Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Con người trong tiểu thuyết ba lần và một lần của chu lai...

Tài liệu Con người trong tiểu thuyết ba lần và một lần của chu lai

.PDF
73
603
140

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA XÃ HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN NGUYỄN MỘNG CẦM MSSV: 6116115 CON NGƢỜI TRONG TIỂU THUYẾT BA LẦN VÀ MỘT LẦN CỦA CHU LAI Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Văn học CBHD: Th.S.GV NGUYỄN THỊ KIỀU OANH Cần Thơ, năm 2014 ĐỀ CƢƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tình hình văn học Việt Nam sau 1975 1.2. Nhà văn Chu Lai 1.2.1. Cuộc đời 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 1.3. Tác phẩm Ba lần và một lần CHƢƠNG 2 : CON NGƢỜI TRONG CUỘC CHIẾN TRANH ÁC LIỆT 2.1. Con người tranh đấu cho lí tưởng và vượt lên thử thách 2.1.1. Con người chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp 2.1.2. Con người trong cuộc sống khó khăn của chiến tranh 2.2. Con người bị tác động bởi chiến tranh 2.2.1. Con người biến đổi trước nghịch cảnh 2.2.2. Con người gục ngã trong chiến tranh 2.3. Con người chiến tranh với xúc cảm tình yêu 2.3.1. Khát vọng tình yêu trong mỗi trái tim 2.3.2. Tình yêu trong mối tương quan giữa cá nhân và tổ quốc CHƢƠNG 3 : CON NGƢỜI TRONG CUỘC SỐNG ĐỜI THƢỜNG ĐA TẠP 3.1. Người lính trong cuộc sống sau chiến tranh 3.1.1. Nỗi hoài niệm đời lính trong cuộc sống đầy biến động 3.1.2. Người lính trong sự vận động của nền kinh tế mới 3.2. Con người tha hóa và con người bi kịch 3.2.1. Con người tha hóa bởi tham vọng 3.2.2. Con người bi kịch trong cuộc sống đời thường KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến tranh đã đi qua, nhưng những đau thương mất mát mà nó đem lại chưa bao giờ kết thúc. Nó vẫn còn mãi vang vọng từ trong quá khứ len lỏi vào cuộc sống thanh bình hôm nay. Cùng với những đổi thay trên mọi phương diện xã hội, nền văn xuôi Việt Nam đã kịp thời phản ánh những khía cạnh còn thiếu hụt mà các nhà văn chưa thể làm được trong những tháng năm đất nước chìm trong khói lửa chiến tranh thông qua việc quan tâm đến từng số phận, từng cá nhân con người, đặc biệt là những số phận của người lính trở về từ nơi chiến tuyến. Trong số các nhà văn bắt đầu cho hành trình mới về đề tài chiến tranh và người lính, Chu Lai là nhà văn đã đi qua những năm tháng ác liệt đó. Với kinh nghiệm mười năm cầm súng và hơn ba mươi năm cầm bút, Chu Lai đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên văn đàn cũng như trong lòng độc giả đương thời. Không đơn thuần viết về chiến tranh ở việc chỉ ra mối tương quan giữa ta và địch, mà nhà văn còn khai thác con người ở nhiều bình diện và khuynh hướng khác nhau, bởi cuộc sống thực tế đòi hỏi nhân vật cũng phải có tiếng nói riêng, thể hiện những tâm tư tình cảm, nhu cầu phong phú, đa dạng trong đời sống cũng như khát vọng đi tìm hạnh phúc chân chính và xây dựng cuộc đời mới. Văn xuôi Việt Nam không ngừng thay đổi về đề tài, đồng thời, cách nhìn nhận về con người cũng không ngừng phát triển qua từng giai đoạn văn học. Với việc nghiên cứu “Con người trong tiểu thuyết Ba lần và một lần của Chu Lai,” người viết sẽ bắt đầu khám phá tác phẩm để thấy được quan niệm của nhà văn Chu Lai về con người trong và sau chiến tranh. Ngoài ra việc nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng trong việc nhìn nhận và đánh giá một cách toàn diện, khách quan sự đổi mới của nền văn học nước nhà thời hậu chiến. Tìm hiểu con người trong tiểu thuyết Chu Lai, người viết nhận thấy đây là đề tài hữu ích cho công tác nghiên cứu và học tập. Mặc dù Chu Lai là một nhà văn còn rất mới đối với người viết, và hành trình sáng tác của tác giả vẫn chưa hoàn thiện, nhưng với sự đam mê văn học và mong muốn tìm hiểu sâu thêm tác phẩm của Chu Lai, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Con người trong tiểu thuyết Ba lần và một lần của 1 Chu Lai” làm đề tài nghiên cứu. Qua đây góp phần nhận diện con người một cách khái quát hơn, hoàn thiện hơn qua cách nhìn nhận về con người của nhà văn Chu Lai. 2. Lịch sử vấn đề Cho đến nay, Chu Lai được độc giả biết đến với nhiều tác phẩm có giá trị. Ông đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống xã hội, trong đó nổi bật nhất là đề tài về những người lính trong chiến tranh và trong hòa bình. Đặc biệt, ở thể loại tiểu thuyết ông đã gặt hái được nhiều thành công. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và những bài báo viết về tác phẩm của ông. Trong số đó có bài phỏng vấn: Nhà văn Chu Lai: Viết, nỗi cơ cực dịu dàng của Hồng Thanh Quang. Khi nói đến các đề tài được nhà văn khai thác, bài viết có những dòng như sau: “Viết gì thì viết, kinh tế, đời thường hay tuổi trẻ… hình ảnh người lính, hình ảnh những cánh rừng bom đạn vẫn cứ mặc nhiên xen vào một cách vô thức. Vì thực chất chiến tranh có nhiều chiều kích rất phức tạp và con người cũng có vô vàn sự rối rắm đan xen trong tâm hồn, nếu không cẩn thận anh sẽ mô tả người lính chỉ toàn dàn hàng ngang tiến lên như những chiến binh robot không có tâm hồn, không có nội tâm, không có giằng xé, trăn trở gì cả. Cũng như chỉ thấy ta là hoàn hảo, còn kẻ thù là một đám sinh vật tanh tưởi vứt đi hết.”[11]. Trong bài phỏng vấn nhà văn như khẳng định viết về đề tài chiến tranh là điều mặc nhiên không tránh khỏi những đau thương mất mát. Trong cách nhìn nhận về con người chiến tranh, về những số phận bị chiến tranh cuốn vào vòng xoáy khói lửa, ai cũng có những suy tư, trăn trở, những góc khuất trong tâm hồn không chỉ có ta là nạn nhân của chiến tranh, mà cả những người lính bên kia chiến tuyến. Đó là một cái nhìn mới mẻ về chiến tranh của nhà văn. Còn trong bài Cảm nhận sự đổi mới trong quá trình tìm tòi của Chu Lai (Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 5 năm 1991), Hồng Diệu đã viết: “Tiểu thuyết của Chu Lai đề cập đến nhiều vấn đề. Nhưng bao trùm lên tất cả là chuyện những người lính sau chiến tranh rời chiến trường trở về, người thì tha hóa người thì bước vào cuộc chiến đấu mới. Cuộc chiến đấu của những người lương thiện chống kẻ bất lương, mà thật trớ trêu có những người trước kia là đồng đội của nhau, nay đứng trên hai mặt trận đối lập”. [1]. Bản chất người lính thật sự được bộc lộ dưới ngòi bút của Chu Lai, người lính không chỉ là những cổ máy chỉ biết chiến đấu mà trong họ cũng có những 2 góc khuất đen tối của tâm hồn. Bằng những trang tiểu thuyết phơi bày hiện thực, Chu Lai đã mang đến cho ta những cái nhìn mới về nhiều khía cạnh trong chiến tranh. Trong Một đề tài không cạn kiệt, Bùi Việt Thắng đã nêu ra một số điểm cốt lõi trong việc phản ánh vấn đề con người thông qua việc khắc họa đời sống tinh thần người lính: “Nhân vật Chu Lai được thể hiện như những con người tâm linh. Họ sống bởi những ám ảnh của ảo giác, hối thúc bởi sự sám hối, luôn tìm kiếm sự giải thoát. Đó là những con người trở về sau chiến tranh bị mất thăng bằng, khó tìm được sự yên ổn trong tâm hồn.” [8]. Đa số nhân vật trong tiểu thuyết Chu Lai có đời sống tinh thần bất ổn. Với mỗi nhân vật, nhà văn thường đi sâu khai thác những suy tư, trăn trở. Ông mang đến cho độc giả nhiều bất ngờ thú vị, bởi những tìm kiếm sâu rộng về chính con người trong thế giới nhân vật mà ông tạo ra. Khi nói đến Nội lực của Chu Lai, Bùi Việt Thắng đã nhắc đến quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn thông qua hai loại nhân vật đó là nhân vật nữ và nhân vật người lính. Khảo sát nhân vật nữ, Bùi Việt Thắng cho rằng: “Trong tiểu thuyết Chu Lai nhân vật nữ chiếm vị trí quan trọng, là điểm sáng của tác phẩm, là “dây neo trần gian” đối với các nhân vật khác. Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Chu Lai là những con người hành động nên tâm hồn họ khỏe khoắn, trong sáng và rạch ròi.” [9]. Còn với nhân vật người lính tác giả đưa ra nhận định khá chuẩn xác: “Nhân vật người lính trong tiểu thuyết Chu Lai thường ăn sóng nói gió, thường bị cuộc đời quằng quật, đều được tôi luyện qua lửa đỏ và nước lạnh - vì thế họ trở nên rắn rỏi, từng trải, quyết đoán và sắc bén trong hành xử. Điều đáng chú ý là mỗi nhân vật người lính lại thường “cặp” với một nhân vật nữ xinh đẹp.” [9]. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi tiếp xúc với nhân vật trong tiểu thuyết của Chu Lai, đặc biệt là trong tác phẩm Ba lần và một lần. Trực tiếp bàn về hình tượng của người lính trong mối tương quan giữa thời chiến và thời bình. Chu Lai nhận xét: “Người lính là đại diện cho phẩm chất dân tộc, mà người lính không chỉ bộc lộ phẩm cách trong chiến tranh. Gần đây trong cơ chế thị trường, người lính cũng đóng góp lớn về ý chí và nghị lực làm kinh tế. Họ vừa biết đánh giặc, vừa làm kinh tế. Và đánh giặc quen rồi, khi làm kinh tế họ phải chuyển đổi toàn bộ con người của mình và phải trả giá.” [10]. Cách nhìn nhận này của tác giả thể hiện sự khám phá trong ý thức con người. Qua đó độc giả sẽ hiểu rõ về cuộc chiến, về đời sống của những con người bước ra từ chiến tranh. 3 Trong bài phỏng vấn về nhà văn Chu Lai: Còn sống còn viết về chiến tranh để đền đáp ân tình đồng đội, khi đề cập đến hiện thực trong tác phẩm Chu Lai, có những dòng như sau: “Hiện thực trong những tác phẩm của ông được đề cập đến tận cùng của sự trần trụi và tàn khốc, bên cạnh những trang viết với những mối tình, người tình lãng mạn như những bài thơ. Không chỉ thế, Chu Lai cũng gặt hái được những thành công nhất định khi thể hiện cái nhìn sắc sảo của mình về cuộc sống hôm nay.” [10]. Mặc dù không trực tiếp nêu ra những nhận đinh về con người trong tiểu thuyết Chu Lai, nhưng thông qua nhận định trên chúng ta có thể thấy được cái nhìn mới mẻ về hiện thực của chiến tranh, về con người trong cuộc sống thực tại của nhà văn. Đồng thời tiểu thuyết Chu Lai cũng thể hiện số phận bi kịch của con người. Vấn đề này được bàn đến trong bài viết Cuộc đời dài lắm – một tiểu thuyết có sức hấp dẫn. Nguyễn Thanh Tú đã đề cập tới lối xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Chu Lai: “Ngòi bút tiểu thuyết Chu Lai vẫn cách xây dựng nhân vật đẩy đến tận cùng của bi kịch. Có thể nói một cách khái quát là con người của bi kịch, con người của những mâu thuẫn, có khi thật quyết liệt dữ dội, có số phận tận cùng ngang trái, có nhân cách vô cùng cao thượng” [5;tr.101]. Chúng ta có thể thấy rõ điều này khi tiếp xúc với thế giới nhân vật đa đoan trong tiểu thuyết của ông nói chung và tiểu thuyết Ba lần và một lần nói riêng, đặc biệt là nhân vật chính trong tác phẩm. Qua đây ông thầm gửi gắm những tâm tư tình cảm và những vấn đề cấp bách của cuộc sống vào chính nhân vật của mình. Qua Nhân vật người lính trong văn học, Chu Lai đã bộc lộ quan niệm của mình về vấn đề con người thời chiến. Theo ông, “Chiến tranh và chiến hào bao giờ cũng là một dung dịch cực mạnh nhỏ xuống để con người hiện lên hết màu hết nét. Chiến tranh không có chỗ cho sự giả trá nương náu. Cái gì ra cái nấy, chẳng thể lập lờ đánh lận con đen. Cái cao cả, cái thấp hèn, cái trung thực, cái lắt lay, điều vị tha và sự độc ác… bao giờ cũng bộc lộ đến tận cùng. Và như thế trong làn ranh giới giữa sống và chết, con người thể hiện chính cốt cách văn hóa ứng xử của mình.” [2]. Thật vậy để phơi bày những suy nghĩ và tình cảm mãnh liệt của nhà văn đối với con người thời chiến, tác giả đã không ngần ngại viết nên những trang văn chân thực và đầy triết lí. Chiến tranh luôn mang đến sự tàn khốc cho bất cứ dân tộc nào, dù cuộc chiến đó có chính nghĩa hay phi nghĩa. Chu Lai bằng ngòi bút dày dặn kinh nghiệm đã bóc trần hết những bi kịch của thời chiến, nhưng đằng sau cái bi đó là cả một thời kỳ hùng 4 tráng chẳng thể phủ nhận của dân tộc. Chu Lai đặc biệt khẳng định:“Chiến tranh với tất cả hình thái đặc thù của nó, hoàn toàn có thể đẩy nhân vật người lính đến tận cùng số phận. Và chính với cái ý nghĩ tận cùng đó, người lính bỗng vỡ toạc ra tất cả những khái niệm bị đánh loãng ra không nắm bắt được. Như vậy chiến tranh không phải biến con người thành những chi tiết máy trong một cổ máy bạo lực chỉ biết bấm cò và chém giết.” [2]. Những ý kiến và nhận xét trên phần nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn con người phức hợp trong tiểu thuyết Chu Lai. Trên đây là những tài liệu bổ ích trong quá trình nghiên cứu vấn đề Con người trong tiểu thuyết Ba lần và một lần của Chu Lai. Chúng tôi xem đây là những nhận định mang tính tham khảo. Từ đó có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề nghiên cứu. 3. Mục đích yêu cầu Nghiên cứu đề tài “Con người trong tiểu thuyết Ba lần và một lần của Chu Lai” chúng tôi đi sâu vào khám phá con người trên nhiều bình diện trong tác phẩm Ba lần và một lần ở góc độ nhìn nhận về con người của tác giả. Từ đó ta thấy được những chuyển biến đổi mới trong chặng đường sáng tác của tác giả, góp phần khẳng định những đóng góp của ông trong quá trình đổi mới văn học. Đồng thời quá trình tìm hiểu này là bước đầu rèn luyện cho người viết kỹ năng, phương pháp nghiên cứu văn học. 4. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này chúng tôi tập trung đi sâu vào khảo sát vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm Ba lần và một lần. Ngoài ra trong quá trình khảo sát chúng tôi có tìm hiểu thêm tác phẩm Chỉ còn một lần. Đây là tác phẩm tiếp nối theo tiểu thuyết Ba lần và một lần. Bên cạnh đó chúng tôi còn khảo sát một số tài liệu tham khảo như Tạp chí Văn nghệ Quân đội với những bài viết có liên quan, cùng các sách tham khảo bao gồm lí luận văn học, thi pháp học, văn học Việt Nam sau 1975… tất cả đều nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu mang tính xác thực hơn. 5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề “Con người trong tiểu thuyết Ba lần và một lần của Chu Lai” là đi sâu tìm hiểu cảm hứng sáng tạo của nhà văn. Để làm rõ vấn đề nghiên cứu chúng tôi xác định phương hướng triển khai và phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp tiểu sử: Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có kết hợp tìm hiểu hoàn cảnh sống, quan niệm sống của nhà văn để hỗ trợ cho việc nhìn nhận và lí giải vấn đề một cách khách quan. Bởi quan niệm nghệ thuật về con người là gắn liền với dấu ấn sáng tạo của nhà văn. Phương pháp so sánh: Với phương pháp này, chúng tôi sử dụng nhằm mục đích làm nổi bật vấn đề nghiên cứu trong mối tương quan giữa các tác phẩm khác cùng đề tài. Phương pháp hệ thống, phân loại: Việc vận dụng phương pháp này nhằm giúp chúng tôi xác định được hệ thống nhân vật, cùng sự phân tuyến nhân vật trong tác phẩm. Trên cơ sở đó thấy được ý đồ xây dựng nhân vật của tác giả. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn kết hợp sử dụng các thao tác như phân tích, giải thích, chứng minh…để làm rõ vấn đề đặt ra. 6 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Tình hình văn học Việt Nam sau 1975 Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước khép lại với thắng lợi vẻ vang của toàn dân tộc đó cũng là lúc con người, xã hội Việt Nam đối đầu với những khó khăn chồng chất và không ít thử thách hiểm nghèo của thời hậu chiến. Nhưng không gì có thể quật ngã được một dân tộc kiên cường với ý chí bất khuất. Họ đã vượt qua những thử thách khó khăn thời hậu chiến, vững bước trên con đường đổi mới. Đồng thời với sự đổi thay của lịch sử thì nền văn học cũng không ngừng vận động phát triển. Văn học vốn là tấm gương phản chiếu cuộc sống qua những thăng trầm của lịch sử dân tộc. Từ sau 1975 văn học trải qua nhiều thử thách gay gắt và đã có những biến đổi sâu rộng về mọi mặt. Tìm hiểu nền văn học Việt Nam thời kỳ sau 1975, chúng tôi nhận thấy có những đặc điểm cơ bản như sau: Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa. Xuôi dòng lịch sử theo tiến trình vận động của văn học, ta nhận thấy xu hướng dân chủ hóa chỉ mới xuất hiện trong văn học sau 1975 và nhất là từ giữa những năm 80 trở đi: “Dân chủ hóa là xu thế lớn của xã hội và đời sống tinh thần của con người, cũng đã trở thành xu hướng vận động bao trùm của nền văn học.” [4;tr.48]. Nếu văn học giai đoạn trước như là vũ khí tư tưởng cách mạng, thì văn học thời kỳ này lại giữ vai trò, khám phá hiện thực cuộc sống đời thường thông qua số phận của những con người cá nhân. Văn học là phát ngôn của mỗi cá nhân, không còn là tiếng nói chung của toàn dân tộc. Đội ngũ nhà văn thời kỳ này cũng có nhiều sự đổi mới trong cách viết. Nhà văn viết trên tinh thần khai thác chiều sâu của nhận thức và tâm hồn trong mỗi cá nhân, lên tiếng cho những khát vọng riêng tư của con người thời đại. Trong nền văn học hướng tới tinh thần dân chủ hóa đòi hỏi phải thừa nhận tư tưởng và cái nhìn riêng của mỗi người, phải để tác phẩm chảy theo dòng hiện thực của cuộc sống, tác giả phải tự mình đổi mới ngòi bút và tự tìm tòi hướng đi riêng cho mình. Cùng với sự thay đổi này, quan niệm về hiện thực cũng được mở rộng. Không chỉ nói về những biến cố lịch sử lớn lao của đất nước, mà còn hướng đến đời sống hàng ngày trong mối quan hệ phức tạp, đa đoan của con người. Sự vận động theo 7 hướng dân chủ hóa đã tạo ra một không gian mở để các nhà văn có thể phát huy cá tính sáng tạo của mình ở cả hai mặt nội dung và hình thức. Sự vận động theo hướng dân chủ hóa, kéo theo là sự thức tỉnh ý thức cá nhân là cảm hứng bao trùm của văn học. Chiến tranh kết thúc, con người quay lại với cuộc sống đời thường, phải đối mặt với không ít khó khăn bởi những biến động và đổi thay của xã hội, trong hoàn cảnh đó đã thúc đẩy sự thức tỉnh ý thức cá nhân, đòi hỏi phải có sự quan tâm đến mỗi người và từng số phận. Chính vì sự thức tỉnh của hệ ý thức cá nhân đã mở ra cho văn học nhiều đề tài và chủ đề mới. Làm thay đổi quan niệm về con người của nhiều cây bút. Văn học bấy giờ lấy con người làm trọng tâm chủ yếu để khai thác và khám phá. Từ đó làm thước đo giá trị cho mọi vấn đề xã hội. “Điều dễ nhận ra là trong phần lớn các tác phẩm văn học thời kỳ này, con người không còn là nhất phiến đơn trị, mà luôn là con người đa diện, đa trị, lưỡng phân. Trong con người đan cài chen lấn, giao tranh bóng tối và ánh sáng, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và quỷ sứ, cao cả và bình thường.” [4;tr.55]. Sự thức tỉnh ý thức cá nhân được đặt ra trong văn học thời kỳ này không ngoài mục đích hướng người đọc sống cao đẹp, thực tại hơn và luôn hoàn thiện nhân cách. Sau 1975, văn học phát triển phong phú đa dạng, hướng tới tính hiện đại nhưng không kém phần phức tạp. Trong nền văn học lúc này là cảnh tượng đa sắc màu, hương vị, nhiều dáng vẻ, thậm chí có cả những hiện tượng kì dị, lạ lùng. Đó là sự phát triển phong phú đa dạng ở nhiều bình diện. Nhưng đồng thời cũng đi kèm theo sự phức tạp, không ổn định. Cùng với sự chi phối của cơ chế thị trường đã tạo nên đặc điểm tất yếu của giai đoạn văn học sau 1975. Điều này được thể hiện trong các tác phẩm như: Tiểu thuyết Nắng đồng bằng của Chu Lai, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Những vùng rừng không dân của Phạm Tiến Duật… và nhiều tác phẩm khác mang đề tài phong phú và đa dạng ở nhiều lĩnh vực đời sống con người. Về phương diện thể loại, văn học Việt Nam sau 1975 có những bước phát triển đáng kể trong quá trình đổi mới. Văn xuôi bên cạnh các thể loại quen thuộc là truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, thì hồi kí xuất hiện nhiều, có sự thu hút khá mạnh mẽ đối với người đọc. 8 Về thơ, các nhà thơ có ý thức tìm hiểu và khai thác triệt để thế mạnh của các thể thơ truyền thống, phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ mới. Thơ trong giai đoạn này cảm hứng lãng mạn lắng dần và xuất hiện những cảm xúc xót xa cho số phận con người, nhìn nhận cuộc sống đa chiều đa diện hơn. Là thế hệ nhà thơ lớp trước cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên sớm có những thay đổi trong cách nhìn, cách nghĩ, ông suy ngẫm nhiều về thân phận con người sau chiến tranh, tất cả đều được thể hiện trong sáng tác của ông như Thời thượng, Ai? Tôi!, Tìm đường…nhà thơ trăn trở, băn khoăn khi nghĩ về cuộc sống hiện nay. Trước sự thay đổi của cuộc đời, Tố Hữu nhà thơ của cách mạng, của những niềm vui, niềm kiêu hãnh một thời giờ đây cũng mang nỗi buồn ưu tư, ngậm ngùi với Một tiếng đờn, Nguyễn Khoa Điềm cũng mang đến cho người đọc một bức tranh với nhiều trăn trở suy tư trong tập thơ Cõi lặng mang nặng nỗi buồn nhân thế và thắm đượm niềm tin yêu vào cuộc sống. Còn bao nỗi niềm trăn trở khác trong nhiều bài thơ khác như: Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, Nhìn từ xa…tổ quốc của Nguyễn Duy, Ngày hòa bình đầu tiên của Phùng Khắc Bắc, Có một chiều tháng năm của Đỗ Trung Quân, Mẹ tôi người hay lo của Đỗ Minh Tuấn, Hai đời làm mẹ của Trầm Hương… Trong bối cảnh đời sống xã hội sau 1975, thơ mới với nỗi buồn cô đơn của cái tôi được thể hiện rất đa dạng và phong phú. Thơ thời kỳ này có khuynh hướng hướng nội. Nổi bật lên là các tác giả Hoàng Trung Thông với các bài thơ Bao giờ trở lại, Bài ca vỡ đất, Mời trăng, Chế Lan viên với bài thơ Hoa lau đường 9, Xuân Quỳnh với bài Tự hát, Vĩnh Quang Lê với bài Nếu người lính chúng tôi vắng thiếu nỗi buồn, Nguyễn Thị Hồng Ngát với bài Một chút vu vơ… Bên cạnh đó, thơ Việt Nam sau 1975 còn viết về tình yêu đôi lứa, thế giới thơ tình thời này có đủ những cung bậc tinh tế của nó, không chỉ mang những nét đặc điểm chung của thơ tình mà con đa dạng, phức tạp và trần tục hơn so với thơ viết về tình yêu trước đó. Với Nguyễn Thị Hồng Ngát, tình yêu còn được diễn tả với sắc thái mới trong bài Cho người em yêu mến, hay sự giải bày nỗi nhớ, niềm khao khát về tình yêu trong bài thơ Hai nửa vầng trăng của Hoàng Hữu, niềm hạnh phúc đến ngỡ ngàng của Hoàng Vũ Thuật trong bài thơ Khoảnh khắc…cũng trong tâm trạng đó Hữu Thỉnh đã sáng tác bài Em còn nhớ chăng, Anh Ngọc với bài Chẳng bao giờ, Phan Thị Thanh Nhàn với bài Yêu. 9 Tóm lại tình yêu trong thơ sau 1975 rất đặc sắc ở mọi phương diện. Dù thể hiện niềm vui hay hạnh phúc, nỗi đau bất hạnh, nhưng những vần thơ tình đều giúp người đọc cảm nhận sâu xa hơn về vẻ đẹp tình yêu trong cuộc sống. Ngôn ngữ thơ sau 1975 có sự biến đổi theo hướng tăng cường chức năng biểu đạt, ngôn ngữ hướng đến sự tinh diệu trong sáng, đặc biệt trong thơ thời kì này có sự xuất hiện một lớp từ ngữ có sắc thái đời thường suồng sã mà trong thơ ca trước đó ít xuất hiện. Văn xuôi giai đoạn sau 1975 có những đổi mới quan trọng về nội dung và nghệ thuật. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới nhân vật. Bên cạnh việc ca ngợi cái đẹp thì nhà văn được phép viết nhiều hơn về những mặt trái của xã hội, như tác phẩm Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng, Chuyện làng Cuội của Lê Lựu, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng…trong bối cảnh hòa bình, cuộc sống dần bộc lộ ra những mặt phức tạp mà cách cắt nghĩa giản đơn, công thức như trước đây không còn thuyết phục nữa. Nhà văn cũng nhận ra rằng ý nghĩa lâu bền của tác phẩm không nằm ở dung lượng hiện thực được phản ánh mà còn phụ thuộc vào độ nghiền ngẫm, vào chiều sâu tư tưởng, tình cảm mà người viết gửi gắm trong đó. Đó là cơ sở để hàng loạt tác phẩm ra đời soi chiếu vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau như Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, Thời gian của người, Một cõi nhân gian bé tí, Ông đại tá về hưu của Nguyễn Khải, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Thời xa vắng của Lê Lựu, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai… Trong văn xuôi thời kì đổi mới, nhân vật dần trở về với quan hệ đa chiều như nó vốn có, nhân vật có cấu trúc nhân cách phức tạp, không thể phân tuyến một cách rạch ròi. Quá trình tự nhận thức của nhân vật ghi nhận sự phát triển mới của tư duy nghệ thuật, gắn liền với ý thức ngày càng cao của nhà văn về những giá trị cá nhân, rất nhiều cây bút thành công với kiểu nhân vật tự nhận thức, luôn triền miên trong dòng hồi ức, độc thoại tâm linh để tự thú, sám hối, phản tỉnh. Có thể kể những tên tuổi tiêu biểu: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Sáng, Lê Minh Khuê, Tạ Duy Anh…trong nghệ thuật trần thuật cũng có những đổi mới đáng kể. Màu sắc hướng ngoại trong văn học giảm hẳn đi. Giọng điệu trần thuật chuyển từ chủ yếu là trang trọng ngợi ca, phán truyền một chiều sang giọng đối thoại chân tình, cởi mở, bình đẳng. Hình thức trần thuật bằng ngôi thứ nhất Tôi cũng được sử dụng khá 10 phổ biến, khiến cho khoảng cách giữa nhà văn với độc giả, giữa trang viết với cuộc đời càng gần nhau hơn. Nhìn chung ở mỗi thể loại đều có sự phát triển vượt bậc riêng. Để quá trình sáng tác thêm đa dạng và phong phú thì đòi hỏi các nhà văn phải có sự tiếp thu và cảm nhận sâu sắc sự biến đổi của nền văn học hiện đại. Để có cái nhìn bao quát và chính xác những đặc điểm của nền văn học Việt Nam thời kỳ sau 1975 các nhà nghiên cứu văn học cần giành nhiều thời gian để xem xét và tìm hiểu vì quá trình vận động của nó vẫn còn tiếp diễn và phát triển trong sự đổi mới của đất nước. Đối với chúng tôi những đặc điểm cơ bản xuyên suốt của nền văn học sau 1975 chỉ mới được tìm hiểu ở mức khái quát như những gì đã được trình bày trên đây. 1.2 Nhà văn Chu Lai 1.2.1 Cuộc đời Chu Lai tên khai sinh là Chu Văn Lai sinh ngày 5/2/1946 tại xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Gia đình sớm chuyển lên Hà Nội sinh sống. Ông là đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam, hội viên hội Nhà văn Việt Nam. Chu Lai nhập ngũ khi ông kết thúc năm đầu tiên trên giảng đường Đại học Quân y. Thời gian đầu bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, Chu Lai xin nhập ngũ và được phân công công tác trong Đoàn Kịch nói Tổng cục Chính trị. Thế nhưng do chưa toại nguyện với vai diễn viên mặc áo lính, ông xin được cầm súng trực tiếp trên chiến trường. Từ đó, Chu Lai trở thành chiến sĩ đặc công hoạt động tại vùng ven sông Sài Gòn và chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, ác liệt cho đến ngày đất nước thống nhất. Sau 1975 khi đã tốt nghiệp tại trường viết văn Nguyễn Du, ông làm việc cho Tạp chí Văn nghệ Quân đội trong vai trò biên tập và sáng tác cho đến ngày nay, ngoài ra ông còn viết một số kịch bản sân khấu, kịch bản phim và tham gia đóng phim. Ông đã từng nhận giải thưởng Hội đồng Văn học chiến tranh Cách mạng và lực lượng Vũ trang (Hội nhà văn) cho tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng (1993). Đây là tiểu thuyết gây cho ông nhiều tiếng vang trên văn đàn bấy giờ. Ngoài ra ông còn nhận các giải thưởng như Giải thưởng Văn học Bộ quốc phòng 1994, giải thưởng tiểu thuyết nhà xuất bản Hà Nội với tiểu thuyết Phố (1993), giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2007. 11 Qua những gì ta biết về Chu Lai, có thể thấy được ở ông có sự kết hợp hài hòa giữa con người cách mạng và con người văn chương. Sự kết hợp đó tạo thành một hệ thống nhất làm nên nét đặc trưng trong phong cách sáng tác của Chu Lai. 1.3.2 Sự nghiệp sáng tác Chu Lai đã sống giữa những năm tháng chiến tranh đầy ác liệt, đã nếm trải cuộc đời gian khổ của người làm cách mang. Và sau khi hòa bình lập lại thì chính những trải nghiệm và hoài niệm đó đã giúp ông cho ra đời những trang tiểu thuyết về chiến tranh đầy tâm huyết. Chu Lai từng nói:“Lịch sử Việt Nam là lịch sử trận mạc, con người Việt Nam dù không muốn cũng là con người trận mạc nên dấu vết chiến tranh vẫn in hằn trong từng ngõ xóm, trong từng tư duy, trong từng tâm hồn, tâm thế con người kể cả thế hệ hôm qua và thế hệ hôm nay.”[8]. Với những kinh nghiệm của một người từng trải qua cuộc chiến tranh đẫm máu của dân tộc, tác giả cảm nhận sâu sắc được sự mất mát lớn lao của dân tộc nói chung và những người làm cách mạng nói riêng. Cho nên đa phần những sáng tác của ông đều nói về người lính. Với ông, kỉ niệm về những năm tháng chiến tranh là một gia sản vô giá:“Dù có ngã sang bất cứ một hướng đề tài nào nhưng rồi cuối cùng vẫn quay về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng như là một đề tài quen thuộc, gần gũi nhất mà người ta chỉ có thể viết tâm huyết được những gì người ta sờ thấy, ngửi thấy hình hài, hồn khí của nó.”[8]. Chu Lai đến với chiến tranh và những con người của chiến tranh trên một bình diện và khía cạnh mới. Trong đó không thiên về ca ngợi những con người hào hùng của trận mạc, mà thay vào đó là một sự lột xác hoàn toàn, với những tác phẩm khai thác những góc khuất trong tâm hồn của người lính thời chiến cùng với sự tha hóa biến chất trong người lính thời hậu chiến, vạch trần những nỗi bi lụy của người làm cách mạng. Qua những trang viết của Chu Lai ta cảm nhận hình tượng người lính chân thật và đời thường hơn. Từ những lai láng khổ đau, từ máu thịt của đồng đội và của chính mình, Chu Lai đã cho độc giả biết đến chiến tranh qua những trang tiểu thuyết và truyện ngắn mang đầy hoài niệm của ông về một thời máu lửa. Với các tác phẩm tiêu biểu như sau: Về tiểu thuyết: Nắng đồng bằng (1978) Đêm tháng hai (1979) 12 Sông xa (1986) Gió không thổi từ biển (1984) Vòng tròn bội bạc (1987) Bãi bờ hoang lạnh (1990) Ăn mày dĩ vãng (1991) Phố (1992) Ba lần và một lần (1999) Cuộc đời dài lắm (2001) Chỉ còn một lần (2006) Khúc bi tráng cuối cùng (2004) Người im lặng (2005) Hùng karô (2009) Về truyện ngắn: Kỉ niệm vùng ven (1976) Đôi ngã thời gian (1979) Vùng đất xa xăm (1981) Út Teng (1983) Phố nhà binh (1992) Truyện ngắn Chu Lai (2005). Số lượng tác phẩm không quá lớn nhưng đó cũng là một phần đóng góp tiêu biểu cho nền văn học nước nhà sau 1975. Chu Lai đã hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp văn chương từ trong chiến tranh đến hòa bình, để lại trong lòng bạn đọc nhiều ấn tượng thông qua những trang viết đầy tâm huyết. Cũng chính vì sự miệt mài không mệt mỏi trong sự nghiệp sáng tác, mà ông đã nhận được những phần thưởng đáng giá cho cuộc đời hoạt động văn chương của mình. 1.4 Tác phẩm Ba lần và một lần Tác phẩm Ba lần và một lần được xuất bản năm 1999. Đây cũng là một trong những tiểu thuyết nằm trong dòng chảy viết về chiến tranh của ông, lấy những trải nghiệm về chiến tranh làm nguồn cảm hứng cho đề tài sáng tác với nhiều dạng thức đa dạng của hệ chủ đề. 13 Ba lần và môt lần kể về cuộc sống của người lính trở về sau chiến tranh, nhân vật chính của tác phẩm là Sáu Nguyện và Năm Thành. Họ vốn là đồng đội của nhau trong thời kì chiến tranh. Tuy nhiên họ cũng chính là đại diện cho sự phân chia lực lượng mang tính nội bộ trong công cuộc cách mạng lúc bấy giờ. Sáu nguyện là hiện thân cho những con người chân chính, là người lính kiên trung giàu lòng nhân hậu và chiến đấu hết mình cho sự nghiệp chung của dân tộc. Còn Năm Thành là tên phản trắc, bất trung và đầy rẫy tội ác. Khi hòa bình lập lại, đất nước bước vào thời kì xây dựng và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì Sáu Nguyện và Năm Thành lại có một cuộc chạy đua sau trận mạc. Năm Thành vẫn tính nào tật nấy, lợi dụng khe hở của pháp luật làm chuyện phi pháp, đè đầu, cưỡi cổ những người lao động chân chính và họ cũng chính là những người đồng đội, cùng vào sinh ra tử với Năm Thành thời chiến. Sáu Nguyện không thể đứng nhìn trước những tội ác của kẻ tội đồ năm xưa. Một lần nữa hai con người từng đứng trên cùng một trận mạc, nay trở thành hai phía đối nghịch nhau, thật trớ trêu thay cho cuộc đời của người làm cách mạng. Sáu Nguyện, người lính quân báo luôn tận lực vì nhiệm vụ, lại luôn bị cuộc đời bỡn cợt. Trong chiến tranh bị người bạn thân là Năm Thành phản bội, khi hòa bình cũng lại bị con người tên Thành Long (Năm Thành) làm cho cuộc sống lận đận, lao đao. Ba lần Năm Thành có tội nhưng ông vẫn tha. Lần thứ nhất ông dằn vặt tha thứ khi Năm Thành chiêu hồi cầu an, vì ông cho rằng sự yếu đuối của con người trong chiến tranh quá tàn khốc. Lần thứ hai ông đau đớn tha thứ khi Năm Thành cướp đi người phụ nữ ông yêu thương nhất, vì cho rằng cái mất mát của mình xét đến cùng cũng là vô nghĩa so với sự mất mát của toàn dân tộc. Ông cũng lại tha thứ lần thứ ba sau hai mươi năm, khi Năm Thành chà đạp lên tất cả và phạm vào nhiều tội ác. Vì ông cho rằng đặt Năm Thành với cuộc sống ngang ngửa chụp giật cũng là vô nghĩa. Nhưng lần cuối cùng khi Năm Thành thản nhiên đứng nhăn răng ra cười khi một con đàn bà ngoại quốc của tộc người ngày xưa đã sang đây mổ bụng, ăn gan người Việt mình…Dám cầm dép đập vào giữa mặt công nhân… Đây là cái nhục lịch sử cái nhục quốc thể… Thì khi ấy thay mặt những người đã chết và những người đang sống, Sáu Nguyện không thể tha thứ. Quả thật với Sáu Nguyện cuộc đời đã nếm đủ buồn vui, sướng khổ, học được bài học thể tất bao dung. Nhưng chính cuộc đời nó lại bảo có những điều không thể bao dung, thể tất được. Nếu cái gì cũng nhắm mắt bỏ qua hết thì sống trên đời còn ý nghĩa gì nữa... Vì thế Sáu Nguyện đã đứng lên đấu tranh lại cái ác đang lọng hành, nhưng khi cuộc chiến chưa 14 kết thúc thì Sáu Nguyện đã ra đi để lại một nỗi mất mát lớn lao và nỗi buồn thương vô hạn cho đồng đội. Để làm tròn di nguyện của người đã mất, những con người của rừng xanh, của lương thiện lại tiếp tục chiến đấu trong niềm tin của chính nghĩa. 15 CHƢƠNG 2 CON NGƢỜI TRONG CUỘC CHIẾN TRANH ÁC LIỆT 2.1. Con ngƣời tranh đấu cho lí tƣởng và vƣợt lên thử thách 2.1.1. Con ngƣời chiến đấu vì lí tƣởng cao đẹp Nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam trong đấu tranh là tinh thần yêu nước nồng nàn, là sự đoàn kết bền chặt của cả dân tộc. Để có được những thắng lợi vẻ vang đã có biết bao người ngã xuống, đó là những con người mang trong mình tinh thần của cả dân tộc, họ chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp. Viết về những anh hùng trận mạc các nhà văn thường ca ngợi và đề cao khí phách hiên ngang trong đấu tranh bảo vệ đất nước. Họ còn là hình tượng cao đẹp tiêu biểu của một thời đại cha ông chúng ta. Nhưng trong tiểu thuyết viết về chiến tranh trong những năm sau 1975, các nhà văn viết về người hùng trận mạc không chỉ thiên về yếu tố hình tượng hóa, mà còn miêu tả và bày tỏ thái độ một cách chân thật và đời thường hơn so với trước. Người lính của chiến tranh bỗng gần gũi hơn với cuộc sống, họ như được trả về với cuộc sống thường nhật. Trong họ cũng có những lúc bâng khuâng do dự, hèn nhát yếu đuối. Tuy lòng yêu nước của họ không hăm hở phơi bày bằng những phát ngôn hùng hồn, nhưng bằng hành động đầy quyết tâm trong chiến đấu đã nói lên khát vọng muốn cống hiến sức mình cho dân tộc của họ. Đó cũng là hình tượng người lính trong sáng tác của Chu Lai. Đối với Sáu Nguyện, người quân báo có tiếng trong chiến đấu cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc truyền thống yêu nước của cả gia đình. Nó đã thành máu chảy trong huyết mạch của anh: “Vốn là gốc dân ngoài kia, một vùng đìa bãi sồng Hồng nào đó mà chính chú cũng không còn nhớ nữa, theo gia đình vào đây làm cao su đến nay đã là đời thứ hai, đang học sắp hết tú tài phần hai thì ông già hoạt động bí mật bị bắt và bị giết, bà già thương chồng cũng héo hắt mà mất theo, chú bỏ học lên xanh luôn, quyết theo nghiệp cũ của người cha đã khuất.” [3;tr.27]. Một con người phiêu bạt nhưng lí tưởng rất vững vàng và cho đến hôm nay, với hoài bảo cùng chí hướng và tài năng của mình, Sáu Nguyện thật sự là mối đe dọa lớn cho bọn giặc ngoài kia cánh rừng: “Chả là dân quân báo kỳ cựu vào cở số zách của toàn bộ vùng đất giáp ranh liên hoàn này. Hình như chả sinh ra để làm cái nghề này, mọi giác quan trên thân thể chả đều không giống người thường. Sáng ra chỉ cần vểnh cái mũi hít hít mùi đất mùi 16 trời, thè lưỡi nếm sương đêm, nếm nước suối một cái là chả có thể đoán trúng phóc bữa nay có càn hay không, càn to hay càn nhỏ, càn vòng ngoài hay vòng sâu lút vào trong. Cho nên đỡ lắm! Một mình chả có sức mạnh bằng cả một binh đoàn quân thiện chiến. Một thứ thiện chiến ẩn hiện, lúc đóng giả lão nông tri điền, lúc là sĩ quan rằn ri mang lon đại úy biệt động dù, lúc lại là kẻ cô hồn chuyên đâm thuê chém mướn, lúc khác đã biến thành ông chủ xe đò chuyên chạy chuyến lục tỉnh rồi… Đã nhiều lần đối phương tung biệt kích, biệt cách, tung cả mật vụ, chỉ điểm tìm diệt chả nhưng chả vẫn sống nhăn, càng chết hụt chả càng lì lợm, càng không có một ngóc ngách một tin tức nào là chả không moi ra được… Kẻ thù gọi chả là quái nhân, bà con kêu chả là người trời ” [3;tr.28]. Ở anh hội tụ đầy đủ tài năng của một người làm cách mạng, anh như con mắt bên ngoài của rừng, tầm quan trọng của anh thật sự tỏ rõ khi cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt hơn: “Có bận họp đến sáng râu ria mọc ra tua tủa bên những vành băng trắng thấm máu ở đầu, ở ngực, ở tay…trong đến hãi. Chao ôi! Giữa màu xanh ngút ngát của rừng, những vành băng kia nhìn mới trắng, mới rờn rợn sắc tử thần làm sao!” [3:tr.30]. Trong hoàn cảnh đó thì con người cũng bị cuốn vào vòng chiến đấu nghiệt ngã. Nơi cánh rừng đầy bom đạn vào những lúc khó khăn nhất, thì mọi thứ lại yếu dần đi: “Các lực lượng trong rừng bỗng mỏng đi, teo tóp, các cánh rừng đã không còn giữ được thế liên hoàn kì diệu như cũ. Các cuộc càn của kẻ thù được mở ra liên miên. Cuộc càn sau mang tính hủy diệt bạo lực hơn cuộc càn trước.” [3;tr.29]. Trước tình hình “nghìn cân treo sợi tóc” Sáu Nguyện với kinh nghiệm trong nghề đã lên tiếng: “Không đồng ý phương án tiến công… Với lí do thế và lực của ta lúc này không cho phép ta được đánh trước. Đánh trước là chọc vào tổ ong, là bộc lộ năng lực tác chiến đang hết sức mỏng manh, tạo điều kiện cho chúng khoét sâu vào để đánh cú đoàn phản kích quyết định.” [3:tr.32]. Con người từng trải và có kinh nghiệm chiến đấu như Sáu Nguyện đã nhìn nhận trước sự việc. Nhưng anh cũng không ngăn chặn được kịp thời hành vi nướng quân của bạn mình và tình thế bắt buộc anh phải chiến đấu khi lực lượng của ta và địch chênh lệch quá lớn: “Quá biết lực lượng chủ chốt của đối phương đã bị chém gục hoàn toàn trong trận tập kích không thành khi đêm, địch vội vã tung quân bám theo những dấu chân, dấu máu anh em trinh sát để lại, nhanh chóng mở cuộc tiến công tổng lực vào rừng trên tất cả các hướng chủ yếu. Trên trời là đen đặc những cánh trực thăng các loại. Dưới đất là xe bọc thép dan hàng bò kín rừng làm nhiệm vụ dọn mìn, dọn bãi cho bộ binh tiến sát đằng sau. Pháo cối 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng