Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác địa chí tại thư viện tỉnh hưng yên...

Tài liệu Công tác địa chí tại thư viện tỉnh hưng yên

.PDF
8
837
146

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHOA THƯ VIỆN – THÔNG TIN ------------ CÔNG TÁC ĐỊA CHÍ TẠI THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : Th.S. Nguyễn Tiến Hiển Sinh viên thực hiện : Lương Đình Sang Lớp : TV 42B HÀ NỘI 1  – 2014   MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 4 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 5 3. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 5. Cấu trúc khóa luận .......................................................................................... 6 CHƯƠNG 1. CÔNG TÁC ĐỊA CHÍ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN ............................................................................................ 7 1.1. Cơ sở lý luận về công tác địa chí ............................................................... 7 1.1.1. Khái niệm tài liệu địa chí. ........................................................................ 7 1.1.2 Phân loại địa chí ......................................................................................... 8 1.1.3 Công tác địa chí trong hoạt động thông tin thư viện.................................. 9 1.1.4 Vai trò của công tác địa chí ...................................................................... 10 1.2 Khái quát về tỉnh Hưng Yên và thư viện tỉnh Hưng Yên ..................... 11 1.2.1 Tỉnh Hưng Yên-diện mạo địa lý-lịch sử-kinh tế-xã hội .......................... 11 1.2.2 Vài nét về thư viện tỉnh Hưng Yên .......................................................... 16 1.3. Tầm quan trọng của công tác địa chí đối với sự phát triển của tỉnh Hưng Yên ......................................................................................................... 25 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊA CHÍ CỦA THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN .......................................................................................... 29 2.1 Xây dựng vốn tài liệu địa chí.................................................................... 29 2.1.1 Sưu tầm bổ sung vốn tài liệu địa chí ........................................................ 30 2.1.2 Tổ chức kho tài liệu địa chí ...................................................................... 35 2.1.3 Bảo quản tài liệu địa chí ........................................................................... 40 2.2. Tổ chức bộ máy tra cứu ........................................................................... 42 2    2.2.1 Mục lục địa chí ......................................................................................... 43 2.3 Khai thác tài liệu địa chí phục vụ độc giả ............................................... 61 2.3.1. Phục vụ tại chỗ ........................................................................................ 64 2.3.2 Phục vụ tra cứu tài liệu địa chí (tra cứu chuyên đề) ................................ 66 2.3.3. Tuyên truyền và giới thiệu tài liệu địa chí .............................................. 67 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỊA CHÍ .................................................................................... 74 3.1 Nhu cầu thông tin tài liệu địa chí của độc giả tại thư viện tỉnh Hưng Yên .................................................................................................................... 74 3.2. Nhận xét .................................................................................................... 82 3.3. Phương hướng .......................................................................................... 85 3.4. Một số kiến nghị và đề xuất..................................................................... 88 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 93 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 95 3    MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, nhu cầu về thông tin, tri thức của con người ngày càng cao.Xã hội càng phát triển thì nhu cầu tìm hiểu và giữ gìn bản sắc dân tộc lại càng được chú trọng.Để thực hiện mục tiêu này, trước hết mỗi vùng, mỗi địa phương cần giữ gìn và phát huy sắc thái văn hóa riêng của mình. Từ khi thành lập đến nay thư viện tỉnh Hưng Yên ngày càng được củng cố và phát triển thu hút đông đảo người đọc đến sử dụng thư viện, đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu, công tác và giải trí cho các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên trong tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, góp phần phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cùng với các địa phương khác trong cả nước, tỉnh Hưng yên đang đổi mới về mọi mặt để theo kịp nhịp độ phát triển chung của cả nước. Muốn làm được điều đó, việc nghiên cứu tìm hiểu về địa phương một cách toàn diện, sâu sắc để hiểu rõ thế mạnh và hạn chế, khó khăn của mình là điều hết sức cần thiết và cần được quan tâm đúng mức.Các tài liệu địa chí sẽ là một công cụ đắc lực giúp cho các nhà quản lý lãnh đạo, phát huy được những tiềm năng, vạch ra chiến lược đúng đắn cho địa phương. Thư viện tỉnh, thành phố là trung tâm văn hóa, thông tin khoa học, kỹ thuật ở địa phương. Thông qua các hoạt động địa chí: thu thập, xử lý, tổ chức khai thác thác, phục vụ các tài liệu liên quan đến tỉnh, thành phố không chỉ giúp cho cán bộ và nhân dân hiểu biết toàn diện địa phương của mình về địa lý, lịch sử, truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước, đời sống văn hóa 4    để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Vì vậy công tác địa chí đã trở thành hoạt động đặc thù, một bộ phận không thể thiếu của các thư viện công cộng đặc biệt là thư viện tỉnh, thành phố. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác địa chí nên ngay khi tái lập tỉnh, thư viện tỉnh Hưng Yên đã chú ý thu thập, bổ sung, phục vụ các tài liệu địa chí của thư viện Hưng Yên đến nay còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu của các thành phần bạn đọc ở địa phương. Nhiều vấn đề còn tồn tại cần giải quyết về nguồn kinh phí, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động này. Để hiểu rõ thực trạng công tác địa chí ở thư viện tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua và tìm ra những giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới, qua quá trình tìm hiểu thực tế hoạt động ở thư viện và được sự hướng dẫn tận tình của thày hướng dẫn em mạnh dạn chọn đề tài: “Công tác địa chí tại thư viện tỉnh Hưng Yên” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng công tác địa chí của thư viện tỉnh Hưng Yên: những mặt mạnh và tồn tại từ đó đưa ra những nhận xét và nêu một số kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác địa chí. 3. Đối tượng nghiên cứu Công tác địa chí tại thư viện tỉnh Hưng Yên. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài em đã khảo sát quá trình hình thành và phát triển của công tác địa chí ở thư viện tỉnh Hưng Yên, tiếp cận các văn bản, chỉ thị, nghị quyết…của Đảng và Nhà nước về công tác văn hóa nói chung và sự nghiệp thư viện nói riêng, các tài liệu của Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật của tỉnh, các nguồn tư liệu 5    địa chí của tỉnh và các tài liệu chuyên ngành của công tác địa chí của thư viện đồng thời em cũng tiến hành trao đổi tham khảo ý kiến với cán bộ và bạn đọc thư viện tỉnh Hưng Yên…Tham khảo tại một số thư viện khác để đối chiếu, so sánh, điều tra nhu cầu của bạn đọc địa chí tại thư viện tỉnh Hưng Yên. 5. Cấu trúc khóa luận Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của đề tài bố cục của khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận chia làm 3 chương: Chương 1: Công tác địa chí trong hoạt động thư viện tỉnh Hưng Yên. Chương 2: Thực trạng công tác địa chí trong thư viện tỉnh Hưng Yên. Chương 3: Phương hướng giải pháp nâng cao chất lượng công tác địa chí Bước đầu quen với công tác nghiên cứu khoa học, mặc dù đã có sự cố gắng nhưng do thời gian tìm hiểu còn hạn chế, bản thân người viết lại chưa qua thực tế công tác tại thư viện nên chắc chắn khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thày giáo, cô giáo, các cán bộ thư viện và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thày giáo hướng dẫn khóa luận: thạc sĩ Nguyễn Tiến Hiển, các thày giáo trong khoa thư viện-thông tin và các cán bộ thư viện tỉnh Hưng Yên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 10 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Lương Đình Sang 6    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo công tác thư viện từ năm (2000-2014), thư viện tỉnh Hưng Yên. 2. Báo cáo hội nghị công tác địa chí của thư viện tỉnh, thành phố trong thời kỳ mới (2001), thư viện Quốc gia, Hà Nội. 3. Dương Thị Cẩm (1996), công tác sưu tầm khai thác tư liệu địa chí ở thư viện tỉnh Hải Hưng: Luận văn thạc sỹ, Đại học Văn hoá, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Cần (1994), Công tác địa chí của các thư viện tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng: Luận văn thạc sỹ, Đại học Văn hoá, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Cần (2001), Địa chí văn hoá trong phát triển văn hoá hiện nay, Tạp chí văn hoá nghệ thuật, số 8. 6. Nguyễn Văn Cần (2003), Tập bài nghiên cứu về địa chí văn hoá, Đại học Văn hoá, Hà Nội. 7. Nguyễn Văn Cần (2009), Công tác địa chí trong thư viện: Giáo trình dành cho sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng ngành Thư viện – Thông tin, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 8. Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 9. Nguyễn Tiến Hiển (2011), Quản lý thư viện và trung tâm thông tin: Giáo trình dùng cho sinh viên Đại học và cao đẳng ngành Thư viện-thông tin, Trường Đại học văn hoá, Hà Nội 10. Lê Gia Hội (1993), phân loại tài liệu địa chí: Dùng cho các thư viện công cộng, Nxb Bộ văn hoá thông tin, Hà Nội. 11. Nguyễn Huy (2001), số hoá tài liệu địa chí, xây dựng cấu trúc dữ liệu phục vụ tra cứu đa phương tiện làm phong phú vốn tài liệu địa chí: Tập san thư viện, số 1, tr. 29-33. 12. Lịch Sử Đảng Bộ Hưng Yên (1998), tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 93    13. Nguyễn Thị Tuyết Nga (1992), Mô tả tài liệu thư viện: Giáo trình Đại học thư viện, Trường Đại học Văn hoá, Hà Nội. 14. Tài liệu tập huấn lý luận và thực tiễn biên soạn sách địa chí (1999), Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử, Văn hoá Việt Nam, Hà Nội. 15. Ngô Văn Trụ và Hoàng Kỳ (1990) , Công tác địa chí phục vụ nghiên cứu khoa học góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, Thông tin Khoa học Xã hội Hà Bắc, Hà Bắc. 16. Lê Văn Viết (2000), Cẩm nang nghề Thư viện, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 17. Lê Văn Viết (2002), Một số vấn đề bổ sung tài liệu địa chí của thư viện tỉnh, thành phố, tập san thư viện, (số 2), tr. 13-19. 18. Bùi Văn Vượng (2001), công tác địa chí trong thư viện tỉnh, thành phố thời kỳ mới, số 3, tr. 19-25. 94   
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan