Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công bố tài liệu tại kho lưu trữ trung ương đảng giai đoạn 1954 - 1975 - thực tr...

Tài liệu Công bố tài liệu tại kho lưu trữ trung ương đảng giai đoạn 1954 - 1975 - thực trạng và giải pháp

.PDF
130
478
50

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐINH KIM NGÂN CÔNG BỐ TÀI LIỆU TẠI KHO LƯU TRỮ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1954-1975- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lưu trữ học Hà Nội-2011 0 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐINH KIM NGÂN CÔNG BỐ TÀI LIỆU TẠI KHO LƯU TRỮ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1954-1975- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Lưu trữ học Mã số: 60 32 24 Người hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Văn Hàm Hà Nội-2011 1 MỤC LỤC Trg số I. Phần mở đầu 5 1. Lý do chọn đề tài 5 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 5 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 8 5. Nguồn tài liệu tham khảo 8 6. Phương pháp nghiên cứu 9 7. Đóng góp mới của đề tài 10 8. Bố cục của đề tài 10 Chương 1 Tài liệu giai đoạn 1954-1975 bảo quản tại Kho Lưu trữ 13 Trung ương Đảng 1.1. Thành phần, số lượng tài liệu 14 1.2. Nội dung tài liệu 24 1.3. Đặc điểm tài liệu 30 Chương 2 Thực trạng công bố tài liệu lưu trữ giai đoạn 1954- 39 1975 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng 2.1. Những quy định của Đảng, Nhà nước về công bố tài liệu lưu trữ 39 2.2. Tổ chức công bố tài liệu giai đoạn 1954-1975 tại Kho Lưu trữ 44 Trung ương Đảng 2 2.2.1. Nguyên tắc cần quán triệt khi công bố tài liệu 45 2.2.2. Quy trình công bố tài liệu 46 2.3. Kết quả công bố tài liệu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng giai 58 đoạn 1954-1975. 2.3.1. Các phương pháp công bố 58 2.3.2. Số lượng tài liệu được công bố 66 2.3.3. Ý nghĩa của công tác công bố 66 2.4. Nhận xét, đánh giá 72 2.4.1 Ưu điểm 72 2.4.2. Tồn tại 75 Chương 3 Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác công bố tài 78 liệu giai đoạn 1954-1975 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng 3.1. Tăng cường thu thập, quản lý và bảo quản tài liệu 79 3.2. Tăng cường công tác xác minh, sưu tầm tài liệu lưu trữ vào Kho 81 Lưu trữ Trung ương Đảng 3.3. Tổ chức khoa học tài liệu trong Kho 84 3.3.1. Phân loại, lập hồ sơ tài liệu các phông lưu trữ 84 3.3.2. Xây dựng công cụ tra cứu khoa học 87 3.4. Ban hành Quy định về công bố tài liệu lưu trữ Đảng thuộc Phông 89 Lưu trữ Đảng Cộng sảnViệt Nam 3.5. Các giải pháp khác có liên quan 91 3.5.1. Xây dựng quy trình công bố tài liệu tại Kho Lưu trữ Trung 91 3 ương Đảng. 3.5.2. Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác công bố 94 tài liệu. 3.5.3. Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết công tác công bố tài 98 liệu. 3.5.4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan trong công tác 101 công bố tài liệu. Kết luận 104 Tài liệu tham khảo 106 Phụ lục 116 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tổ chức công bố tài liệu lưu trữ là một phần việc quan trọng để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục của các cơ quan lưu trữ. Đây cũng là một cách làm hiệu quả để thu hút sự quan tâm và ủng hộ của công chúng, thể hiện sự chủ động của các nhà lưu trữ trong việc cung cấp thông tin quá khứ quý giá, có giá trị cao tới các nhà nghiên cứu, các độc giả quan tâm. Giai đoạn 1954-1975 là giai đoạn quan trọng của lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử Đảng nói riêng. Giai đoạn này được đánh dấu bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ gây chấn động địa cầu (1954), tiếp đó là thời kỳ miền Bắc sôi nổi thi đua sản xuất để xây dựng chủ nghĩa xã hội và là hậu phương vững chắc của “miền Nam ruột thịt”, Đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam thu non sông về một mối. Thời kỳ này phản ánh sức sống mãnh liệt cuồn cuộn chảy trong lòng mỗi người dân Việt Nam, đó sẽ mãi mãi là tự hào trong tâm khảm của mỗi người con đất Việt. Tài liệu hiện đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng giai đoạn 1954-1975 chủ yếu phản ánh những vấn đề sau: - Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ; - Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giành thống nhất nước nhà ở miền Nam. - Đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Vì vậy, khối tài liệu lưu trữ này có tầm quan trọng đặc biệt, là bằng chứng lịch sử, là căn cứ để tổng kết lý luận và thực tiễn cách mạng Việt Nam, đồng thời là di sản văn hoá vô cùng quý báu của Đảng, của dân tộc. Việc công bố rộng rãi khối tài liệu lưu trữ này có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng và cấp bách. Nó không những phục vụ cho việc tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng ta; việc nghiên cứu lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử Đảng nói 5 riêng; nghiên cứu các ngành khoa học xã hội nhân văn và các nhu cầu khác của xã hội mà nó còn phục vụ đắc lực cho việc tuyên truyền, giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Hơn nữa, khi công bố tài liệu giai đoạn 1954-1975 hiện đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương sẽ thu hút được sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là những nhà nghiên cứu vì đây là những bằng chứng chân thực, có độ tin cậy cao, có giá trị phản ánh về một thời kỳ hào hùng của lịch sử dân tộc, chứng minh đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trên con đường giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước. Có thể nói công tác công bố tài liệu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng đã được quan tâm, thực hiện nghiêm túc và thu được những kết quả rất đáng khích lệ, nhưng xét trên thực tế, những kết quả đó vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có. Số lượng tài liệu được đưa ra công bố mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong số khoảng hơn 3000 mét giá tài liệu đang được bảo quản tại Kho. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh công tác công bố tài liệu lưu trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng hơn nữa nhằm tuyên truyền cho chủ trương, chính sách của Đảng, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, cung cấp những cứ liệu khoa học cho nhà nghiên cứu. Nhằm góp phần đẩy mạnh công tác công bố tài liệu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng, đặc biệt là tài liệu giai đoạn 1954-1975, nâng cao chất lượng của các tài liệu công bố, nên tôi chọn vấn đề “Công bố tài liệu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng giai đoạn 1954-1975- Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn cao học của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được xác định là: - Giới thiệu thành phần, số lượng nội dung, đặc điểm và giá trị của khối tài liệu giai đoạn 1954-1975 hiện đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng ; 6 - Nghiên cứu tình hình công bố tài liệu giai đoạn 1954-1975 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng, trên cơ sở đó nêu ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của nó - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác công bố tài liệu giai đoạn 1954-1975 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. Để đạt được mục tiêu trên đề tài phải giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu, khảo sát thành phần, số lượng đặc điểm của khối tài liệu giai đoạn 1954-1975 hiện đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - Tổng hợp, phân tích những tài liệu thuộc giai đoạn 1954-1975 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng đã được công bố, từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế của công tác công bố. - Đề ra một số giải pháp có tính khả thi để công tác công bố tài liệu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng được tốt hơn. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề công bố tài liệu lưu trữ nói chung và tài liệu lưu trữ Đảng nói riêng đã được nhiều quốc gia trên thế giới, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, nghiên cứu. - Các nhà lưu trữ học đã quan tâm, nghiên cứu công tác công bố tài liệu: Trên cơ sở nghiên cứu và tiếp thu lý luận và thực tiễn của công bố học các nước, PGS Nguyễn Văn Hàm đã biên soạn cuốn "Môn học công bố tài liệu văn kiện" do Trường đại học Tổng hợp Hà Nội ấn hành năm 1982. Ngoài ra còn nhiều bài báo khác của tác giả Nguyễn Văn Hàm đăng trên Tạp chí Lưu trữ như: "Mấy ý kiến bước đầu về văn bản học trong công bố tài liệu văn kiện", Tạp chí Văn thư Lưu trữ, số 1-1989; "Công bố, xuất bản các tài liệu, tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh- Mấy điều cần quan tâm", Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 3-1993; Vai trò xã hội của những công bố văn kiện", Tạp chí Văn thư Lưu trữ, số 4-1996; “Về công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam”, Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 4-2009; Trao đổi một số nguyên tắc chung trong công bố tài liệu, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam số 5/2005; Một số vấn đề lý 7 luận công bố tài liệu lưu trữ, Tạp chí Dấu ấn thời gian, số 01/2005. Tác giả Nguyễn Hữu Thời có bài "Vấn đề công bố giới thiệu tài liệu trên Tạp chí lưu trữ Việt Nam trong những năm gần đây và yêu cầu trong những năm tới", Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 1-1991; "Tìm hiểu một số nguyên tắc phương pháp sưu tầm, phát hiện và chọn lựa tài liệu để công bố " của Thanh Mai đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 3 và 4 -1981. Ngoài ra còn một số bài báo của một số tác giả khác như Nguyễn Minh Phương, Dương Văn Khảm và các tác giả khác cũng đề cập đến vấn đề công bố tài liệu. Một số sinh viên, học viên cao học của Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng đã làm khóa luận, luận văn tốt nghiệp về môn công bố này. Khóa luận: "Công bố tài liệu trong các xuất bản phẩm của Nhà xuất bản Sự thật giai đoạn 1976-1995" của Tô Thị Kim Đính, "Công bố tài liệu trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ" củ Nguyễn Thu Huyền. Ngoài ra còn có luận văn cao học của học viên Trần Thị Kim Ngân (2003) “Công bố tài liệu lưu trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng giai đoạn 1930-1954 - Tình hình và giải pháp"; Luận văn “Công bố tài liệu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia III- Đánh giá kết quả và kiến nghị”. của học viên cao học Nguyễn Lan Phương (2008). Trên thế giới, các nhà lưu trữ học cũng rất quan tâm đến việc công bố tài liệu và có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, như Sách giáo khoa “phương pháp công bố học” của Trường Đại học Lưu trữ Lịch sử Quốc gia Mátxcơva, 1958. Hiện nay trên các Website của các quốc gia, các tổ chức lưu trữ quốc tế như Hội đồng Lưu trữ quốc tế (ICA), Hiệp hội Lưu trữ Đông Nam Á (SARBICA) cũng đăng nhiều công trình nghiên cứu có liên quan tới công tác công bố giới thiệu tài liệu lưu trữ như Các nguyên tắc triển lãm tài liệu lưu trữ, các nguyên tắc về giải mật tài liệu, Quy định về tự do thông tin… Những nghiên cứu trên đã tập trung vào một số vấn đề cơ bản của công tác công bố tài liệu lưu trữ như: nguyên tắc, phương pháp của công bố tài liệu cũng như vai trò của nó trong xã hội hiện nay; thực trạng công tác công bố tài 8 liệu trên một số báo, tạp chí và ấn phẩm lưu trữ. Các quy định có liên quan tới công tác công bố tài liệu. Vấn đề tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu, công bố tài liệu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng cũng đã được quan tâm nghiên cứu nhưng việc nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại đối với khối tài liệu của một giai đoạn, đó là giai đoạn 1930-1954. Hơn nữa, giai đoạn 1954-1975 là một giai đoạn trọng đại của lịch sử dân tộc, nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược và làm nên những chiến thắng oanh liệt, những tài liệu được sản sinh ra trong giai đoạn này cũng đặc biệt có giá trị lịch sử. Vì vậy, cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu về công tác công bố tài liệu giai đoạn 1954-1975 nhằm phát huy giá trị khối tài liệu này. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài * Đối tượng nghiên cứu - Những tài liệu thuộc giai đoạn 1954-1975 hiện đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. - Những tài liệu có xuất xứ từ Kho Lưu trữ Trung ương đã được công bố dưới các hình thức khác nhau. * Phạm vi nghiên cứu là thành phần, nội dung, đặc điểm và tình hình công bố tài liệu lưu trữ chữ viết được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng giai đoạn 1954-1975. 5. Nguồn tài liệu tham khảo Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau từ trong nước và ngoài nước. Tài liệu nước ngoài như các tác phẩm kinh điển về phương pháp luận nghiên cứu; lý luận và phương pháp công bố tài liệu văn kiện của các nhà công bố học Xô Viết, một số tài liệu của Tiệp Khắc. Các tập tài liệu, văn kiện được Liên Xô trước đây xuất bản. Luật pháp của các nước quy định về vấn đề công bố tài liệu lưu trữ từ trước tới nay. Đặc biệt trên nhiều Website của các cơ quan lưu trữ các quốc gia (www.nationalarchives.gov.uk – Lưu trữ Anh quốc; www.archives.gov- Lưu trữ Liên bang Mỹ…), các tổ chức lưu trữ quốc tế như Hội đồng Lưu trữ quốc tế (www.ica.org), Hiệp hội Lưu trữ 9 các quốc gia Đông Nam Á (www.arkib.gov.my/sarrbica)... nhiều công trình nghiên cứu, bài viết khác phản ánh kinh nghiệm của các quốc gia, các cơ quan, tổ chức lưu trữ quốc tế trong công tác công bố tài liệu. Trong nước, chúng tôi tham khảo các Văn kiện của Đảng và Nhà nước chỉ đạo về công tác lưu trữ nói chung và công tác công bố nói riêng; sách báo về lý luận và phương pháp công bố tài liệu lưu trữ, các tập Văn kiện tài liệu đã xuất bản từ trước tới nay. Các tạp chí thường xuyên công bố tài liệu của Đảng như Tạp chí Văn thư Lưu trữ, Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Văn phòng cấp ủy… Tham khảo các khoá luận, luận văn tốt nghiệp của các sinh viên, học viên cao học Khoa Lưu trữ học và quản trị văn phòng… 6. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài chúng tôi dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lê-nin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các nguyên tắc: như nguyên tắc chính trị, nguyên tắc lịch sử, nguyên tắc toàn diện và tổng hợp được chúng tôi vận dụng trong quá trình khảo sát, phân tích tình hình thực tế về thành phần, nội dung, đặc điểm của tài liệu lưu trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng giai đoạn 1954-1975; nêu rõ thực trạng, đánh giá, nhận xét về việc công bố tài liệu lưu trữ giai đoạn 1954-1975 của Đảng trong thời gian qua. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi dựa trên một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp sử liệu học, phương pháp khảo sát thực tế và một số phương pháp khác. 7. Đóng góp mới của đề tài Trong đề tài này, lần đầu tiên, chúng tôi đã giới thiệu một cách có hệ thống thành phần, số lượng, nội dung tài liệu lưu trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng giai đoạn 1954-1975, từ đó làm nổi bật được ý nghĩa của khối tài liệu này cũng như yêu cầu cấp thiết của công tác công bố. Đồng thời đề tài cũng đã nghiên cứu, phân tích và khái quát được nội dung, đặc điểm của tài liệu lưu trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng giai đoạn 1954-1975, giúp cho các nhà công bố học có thể xác minh, lựa chọn được những tài liệu có độ tin cậy cao; truyền đạt bản văn tài liệu được dễ dàng, chính xác. 10 Đề tài cũng đã trình bày thực trạng công bố tài liệu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng giai đoạn 1954-1975 về các mặt: Các văn bản quy định, nguyên tắc, quy trình công bố và các kết quả công bố cụ thể. Đánh giá những ưu điểm và tồn tại của công tác này, chỉ ra các nguyên nhân của những thành tựu và tồn tại trên để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác công bố tài liệu lưu trữ giai đoạn 1954-1975 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. Đóng góp của đề tài còn góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn công tác công bố tài liệu lưu trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng thuộc giai đoạn 19541975, nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở pháp lý và phương pháp công bố tài liệu lưu trữ hiện nay. Trên cơ sở đó đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của các xuất bản phẩm công bố tài liệu lưu trữ ở Việt Nam, đặc biệt là các tài liệu văn kiện của Đảng. 8. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm có ba chương và phụ lục Chương 1. Tài liệu giai đoạn 1954-1975 bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng Trong chương này, tác giả trình bày khái quát về thành phần, số lượng, nội dung và đặc điểm tài liệu giai đoạn 1954-1975 hiện đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. Cụ thể, tác giả nêu rõ khối tài liệu này gồm những phông lưu trữ nào, trong mỗi phông lưu trữ gồm những loại tài liệu gì, cơ quan ban hành văn bản và số lượng cụ thể của tài liệu thuộc giai đoạn 19541975 so với tổng số tài liệu hiện đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. Bên cạnh đó, chúng tôi giới thiệu nội dung cơ bản của khối tài liệu này và giá trị nhiều mặt của nó. Những sự kiện, những mặt hoạt động nào của Đảng được thể hiện trong đó. Đặc biệt những sự kiện lịch sử quan trọng thể hiện như thế nào trong những tài liệu đó. Từ đó khẳng định khối tài liệu này thực sự là nguồn sử liệu phong phú, quan trọng và đáng tin cậy để nghiên cứu lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng và vai trò của công tác công bố trong việc phát huy giá trị của khối tài liệu này. 11 Chương 2 Thực trạng công bố tài liệu giai đoạn 1954-1975 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng Chương 2 trình bày khái quát một số các quy định của Đảng và Nhà nước trước tới này về công tác công bố tài liệu lưu trữ; việc tổ chức công tác công bố tài liệu giai đoạn 1954-1975 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng ; thực trạng, kết quả công bố, đi sâu phân tích, nhận xét, đánh giá, chỉ ra những ưu điểm và tồn tại; nguyên nhân của những ưu điểm và tồn tại đó. Chương 3 Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác công bố tài liệu giai đoạn 1954-1975 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và tồn tại của các phương pháp công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ của Đảng, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính khoa học và chất lượng công tác công bố tài liệu nói chung và tài liệu lưu trữ của Đảng nói riêng. Các giải pháp bao gồm: Tăng cường công tác thu thập, sưu tầm và bảo quản tài liệu; công tác tổ chức khoa học tài liệu trong Kho; xây dựng, hoàn thiện một số văn bản mang tính quy phạm công bố tài liệu lưu trữ và một nhóm các giải pháp khác có liên quan. Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức quý báu của thầy cô và các đồng nghiệp. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới người hướng dẫn khoa học - PGS Nguyễn Văn Hàm, các thầy cô Khoa Lưu trữ học và quản trị văn phòng và các đồng nghiệp. Do kiến thức và kinh nghiệm công tác còn hạn chế nên đề tài không thể tránh được những sai sót. Tôi rất mong nhận được những góp ý của thầy cô và các đồng nghiệp, và hy vọng được tiếp tục đi sâu nghiên cứu về vấn đề này. 12 Chương 1 Tài liệu giai đoạn 1954-1975 bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng Quy định số 210-QĐ/TW ngày 06 tháng 3 năm 2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức tiền thân của Đảng, tổ chức chính trị-xã hội; tài liệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các nhân vật lịch sử, tiêu biểu của Đảng, đồng thời là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị-xã hội” (Điều 1) [96, tr. 1] Nhằm quản lý thống nhất và bảo quản an toàn cũng như để sử dụng nguồn di sản văn hoá quý báu này một cách có hiệu quả, tài liệu của Đảng được bảo quản trong hệ thống Kho Lưu trữ của Đảng ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Cục Lưu trữ Trung ương Đảng có trách nhiệm trực tiếp quản lý Kho Lưu trữ Trung ương nơi tập trung bảo quản toàn bộ tài liệu của Đảng ở cấp Trung ương. Cụ thể, thành phần tài liệu của Kho Lưu trữ Trung ương gồm: -“ Tài liệu của các tổ chức tiền thân của Đảng, các tổ chức tiền thân của các tổ chức chính trị-xã hội; - Tài liệu của Đại hội Đảng toàn quốc và đại hội đảng bộ các cấp; tài liệu của các cấp uỷ đảng, các cơ quan, tổ chức đảng, ban cán sự Đảng, đảng đoàn Đảng Cộng sản Việt Nam (trước kia là Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam). - Tài liệu của các tổ chức chính trị- xã hội, - Tài liệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh tụ tiền bối của Đảng, các nhân vật lịch sử tiêu biểu của Đảng, đồng thời là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước, của các tổ chức chính trị- xã hội, 13 - Tài liệu về hoạt động của các đảng cộng sản và công nhân, của các tổ chức và phong trào quốc tế, của các chiến sĩ cộng sản và nhân vật lịch sử quốc tế có liên quan đến Đảng ta. - Tài liệu của các chế độ phong kiến, thực dân, đế quốc xâm lược và các chính quyền tay sai phản động có liên quan trực tiếp đến hoạt động của Đảng ta và của các tổ chức đoàn thể cách mạng”. (Điều 3) [96, tr. 1-2] Tóm lại, tài liệu phản ánh quá trình thành lập, hoạt động của Đảng ta trong suốt hơn 80 năm qua đều được quản lý tập trung thống nhất tại Kho Lưu trữ Trung ương. Trong toàn bộ thành phần tài liệu này, khối tài liệu thuộc giai đoạn 1954-1975 chiếm một khối lượng khá lớn. Những tài liệu được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng nói chung và những tài liệu thuộc giai đoạn 1954-1975 nói riêng là tài sản vô giá của Đảng, di sản văn hoá của dân tộc, phản ánh sự chỉ đạo, lãnh đạo tài tình, linh hoạt của Trung ương Đảng, công lao đóng góp của các lãnh đạo tiền bối và sự đoàn kết một lòng của nhân dân ta dưới lá cờ của Đảng trong những năm tháng đấu tranh giữ nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. 1.1. Thành phần, số lượng tài liệu Giai đoạn 1954-1975 là một giai đoạn trọng đại của lịch sử dân tộc. Nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ chấn động địa cầu. Đất nước ta cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giành thống nhất nước nhà ở miền Nam. Dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Lao động Việt Nam, nhân dân ta đã đoàn kết một lòng đè bẹp mọi ý chí xâm lược đất nước ta của kẻ thù, xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giành thống nhất nước nhà ở miền Nam. Chính trong giai đoạn này, Trung ương Đảng đã sản sinh ra nhiều tài liệu quan trọng, phản ánh chân thực về những sự kiện lịch sử trọng đại, khối tài liệu này đã và đang được thu thập, xác minh, bổ sung ngày càng đầy đủ hơn vào Kho Lưu trữ Trung ương Đảng nhằm bảo quản an toàn và phát huy giá trị tài liệu một cách có hiệu quả nhất. 14 Thành phần tài liệu lưu trữ giai đoạn 1954-1975 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng chiếm một khối lượng khá lớn trong toàn bộ khối tài liệu hiện đang được bảo quản tại đây, khoảng 60 phông lưu trữ trên tổng số 125 phông tài liệu trong Kho, tức là chiếm tới gần ½ số lượng tài liệu trong Kho. Đây là những tài liệu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II, III, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III, tài liệu của các cơ quan, ban tham mưu, giúp việc cho Trung ương Đảng trong giai đoạn 1954-1975 như Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên huấn Trung ương, Ban Dân tộc Trung ương, Uỷ ban Cải cách ruộng đất Trung ương, Ban Thống nhất Trung ương, Ban Quốc tế nhân dân…, phông cá nhân của các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhân vật lịch sử tiêu biểu như Phông Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phông đồng chí Tổng Bí thư Trường Chính, Phông đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn…Như vậy, Thành phần tài liệu lưu trữ giai đoạn 19541975 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng cụ thể gồm: * Phông Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ III của Đảng Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III diễn ra từ 5 -10/9/1960. Đại hội đã vạch ra chủ trương, đường lối cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới: đó là xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế miền Bắc và miền Bắc trở thành hậu phương lớn, chi viện cho miền Nam trong công cuộc kháng chiến giành thống nhất đất nước. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng mới gồm 78 đồng chí: 47 uỷ viên chính thức và 31 uỷ viên dự khuyết. Tài liệu Phông Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III (5-10/9/1960) gồm toàn bộ tài liệu phản ánh quá trình chuẩn bị, diễn biến, kết thúc của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III và những nội dung được thảo luận tại Đại hội. Thuộc thành phần Phông gồm có : - Tài liệu chuẩn bị văn kiện Đại hội (Đề cương Báo cáo Chính trị, Dự thảo Báo cáo Chính trị, Biên bản Hội nghị của các tiểu ban…) của các Ban chuẩn bị Đại hội như: Ban Chuẩn bị Báo cáo Chính trị, Ban Chuẩn bị Báo cáo xây dựng Đảng và sửa đổi điều lệ Đảng, Ban chuẩn bị báo cáo kế hoạch dài hạn; 15 - Tài liệu của Đại hội trù bị. Đại hội trù bị diễn ra từ 10/8 tới 27/8/1960. Tài liệu bao gồm: Diễn văn khai mạc, bế mạc, Biên bản của các Đoàn đại biểu…; - Tài liệu của Đại hội chính thức. Đại hội chính thức diễn ra từ ngày 510/9/1960. Tài liệu bao gồm: Diễn văn khai mạc, Báo cáo Chính trị, Báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng, tài liệu nhân sự, biên bản họp các đoàn… - Tài liệu phần tổ chức Đại hội + Tài liệu của Ban Chấp hành Trung ương và của các ban, ngành chuẩn bị cho Đại hội, + Tài liệu của Ban tổ chức Đại hội như Tiểu ban phục vụ Đại hội, Tiểu ban văn kiện… Phông gồm 98 đơn vị bảo quản (đvbq) , thời gian của tài liệu khá dài từ khi xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho Đại hội (3/1957) tới khi bế mạc Đại hội (10/9/1960). * Phân phông Ban Chấp hành Trung ương Khoá II, III + Phân phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II (2/19519/1960) Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Chấp hành TW Đảng Lao động Việt Nam khoá II kéo dài 9 năm (từ tháng 2/1951 đến 9/1960). Trong thời gian này, theo đường lối do ĐH toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra, BCH TW đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp giành thắng lợi năm 1954, lập lại hòa bình và xây dựng XHCH ở miền Bắc, tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược ở miền Nam. Như vậy, tài liệu Phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II phản ánh hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong giai đoạn (1951-1960), gồm: - Tài liệu Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Hội nghị Bộ Chính trị, Hội nghị Ban Bí thư, Hội nghị cán bộ như: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất tử ngày 13 đến 16/3/1951 bàn về tổ chức bộ máy và lề lối làm việc 16 của Trung ương, tình hình và nhiệm vụ trước mắt, về công tác kinh tế tài chính và công tác kiểm tra, Hội nghị Ban Bí thư năm 1952 bàn về công tác tuyên huấn… - Khối tài liệu tên gọi (nghị quyết, chỉ thị, thông tri, báo cáo…) do Trung ương Đảng ban hành, - Khối tài liệu về hoạt động đối ngoại (tài liệu về quan hệ đối ngoại của Đảng ta với Đảng cầm quyền một số quốc gia, quan hệ với các tổ chức quốc tế…), - Tài liệu về hội nghị Giơ-ne-vơ: Các bài trả lời phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các nhà báo nước ngoài, sự chỉ đạo của Trung ương đối với hoạt động của đoàn Chính phủ ta tại Hội nghị… - Khối tài liệu đến từ các địa phương, bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội gửi tới Trung ương (báo cáo, biên bản…). Phông gồm 1193 đvbq thời gian kéo dài từ khoảng 1951-1960. Trong đó có 1103 đvbq có thời gian từ 1954-1960. +Phân phông Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá III (9/1960 12/1976) Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Chấp hành TW Đảng khoá III kéo dài 16 năm (9/1960-12/1976), dài gấp bốn lần so với quy định của Điều lệ Đảng. Nguyên nhân của sự kéo dài này do những điều kiện lịch sử đặc biệt của nước ta trong giai đoạn này. Đảng ta phải tập trung sức lãnh đạo cách mạng ở cả hai miền Nam-Bắc, không có điều kiện triệu tập đại hội. Mặt khác, những đường lối do Đại hội Đảng lần thứ III đề ra vẫn phù hợp với cách mạng nước ta trong giai đoạn này. Do đó, tài liệu của Phông cũng có những đặc thù riêng, loại hình tài liệu phong phú, thời gian của các tài liệu trong Phông kéo dài… Thành phần tài liệu của Phông gồm - Tài liệu của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Hội nghị Bộ Chính trị, Hội nghị Ban Bí thư, Hội nghị cán bộ như Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 5, từ 12 đến 22/7/1961 bàn về phát triển nông nghiệp trong kế 17 hoạch 5 năm 1961-1965, Hội nghị Ban Bí thư năm 1962 bàn về vấn đề nông nghiệp… - Tài liệu theo tên gọi Trung ương Đảng ban hành: Nghị quyết, chỉ thị, thông tri, … - Tài liệu về quan hệ đối ngoại của Đảng ta, tài liệu về quan hệ Việt NamLào, Việt Nam- Cămpuchia, - Tài liệu về hội nghị Paris: Biên bản phiên họp toàn thể, biên bản các cuộc tiếp xúc riêng, bài phát biểu của đại diện các bên tham gia đàm phán, thông báo, nghị định thư, Hiệp định … - Khối tài liệu đến của các bộ, ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội và tài liệu một số vụ án, vụ việc khác… Phông gồm 2631 đvbq, thời gian tài liệu kéo dài từ 1960 tới 1976 * Khối phông các Ban tham mưu, giúp việc Trung ương Để tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh giành thống nhất nước nhà ở miền Nam, Đảng ta đã chủ trương thành lập một số Ban giúp việc cho Trung ương về các mảng việc cụ thể. Hiện tại, Kho Lưu trữ Trung ương Đảng đã sưu tầm, thu thập, quản lý tài liệu của một số Ban tham mưu, giúp việc như Văn phòng Trung ương (1947-…) (2051 đvbq), Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (1948-…) (8235 đvbq) và các ban như Ban Tài mậu Trung ương (1961-1975) (404 đvbq), Ban Khoa giáo Trung ương (1968-…) (3694 đvbq), Ban Dân vận Trung ương Trung ương (1953-…) (1525 đvbq ), Uỷ ban Cải cách Ruộng đất Trung ương (1954-1958) (550 đvbq), Ban Cải tiến quản lý xí nghiệp Trung ương (1957-1960) (87 đvbq)…. Tài liệu của mỗi cơ quan đều được tổ chức thành một phông riêng. Số lượng tài liệu của các Ban thuộc giai đoạn 1954-1975 khá nhiều (khoảng hơn 20 ban), có những ban có thời gian hoạt động nằm trọn vẹn trong giai đoạn 1954-1975 (Ban Thống nhất Trung ương (1954-1975), Ban Tài Mậu Trung ương (1961-1975), Uỷ ban Cải cách ruộng đất Trung ương (1954-1958)… ), một số ban có thời gian hoạt động nằm một phần của giai đoạn 1954-1975. Sở dĩ giai đoạn này Trung ương Đảng phải thành lập nhiều ban tham mưu, giúp việc vì đất nước ta cùng một lúc thực hiện hai nhiệm 18 vụ là xây dựng chủ nghĩa xã hội mở miền Bắc và đấu tranh giành thống nhất nước nhà ở miền Nam nên công việc rất nhiều, Ban Chấp hành Trung cần nhiều bộ phận tham mưu, giúp việc TW ở các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, số lượng tài liệu của các phông cũng không đều nhau, có những phông tài liệu thu được nhiều như Phông Ban Tuyên huấn Trung ương (1141 đvbq), Phông Ban Thống Nhất Trung ương (591 đvbq), có những phông tài liệu ít hơn như Phông Ban Cải tiến quản lý xí nghiệp Trung ương (87 đvbq)… Thành phần tài liệu của các ban cũng rất phong phú, phản ánh về chức năng, nhiệm vụ của từng Ban được Trung ương Đảng giao phó và phản ánh về tình hình đất nước ta trong giai đoạn bấy giờ. Nhiều ban đã giải thể khi đất nước ta hoàn toàn thống nhất, khi đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử như Ban Thống nhất Trung ương, Ban Tài Mậu Trung ương, Ban Cải tiến quản lý xí nghiệp Trung ương…, cũng còn những Ban vẫn hoạt động đến ngày nay như Văn phòng Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Dân vận Trung ương… Thành phần tài liệu của các ban gồm các loại chính sau: + Bản dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị của Trung ương do Ban dự thảo để trình Trung ương ban hành; + Tài liệu của Trung ương Đảng, Phủ thủ tướng gửi cho Ban + Tài liệu do các ban sản sinh ra: nghị quyết, quyết định, thông tri, biên bản, chương trình công tác, kế hoạch, đề án, báo cáo .. + Tài liệu của các đơn vị tổ chức thuộc Ban; hồ sơ các Hội nghị do Ban chỉ đạo, tổ chức ; + Ý kiến, bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Trung ương với Ban và của lãnh đạo Ban. + Tài liệu của các Ban thuộc các Khu, Liên Khu do Ban chỉ đạo gửi đến cho cấp dưới. Tài liệu thuộc khối Phông các ban tham mưu, giúp việc cho Trung ương Đảng phải kể đến một số phông quan trọng trong giai đoạn này như Ban Thống 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan