Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ CÔNG NGHỆ MTG METHANOL TO GASOLINE...

Tài liệu CÔNG NGHỆ MTG METHANOL TO GASOLINE

.PDF
15
275
107

Mô tả:

CÔNG NGHỆ MTG METHANOL TO GASOLINE
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DẦU KHÍ VIỆT NAM KHOA DẦU KHÍ BỘ MÔN LỌC – HÓA DẦU ------------ TIỂU LUẬN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ MTG METHANOL TO GASOLINE GV HƯỚNG DẪN SV THỰC HIỆN: TS. Đỗ Chiếm Tài Nguyễn Tiến Dũng Hoàng Trí Dũng Nguyễn Lương Thùy Dương Nguyễn Thanh Hà Ngành: Kỹ thuật Lọc Hóa dầu - K.01 Tháng 11/2015 Tổng Hợp Hữu Cơ Hóa Dầu Tiểu Luận Môn Học 1. 1.1. NGUYÊN LIỆU Tính chất vật lý Methanol là chất lỏng không màu, linh động, dễ cháy, rất độc, tan vô hạn trong nước, tan nhiều trong rựơu, este, tan hầu hết trong các dung môi hữu cơ, tan ít trong chất béo và dầu. Methanol là chất phân cực do vậy nó tan nhiều trong các chất vô cơ phân cực, đặc biệt là các muối. Methanol tạo hỗn hợp đẳng phí với nhiều chất như MTBE, acrylonitrile, hydrocacbon (n-pentane, benzene, toluene…), metyl acetat, xăng,… Hơi methanol tạo với không khí hoặc oxi một hỗn hợp nổ khi bắt lửa. Với CaCl2, methanol tạo CaCl2.4CH3OH, vì vậy không dùng CaCl2 để làm khô methanol. Một số tính chất vật lí khác của methanol được trình bày trong bảng 1-1. Bảng 1-1. Một số tính chất của methanol Đại lượng vật lý Giá trị 64,60C Nhiệt độ sôi Tỉ trọng (101,3kPa) ở : 00 C 0,81 g/cm3 250C 0,78664 g/cm3 500C 0,7637 g/cm3 Giới hạn nổ với không khí 5,5% - 44% Điểm chớp cháy cốc kín 12,20C Điểm chớp cháy cốc hở 15,60C Nhiệt hóa hơi (101,3kPa) Nhiệt cháy (lỏng, 250C) 1.2. 1128KJ/mol -173,65 cal/mol Tính chất hóa học Methanol có công thức phân tử là CH3OH, là rượu đơn giản nhất và độ hoạt động của nó được xác định bởi nhóm chức -OH. Methanol có đầy đủ tính chất của một rượu no đơn chức. Phản ứng của methanol xảy ra qua sự phân cắt liên kết C-O hoặc O-H và đặc trưng bởi sự thay thế H hoặc nhóm OH. Một số phản ứng đặc trưng của methanol: 1.2.1. Phản ứng este hóa với các axit Methanol phản ứng với axit hữu cơ hoặc vô cơ tại nhiệt độ trên 1800C tạo este: Quá Trình Công Nghệ Sản Xuất Gasoline Từ Methanol 1 Tiểu Luận Môn Học Tổng Hợp Hữu Cơ Hóa Dầu 1.2.2. Phản ứng ete hóa Với điều kiện axit H2SO4 đậm đặc và nhiệt độ 1400C, hai phân tử methanol tách một phân tử nước để tạo một phân tử ete: 1.2.3. Phản ứng oxi hóa với O2 Oxi hóa không hoàn toàn: khi có mặt xúc tác CuO và nhiệt độ thích hợp, methanol bị oxi hóa nhẹ tạo thành andehit: Oxi hóa hoàn toàn: ở nhiệt độ cao methanol cháy tạo thành CO2, H2O và tỏa nhiệt: 1.2.4. Phản ứng với kim loại kiềm Methanol phản ứng với kim loại kiềm giải phóng H2: 1.2.5. Phản ứng với anken Đây là phản ứng quan trọng, sử dụng để sản xuất MTBE theo quy mô công nghiệp: 1.3. Các phương pháp sản xuất CH3OH Mặc dù khí thiên nhiên vẫn là lựa chọn hàng đầu trong sản xuất methanol, các nguồn nguyên liệu khác vẫn được sử dụng đặc biệt là than với lợi thế về trữ lượng và giá thành thấp. Tuy nhiên nhược điểm của nguyên liệu than là thải chất thải ra môi trường. Quá Trình Công Nghệ Sản Xuất Gasoline Từ Methanol 2 Tiểu Luận Môn Học Tổng Hợp Hữu Cơ Hóa Dầu Để giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu hóa thạch, nhiều phương pháp mới đang được tiến hành như chuyển hóa trực tiếp methanol từ methane và CO2. 1.3.1. Sản xuất methanol từ syngas Sản xuất methanol từ syngas là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này dựa trên các phản ứng cơ bản: Phương pháp sản xuất này thường được thực hiện dưới áp suất 50-100 atm, nhiệt độ phản ứng từ 200-3000C với xúc tác chủ yếu hiện nay là CuO/ZnO. Methanol sản xuất theo phương pháp này chủ yếu dựa trên quy trình của một số công ty như Jonhson Matthey, Lurgi, MGC, Kellog và một số khác. Điểm khác biệt chủ yếu giữa các quy trình này là thiết kế của thiết bị phản ứng và sự bố trí của xúc tác. Nhược điểm chính của phương pháp này là tiêu tốn nhiều năng lượng, bên cạnh đó ta phải tiến hành oxi hóa nguyên liệu ban đầu thành syngas sau đó mới tiến hành sản xuất methanol. 1.3.2. Sản xuất methanol từ nguồn nguyên liệu khác syngas Nhiều phương pháp sản xuất mới đang trong quá trình nghiên cứu để tận dụng các nguồn nguyên liệu khác ngoài nguyên liệu hóa thạch, tăng hiệu quả kinh tế và đảm bảo nhu cầu năng lượng của thế giới. Các phương pháp mới bao gồm: sản xuất methanol trực tiếp từ methane, CO2, biomass và biogas.  Sản xuất trực tiếp từ methane - Oxi hóa CH4 có tính chọn lọc - Oxi hóa xúc tác CH4 trong pha khí - Oxi hóa CH4 trong pha lỏng - Sản xuất methanol từ dẫn xuất mohohalogen của CH4  Sản xuất methanol từ CO2 - Nguồn CO2 từ khí thải công nghiệp - Nguồn CO2 từ không khí Các phương pháp kể trên đang được nghiên cứu hoặc sử dụng với quy mô nhỏ (như nhà máy sản suất methanol từ biogas tại Berlin, Đức), chưa được sử dụng rộng rãi trên quy mô công nghiệp. Quá Trình Công Nghệ Sản Xuất Gasoline Từ Methanol 3 Tiểu Luận Môn Học 1.4. Tổng Hợp Hữu Cơ Hóa Dầu Ứng dụng Methanol là một trong những nguyên liệu và dung môi quan trọng nhất trong ngành công nghiệp hóa học. Khoảng 70% sản lượng methanol trên toàn thế giới được sử dụng để tổng hợp các hóa chất hữu cơ khác quan trọng như formaldehyde, dimethyl tetraphtalate, MTBE, acid acetic,… Ngày nay, ứng dụng của methanol ngày càng rộng hơn khi hiện nay đã có một số quy trình công nghệ như MTG (methanol to gasoline), MTO (methanol to olefin), sử dụng methanol làm nguồn nguyên liệu chính, từ methanol tổng hợp ra xăng, olefin. Như đồ thị dưới đây biểu diễn thì lượng methanol sử dụng để sản xuất xăng trên thế giới ngày càng tang mạnh. Đến năm 2016 thì sẽ có 10% methanol được sử dụng để tổng hợp xăng và nhiên liệu nặng. Hình 1-1. Biểu đồ các sản phẩm chuyển hóa từ Methanol Methanol được sử dụng như là một dung môi phục vụ cho các ngành công nghiệp pha chế sơn, dung dịch lau kính xe, mực in máy photocopy. Hiện nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 100% methanol cho ngành công nghiệp. Hàng năm, nước ta nhập khẩu từ 50.000 đến 90.000 tấn methanol để đáp ứng nhu cầu của chế biến gỗ, sản xuất keo, tổng hợp propylene và sản xuất formaldehyde. Quá Trình Công Nghệ Sản Xuất Gasoline Từ Methanol 4 Tổng Hợp Hữu Cơ Hóa Dầu Tiểu Luận Môn Học II. CÔNG NGHỆ MTG 2.1. Giới thiệu Đầu thế kỷ XXI, sự tăng cao của giá dầu đã thúc đẩy việc tìm kiếm và phát triển các nguồn nguyên liệu thay thế như khí thiên nhiên, than, cốc dầu mỏ và sinh khối. Trong đó, các quá trình công nghệ chuyển khí thiên nhiên thành nhiên liệu lỏng (GTL – gas to liquids) đang được đặc biệt quan tâm vì tạo ra được sản phẩm xăng chất lượng cao, sạch và thân thiện với môi trường. Khâu đầu tiên trong quá trình tổng hợp xăng là chuyển khí thiên nhiên về dạng khí tổng hợp (syngas). Đây là hỗn hợp của carbon monoxide và hydro, được sản xuất từ các quá trình oxi hóa một phần hay reforming hơi nước. Quá trình công nghệ phổ biến để chuyển syngas thành nguồn nhiên liệu lỏng là quy trình Fischer – Tropsch hoặc tổng hợp đi từ methanol. Quy trình Fischer – Tropsch được tìm ra vào những năm 1920, đến nay quy trình này đã được cải tiến dưới nhiều dạng khác nhau để phục vụ cho các quá trình sản xuất thương mại. Phản ứng tổng quát cho quy trình này như sau: (2n + 1)H2 + nCO → CnH(2n+2) + nH2O với n thông thường từ 10 đến 20. Ngoài ra, từ syngas, có thể đi tổng hợp được methanol, là nguồn nguyên liệu quan trọng cho sản xuất các hóa phẩm khác. Đầu những năm 1970, hãng Mobil đã phát triển quá trình sản xuất xăng đi từ methanol (MTG – methanol to gasoline). Xăng thu được từ quá trình MTG đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng và có thể được sử dụng để thay thế xăng truyền thống trong nhiều ứng dụng. Thiết kế đầu tiên của quá trình MTG dựa trên các thiết bị phản ứng tầng xúc tác cố định với xúc tác thích hợp là zeolite ZSM – 5. Dự án thương mại đầu tiên chuyển khí thiên nhiên thành xăng được xây dựng ở New Zealand vào năm 1979. Dự án đi vào hoạt động vào năm 1985 với công suất 14,500 thùng/ngày cho sản phẩm xăng không chì, với chỉ số octane 92 – 94 và hoạt động cho tới năm 1995. 2.2. Cơ sở hóa học 2.2.1. Các phản ứng hóa học trong quá trình MTG Khí thiên nhiên được sử dụng để tổng hợp nên syngas, từ đó tổng hợp nên methanol. Methanol được polymer hóa trên xúc tác zeolite để tạo thành alkane. Đầu tiên, methanol được tách loại nước để tạo thành dimethyl ether (DME) 2CH3OH → CH3OCH3 + H2O Sau đó, quá trình tách loại nước được thực hiện sâu hơn sẽ tạo ra sản phẩm là ethylene cùng với các olefin nhẹ khác. CH3OCH3 → C2H4 + H2O Các olefin nhẹ được tạo ra sẽ tiếp tục thực hiện phản ứng trùng hợp để tạo ra xăng với các thành phần như paraffin, naphthene và aromatic. Quá Trình Công Nghệ Sản Xuất Gasoline Từ Methanol 5 Tiểu Luận Môn Học Tổng Hợp Hữu Cơ Hóa Dầu Trong thực tế, các phản ứng polymer hóa và hydro hóa sẽ tạo xăng với tỷ lệ C 5, C6 lên đến 80% về khối lượng. 2.2.2. Xúc tác Xúc tác được sử dụng cho quá trình MTG là zeolite ZSM – 5 được hãng Mobil phát triển vào năm 1972. Công thức hóa học của ZSM – 5 có dạng: Nan.Aln.SiO96-nO192.16H2O với n ≤ 27 ZSM – 5 có cấu trúc mao quản trung bình, khoảng 6Å và hàm lượng silicon oxide cao, tỷ số SiO2/Al2O3 có thể biến đổi từ 200 đến 800. Mạng tinh thể của ZSM – 5 chứa các tứ diện TO4 (T là nguyên tố nằm ở tâm tứ diện, có thể là Si hoặc Al), các tứ diện đó liên kết với nhau tạo thành các đơn vị thứ cấp SBU (secondary unit building) dạng 5 cạnh. Các SBU lại kết nối với nhau tạo thành hai hệ kênh mao quản giao nhau, với cửa sổ mao quản là vòng 10 cạnh. Một hệ kênh mao quản có dạng zigzag với kích thước cửa sổ gần tròn (5,4 – 5,6Å), một hệ kênh khác có dạng elip (5,1 – 5,7Å). Hai hệ kênh này cắt nhau tạo thành một hốc rộng có kích thước cỡ 9Å và là nơi định xứ của các tâm axit mạnh đặc trưng cho hoạt tính xúc tác của zeolite ZSM – 5. Nhờ cấu tạo đặc biệt mà zeolite ZSM – 5 có độ chọn lọc hình dạng cao trong các phản ứng chuyển hóa của quá trình MTG, tạo ra sản phẩm xăng nằm trong khoảng C4 – C10 và thực tế không tạo ra hydrocarbon C10+. Ngoài ra, độ chọn lọc cao còn làm tăng thời gian khử hoạt tính xúc tác, đem lại tuổi thọ cao hơn cho xúc tác trong quá trình. Hình 2.1: Cấu trúc mạng tinh thể của xúc tác ZSM – 5 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình MTG a. Nhiệt độ Các phản ứng trong quá trình MTG đều là các phản ứng tỏa nhiệt mạnh, lượng nhiệt lượng tỏa ra nằm trong khoảng 1510 – 1740 kJ/kg (tính theo methanol). Lượng nhiệt lượng này, nếu không được kiểm soát sẽ làm tăng nhiệt độ của bình phản ứng đoạn nhiệt lên khoảng 600oC. Vì vậy, cần bố trí các thiết bị làm mát trung gian để giải nhiệt cho dòng sản phẩm. Quá Trình Công Nghệ Sản Xuất Gasoline Từ Methanol 6 Tiểu Luận Môn Học Tổng Hợp Hữu Cơ Hóa Dầu b. Áp suất Áp suất cao làm tăng khả năng hấp phụ các chất tham gia phản ứng lên bề mặt xúc tác, giúp tạo thành các aromatic có số nguyên tử carbon lớn và giảm khả năng tạo cốc bám trên xúc tác. c. Xúc tác Nhiệt độ cao và xúc tác với độ acid thấp (tỷ lệ SiO2/Al2O3 cao) sẽ thúc đẩy các phản ứng tạo aromatic từ các olefin nhẹ. Trong quá trình vận hành, xúc tác có thể giảm dần hoạt tính do hai nguyên nhân: hình thành cốc bám trên xúc tác và hơi ngưng tụ trên bề mặt xúc tác. d. Thời gian lưu Thời gian lưu càng lâu càng tạo ra nhiều các sản phẩm lỏng. Hình 2.2: Mối quan hệ giữa thời gian lưu và độ chuyển hóa e. Các phản ứng phụ Các phản ứng xảy ra trong quá trình MTG có thể tạo ra sản phẩm phụ là durene (1,2,4,5 tetramethyl benzene). Durene có nhiệt độ đông đặc tương đối cao, khoảng 79oC. Xăng thu được trực tiếp từ các thiết bị phản ứng có thể chứa 4 – 7% durene theo khối lượng. Nồng độ durene cao có thể gây ra vấn đề đóng rắn đối với bộ chế hòa khí của xe khi khởi động. Durene được tạo ra chủ yếu bởi quá trình alkyl hóa của các aromatic có khối lượng phân tử nhẹ với methanol. Áp suất riêng phần của methanol thấp và nhiệt độ cao sẽ làm giảm lượng durene được tạo thành. 2.3. Công nghệ quy trình MTG Qúa trình sản xuất Methanol có thể được đi từ con đường khí hóa than hoặc reforming hơi nước từ khí thiên nhiên, vì vậy con đường để đi đến Gasoline từ Methanol cũng có thể xuất phát từ than đá hoặc khí thiên nhiên. Quá trình sản xuất Gasoline từ than đá có thể tóm tắt trong sơ đồ khối dưới đây: Quá Trình Công Nghệ Sản Xuất Gasoline Từ Methanol 7 Tổng Hợp Hữu Cơ Hóa Dầu Tiểu Luận Môn Học Coal Oxygen Steam Gasification And Purification Synthesis Gas Crude Methanol Methanol Process Mobil Process (MTG Process) Gasoline Water So sánh với quá trình sản xuất đi từ nguyên liệu sơ cấp là khí tự nhiên ta có sơ đồ khối thể hiện quy trình công nghệ: Natural gas Steam Reforming Synthesis Gas Methanol Process Crude Methanol Mobil Process (MTG Process) Gasoline Steam Water Ta thấy rằng sự khác nhau duy nhất chỉ là do công nghệ sản xuất methanol, còn từ gian đoạn methanol thô (crude methanol) đến gasoline không có sự khác biệt khi đi từ các nguyên liệu sơ cấp khác nhau. Công nghệ của quá trình MTG được nghiên cứu và phát triển bởi hãng Exxon Mobil, hiện nay có hai công nghệ chính cho quá trình này, điểm khác biệt lớn nhất là dạng thiết bị phản ứng dùng cho quá trình. Công nghệ thứ nhất sử dụng thiết bị phản ứng dạng fixed-bed, công nghệ thứ hai sử dụng thiết bị giả tầng sôi fluidized-bed 2.3.1. Mô tả công nghệ Khí tổng hợp Syngas từ quá trình khí hóa than hoặc reforming hơi nước khí thiên nhiên được chuyển thành methanol, sau đó qua chu trình MTG methanol được chuyển hóa thành gasoline, LPG và nước. Điểm cơ bản của quá trình MTG là sử dụng tính chất xúc tác đặc biệt của thế hệ xúc tác mới từ zeolite ZSM-5. Như hình vẽ cấu trúc của mạng lưới tinh thể ZSM-5 trên ta thấy, trong mạng lưới của tinh thể gồm hai “kênh” chính đi qua mạng lưới, đó là kênh đi thẳng trưc tiếp từ bề mặt lớp này đến bề mặt lớp kế tiếp và một kênh khác có đường đi dạng zic-zac trong nội tại một lớp tinh thể. Các kênh này có kích thước đặc biệt vào khoảng 6 Å cực kỳ thuận lợi cho việc tạo thành các hydrocarbon có số nguyên tử nằm trong khoảng từ 5 tới 7C, phản ứng trên xúc tác ZSM-5 có độ chọn lọc rất cao, hầu như không có Hydrocarbon có trên 10-C. a. Công nghệ MTG fied-bed Nhà máy ở mức độ công nghiệp đầu tiên áp dụng công nghệ này là nhà máy ở New Zealand có công suất là 13000 BPD gasoline. Sơ đồ công nghệ dạng tổng quát của MTG fixed-bed được thể hiện tại PFD dưới đây: Quá Trình Công Nghệ Sản Xuất Gasoline Từ Methanol 8 Tổng Hợp Hữu Cơ Hóa Dầu Tiểu Luận Môn Học Hình 2.3: Sơ đồ công nghệ quá trình MTG Fixed-bed Qúa trình chuyển hóa MTG được thực hiện qua hai giai đoạn với hai loại xúc tác khác nhau. Trong giai đoạn đầu tiên xảy ra quá trình dehydroration methanol để tạo ra Dimethylether (DME) tại thiết bị phản ứng D-1A, tại quá trình này giải phóng 20% tổng nhiệt lượng giải phong trong toàn bộ công nghệ. Sản phẩm của giai đoạn này cùng với khí tuần hoàn được đưa đến thiết bị phản ứng MTG D-2A/B/C/D tại đây hoàn tất quá trình chuyển hóa để tạo ra sản phẩm là gasoline. Dòng sản phẩm đi ra được làm nguội qua các hệ thống thiết bị trao đổi nhiệt nhằm tận dụng nhiệt và sản phẩm được thu hồi sau qua trình phân tách tại thiết bị tách D-3. Khí được tuần hoàn (recylce gas) thông thường được vận hành với tỉ lệ 9 mol / 1 mol methanol nhằm mục đích điều khiển nhiệt độ của thiết bị phản ứng cũng như làm tác nhân lấy nhiệt ra khỏi thiết bị phản ứng. Đồ thị sau đây thể hiện độ tăng nhiệt độ (được chuẩn hóa) khi dòng nguyên liệu đi qua thiết bị phản ứng: Quá Trình Công Nghệ Sản Xuất Gasoline Từ Methanol 9 Tổng Hợp Hữu Cơ Hóa Dầu Tiểu Luận Môn Học Hình 2.4: Độ tăng nhiệt độ theo chiều dài thiết bị phản ứng Thông thường nhiệt độ sẽ tăng khoảng 100F, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào tốc độ hồi lưu có dòng khí. Biểu đồ nhiệt độ chuẩn hóa trên cho ta thấy được tỉ lệ tăng nhiệt độ khi đi qua từng vị trí của thiết bị phản ứng. Giả sử ta đang vận hành tại điều kiện tốc độ dòng khí hổi lưu là 120 Hrs, nhiệt độ đi qua thiết bị tăng 100F thì khi đi qua được 30% chiều dài của thiết bị phản ứng nhiệt độ đã tăng được khoảng 95F. Cũng từ đồ thị trên ta có nhận xét rằng nhiệt độ tăng chủ yếu xả ra trong một nửa đầu chiều dài thiết bị phản ứng và càng tăng tốc độ hồi lưu khí thì tốc độ tăng nhiệt độ càng chậm. b. Công nghệ MTG Fluid-bed Về công nghệ cơ bản quá trình cũng gồm giai đoạn phản ứng và quá trình phân tách vật lý nhằm thu được sản phẩm giống như công nghệ MTG Fixed-bed, sự khác nhau ở đây là thiết bị phản ứng được sử dụng dưới dạng tầng sôi. Cấu tạo của thiết bị phản ứng được thể hiện trong hình dưới đây. Dòng nguyên liệu được nạp liệu dưới dạng lỏng và hơi trộn cùng xúc tác tuần hoàn đi vào dọc theo thiết bị phản ứng, thiết bị phản ứng có dạng ống dài tương tự như Riser trong công nghệ FCC. Mô hình phản ứng của thiết bị này được tính toán trên cơ sở mô hình thiết bị phản ứng dòng đẩy lý tưởng PFR. Hỗn hợp sản phẩm và xúc tác đi ra được phân tách bằng các Cyclones dòng sản phẩm đi ra đến quá trình làm nguội và phân tách vật lý bằng Separator còn dòng xúc tác quay trở lại Regenarator và đươc tái sinh bằng các đốt coke với Oxygen trong không khí, sau đó xúc tác được đẩy về Hopper và quay lại chu trình trộn cùng với dòng nguyên liệu để tiếp tục quá trình chuyển hóa Quá Trình Công Nghệ Sản Xuất Gasoline Từ Methanol 10 Tổng Hợp Hữu Cơ Hóa Dầu Tiểu Luận Môn Học Hình 2.5: Thiết bị phản ứng MTG dạng fluid-bed c. So sánh và kết luận Mỗi công nghệ đều có những ưu và nhược điểm riêng, cụ thể: Với MTG Fixed-bed: - Công nghệ này dễ dàng tính toán mở rộng từ mô hình của phòng thí nghiệm - Xúc tác dùng cho nó đã được thương mại hóa. Với MTG Fluid-bed: - Hiệu suất tạo ra gasoline cao hơn - Dễ dàng điều khiển về nhiệt độ cũng như lấy nhiệt ra của hệ thống - Tối thiểu lượng cần tuần hoàn dẫn đến giảm chi phí vận hành Sau đây là bảng thống kê thể hiện hiệu suất sản phẩm của mỗi quá trình Quá Trình Công Nghệ Sản Xuất Gasoline Từ Methanol 11 Tổng Hợp Hữu Cơ Hóa Dầu Tiểu Luận Môn Học  Công nghệ Fixed-bed Product, % Wt Bench Unit 4 B/D Unit Hydrocarbons 36.48 35.42 Water 63.49 64.51 CO, CO2 0.03 0.07 Methanol 0.00 0.00 Dimethylether 0.00 00.00 100.00 100.00 1.6 1.5 Ethylene 0.04 0.03 Propane 5.6 5.6 Propylene 0.2 0.2 n-Butane 2.9 2.9 i-Butane 8.7 8.8 Butenes 0.9 1.0 C5+ Gasoline 80.1 80.0 Total 100 100.00 Aromatic 29.6 33.4 Total Hydrocarbons Product, % Wt Methane + Ethane  Công nghệ MTG Fluid-bed Product, % Wt Hydrocarbons 4 B/D Unit 43.5 Water 56 CO, CO2 0.1 Methanol + Ether 0.2 Coke, Other 0.2 Quá Trình Công Nghệ Sản Xuất Gasoline Từ Methanol 12 Tổng Hợp Hữu Cơ Hóa Dầu Tiểu Luận Môn Học Total 100.00 Hydrocarbons Product, % Wt Light Gas 5.6 Propane 5.9 Propylene 5.0 n-Butane 1.7 i-Butane 14.5 Butenes 7.3 C5+ Gasoline 60.0 Total 100 Quá Trình Công Nghệ Sản Xuất Gasoline Từ Methanol 13 Tổng Hợp Hữu Cơ Hóa Dầu Tiểu Luận Môn Học TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Methanol to Gasoline Process, http://www.digitalrefining.com/ [2]. Luận văn Nghiên cứu ứng dụng zeolite Fe – ZSM – 5, Sebastian Joseph, Yatlsh T. Shah. Methanol to gasoline process [3]. Status of the Mobil Methanol-To-Gasoline Process, A. Y. Kam, R. M. Gould, R. A. Sills [4]. Methanol to Gasoline Technology: An Alternative for Liquid Fuel Production, GTLTechForum.com Quá Trình Công Nghệ Sản Xuất Gasoline Từ Methanol 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan