Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết các tranh chấp về tín dụng chứng từ trong ...

Tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết các tranh chấp về tín dụng chứng từ trong thanh toán ngoại thương tại Việt Nam

.PDF
105
235
91

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực./. NGƢỜI VIẾT Văn Khắc Hùng 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACB BOC CY CFS CIF CIP CFR DOCDEX EOE FOB HSBC ICC ISP KEB L/C SCB SWIFT UCP VIP VCB, NHNT VCCI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) BÃI CONTAINER Ga Container GIÁ THÀNH, BẢO HIỂM VÀ CƢỚC (COST, INSURANCE AND FREIGHT) Cƣớc và bảo hiểm trả tới điểm đến (Carriage and Insurance Paid to) TIỀN HÀNG CỘNG CƢỚC HAY GIÁ THÀNH VÀ CƢỚC (COST AND FREIGHT) Documentary Credit Dispute Resolution Expertise ERROR OMISSION EXCEPTED Giao lên tàu (Free On Board) NGÂN HÀNG HỒNG KÔNG THƢỢNG HẢI Phòng Thƣơng mại Quốc tế CÁC THỰC HÀNH VỀ THƢ TÍN DỤNG DỰ PHÒNG QUỐC TẾ Ngân hàng Korean Exchange Bank TÍN DỤNG CHỨNG TỪ, THƢ TÍN DỤNG Ngân hàng Standar Chartered Bank SOCIETY FOR WORLDWIDE INTERBANK FINANCIAL TELECOMMUNICATION Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam PHÒNG THƢƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 3 MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ 1 LỜI CAM ĐOAN 2 CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 MỤC LỤC 4 LỜI NÓI ĐẦU 7 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN NGOẠI THƢƠNG 1.1. Khái quát về Tín dụng chứng từ 11 11 1.1.1. Lịch sử hình thành 11 1.1.2. Định nghĩa Tín dụng chứng từ 12 1.1.3. Đặc trƣng của Tín dụng chứng từ 14 1.1.4. Chủ thể của quan hệ Tín dụng chứng từ 18 1.2. Một số loại Tín dụng chứng từ cơ bản 21 1.2.1. Thƣ tín dụng có thể hủy ngang 21 1.2.2. Thƣ tín dụng không thể hủy ngang 22 1.2.3. Thƣ tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận 23 1.2.4. Thƣ tín dụng không thể hủy ngang, miễn truy đòi 23 1.2.5. Thƣ tín dụng tuần hoàn 23 1.2.6. Thƣ tín dụng chuyển nhƣợng 24 1.2.7. Thƣ tín dụng giáp lƣng 25 1.2.8. Thƣ tín dụng dự phòng 26 1.2.9. Thƣ tín dụng đối ứng 26 1.2.10. Thƣ tín dụng thanh toán dần dần 27 1.2.11. Thƣ tín dụng có điều khoản đỏ 27 1.3. Tranh chấp về Tín dụng chứng từ trong thanh toán ngoại thƣơng 28 1.3.1. Khái niệm về tranh chấp Tín dụng chứng từ trong thanh toán ngoại thƣơng 28 1.3.2. Tranh chấp về Tín dụng chứng từ trong thanh toán ngoại thƣơng tại Việt Nam 29 4 1.4. Nguồn luật điều chỉnh tranh chấp về Tín dụng chứng từ trong thanh toán ngoại thƣơng 30 1.4.1. §iÒu -íc quèc tÕ vµ tËp qu¸n quèc tÕ 30 1.4.2. LuËt Quèc gia 34 CHƢƠNG 2 : THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN NGOẠI THƢƠNG TẠI VIỆT NAM 2.1. Các tranh chấp liên quan đến chứng từ xuất trình 40 43 2.1.1. Tranh chấp liên quan đến vận đơn đƣờng biển 43 2.1.2. Tranh chấp liên quan đến vận đơn hàng không 47 2.1.3. Tranh chấp liên quan đến hóa đơn thƣơng mại 50 2.1.4. Tranh chấp liên quan đến chứng từ bảo hiểm 53 2.1.5. Tranh chấp xung quanh việc hiểu thế nào là bản gốc của chứng từ 55 2.1.6. Tranh chấp liên quan đến các điều kiện phi chứng từ của L/C 2.2. Các tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ của ngân hàng 60 63 2.2.1. Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thanh toán của ngân hàng phát hành 63 2.2.2. Tranh chấp liên quan đến vấn đề miễn trách về chuyển giao thƣ từ 66 2.3. Một số vụ tranh chấp khác 69 2.3.1. Tranh chấp liên quan đến tính độc lập của L/C 69 2.3.2. Tranh chấp liên quan đến gian lận và lừa đảo 73 2.3.3. Tranh chấp về sự không phù hợp của chứng từ 75 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN NGOẠI THƢƠNG TẠI VIỆT NAM 80 3.1. Đánh giá chung về thực trạng giải quyết tranh chấp về Tín dụng chứng từ tại Việt Nam 80 3.2. Một số giải pháp, kiến nghị 81 3.2.1. Kiến nghị đối với Nhà nƣớc 81 3.2.2. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam 90 5 3.2.3. Kiến nghị đối với các ngân hàng tại Việt Nam 93 3.2.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc 93 3.2.3.2. Kiến nghị đối với các Ngân hàng thƣơng mại 94 KẾT LUẬN 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 6 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới phát triển mà thiếu các hoạt động giao lƣu kinh tế quốc dân. Xuất nhập khẩu trở thành chiếc cầu nối quan trọng để một nƣớc tham gia vào đời sống kinh tế thế giới. Với tƣ cách là chất xúc tác cho phát triển thƣơng mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế đã không ngừng đổi mới và hoàn thiện với những phƣơng thức thanh toán an toàn và hiệu quả cho các bên tham gia, trong đó đƣợc sử dụng nhiều nhất hiện nay là phƣơng thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Tín dụng chứng từ hiện nay đƣợc sử dụng trên toàn thế giới nhƣ một công cụ đảm bảo thanh toán an toàn và cũng là một nghiệp vụ có tính phức tạp và phát sinh rất nhiều tranh chấp nhất trong thanh toán quốc tế, làm cản trở sự phát triển của hoạt động thƣơng mại quốc tế. Hiện nay luật pháp một số nƣớc không đề cập đến tín dụng chứng từ mặc dù nó rõ ràng là một công cụ mang tính pháp lý. Ở các nƣớc phƣơng Tây chỉ có một số ít quốc gia có đề cập đến tín dụng chứng từ trong luật thƣơng mại và luật dân sự nhƣ Áo, Đức, Thụy Sĩ, Anh, Mỹ…Tuy nhiên do luật về tín dụng chứng từ của các nƣớc này không thể đáp ứng các yêu cầu của các bên tham gia vào phƣơng thức tín dụng chứng từ, các tổ chức ngân hàng và thƣơng mại đã hình thành những quy tắc riêng, trong số đó bản Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (gọi tắt là UCP) do Phòng Thƣơng mại Quốc tế (ICC) ban hành đƣợc thừa nhận và áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Đây là tài liệu cung cấp những chuẩn mực giao dịch chứng từ nhất định cho các bên tham gia, hạn chế những tranh chấp, những bất đồng do sự khác biệt về tập quán giao dịch giữa các đối tác thuộc những quốc gia khác nhau và cũng là cơ sở để các bên giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thanh toán. Bản điều lệ đã qua nhiều lần sửa đổi và mỗi lần sửa đổi đã tạo điều kiện thuận lợi hơn, thống nhất hơn giữa các ngân hàng trong tổ chức thanh toán phƣơng thức tín dụng chứng từ cho các doanh nghiệp xuất 7 nhập khẩu. Lần sửa đổi gần đây, ICC bắt đầu từ năm 2003 và văn bản cuối cùng đƣợc hoàn thiện tháng 12/2006, có hiệu lực từ 01/7/2007 dƣới tên gọi là UCP 600. Văn bản này hiện đang đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam. Tất cả các bên tham gia trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ không những chỉ áp dụng UCP khi luật của nƣớc của họ không đề cập đến, mà thậm chí ngay cả khi luật pháp của nƣớc họ có những điều luật về tín dụng chứng từ, UCP vẫn xem là ƣu tiên vận dụng, hoặc sử dụng UCP nhƣ là những quy tắc bổ sung cho luật pháp trong nƣớc. Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với việc mở cửa nền kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu đã thực sự bùng nổ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của công tác thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thƣơng mại. Do vậy, hoạt động mua bán ngoại thƣơng cũng nhƣ công tác thanh toán quốc tế là một nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và Ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên trong thanh toán ngoại thƣơng, Việt Nam vẫn thƣờng gặp phải những khó khăn. Hiện nay, Việt Nam cũng đã có những văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán ngoại thƣơng nhƣ Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thƣơng mại năm 2005, Luật các Tổ chức Tín dụng, Pháp lệnh Ngoại hối 2005… Tuy nhiên các văn bản pháp luật của ta vẫn còn chung chung, chƣa quy định cụ thể dẫn đến việc áp dụng UCP để giải quyết các tranh chấp về tín dụng chứng từ trong thanh toán ngoại thƣơng gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy cần phải có Đề tài nghiên cứu một cách tổng hợp, toàn diện và có hệ thống về vấn đề này nhằm hoàn thiện nó, đó là một nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Một vấn đề mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng nhƣ các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay đều quan tâm là làm thế nào để vận dụng UCP một cách hiệu quả để giải quyết các tranh chấp xảy ra có liên quan đến tín dụng chứng từ. Do vậy, việc đầu tƣ nghiên cứu Đề tài: “ Cơ sở lý luận và thực tiễn giải quyết các tranh chấp về tín dụng chứng từ trong thanh toán ngoại thƣơng tại Việt Nam” sẽ cung cấp hệ thống luận cứ pháp lý thúc đẩy thực tiễn hoạt 8 động giao lƣu kinh tế giữa Việt Nam với các quốc gia, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ xuất nhập khẩu là điều mà thực tiễn luôn đòi hỏi. 2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần giải quyết những vƣớng mắc trong tranh chấp về tín dụng chứng từ trong thanh toán ngoại thƣơng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Tìm ra những khó khăn, tồn tại và những kết quả đạt đƣợc trong việc vận dụng UCP để giải quyết các tranh chấp về tín dụng chứng từ trong thanh toán ngoại thƣơng. Từ đó đƣa ra đƣợc những giải pháp, kiến nghị cho việc vận dụng UCP cũng nhƣ hoàn thiện hơn nữa pháp luật Việt Nam về thanh toán tín dụng chứng từ. 3. Phạm vi nghiên cứu của Đề tài: Xuất phát từ mục đích nêu trên, phạm vi của Đề tài đi sâu nghiên cứu các tranh chấp về tín dụng chứng từ đã xảy ra ở Việt Nam và việc vận dụng UCP để giải quyết các tranh chấp đó thông qua các ví dụ cụ thể đã xảy ra trong thực tiễn tại Việt Nam. Từ đó tìm ra các thuận lợi cũng nhƣ khó khăn, vƣớng mắc của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các Ngân hàng thƣơng mại trong việc vận dụng UCP để giải quyết các tranh chấp về tín dụng chứng từ, đƣa ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của Đề tài: Với mục đích và phạm vi trên, Đề tài đƣợc nghiên cứu dựa trên các phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp luận bao gồm Phƣơng pháp Duy vật biện chứng và Phƣơng pháp Duy vật lịch sử. Các phƣơng pháp cụ thể bao gồm Phƣơng pháp Thống kê; Phƣơng pháp so sánh; Phƣơng pháp Phân tích tổng hợp. 5. Nội dung của Đề tài: Tuy việc nghiên cứu Đề tài gặp một số khó khăn nhất định nhƣ nguồn tài liệu tham khảo hạn chế, chƣa có nhiều đề tài, công trình khoa học, các bài viết 9 nghiên cứu đi sâu về vấn đề này nhƣng nội dung đề tài sẽ cố gắng phân tích một cách sâu sắc nhất, có hệ thống và toàn diện nhất các vấn đề nhƣ: - Nêu và phân tích các vấn đề khái quát chung về tín dụng chứng từ trong thanh toán ngoại thƣơng cũng nhƣ các tranh chấp về tín dụng chứng từ trong thanh toán ngoại thƣơng tại Việt Nam. - Nêu và phân tích thực tiễn tình hình sử dụng UCP để giải quyết các tranh chấp thƣờng xảy ra trong lĩnh vực tín dụng chứng từ trong thanh toán ngoại thƣơng tại các ngân hàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam, kèm theo việc đƣa ra một số ví dụ cụ thể về các tranh chấp trong từng trƣờng hợp, từ đó đƣa ra đƣợc thực trạng của các ngân hàng thƣơng mại, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong việc áp dụng UCP giải quyết các tranh chấp về tín dụng chứng từ trong thanh toán ngoại thƣơng. - Phần cuối của Đề tài đƣa ra các kiến nghị, giải pháp đối với Nhà nƣớc, với các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các Ngân hàng thƣơng mại trong việc thực hiện UCP để giải quyết các tranh chấp về tín dụng chứng từ trong thanh toán ngoại thƣơng, qua đó thúc đẩy hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua các ngân hàng thƣơng mại.. 6. Kết cấu của Đề tài Đề tài đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp đối với Tín dụng chứng từ trong thanh toán ngoại thƣơng. Chƣơng 2: Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về tín dụng chứng từ trong thanh toán ngoại thƣơng tại Việt Nam Chƣơng 3: Thực trạng và Một số kiến nghị, giải pháp trong việc giải quyết các tranh chấp về tín dụng chứng từ trong thanh toán ngoại thƣơng tại Việt Nam 10 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐỐI VỚI TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN NGOẠI THƢƠNG 1.1. Khái quát chung về Tín dụng chứng từ 1.1.1. Lịch sử hình thành Tín dụng chứng từ (Thƣ tín dụng) có một lịch sử phát triển lâu dài. Những hình thức cổ điển đơn sơ nhất của Thƣ tín dụng đƣợc phát hiện là đƣợc sử dụng vào thời cổ Ai Cập và cổ Hy Lạp. Thƣ tín dụng cũng đã đƣợc sử dụng rộng rãi từ thời đế chế La Mã và trong thời kỳ Châu Âu phục hƣng dƣới dạng thƣ bảo lãnh thƣơng mại. Vào khoảng năm 1200 Thƣ tín dụng đƣợc thừa nhận và trở thành một phần trong Bộ Luật Thƣơng Mại Anh ( English Merchant Laws), đến giữa thế kỷ XIII Thƣ tín dụng đƣợc ghi trong Luật Anh (English Common Laws). Thƣ tín dụng từ lâu cũng đã đƣợc thừa nhận và là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong luật Thƣơng mại Hoa Kỳ. Nguyên thuỷ, thƣ tín dụng là một bức thƣ do một ngƣời (thƣơng nhân hay ngân hàng) gửi cho một hoặc nhiều ngƣời, yêu cầu những ngƣời này ứng tiền cho một ngƣời thứ ba ghi trong thƣ, một số tiền nhất định và cam kết rằng sẽ hoàn trả số tiền đó cho một ngƣời hoặc nhiều ngƣời nào đã ứng tiền. Thƣ tín dụng đƣợc ngân hàng trao cho khách hàng, tức ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng đồng thời cũng là ngƣời thụ hƣởng thƣ tín dụng. Mục đích của thƣ tín dụng là chuyển một món tiền từ nơi ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng đến nơi ngƣời đó sử dụng. 11 Ngày nay, thƣ tín dụng thƣơng mại đang đƣợc sử dụng rộng rãi nhƣ là một hình thức thanh toán chủ yếu trong buôn bán quốc tế, trong đó kết hợp việc ngân hàng cấp tín dụng cho ngƣời mua với việc trả tiền cho ngƣời bán. Tuỳ theo thói quen và thông lệ của từng nƣớc mà Tín dụng chứng từ đƣợc gọi với nhiều tên khác nhau: Letter of Credit, Credit, Document Credit... Ở Việt Nam, ngoài tên là Tín dụng chứng từ còn đƣợc gọi dƣới nhiều tên khác nhƣ Tín dụng thƣ, Thƣ tín dụng, L/C và thông dụng nhất là từ “Tín dụng chứng từ” (Document Letter of Credit) vì nó thể hiện đúng nhất ý nghĩa tín dụng kèm chứng từ. 1.1.2. Định nghĩa Tín dụng chứng từ Điều 2 của Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ, ấn phẩm số 500 của Phòng thƣơng mại quốc tế (gọi tắt là UCP 500) đƣa ra định nghĩa về tín dụng chứng từ và đã đƣợc quốc tế công nhận nhƣ sau: "Nhằm phục vụ mục đích các điều khoản này, những thuật ngữ "Tín dụng chứng từ" và "Thƣ tín dụng dự phòng" (dƣới đây gọi là Tín dụng) có nghĩa là một sự thoả thuận nào, dù cho đƣợc gọi hoặc mô tả nhƣ thế nào, mà theo đó một Ngân hàng (Ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và theo chỉ thị của một khách hàng (Ngƣời yêu cầu phát hành tín dụng) hoặc nhân danh chính mình. i. phải tiến hành việc trả tiền theo lệnh của một ngƣời thứ ba (Ngƣời hƣởng lợi) hoặc phải chấp nhận và trả tiền các hối phiếu do Ngƣời hƣởng lợi ký phát, hoặc ii. uỷ quyền cho một ngân hàng khác tiến hành thanh toán nhƣ thế hoặc chấp nhận và trả tiền các hối phiếu nhƣ thế, hoặc iii. uỷ quyền cho một ngân hàng khác chiết khấu khi (các) chứng từ quy định đƣợc xuất trình với điều kiện là các điều kiện của Tín dụng đƣợc thực hiện đúng...." 12 Theo Điều 2 Quy tắc và Thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ, ấn phẩm số 600 (gọi tắt là UCP 600) đã định nghĩa về Tín dụng chứng từ nhƣ sau: “Thƣ tín dụng là bất cứ sự thỏa thuận nào, dù đƣợc gọi hoặc mô tả thế nào mà theo đó không thể hủy ngang và trở thành một cam kết của ngân hàng phát hành thƣ tín dụng về việc thanh toán khi chứng từ xuất trình hợp lệ”. Định nghĩa trên có thể đƣợc hiểu một cách đơn giản nhƣ sau. Về bản chất, tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thƣ tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một ngƣời khác (ngƣời hƣởng lợi số tiền của thƣ tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do ngƣời này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi ngƣời này xuất trình cho ngân hàng các chứng từ quy định phù hợp với những điều kiện và điều khoản đề ra trong thƣ tín dụng. Trong thực tiễn, khi ngƣời mua và ngƣời bán lựa chọn phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ cho thƣơng vụ của mình, họ thƣờng gọi đó là "thanh toán bằng thƣ tín dụng". Chính cách nói này dễ gây ra sự nhầm lẫn rằng khái niệm thƣ tín dụng đồng nhất với tín dụng chứng từ. Giữa thƣ tín dụng (Letter of Credit - L/C) và tín dụng chứng từ (Documentary Credit) có sự khác biệt cơ bản cần phải đƣợc làm rõ. Ban đầu, thƣ tín dụng là một bức thƣ do một ngƣời (thƣơng nhân hay ngân hàng) gửi cho một hoặc nhiều ngƣời, yêu cầu những ngƣời này ứng cho một ngƣời thứ ba đƣợc ghi trong thƣ một số tiền nhất định, và cam kết rằng sẽ hoàn trả số tiền đó cho một hoặc nhiều ngƣời đã ứng ra. Khi thƣ tín dụng đƣợc gửi đích danh cho một ngƣời thì gọi đó là thƣ tín dụng đích danh (Special letter of credit), còn khi đƣợc gửi chung cho mọi ngƣời, không ghi tên cụ thể một ai cả thì gọi là thƣ tín dụng ngỏ (General letter of credit). Thƣ tín dụng đƣợc ngân hàng trao cho khách hàng, tức là ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng, đồng thời cũng là ngƣời hƣởng thụ thƣ tín dụng. Mục đích thƣ tín dụng là nhằm chuyển một khoản tiền từ nơi ngƣời yêu cầu mở thƣ tín dụng đến nơi ngƣời đó sử dụng. Điển hình của loại thƣ tín dụng này là thƣ tín dụng du lịch. 13 Ngày nay, thƣ tín dụng thƣơng mại đƣợc sử dụng rộng rãi, tuy cũng mang tên gọi là thƣ tín dụng nhƣng không giống loại thƣ tín dụng nói trên. Thƣ tín dụng hiện nay là một định chế khác hẳn, trong đó kết hợp việc ngân hàng cấp tín dụng cho ngƣời mua với việc ngân hàng trả tiền cho ngƣời bán. Loại thƣ tín dụng thứ hai này đƣợc lập trên cơ sở một tín dụng chứng từ mà ngân hàng cấp cho khách hàng của mình, tức là ngƣời nhập khẩu. Ngân hàng gửi thẳng thƣ tín dụng đó cho ngƣời xuất khẩu để cho ngƣời xuất khẩu biết là theo yêu cầu của ngƣời nhập khẩu, ngân hàng đã mở một thƣ tín dụng cho ngƣời xuất khẩu hƣởng, và cam kết trả tiền cho ngƣời xuất khẩu khi ngƣời xuất khẩu làm đúng các điều quy định trong thƣ tín dụng. Nhƣ vậy, tín dụng chứng từ là loại tín dụng do ngân hàng mở cho ngƣời nhập khẩu, đƣợc đảm bảo bằng các chứng từ gửi hàng mà ngƣời nhập khẩu dùng để tiến hành thanh toán tiền hàng cho ngƣời xuất khẩu. Còn thƣ tín dụng là văn bản thể hiện loại tín dụng đó và là sự cam kết trực tiếp của ngân hàng với ngƣời xuất khẩu. Nhƣ vậy, thƣ tín dụng là một công cụ quan trọng của phƣơng thức tín dụng chứng từ. Đó là một chứng thƣ (điện hoặc ấn chỉ), trong đó ngân hàng mở thƣ tín dụng cam kết trả tiền cho ngƣời xuất khẩu nếu họ xuất trình đƣợc các chứng từ phù hợp với yêu cầu của thƣ tín dụng. Một điểm cần lƣu ý nữa là chữ "tín dụng" dùng ở đây phải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa tín nhiệm, chứ không chỉ là khoản tiền cho vay trong nghĩa thông thƣờng của từ này. Bởi vì trong trƣờng hợp ngân hàng đòi hỏi ngƣời nhập khẩu phải ký quỹ 100% số tiền của thƣ tín dụng thì thực chất ngân hàng không cấp một khoản tín dụng nào cả mà là cho ngƣời nhập khẩu vay sự tín nhiệm của mình. Lời hứa trả tiền của ngân hàng sẽ đƣợc tin tƣởng hơn lời hứa trả tiền của ngƣời nhập khẩu vì ngân hàng có tín nhiệm hơn ngƣời nhập khẩu. 1.1.3. Đặc trưng của Tín dụng chứng từ Thƣ tín dụng là cơ sở pháp lý chính của việc thanh toán, nó ràng buộc tất cả các bên tham gia vào phƣơng thức tín dụng chứng từ. Thƣ tín dụng ra đời 14 luôn dựa trên cơ sở hợp đồng thƣơng mại đƣợc ký kết giữa Ngƣời mua và Ngƣời bán trong đó quy định những điều kiện mua bán, khối lƣợng, số lƣợng và thể thức thanh toán. Việc áp dụng phƣơng thức thanh toán bằng thƣ tín dụng phải đƣợc bên mua và bên bán thống nhất và quy định trong hợp đồng thƣơng mại. Khi hợp đồng quy định áp dụng thƣ tín dụng thì ngƣời mua mới có trách nhiệm yêu cầu ngân hàng mở L/C cho Ngƣời bán hƣởng. Sau khi L/C đã đƣợc mở và đƣợc Ngƣời bán chấp nhận, nghĩa vụ giao hàng của Ngƣời bán mới đƣợc thực hiện. Ngân hàng mở cam kết trả tiền cho ngƣời xuất khẩu nếu họ xuất trình một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của L/C. Nhƣ vậy tín dụng thƣ vừa đƣợc coi là thƣ tín quốc tế vừa đƣợc coi là một hình thức tín dụng bằng chữ ký mà ngân hàng dành cho khách hàng của mình. Tín dụng chứng từ ngày càng phát huy vai trò trong môi trƣờng quốc tế rộng lớn giữa các bạn hàng tín nhiệm hay chƣa từng quen biết vì nó đảm bảo chắc chắn rằng ngƣời xuất khẩu sẽ đƣợc trả tiền miễn là họ xuất trình đƣợc một bộ chứng từ hoàn hảo tới ngân hàng mà không cần biết tới mối quan hệ giữa ngân hàng mở và Ngƣời mua. Điều này thể hiện một số tính chất vô cùng quan trọng của tín dụng chứng từ. Một là, thư tín dụng thương mại được hình thành trên cơ sở hợp đồng mua bán nhưng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán. Về bản chất L/C là một chứng thƣ thể hiện cam kết của ngân hàng phục vụ Ngƣời mua đối với Ngƣời bán về nghĩa vụ trả tiền theo quy định trong điều khoản thanh toán của hợp đồng mua bán. Vì vậy L/C phải đƣợc mở trên cơ sở của hợp đồng. Căn cứ vào nội dung của hợp đồng, Ngƣời mua gửi đơn yêu cầu mở L/C cho ngân hàng đƣợc hai bên chỉ định trong hợp đồng (trong trƣờng hợp hợp đồng không quy định, Ngƣời mua có quyền lực chọn một ngân hàng thích hợp), Ngƣời bán có trách nhiệm kiểm tra khi nhận đƣợc L/C căn cứ vào nội dung của hợp đồng mua bán mà hai bên đã thống nhất. Khi L/C phù hợp thì Ngƣời bán phải thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Nếu không thì 15 Ngƣời bán có quyền yêu cầu Ngƣời mua sửa đổi L/C cho phù hợp với hợp đồng trƣớc khi giao. Nhƣ vậy ngân hàng mở L/C chỉ căn cứ vào đơn xin mở L/C của Ngƣời mua gửi đến để lập một cam kết trả tiền đối với Ngƣời bán chứ không căn cứ vào hợp đồng mua bán. Sau khi Ngƣời bán giao hàng nếu xuất trình chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung thƣ tín dụng sẽ đƣợc ngân hàng mở thƣ tín dụng trả tiền, còn bộ chứng từ ấy có phù hợp với hợp đồng hay không ngân hàng không chịu trách nhiệm. Nếu bộ chứng từ có sai sót, Ngƣời mua và ngân hàng mở thƣ tín dụng từ chối trả tiền cho Ngƣời bán chỉ căn cứ vào thƣ tín dụng không căn cứ vào hợp đồng. Tính độc lập này cũng thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng không thay đổi, nếu sửa đổi hợp đồng mà không sửa đổi thƣ tín dụng thì ngân hàng vẫn chỉ dựa vào thƣ tín dụng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình mà không cần biết đến hợp đồng đã thay đổi đó; hay ngƣợc lại khi tín dụng đã đƣợc sửa đổi mà không sửa đổi hợp đồng thì đến khi xuất trình chứng từ thanh toán tuy phù hợp với hợp đồng nhƣng trái với thƣ tín dụng, ngân hàng mở vẫn có quyền từ chối thanh toán. Sau cùng tính độc lập của thƣ tín dụng không huỷ bỏ trách nhiệm của ngân hàng mở khi hợp đồng đã huỷ bỏ nhƣng thƣ tín dụng vẫn còn hiệu lực. Hai là, trong các nghiệp vụ tín dụng, tất cả các bên liên quan chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ không căn cứ vào hàng hoá. Bởi vì các bên chỉ mua bán theo chứng từ về quyền sở hữu hàng hoá chứ không mua bán hàng hoá bằng hiện vật nên bộ chứng từ hàng hoá là căn cứ duy nhất để quyết định các giao dịch có đƣợc thực hiện hay không. Chính bộ chứng từ này mới tạo nên cơ sở nền tảng của tín dụng thƣ kèm chứng từ, qua đó ngƣời bán mới có thể đòi tiền ngân hàng mở thƣ tín dụng, ngân hàng mở L/C sẽ đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán cho ngƣời bán, đồng thời cũng là căn cứ duy nhất để ngƣời mua hoàn trả hay từ chối trả tiền cho ngân hàng mở thƣ tín dụng. Nếu ngƣời xuất khẩu xuất trình đƣợc các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các quy định của thƣ tín dụng thì sẽ đƣợc ngân hàng trả tiền. Ngân 16 hàng không chịu trách nhiệm về tên hàng, số lƣợng, trọng lƣợng, chất lƣợng, trạng thái, bao bì, việc giao hàng, giá trị hay sự hiện hữu của hàng hoá mà bất cứ chứng từ nào đại diện. Nhƣ vậy trong phƣơng thức tín dụng chứng từ các chứng từ có tầm quan trọng to lớn vì nó tƣợng trƣng cho giá trị hàng hoá mà ngƣời bán đã giao và cho phép ngƣời mua sử dụng hàng hoá, là căn cứ cho ngƣời xuất khẩu đòi ngân hàng thanh toán tiền hàng. Trong phƣơng thức tín dụng chứng từ, có hai nguyên tắc cơ bản. Đó là nguyên tắc độc lập của thƣ tín dụng (Independence of the Credit) và nguyên tắc tuân thủ chặt chẽ của chứng từ (strict compliance of documents). Nguyên tắc độc lập: Thƣ tín dụng đƣợc mở trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa ngƣời nhập khẩu và ngƣời xuất khẩu để thanh toán tiền hàng cho số hàng ngƣời xuất khẩu đã giao cho ngƣời nhập khẩu theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Nhƣng khi ra đời, thƣ tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán hay bất kỳ một hợp đồng nào khác làm cơ sở cho thƣ tín dụng, thậm chí ngay cả khi thƣ tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó. Nghĩa vụ của ngân hàng phát hành thƣ tín dụng đối với ngƣời hƣởng lợi không phụ thuộc vào việc ngƣời hƣởng lợi có thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với ngƣời nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hay không. Thay vào đó, nó phụ thuộc vào khả năng xuất trình các chứng từ phù hợp với thƣ tín dụng của ngƣời xuất khẩu. Ngân hàng mở thƣ tín dụng không thể từ chối thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thƣ tín dụng với lý do ngƣời xuất khẩu đã giao hàng kém chất lƣợng, hay vì một lí do tƣơng tự. Các tranh chấp giữa ngƣời xuất khẩu và ngƣời nhập khẩu phát sinh từ hợp đồng mua bán cơ sở sẽ phải đƣợc giải quyết một cách độc lập với giao dịch thƣ tín dụng. Ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho ngƣời hƣởng lợi miễn là ngƣời này xuất trình đƣợc các chứng từ phù hợp với yêu cầu của thƣ tín dụng. Nguyên tắc tuân thủ chặt chẽ: khi kiểm tra các chứng từ xuất trình, các ngân hàng chỉ thanh toán cho ngƣời hƣởng lợi khi các chứng từ này tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của thƣ tín dụng. Ngân hàng cũng chỉ có thể đòi đƣợc hoàn trả nếu các điều kiện của thƣ tín dụng đƣợc tuân thủ chặt chẽ. Có quan điểm cho 17 rằng ngân hàng không nên bắt lỗi các khác biệt thông thƣờng, không nghiêm trọng (immaterial dicrepancies), và nguyên tắc tuân thủ chặt chẽ không có nghĩa là phải tìm ra các lỗi chính tả do in ấn, hay các lỗi do kỹ thuật trong chứng từ. Vì vậy, ngân hàng có thể hỏi ý kiến của ngƣời xin mở thƣ tín dụng về những khác biệt đƣợc tìm thấy trên chứng từ. Nếu ngƣời xin mở thƣ tín dụng đồng ý bỏ qua thì ngân hàng mới thanh toán, nếu không thì từ chối bộ chứng từ và không thanh toán. Tuy nhiên, cách an toàn nhất cho các ngân hàng vẫn là tiến hành tuyệt đối nguyên tắc tuân thủ chặt chẽ. Bất kì sự đi trệch khỏi nguyên tắc này, cho dù là đƣợc phép đi nữa đều có thể mang lại rủi ro cho ngân hàng và có thể dẫn đến các vụ kiện tụng tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Các đặc trƣng trên đã đem lại cho phƣơng thức tín dụng chứng từ những ƣu điểm riêng biệt mà các phƣơng thức thanh toán khác không thể nào có đƣợc và trở thành phƣơng thức thanh toán đƣợc sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay. Nhƣng cái gì cũng có mặt trái của nó. Phƣơng thức tín dụng chứng từ cũng vậy, nó cũng có những nhƣợc điểm nhất định. Tuy nhiên, đây vẫn là một phƣơng thức thanh toán quốc tế đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Chính vì thế, yêu cầu đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam phải hiểu đƣợc những quy định liên quan đến hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ càng trở nên cấp thiết. Hiện nay, điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ, có một văn bản mang tính chất pháp lý quốc tế do Phòng Thƣơng mại Quốc tế ban hành. Đó là "Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ" ấn phẩm số 500. Phần tiếp theo của chƣơng này sẽ đƣợc dành để nghiên cứu về văn bản trên. 1.1.4. Chủ thể của quan hệ Tín dụng chứng từ: Trong phƣơng thức tín dụng chứng từ, có 4 bên tham gia chính sau: - Ngƣời xin mở thƣ tín dụng (Applicant): là ngƣời mua, ngƣời nhập khẩu hàng hoá hoặc là ngƣời mua uỷ thác cho một ngƣời khác. 18 - Ngƣời hƣởng lợi thƣ tín dụng (Beneficiary): là ngƣời đƣợc ngân hàng gửi tín dụng thƣ tới và sẽ đƣợc hƣởng số tiền trong thƣ tín dụng nếu xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với yêu cầu đề ra . Ngƣời hƣởng lợi có thể là ngƣời bán, ngƣời xuất khẩu hay bất cứ ngƣời nào khác mà ngƣời hƣởng lợi chỉ định. - Ngân hàng phát hành (Issuing bank hay Opening bank): là ngân hàng phát hành thƣ tín dụng theo yêu cầu của ngƣời nhập khẩu. Đây là ngân hàng đại diện cho ngƣời nhập khẩu, nên có thể gọi là ngân hàng của ngƣời mua. Ngân hàng phát hành thƣờng đƣợc hai bên mua bán thoả thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chƣa có sự quy định trƣớc, ngƣời nhập khẩu có quyền lựa chọn. - Ngân hàng thông báo (Advising bank): là ngân hàng báo tin cho ngƣời xuất khẩu về việc thƣ tín dụng đã đƣợc mở. Ngân hàng này nhận điện hoặc thƣ của ngân hàng mở thƣ tín dụng và thông báo thƣ tín dụng gốc này cho ngƣời hƣởng lợi. Ngân hàng thông báo thƣờng là ngân hàng đại lý hoặc là chi nhánh của ngân hàng mở thƣ tín dụng đặt tại nƣớc ngƣời xuất khẩu. Khi thƣơng mại quốc tế và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đã phát triển thì phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Ngoài bốn bên chính trên, còn có sự tham gia của các ngân hàng khác nhƣ: ngân hàng xác nhận (confirming bank), ngân hàng trả tiền (paying bank), ngân hàng chấp nhận (negotiating bank), ngân hàng chấp nhận (accepting bank), ngân hàng hoàn trả (reimbursing bank)..v.v.. Phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ có liên quan đến ba quan hệ hợp đồng độc lập: Hợp đồng mua bán giữa ngƣời xuất khẩu (ngƣời hƣởng lợi) và ngƣời nhập khẩu (ngƣời xin mở thƣ tín dụng): Hợp đồng này làm cơ sở cho phƣơng thức tín dụng chứng từ và hình thành quan hệ nghĩa vụ giữa ngƣời nhập khẩu và ngƣời xuất khẩu. Theo hợp đồng này, ngƣời nhập khẩu phải mở thƣ tín dụng 19 đúng thời hạn và phù hợp với nội dung của hợp đồng mua bán cho ngƣời xuất khẩu hƣởng, còn ngƣời xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng theo đúng hợp đồng và lập bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng để thanh toán. Thoả thuận xin mở thƣ tín dụng và hoàn trả giữa ngƣời xin mở thƣ tín dụng (ngƣời xuất khẩu) và ngân hàng phát hành: đây là một hợp đồng kinh tế dịch vụ. Ngƣời xuất khẩu phải làm đơn yêu cầu mở thƣ tín dụng, trả một khoản lệ phí mở thƣ tín dụng và ký quỹ một số tiền nhất định tuỳ theo quy định của ngân hàng. Trong đơn xin mở thƣ tín dụng, phải ghi rõ nội dung cụ thể của thƣ tín dụng. Ngân hàng căn cứ vào đó mở thƣ tín dụng cho ngƣời xuất khẩu hƣởng và chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ do ngƣời xuất khẩu trình. Nếu chứng từ hoàn toàn phù hợp với nội dung điều kiện của thƣ tín dụng thì ngân hàng sẽ nhận chứng từ và thanh toán tiền hàng cho ngƣời xuất khẩu, sau đó ngân hàng thu lại tiền của ngƣời nhập khẩu và giao chứng từ cho ngƣời nhập khẩu đi lấy hàng. Bản thân thƣ tín dụng: là một hợp đồng dịch vụ trong đó ngân hàng cam kết trả tiền cho ngƣời hƣởng lợi nếu ngƣời này thực hiện đúng những quy định đề ra trong thƣ tín dụng. Ngƣời xuất khẩu phải lập đầy đủ các chứng từ phù hợp với yêu cầu của thƣ tín dụng và xuất trình cho ngân hàng trong thời hạn quy định. Sau khi kiểm tra chứng từ, nếu thấy hoàn toàn phù hợp với các quy định của thƣ tín dụng, ngân hàng phải thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu. Khác với các phƣơng thức thanh toán kèm chứng từ khác, trong phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng không chỉ là trung gian thu hộ chi hộ, mà ngân hàng còn đóng vai trò đại diện cho bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho bên xuất khẩu. Đây là phƣơng thức thanh toán có sự tham gia nhiều nhất của ngân hàng. Với cam kết trả tiền cho ngƣời hƣởng lợi thƣ tín dụng nếu ngƣời này xuất trình đƣợc các chứng từ phù hợp với yêu cầu của L/C, ngân hàng đã trở thành một bên có nghĩa vụ trong phƣơng thức thanh toán tín dụng chứng từ. Chính nhờ đặc điểm này, phƣơng thức tín dụng chứng từ đã trở thành 20 một phƣơng thức thanh toán quốc tế an toàn cho các bên tham gia: ngƣời xuất khẩu chắc chắn sẽ nhận đƣợc tiền hàng sau khi đã trao cho ngân hàng mở thƣ tín dụng bộ chứng từ hoàn hảo, còn ngƣời nhập khẩu chắc chắn sẽ không bị mất tiền nếu chƣa nhận đƣợc đầy dủ chứng từ xác thực về việc gửi hàng đúng theo thoả thuận của hợp đồng. Chu trình của phương thức Tín dụng chứng từ được mô tả qua sơ đồ sau: (2) Ngân hàng mở L/C (5) (Issuing Bank) (5) Ngân hàng thông báo (Advising Bank) (6) (8) (7) (1) Ngƣời nhập khẩu (Importer) (6) Hîp ®ång th-¬ng m¹i (4) (5) (3) Ngƣời xuất khẩu (Exporter) (1) Ngƣời nhập khẩu làm đơn xin mở thƣ tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở một L/C cho ngƣời xuất khẩu hƣởng. (2) Căn cứ vào đơn yêu cầu mở L/C, ngân hàng phát hành sẽ lập một tín dụng thƣ và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nƣớc ngƣời xuất khẩu thông báo về việc mở L/C và chuyển L/C đến cho ngƣời xuất khẩu. (3) Khi nhận đƣợc thông báo, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho ngƣời xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở L/C đó, và khi nhận đƣợc bản gốc L/C thì chuyển ngay cho ngƣời xuất khẩu. (4) Ngƣời xuất khẩu nếu chấp nhận thƣ tín dụng thì giao hàng, nếu không thì yêu cầu ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng. 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan