân và lượng NVL xuất để tính giá NVL xuất. - Ưu điểm: Giá trị NVL xuất kho chính xác nhất, phản ánh kịp thời sự biến động giá cả, công việc tính giá được tiến hành đều đặn. Thích hợp doanh nghiệp ít danh điểm vật tư, số lượng nhập không nhiều. - Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những doanh nghiệp sử dụng kế toán máy. Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): Nguyễn Thị Hằng 19 K44D6 Khóa luận tốt nghiệp Th.S Phan Hương Thảo Giá thực tế NVL xuất kho được tính cơ sở giả định NVL nào nhập trước thì được xuất dùng trước và tính theo đơn giá của những lần nhập trước. Như vậy, nếu giá cả có xu hướng tăng lên thì giá trị HTK cao và giá trị vật liệu xuất dùng nhỏ nên giá thành sản phẩm giảm, lợi nhuận tăng và ngược lại. Do đó phương pháp này thích hợp trong thời kỳ lạm phát và áp dụng cho doanh nghiệp ít danh điểm vật tư, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều. - Ưu điểm: Phương pháp này cung cấp một sự ước tính hợp lý về giá trị vật liệu cuối kỳ. Kế toán có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời, trong thời kỳ lạm phát phương pháp này sẽ cho lợi nhuận cao. - Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát sinh hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí NVL nói riêng và Nguyễn Thị Hằng 20 K44D6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan