Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công bố tài liệu giai đoạn 1930-1945 tại kho lưu trữ trung ương đảng - tình hình...

Tài liệu Công bố tài liệu giai đoạn 1930-1945 tại kho lưu trữ trung ương đảng - tình hình và giải pháp

.PDF
125
495
64

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ************************ TRẦN THỊ KIM NGÂN CÔNG BỐ TÀI LIỆU GIAI ĐOẠN 1930-1954 TẠI KHO LƯU TRỮ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Lưu trữ học và tư liệu học Mã số: 51002 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC: LƯU TRỮ HỌC VÀ TƯ LIỆU HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS . Nguyễn Văn Hàm HÀ NỘI - 2002 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa 2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5. Nguồn tài liệu tham khảo và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài 6. Đóng góp mới của Luận văn 7. Bố cục của Luận văn 1 1 3 4 6 6 8 9 Chƣơng 1 THÀNH PHẦN, NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI LIỆU GIAI 11 ĐOẠN 1930-1954 TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG 1.1. Thành phần tài liệu lƣu trữ giai đoạn 1930-1954 tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng 14 1.1.1. Sưu tập tài liệu các Tổ chức Tiền thân của Đảng 15 1.1.2. Sưu tập tài liệu Hội nghị hợp nhất và Đại hội đại biểu Toàn quốc 15 lần thứ Nhất của Đảng, tài liệu của các Ban Lãnh đạo Trung ương Đảng 1..1.3. Sưu tập tài liệu các Xứ uỷ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam kỳ 16 1.1.4. Sưu tập sách báo và truyền đơn của Đảng 18 1.1.5. Sưu tập tài liệu của chính quyền cũ có liên quan đến hoạt động 19 của Đảng ta 1.1.6. Phông Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng 19 1.1.7. Phông Ban Chấp hành Trung ương Khoá I, II 20 1.1.8. Khối Phông các Ban giúp việc Trung ương 21 1.1.9. Khối phông các Khu uỷ, Liên khu uỷ đã giải thể 22 1.1.10. Phông Đảng uỷ Dân- Chính- Đảng trực thuộc Trung ương 23 1.1.11. Khối phông các đồng chí lãnh tụ của Đảng 24 1.2. Nội dung tài liệu lƣu trữ giai đoạn 1930-1954 tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng 24 1.2.1. Sưu tập tài liệu các Tổ chức Tiền thân của Đảng 24 1.2.2. Sưu tập tài liệu Hội nghị hợp nhất và Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ Nhất của Đảng, tài liệu của các Ban Lãnh đạo Trung ương Đảng 25 1.2.3. Sưu tập tài liệu các Xứ uỷ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam kỳ 27 1.2.4. Sưu tập sách, báo và truyền đơn của Đảng 28 1.2.5. Sưu tập tài liệu của chính quyền cũ có liên quan đến 29 hoạt động của Đảng ta 1.2.6. Phông Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng 29 1.2.7. Phông Ban Chấp hành Trung ương Khoá I, II 30 1.2.8. Khối Phông các Ban giúp việc Trung ương 31 1.2.9. Khối phông các Khu uỷ, Liên khu uỷ đã giải thể 32 1.2.10. Phông Đảng uỷ Dân- Chính- Đảng trực thuộc Trung ương 33 1.2.11. Khối phông các đồng chí lãnh tụ của Đảng 34 1.3. Đặc điểm của tài liệu giai đoạn 1930-1954 tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng 35 1.3.1. Về thành phần 35 1.3.2. Về nội dung 36 1.3.3. Về thể thức văn bản 37 1.3.4. Về ngôn ngữ, phương tiện chuyển tải và các đặc điểm khác của tài liệu 39 1.3.5. Về tình trạng vật lý của tài liệu 41 1.3.6. Mức độ hoàn chỉnh của tài liệu 41 Tiểu kết 42 Chƣơng 2 TÌNH HÌNH CÔNG BỐ TÀI LIỆU GIAI ĐOẠN 1930-1954 TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG 45 2.1. Những văn bản của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề công bố tài liệu lƣu trữ và tổ chức công bố tài liệu tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng 45 2.1.1. Những văn bản của Đảng, Nhà nước về công bố tài liệu lưu trữ 45 2.1.2. Tổ chức công bố tài liệu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng 52 2.2. Kết quả công bố 54 2.2. Phƣơng pháp công bố tài liệu giai đoan 1930-1954 tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng 58 2.3.1. Đối với tài liệu công bố trên các báo và tạp chí 58 2.3.2. Đối với tài liệu công bố trong các tuyển tập, toàn tập 58 2.4. Đánh giá, nhận xét 2.4.1. Ưu điểm 2.4.2. Tồn tại Tiểu kết 73 73 77 83 Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CÔNG BỐ TÀI LIỆU GIAI ĐOẠN 1930-1954 TẠI KHO LƢU TRỮ TRUNG ƢƠNG ĐẢNG 3.1. Tổ chức khoa học hợp lý tài liệu trong Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng 3.1.1. Đẩy mạnh công tác sưu tầm, thu thập tài liệu 3.1.2. Phân loại tài liệu 3.1.3. Xây dựng hệ thống công cụ tra cứu khoa họ 3.2. Xây dựng và hoàn thiện một số văn bản mang tính quy phạm về công bố tài liệu lƣu trữ 3.2.1. Các nguyên tắc công bố tài liệu lưu trữ 3.2.2. Quy định rõ thẩm quyền công bố tài liệu lưu trữ 3.2.3. Quy định rõ thời hạn tiếp cận tài liệu lưu trữ 3.2.4. Quy định rõ những loại hồ sơ, tài liệu hạn chế sử dụng 3.3. Xây dựng, hoàn thiện một số phƣơng pháp công bố tài liệu 3.3.1. Xác định các loại hình công bố tài liệu 3.3.2. Xây dựng một số quy tắc công bố tài liệu lưu trữ 3.4. Việc tổ chức công bố tài liệu lưu trữ của Đảng 3.5. Cần có sự đổi mới trong nhận thức về công tác công bố tài liệu lưu trữ 3.6. Đào tạo một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu về 103 công tác công bố tài liệu Tiểu kết KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 85 86 87 89 91 91 93 95 96 97 97 97 101 105 103 105 109 MỞ ĐẦU 1- Mục đích, ý nghĩa của đề tài Tài liệu lưu trữ là di sản văn hoá đặc biệt quý báu của mỗi dân tộc. Đó là nguồn sử liệu quan trọng đáng tin cậy nhất để nghiên cứu lịch sử văn hoá của mỗi dân tộc nói riêng và của nhân loại nói chung. Do vậy, mỗi quốc gia đều tìm mọi biện pháp để bảo quản an toàn và sử dụng có hiệu quả di sản văn hoá đặc biệt này. Một trong các hình thức sử dụng tài liệu lưu trữ rộng rãi nhất và hiệu quả nhất là công bố tài liệu. Trong một bức thư gửi Ban Biên tập báo "Sự thât" ngày 18-9-1918, khi bàn về cuộc đấu tranh giai cấp ở nông thôn, V.I Lênin nói :"Việc công bố một tài liệu thực tế như vậy của địa phương trên báo là một việc hết sức quan trọng (chứ không quá ư nhiều lý luận chung chung)"[95,239]. Như vậy, cũng đủ biết Lê nin đánh giá rất cao về tầm quan trọng của việc công bố tài liệu, bởi vì đó là những bằng chứng chân thực hùng hồn về các sự thật lịch sử. Ở nước ta, kể từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo toàn dân làm cách mạng, tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, giành chính quyền về tay nhân dân, xây dựng một nước Việt Nam mới – nhà nước cộng hoà dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á. Kể từ đó đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân và toàn quân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình hoạt động ấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã để 2 lại một khối lượng lớn tài liệu lưu trữ có giá trị về nhiều mặt, phục vụ nhiều nhu cầu của xã hội hôm nay và mai sau, đặc biệt là tài liệu lưu trữ thời kỳ của Đảng thời kỳ 1930-1954. Thời kỳ từ 1930-1954 là một thời kỳ có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong lịch sử của dân tộc ta nói chung và lịch sử Đảng nói riêng. Thời kỳ này được đánh dấu bởi những sự kiện lịch sử trọng đại sau đây: - Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam - Cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám năm 1945, sự ra đời của Nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà. - Cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp thắng lợi làm "chấn động địa cầu". Chính vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử giai đoạn này thu hút được sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước. Con đường để các nhà nghiên cứu tiếp cận với các sự kiện lịch sử lại chính là tài liệu lưu trữ, bởi vì :" chính những tài liệu lưu trữ ấy của Đảng là những bằng chứng lịch sử hùng hồn nhất về Pho sử vàng ấy của Đảng ta. Đó là cơ sở dữ liệu chân thực nhất, khách quan nhất, đầy đủ nhất giúp cho việc tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng, tổng kết kinh nghịêm xây dựng Đảng, nghiên cứu biên soạn lịch sử Đảng ta và nghiên cứu những vấn đề lý luận về cách mạng Việt Nam một cách khoa học" [104]. Tài liệu lưu trữ của Đảng được tập trung bảo quản ở trong mạng lưới các Kho lưu trữ của Đảng từ Trung ương đến địa phương. Kho lưu trữ Trung ương Đảng lại là nơi tập trung bảo quản khá đầy đủ khối tài liệu lưu trữ của Đảng, phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng trong giai đoạn 1930-1954. 3 Mặt khác, tài liệu giai đoạn này được hình thành cách đây đã lâu, ít nhất là đã gần 50 năm, nhiều vấn đề trước đây còn bí mật, nay đã có thể công bố rộng rãi cho đông đảo bạn đọc biết. Việc công bố rộng rãi tài liệu lưu trữ của Đảng có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng và cấp bách. Nó không những phục vụ cho việc lãnh đạo chỉ đạo cách mạng của Đảng ta; việc nghiên cứu lịch sử dân tộc nói chung, lịch sử Đảng nó riêng nghiên cứu các khoc học xã hội và các nhu cầu khác của xã hội mà nó còn phục vụ đắc lực cho việc tuyên truyền, giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là thể hệ trẻ. Thế nhưng từ trước tới nay việc công bố tài liệu lưu trữ tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng còn ít và nhiều chỗ còn chưa thật khoa học, chưa đáp ứng được các nhu cầu rộng rãi của xã hội. Nhằm đẩy mạnh việc công bố tài liệu lưu trữ tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng, nhất là tài liệu lưu trữ giai đoạn 1930-1954; mặt khác nhằm góp phần vào việc năng cao chất lượng của các ấn phẩm công bố chúng tôi chọn vấn đề " Công bố tài liệu lƣu trữ tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng giai đoạn 1930-1945 - Tình hình và giải pháp" làm đề tài luận văn cao học cho mình. 2- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Đề tài này giải quyết một số vấn đề : -Nghiên cứu một cách có hệ thống thành phần, nội dung và đặc điểm của tài liệu lưu trữ tại giai đoạn 1930-1954 Kho Lưu trữ Trung ương Đảng -Nghiên cứu thực trạng công bố tài liệu giai đoạn 1930-1945 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. - Đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh công tác công bố tài liệu lưu trữ giai đoạn 1930-1954 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng, nhằm phục vụ các 4 yêu cầu khác nhau của xã hội và cũng là để góp phần vào việc hoàn thành một trong những nhiệm vụ của công tác lưu trữ là sử dụng có hiệu quả nguồn di sản văn hoá quý báu và đặc biệt này. 3- Lịch sử nghiên cứu vấn đề : Xuất phát từ tầm quan trọng của việc công bố tài liệu nên tất cả các quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến công tác này. Trên thế giới, công tác công bố tài liệu được quan tâm từ lâu. Ở Liên Xô cũ, theo tinh thần chỉ đạo của Lê Nin “ Mọi văn kiện công bố phải đảm bảo tính chân thực và chuẩn xác của nguyên bản”[99,300] , các nhà công bố học Xô viết đã nghiên cứu nhiều về vấn đề này và đã có những tài liệu về lý luận và sách giáo khoa về công bố học. Có thể kể đến một số công trình chính như sau: Sách giáo khoa về phương pháp công bố học” của Trường Đại học Lưu trữ lịch sử Quốc gia Mátxcơ va, 1958. “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ ở Liên Xô” cũng của Trường Đại học này xuất bản tại Mát xcơ va năm 1958 dành 3 chương (XIV, XV, XVI) để trình bày các phương pháp công bố tài liệu văn kiện. “Lý luận và phương pháp công bố học Xô viết” của M. X . Xelezhốp, Mát xcơva, 1974. Đây là cuốn sách trình bày một cách đầy đủ nhất về lý luận và phương pháp công bố tài liệu tại Liên Xô. Năm 1981, Trường Đại học Lưu trữ lịch sử Mát xcơva lại cho ra đời một cuốn sách “Những vấn đề cấp bách về lịch sử, lý luận và phương pháp công bố tài liệu”. Cuốn sách này tập hợp một số các bài báo của một số tác giả Xô viết như M.X Xeleznhốp, U.C. Varôbeva, Êsten. Đ.M và nhiều tác giả khác. 5 Ở Tiệp Khắc cũng đã xuất bản một số cuốn sách về công bố học lịch sử cận đại và hiện đại. Năm 1957, xuất bản cuốn sách tóm tắt "Những nguyên tắc công bố các nguồn sử liệu thời kỳ cận đại- thế kỷ 16-20". Ngoài ra còn có cuốn "Những cơ sở của việc nghiên cứu lịch sử"- Praha, 1964 đã giành riêng để trình bày những vấn đề, những phương pháp công bố các nguồn sử liệu. Ở nước ta, công bố học được biết đến muộn hơn. Trên cơ sở nghiên cứu và tiếp thu lý luận và thực tiễn của công bố học các nước, PGS Nguyễn Văn Hàm đã biên soạn cuốn "Môn công bố tài liệu văn kiện" do Trường đại học Tổng hợp Hà Nội ấn hành năm 1982. Ngoài ra còn nhiều bài báo khác của tác giả Nguyễn Văn Hàm đăng trên Tạp chí Lưu trữ. Có thể kể ra một vài baì: "Vai trò xã hội của những công bố văn kiện", Tạp chí Văn thư lưu trữ, số 4-1996; "Mấy ý kiến bước đầu về văn bản học trong công bố văn kiện",Tạp chí Văn thư lưu trữ, số 4-1989; "Công bố, xuất bản các tài liệu, tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 3-1993. Tác giả Nguyễn Hữu Thời có bài "Vấn đề công bố giới thiệu tài liệu trên Tạp chí lưu trữ Việt Nam trong những năm gần đây và yêu cầu trong những năm tới", Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số1-1991; "Tìm hiểu một số nguyên tắc phương pháp sưu tầm, phát hiện và chọn lựa tài liệu để công bố " của Thanh Mai đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 3 và 4 -1981. Ngoài ra còn một số bài báo của một số tác giả khác như Vũ Minh Phương, Lê Văn Khảm và các tác giả khác cũng đề cập đến vấn đề công bố tài liệu. Khoa Lưu trữ và Quản trị văn phòng cũng đã có một số sinh viên làm luận văn tốt nghiệp về môn công bố này. Có thể kể một vài luận văn như "Công bố tài liệu trong các xuất bản phẩm của Nhà xuất bản Sự thật giai đoạn 1976-1995" của Tô Thị Kim Đính , " Công bố tài liệu trên Tạp chí Văn thư lưu trữ của Nguyễn Thu Huyền". Luận văn tốt nghiệp đại học Lưu trữ lịch sử Mát xcơva của bản thân tác giả cũng về vấn đề công bố " Quan hệ hợp tác 6 kinh tế Việt Nam- Liên Xô trong tuyển tập Văn kiện Liên Xô- Việt Nam - 30 năm quan hệ từ 1950-1980" (phân tích về mặt công bố học). Tuy nhiên chưa có một luận văn Cao học hoặc luận án Tiến sĩ nào nghiên cứu về vấn đề công bố tài liệu nói chung và cũng không có công trình nào đi sâu nghiên cứu về vấn đề công bố tài liệu lưu trữ của Đảng tại Kho lưu trữ Trung ương đảng giai đoạn 1930-1954 cả. Do vậy, chúng tôi chọn vấn đề này làm Luận văn cao học cho mình. 4- Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài +) Đối tượng nghiên cứu của đề tài "Công bố tài liệu tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng" giai đoạn 1930- 1954" là : - Nghiên cứu vấn đề công bố tài liệu lưu trữ của Đảng giai đoạn 19301954 tại Kho lưu trữ Trung ương đảng +) Phạm vi nghiên cứu là vấn đề công bố tài liệu lưu trữ (giấy) của Đảng được bảo quản tại Kho lưu trữ Trung ương đảng từ 1930-1954. Cũng cần phải nói rằng, hiện nay ở Kho lưu trữ Trung ương đang bảo quản khá nhiều tư liệu như sách, báo, tạp chí...Tuy không phải là tài liệu lưu trữ nhưng vì thời kỳ này tài liệu lưu trữ của Đảng còn lưu được không nhiều; mặt khác, do điều kiện và mục đích hoạt động của thời bấy giờ là tuyên truyền lý tưởng cách mạng, và báo, tạp chí là phương tiện để chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng. Do vậy, việc nghiên cứu công bố những tư liệu này cũng thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Như vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài là việc công bố những tài liệu và tư liệu tại Kho Trung ương từ 19301954. 5- Nguồn tài liệu tham khảo và phƣơng phán nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã phải tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau từ trong nước và ngoài nước. Tài liệu ngoài nước như các tác 7 phẩm kinh điển về phương pháp luận nghiên cứu nói chung; lý luận và phương pháp công bố tài liệu văn kiện của các nhà công bố học Xô Viết, một số tài liệu của Tiệp Khắc. Các tập tài liệu, văn kiện được Liên Xô xuất bản. Luật pháp của các nước quy định về vấn đề công bố tài liệu lưu trữ từ trước tới nay. Trong nước, chúng tôi tham khảo các Văn kiện của Đảng chỉ đạo về công tác lưu trữ nói chung và công tác công bố nói riêng; sách báo về lý luận và phương pháp công bố tài liệu lưu trữ, các tập Văn kiện tài liệu đã xuất bản từ trước tới nay. Các tạp chí thường công bố tài liệu của Đảng như Tạp chí Văn thư Lưu trữ, Tạp chí Lịch sử Đảng. Ngoài ra chúng tôi tham khảo các luận văn tốt nghiệp đại học của sinh viên có liên quan đến đề tài. Nguồn tài liêụ trong Kho lưu trữ Trung ương Đảng giai đoạn từ 1930-1945 và kinh nghiệm của chính bản thân sau nhiều năm làm công tác này. +) Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài chúng tôi dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê- nin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Các nguyên tắc: tính chính chính trị, tính lịch sử, tính toàn diện và tổng hợp được chúng tôi vận dụng trong quá trình khảo sát, phân tích tình hình thực tế về thành phần, nội dung và đặc điểm của tài liệu lưu trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng giai đoạn 1930-1954; thực trạng công bố chúng và đánh giá, nhận xét về việc công bố tài liệu lưu trữ giai đoạn 1930-1954 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi dựa trên một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích chức năng, phương pháp so sánh, phương pháp sử liệu học, phương pháp khảo sát thực tế và một số phương pháp khác. 6. Đóng góp mới của đề tài 8 Trong luận văn này, lần đầu tiên, chúng tôi đã giới thiệu một cách có hệ thống thành phần, nội dung. Từ đó làm nổi bật được ý nghiã của tài liệu lưu trữ giai đoạn này và việc cần thiết phải công bố chúng. Đồng thời luận văn cũng đã khái quát được những đặc điểm của tài liệu lưu trữ giai đoạn 19301954 tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng, giúp cho các nhà công bố học có thể xác minh, lựa chọn được những tài liệu có độ tin cậy cao; truyền đạt văn bản được dễ dàng, chính xác. Luận văn cũng đã trình bày thực trạng công bố tài liệu tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng (giai đoạn 1930-1945), đánh giá những ưu điểm và tồn tại của công tác này bao gồm trên các mặt: về văn bản quy định, tổ chức công tác công bố, kết quả công bố và đặc biệt là kỹ thuật (phương pháp công bố); chỉ ra những nguyên nhân của những thành tựu và tồn tại trên để từ đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu cho thời gian tới. Từ những nghiên cứu trên đây, luận văn đã đề xuất một số biện pháp để đẩy mạnh công tác công bố tài liệu lưu trữ giai đoạn 1930-1954 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng, nhằm phục vụ các yêu cầu khác nhau của xã hội và cũng là để góp phần vào việc hoàn thành một trong những nhiệm vụ của công tác lưu trữ là sử dụng có hiệu quả nguồn di sản văn hoá quý báu và đặc biệt này. Kết quả nghiên cứu của luận văn này rất cần thiết không những định hướng công tác công bố tài liệu lưu trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng giai đoạn 1930- 1954 nói riêng, tài liệu của Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung, mà còn có tính định hướng đối với công tác công tác tài liệu lưu trữ ở Việt Nam ta hiện nay. Đóng góp của luận văn còn ở sự tổng kết về mặt lý luận và thực tiễn về công tác công bố tài liệu lưu trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng, nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở pháp lý và phương pháp công bố tài liệu 9 lưu trữ hiện nay. Trên cơ sở đó đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của các xuất bản phẩm công bố tài liệu lưu trữ ở Việt Nam ta, đặc biệt là các tài liệu văn kiện của Đảng, góp phần phát huy giá trị nhiều mặt của khối di sản văn hoá đặc biệt quý báu này. 7- Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm có ba chương và phụ lục Chƣơng 1 : Thành phần, nội dung và đặc điểm tài liệu lƣu trữ giai đoạn 1930-1954 tại Kho lƣu trữ Trung ƣơng Đảng. Trong chương này, chúng tôi trình bày khái quát về thành phần, nội dung và đặc điểm tài liệu lưu trữ giai đoạn 1930-1945 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. Cụ thể, thành phần của nó bao gồm những tài liệu được sản sinh ra từ những cơ quan nào, vị trí, ý nghĩa của các cơ quan đó trong hệ thống tổ chức của Đảng, trong cuộc Cách mạng Tháng Tám và cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp ra sao, tài liệu gồm những thể loại gì. Tiếp theo đó, chúng tôi giới thiệu nội dung cơ bản của khối tài liệu này và giá trị nhiều mặt của nó. Những sự kiện, những mặt hoạt động nào của Đảng được thể hiện trong đó. Đặc biệt những sự kiện lịch sử quan trọng thể hiện như thế nào trong những tài liệu đó? Ngoài ra, chương 1 của luận văn còn trình bày những đặc điểm riêng của tài liệu lưu trữ giai đoạn 1930-1954 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. Từ đó khẳng định tài liệu giai đoạn 10301954 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng thực sự là nguồn sử liệu phong phú, quan trọng và đáng tin cậy để nghiên cứu lịch sử dân tộc, lịch sử đảng và việc cần thiết phải công bố chúng. Chƣơng 2: Tình hình công bố tài liệu giai đoạn 1930-1954 tại Kho lƣu trữ Trung ƣơng Đảng 10 Chương này trình bày khái quát tất cả các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước từ trước tới này về công tác công bố tài liệu lưu trữ, việc tổ chức công tác công bố tài liệu của Đảng tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng hiện nay; thực trạng công bố tài liệu lưu trữ của Đảng từ trước tới nay (chủ yếu là từ năm 1991), đi sâu phân tích phương pháp công bố, nhận xét, đánh giá, chỉ ra những ưu điểm và tồn tại ; nguyên nhân của những ưu điểm và tồn tại đó. Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác công bố tài liệu lƣu trữ giai đoạn 1930-1954 tại Kho lƣu trữ Trung ƣơng Đảng Trên cơ sở phân tích những ưu điểm và tồn tại của việc công bố tài liệu lưu trữ của đảng, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác công bố tài liệu nói chung và tài liệu lưu trữ giai đoạn 1930-1954 nói riêng. Các giải pháp bao gồm: tổ chức khoa học tài liệu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng; xây dựng, hoàn thiện một số văn bản pháp quy về công bố tài liệu lưu trữ; xây dựng, hoàn thiện một số phương pháp công bố tài liệu lưu trữ; tổ chức công bố tài liệu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng; đổi mới về nhận thức và công tác đào tạo cán bộ làm công tác công bố. Để làm sáng tỏ một số vấn đề đã trình bày ở các chương, luận văn có đưa một số tài liệu lưu trữ giai đoạn 1930-1954, hiện đang bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. Chƣơng 1 THÀNH PHẦN, NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI LIỆU LƢU TRỮ GIAI ĐOẠN 1930-1954 TẠI KHO LƢU TRỮ 11 TRUNG ƢƠNG ĐẢNG Theo quyết định số 20-QĐ/TW ngày 23-9-1987 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Khoá VI về Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam thì "Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam là toàn bộ tài liệu lưu trữ của Đảng và Đoàn thanh niên có ý nghĩa chính trị, khoa học và thực tiễn, bao gồm bản chính (hoặc bản sao có giá trị như bản chính) các loại tài liệu sau đây: chính cương, cương lĩnh, điều lệ, tuyên ngôn, tờ trình, đề án, biên bản, kế hoạch, nghị quyết , chỉ thị, quyết định , kết luận, thông tri, thông báo, báo cáo, công văn trao đổi và điện các loại báo, sách và tạp chí của Đảng, tài liệu của trường Đảng, truyền đơn, lời kêu gọi, hiệu triệu, nhật ký, hồi ký về lịch sử Đảng - kể cả phim chụp, phim quay, ảnh, tranh, microphim, đĩa ghi âm, băng ghi âm, băng ghi hình, v.v. và những tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của các cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng và đoàn các cấp; toàn bộ tài liệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt ở các cấp uỷ đảng và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh "[131, 275] Cũng theo quyết định này thì thành phần tài liệu của Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam gồm: -Tài liệu của các tổ chức tiền thân của Đảng; - Tài liệu của Đảng và các đoàn thể quần chúng của Đảng trước cách mạng Tháng Tám năm 1945; - Tài liệu của các Đại hội toàn quốc của Đảng và đại hội Đảng bọ các cấp, của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị , Ban Bí thư, các cấp uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam ( trước kia là Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng 12 Lao động Việt Nam); tài liệu của các đảng bộ trực thuộc, các ban, đảng đoàn, trường đảng, báo, tạp chí, nhà xuất bản. v.v của Đảng và Đoàn Thanh niên; - Tài liệu của Trung ương cục Miền Nam, các xứ uỷ, liên khu uỷ, khu uỷ, ban và đảng uỷ trực thuộc Trung ương đã giải thể; - Tài liệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh tụ tiền bối của Đảng, các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của các cấp uỷ tỉnh, thành, đặc khu; - Tài liệu về một số cán bộ, đảng viên tiêu biểu do Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định từng thời kỳ; - Hồi ký cách mạng của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và các cán bộ lão thành cách mạng ; - Tài liệu về về quá trình xây dựng và hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp và của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đoàn; Tài liệu về quá trình hoạt động của các Đảng Cộng sản và Công nhân, của các tổ chức và phong trào quốc tế có liên quan đến Đảng ta; về những quan hệ giữa Đảng ta và các đảng, các tổ chức và phong trào quốc tế; về những chiến sĩ quốc tế đã hoạt động trên đất nước ta và những đảng viên tieu biểu của Đảng ta làm nhiệm vụ quốc tế ở các nước khác; - Tài liệu của các chế độ phong kiến , thực dân, đế quốc xâm lược và các chính quyền tay sai phản động có liên quan trực tiếp đến hoạt động của Đảng ta. Nhằm quản lý thống nhất và bảo quản an toàn cũng như để sử dụng nguồn di sản văn hoá quý báu này một cách có hiệu quả, những tài liệu của Đảng được bảo quản trong hệ thống Kho lưu trữ của Đảng ở các cấp từ Trung ương đến địa phương và Kho lưu trữ của Trung ương Đoàn Thanh niên 13 Cộng sản Hồ Chí Minh và do Cục Lưu trữ Trung ương Đảng trực thuộc Ban Bí thư (nay thuộc Văn phòng Trung ương) quản lý . Cục Lưu trữ Trung ương Đảng có trách nhiệm trực tiếp quản lý Kho lưu trữ Trung ương. Kho lưu trữ Trung ương là nơi quản lý toàn bộ tài liệu của Đảng ở cấp Trung ương. Cụ thể, thành phần tài liệu của Kho lưu trữ Trung ương gồm: - Tài liệu của các tổ chức tiền thân của Đảng; - Tài liệu của Đảng và các đoàn thể quần chúng của Đảng trước cách mạng Tháng Tám năm 1945; - Tài liệu của các Đại hội toàn quốc của Đảng và đại hội Đảng bộ các cấp, của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị , Ban Bí thư, các cấp uỷ Đảng Cộng sản Việt Nam (trước kia là Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Lao động Việt Nam); tài liệu của các đảng bộ trực thuộc, các ban, đảng đoàn, trường đảng, báo, tạp chí, nhà xuất bản. v.v của Đảng và Đoàn Thanh niên; - Tài liệu của Trung ương cục Miền Nam, các Xứ uỷ, Liên khu uỷ, Khu uỷ, Ban và Đảng uỷ trực thuộc Trung ương đã giải thể; - Tài liệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lãnh tụ tiền bối của Đảng, các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng ; - Hồi ký cách mạng của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng ; - Tài liệu về quá trình hoạt động của các Đảng Cộng sản và Công nhân, của các tổ chức và phong trào quốc tế có liên quan đến Đảng ta; về những quan hệ giữa Đảng ta và các đảng, các tổ chức và phong trào quốc tế; về những chiến sĩ quốc tế đã hoạt động trên đất nước ta và những đảng viên tieu biểu của Đảng ta làm nhiệm vụ quốc tế ở các nước khá; 14 - Tài liệu của các cơ quan của chính quyền thực dân Pháp có liên quan trực tiếp đến hoạt động của Đảng ta. 1.1. Thành phần tài liệu lƣu trữ giai đoạn 1930-1954 tại Kho lƣu trữ Trung ƣơng Đảng Thành phần tài liệu lưu trữ của Đảng giai đoạn 1930-1954 chiếm một khối lượng khá lớn trong Kho lưu trữ Trung ương Đảng, gồm 25 phông trong tổng số 82 Phông của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng. Đây là nơi tập trung hầu hết tài liệu của các cơ quan, tổ chức của Đảng trước năm 1945 và thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Thành phần tài liệu của thời kỳ này bao gồm: 1.1.1. Sưu tập tài liệu các tổ chức tiền thân của Đảng: Với số lượng tài liệu rất khiêm tốn, chỉ 63 tài liệu rời lẻ, sưu tập tài liệu của các tổ chức tiền thân của Đảng gồm có văn kiện, tài liệu, truyền đơn của Hội Việt nam Cách mạng Thanh niên và ba tổ chức Đảng là An Nam Cộng sản Đảng, Tân Việt Cách mạng Đảng (Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn), Đông Dương Cộng sản Đảng. Riêng An Nam cộng sản Đảng thì (chỉ có vài truyền đơn), chưa sưu tầm được tài liệu, văn kiện nào {75 ]. Tài liệu chủ yếu là tuyên ngôn, điều lệ, án nghị quyết của các tổ chức này. Ngoài ra còn có một số tờ báo của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên như Báo Thanh niên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập (có 23 số từ năm 19251926), trong đó có cả Báo Thanh niên số, ra ngày 21-6- 1925. Với sự ra đời của Báo Thanh niên đã đánh dấu sự ra đời của báo chí cách mạng. Ngày 21- 6 đã trở thành ngày truyền thống báo chí của Việt Nam. Thuộc sưu tập này còn có một số tài liệu của Quốc tế Cộng sản gửi cho các tổ chức cộng sản Việt Nam. 15 1.1.2- Sưu tập tài liệu Hội nghị hợp nhất (Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ) và Đại hội I, tài liệu của các Ban lãnh đạo Đảng Sưu tập tài liệu này gồm có 320 đvbq. Thuộc thành phần sưu tập này gồm có tài liệu, văn kiện của Hội nghị thành lập Đảng tháng 2 -1930, Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 10- 1930, Đại hội Đảng lần thứ nhất ở Ma Cao, Hội nghị Toàn quốc lần thứ II ở Tân Trào, tài liệu của các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, trong đó có nhiều tài liệu văn kiện của những Hội nghị Trung ương rất quan trọng, quyết định đường lối chiến lược cách mạng của ta như Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8, tháng 5-1951 và nhiều tài liệu, văn kiện quan trọng khác của các Hội nghị Ban thường vụ Trung ương, tài liệu của Ban chỉ huy ở ngoài (trước đây gọi là Ban Hải ngoại). Thể loại tài liệu của sưu tập này rất phong phú đa dạng như: Tuyên ngôn, chánh cương sách lược, cương lĩnh, điều lệ, án nghị quyết, chỉ thị, hiệu triệu, thông tri, thông báo, thông cáo, báo cáo, công văn, thư, lời kêu gọi, v.v. + Tài liệu của Đảng ta quan hệ với Quốc tế Cộng sản và một số Đảng khác, như Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Trung quốc, Đảng Cộng sản Mã Lai, Đảng Cộng sản Xiêm ( Thái lan), Lào. + Ngoài ra, cũng phải kể đến những tài liệu của Uỷ ban Quân sự cách mạng và Uỷ ban lâm thời Khu giải phóng, tài liệu của Mặt trận (trong đó có tài liệu của Mặt trận Việt Minh ở Trung ương, Việt Minh Bắc kỳ, Việt Minh Trung kỳ…); tài liệu của các tổ chức phường hội, các đoàn thể quần chúng như thanh niên, phụ nữ, công nhân, nông dân, tài liệu của các Đảng khác gửi cho Đảng Cộng sản Việt Nam [ 76 ] 1.1.3- Các sưu tập tài liệu các Xứ uỷ : Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ: 16 Ngay sau khi thành lập Đảng, Đảng bộ Xứ Trung kỳ đã được thành lập, còn Xứ uỷ Bắc kỳ và Nam kỳ được thành lập muộn hơn, theo nghị quyết Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 10 -1930), các Xứ uỷ đã được thành lập để chỉ đạo triển khai các chủ trương, kế hoạch hoạt động của Đảng Cộng sản Đông Dương ở trong Xứ mình. Những hoạt động này đã được thể hiện trong các sưu tập tài liệu của các Xứ uỷ từ 1930 đến 1945 ( trừ tài liệu của Xứ uỷ Bắc kỳ có đến năm 1947) Sưu tập Xứ uỷ Bắc Kỳ gồm 125 đơn vị bảo quản. Thời kỳ đầu khi mới thành lập, tài liệu của Xứ uỷ còn lại rất ít, hầu như không có gì, càng về sau tài liệu càng nhiều hơn. Sưu tập này gồm những tài liệu cơ bản như: nghị quyết của các Hội nghị Xứ uỷ, Hội nghị cán bộ toàn Xứ, các chỉ thị, thông tri, thông cáo, báo cáo, tuyên ngôn, thư từ của Xứ uỷ. Ngoài ra còn có tài liệu của các Liên tỉnh uỷ như thư từ, huyết lệ thư, hiệu triệu. Tài liệu của một số Đảng bộ địa phương thuộc Bắc Kỳ như Thành uỷ Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên…, tài liệu cuả Việt minh Xứ và địa phương cũng được sưu tầm vào sưu tập này. Sưu tập Xứ uỷ Trung Kỳ gồm 167 đvbq, gồm những tài liệu, văn kiện từ năm 1930 đến năm 1945. Tuy thế cũng có những năm không có tài liệu nào như năm 1932, 1934, 1935, 1937). Sau cách mạng Tháng tám Xứ uỷ vẫn còn hoạt động nhưng không có tài liệu nào được giữ ở đây. Thành phần tài liệu chủ yếu gồm tài liệu của chính Xứ uỷ sản sinh ra ( 47 tài liệu ). Trong đó có các loại văn bản chỉ đạo như ; nghị quyết, chỉ thị, biên bản các cuộc họp của Xứ uỷ, chỉ thị, thông tri, kế hoạch, báo cáo, thư của Xứ uỷ gửi cho các cấp .v.v. Đặc biệt , ở Sưu tập Xứ uỷ Trung Kỳ, phần lớn tài liệu là của một số cấp uỷ địa phương thuộc Trung kỳ như tỉnh uỷ và các huyện uỷ thuộc Nghệ An, tỉnh uỷ và các huyện ủy thuộc Hà Tĩnh; các tỉnh uỷ Thanh Hoá, Quảng Trị,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan