Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng luật phổ biến giáo dục pháp luật...

Tài liệu Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng luật phổ biến giáo dục pháp luật

.PDF
273
389
143

Mô tả:

Bé T¦ PH¸P VIÖN KHOA HäC PH¸P Lý B¸o c¸o tæng hîp kÕt qu¶ nghiªn cøu §Ò tµi c¬ së lý luËn vµ thùc tiÔn cña viÖc x©y dùng luËt phæ biÕn, gi¸o dôc ph¸p luËt Chñ nhiÖm ®Ò tµi: PGS. TS. NguyÔn TÊt ViÔn 8217 Hµ néi, th¸ng 10 - 2010 MỤC LỤC trang 7 Lời nói đầu I. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY 10 1. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 1945 - 1960 10 2. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 1961 đến 1972 13 3. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật từ 1981 đến nay 17 1.3.1. Từ 1981 đến 1998 17 1.3.2. Từ 1998 đến nay 21 II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PBGDPL HIỆN NAY 27 1. Các quy định pháp luật hiện hành về PBGDPL và tác động của chúng đến công tác PBGDPL 27 1.1. Những quy định chung 28 1.2. Các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 29 1.3. Các văn bản, chương trình, kế hoạch liên tịch, liên ngành 30 2. Tổ chức quản lý công tác PBGDPL 33 3. Nhân lực làm công tác PBGDPL 35 3.1. Cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 35 3.2. Những người khác tham gia PBGDPL 36 4. Kết quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật 37 4.1. Về đối tượng được tuyên truyền 37 4.2. Nội dung pháp luật được tuyên truyền. 37 4.3. Các hình thức, biện pháp tuyên truyền 38 4.4. Đầu tư cơ sở vật chất cho công tác PBGDPL 43 1 4.5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực PBGDPL 44 5. Hạn chế của hoạt động PBGDPL hiện nay 45 III. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG PBGDPL Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM 47 1. Thái Lan 47 2. Singapore 48 3. Đan Mạch 49 4. Cộng hòa Pháp 51 5. Liên bang Nga 53 6. Ôtrâylia 56 7. Mỹ và Canada 59 IV. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI XÂY DỰNG LUẬT PBGDPL 62 1. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật 62 2. Nhiệm vụ của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật 64 2.1. H×nh thµnh tri thøc ph¸p luËt vµ thãi quen sèng theo ph¸p luËt 64 2.2. Gãp phÇn b¶o ®¶m tÝnh c«ng khai, minh b¹ch cña ph¸p luËt 65 2.3. Lµ c¸ch thøc hiÖu qu¶ nhÊt ®−a ph¸p luËt ®Õn víi ng−êi d©n 65 3. Đặc trưng của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật 66 3.1. Tính đa dạng của chủ thể thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật 66 3.2. Tính “mở”của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật 68 3.3. Tính giới hạn của nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật 68 3.4. Sự đa dạng, phong phú và giàu chất sáng tạo của các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật 69 4. Các nguyên tắc hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật 69 4.1. Đảm bảo quyền được thông tin, quyền được tham gia quản lý nhà 69 2 nước của công dân 4.2. Đảm bảo tính phù hợp với đối tượng, địa bàn, tính khả thi, tính hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật 71 5. Những thuận lợi, khó khăn trong phổ biến, giáo dục pháp luật 73 5.1. Thuận lợi 73 5.2. Hạn chế, khó khăn 74 6. Các tiền đề xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 76 6.1. Chính sách phổ biến, giáo dục pháp luật 77 6.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền pháp luật - Tiền đề tư tưởng xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 7. Hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - yếu tố cần tính đến khi xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 8. Phạm vi điều chỉnh và những nội dung chủ yếu của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 79 84 88 8.1. Sự cần thiết xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 88 8.2. Dự báo tác động của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 90 8.3. Nội dung chủ yếu của Luật 91 Kết luận 95 3 Các chuyên đề trang 1. Lịch sử công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Tô Thị Thu Hà 101 Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay 2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tuyên truyền, Nguyễn Tất Viễn 118 phổ biến và giáo dục pháp luật 3. Nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt Phạm Hữu Nghị 127 động phổ biến, giáo dục pháp luật - sự cần thiết ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và dự báo tác động xã hội của việc ban hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 4. Đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ Nguyễn Duy Quý 138 biến và giáo dục pháp luật ở Việt Nam 5. Thực trạng công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật Uông Ngọc Thuẩn 144 hiện nay – Tác động của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật 6. Cơ chế quản lý và phối hợp của các cơ quan, ban, Phạm Thị Hoà 176 ngành trung ương và địa phương trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật - thực trạng, giải pháp và kiến nghị hoàn thiện 7. Quá trình thể chế hoá đường lối, chính sách của Phạm Minh Tuấn 190 Đảng trong lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 8. Vấn đề xã hội hoá đối với công tác Phổ biến, giáo Đinh Ngọc Vượng dục pháp luật - nhu cầu, thực trạng và những định hướng cơ bản 4 204 9. Giáo dục pháp luật trong nhà trường ở Việt Nam - Nguyễn Tất Viễn 219 thực trạng và giải pháp 10. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động Nguyễn Bích Thảo 232 xét xử của Toà án 11. Mối tương quan giữa Luật Tiếp cận thông tin và Nguyễn Thị Hạnh 244 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 12. Tổ chức và hoạt động thông tin, tuyên truyền và phổ Quách Dương biến pháp luật ở một số nước trên thế giới và khả năng vận dụng trong điều kiện của Việt Nam hiện nay 5 254 BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHÓM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn, NXB Tư pháp - Chủ nhiệm Đề tài - ThS. Nguyễn Thị Thạo, Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp - Thư ký Đề tài - TS. Nguyễn Văn Quyền, Văn phòng Trung ương Đảng - GS.VS. Nguyễn Duy Quý, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - PGS.TS. Phạm Hữu Nghị, Viện Khoa học xã hội Việt Nam - TS. Dương Thị Thanh Mai, Bộ Tư pháp - TS. Phan Chí Hiếu, Học viện Tư pháp - CVC. Phạm Thị Hòa, Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp - TS. Phạm Minh Tuấn, Học viện CTHCQG Hồ Chí Minh Khu vực II - PGS.TS. Đinh Ngọc Vượng, Viện Khoa học xã hội Việt Nam - CVC. Uông Ngọc Thuẩn, Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp - ThS. Quách Văn Dương, Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp - LG. Tô Thị Thu Hà, Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp - ThS. Nguyễn Thị Hạnh, Vụ Pháp luật hình sự- hành chính, Bộ Tư pháp - ThS. Nguyễn Thị Thu Huyền, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tư pháp và các cộng tác viên khác 6 Lời nói đầu 1. Sự cần thiết nghiên cứu Đề tài Chỉ thị số 32 - CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) đã xác định phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân của Đảng đã được thể chế hóa trong Hiến pháp của Nhà nước ta (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đòi hỏi một tinh thần thượng tôn pháp luật trong xã hội. Khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” phải trở thành hành động thực tế của mỗi thành viên. Quá trình hội nhập ngày càng sâu vào đời sống quốc tế của Việt Nam đòi hỏi pháp luật phải minh bạch, công khai, được thực thi nghiêm chỉnh nhằm bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội và lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, theo đánh giá chung hiện nay, ý thức pháp luật và thái độ chấp hành pháp luật trong xã hội còn kém. Hiện tượng vi phạm pháp luật do không hiểu biết pháp luật hoặc có hiểu biết nhưng vẫn vi phạm ở một bộ phận cán bộ và nhân dân tiếp tục diễn ra. Một số loại tội phạm có diễn biến phức tạp, chưa bị đẩy lùi, gây bức xúc trong xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Trong 65 năm qua và nhất là từ sau khi công cuộc đổi mới toàn diện đất nước bắt đầu, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, văn bản, nhiều chương trình, kế hoạch hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thực sự đáp ứng được mong muốn của xã hội. Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phổ biến, giáo dục pháp luật còn chậm. Cho đến nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực cao, làm cơ sở pháp lý thống nhất, 7 đồng bộ, tạo một cơ chế pháp lý chặt chẽ và hành lang pháp lý cần thiết cho công tác PBGDPL trong tình hình mới. Trong thông báo kết luận số 74/TB - TW ngày 08/5/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã yêu cầu :“đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn hiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ và đồng bộ, tạo điều kiện để mọi người dân sống và làm việc theo pháp luật...; nghiên cứu, ban hành đạo luật riêng về phổ biến, giáo dục pháp luật, làm cơ sở pháp lý thống nhất, điều chỉnh toàn diện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật”. Để có căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp đã cho triển khai đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật”. 2. Mục đích nghiên cứu của Đề tài: làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ở Việt Nam. 3. Nhiệm vụ của Đề tài: - Xác định nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, sự cần thiết ban hành Luật. - Đánh giá thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của nhà nước ta từ 1945 đến nay, tập trung vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ năm 1998 đến nay. - Đề xuất xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật trên cơ sở nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với lĩnh vực hoạt động này. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Đề tài là phương pháp lịch sử cụ thể, hệ thống, thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp. 5. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận để xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, lịch sử của công tác này và thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật từ khi có Chỉ thị 32/CT - TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư trung ương Đảng đến nay. 8 *Các tài liệu trong tập này gồm: - Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu - Các chuyên đề khoa học của đề tài * Cơ cấu của Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài gồm 4 phần: I. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 19456 đến nay II. Thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay III. Kinh nghiệm hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số nước trên thế giới và khả năng vận dụng đối với Việt Nam IV. Những vấn đề đặt ra khi xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật Nhóm nghiên cứu xin chân thành cám ơn Viện khoa học pháp lý, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp, Thường trực Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ; Sở Tư pháp các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Cần Thơ, Tiền Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Hải Phòng, Hà Nội... và các tổ chức pháp chế Bộ, ngành: Vụ pháp chế Bộ Nội vụ, Vụ pháp chế Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ pháp chế Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội... cùng nhiều tổ chức, các nhân khác đã tận tình giúp đỡ các thành viên của Nhóm Đề tài trong quá trình triển khai nhiệm vụ nghiên cứu. Hà Nội, tháng 10 năm 2010 9 I. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY Phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, trong suốt 65 năm qua (19452010), Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, có nhiều chủ trương, định hướng để ngày càng đưa công tác này đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình hiện nay, yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đã và đang đặt ra như là một trong những nhiệm vụ trọng yếu. Việc nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống, từng bước xây dựng và hình thành lối sống và làm việc pháp luật trong xã hội chính là góp phần đáp ứng các yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN. Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước ta có thể thấy trong hoàn cảnh nào, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cũng được quan tâm và chú ý, tuy có thể ở các mức độ khác nhau. 1. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 1945 – 1960 Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 28/8/1945, trong Tuyên cáo của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã công bố Danh sách Nội các thống nhất quốc gia có 13 Bộ trưởng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Ngay trong phiên họp của Chính phủ ngày 03 tháng 9 năm 1945, trong số những nhiệm vụ cấp bách của chính quyền nhân dân còn non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chống lại những thói xấu mà thực dân Pháp đã đầu độc nhân dân ta sau 80 năm thống trị. Bộ Tư pháp và Bộ Thông tin - Tuyên truyền (năm 1946 đổi thành Bộ Tuyên truyền và cổ động, năm 1954 đổi thành Bộ Tuyên truyền) là những bộ được thành lập ngay từ ngày đầu, có vai trò rất quan trọng trong phổ biến, tuyên truyền chính sách và pháp luật của nhà nước ta. Ngày 01/12/1945, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Nghị định số 37 về tổ chức Bộ Tư pháp, trong đó quy định nhiệm vụ tuyên 10 truyền pháp luật. Nghị định này là văn bản pháp lý đầu tiên đặt nền móng cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Liên quan đến hoạt động tuyên truyền pháp luật, Điều 1 của Nghị định đã quy định một số đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm triển khai hoạt động này như: Phòng sự vụ nội bộ thuộc Phòng Nhất thực hiện nhiệm vụ Thư tín chính trị - Phân phát công văn - Việc xin yết kiến Việc công bố các đạo luật và sắc lệnh – Đưa các bản đăng công báo – Giao thiệp với Nghị viện và Chính phủ - Triệu tập các uỷ ban…Trông coi thư viện và các báo chí của Bộ - Giữ các kiềm ấn. Bộ Tư pháp phải đảm đương nhiều công việc khác nhau nhưng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đã bắt đầu được quan tâm. Điều này được thể hiện qua việc cho đăng Công báo các văn bản pháp luật, một cách thức xác lập tính pháp lý cho các văn bản, đồng thời để thực hiện việc phổ biến văn bản pháp luật đó cho đội ngũ cán bộ Nhà nước. Bên cạnh đó, còn là hoạt động “huấn thị” các văn bản pháp luật (Nghị định của Nhà nước), thể hiện cách thức tổ chức triển khai các văn bản pháp luật đến đội ngũ cán bộ thực hiện trong những ngày đầu tiên của chính quyền cách mạng. Do những yếu tố khách quan, mặc dù hoạt động phổ biến các văn bản pháp luật chưa xác định mở rộng đối tượng đến nhân dân nhưng đã bước đầu được coi trọng, xác lập các hình thức, cách thức đầu tiên cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của Nhà nước ta. Bộ Tư pháp thời kỳ này quản lý cả cơ quan công tố và các toà án. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược bắt đầu từ ngày 19/12/1946. Bộ Tư pháp gấp rút sơ tán, công việc ngày càng khẩn trương. Việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật thời kỳ này được thông qua nhiều hình thức, trong dó có hoạt động xét xử của toà án. Theo Hiến pháp năm 1946 và các Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta thì Toà án giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ chế độ Nhà nước, chế độ xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ công lý và công bằng xã hội. Trong hoạt động xét xử của toà án, công tác hoà giải giữ một vai trò rất quan trọng, có tác dụng giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân 11 bằng cách phân tích, lý giải, thuyết phục…nhanh chóng, kịp thời, phù hợp với đạo lý truyền thống của người Việt Nam. Trong cách tổ chức toà án, thẩm quyền của toà án sơ cấp được chú trọng nhằm giải quyết triệt để mọi tranh chấp trong nhân dân một cách đơn giản, nhanh chóng gần giống như một tổ chức làm nhiệm vụ hoà giải mâu thuẫn trong nhân dân với sự tham gia của Nhà nước (Sắc lệnh số 13 ngày 24/1/1946), thông qua đó giáo dục nhân dân ý thức chấp hành pháp luật. Để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật, đội ngũ cán bộ Tư pháp rất được coi trọng. Chính phủ đã coi cán bộ tư pháp là “bậc trí thức” có “trách nhiệm nặng nề và vẻ vang”, là phải “làm gương cho dân trong mọi việc”. Cán bộ Tư pháp là “viên chức của Chính phủ cộng hoà”, do đó “phải tuyệt đối trung thành với chính quyền dân chủ”, “là những người phụ trách thi hành pháp luật, lẽ tất nhiên phải nêu cao cái gương “phụ công thủ pháp”, “chí công vô tư” cho nhân dân noi theo”. 1 Cán bộ tư pháp, những người trực tiếp thi hành pháp luật đồng thời là người đưa pháp luật đến với nhân dân, thực hiện công việc phổ biến, giáo dục pháp luật, trực tiếp nắm bắt tình hình thực tế, từ đó làm cho dân hiểu, dân tin như Bác Hồ đã dạy: “Trong công tác xử án phải công bằng, liêm khiết, trong sạch. Như thế cũng chưa đủ…, phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” .2 Năm 1950 đã diễn ra cuộc cải cách tư pháp lần thứ nhất trên 3 phương diện: về luật pháp, về tố tụng và về tổ chức nhằm dân chủ hoá thêm một bước tổ chức và hoạt động tư pháp phù hợp với lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946, “đảm bảo các quyền tự do, dân chủ, thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”. Cuộc cải cách đã thay đổi nhiều về cơ cấu tổ chức, một trong những sự thay đổi đó tập trung vào việc đẩy mạnh công tác hoà giải: ở cấp huyện cho thành lập Hội đồng hoà giải gồm thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Trong điều kiện kháng chiến khó khăn, gian khổ, hoạt động này đã góp phần tích cực, ghi những dấu ấn đầu tiên trong việc thực hiện đưa pháp luật đến với nhân dân, hướng dẫn nhân dân tuân thủ 1 2 Hồ Chí Minh, Nhà nước và Pháp luật, NXB Pháp lý, 1985, tr.240 Hồ Chí Minh, Nhà nước và Pháp luật, NXB Pháp lý, 1985, tr.258 12 những quy định của Nhà nước để giữ vững thành quả cuộc cách mạng cũng như ổn định xã hội để bảo vệ đất nước, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược đến thắng lợi cuối cùng. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi năm 1954, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng. Với đặc điểm của thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước đã quyết định tổ chức lại nền hành chính ở miền Bắc, đồng thời tổ chức lại hệ thống tư pháp. Ngày 20/9/1955, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa thứ V đã thông qua việc đổi tên Bộ Tuyên truyền thành Bộ Văn hóa.3 (Sau nhiều lần đổi tên và thay đổi chức năng, nhiệm vụ, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông). Bộ Văn hóa lúc đó có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách và pháp luật. Ngày 11/2/1960, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thay mặt Hội đồng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 01/CP quy định nhiệm vụ và tổ chức của Bộ Tư pháp. Theo Nghị định này, một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Tư pháp là: “Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm mục đích giáo dục cho nhân dân ý thức tuân theo pháp luật”. Thực hiện các nhiệm vụ được giao, cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp được xác định bao gồm các đơn vị: Vụ tổ chức cán bộ, Vụ Tuyên giáo, Vụ nghiên cứu pháp luật, Trường cán bộ tư pháp, Văn phòng và một số phòng giúp việc do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Với những quy định này, lần đầu tiên công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được xác lập là một nhiệm vụ chủ yếu của ngành Tư pháp. Nghị định số 01 tạo lập cơ sở pháp lý đầu tiên ghi nhận và đánh giá tầm quan trọng của công tác này, đưa hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật chính thức trở thành một nhiệm vụ không thể thiếu của ngành tư pháp nói riêng và của Nhà nước nói chung. 2. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 1961 đến 1972 Đại hôi Đảng toàn quốc lần thứ III năm 1960 đã khẳng định: “Nhà nước dân chủ nhân dân có nhiệm vụ tiến hành công tác giáo dục, tổ chức và hướng dẫn nhân 3 C«ng b¸o n−íc ViÖt nam D©n chñ céng hoµ sè 19/55, tr. 192 13 dân thực hiện sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng và củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần của nhân dân. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm mọi quyền lợi của nhân dân, không ngừng mở rộng dân chủ, thi hành đúng Hiến pháp và các luật lệ đã ban hành, xây dựng pháp chế xã hội chủ nghĩa và giáo dục mọi người tôn trọng pháp luật; phát huy tinh thần làm chủ, nâng cao trình độ chính trị, vǎn hóa của nhân dân”. 4 Theo Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ được thông qua ngày 14/7/1960, trong Chính phủ không có Bộ Tư pháp. Các chức năng của Bộ Tư pháp được chuyển giao cho các cơ quan như Toà án nhân dân tối cao, Văn phòng Phủ Thủ tướng (Vụ Pháp chế Phủ Thủ tướng) và một số cơ quan khác. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo đó cũng bị phân tán. Tuy nhiên, vào cuối năm 1961, giữa Toà án nhân dân tối cao, Văn phòng Phủ Thủ tướng và Vụ Pháp chế Phủ Thủ tướng đã thoả thuận phân công về một số chức năng liên quan đến lĩnh vực tư pháp. Theo đó, về chức năng tuyên truyền giáo dục pháp luật: Văn phòng Chính phủ cùng các Bộ chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong tất cả các lĩnh vực, Toà án nhân dân tối cao chỉ đạo các cấp toà án tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trước các phiên toà. 5 Trước đó, Luật tổ chức toà án nhân dân được thông qua vào ngày 14/7/1960 quy định về thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao: “…Toà án nhân dân tối cao nghiên cứu những quy định về tổ chức tư pháp, thủ tục tố tụng, luật hình sự, dân sự, phụ trách việc huấn luyện, đào tạo cán bộ Toà án nhân dân và phụ trách việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân…” (Điều 21). Tiếp đó, Pháp lệnh về tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức của các toà án nhân dân địa phương ngày 23/3/1961 quy định nhiệm vụ của Chánh án toà án nhân dân tối cao :“…Chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức tư pháp, công tác đào Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, 1960. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, truy cập 2010. 5 Theo Kỷ yếu Đề tài khoa học cấp bộ “50 năm ngành Tư pháp Việt Nam”, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2002, trang 33 4 14 tạo và giáo dục cán bộ toà án và công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân…” (Điều 6). Như vậy, trong suốt một thời gian hơn 10 năm (1961-1972), hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên thực tế chia tách thành nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị, bộ, ngành cùng triển khai thực hiện. Điều này ít nhiều làm hoạt động này thiếu tập trung, hạn chế về hiệu quả hoạt động. Trước yêu cầu tập trung đẩy mạnh hoạt động pháp chế, trong đó có công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý Nhà nước bằng pháp luật, phục vụ tốt hơn nữa cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, năm 1972, theo Nghị quyết số 133-NQ/QH/K4 ngày 14/9/1972 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Pháp chế của Hội đồng Chính phủ được thành lập. Đây là cơ quan có trách nhiệm “quản lý thống nhất công tác pháp chế của Hội đồng Chính phủ theo đường lối, chính sách của Đảng và Hiến pháp của Nhà nước, làm cho pháp chế trở thành sức mạnh, uy quyền của Nhà nước dân chủ nhân dân trong việc quản lý kinh tế và các lĩnh vực công tác khác”. Theo Nghị định số 190/CP ngày 9/10/1972 của Chính phủ, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Pháp chế, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nội dung rất cơ bản được quy định như sau: …2. Về thi hành pháp luật: - Phối hợp với các ngành để tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hướng dẫn việc thi hành pháp luật; - Theo dõi việc thi hành pháp luật ở các ngành, các cấp và trong nhân dân; đề nghị với Hội đồng Chính phủ những biện pháp thích hợp nhằm thúc đẩy việc thi hành đó. Điều 4 của Nghị định quy định trong Uỷ ban pháp chế có Vụ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Triển khai các công việc ban đầu của Uỷ ban pháp chế, hoạt động tuyên truyền đã tập trung vào việc ra tờ Thông tin pháp chế, hình thức báo chí xuất bản đầu tiên để kịp thời thông tin, phổ biến về các hoạt động, sự kiện của 15 ngành và các quy định của pháp luật (sau này Thông tin pháp chế được chuyển thành Tập san pháp chế XHCN năm 1977, tiếp đó được đổi thành thành Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 1992). Năm 1978 Nhà xuất bản Pháp lý được thành lập và hoạt động có hiệu quả cho đến khi sáp nhập với một số nhà xuất bản khác thành Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Từ năm 2003, Nhà xuất bản Tư pháp được thành lập và hoạt động với vị trí là một nhà xuất bản chuyên ngành về pháp luật. Trong thời kỳ này, tuy về tổ chức có sự thay đổi, nhưng cũng như các hoạt động tư pháp khác, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn triển khai bình thường. Từ sau khi thành lập Uỷ ban pháp chế của Hội đồng Chính phủ thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có chuyển biến hơn. Hàng trăm văn bản pháp luật từ các đạo luật, đến các văn bản dưới luật được ban hành trong thời kỳ này đã được tổ chức triển khai, đi vào cuộc sống và phát huy hiệu lực trong thực tiễn quản lý đất nước. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đã khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của mình, tạo được lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và pháp luật, vào sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã có đóng góp rất quan trọng cho sự thống nhất đất nước về mặt pháp luật và tư pháp, củng cố tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước, tạo dựng cơ sở pháp lý quan trọng cho sự nghiệp xây dựng, củng cố Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trước yêu cầu mới xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) đã chỉ rõ “cần tăng c−êng ph¸p chÕ x· héi chñ nghÜa, lµm cho mäi ho¹t ®éng cña c¸c c¬ quan nhµ n−íc ®i vµo khu«n phÐp vµ quy chÕ nghiªm chØnh, thËt sù t«n träng quyÒn lµm chñ tËp thÓ vµ b¶o ®¶m quyÒn lîi cña c«ng d©n”. 6 6 Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 37, tr 562 , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004 16 3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ 1981 đến nay 3.1. Từ 1981 đến 1998 Sau khi Hiến pháp năm 1980 được thông qua, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn này được đánh dấu bởi nhiều sự kiện quan trọng. Tháng 3 năm 1982, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã diễn ra tại Hà Nội. Đại hội chỉ rõ: “Nhµ n−íc ta ph¶i sö dông ®Çy ®ñ c¶ quyÒn lùc chÝnh trÞ vµ quyÒn lùc kinh tÕ ®Ó gi÷ v÷ng kû c−¬ng x· héi, ®Êu tranh cã hiÖu qu¶ chèng c¸c hµnh vi ph¹m ph¸p vµ c¸c tÖ n¹n x· héi, kh¾c phôc cho ®−îc t×nh h×nh kh«ng b×nh th−êng lµ nhiÒu luËt vµ ph¸p lÖnh ®· ban hµnh kh«ng ®−îc thi hµnh nghiªm chØnh, thËm chÝ kh«ng ®−îc thi hµnh. C¸c c¬ quan nhµ n−íc ë trung −¬ng vµ ®Þa ph−¬ng cÇn cã th¸i ®é kiªn quyÕt vµ biÖn ph¸p cøng r¾n ng¨n ngõa vµ lo¹i trõ c¸c hµnh ®éng vi ph¹m quyÒn lµm chñ tËp thÓ cña nh©n d©n, th¼ng tay trÊn ¸p bän ph¶n c¸ch m¹ng; trõng trÞ bän bãc lét kh«ng chÞu c¶i t¹o, bän l−u manh, c«n ®å, bän ®Çu c¬, bu«n lËu, tham «; xö lý nghiªm minh nh÷ng c¸n bé, nh©n viªn lîi dông chøc quyÒn ®Ó lµm tr¸i ph¸p luËt. C¸c cÊp uû ®¶ng, c¸c c¬ quan nhµ n−íc vµ c¸c ®oµn thÓ ph¶i th−êng xuyªn phæ biÕn, gi¶i thÝch ph¸p luËt trong c¸c tÇng líp nh©n d©n, ®−a viÖc gi¸o dôc vÒ ph¸p luËt vµo c¸c tr−êng häc, c¸c cÊp häc, x©y dùng ý thøc sèng cã ph¸p luËt vµ t«n träng ph¸p luËt”. 7 Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng năm 1981 được ban hành trên cơ sở Hiến pháp năm 1980 đã quy định rõ nhiệm vụ của Hội đồng Bộ trưởng là: “ Tæ chøc vµ l·nh ®¹o c«ng t¸c tuyªn truyÒn, gi¸o dôc HiÕn ph¸p vµ ph¸p luËt trong c¸n bé, c¸c lùc l−îng vò trang vµ nh©n d©n” (Điều 15). Cũng trong thời gian này, Bộ Tư pháp được tái lập. Ngày 22/11/1981, Nghị định số 143/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp được ban hành. Một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp theo quy định tại Nghị định, là: “Hướng dẫn hoặc tổ chức việc V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø V §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam. TËp I. Nhµ xuÊt b¶n Sù thËt, Hµ Néi 4.1982. tr.114, 115 7 17 phối hợp với các ngành về công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong cán bộ, nhân viên Nhà nước và nhân dân” (Điều 2). Một lần nữa, nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lại gắn trực tiếp với chức năng của Bộ Tư pháp. Để thực hiện nhiệm vụ, trong tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp tiếp tục có Vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật (trong Vụ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật có Tập san Pháp chế XHCN và Nhà xuất bản pháp lý là hai cơ quan báo chí, xuất bản chuyên ngành pháp luật). Điểm nổi bật của thời kỳ này là cùng với việc tổ chức kiện toàn lại các vụ, đơn vị thành viên, thúc đẩy một bước công tác xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp đã đặt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là công tác trọng tâm, mũi nhọn của ngành Tư pháp. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bước đầu đã đi vào nền nếp, theo kế hoạch tuyên truyền được ban hành hàng năm. Ngành Tư pháp đã tập trung triển khai nhiều hoạt động nghiệp vụ về phổ biến pháp luật đến nhân dân cơ sở như: đưa cán bộ của Bộ xuống xã làm việc trong thời gian dài; tổ chức tiếp xúc với các đối tượng ở các lứa tuổi, giới, trình độ khác nhau để phổ biến các luật lệ về ruộng đất, hôn nhân và gia đình, trật tự an toàn xã hội…Nhiều địa phương mới thành lập Sở Tư pháp như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cao Bằng…cũng thực hiện theo kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ Tư pháp. Trên cơ sở đó, công tác phổ biến giáo dục pháp luật được đặc biệt nhấn mạnh và khẳng định vai trò của mình trong việc góp phần quản lý nhà nước bằng pháp luật khi ngày 07/12/1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số 315/CT “Về việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, và cũng đánh giá rất cao vai trò của công tác PBGDPL khi khẳng định “Qu¶n lý ®Êt n−íc b»ng ph¸p luËt, chø kh«ng chØ b»ng ®¹o lý. Ph¸p luËt lµ thÓ chÕ hãa ®−êng lèi, chñ tr−¬ng cña §¶ng, thÓ hiÖn ý chÝ cña nh©n d©n, ph¶i ®−îc thùc hiÖn thèng nhÊt trong c¶ n−íc. Tu©n theo ph¸p luËt lµ chÊp hµnh ®−êng lèi, chñ tr−¬ng cña §¶ng. Qu¶n lý b»ng ph¸p luËt ®ßi hái ph¶i quan t©m x©y dùng ph¸p luËt. Coi träng c«ng t¸c gi¸o dôc, tuyªn truyÒn, gi¶i thÝch ph¸p luËt. 18 §−a viÖc d¹y ph¸p luËt vµo hÖ thèng c¸c tr−êng cña §¶ng, cña Nhµ n−íc (kÓ c¶ c¸c tr−êng phæ th«ng, ®¹i häc), cña c¸c ®oµn thÓ nh©n d©n. C¸n bé qu¶n lý c¸c cÊp tõ trung −¬ng ®Õn ®¬n vÞ c¬ së ph¶i cã kiÕn thøc vÒ qu¶n lý hµnh chÝnh vµ hiÓu biÕt vÒ ph¸p luËt. CÇn sö dông nhiÒu h×nh thøc vµ biÖn ph¸p ®Ó gi¸o dôc, n©ng cao ý thøc ph¸p luËt vµ lµm t− vÊn ph¸p luËt cho nh©n d©n. Ph¸p luËt ph¶i ®−îc chÊp hµnh nghiªm chØnh, mäi ng−êi ®Òu b×nh ®¼ng tr−íc ph¸p luËt. Trong ®iÒu kiÖn ®¶ng cÇm quyÒn, mäi c¸n bé, bÊt cø ë c−¬ng vÞ nµo, ®Òu ph¶i sèng vµ lµm viÖc theo ph¸p luËt, g−¬ng mÉu trong viÖc t«n träng ph¸p luËt. Kh«ng cho phÐp bÊt cø ai dùa vµo quyÒn thÕ ®Ó lµm tr¸i ph¸p luËt. Mäi vi ph¹m ®Òu ph¶i ®−îc xö lý. BÊt cø ai ph¹m ph¸p ®Òu ®−a ra xÐt xö theo ph¸p luËt, kh«ng ®−îc gi÷ l¹i ®Ó xö lý "néi bé". Kh«ng lµm theo kiÓu phong kiÕn: d©n th× chÞu h×nh ph¸p, quan th× xö theo "lÔ" 8 Ngày 22/10/1987, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Chỉ thị số 300/CT về một số công tác trước mắt nhằm tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật. Chỉ thị yêu cầu“Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia vào đợt vận động thiết lập trật tự kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong các cơ quan Nhà nước và trong xã hội”. Các Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, lần thứ VIII đều nhấn mạnh đến công tác tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng” 9 và “Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia và các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong các cơ quan Nhà nước và trong xã hội”.10 Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 47, tr.803 , NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự thật, Hà Nội, 1991 10 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB Sự thật, Hà Nội, 1996 8 9 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan