Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác giúp đỡ học sinh yếu kém có hiệu quả...

Tài liệu Công tác giúp đỡ học sinh yếu kém có hiệu quả

.PDF
20
13800
73

Mô tả:

Đề tài: CÔNG TÁC GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM CÓ HIỆU QUẢ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vấn đề học sinh yếu kém, không chỉ là nỗi lo của các thầy cô giáo, của ngành giáo dục, mà đó là sự băn khoăn, bức xúc của toàn xã hội. Nguyên nhân dẫn đến hẳn có nhiều, chủ yếu là do các học sinh đó chưa có điều kiện tốt để học tập và một phần cũng do thầy cô giáo dạy chưa tốt chứ không phải do việc học các môn học (với mức độ yêu cầu đạt chuẩn) đòi hỏi học sinh phải có trí thông minh hay năng khiếu đặc biệt nào. Mỗi người giáo viên có trách nhiệm cần phải làm cho học sinh của mình tiếp thu được những kiến thức và kĩ năng tối thiểu mà chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng quy định. Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt, các em khác nhau về ngoại hình, tính cách và cả khả năng nhận thức trong học tập. Có học sinh tiếp thu bài học nhanh, nhưng cũng có những em tiếp thu bài rất chậm, thậm chí là không hiểu gì thông qua các hoạt động trên lớp. Đó chính là vấn đề mà tôi luôn quan tâm và nó luôn thôi thúc tôi trong suốt quá trình dạy. Được tiếp xúc hàng ngày với các em, đó là điều kiện tốt nhất giúp tôi tìm hiểu rõ về đặc điểm tâm lí của lứa tuổi và đề ra các biện pháp giáo dục thích hợp để rèn cho những em học sinh yếu có thể nắm được bài học và hoà nhập vào hoạt động học trên lớp cùng các bạn. Bên cạnh đó, trong quá trình công tác tại trường Tiểu học Phong Thạnh Tây A, tôi luôn được sự hướng dẫn tận tình của BGH nhà trường, sự hỗ trợ nhiệt tình của tập thể hội đồng sư phạm. Đặc biệt là những khó khăn mà tôi gặp phải trong quá trình công tác luôn được sự chia sẻ và quan tâm của tập thể giáo viên, và ban giám hiệu nhà trường. Bên cạnh sự chia sẻ và hỗ trợ về mặt tinh thần, điều mà tôi tâm đắc nhất trong thời gian công tác tại trường là tôi luôn được học hỏi và chia sẻ nhiều kinh nghiệm mà tập thể giáo viên trong tổ 4+5 nói riêng và các tổ khác nói chung triển khai thực hiện. Mỗi sáng kiến kinh nghiệm mà tập thể đưa ra đều bổ ích để tôi rút ra kinh nghiệm một cách tích cực. 1. Cơ sở lý luận : 1 Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em chưa ổn định, đang hình thành và phát triển. Nên trong sự học tập, làm việc hàng ngày các em sẽ ít tập trung chú ý. Ở các em ý thức học tập chưa có, chưa hiểu rõ mục đích của việc học. Các em đi học phần lớn là do sự bắt buộc của gia đình, chỉ một phần nhỏ là ham thích đi học. Do đó ý thức tự giác học tập của các em chưa có, nên các em thiếu sự cần cù, sự cố gắng vượt qua khó khăn để học tập dễ sinh ra lười biếng, ham chơi và dẫn đến học yếu, chán học và bỏ học… Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tính tò mò phát triển, các em thường ham thích cái mới, cái lạ. Nếu chúng ta những người làm công tác giáo dục biết quan tâm tạo sự ham thích cho các em trong học tập, trong các hoạt động ở trường, lớp thì mới có động lực thúc đẩy việc học, nâng cao được khả năng tiếp thu, và thực hành các kĩ năng, kĩ xảo mà chúng ta cung cấp cho các em. Từ đó các em học tập có tiến bộ. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắt chước, dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường, lớp. Đây là điều kiện tốt để giáo viên tạo sự hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày khi đến trường các em được thầy cô ân cần chỉ bảo. Trong học tập các em được hoạt động nhóm, được làm thí nghiệm, chơi các trò chơi học tập thì các em sẽ ham học hơn từ đó các em sẽ học tập có tiến bộ hơn. 2. Cơ sở thực tiễn : Hiện nay xu hướng của giáo dục là: “Dạy thật – học thật- thi thật” không chạy theo thành tích. Muốn thế học sinh phải hiểu bài, làm được bài, tức là các em không phải là học sinh yếu kém. Muốn vậy thầy cô phải có sự đổi mới không ngừng về phương pháp cũng như hình thức dạy học. Giáo viên phải luôn làm mới mình trước học sinh. Việc dạy học hiện nay không phải cung cấp kiến thức cho học sinh một cách rập khuôn, mà cung cấp cho học sinh các phương pháp học tập để học sinh tự tìm ra kiến thức một cách tích cực. Đối với học sinh yếu kém thì việc học tập, tiếp thu kiến thức của các em là vấn đề rất quan trọng. Do đó chúng ta phải làm như thế nào để các em học 2 cho có hiệu quả cao, phát huy hết năng lực vốn có của mình. Tạo cho học sinh một môi trường thân thiện, gần gũi từ đó giúp học sinh ham thích học tập, để học tập càng có tiến bộ. Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh như vậy, tôi rất mong muốn có những sáng kiến về rèn luyện và giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ. Vì thế tôi đã nghiên cứu và đã vận dụng các giải pháp cho học sinh lớp tôi làm chủ nhiệm đạt hiệu quả khá cao. Sau đây tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Công tác giúp đỡ học sinh yếu kém có hiệu quả” hướng tới mục tiêu hằng năm không còn học sinh yếu kém trong lớp, trong khối cũng như trong trường của tôi nói riêng và của ngành giáo dục huyện nhà nói chung. B. NỘI DUNG 1. Thực trạng học sinh yếu kém của trường, của lớp Năm học 2013 – 2014, trường Tiểu học Phong Thạnh Tây A có số học sinh yếu đầu năm là: 123 em /5 khối lớp. Lên lớp sau thi lại năm học trước là: 12 em, còn lại 07 em là HS lưu ban phải học lại các lớp ở năm học này. Đầu năm học 2013 - 2014 theo tham khảo với các tổ và tham mưu với BGH nhà trường thì hiện có: 123 học sinh yếu rải đều các môn học chiếm tỉ lệ 26.45 % so tổng số học sinh toàn trường. Trong đó khối lớp 4 có học sinh yếu kém khá cao so với các khối lớp khác. Cụ thể: toàn trường có 123 học sinh yếu thì khối lớp 4 có 26 học sinh yếu kém đạt tỉ lệ 21.13%. Số học sinh yếu kém của khối 4 thì được sắp xếp học cùng một lớp theo sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, BGH nhà trường phân công tôi làm công tác chủ nhiệm, giảng dạy lớp 4 này với 26 học sinh có học lực yếu và 12 học sinh học lực trung bình. Số liệu cụ thể: Bảng 1: Chất lượng khảo sát đầu năm học: 2013-2014 TIEÁNG VIEÄT GIOÛI KHAÙ % TB SL % TOAÙN YEÁU SL % GIOÛI SL % SL SL 0 0 04 10.5 18 47.4 16 42.1 0 KHAÙ TB % YEÁU % SL % SL SL % 0 0 0 12 31.5 26 68.5 3 Sau Hội nghị CB- CNVC đầu năm, tôi tiến hành xây dựng kế hoạch phụ đạo HS yếu của lớp, đứng trước thực tế khó khăn trên tôi hết sức lo lắng về hiệu quả của công tác phụ đạo HS yếu. Khi nhận lớp chủ nhiệm, qua 3 tuần thực dạy và kiểm tra chất lượng đầu năm tôi nhận thấy sự yếu kém của học sinh lớp qua những biểu hiện sau đây: a. Có nhiều lỗ hổng kiến thức, kĩ năng: Nhiều em chưa thuộc bảng nhân chia, thậm chí có em không thực hiện được phép tính cộng trừ có nhớ..., đọc chữ còn chậm, thực hành các bài tập Tiếng Việt còn hạn chế, cách đặt câu, viết văn còn lủng củng… b. Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm : Với cùng một khoảng thời gian hình thành kiến thức mới, trong khi các học sinh khác đã hiểu bài, biết vận dụng kiến thức thì học sinh kém vẫn chưa biết vận dụng để thực hành kĩ năng. Trong khi luyện tập thực hành, các học sinh khác đã hoàn thành hết các bài tập theo chuẩn, có em còn làm hết các bài tập trong sách giáo khoa thì học sinh kém mới chỉ giải được một bài hoặc một hai phần trong bài học... c. Phương pháp học tập chưa tốt: Một số em không thuộc công thức, quy tắc; chưa đọc kĩ yêu cầu để phân biệt cái đã cho và cái phải tìm đã vội bắt tay thực hành; không chịu thử lại sau khi làm tính, luôn tẩy xoá trong bài làm. Nhiều em không chịu làm ra nháp hoặc làm bài nháp cẩu thả gây ra sự lộn xộn nhầm lẫn khi làm bài vào vở. d. Năng lực tư duy yếu: Tư duy thiếu linh hoạt : Nghe giáo viên phân tích giảng giải, học sinh yếu không biết khái quát, không biết tư duy nên không nhớ trình tự để thục hành. Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm. Khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, sử dụng ngôn ngữ lúng túng, nhiều chỗ lẫn lộn. e. Biểu hiện bề ngoài là thái độ thờ ơ đối với học tập, ngại cố gắng, thiếu tự tin, ngay cả khi làm đúng bài tập, giáo viên hỏi cũng lại ngập ngừng không tin mình làm đúng bài tập. Thái độ trong lớp thụ động. Có thể thấy rõ đặc điểm này 4 khi các em thực hành các bài tập hoặc trả lời câu hỏi. Vì vậy kết quả học tập thường xuyên dưới trung bình. 2. Thực trạng và những mâu thuẫn: Trường Tiểu học Phong Thạnh Tây A là trường thuộc vùng nông thôn, dân trí còn thấp, số hộ nghèo còn nhiều. Trong cuộc sống hàng ngày các em còn phải phụ giúp cha mẹ công việc gia đình. Trình độ học sinh trong một lớp không đồng đều số em khá giỏi thì rất ít hầu như không có, em yếu kém thì nhiều. Việc giáo dục con cái phụ huynh thường khoán trắng cho nhà trường. Hoặc là giáo dục không đúng phương pháp làm ảnh hưởng nhiều đến nhân cách của các em. Trong nhiều năm qua có rất nhiều em trong trường học yếu kém, các em không thích đến trường, tới lớp. Nhiều em rất run sợ khi gặp thầy cô, thụ động trong giờ học, thiếu sự ham học, làm cho các em không phát huy hết được khả năng học tập của mình. Việc phụ đạo giúp đỡ học sinh yếu kém tuy đã được giáo viên và nhà trường quan tâm nhưng sự tiến bộ của các em vẫn chưa cao. Trong giảng dạy giáo viên chi tập trung giảng dạy theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Dạy chung cho cả lớp chưa có thời gian giúp đỡ học sinh yếu. Còn để học sinh yếu bên lề lớp học, làm cho học sinh yếu càng yếu hơn. Cơ sở vật chất nhà trường đã được bảo đảm chuẩn, nhà trường có đầy đủ đồ dùng dạy học, nhưng việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên trong từng tiết dạy chưa thật sự có hiệu quả. 3. Thực trạng của các nguyên nhân yếu kém: Hiện nay học sinh yếu kém của lớp rất nhiều, vậy để học sinh yếu tiến bộ thì trên lớp học sinh phải hiểu bài, và thực hành các kĩ năng được. Muốn vậy giáo viên phải cần phải nhận diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém và tìm các biện pháp giúp đỡ các em. a. Về phía học sinh : - Học sinh ham chơi bỏ bê việc học tập. 5 - Bị mất kiến thức do bị bệnh … hoặc do một nguyên nhân nào đó mà học sinh không đi học được… khi học những bài học sau không hiểu từ đó sinh ra chán học, dẫn đến học tập yếu kém. b. Do giáo viên: - Còn một số GV dạy học còn dàn trải và nâng cao kiến thức cho học sinh một cách tùy tiện. - Tốc độ giảng dạy kiến thức mới và luyện tập còn nhanh khiến cho học sinh yếu kém không theo kịp. - Một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, chưa thật sự “giúp đỡ” các em thoát khỏi yếu kém. Từ đó các em cam chịu, dần dần chấp nhận với sự yếu kém của chính mình không tự vươn lên... c. Về phía phụ huynh: - Do gia đình vì một lí do nào đó (về kinh tế, tình cảm vv...) không quan tâm đến sự học hành của con cái. Phó mặc mọi việc cho nhà trường. Dẫn đến các em không có ý thức tự giác trong học tập. - Do trong gia đình có sự thay đổi lớn như: bố mẹ li dị, hay cãi vã đánh nhau, gia đình tan vỡ vv… Làm cho trẻ bị thay đổi về tâm lí dẫn đến chán học… - Một số cha mẹ quá nuông trìu con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh lười học xin nghỉ để làm việc riêng (như đi chơi hay đi du lịch...) cha mẹ cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần căn bản...và rồi yếu kém! - Một số nguyên nhân khác… Qua đó cho thấy nguyên nhân làm cho học sinh yếu kém rất đa dạng. Nên việc giúp đỡ cho học sinh yếu kém học tốt hơn cũng rất đa dạng và đầy khó khăn. Để đổi mới phương pháp dạy học sinh yếu kém thì việc đầu tiên giáo viên luôn quan tâm đến việc tạo sự hứng thú cho học sinh trong học tập, tạo sự ham thích trong học tập, ham thích được đi đến trường. 6 4. Các bước để xác định đối tượng học sinh yếu kém của lớp: a. Bước 1: Xác định đối tượng học sinh yếu kém: Giáo viên tiến hành kiểm tra khảo sát lựa chọn chính xác đối tượng: Cần chú ý có hai loại đối tượng là: Đối tượng mở rộng và đối tượng tập trung. * Đối tượng mở rộng: là đối tượng thuộc dạng học yếu trong một giai đoạn, một khoảng thời gian nhất định, với sự giúp đỡ kịp thời của giáo viên những HS này có khả năng tự thoát khỏi dạng học yếu trong một khoảng thời ngắn. * Đối tượng tập trung (đối tượng chính): là những HS yếu thật sự không có khả năng theo kịp kiến thức của bài học, hoặc bị hạn chế ở một hay nhiều kĩ năng cơ bản không có khả năng tự thực hiện yêu cầu của bài học. Số HS thuộc đối tượng này phải được giáo viên quan tâm giúp đỡ trong thời gian dài và xuyên suốt trong quá trình dạy học mới có thể theo kịp được cùng các bạn. Nói cụ thể hơn là giáo viên cần xác định kỹ hơn HS mình bị yếu ở điểm nào. Đây là bước hết sức quan trọng để tiến hành các bước tiếp theo. b. Bước 2: Tìm nguyên nhân: Từ việc đã xác định được đối tượng giáo viên phải tiến hành điều tra và xác định được nguyên nhân nào dẫn đến việc học yếu. Qua việc tìm hiểu, điều tra, kiểm tra, quan sát, đi thực tế…. Chúng ta phải xác định rõ nguyên nhân dẫn đến học yếu của từng em. Đây là bước quan trọng để có thể lựa chọn đúng giải pháp giúp các em học tiến bộ hơn. Trong lớp tôi chủ nhiệm tôi thấy có số nguyên nhân có thể dẫn đến việc HS học yếu: . Do lơ là trong học tập. . Do bị hụt hẫng một số kiến thức, kĩ năng cơ bản. . Do ham chơi, lười học. . Do không thích thầy cô. . Do gia đình thiếu quan tâm, hoàn cảnh gia đình quá khó khăn phải phụ làm thêm với cha mẹ không có thời gian học ở nhà. . Do ảnh hưởng tâm lý. . Do ảnh hưởng từ bạn bè. 7 Việc xác định nguyên nhân là cả một quá trình vô cùng khó khăn và phức tạp nhưng đó chính là điều kiện không thể thiếu để lựa chọn giải pháp giáo dục phù hợp cho từng đối tượng mà tôi đã tìm được nguyên nhân. c. Bước 3: Lựa chọn và ứng dụng các kinh nghiệm, giải pháp giáo dục HS. - Tất cả có 3 nhóm giải pháp chính, nhưng khi lựa chọn và áp dụng thì đó lại là sự đan xen, phối hợp, hỗ trợ cho nhau tùy theo nguyên nhân dẫn đến học yếu của HS. Chính vì vậy giải pháp là từ chính HS mà ra, tức là HS yếu gì? Nguyên nhân từ đâu mà ta đề ra giải pháp thích hợp. Do đó tìm đúng đặc điểm và nguyên nhân dẫn đến học yếu, là yếu tố quyết định cho việc lựa chọn các nhóm giải pháp khắc phục vấn đề học yếu của HS. c.1 . Nhóm giải pháp kích thích thái độ học tập của HS: Đây là nhóm giải pháp mang tính cơ bản và quan trọng nhất nó phù hợp với hầu hết các đối tượng HS, do nhiều nguyên nhân yếu. Thực vậy trong quá trình giảng dạy mỗi giáo viên đều ý thức được rằng “Tác phong học tập có quyết định rất lớn trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của HS.” Sử dụng lời động viên, khen ngợi hợp lí: Là con người, ai cũng thích được khen và cố gắng để xứng đáng với lời khen đó.Trong mỗi chúng ta ai cũng có nhiều kỉ niệm đẹp về một thời đi học, mà có lẽ lời khen của thầy cô là kỉ niệm đẹp nhất và sâu sắc nhất. Chính vì vậy lời khen thật lòng, đúng lúc là phương thuốc, là giải pháp tối ưu nhất để kích thích thái độ học tập của HS. Nhưng cũng cần chú ý khi sử dụng lời khen phải đúng lúc, đúng chỗ và đảm bảo phải xuất phát tự đáy lòng. Biết chọn vào đúng ngay sự cố gắng, đúng năng khiếu, đúng ngay những tiến bộ mà HS vừa cố gắng đạt được, tránh lạm dụng lời khen biến chúng thành lời nói bình thường và trở nên nhàm chán. Sự việc gì cũng khen, một buổi học ai cũng được khen, khen như vậy không gây được xúc cảm với HS, mà trái lại còn làm cho các em cảm thấy bình thường không phát huy được khả năng của HS. c.2. Nhóm giải pháp thực hiện ngay trên giờ dạy và giờ tổ chức phụ đạo: Đây là nhóm giải pháp có ý nghĩa trực tiếp và xác thực trong quá trình phụ đạo HS yếu. Như đã nói ở trên, muốn phụ đạo đạt hiệu quả phải tìm được 8 nguyên nhân mới đưa ra được giải pháp cụ thể. Quá trình dạy học là quá trình đi từ cái HS đã có đến cái chúng ta muốn có ở HS. Nên việc đầu tiên là cần kiểm tra và xác định HS đạt ở mức độ nào, đã có những kiến thức, kĩ năng nào, ta cần cung cấp nội dung cho HS ở mức độ là phù hợp với vùng phát triển gần trong tư duy của trẻ. Trong giờ dạy hằng ngày trên lớp giáo viên phải thiết kế giáo án bằng hệ thống câu hỏi hết sức rõ ràng, vừa sức với HS yếu; câu hỏi phải được chia nhỏ đến mức HS yếu mà bằng kinh nghiệm của mình có thể trả lời được. Ngay trong giờ học cần quan tâm HS yếu giúp các em cơ bản nắm được kiến thức và kĩ năng mới. Giáo viên được ví như một người huấn luyện viên trưởng. Vì vậy cần thiết lập danh sách học sinh yếu phân loại. Kế hoạch dạy phụ đạo cho học sinh yếu không nên dạy những vấn đề hoặc những kiến thức của lớp đó mà có thể dạy kiến thức của lớp dưới. Thường xuyên tích hợp giáo dục các kĩ năng sống giúp các em có ý thức học tập tốt hơn. c.3. Nhóm giải pháp kết hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục: * Kết hợp với gia đình: Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục con người tốt nhất. Chính vì vậy giáo viên phải thường xuyên liên hệ gia đình, gặp riêng phụ huynh những HS yếu để cùng thảo luận giải pháp giúp các em học tập tốt hơn. Cụ thể nên hướng dẫn cha mẹ HS cách dạy và nội dung dạy phù hợp; phụ huynh biết quản lí thời gian học ở nhà của các em bằng thời gian biểu hằng ngày; quản lí giờ chơi của học sinh; yêu cầu gia đình tạo mọi điều kiện cho các em tham gia học tập tích cực và tự học; gia đình phải kịp thời động viên, đôn đốc con em đi học chuyên cần. Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con trước khi đến trường. * Kết hợp với các lực lượng giáo dục khác: - Trong nhà trường: giáo viên phải thường xuyên liên hệ và báo cáo với ban giám hiệu để theo dõi và chỉ đạo kịp thời, trao đổi cùng tổ chuyên môn, đồng thời phải phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể khác như Đội, Đoàn, Công đoàn… để cùng nhau tìm ra biện pháp giáo dục các em. 9 - Các lực lượng xã hội khác: Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, các tổ chức từ thiện xã hội kịp thời giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn, động viên các em an tâm học tập, tránh trường hợp bỏ học do học yếu và gia cảnh quá khó khăn. d. Bước 4: Kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm: Việc đánh giá năng lực học tập của HS là việc làm thường xuyên và liên tục mà đặc biệt là đối với học sinh yếu còn phải thực hiện nhiều hơn. Chúng ta đánh giá HS không phải chỉ để xếp loại mà chủ yếu là để đánh giá lại phương pháp tổ chức dạy của chúng ta có đạt hiệu quả hay không, nội dung dạy học cho các em học yếu có phù hợp chưa. Từ đó giáo viên có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Mặt khác đánh giá còn để giáo viên xác định đúng đối tượng HS yếu và tìm ra được nguyên nhân để giáo dục tốt hơn. 5. Một số biện pháp, lập kế hoạch dạy học sinh yếu kém: * Thống kê, lập kế hoạch dạy học sinh yếu kém: Ngay từ đầu năm học tôi thống kê được số lượng học sinh yếu kém và đã tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém đó ở học sinh. Tôi phân loại học sinh yếu kém theo những nguyên nhân chủ yếu và có kế hoạch giúp đỡ thích hợp với từng học sinh. Bản thân tôi đã xác định được mức độ học sinh yếu kém, như các em yếu môn gì ?… kiến thức gì ?… Tôi đã có một bộ hồ sơ cá nhân để theo dõi từng em học sinh yếu ở lớp mình… biện pháp đã đề ra, sự chuyển biến của học sinh theo từng tháng… * Một số biện pháp dạy học sinh yếu kém: Từ việc phân loại và lập kế hoạch để thực hiện công tác phụ đạo học sinh yếu kém trong lớp, tôi đề ra một số biện pháp như sau: a. Biện pháp dạy học sinh yếu kém bằng tình thương: Để giúp đỡ học sinh yếu kém giáo viên phải biết sử dụng lời nói, cử chỉ, tổ chức các hoạt động dẫn dắt các em vào bài học, giúp các em yêu mến bạn bè, trường lớp, thầy cô...Giáo viên muốn học sinh ham thích học thì trong tiết dạy 10 điều cần thiết là phải thể hiện được tác phong sư phạm mẫu mực, gần gũi, ân cần với học sinh. Tôn trọng và đối xử công bằng với học sinh. Trong giảng dạy giáo viên lưu ý lời nói phải nhẹ nhàng, giữa giáo viên và học sinh luôn có sự ăn ý nhịp nhàng, khi giảng bài giáo viên phải luôn quan sát học sinh trong lớp, đặc biệt những em học yếu hay nghịch ngợm. Mỗi lần học sinh có ý kiến nếu trả lời sai thì phải giúp học sinh hiểu cái sai, không nên để cho học sinh ngồi xuống mà không biết mình sai điểm nào, đừng để học sinh bị mất mặt trước mặt bạn bè, làm trò cười cho lớp học. Không sử dụng thước làm công cụ đánh đập học sinh, sử dụng thước nhẹ nhàng tránh việc gõ thước quá mạnh làm học sinh giật mình. Biết động viên, khích lệ học sinh dù các em chưa thật sự tiến bộ hay tiến bộ rất chậm. Giáo viên biết sử dụng năng khiếu của mình làm tiết học thêm sinh động. Ví dụ: Tìm những câu truyện vui kể cho các em, hay pha một vài câu hài hước để học sinh cảm thấy thoải mái... Một tiết học mà học sinh hoạt động vui vẻ, có tiếng cười sẽ có hiệu quả hơn những tiết học mà học sinh quá nghiêm túc. Để các em yếu kém mạnh dạn hơn thì giáo viên phải biết yêu thương, gần gũi, tạo sự thân tình để các em hòa đồng vào môi trường học tập ở trường lớp. Để từ đó các em có ấn tượng tốt với trường lớp, thầy cô mà ham thích học tập. Giáo viên phải biết gần gũi tâm sự, với trò chuyện với những học sinh yếu đặc biệt những em nhút nhát. Làm cho các em thấy thầy cô luôn quan tâm đến mình, không ghét bỏ mình và các em thêm gần gũi, yêu mến thầy cô, tự tin vào bản thân mình. Đối với những em còn thiếu tự tin thì giáo viên nên tìm lấy một ưu điểm nào đó của các em để khen ngợi động viên. Hãy luôn khen học sinh, cố tìm ưu điểm dù nhỏ nhất để khen. Ngoài ra cuối học kì tôi tham mưu với BGH nhà trường tổ chức khen thưởng cho các em học yếu mà học tập có tiến bộ. Nhằm động viên các em có thêm hứng thú trong học tập, tránh tình trạng chỉ khen thưởng cho học sinh khá giỏi... b. Biện pháp giúp học sinh yếu kém học tích cực ; 11 Muốn học sinh học tập có tiến bộ trước hết giáo viên phải biết cách tổ chức để học sinh ham thích học tập. Muốn học sinh ham thích học thì phải tổ chức được tiết học tích cực cho học sinh. Ham thích học và học tích cực là hai yếu tố tác động qua lại với nhau giúp cho học sinh học tập có kết quả tốt, phát huy được khả năng học tập cao nhất. Trong giảng dạy, nên cố gắng làm sao trong giờ học, cho học sinh yếu kém hoạt động càng nhiều càng tốt. Làm sao cho nhiều em được lên bảng, được nói, được làm bài, được thực hành được thể hiện mình. Trong tiết dạy giáo viên nói nhiều thì kiến thức các em tiếp thu được sẽ chẳng bao nhiêu. Nhưng khi cho các em lên bảng tự làm, tự thực hành thì các em mới khắc sâu kiến thức qua đó cũng kích thích sự ham học ở học sinh. Kiến thức nào học sinh yếu có thể làm được thì giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm, không nên để học sinh khá giỏi làm hết. Giáo viên tổ chức trong một tiết học để tất cả các em trong một giờ học đều tham gia tích cực đặc biệt những em học yếu, nhút nhát giáo viên cần cho các em đó tham gia vào một hoạt động tập thể, rồi dần dần cho các em thể hiện một mình. Hay cho một số em nào mạnh dạn, tự tin lên trước rồi sao đó mới cho các em rụt rè, nhút nhát như lên sau. Có như vậy các em yếu lên sau mới bình tĩnh được. c. Biện pháp giao việc cho học sinh yếu kém. Để học sinh yếu kém học tập có kết quả giáo viên cần cho học sinh thấy các em luôn được thầy cô tin tưởng, thương yêu, được làm việc có ích cho trường, lớp thầy cô bằng cách giao việc cho các em làm. Giáo viên thường xuyên tìm những việc nhỏ, thích hợp hàng ngày ở lớp để giao các em làm. Đặc biệt những học sinh yếu lại có tính nhút nhát, rụt rè để các em mạnh dạn, gần gũi thầy cô hơn. Và các em này sẽ rất vui, rất tự hào và cảm thấy mình đã làm việc có ích và từ đó học tập được tốt hơn. 12 Trong giảng dạy ở lớp cũng vậy giáo viên cũng phải biết giao cho các em học yếu bài tập ở lớp cũng như về nhà, lưu ý là ở mức độ vừa phải tránh ngay lúc đầu đưa ra một lượng kiến thức quá lớn khiến các em thấy việc học quá nặng nề. Do đó giao bài về nhà cho các em thì lần đầu bài tập nên ít và dễ sau đó nâng dần số lượng và độ khó lên. Khi giao việc giáo viên phải biết được việc đó các em làm được không quá sức, và phải kiểm tra thường xuyên việc thực hiện ở các em. Tránh các trường hợp học sinh nhờ bố mẹ hay bạn bè làm giúp, phải khen ngợi khi em hoàn thành công việc...Tránh không kiểm tra công việc đã giao... d. Biện pháp dạy học sinh yếu kém theo nhóm đối tượng Để giúp đỡ học sinh yếu kém học tập tốt hơn thì giáo viên cần phải dạy học theo nhóm đối tượng. Theo đó, giáo viên sẽ phải phân loại lớp học thành các nhóm học sinh yếu, trung bình, khá, giỏi, để có phương pháp hướng dẫn, giao bài tập và kiểm tra phù hợp. Giáo án không soạn chung cho cả lớp mà phải soạn theo hướng phân hóa đối tượng học sinh. Thông thường trong tiết dạy giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm cố định từ 6 - 8 em mà không theo đối tượng. Thì khi hoạt động chỉ có 1 - 2 em giỏi là tích cực làm hết công việc, còn các em khác thì thụ động, không tham gia. Nên không thể nắm được bài dẫn đến không hiểu bài được. Lâu dần các em này trở nên thụ động, mất sự tự tin vào bản thân dẫn đến chán học. Bởi vậy yêu cầu giáo trong tiết dạy phải chia nhóm theo từng đối tượng, có từng dạng câu hỏi phù hợp cho từng nhóm đối tượng và quan tâm nhiều hơn các em yếu kém. Nên để các em yếu kém có cơ hội thảo luận, được phát biểu, được thể hiện ý kiến mình, trước bạn bè và trước lớp. Và khi phân nhóm theo đối tượng với yêu cầu phù hợp thì các em thường ngày học yếu không dám thảo luận nay sẽ tự làm bài, tự thực hành các kĩ năng, từ đó giúp các em hoạt động tích cực hơn, ham học hơn. Trong các tiết phụ đạo buổi chiều giáo viên phải dạy theo từng nhóm đối tượng. Vì không làm như thế thì các em yếu sẽ không nắm được kiến thức bài và giáo viên cần tập trung nhiều thời gian cho việc rèn học sinh yếu hơn, với 13 phương châm “Thà trường có ít học sinh giỏi còn hơn có một học sinh yếu kém” Trong khi dạy cần dành nhiều thời gian tới học sinh yếu để giúp các em hiểu bài, nắm chắc kiến thức tại lớp, lấy lại kiến thức cũ… e. Phương pháp giảm độ khó của câu hỏi phù hợp với học sinh yếu kém. Trong tiết dạy giáo viên nên quan tâm đến các em yếu hay nhút nhát, không dám xung phong lên bảng. Giáo viên phải tìm được câu hỏi dễ để gọi các em trả lời và sau đó cho cả lớp tuyên dương để động viên các em. Phải biết đặt câu hỏi theo từng đối tượng, đối với học sinh yếu tránh tình trạng câu hỏi quá khó, các em khó xác định đúng, sai, suy luận nhiều. Làm cho các em ngập ngừng không mạnh dạn phát biểu. Trong một giờ học giáo viên nên đổi một số câu hỏi trong sách thành những câu hỏi dạng trắc nghiệm, hay câu hỏi có gợi ý để các em yếu kém dễ dàng trả lời. Ngoài ra đối với học sinh yếu giáo viên nên đưa ra những câu hỏi dạng tái hiện lại kiến thức. Đó là những câu hỏi gồm những kiến thức đã học rồi học sinh chỉ nhớ lại và trả lời. Hoặc để giúp học sinh yếu tích cực trong học tập thì giáo viên nên hỏi những câu hỏi mà phần trả lời có sẵn trên sách giáo khoa. VD: như tìm từ, tìm câu văn…trong môn tập đọc. Trong môn toán thì : Bài toán cho biết gì? Hỏi gi?... f. Biện pháp dạy theo trình độ của học sinh: Hiện nay trong một lớp, học sinh có rất nhiều trình độ khác nhau. Ví dụ: học sinh lớp 4 học yếu toán (chỉ có khả năng làm toán ở lớp 2 hoặc lớp 3). Hoặc yếu Tiếng Việt (mức độ đọc, hay viết văn ở mức lớp 2, 3). Đối với những em này chúng ta không thể cho các em học lại lớp dưới. Nhưng nếu dạy theo chương trình lớp 4 thì các em không hiểu bài, không làm được bài sinh ra chán học. Do đó giáo viên khi dạy học ngoài chương trình chung của khối cần phải dạy kiến thức lớp dưới cho từng em để các em hiểu bài dù đó là bài ở lớp dưới. Học sinh học yếu chủ yếu là do các em hụt hẫng kiến thức dẫn đến không hiểu bài. Dù giáo viên có tạo được sự ham thích học tập ở các em nhưng khi 14 không hiểu được bài thì niềm ham thích đó cũng không còn… Mà sự hụt hẫng kiến thức của các em không giống nhau trong từng lớp học. VD: em yếu môn đọc, em yếu môn chính tả, em yếu môn toán… Trong những em yếu môn toán thì sự mất kiến thức cũng không giống nhau, em yếu dạng toán đố, em yếu dạng toán hình… và mức độ yếu cũng khác nhau… Vì vậy khi đã xác định được trình độ ở các em rồi thì giáo viên nên có kế hoạch dạy theo trình độ từng em. Để việc dạy theo trình độ từng em không ảnh hưởng chung cả lớp thì giáo viên nên tiến hành vào tiết ôn luyện hoặc tiết phụ đạo. Hoặc khi giao bài về nhà cho các em. Còn các tiết dạy học chính khóa thì giáo viên nên đến giúp đỡ từng em… g. Biện pháp thư giản (vui chơi) trong các tiết học: Trong học tập có rất nhiều môn học khô khan, nặng về kiến thức như Toán, Tập làm văn, Chính tả vv…Đối với học sinh thường không có hứng thú học những môn này. Như vậy để tạo được sự hứng thú, ham thích việc học ở học sinh yếu giáo viên cần tăng cường các trò chơi, hình thức học tập sinh động trong tiết học. Khi tổ chức một trò chơi thì học sinh yếu sẽ tham gia hết mình và qua trò chơi giáo viên giúp học sinh nắm được kiến thức, hiểu được bài hơn. Ngoài các trò chơi giáo viên cần tổ chức các hình thức học tập sinh động khác để giúp học sinh yếu có hứng thú trong học tập như đóng kịch, phỏng vấn… Trong các tiết ôn tập, tiết phụ đạo thì giáo viên phải tổ chức giờ học sinh động, vui tươi như vậy mới mang được hiệu quả cao. Nhiều hình thức học tập sinh động khi tổ chức không nên cầu kì quá dẫn đến mất thời gian, tốn kém… giáo viên nên chọn các hình thức học tập đơn giản nhưng mang hiệu quả cao… Trong thời gian chuyển tiết giữa các môn học giáo viên cần phải dành từ 5-7 phút cho học sinh vui chơi (chơi trò chơi, múa hát, kể chuyện, đóng kịch, thi đố…). Để tạo cho học sinh những giây phút thư giãn giữa các tiết học, tạo cho các em sự hưng phấn, thoải mái trở lại sau giờ học căng thẳng…Để tổ chức trò chơi và các hình thức học tập sinh động khác giáo viên lưu ý phải để cho học 15 sinh yếu kém tham gia, giáo viên phải chủ động được trong hình thức học tập đó học sinh yếu có thể tham gia ở phần nào. h. Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp : Để giúp đỡ học sinh yếu kém ngoài các tiết học chính khóa, giáo viên cần thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Như tiết sinh hoạt lớp các hoạt động ngoài trời… Trong tiết sinh hoạt lớp giáo viên có thể tổ chức tuyên dương các em học yếu (dù đó là những tiến bộ nhỏ nhất) nhằm làm cho các em có thêm hứng thú trong học tập và để cho các em thấy mọi nổ lực các em luôn được giáo viên và bạn bè đánh giá cao. Giáo viên cần phối hợp với tổng phụ trách đội tổ chức các hội thi giữa các lớp để giúp các em lấy lại kiến thức… Chú ý nội dung thi chỉ dành cho học sinh yếu và câu hỏi đơn giản các em có thể trả lời được. Tránh các cuộc thi chỉ có các em giỏi tham gia… Qua cuộc thi giúp các em ôn lại kiến thức và giúp cho các em yếu ham học hơn. Phối hợp với tổng phụ trách tuyên dương các em yếu kém có tiến bộ qua buổi chào cờ…Hoặc giáo viên có thể tổ chức cho lớp mình hoạt động độc lập. Giáo viên có thể soạn một số câu hỏi (Nội dung câu hỏi là các kiến thức các em chưa nắm bắt được) giao cho các em yếu đại diện cho các tổ về học và tìm hiểu để hôm sau lên thi…Và khi nhận trách nhiệm này các em yếu sẽ cố gắng học để và tìm hiểu để hôm sau lên thi đua với các bạn. Một khi có hình thức thi đua trong các hoạt động sẽ luôn kích thích các em cố gắng và làm những việc hàng ngày các em không làm được… k. Phối hợp với phụ huynh học sinh: Giáo viên phối hợp với phụ huynh trong việc tạo sự ham thích cho học sinh khi đến trường. Hiện nay một số phụ huynh không biết cách giáo dục con cái, thường đánh đập, la mắng khi con em mình mắc phải một lỗi lầm nào đó ở trường lớp (như bị điểm kém, đánh nhau với bạn), làm cho các em sợ sệt, ức chế khả năng học tập, lao động ở các em, giảm đi niềm ham thích học tập. Do đó 16 giáo viên cần trao đổi, hướng dẫn phụ huynh nên tạo điều kiện tốt để cho để con em mình đến trường (bảo đảm thời gian đến trường, sắm dụng cụ học tập, giúp con học ở nhà, cùng vui chơi học tập với con em mình, nhắc nhở con cái giờ học…), khi giáo dục con em nên nhẹ nhàng, cần cho các em hiểu việc đó đúng sai thay vì la mắng trừng phạt. Giáo viên cần hướng cho phụ huynh biết: Đừng cho các em có quá nhiều thời gian tự do một mình mà cha mẹ không biết. Cần liên lạc với giáo viên để biết tình hình của con em mình, như có đến trường không? Có đi lao động không? Có hành vi gì cần sửa chữa vv... Giáo viên và phụ huynh học sinh cần giúp trẻ vượt qua khó khăn để lấy lại kiến thức đã mất, động viên con khi bị điểm kém thì cũng không nên quá chán nản, mà nên tìm ra nguyên nhân để lần sau cố gắng làm bài tốt hơn. Giáo viên thường xuyên thông tin cho phụ huynh có con em học yếu kém để phụ huynh biết. Trao đổi các biện pháp giúp học sinh học ở nhà. 6. Hiệu quả áp dụng: Qua việc thực hiện các biện pháp trên để giúp đỡ học sinh yếu kém. Kết quả cho thấy học sinh ham học hơn, học tập có tiến bộ, năng động trong học tập cũng như sinh hoạt vui chơi. Số lượng học sinh bỏ học giữa chừng vì học yếu, vì chán học không có. Số liệu cụ thể như sau: TIEÁNG VIEÄT GIOÛI SL % KHAÙ SL % TB SL % TOAÙN YEÁU SL % GIOÛI SL % KHAÙ SL % TB SL % YEÁU SL % 10 26.3 15 39.4 12 31.5 1 0.26 12 31.5 11 28.9 14 36.8 1 0.26 Trong công việc giúp đỡ học sinh học yếu kém trong học tập có tiến bộ, muốn thành công hay không thì khi tổ chức nên thực hiện đến nơi, đến chốn. Không nên đầu voi, đuôi chuột để rồi không có kết quả. 17 III. KẾT LUẬN 1. Kết luận: Khi học sinh học yếu kém không những các em hụt hẫng đi kiến thức mà các em còn mất đi sự tự tin, tính năng động... và điều này ảnh hưởng đến cả cuộc sống sau này của các em. Nhiều em vì học yếu kém mà bỏ học... sau này sẽ không có công ăn việc làm tốt đẹp, năng suất lao động thấp kém ảnh hưởng đến đời sống gia đình... Do đó giúp đỡ học sinh yếu kém học tập có tiến bộ là một công việc rất quan trọng của người giáo viên... Đổi mới phương pháp giáo dục học sinh yếu kém học tập có tiến bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay. Nó đáp ứng được việc “Học thật thi thật”, việc “chạy theo thành tích” mà ngành giáo dục đang thực hiện. Thật ra bất cứ hoạt động nào của giáo viên trên lớp cũng đều giáo dục cao, đều giúp cho học sinh ham thích học tập và học tập có tiến bộ. Trong một tiết dạy, trong buổi lao động, buổi nói chuyện, một phong trào hoạt động của đội, của nhà trường đều cung cấp kiến thức cho học sinh, đều có thể giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ hơn. Điều quan trọng là giáo viên có biết cách áp dụng để giúp đỡ học sinh yếu kém hay không? Theo tôi phương pháp hay nhất là chúng ta hãy làm việc hết mình luôn quan tâm đến các em và tự đúc kết lại các kinh nghiệm cho bản thân để năm sau làm tốt hơn năm trước. Việc giúp đỡ học sinh kém học tập có tiến bộ là một công việc lâu dài và tiến hành thường xuyên. Nếu chúng ta chú trọng đến nó sẽ mạng lại lợi ích rất lớn cho công tác giáo dục. 2. Bài học kinh nghiệm : Để việc giúp đỡ học sinh yếu kém có kết quả hơn, theo tôi, chúng ta cần phải tiến hành một số công việc sau: a. Ngay từ đầu năm học, sau khi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn cần phối hợp phân tích, đánh giá kết quả đạt được của học sinh để đưa ra các dự báo về học sinh yếu kém. Cần phải nhận 18 diện học sinh yếu kém, phát hiện các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém trước khi tìm các biện pháp giúp đỡ các em. b. Các biện pháp giúp đỡ học sinh yếu kém được tôi nghiên cứu một cách tỉ mỉ, và đúc kết từ kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi cho giáo viên trong trường sử dụng nhằm hạn chế dần tình trạng học sinh học kém trong các năm học tới. Một số phương pháp, biện pháp có thể sử dụng hiệu quả là: - Biện pháp xác định nguyên nhân, lập kế hoạch dạy học sinh yếu kém; - Biện pháp dạy học bằng tình thương; - Biện pháp giúp học sinh yếu học tích cực ; - Biện pháp giao việc cho cho học sinh yếu kém; - Biện pháp dạy học sinh yếu theo nhóm đối tượng; - Biện pháp giảm độ khó của câu hỏi phù hợp với học sinh yếu; - Biện pháp dạy theo trình độ của học sinh; - Biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp : - Biện pháp thư giản (vui chơi) trong các tiết học; c. Cả gia đình, nhà trường và xã hội phải chia sẻ trách nhiệm trong công tác khắc phục tình trạng học sinh yếu kém (không nên đổ lỗi hoặc giao hẳn trách nhiệm cho giáo viên). 3. Đề xuất, kiến nghị: BGH các trường cần quan tâm đến việc rèn luyện học sinh yếu kém và các cấp cần tổ chức nhiều thảo luận, chuyên đề, hội thảo về học sinh yếu kém. Hiện nay các trường gần như không có phòng riêng để phụ đạo học sinh yếu kém. hoặc có là sắp xếp để giáo viên có điều kiện tổ chức dạy phụ đạo.Vì vậy các cấp có thẩm quyền cần đầu tư xây dựng thêm phòng học để trường có điều kiện phụ đạo học sinh yếu kém có hiệu quả hơn. Các cấp cần biên soạn tài liệu, phương pháp, kinh nghiệm dạy học sinh yếu kém tập hợp thành tài liệu phổ biến cho các giáo viên. 19 Chinh quyên địa phương, các tổ chức đoàn thể ngoài xã hội thường xuyên quan tâm, hỗ trợ cho những học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn học yếu kém nhiều hơn nữa để giúp các em vươn lên trong học tập. Phong Thạnh Tây, ngày 19 tháng 3 năm 2014 Người viết đề tài Hồ Văn Lo 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất