Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên từ năm 2007 ...

Tài liệu Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện định hóa, tỉnh thái nguyên từ năm 2007 đến năm 2015

.PDF
94
148
63

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN KHÁNH LY CÔNG CUỘC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN XUÂN MINH THÁI NGUYÊN - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng. Thái Nguyên, tháng 09 năm 2016 Tác giả Nguyễn Khánh Ly i LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Cao học Lịch sử Việt Nam - những người thầy đã trang bị cho tác giả tri thức và kinh nghiệm quý báu trong học tập, nghiên cứu khoa học. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc Phòng Đào tạo; Khoa Lịch Sử Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, nhiệt tình giúp đỡ tác giả và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin cảm ơn Ủy ban Nhân dân huyện Định Hóa, Phòng Nông nghiệp huyện Định Hóa, Ủy ban Nhân dân các xã trong huyện Định Hóa đã giúp đỡ tác giả hoàn thành nghiên cứu này. Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Xuân Minh – người đã nhiệt thành, ân cần hướng dẫn, chỉ dạy và giúp đỡ tác giả hoàn thành Luận văn này. Thái Nguyên, tháng 9 năm 2016 Tác giả Nguyễn Khánh Ly ii MỤC LỤC Lời cam đoan.......................................................................................................i Lời cảm ơn .........................................................................................................ii Mục lục ............................................................................................................ iii Danh mục chữ viết tắt........................................................................................iv Danh mục bảng, biểu, bản đồ..............................................................................v MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài............................... 7 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ................................................. 8 5. Đóng góp của Luận văn .............................................................................. 9 6. Cấu trúc của Luận văn ................................................................................ 9 Chương 1. KHÁI QUÁT HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ........................................................................... 10 1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên ............. 11 1.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên.......................................................... 11 1.1.2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên ............................................................. 12 1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội huyện Định Hóa.............................................. 15 1.2.1. Đặc điểm kinh tế ................................................................................. 15 1.2.2. Đặc điểm xã hội .................................................................................. 21 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 26 Chương 2. QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA (2011 - 2015).................................................. 27 2.1 Chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới................. 27 2.2 Sự vận dụng của đảng bộ, chính quyền địa phương và quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới ........................................ 32 iii 2.2.1 Sự vận dụng của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Thái Nguyên ................... 32 2.2.2 Sự vận dụng của Đảng bộ, chính quyền huyện Định Hóa và quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới........ 37 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 56 Chương 3. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG CÔNG CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA................. 57 3.1. Thành tựu............................................................................................... 57 3.1.1. Kinh tế, xã hội phát triển ..................................................................... 57 3.1.2. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt ............................................................................................................. 62 3.1.3. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được tăng cường ................................. 64 3.1.4. Số tiêu chí đạt chuẩn theo Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới được nâng lên ........................................................................................ 65 3.2. Hạn chế .................................................................................................. 70 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 72 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 77 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 84 iv DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt Cụm từ đầy đủ ATK An toàn khu BCĐ Ban Chỉ đạo GCN QSD KH Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Kế hoạch KT-XH Kinh tế – xã hội MTTQ Mặt trận Tổ quốc NTM Nông thôn mới SKSS/KHHGĐ THCS TW UBMTTQ UBND VH-TT-DL Sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình Trung học cơ sở Trung ương Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Ủy ban Nhân dân Văn hóa- Thể thao- Du lịch iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ Trang Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Định Hóa................................................ 10 Biểu đồ 1.1- So sánh cơ cấu kinh tế của huyện Định Hóa (2005 - 2010)......... 16 Bảng 1.1- Thống kê lượng thủy sản chủ yếu (2005 - 2009)............................. 19 Bảng 1.2 - Số lượng đàn trâu, bò, lợn ( 2013 – 2015) ..................................... 58 Bảng 1.3- Thống kê kết quả thực hiện Bộ Tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới các xã ở huyện Định Hóa................................................................. 66 v MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, dân cư chủ yếu sinh sống ở vùng nông thôn rộng lớn. Vì vậy, từ xưa đến nay, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội. Từ sau khi thực hiện đường lối đổi mới do Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đề ra, nền kinh tế của nước ta nói chung và kinh tế vùng nông thôn nói riêng có sự chuyển biến đáng kể. Giá trị sản lượng kinh tế nông nghiệp không ngừng tăng lên; cơ cấu cây trồng cũng có sự thay đổi phong phú về số lượng chủng loại; năng suất và chất lượng ngày càng cao. Với Việt Nam, do xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lại bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng trong thời gian dài nên sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách để phát triển vùng nông thôn, miền núi. Chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (gọi là Chương trình 135), là một trong các chương trình xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam được triển khai từ năm 1998, qua hai giai đoạn: Giai đoạn 1 từ năm 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Đến năm 2006, Nhà nước ta quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997 - 2006 là giai đoạn 1; tiếp theo là giai đoạn 2 (2006 - 2010). Ngoài ra, Đảng, Nhà nước còn nhiều chính sách khác để hỗ trợ và phát triển vùng nông thôn. Tuy là một quốc gia nông nghiệp, nhưng vùng nông thôn nước ta phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Nông nghiệp, nông thôn vẫn là một khu vực chậm phát triển, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng cuộc sống còn thấp. Nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết, như thu nhập bình quân của người dân vùng nông thôn còn thấp so với thành thị, nhất là các xã thuộc miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí chưa cao, người dân thất nghiệp nhiều; sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, năng suất chưa cao và còn mang tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp. 1 Một trong những chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây là chương trình xây dựng nông thôn mới trong phạm vi cả nước. Chủ trương này nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Nghị quyêt Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghịêp, nông dân và nông thôn. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhất là cư dân nông thôn nhiệt liệt hưởng ứng. Định Hóa là một huyện miền núi nằm ở khu vực Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Định Hóa thuộc vùng trung tâm An toàn khu (ATK) Trung ương. Hầu hết các xã trong huyện đều là nơi đứng chân của các cơ quan Trung ương Đảng, Chính phủ, Mặt trận, Bộ Quốc phòng - Bộ Tổng Tham mưu để lãnh đạo cuộc kháng chiến đi tới thắng lợi. Trong nhiều năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, bộ mặt kinh tế - xã hội huyện Định Hóa đã có nhiều thay đổi. Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 4/6/2010 đã được các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện quyết tâm thực hiện, bắt đầu từ năm 2011. Sau 5 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, huyện Định Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đến năm 2015, toàn huyện đã có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (Đồng Thịnh và Phượng Tiến); bình quân toàn huyện đạt 10,6/19 tiêu chí. Cũng thông qua đó, Đảng bộ, chính quyền huyện đã rút được nhiều bài học kinh nghiệm để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trong những năm tiếp theo. Là người con của huyện Định Hóa, từng chứng kiến sự đổi thay của quê hương và hiện tại đang là giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử ở một trường trung học phố thông trên địa bàn huyện, tôi thấy cần đi sâu tìm hiểu quá trình thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới. 2 Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (từ năm 2007 đến năm 2015) làm Luận văn Thạc sĩ Sử học. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nông thôn Việt Nam đã trở thành đề tài quen thuộc của nhiều tác giả. Không chỉ dừng lại ở trong những tác phẩm thơ, văn từ thời kì trung đại mà ngày nay, giới Sử học, Địa lí học, Sinh vật học… cũng nghiên cứu nhiều lĩnh vực thuộc về nông thôn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn theo tinh thần Nghị quyết TW7 (khóa X), về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thì vấn đề xây dựng nông thôn mới càng thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Trước hết phải kể đến tác phẩm Phát triển nông thôn do GS. Phạm Xuân Nam (chủ biên), nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 1997. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông thôn. Qua tác phẩm, tác giả đã đưa ra một số nội dung về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nước ta như dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vấn đề sử dụng và quản lí nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vấn đề phân tầng xã hội và xóa đói giảm nghèo. Đồng thời tác phẩm cũng chỉ ra những yếu kém và thách thức trong phát triển nông nghiệp ở Việt Nam, từ đó cần phải hoàn thiện bộ máy, chính sách và cách thức chỉ đạo của Nhà nước. Năm 2012, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn sách Xây dựng nông thôn mới - Những vấn đề lí luận và thực tiễn của nhóm tác giả do Vũ Văn Phúc chủ biên. Các tác giả đã nêu rõ những cơ sở lí luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam. Đồng thời tác phẩm cũng trình bày những kinh nghiệm của quốc tế trong xây dựng nông thôn mới và thực tiễn xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam. Cuốn sách đã đề cập trực tiếp tới quá trình xây dựng nông thôn mới tại một số tỉnh ở Việt Nam, như Lào Cai, Nghệ An, Lai Châu… 3 Năm 2012, Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn đã thực hiện thành công Luận án Tiến sĩ Thực trạng, giải pháp và định hướng đầu tư cho Tam Nông. Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân khiến hiệu quả đầu tư công cho nông nghiệp bị hạn chế. Đồng thời tác giả cũng đề xuất định hướng và giải pháp đầu tư ở Việt Nam tận dụng được lợi thế sẵn có. Cuốn sách Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam của GS.TS Tô Xuân Lâm, GS.TSKH Lê Văn Viện, TS Đỗ Trọng Hùng, Nhà xuất bản Hà Nội, xuất bản năm 2013, trình bày từng bước thực hiện xây dựng nông thôn mới. Cũng trong năm 2013, Quỹ hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật Hà Nội cho ra đời cuốn sách Hỏi đáp về chương trình xây dựng nông thôn mới, do Nhà xuất bản Thông tấn xuất bản. Cuốn sách trình bày có hệ thống các câu hỏi liên quan đến công tác xây dựng nông thôn mới trong cả nước nói chung. Ngoài ra còn rất nhiều tác phẩm khác. Từ khi chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện tại các tỉnh trong cả nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu công cuộc xây dựng nông thôn mới ở các vùng miền. Trong Tạp chí Khoa học và Công nghệ của Đại học Thái Nguyên, số 105 năm 2013, có bài viết của tác giả Nguyễn Thị Thuận, Nguyễn Xuân Trường với tiêu đề Phát triển giao thông nông thôn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Tuyên Quang. Bài viết đã đưa ra giải thích vì sao cần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Tác giả đã khẳng định xây dựng giao thông nông thôn ở Tuyên Quang là một bước đột phá trong xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng. Đây là một điểm sáng trong quá trình xây dựng NTM trên cả nước nói chung và của tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Năm 2013, Thạc sĩ Nông nghiệp Phạm Thị Tiến đã nghiên cứu Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Tác giả đã đánh giá thực trạng triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh, phân tích những khó 4 khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong việc thực hiện xây dựng nông thôn mới để đưa ra những giải pháp hợp lí nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới một cách nhanh chóng và toàn diện. Năm 2014, Thạc sĩ Triệu Tiến Trường đã thực hiện thành công đề tài Vận dụng Bộ Tiêu chí xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hải Yến, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2013. Tác giả đã tìm hiểu thực trạng xây dựng nông thôn mới ở xã Hải Yến, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn; rút ra những kết luận mang tính khoa học và thực tiễn làm tiền đề cho việc đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn cả nước hướng tới 2020. Năm 2015, tác giả Nguyễn Thị Minh Thanh đã thực hiện thành công Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Giải pháp đầu tư thành công cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Tác giả đã tính toán mức đầu tư công cho nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới, từ đó góp phần đánh giá thực trạng và giải pháp đầu tư công cho nông nghiệp trong các năm 2012 - 2014. Đồng thời tác giả đề xuất một số giải pháp đầu tư công cho nông nghiệp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Cũng trong năm 2015, Thạc sĩ Kinh tế Triệu Đức Phượng đã nghiên cứu thành công đề tài Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh. Tác giả đã đánh giá thực trạng vai trò của Hội Nông dân trong việc tham gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vài trò của Hội Nông dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Tại tỉnh Thái Nguyên, sau khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, đã có một số cuộc hội thảo được tổ chức, nhiều công trình nghiên cứu về nông thôn mới được công bố. Ngày 6/7/2013, tại thành phố Thái Nguyên, Văn phòng Điều phối Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia 5 xây dựng nông thôn mới phối hợp với tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội thảo về chương trình xây dựng nông thôn mới các tỉnh phía Bắc. Hội thảo có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra giải pháp tháo gỡ vướng mắc, giúp các tỉnh có cơ sở pháp lí chỉ đạo thống nhất để thực hiện thành công mục tiêu của chương trình. Năm 2013, tác giả Lưu Thành Công đã bảo vệ thành công đề tài Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu xây dựng mô hình nông thôn mới ở huyện Võ Nhai, Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020. Tác giả đã đi sâu phân tích quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, làm rõ những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2011-2015; đưa ra định hướng phát triển trong giai đoạn 5 năm tiếp theo (2015 -2020). Năm 2013, tác giả Phạm Khánh Luyện đã thực hiện thành công đề tài Giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nông thôn mới ở huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Tác giả đã phân tích cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn khi tiến hành xây dựng nông thôn mới tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên; đồng thời đánh giá thực trạng việc xây dựng nông thôn mới, đề xuất một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Cũng trong năm 2013, Thạc sĩ Lịch sử Nguyễn Thị Kim Nhung đã thực hiện đề tài Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên với cuộc vận động xây dựng nông thôn mới (2008 - 2012). Tác giả đã nghiên cứu hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Nguyên trong phong trào xây dựng nông thôn mới, từ đó khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo trong công tác lãnh đạo của Hội nói riêng và hệ thống chính trị của tỉnh nói chung. Qua đó, tác giả rút ra một số kinh nghiệm có thể tham khảo vận dụng trong những năm tiếp theo. Năm 2014, với đề tài Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên, tác giả Nguyễn Huy Liệu đánh giá thực trạng việc triển khai thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn Thị xã; nêu rõ những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong việc thực hiện xây dựng NTM. Từ đó, tác giả đề xuất 6 những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng NTM một cách nhanh chóng và hiệu quả. Năm 2014, tác giả Nguyễn Thị Hiếu đã thực hiện thành công Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế: Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay; đánh giá thực trạng quá trình xây dựng nông thôn mới và các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng nông thôn mới ở huyện Đồng Hỷ, từ đó đề xuất định hướng các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quá trình xây dựng nông mới tại địa phương. Năm 2015, đề tài Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Địa lí: Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên của Lê Thị Bích Hồng đã làm rõ thực trạng việc thực hiện xây dựng nông thôn mới của huyện Phú Lương, đi sâu nghiên cứu địa bàn 2 xã điểm (Sơn Cẩm và Cổ Lũng). Từ đó, tác giả đánh giá những kết quả đạt được, phân tích những tồn tại, hạn chế cùng các nguyên nhân trong quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới; đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển mô hình nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa một cách đầy đủ chi tiết. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ phản ánh một cách khách quan, trung thực về công cuộc xây dựng nông thôn mới trong huyện. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Phạm vi nội dung Đề tài giới thiệu khái quát vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên; đặc điểm kinh tế và xã hội; tập trung làm rõ chủ trương của 7 Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới; sự vận dụng của đảng bộ và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa. Trên cơ sở đó, nhận định đánh giá kết quả đạt được cũng như những hạn chế cấn khắc phục. 3.2.2 Phạm vi không gian Tìm hiểu công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, bao gồm 23 xã. 3.2.3 Phạm vi thời gian Luận văn trình bày khái quát thực trạng nông thôn huyện Định Hóa trong những năm trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới từ năm 2007 cho đến năm 2010. Đồng thời Đề tài nghiên cứu và làm rõ công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa bắt đầu từ năm 2010 đến năm 2015. 3.3. Nhiệm vụ của đề tài - Khái quát huyện Định Hóa trước khi tiến hành xây dựng nông thôn mới. - Làm rõ quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa. - Đánh giá thành tựu và hạn chế trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, tác giả Luận văn sử dụng các phương pháp lịch sử, kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu. Bằng phương pháp lịch sử, dựa vào các nguồn tư liệu, tác giả trình bày một cách hệ thống, chân thực, khách quan về quá trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Định Hóa. Trên cơ sở phân tích các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tác giả rút ra những nhận định, làm rõ bản chất của vấn đề. Ngoài hai phương pháp trên, các phương pháp so sánh, tổng hợp, phương pháp phỏng vấn cũng được vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài. 8 4.2. Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả Luận văn tham khảo các tài liệu sau: - Các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của các cấp bộ đảng, chính quyền địa phương về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. - Các báo cáo tổng kết của Đảng bộ, Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Định Hóa về xây dựng nông thôn mới. - Các công trình khoa học liên quan đến đề tài. - Các tài liệu thu thập từ khảo sát thực tế tại huyện Định Hóa. 5. Đóng góp của Luận văn - Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên trình bày có hệ thống công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa. - Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần tổng kết, đánh giá thành tựu và hạn chế công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa. Trên cơ sở đó, rút ra nguyên nhân thành công và chưa thành công giúp địa phương có thêm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu cho việc giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường phổ thông trên địa bàn. 6. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn được cấu trúc thành 3 chương. Chương 1: Khái quát huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên trước khi tiến hành cuộc vận động xây dựng nông thôn mới. Chương 2: Quá trình vận động xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa (2011 - 2015). Chương 3: Thành tựu và hạn chế trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở huyện Định Hóa. 9 Nguồn: Phòng địa chính huyện Định Hóa Hình 1.1: Bản đồ hành chính huyện Định Hóa 10 Chương 1 KHÁI QUÁT HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên 1.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Định Hóa là một huyện miền núi thuộc khu vực Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng tọa độ từ 105o29’ đến 105o43' kinh Đông, 21o45’ đến 22o30’ vĩ Bắc; phía bắc và phía đông bắc giáp huyện Chợ Đồn và huyện Bạch Thông của tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp huyện Yên Sơn và Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, phía nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương của tỉnh Thái Nguyên. Huyện lị đặt ở thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 50 km. Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn (Chợ Chu) và 23 xã: Bảo Cường, Bảo Linh, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Định Biên, Phú Tiến, Đồng Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Lam Vỹ, Linh Thông, Phú Đình, Phúc Chu, Phượng Tiến, Quy Kỳ, Sơn Phú, Tân Dương, Tân Thịnh, Thanh Định, Trung Hội, Trung Lương. Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, có núi thấp và đồi cao, về cơ bản được chia làm hai vùng: - Vùng núi cao gồm các xã ở khu vực phía Bắc huyện (Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Phúc Chu, Bảo Linh). Vùng này có các dãy núi cao từ 200 đến 400m so với mặt biển, thuộc phần cuối của dãy núi đá vôi cánh cung Sông Gâm, chạy theo hướng tây bắc - đông nam, từ phía bắc qua trung tâm huyện đến xã Trung Hội. Vùng này có nhiều rừng già, suối nhỏ, đất canh tác ít, dân cư thưa thớt. - Vùng núi thấp bao gồm thị trấn Chợ Chu và các xã ở khu vực phía Nam huyện (Trung Lương, Bảo Cường, Trung Hội, Tân Dương, Định Biên, Đồng Thịnh, Phượng Tiến, Thanh Định, Bình Yên, Điềm Mặc, Sơn Phú, Phú Đình, 11 Bộc Nhiêu, Phượng Tiến, Bình Thành). Đây là vùng núi đất, có độ cao từ 50 đến dưới 200m, độ thoải lớn, có nhiều rừng già và những cánh đồng tương đối rộng, màu mỡ. Phần lớn diện tích huyện Định Hóa là vùng núi cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe, ven sông, suối hoặc thung lũng vùng núi đá vôi. Định Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thời điểm nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ trung bình khoảng 280C, có những ngày nhiệt độ lên đến 410C. Mùa nóng trùng với mùa mưa; lượng mưa chiếm từ 85% dến 90% lượng mưa cả năm. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình khoảng 150C; thường có gió mùa đông bắc, kèm theo những cơn mưa lạnh buốt. Vào mùa lạnh, nhiều khi có hiện tượng sương muối, ảnh hưởng không tốt tới sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Dù là huyện miền núi, nhưng trong những năm gần đây do được Nhà nước đầu tư đối với vùng ATK, nên Định Hóa có hệ thống giao thông tương đối thuận lợi. Từ trung tâm huyện tỏa đi có nhiều tuyến giao thông nối liền với một số tỉnh của Việt Bắc: Về phía tây, có đường sang Tuyên Quang, lên Hà Giang; phía bắc có đường lên Bắc Kạn, đến Cao Bằng. Từ Định Hóa có nhiều con đường đi tới các địa phương trong tỉnh, như thành phố Thái Nguyên, các huyện Đại Từ, Phú Lương, Võ Nhai. Trên địa bàn huyện là một mạng lưới đường liên xã, liên thôn dày đặc, nối liền các địa phương với nhau. Giao thông vận tải được cải tạo, nâng cấp là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện. 1.1.2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên - Tài nguyên nước 12 Nguồn nước mặt: Do cấu trúc địa chất theo hướng tây bắc - đông nam và địa hình đồi núi đất, núi đá xen kẽ, chia cắt, nên hệ thống sông suối phân bố khá đều với nguồn nước phong phú. Lãnh thổ huyện Định Hoá là nơi bắt nguồn của các nhánh suối và hình thành 3 hệ thống sông chính, đó là: Sông Chợ Chu, sông Công, sông Đu. Lớn nhất là sông Chợ Chu được hợp bởi nhiều khe suối nhỏ trên địa bàn huyện với 3 nhánh chính là suối Chao, suối Múc, suối Tao, chảy qua các xã trên địa bàn huyện; sau đó dòng sông chảy sang địa phận xã Yên Ninh (huyện Phú Lương) và hợp lưu với sông Cầu ở Chợ Mới. Sông Chu có lưu vực rộng 437 km2, lưu lượng nước bình quân trong năm 3,06 m3/giây. Sông Công (trên địa bàn huyện Định Hoá là thượng nguồn) có hai nhánh. Nhánh thứ nhất bắt nguồn từ xã Thanh Định, chảy qua xã Bình Yên, Sơn Phú. Nhánh thứ hai bắt nguồn từ dãy núi Khuôn Tát xã Phú Đình chảy qua xã Phú Đình, hợp lưu với nhánh thứ nhất ở xã Bình Thành rồi chảy sang xã Minh Tiến (huyện Đại Từ) đổ về hồ Núi Cốc. Tổng diện tích lưu vực trên địa bàn huyện là 128 km2, lưu lượng nước bình quân 3,06m3/giây. Sông Đu bắt nguồn từ xã Yên Trạch (Phú Lương), đoạn chảy qua xã Phú Tiến (Định Hoá) dài khoảng 3,5km. Sau đó sông chảy xuống huyện Phú Lương, hoà vào sông Cầu ở xã Sơn Cẩm (Phú Lương). Sông Đu có tổng diện tích lưu vực 70 km2, lưu lượng nước bình quân 1,68m3/giây. Cùng với 3 con sông lớn kể trên là các khe suối nhỏ chảy qua hầu khắp các xã với hệ thống kênh mương dày đặc. Ngoài nguồn nước do các dòng sông, suối cung cấp, huyện Định Hoá còn có trên 100 ha hồ lớn, nhỏ. Đặc biệt, hồ Bảo Linh có diện tích mặt nước khoảng 80 ha và 200 đập dâng tưới cho trên 3.500 ha [8, Tr12]. Nhờ hệ thống thủy văn phân bố đều khắp trên địa bàn huyện nên rất thuận lợi cho việc tưới tiêu đồng ruộng canh tác. Nguồn nước ngầm: Định Hoá không những chỉ có những nguồn nước mặt phong phú mà nguồn nước ngầm rất dồi dào. Dù chưa có công trình nghiên 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan