Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng pháp lệnh lý lịch tư pháp...

Tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng pháp lệnh lý lịch tư pháp

.PDF
200
284
102

Mô tả:

BỘ TƯ PHÁP VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG PHÁP LỆNH LÝ LỊCH TƯ PHÁP 7533 22/10/2009 HÀ NỘI – NĂM 2007 BỘ TƯ PHÁP VIỆN KHOA HỌC PHÁP LÝ ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG PHÁP LỆNH LÝ LỊCH TƯ PHÁP Ban chủ nhiệm: Chủ nhiệm: TS. TRẦN THẤT Thư ký: ĐỖ THỊ THUÝ LAN DƯƠNG BẠCH LONG HÀ NỘI - NĂM 2007 2 DANH SÁCH CÔNG TÁC VIÊN CHỦ CHỐT CỦA ĐỀ TÀI 1. TS. Trần Thất Vụ trưởng Vụ Hành chính Tư pháp 2. Nguyễn Thị Minh Phương Vụ Hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp 3. Hoàng Ngọc Thành Toà án nhân dân tối cao 4. Hoàng Quyền Môn Cục hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát, Bộ Công an 5. Th.s Phạm Trọng Cường Vụ Hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp 6. Th.S Trịnh Thị Bích Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh 7. Đặng Trung Hà Vụ Pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp 8. Đỗ Thị Thúy Lan Vụ Hành chính tư pháp, Bộ Tư pháp 9. Dương Bạch Long Viện Khoa học Pháp lý 10.Th.s Đỗ Hoàng Yến Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, BTP 11.Th.s Nguyễn Thanh Trúc Vụ Pháp luật Hình sự Hành chính, BTP 3 MỤC LỤC Trang 8 PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN I BÁO CÁO TỔNG THUẬT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI PHẦN THỨ NHẤT. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN XÂY DỰNG LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP 11 12 I. KHÁI NIỆM LÝ LỊCH TƯ PHÁP 12 1. Khái niệm lý lịch tư pháp: 12 2. Phân biệt lý lịch tư pháp với hồ sơ căn cước can phạm 14 II. PHẠM VI QUẢN LÝ LÝ LỊCH TƯ PHÁP III. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ LÝ LỊCH TƯ PHÁP 15 17 IV. MÔ HÌNH QUẢN LÝ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA MỘT SỐ NƯỚC 20 TRÊN THẾ GIỚI 1. Quản lý lý lịch tư pháp của Cộng hoà Pháp 20 2. Quản lý lý lịch tư pháp tại Nhật Bản: 21 3. Mô hình quản lý lý lịch tư pháp của một số nước theo hệ thống pháp luật Ănglô Xắcxông 3.1. Quản lý lý lịch tư pháp tại Hoa Kỳ: 3.2. Quản lý lý lịch tư pháp tại Vương quốc Anh PHẦN THỨ HAI. THỰC TIỄN QUẢN LÝ LÝ LỊCH TƯ PHÁP TẠI VIỆT NAM I. LỊCH SỬ VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ LÝ LỊCH TƯ PHÁP TẠI VIỆT 23 23 25 27 27 NAM 1. Lịch sử công tác quản lý lý lịch tư pháp tại Việt Nam 27 1.1. Quản lý lý lịch tư pháp thời kỳ Pháp thuộc và miền Nam Việt Nam trước năm 1975 27 1.2. Quản lý lý lịch tư pháp từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1955 28 1.3. Quản lý lý lịch tư pháp từ 1956 đến 1993 1.4. Giai đoạn từ 1993 đến nay 29 29 4 2. Thực tiễn công tác quản lý lý lịch tư pháp hiện nay: 31 2.1. Một số lĩnh vực liên quan đến công tác lý lịch tư pháp 31 2.1.1. Hệ thống tàng thư nghiệp vụ cảnh sát của ngành công an 31 2.1.2. Công tác hồ sơ và trích lục án của các Toà án nhân dân 33 2.2. Công tác cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT-BTP-BCA ngày 8/2/1999 II. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ LÝ LỊCH TƯ PHÁP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM 1. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về lý lịch tư pháp. 1.1. Các văn bản pháp luật về tổ chức và quản lý lý lịch tư pháp 1.2. Quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan đến yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. 2. Đánh giá việc áp dụng pháp luật về lý lịch tư pháp trong thời gian qua 34 35 35 36 39 43 III. NHỮNG YÊU CẦU KHÁCH QUAN XÂY DỰNG LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP 45 PHẦN THỨ BA. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP 50 I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP 50 1. Quán triệt và kịp thời thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà 50 nước về lý lịch tư pháp 2. Bảo đảm tính pháp chế, thống nhất giữa các quy định của Luật Lý lịch tư pháp với các quy định của Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác của 51 Quốc hội 3. Kế thừa những thành tựu đạt được trong thực tiễn về tổ chức và quản lý lý lịch tư pháp, có tham khảo pháp luật về lý lịch tư pháp và kinh nghiệm của nước ngoài II. ĐỀ XUẤT VỀ PHẠM VI QUẢN LÝ, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH VÀ PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP 52 53 1. Phạm vi quản lý lý lịch tư pháp: 53 2. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật Lý lịch tư pháp 57 2.1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật Lý lịch tư pháp: 57 2.2. Khái niệm lý lịch tư pháp 57 2.3. Đối tượng quản lý của lý lịch tư pháp: 57 5 3. Định hướng mô hình tổ chức, quản lý lý lịch tư pháp 58 4. Cơ chế cập nhật và cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp 60 4.1. Cơ chế cập nhật và cung cấp thông tin: 60 4.2. Cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp 62 4.3. Cách thức cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp: 4.4. Lưu trữ thông tin về lý lịch tư pháp: 63 65 4.5. Ghi chép và xử lý thông tin 4.5.1. Loại bỏ thông tin lý lịch tư pháp của người đã chết. 4.5.2. Loại bỏ thông tin lý lịch tư pháp ghi nhận một tội phạm đã được luật xoá bỏ. 5. Cấp Phiếu lý lịch tư pháp ĐỀ XUẤT NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ THẢO LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP PhÇn II c¸c chuyªn §Ò NGHIÊN CỨU 1 Mét sè vÊn ®Ò chung vÒ lý lÞch t− ph¸p 66 66 66 69 80 81 Ban chñ nhiÖm §Ò tµi 2 LÞch sö vµ thùc tr¹ng qu¶n lý lý lÞch t− ph¸p ë n−íc ta vµ nh÷ng yªu cÇu 88 kh¸ch quan x©y dùng LuËt lý lÞch t− ph¸p TS. TrÇn ThÊt, Vô tr−ëng Vô Hµnh chÝnh t− ph¸p, Bé T− ph¸p 3 HÖ thèng ph¸p luËt vÒ lý lÞch t− ph¸p vµ thùc tiÔn ¸p dông t¹i ViÖt Nam 100 NguyÔn ThÞ Minh Ph−¬ng - Vô Hµnh chÝnh t− ph¸p, Bé T− ph¸p 4 Lý lÞch t− ph¸p trong víi c«ng t¸c xÐt xö cña Toµ ¸n nh©n d©n 114 Hoµng Ngäc Thµnh - Toµ ¸n nh©n d©n tèi cao 5 Thùc tr¹ng c«ng t¸c tµng th− nghiÖp vô c¶nh s¸t cña ngµnh c«ng an vµ kiÕn nghÞ x©y dùng hÖ c¬ së d÷ liÖu lý lÞch t− ph¸p 128 Hoµng QuyÒn M«n - Côc hå s¬ nghiÖp vô c¶nh s¸t, Bé C«ng an 6 Thùc tiÔn c«ng t¸c cÊp PhiÕu lý lÞch t− ph¸p t¹i thµnh phè Hå ChÝ Minh 142 Th.s TrÞnh ThÞ BÝch - Së T− ph¸p thµnh phè Hå ChÝ Minh 6 7 Sù cÇn thiÕt ban hµnh LuËt lý lÞch t− ph¸p 149 Th.s Ph¹m Träng C−êng - Vô Hµnh chÝnh t− ph¸p, Bé T− ph¸p 8 §Ò xuÊt m« h×nh tæ chøc vµ qu¶n lý lý lÞch t− ph¸p t¹i ViÖt Nam 158 §ç ThÞ Thuý Lan - Vô Hµnh chÝnh t− ph¸p, Bé T− ph¸p 9 C¬ chÕ cËp nhËt vµ cung cÊp th«ng tin vÒ lý lÞch t− ph¸p – tr¸ch nhiÖm cña c¸c c¬ quan h÷u quan trong viÖc cung cÊp vµ khai th¸c th«ng tin vÒ lý lÞch t− 167 ph¸p D−¬ng B¹ch Long - ViÖn Khoa häc ph¸p lý, Bé T− ph¸p 10 M« h×nh tæ chøc vµ qu¶n lý lý lÞch t− ph¸p cña mét sè n−íc trªn thÕ giíi – 183 kinh nghiÖm ¸p dông vµo ViÖt Nam ®Ó x©y dùng LuËt lý lÞch t− ph¸p §Æng Trung Hµ - Vô Ph¸p luËt quèc tÕ, Bé T− ph¸p 7 PHẦN MỞ ĐẦU Công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Việc triển khai thực hiện chủ trương này được đánh dấu bằng Nghị quyết Trung ương 8 khoá VII, Nghị quyết trung ương 3 và Nghị quyết trung ương 7 khoá VIII, Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX, X và đặc biệt là Nghị quyết 08-NQ/TW này 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW và Nghị quyết 49NQ/TW, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật đã được đặc biệt chú trọng, nhất là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền cơ bản của công dân. 1) Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Lý lịch tư pháp là "bộ nhớ" về các án tích của những cá nhân đã từng can án hình sự. Trong sự đổi mới và phát triển của nước ta hiện nay, hoạt động quản lý lý lịch tư pháp có vai trò rất quan trọng không chỉ trong công tác điều tra, truy tố, xét xử và hoạch định chính sách phòng, chống tội phạm mà còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động quản lý trật tự xã hội, quản lý con người của Nhà nước ta được chặt chẽ, hiệu quả. Mặt khác, lý lịch tư pháp còn là phương tiện để thực hiện xoá án tích theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động quản lý trên lĩnh vực này đã và đang bộc lộ nhiều điểm bất cập, hạn chế cơ bản sau: - Thứ nhất, chúng ta chưa có một tổ chức tập trung thống nhất trực tiếp quản lý lý lịch tư pháp. Hiện nay do yêu cầu cụ thể của từng ngành mà thông tin liên quan đến lý lịch tư pháp đang bị phân tán ở nhiều cơ quan khác nhau: Toà án, Kiểm sát, Công an... nhưng không có một cơ quan nào quản lý đầy đủ các thông tin này. - Thứ hai, hoạt động quản lý lý lịch tư pháp hiện nay chưa đảm bảo được mục đích cơ bản và chủ yếu là nhằm hỗ trợ cho hoạt động tố tụng và quản lý nhà nước. Đây được coi là mục tiêu cơ bản, quan trọng hàng đầu của hoạt động quản lý lý lịch tư pháp. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp hiện nay theo quy định tại Thông tư liên tịch số 07/1999/TTLT/BTP-BCA của Bộ Tư pháp – Bộ Công an ngày 08/02/1999 chỉ là một phần công việc của quản lý lý lịch tư pháp. Về phương diện quản lý nhà nước, việc tổ chức và quản lý lý lịch tư pháp là rất cần thiết. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, hệ thống hình phạt trong Bộ luật Hình sự năm 1999 có nhiều hình phạt mà người phạm tội 8 không bị giam giữ nhưng cần được theo dõi, quản lý chặt chẽ (ví dụ: cải tạo không giam giữ, quản chế…), nhưng hiện nay chúng ta chưa có cơ chế chặt chẽ nhằm quản lý, theo dõi các đối tượng này. - Thứ ba, lý lịch tư pháp là phương tiện để thực hiện xoá án tích theo quy định của pháp luật. Xóa án tích là một chính sách thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của Nhà nước ta. Tuy nhiên, hiện nay, việc thực hiện chính sách này chưa thực sự được coi trọng. Nguyên nhân cơ bản của những khó khăn, tồn tại nêu trên là do chưa có cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động quản lý lý lịch tư pháp. Việc ban hành Thông tư liên tịch số 07 nói trên mới chỉ có tính chất giải pháp tình thế, tạm thời. Để giải quyết vấn đề này, việc ban hành văn bản pháp lý có giá trị cao như Luật, Pháp lệnh là hết sức cần thiết. Tại Nghị quyết số 35/2004/QH11 ngày 25/11/2004 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005, Pháp lệnh lý lịch tư pháp đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2005 (chương trình chính thức). Tuy nhiên, để bảo đảm tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tại Nghị quyết số 49/2005/QH11 ngày 11/9/2005 của Quốc hội, Dự án Pháp lệnh lý lịch tư pháp đã được quyết định nâng lên thành Luật lý lịch tư pháp và được đưa vào Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XI (2002-2007). Để triển khai Nghị quyết nêu trên, ngày 11/01/2006 Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 987/2006/NQ-UBTVQH11, theo đó Dự án Luật lý lịch tư pháp được đưa vào Chương trình chuẩn bị của năm 2006. Theo Quyết định số 71/QĐ-BTP ngày 01/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch nghiên cứu khoa học, công nghệ của Bộ Tư pháp năm 2005, thì Đề tài khoa học cấp Bộ "Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Pháp lệnh Lý lịch tư pháp” được triển khai nghiên cứu từ tháng 4/2005. Tuy nhiên trong bối cảnh để tạo tiền đề cho việc triển khai xây dựng Luật lý lịch tư pháp theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2006, Ban chủ nhiệm Đề tài đã mạnh dạn tiến hành nghiên cứu "Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật Lý lịch tư pháp”. 2) Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu của đề tài được xác định là: "Hình thành cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ cho việc xây dựng Luật lý lịch tư pháp như: khái niệm, ý nghĩa, vai trò của lý lịch tư pháp trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội; sự cần thiết, cấp bách phải xây dựng Luật lý lịch tư pháp. Đưa ra các kiến nghị làm cơ sở cho việc xây dựng Luật: đối tượng, phạm vi điều chỉnh, bố cục của Luật; mô hình tổ chức, quản lý lý lịch tư pháp, cơ chế cập nhật thông tin và cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp". 9 3) Phương pháp nghiên cứu của Đề tài Việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, hệ quan điểm của Đảng về Nhà nước và pháp luật. Các phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ được áp dụng một cách linh hoạt trong quá trình tiếp cận từng nội dung nghiên cứu cụ thể như so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học… Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu tại chỗ, gồm có: Nghiên cứu các văn bản, các quy định pháp luật, thông tin, tư liệu về lý lịch tư pháp; - Tiến hành khảo sát trực tiếp ở một số địa phương về công tác quản lý và cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo Thông tư liên tịch số 07; - Tổ chức tọa đàm khoa học với quy mô thích hợp để đánh giá, tổng kết tình hình và xác định định hướng nghiên cứu, hoàn thiện nội dung Đề tài. 4) Nhu cầu kinh tế - xã hội, địa chỉ áp dụng Đề tài nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của các cơ quan nhà nước, người làm công tác soạn thảo, xây dựng pháp luật về lý lịch tư pháp, đặc biệt là những người trực tiếp tham gia soạn thảo, góp ý, thẩm định, thẩm tra Dự án Luật lý lịch tư pháp và các nhà nghiên cứu lý luận, các nhà lập pháp trong việc xây dựng pháp luât về lý lịch tư pháp. Đề tài cũng là nguồn tham khảo hữu ích đối với những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại các học viện, trường đại học về pháp luật lý lịch tư pháp và các nhà hoạt động thực tiễn cũng như mọi đối tượng có nhu cầu tìm hiểu sâu về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến xây dựng và hoàn thiện pháp luật về lý lịch tư pháp. 5) Các nội dung nghiên cứu chính của Đề tài Đề tài sẽ tập trung làm rõ các vấn đề chủ yếu như: Lý thuyết về lý lịch tư pháp, kinh nghiệm quản lý lịch tư pháp của một số nước trên thế giới, lịch sử và thực trạng quản lý lý lịch tư pháp ở nước ta và những yêu cầu khách quan phải xây dựng Luật lý lịch tư pháp; định hướng xây dựng Luật lý lịch tư pháp; đề xuất phạm vi quản lý, đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật lý lịch tư pháp; mô hình tổ chức, cơ chế cập nhật, xử lý và cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp, giá trị pháp lý của thông tin về lý lịch tư pháp. Sau đây là nội dung tổng thuật kết quả nghiên cứu của Đề tài. 10 PHÇN I BÁO CÁO TỔNG THUẬT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 11 PHẦN THỨ NHẤT MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN XÂY DỰNG LUẬT LÝ LỊCH TƯ PHÁP I. KHÁI NIỆM LÝ LỊCH TƯ PHÁP 1. Khái niệm lý lịch tư pháp: Thông thường để tìm hiểu nội dung một khái niệm, trước hết chúng ta tiếp cận ngay với nội dung ngữ nghĩa của các từ dùng để biểu đạt khái niệm đó. Sau đó, để hiểu một cách đầy đủ, cụ thể và sâu sắc hơn, người ta không chỉ dừng lại ở nội dung ngữ nghĩa mà phải tìm hiểu, nghiên cứu những nội dung thực tế, cụ thể được khát quát, phản ánh trong khái niệm. Theo cách vừa nêu trên, trước hết chúng ta hãy tiếp cận với khái niệm “lý lịch tư pháp” bằng chính các từ ngữ biểu đạt khái niệm này. Có thể phân tích khái niệm “lý lịch tư pháp” thành các nội dung cơ bản sau đây: - Nói đến lý lịch bao giờ cũng gắn với một đối tượng cụ thể. Đối tượng cụ thể ở đây trước hết và phổ biến là những cá nhân. Đối tượng cụ thể cũng có thể là một tổ chức. Ví dụ: một doanh nghiệp, một tổ chức chính trị xã hội... (nếu như quan niệm quản lý lý lịch tư pháp của cả các tổ chức). - Lý lịch thường được hiểu là ghi chép lại (thường dưới dạng một hồ sơ) những sự kiện chủ yếu trong quá khứ và hiện tại của một đối tượng. - Lý lịch tư pháp chỉ ghi chép những sự kiện quan hệ đến đối tượng mà những sự kiện đó có ý nghĩa về mặt tư pháp. Vấn đề đặt ra là hiểu thế nào về những sự kiện có ý nghĩa về mặt tư pháp? Điều này lại tùy thuộc vào mục đích, phạm vi và nội dung quản lý lý lịch tư pháp của từng quốc gia. Để tìm hiểu khái niệm lý lịch tư pháp một cách đầy đủ và cụ thể hơn, chúng ta hãy nghiên cứu khái niệm này ở một số nước trên thế giới. Thuật ngữ "lý lịch tư pháp" không phải được sử dụng một cách giống nhau ở các nước khác nhau. Nhưng có thể nói rằng trong các thuật ngữ khác nhau theo cách gọi của mỗi nước đều hàm chứa những nội dung tương tự. Ví dụ: trong tiếng Anh có từ "crimimal record", trong tiếng Đức có từ "strafregister", trong tiếng Tây Ban Nha có từ "registro de penados", trong tiếng Italia có từ "casellario giudiziale". Thuật ngữ "casier judiciaire" trong tiếng Pháp (được dịch là lý lịch tư pháp) có lẽ xuất hiện ở Pháp sớm nhất cách đây chừng 150 năm. Trong tiếng 12 Pháp từ “casier” có nghĩa là cái tủ hoặc cái giá nhiều ngăn. Bản thân từ “casier” trong tiếng Pháp là muốn diễn tả hoạt động, nội dung công việc của thiết chế lý lịch tư pháp là sắp xếp, phân bổ ra nhiều ngăn khác nhau. Thuật ngữ thứ hai “judiciaire” có nghĩa là tư pháp. Như vậy, theo cách gọi của tiếng Pháp từ "casier judiciaire" gợi cho ta hình dung về những ngăn tủ có chứa đựng những hồ sơ (những tập fiche) về tư pháp. Nói một cách hình ảnh đó là bộ nhớ về án tích của những người đã từng can án. Việc ghi nhớ án tích của những kẻ phạm tội không phải chỉ có trong luật hình của thế giới hiện đại và chỉ lưu giữ bằng các phiếu (fiche) của lý lịch tư pháp. Ngay từ thời trung cổ, luật hình của nhiều nước đã quy định việc ghi nhớ án tích của kẻ phạm tội bằng cách thích chữ vào mặt hoặc chặt các ngón tay, ngón chân hoặc cắt tai của kẻ phạm tội, tuỳ theo từng loại tội. Hình thức thích chữ vào mặt thường được áp dụng đối với tội đại hình với hình phạt lưu đày. Trong trường hợp này việc thích chữ vào mặt có ý nghĩa để đánh dấu nhiều hơn là hình phạt. Còn hình thức chặt ngón tay, ngón chân thường được áp dụng đối với loại tội như trộm cắp. Hình phạt này vừa có ý nghĩa là hình phạt vừa có ý nghĩa là để ghi nhớ án tích của kẻ phạm tội. Lý lịch tư pháp thành văn (được ghi và quản lý bằng văn bản) ra đời thay thế cho hình thức đánh dấu, ghi nhớ tội phạm như trên của thời trung cổ. Lý lịch tư pháp thành văn có những ưu điểm nổi bật sau: - Lý lịch tư pháp thành văn không làm đau đớn và nhục nhã thân thể của can phạm. - Trong lý lịch tư pháp thành văn có thể cho ta biết một cách đầy đủ, chi tiết về can phạm như: họ tên, tuổi, nơi sinh, nơi cư trú, quan hệ thân thích, tội danh, hình phạt, Toà án đã xét xử, thời gian thi hành hình phạt, can phạm đã có bao nhiêu tiền án.... Những thông tin này là hết sức cần thiết không những đối với công tác tư pháp (bao gồm cả điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án), mà đối với cả công tác quản lý hành chính nhà nước và quản lý xã hội. Lý lịch tư pháp thành văn phổ biến nhất lúc đầu và ngày nay vẫn còn được áp dụng ở một số nước, đó là hình thức Sổ bộ ghi chép các bản án mà Toà án đã tuyên hàng năm. Căn cứ vào sổ bộ của Toà án, người ta có thể truy tìm được án tích của một người nào đó. Tuy nhiên hình thức sổ bộ vẫn còn những điểm hạn chế cơ bản. Thứ nhất, sổ bộ là cuốn sổ chung trong đó ghi chép án tích của nhiều người hơn nữa sổ bộ lại thay đổi theo hàng năm. Do đó, khi muốn tra cứu án tích của một người nào đó, ta phải lần tìm, tra cứu trong tất cả những quyển 13 sổ bộ xem người đó có án tích không. Điều đó lại càng khó khăn hơn khi can phạm thay đổi chỗ ở dẫn tới việc thay đổi Toà án có thẩm quyền xét xử. Thứ hai, thường sổ bộ chỉ ghi chép được những thông tin ban đầu (tức là những bản án, quyết định ban đầu của Toà án mà không ghi nhận được những thông tin bổ sung như: các quyết định về ân xá, xóa án, tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.... Do đó, những thông tin trong sổ bộ không phản ánh được diễn biến của can phạm sau khi kết thúc trình tự tố tụng. Mặt khác những thông tin về tiền án, tiền sự không những chỉ cần đối với cơ quan toà án mà nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp cũng cần biết những thông tin này ở những mức độ khác nhau để phục vụ cho công tác quản lý, tổ chức nhân sự của cơ quan mình. Để khắc phục những nhược điểm nói trên của hình thức sổ bộ hồ sơ, lý lịch tư pháp theo kiểu “casier judiciaire” ra đời theo sáng kiến của một vị thẩm phán người Pháp. Đặc điểm của lý lịch tư pháp theo kiểu “casier judiciaire” là việc lập ra 3 loại phiếu (số 1, số 2, số 3) về tiền án, tiền sự đối với từng cá nhân. Nội dung thông tin ghi chép trong mỗi loại phiếu được pháp luật quy định một cách cụ thể. Lý lịch tư pháp theo kiểu “casier judiciaire” là hình thức cải tiến nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng phong phú, đa đạng, tỷ mỷ, chặt chẽ của hoạt động tư pháp và hoạt động quản lý. Như vậy, lý lịch tư pháp được hiểu một cách chung nhất, khái quát nhất là hồ sơ về phương diện tư pháp của một đối tượng cụ thể. Định nghĩa này tuy còn rất chung chung nhưng có tác dụng định hướng, khoanh vùng giới hạn để chúng ta đi sâu tìm hiểu, xác định những nội dung cụ thể của lý lịch tư pháp để từ đó đến một định nghĩa toàn diện hơn, cụ thể hơn. 2. Phân biệt lý lịch tư pháp với hồ sơ căn cước can phạm Lý lịch tư pháp (casier judiciaire) và căn cước can phạm (jiche de renscignement) là hai loại hồ sơ chủ yếu tạo thành hồ sơ hình sự của một cá nhân. Hai loại hồ sơ này có những nội dung trùng nhau nhưng không phải là một và không thể thay thế cho nhau. Để làm rõ sự khác nhau về nội dung và ý nghĩa của hai loại hồ sơ này, chúng tôi xin trình bày sơ bộ nội dung của căn cước can phạm. Căn cước can phạm là một loại hồ sơ phục vụ cho công tác điều tra. Thông thường ở nhiều nước, hồ sơ này do cơ quan cảnh sát tư pháp lập và quản lý. Khi có một người nào đó bị bắt, cơ quan cảnh sát tiến hành lập căn cước của người đó. Trong căn cước gồm có: họ tên, ngày, tháng, năm sinh, 14 nơi sinh, nơi cư trú; họ tên của cha, mẹ, vợ (chồng), con; nơi bị bắt, ngày tháng năm bị bắt, lý do bị bắt...(gọi là danh bản). Đồng thời, cảnh sát tiến hành lấy điểm chỉ vân tay gồm 10 ngón tay và cả hai bàn tay của đương sự (gọi là chỉ bản). Những thông tin trên đây được lưu tại cơ quan cảnh sát và lập thành hồ sơ căn cước can phạm của đối tượng. Trong hồ sơ căn cước can phạm còn ghi lại toàn bộ tiền án (kể cả những bản án đã được xoá án tích) và tiền sự của đương sự. Hồ sơ căn cước can phạm với những nội dung như trên có giá trị cung cấp thông tin về đương sự cho cơ quan điều tra. Nhưng đối với Toà án, nó chỉ có giá trị tham khảo để hiểu rõ nhân thân bị cáo. Hồ sơ này về nguyên tắc không cung cấp cho bất kỳ ai ngoài cơ quan điều tra, truy tố và xét xử. So sánh nội dung của lý lịch tư pháp và nội dung của hồ sơ căn cước can phạm, ta thấy có những điểm khác nhau cơ bản sau đây: - Lý lịch tư pháp ghi chép không chỉ những vấn đề thuộc phạm vi hình sự như hồ sơ căn cước can phạm; - Trong lý lịch tư pháp (phần về hình sự) không ghi toàn bộ các tiền án và tiền sự như hồ sơ căn cước can phạm. Đối với các bản án, lý lịch tư pháp chỉ ghi những bản án đã thành nhất định (không còn bị kháng cáo, kháng nghị). Trong khi đó, hồ sơ căn cước can phạm ghi nhận tất cả án sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm (nếu có). - Trong trường hợp án đã được xoá theo quy định của luật hình sự về xoá án tích thì trong lý lịch tư pháp cấp cho đương sự không ghi án đó. Còn trong hồ sơ căn cước can phạm, án đã được xoá không làm thay đổi hồ sơ. - Hồ sơ căn cước can phạm, như đã nói ở trên là loại hồ sơ của cơ quan điều tra, phục vụ cho công tác điều tra. Vì vậy, nó được xếp vào loại tài liệu mật, không được cung cấp cho bất kỳ cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào - kể cả chính bản thân đương sự (trừ một số cơ quan chức năng được quyền biết như đã nói ở trên). Trong khi đó, lý lịch tư pháp được cấp tương đối rộng rãi cho đương sự, các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác khi họ có lý do chính đáng cần được biết về tình trạng tiền án của đương sự. II. PHẠM VI QUẢN LÝ LÝ LỊCH TƯ PHÁP Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng quyết định toàn bộ nội dung, quy mô, cơ chế quản lý lý lịch tư pháp của mỗi quốc gia. Xét về mặt lịch sử thì phạm vi và nội dung của lý lịch tư pháp lúc đầu chỉ là những vấn đề mang tính chất thuần túy hình sự (tức là những án hình). Về sau này, do sự phát triển và mở rộng hoạt động trong lĩnh vực tư pháp nên phạm vi quản lý lý 15 lịch tư pháp cũng được mở rộng ra các lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, hành chính… Việc mở rộng hay thu hẹp phạm vi này tùy thuộc vào ý chí của mỗi quốc gia và xuất phát từ những hoàn cảnh lịch sử, xã hội và cách làm của mỗi nước. Tuy nhiên, dù mở rộng hay thu hẹp phạm vi này thì nội dung chủ yếu của lý lịch tư pháp vẫn là những vấn đề về hình sự (chẳng hạn ở Cộng hoà Pháp hiện nay có 90% thông tin được đưa vào lý lịch tư pháp là thuộc hình sự1). Tuy vậy, ngay cả trong phạm vi hình sự vấn đề lại được đặt ra ở hai cấp độ tiền án và tiền sự. Ở một số nước theo hình thức sổ bộ của Toà án thì chỉ ghi nhớ các tiền án của đương sự. Ở Cộng hoà Pháp - là nước có hệ thống quản lý lý lịch tư pháp độc lập và hoàn chỉnh nên có ghi nhớ cả những tiền sự. Tuy nhiên, khái niệm tiền sự trong nhiều trường hợp rất khó định lượng. Hành vi vi phạm nào chưa đến mức bị kết án có thể coi là tiền sự? Vấn đề này phải được quy định trong văn bản pháp luật. Thông thường đó là những hành vi tuy chưa đến mức bị kết án nhưng bản thân nó có ý nghĩa để đánh giá về quá khứ nhân thân của đương sự. Ví dụ: một người đã có hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt thì hành vi đó có thể được ghi nhớ vào lý lịch tư pháp. Việc mở rộng phạm vi của lý lịch tư pháp ra các lĩnh vực ngoài hình sự thường là những vấn đề liên quan đến việc cấm một số quyền nào đó đối với đương sự. Chẳng hạn việc cấm có thời hạn hoặc vô thời hạn quyền kinh doanh của một người nào đó, hoặc việc tước quyền bầu cử hoặc ứng cử vào cơ quan công quyền, việc tước một số quyền làm cha, mẹ, lệnh trục xuất người nước ngoài… Tất cả những chế tài này cần phải được đưa vào "bộ nhớ" của lý lịch tư pháp để giám sát việc thực hiện. Thực ra việc phân loại thông tin theo lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, thương mại… cũng chỉ mang tính chất tương đối. Nó không phải là một nguyên tắc. Để xác định rõ nội dung nào cần được ghi nhớ trong lý lịch tư pháp, thông thường pháp luật của một số nước trong khi quy định các chế tài (ngoài hình sự) đồng thời cũng chỉ rõ việc đó có được ghi vào lý lịch tư pháp hay không. Còn trong các chế định của luật hình sự, tố tụng hình sự đều quy định những tiền án, tiền sự nào được ghi vào lý lịch tư pháp. Hơn nữa, các Toà án khi đưa ra các bản án, quyết định về một vụ việc cụ thể cũng nêu rõ trong bản án hoặc quyết định đó việc được miễn hay phải ghi vào lý lịch tư pháp. Ngoài cách phân loại thông tin theo lĩnh vực nói trên người ta còn phân loại theo thông tin ban đầu và thông tin bổ sung. Thông tin ban đầu là những bản án hay quyết định ban đầu về một vụ việc cụ thể. Chẳng hạn, mỗi người bị Toà án phạt tù về một tội nào đó thì bản án này sẽ được gửi cho cơ quan lý lịch 1 Lý lịch tư pháp – NXB Chính trị Quốc gia, HN năm 1997 (tr 20) 16 tư pháp để ghi nhớ bản án đó. Nếu trong bản án này có cả hình phạt bổ sung như phạt tiền hoặc quản chế sau khi mãn hạn tù… thì những thông tin này cũng là loại thông tin ban đầu. Thông tin bổ sung là loại thông tin phản ánh diễn biến về sau của vụ việc. Ví dụ: trong quá trình thi hành án phạt tù, đương sự lại được hưởng ân xá thì quyết định về ân xá đối với đương sự cũng được gửi cho cơ quan lý lịch tư pháp vì vấn đề này có liên quan đến việc xoá án tích trong lý lịch tư pháp của đương sự. Việc tiếp nhận các thông tin bổ sung vào lý lịch tư pháp có ý nghĩa rất quan trọng nhưng thông thường nó hay bị lãng quên hoặc cập nhật không đầy đủ. III. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ LÝ LỊCH TƯ PHÁP Lý lịch tư pháp như đã nêu ở trên, có thể được hiểu là hồ sơ về phương diện tư pháp của mỗi cá nhân (thậm chí cả tổ chức) nhưng nó có ý nghĩa không chỉ trong lĩnh vực công tác tư pháp mà cả trong nhiều lĩnh vực quản lý khác. Sau đây, chúng tôi xin đề cập đến một số khía cạnh tiêu biểu: Thứ nhất, lý lịch tư pháp là nguồn cung cấp những tư liệu chính thức về quá khứ nhân thân của bị can, bị cáo để cơ quan điều tra, truy tố và xét xử xem xét các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với họ trong khi giải quyết những vụ việc cụ thể. Xét theo góc độ này thì những tình tiết mà cơ quan lý lịch tư pháp cung cấp có giá trị chứng cứ về tái phạm hay không tái phạm. Lý lịch tư pháp được sử dụng như một công cụ hữu ích để xác định về nhân thân con người. Một người chưa có tiền án, tiền sự khi phạm tội thì khác hẳn một người đã bị kết án mà chưa được xoá án tích. Chính vì vậy, ở các nước có hệ thống quản lý lý lịch tư pháp, khi Viện công tố chuẩn bị truy tố một bị can nào đó thường phải gửi một phiếu yêu cầu đến cơ quan quản lý lý lịch tư pháp để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp nhằm xác nhận về tình trạng tiền án của bị can và trong hồ sơ truy tố có kèm theo cả Phiếu lý lịch tư pháp đó để làm bằng chứng về tái phạm. Có thể nói, ở Việt Nam, lý lịch tư pháp có ý nghĩa quyết định trong việc xác định bị cáo có tội hay không có tội. Trong công tác xét xử các vụ án hình sự, việc xác định nhân thân của một con người có ý nghĩa rất quan trọng khi Toà án quyết định một người là có tội hay không có tội, bởi vì có nhiều điều luật của Bộ luật Hình sự quy định điều kiện bắt buộc để một hành vi cấu thành tội phạm là “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi...” hay “đã bị kết án về tội...”. Để thực hiện tốt công tác xét xử và tránh những sai sót không đáng có, thì việc kiểm tra hồ sơ giấy tờ nhằm xác định nhân thân của bị can, bị cáo có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu hồ sơ vụ án mà các giấy tờ, 17 tài liệu được sử dụng làm chứng cứ xác định nhân thân của bị can, bị cáo không đầy đủ, thì thông thường, thẩm phán chủ tọa phiên toà thường áp dụng quy định tại Điều 176 Bộ luật Tố tụng hình sự để ra quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để điều tra bổ sung. Trong những trường hợp, các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án có mâu thuẫn với nhau, nếu cơ quan quản lý lý lịch tư pháp có kết luận chính xác về nhân thân một con người, thì Toà án có thể yêu cầu cơ quan này cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp của bị can, bị cáo cho Toà án để phục vụ cho công tác xét xử vụ án mà không cần ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung. Chính vì vậy, nếu tổ chức tốt hệ thống quản lý lý lịch tư pháp sẽ giúp rất nhiều cho các cơ quan tư pháp trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử. Thứ hai, lý lịch tư pháp giúp cho công tác thi hành án thực hiện một cách đầy đủ, chính xác các bản án và quyết định của Toà án. Một đặc điểm của công tác thi hành án của ta hiện nay là chưa có một cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý toàn bộ việc thi hành tất cả các bản án và quyết định của Toà án. Thẩm quyền này được giao cho các cơ quan khác nhau. Cụ thể là: - Hình phạt trục xuất, phạt tù có thời hạn, tù chung thân do cơ quan công an đảm nhiệm; - Việc thi hành án phạt tiền hoặc tịch thu tài sản (trong hình sự) do cơ quan thi hành án dân sự thi hành. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giúp chấp hành viên trong việc thi hành án; trong trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thì cơ quan công an và các cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ phối hợp; - Hình phạt tù cho hưởng án treo; cải tạo không giam giữ cũng như các hình phạt bổ sung như quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm một số chức vụ hoặc cấm làm một số nghề được giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức, nơi người bị kết án cư trú hoặc nơi thi hành án đảm nhiệm. - Việc thi hành quyết định và bắt buộc chữa bệnh do các cơ sở chuyên khoa y tế thi hành. - Việc thi hành các bản án về quyết định của Toà án quân sự do các tổ chức trong quân đội đảm nhiệm, trừ hình phạt trục xuất. - Người được hoãn hoặc được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được giao cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ cư trú hoặc làm việc quản lý. 18 Việc quy định nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thi hành án như vậy là xuất phát từ những đặc thù của từng loại án nhưng cũng có điều bất tiện là không có một cơ quan thống nhất giám sát chung. Trong trường hợp này vai trò của quản lý lý lịch tư pháp là rất cần thiết để giúp cho việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan tổ chức nói trên đối với người thụ án. Mặt khác, thông tin của lý lịch tư pháp còn giúp cho các cơ quan thi hành án biết rõ được quá khứ nhân thân của người thụ án, những đặc điểm phạm tội của họ… để có biện pháp giáo dục cải tạo họ một cách thích hợp. Chính vì lý lịch tư pháp có mối quan hệ mật thiết với công tác thi hành án như vậy nên ở một số nước quan niệm cho rằng công tác quản lý lý lịch tư pháp như là một bộ phận của công tác thi hành án. Thứ ba, lý lịch tư pháp là nguồn thông tin chính thức để các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức kinh tế … xem xét đạo đức tư cách của công dân trong khi giải quyết những vụ việc cụ thể. Những thông tin trong lý lịch tư pháp của công dân tuy chưa phải là toàn bộ những gì cần thiết để đánh giá đạo đức tư cách của một công dân nhưng đó là những thông tin quan trọng, cơ bản nhất không thể thiếu được. Nếu một công dân có nhiều tiền án thể hiện trong lý lịch tư pháp thì không ai có thể đánh giá họ là công dân gương mẫu. Ngược lại, một người có lý lịch tư pháp trong sạch thì không ai có thể nhận xét người đó là công dân tồi. Chính vì vậy, ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây, cũng đưa ra những quy định pháp luật về việc công dân phải xuất trình Phiếu lý lịch tư pháp trong khi làm các thủ tục như: - Xin được tuyển dụng vào làm công chức Nhà nước; - Xin ký hợp đồng lao động với các cơ quan, doanh nghiệp; - Xin phép thành lập doanh nghịêp; - Xin nhận con nuôi hoặc giám hộ; - Xin nhập cảnh, định cư… Hoặc bản thân cơ quan nhà nước phải tự kiểm tra lý lịch tư pháp của công dân trong khi giải quyết các việc như: lập danh sách các cử tri và danh sách các ứng cử viên vào các cơ quan công quyền, gọi công dân nhập ngũ… Thứ tư, lý lịch tư pháp là phương tiện để thực hiện xoá án tích theo quy định của pháp luật hình sự. Xoá án tích (đương nhiên được xoá án hoặc do Toà án quyết định) là một loại chế định hầu như pháp luật nước nào cũng có. Chế định này có ý nghĩa trước hết là về mặt pháp lý. Bởi vì, nguyên tắc pháp lý cơ bản nhất của chế định xoá án tích là ở chỗ: người được xoá án tích được 19 coi như chưa can án. Điều này có nghĩa là cơ quan quản lý lý lịch tư pháp trong khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp của công dân không được tính đến những án trước đây tuy công dân đã phạm nhưng đã được hưởng chế độ xoá án tích. IV. MÔ HÌNH QUẢN LÝ LÝ LỊCH TƯ PHÁP CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1. Quản lý lý lịch tư pháp của Cộng hoà Pháp Lý lịch tư pháp, theo quan niệm của Pháp trước hết là một tập phiếu lý lịch tư pháp ghi nhận về những người bị kết án. Mục đích chính của lý lịch tư pháp là chứng minh sự tồn tại hay không tồn tại các tiền án của một người. Tại Pháp, cơ quan lý lịch tư pháp quốc gia chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, thuộc Vụ pháp luật hình sự và ân xá nhưng cơ quan lý lịch tư pháp hoạt động một cách độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Các thông tin được ghi nhận vào lý lịch tư pháp được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự bao gồm: quyết định ban đầu; các quyết định bổ sung, sửa đổi hoặc xoá bỏ chúng. Ngoài ra pháp luật Pháp còn quy định những thông tin khác cũng được ghi nhận vào lý lịch tư pháp như: bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, các quyết định của cơ quan hành chính đặc thù... Tuy nhiên, các thông tin được ghi vào lý lịch tư pháp tại Pháp vẫn chủ yếu là những thông tin về hình sự - là những bản án do Toà án hình sự tuyên (90%). Lý lịch tư pháp được lập ra trước hết nhằm phục vụ cho cơ quan tư pháp. Ngoài ra, các cơ quan hành chính nhà nước và các cá nhân cũng có quyền yêu cầu cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào cơ quan yêu cầu mà có thể xin cấp loại Phiếu lý lịch tư pháp tương ứng. Cơ quan lý lịch tư pháp quốc gia Pháp có quyền cung cấp 3 loại Phiếu lý lịch tư pháp sau: - Phiếu số 1 chỉ được cấp cho cơ quan tư pháp, theo yêu cầu của thẩm phán xét xử hay Viện công tố. Phiếu số 1 ghi lại toàn bộ các quyết định của Toà án liên quan đến đương sự. Các cơ quan tư pháp có thể sử dụng phiếu này trong tất cả các giai đoạn tố tụng. Đối với các cơ quan tư pháp, phiếu số 1 là nguồn thông tin quan trọng về nhân thân của đương sự. - Phiếu số 2 chủ yếu được cấp cho các cơ quan hành chính nhà nước. Phiếu số 2 là bản trích lại thông tin từ phiếu số 1. Những xử phạt vi phạm hành chính, những án tích nhẹ nhất và những bản án được tuyên đối với trẻ vị thành niên thì không được ghi lại trên phiếu số 2. Phiếu số 2 giúp cho các cơ quan quản lý hành chính tìm hiểu để tuyển dụng người làm việc hoặc giải 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan