Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và dùng hợp lý tài nguyên...

Tài liệu Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và dùng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội

.PDF
139
335
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------------- Giang Văn Trọng CƠ SỞ KHOA HỌC CHO TỔ CHỨC LÃNH THỔ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Năm 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------------- Giang Văn Trọng CƠ SỞ KHOA HỌC CHO TỔ CHỨC LÃNH THỔ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường Mã số: 60 85 15 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Trương Quang Hải Năm 2012 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN .................. 6 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu .............................................................. 6 1.2. Cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên .................................................................................................. 15 1.2.1. Khái niệm, bản chất của tổ chức lãnh thổ kinh tế .......................................... 15 1.2.2. Các lý thuyết tổ chức lãnh thổ kinh tế ............................................................ 18 1.2.3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ có thể vận dụng vào huyện Sóc Sơn............. 21 1.2.4. Mối quan hệ giữa tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên .................................................................................................... 24 CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ................... 27 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ ................................................ 27 2.1.1. Các nhân tố tự nhiên ...................................................................................... 27 a) Vị trí địa lý và vị thế kinh tế của Sóc Sơn ........................................................... 27 b) Địa chất ............................................................................................................... 32 c) Địa hình ................................................................................................................ 34 c) Khí hậu-thuỷ văn .................................................................................................. 40 d) Thổ nhưỡng .......................................................................................................... 43 e) Thảm thực vật ....................................................................................................... 46 2.1.2. Các nhân tố kinh tế xã hội .............................................................................. 48 a) Dân cư và nguồn lao động ................................................................................... 48 b) Kinh tế ................................................................................................................. 50 c) Cơ sở hạ tầng ....................................................................................................... 55 d) Văn hoá, y tế, giáo dục ......................................................................................... 58 i 2.1.3. Đánh giá tổng hợp thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức (SWOT) của huyện Sóc Sơn: .................................................................................................................... 62 2.2. Hiện trạng tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn ............................................................................................... 64 2.2.1. Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế ............................................................. 64 2.2.2. Hiện trạng tổ chức lãnh thổ theo định hướng phát triển của huyện .............. 67 2.2.3 Đóng góp của các hình thức tổ chức lãnh thổ vào phát triển kinh tế: ............ 68 2.2.4 Tổ chức lãnh thổ nông thôn và đô thị: ............................................................ 76 2.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn .......................... 80 2.3.1. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất .................................................................. 80 2.3.2. Hiện trạng sử dụng tài nguyên nước .............................................................. 83 2.3.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đa dạng sinh học ........................................... 85 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN HUYỆN SÓC SƠN .......................................................................................................................... 88 3.1. Phân vùng chức năng lãnh thổ ....................................................................... 88 3.1.1. Các tiêu chí phân vùng chức năng ................................................................. 88 3.1.2. Phân vùng chức năng ..................................................................................... 91 3.2. Định hướng tổ chức không gian...................................................................... 94 3.2.1. Định hướng chung .......................................................................................... 94 3.2.2. Định hướng theo ngành ................................................................................ 108 a) Ngành công nghiệp ............................................................................................. 108 b) Ngành dịch vụ .................................................................................................... 110 c) Ngành nông nghiệp ............................................................................................ 113 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 119 PHỤ LỤC ii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tổng kết xu hướng định vị trên thế giới .................................................... 8 Bảng 2.1: Sóc Sơn trong khu vực Hà Nội ................................................................ 29 Bảng 2.2: Vai trò của Sóc Sơn trong thành phố Hà Nội .......................................... 30 Bảng 2.3: Các sông chảy qua huyện Sóc Sơn .......................................................... 41 Bảng 2.4: Tổng hợp các chỉ số kinh tế xã hội .......................................................... 48 Bảng 2.5: Giá trị sản xuất ngành nông-lâm-ngư nghiệp, 2006-2011 ....................... 51 Bảng 2.6: Chỉ số phát triển các ngành công nghiệp ................................................. 52 Bảng 2.7: Doanh thu sản xuất công nghiệp .............................................................. 53 Bảng 2.8: Số lượng, chiều dài của các tuyến giao thông chính................................ 55 Bảng 2.9: Phân tích SWOT hệ thống giao thông ..................................................... 56 Bảng 2.10: Tổng hợp một số chỉ tiêu văn hóa, y tế, giáo dục .................................. 60 Bảng 2.11: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của Sóc Sơn ....................................... 64 Bảng 2.12: Biến đổi tỷ lệ lao động trong các ngành kinh tế .................................... 66 Bảng 2.13: Các ngành kinh tế phân theo tiểu vùng .................................................. 67 Bảng 2.14: Giá trị sản xuất công nghiệp tạo ra theo lao động ................................. 71 Bảng2.15: Tính chỉ số chuyên môn hóa ngành công nghiệp của huyện Sóc Sơn .... 72 Bảng 2.16: Số trang trại phân theo tiểu vùng ........................................................... 73 Bảng 2.17: Một số chỉ tiêu chủ yếu về trang trại ..................................................... 73 Bảng 2.18: So sánh giữa Thành thị / Nông thôn ...................................................... 76 Bảng 2.19: Hiện trạng sử dụng đất huyện Sóc Sơn giai đoạn 2008-2011................ 80 Bảng 3.1: Các chỉ số đưa vào mô hình phân tích hồi quy và phân tích nhóm ......... 89 Bảng 3.2: Các chức năng đề xuất trong từng tiểu vùng ........................................... 92 Bảng 3.3: Phân tích các quy hoạch gần đây của huyện Sóc Sơn ............................. 96 iii Bảng 3.4: Đánh giá các kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra ............................. 97 Bảng 3.5: Phân tích SWOT cho ngành công nghiệp của huyện............................. 108 Bảng 3.6: mục tiêu, chiến lược và hành động đề xuất cho ngành công nghiệp ..... 109 Bảng 3.7: Phân tích SWOT ngành dịch vụ ............................................................ 110 Bảng 3.8: Mục tiêu, chiến lược và hành động đề xuất ngành dịch vụ ................... 111 Bảng 3.9: Phân tích SWOT ngành nông nghiệp huyện .......................................... 113 Bảng 3.10: Mục tiêu, chiến lược và hành động đề xuất phát triển nông nghiệp .... 113 Bảng 3.11: Kiến nghị các dự án phát triển ............................................................. 115 iv DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ hành chính huyện Sóc Sơn ............................................................. 28 Hình 2.2: Sơ đồ Sóc Sơn trong vùng Thủ đô ........................................................... 31 Hình 2.3. Bản đồ địa mạo huyện Sóc Sơn ................................................................ 36 Hình 2.4 Bản đồ thổ nhưỡng huyện Sóc Sơn ........................................................... 44 Hình 2.5: Bản đồ Thảm thực vật huyện Sóc Sơn .................................................... 47 Hình 2.6: Cơ sở hạ tầng huyện Sóc Sơn ................................................................... 59 Hình 2.7: Biểu đồ Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất huyện Sóc Sơn ............................................................................................................................ 65 Hình 2.8 Bản đồ các tiểu vùng theo định hướng phát triển KTXH của huyện ........ 69 Hình 2.9: Biến đổi dân số khu vực nông thôn và thành thị 2000-2011.................... 77 Hình 2.10: Bản đồ phân tích khả năng phát triển, mở rộng xây dựng .................... 78 Hình 2.11: Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất huyện Sóc Sơn ........................................... 82 Hình 3.1: Kết quả phân tích nhóm............................................................................ 90 Hình 3.2 Bản đồ phân vùng phát triển kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn ..................... 92 Hình 3.3: Bản đồ định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn ................. 107 v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế giới hiện nay có nhiều biến chuyển mạnh mẽ, ở các nước công nghiệp phát triển đã và đang đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế, tình trạng cạn kiện tài nguyên gia tăng cộng thêm với biến đổi khí hậu thách thức sự phát triển bền vững toàn cầu, tạo nên sức ép đến các quốc gia phải thay đổi chính sách nông nghiệp chú trọng tới vấn đề an ninh lương thực. Sóc Sơn là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn thứ hai của Hà Nội, kể từ lần quy hoạch gần đây năm 2007 đến nay, trên địa bàn đã có nhiều thay đổi quan trọng. Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, Sóc Sơn được xác định là một trong năm đô thị vệ tinh, nhiều dự án mới như đường cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên, Hà Nội – Lào Cai, đường 5 kéo dài, sân bay quốc tế Nội Bài mở rộng, sự mở rộng của vùng Thủ Đô1, UNESCO công nhận du lịch đền Sóc là Di sản Văn hóa Thế giới, chính sách của thành phố Hà Nội về sử dụng rừng phòng hộ Sóc Sơn, các quy hoạch ngành và liên ngành như Y tế, giáo dục… đã làm xáo trộn đến hoạt động kinh tế ở nơi đây. Những thay đổi này đã tác động đến sự phân dị trong nội vùng và phá vỡ tính liên kết ngoại vùng trước đây, làm xuất hiện những mâu thuẫn cản trở phát triển bền vững của huyện. Thực tế, Sóc Sơn đang tồn tại mất cân bằng trong phát triển, thứ nhất khoảng cách phát triển giữa Sóc Sơn với khu vực khác của Hà Nội, ngay trong bản thân huyện sự chênh lệch giàu nghèo vẫn còn cao. Thứ hai, sự phát triển công nghiệp và dịch vụ đang làm giảm mạnh diện tích đất nông nghiệp gây ra lo ngại tới an ninh lương thực. Xét về vị trí, Sóc Sơn được coi là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, là cầu nối, là mắt xích giúp Hà Nội phát triển lan tỏa ra các khu vực lân cận, đảm nhận trách nhiệm của thủ đô với sự phát triển của đất nước. Để thực sự trở thành động lực phát triển của Vùng Thủ đô và phụ cận, Hà Nội cần phải quan tâm đến mắt xích này để Vùng Thủ đô hiện có Hà Nội và 9 tỉnh lân cận theo quyết định 1758/QĐ – TTg, Mở rộng thêm 3 tỉnh là Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang so với Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg. 1 1 tạo nên sự liên kết vững chắc trong liên kết vùng. Thực tế trên đòi hỏi bức thiết phải bố trí, sắp xếp lại các đối tượng phát triển trên lãnh thổ, tuy nhiên thế và lực của Sóc Sơn đã thay đổi đáng kể so với những lần tổ chức trước nên việc xác lập lại cơ sở khoa học cần phải đi trước một bước. Vì vậy học viên chọn đề tài: ―Cơ sở khoa học cho tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn, Hà Nội‖. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài Áp dụng những kinh nghiệm tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện địa lý, môi trường cho định hướng tổ chức lãnh thổ, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội 2.2. Nhiệm vụ của đề tài Nhằm đạt được mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về TCLT, SDHL tài nguyên thiên nhiên. - Điều tra khảo sát thực địa, thu thập số liệu về các hợp phần tự nhiên, kinh tế-xã hội, hiện trạng sử dụng tài nguyên, phân tích các quy hoạch tổng thể, chi tiết liên quan đến khu vực. - Phân tích hiện trạng TCLT và sử dụng TNTN huyện Sóc Sơn - Bài học kinh nghiệm từ hiện trạng TCLT và sử dụng TNTN huyện Sóc Sơn - Phân vùng phát triển và định hướng tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện Sóc Sơn. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Sóc Sơn gồm 25 xã và 1 thị trấn. Phạm vi khoa học: Tổ chức lãnh thổ và sử dụng hợp lý tài nguyên là những 2 nội dung lớn của địa lý học, vì vậy trong luận văn, học viên chỉ đề cập đến một số vấn đề của tổ chức lãnh thổ, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, áp dụng một số lý luận liên quan đến chuyên ngành địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội. 4. Quan điểm và Phương pháp nghiên cứu 4.1 Quan điểm nghiên cứu - Quan điểm hệ thống: Quan điểm này được vận dụng khi nghiên cứu tổ chức lãnh thổ huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Khu vực huyện Sóc Sơn được coi là một hệ thống tự nhiên, tạo thành từ nhiều yếu tố tự nhiên (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng, sinh vật,…), và một hệ thống kinh tế xã hội (dân cư, lao động, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), có ranh giới xác định, ở đó có sự tương tác giữa các hợp phần tự nhiên cũng như giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Bởi vậy, khi nghiên cứu cần phải đặt nó trong hệ thống và mối quan hệ qua lại mật thiết giữa các nguồn lực tự nhiên và nguồn lực nhân văn trong tổng thể với lãnh thổ xung quanh. - Quan điểm tổng hợp: Vận dụng quan điểm tổng hợp trong việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ, cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu một cách toàn diện, tổng hợp tất cả các yếu tố cũng như các mối quan hệ tương tác giữa các hợp phần trong tổng thể đó, phân tích tổng hợp các nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của các đối tượng tổ chức lãnh thổ cũng như tác động tổng hợp của tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường. - Quan điểm lãnh thổ: Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại và phát triển trong một không gian nhất định. Các sự vật hiện tượng địa lý cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên này. Ở đó có sự phân hóa và thống nhất nội tại nhưng đồng thời lại có mối quan hệ lãnh thổ với các vùng xung quanh cả về đặc điểm địa lí tự nhiên và kinh tế -xã hội. Trong nghiên cứu địa lý, bất kỳ một sự vật hiện tượng nào cũng đều phải gắn với một không gian lãnh thổ nhất định. Mỗi đối tượng tổ chức lãnh thổ đều được phát sinh, hình thành, phát triển trên một vùng cụ thể. - Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững: Địa lý học đã vận dụng quan điểm này vào việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các nhân tố điều kiện địa lí tự 3 nhiên và kinh tế- xã hội. Sử dụng hợp lý tài nguyên không phải chỉ khai thác, tận dụng triệt để các nguồn tài nguyên trên lãnh thổ phục vụ phát triển kinh tế mà còn phải đảm bảo sự cân bằng về sinh thái và bền vững về môi trường. Nếu tác động con người dưới mức cho phép thì đó là động lực tạo cơ sở cho sự phát triển của hệ địa sinh thái theo chiều hướng ổn định trong trạng thái cân bằng và phát triển của toàn hệ thống. Nhưng nếu tác động quá mức cho phép sẽ làm cho hệ địa sinh thái bị đảo lộn và phát triển theo chiều hướng xấu, gây mất cân bằng sinh thái và gây nhiều hậu quả. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát thực địa: Đây là phương pháp truyền thống, rất quan trọng với tất cả các ngành nghiên cứu thiên nhiên, nhất là đối với địa lí tự nhiên tổng hợp. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đến khảo sát theo tuyến và theo điểm, tìm hiểu, chụp ảnh những đối tượng và địa điểm cần thiết. Quá trình khảo sát chủ yếu nghiên cứu các đặc điểm địa lí tự nhiên, sự phân hoá không gian lãnh thổ, đặc điểm kinh tế xã hội, khu công nghiệp, khu du lịch, tuyến giao thông,… Kết hợp với các phương pháp khác, so sánh đối chiếu với kết quả nghiên cứu trong phòng để nắm vững đặc trưng cơ bản của lãnh thổ nghiên cứu. - Phương pháp so sánh vùng: Phương pháp so sánh vùng là một trong những phương pháp nghiên cứu địa lý quan trọng trong phân tích vùng, vì đặc trưng của các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng phần lớn đều là tương đối, thông qua so sánh mới có thể phân biệt sự khác nhau giữa các vùng. Trong phân tích vùng, thường nói tới phát triển và lạc hậu, tập trung và tản mạn, tất cả đều là so sánh. Nếu không tiến hành so sánh để tham khảo, thì rất khó đưa ra kết luận một vùng là lạc hậu hay phát triển [12, 13, 14]. Nhưng, trước khi so sánh vùng, phải chú ý đến tính có thể so sánh giữa các vùng, bao gồm: tính có thể so sánh về phạm vi vùng, chỉ tiêu thống kê, giá trị tiền tệ, cơ cấu hoặc trình độ của chúng. Nếu như điều kiện so sánh không thống nhất, sẽ không thể đưa ra kết luận đúng. Trong công tác thực tế, nhất thiết phải chú ý đến sự sai khác do thay đổi về phân vùng hành chính, thay đổi các chỉ tiêu thống kê, biến đổi về tỷ giá tiền tệ và ngoại hối, giá cả giữa các vùng... đều có thể tạo thành tính không thống nhất của chỉ tiêu. 4 - Phương pháp thống kê toán học: Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn là những thông tin dữ liệu đầu vào về khu vực nghiên cứu. Nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: Thống kê qua tài liệu, báo cáo và sổ sách lưu trữ; Thống kê qua các số liệu khảo sát, đo đạc ngoài thực địa; Thống kê qua đo đạc, tính toán trên bản đồ; Thống kê qua các bảng điều tra nông hộ với hệ thống chỉ tiêu đã định; Thực tế cho thấy rằng đây là phương pháp không thể thiếu được, vì các số liệu thu thập theo phương pháp này có tính đồng bộ cao và giảm bớt thời gian đi thực địa [14]. Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý: Để xác lập sự đồng nhất hay phân dị lãnh thổ của các nhân tố sinh thái và các yếu tố kinh tế xã hội cũng như việc thể hiện chúng thì không còn cách nào khác là phải sử dụng bản đồ. Bản đồ được coi là ―ngôn ngữ của địa lý học‖, vì chúng có khả năng thể hiện rõ nhất, trực quan nhất các đặc trưng không gian của các đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp bản đồ còn là phương pháp duy nhất thể hiện sự phân bố không gian các phương án quy hoạch và tổ chức lãnh thổ, đồng thời giúp cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định về tổ chức sử dụng lãnh thổ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều so với việc đọc các bảng thống kê dài [12,14]. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Chương 2: Đánh giá hiện trạng tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế và sử dụng tài nguyên Chương 3: Định hướng tổ chức không gian phát triển kinh tế sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên huyện sóc sơn 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về tổ chức lãnh thổ: * Trên thế giới - Các lý thuyết kinh điển về định vị: + Lý thuyết về sử dụng đất (Von Thünen/ Alonso), lý thuyết định vị công nghiệp (Weber/ Smith/ Isard/ Moses), lý thuyết điểm trung tâm (Christaller/ Lösch), Lý thuyết cạnh tranh không gian (Hotelling). Lý thuyết về chi phí thấp nhất (Weber, 1929) (least cost theory) [49] liên quan đến phí vận chuyển, phí lao động và phí do nền kinh tế tập trung. Sự tập trung kinh tế dẫn đến chi phí cao đối với người lao động và tác động đến nền kinh tế. Weber kết luận, phí giao thông là yếu tố chính quyết định đến vị trí sản xuất, vị trí tốt nhất là nơi có chi phí vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm với giá thấp nhất. Ý tưởng đơn giản này trở thành lý thuyết nền tảng của định vị hiện đại. Phát triển lý thuyết của Weber, Isard, Walter 1956 phát triển lên một lĩnh vực được biết đến như khoa học vùng, một nhánh của khoa học xã hội [61], nghiên cứu tác động của không gian đối với việc ra quyết định kinh tế. Khung phương pháp phân tích vùng và liên vùng sau đó vào năm 1960 và 1998 với những mô hình phân tích chi phí so sánh, phân tích input-output… đã trở thành những tiêu chuẩn trong quy hoạch vùng [56, 57]. Lý thuyết về vị trí phụ thuộc (Hotelling, 1931) [48] cho rằng, khi có yếu tố cạnh tranh, yếu tố về vị trí phụ thuộc sẽ xuất hiện, lý thuyết quan tâm đến phân tích doanh thu hơn là phân tích chi phí của weber, phân tích khoảng cách người tiêu dùng đến nơi bán sản phẩm hoặc chi phí phân phối sản phẩm đến người mua, Harold Hotelling cho rằng khi thị trường không co giãn xuất hiện nhiều nhà phân phối. Thị trường trở nên nhạy cảm về giá cả và lượng khách hàng, nhà phân phối phải tìm kiếm lượng khách hàng đối đa bằng cách phân bố lại thị trường. Ông kết luận, khi có sự cạnh tranh trong thị trường không co giãn, trường hợp hàng hóa 6 nhạy cảm với giá cả, khi đó khoảng cách phân phối xa sẽ không thuận lợi, khi đó các nhà phân phối cần phân chia lại thị trường. Không hài lòng với 2 phương pháp trên, Agust Losch đưa ra cách tiếp cận mới dựa trên lợi nhuận nhà sản xuất (Phương pháp lợi nhuận tối đa) [49]. Nguyên tắc thay thế (Substitution Principle) cho thấy nhiều quy trình sản xuất công nghiệp thay đổi để giảm chi phí đầu vào (lao động, nguyên liệu…). Và với sự tăng đầu tư thiết bị, tăng phí vận chuyển để giảm giá đất thuê, nhà sản xuất sẽ tìm được vị trí thích hợp. Các nghiên cứu định vị gắn với yếu tố đô thị có dung lượng nhiều hơn cả và được chia ra theo nhiều hướng. Đầu tiên là nghiên cứu cấu trúc không gian đô thị của Alfred Marshall (1890), William Alonso, 1964 (dựa trên mô hình của Thünen) [59] đề cập đến giá thuê đất, thành phố đơn tâm và đa tâm. Hướng tiếp theo nghiên cứu chiều thứ 3 của lý thuyết định vị đô thị: chiều cao của các tòa nhà2. Georg Kohl (1850), Alfred Marshall (1890) sau này là Jean Gottmann (1966), Irving Hoch (1968) [58] đã phân tích chiều cao tối ưu của các toàn nhà và vấn đề sử dụng khoảng không của các thành phố. Đề cập đến vấn đề thuế đất, nhưng David Ricardo (1820), Henry George (1879) lại đưa ra khái niệm về thuế dựa trên độ màu mỡ của đất và giá trị đất đai; 2 ông đã đưa ra một hệ thống các thuế phải đóng dựa trên quan điểm này. Tiếp tục các vấn đề về đô thị là các nghiên cứu về chức năng đô thị. Colin Clark (1951, 1967) là người đầu tiên khám phá phát hiện mật độ dân số có xu hướng giảm dần so với khoảng cách từ thành phố trung tâm. Sau đó Newling (1969, 1971) đã áp dụng thông số được phát triển bởi Muth (1969) chỉ ra mối tương quan mạnh giữa mật độ với tỷ lệ tăng trưởng, ông đã xác định mức mật độ tiêu chuẩn cho thành phố để đảm bảo tốc độ tăng trưởng, qua đó ông đề xuất đưa mật đô dân số vào trong tính toán quy hoạch thành phố. Cuối cùng, bàn về vấn đề ngoại ô và ranh giới của đô thị là những đóng góp của C.Harris & E.L.Ullman (1945), Rodney Erickson (1986), Garreau (1991), Giuliano & Small (1991) về vùng ven đô, những khu dân cư cao cấp ở ngoại ô; R.L.Morrill (1966), M.Batty & P.Longley (1994) 2 Có nhiều tác giả đồng nhất khái niệm tổ chức không gian với tổ chức lãnh thổ, tuy nhiên khái niệm không gian rộng hơn nhiều, bao gồm cả vùng dưới lòng đất, bề mặt đất, vùng trời so với tổ chức lãnh thổ theo chiều ngang 7 [59] nghiên cứu ranh giới đô thị tiếp cận chiều fractal (Fractal dimension) và rìa đô thị (Urban fringe). Các nghiên cứu về không gian và thời gian đã đưa lý thuyết định vị trở thành công cụ ra quyết định. Howard Stafford (1969/74) và Krumme (1981) đã đặt ra câu hỏi các đối tượng tổ chức lãnh thổ nên định vị bây giờ hay về sau, từ đó các ông đưa ra và phát triển lý thuyết trì hoãn (Procrastination). Nói đến định vị, không ít suy nghĩ đề cập ngay đến không gian, đây thực sự là một sự thiếu sót lớn. Thời gian trong lý thuyết định vị đề cập đến các khía cạnh: giá trị thời gian trong lưu thông, quỹ thời gian, sự hội tụ không gian và thời gian (Time-Space Convergence)… do D.G.Janelle (1968), Abler (1971), Forer (1974), Gary Becker (1965), Hägerstrand (1970)… đề xuất. Về tiếp cận cấu trúc thu hút một số lượng lớn các nghiên cứu trên nhiều khía cạnh. Nghiên cứu mối quan hệ liên vùng, mạng lưới hợp tác và các khối liên minh chiến lược có Duncan (1972), F.E.Emery & E.L.Trist (1965), Fleming & Krumme Bảng 1.1: Tổng kết xu hướng định vị trên thế giới Pha I Cách mạng công nghiệp Pha II Từ 1950 -1990 Pha III Từ 1990 đến nay Nhân tố cơ bản (Primary factors) Nhân tố thứ 2 (Secondary factors) Nhân tố 3 (Tertiary factors) Chi phí vận tải với chi phí Sự gần gũi thị trường sản xuất, giá nhân công Sự gần gũi đến nguồn cung/ nhà cung cấp dịch vụ Những nhân tố tích tụ khác Chính sách chính phủ Tân cổ điển (chi phí thấp Lý thuyết cực tăng trưởng/ nhất) Lý thuyết nhân quả tích lũy3 Lý thuyết định vị Quần cư đô thị (Urban agglomeration) Tập trung vùng Lý thuyết cơ quan và cư xử (Behavioural and institutional theories) Khuyết tán không gian (Spatial diffusion) Khía cạnh môi trường, tri thức của lực lượng lao động, định vị kinh doanh bền vững, chất lượng cuộc sống, môi trường đầu tư Nguồn: [57] 3 Mô hình nhân quả tích luỹ (Cumulative causation model): Một phương pháp phân tích tăng trưởng kinh tế khu vực do G.MYRDAL đưa ra. Mô hình này cho rằng các lực lượng thị trường có khuynh hướng làm tăng bất bình đẳng về kinh tế giữa các khu vực của một nền kinh tế. Nó cũng cho rằng nếu một khu vực có tỷ lệ tăng trưởng cao hơn các khu vực khác sẽ khiến cho các yếu tố sản xuất trong khu vực tăng tưởng chậm chảy sang khu vực tăng trưởng nhanh 8 (1968), B.Kogut (1988), Rowena Ahern (1993). Nghiên cứu về cấu trúc không gian tổ chức có đề cập đến vị trí đặt trụ sở cơ quan điều hành, văn phòng (Johnston & Rimmer), Hymer (1972), Allan Pred (1977) [57]. Định vị có xu hướng chuyển từ chuyển từ các nhân tố cứng như chi phí vận chuyển, chi phí lao động… sang các nhân tố mềm hơn như chính sách, môi trường, chất lượng cuộc sống… Thực tế trên thế giới giai đoạn gần đây, cá doanh nghiệp chọn lựa vị trí do ưu đãi lớn về thuế thu nhập doanh nghiệp, phí môi trường và một thị trường lao động, tiêu thụ tiềm năng tại các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển tận dụng cơ hội thu hút FDI bằng cách cải thiện môi trường đầu tư, đưa ra chính sách ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, phí môi trường đối với doanh nghiệp nước ngoài4. Pha 1: Ban đầu lý thuyết định vị được phát triển bởi Weber (1929) sau đó là Edgar Hoover (1937), Melvin Greenhut (1956) và Walter Isard (1956), tập trung chính vào các mô hình toán học về sự tối ưu hóa trong định vị liên quan đến chi phí vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Những công ty có xu hướng định vị gần nguồn nguyên liệu khi khối lượng của nguyên liệu lớn hơn rất nhiều so với khối lượng của sản phẩm và ngược lại. Tuy nhiên, một vấn đề xảy ra đối với lý thuyết của trường phái Weber, Marshall (1961) đã chỉ ra rằng có nhiều lợi ích khi các công ty tập trung gần gũi với nhau, thay vì phân tán như trước kia. Lúc này định vị có thể phân bố tập trung về phía nguồn cung hoặc nguồn cầu (pha 2) [51]. * Ở Việt Nam Xuất hiện từ những năm 1960, tổ chức lãnh thổ ở Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi lịch sử, cùng với đòi hỏi khách quan từ nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, cho đến nay có thể tạm phân ra thành các thời kỳ sau [14, 30, 31]: Trước năm 1975: công tác tổ chức lãnh thổ diễn ra chủ yếu ở miền Bắc, tập trung vào quy hoạch các vùng để thành lập các nông, lâm trường quốc doanh, các khu kinh tế mới phát triển nông lâm nghiệp, khai hoang và phân bố lại dân cư nông 4 Việt Nam là quốc gia có nhiều ưu đãi để thu hút đầu tư FDI, Thời gian gần đây, dư luận đang đặt ra nhiều nghi vấn chuyển giá, chốn thuế, đối với một số doanh nghiệp lớn của nước ngoài như Coca Cola, Pepsi, Metro… Thực tế định vi ở các quốc gia khác sẽ mang lại nhiều lợi ích thuế, chính sách, lao động, thị trường… cho các công ty. Một câu hỏi định vị quan trọng một lần nữa được đặt ra ―Nội lực hay ngoại lưc?‖ 9 thôn [13, 14] . Tiếp đó là tiến hành quy hoạch các tiểu vùng, các vùng kinh tế mới ở trung du miền núi một số huyện và thị xã. Giai đoạn này nước ta không triển khai phân vùng, quy hoạch cấp tỉnh và các ngành. Trước đòi hỏi phát triển nông nghiệp và năng lượng, Uỷ ban sông Hồng đã đưa ra một quy hoạch sử dụng và quản lý nguồn nước trên một vùng lãnh thổ rộng lớn mà sau đó nhiều công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, phát triển nông nghiệp đã được xây dựng. Các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, văn hoá xã hội... cũng đã quy hoạch xây dựng một số công trình cụ thể. Giai đoạn 1975-1986: Nhà nước đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác quy hoạch và tổ chức lãnh thổ vì vậy đã thành lập Uỷ ban phân vùng quy hoạch, tiến hành phân vùng kinh tế và cao hơn nữa là nghiên cứu thành lập Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất giai đoạn 1986-2000 [31]. Về nông lâm nghiệp, nước ta được chia thành 7 vùng. Ngành công nghiệp và các lĩnh vực khác chưa được đề cập một cách tổng thể, nhưng các cụm công nghiệp, dịch vụ cũng đã được luận chứng. Đồng thời, nước ta được chia thành 4 vùng lớn, các vùng, tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, các ngành đều được nghiên cúu quy hoạch. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử thời kỳ này, nước ta đang bị bao vây, cấm vận, nền kinh tế chỉ huy, chưa có được chiến lược phát triển quốc gia làm căn cứ, điều tra cơ bản chưa đầy đủ,... Vì vậy các quy hoạch vùng và ngành chưa thực sự đi vào thực tế. Từ năm 1986 đến này: Giai đoạn đổi mới, đất nươc chúng ta có sự chuyển biến kinh tế nhanh chóng, công tác quy hoạch vùng và tổ chức lãnh thổ cũng đạt được nhiều thành tựu. Hiện nay hầu hết các tỉnh, thành phố đều có quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành. Năm 1996, trong đề tài độc lập và trọng điểm cấp nhà nước do GS Lê Bá Thảo làm chủ nhiệm thực hiện công trình ―cơ sở khoa học của tổ chức lãnh thổ Việt Nam từ nay đến năm 2020‖ [31] đã đề xuất sơ đồ khối tổ chức lãnh thổ Việt Nam, định vị được các đối tượng ưu tiên đầu tư theo giai đoạn có tính đến hiệu quả kinh tế và tác động đến môi trường, chú trọng đến tổ chức không gian công nghiệp, tổ chức đô thị và tuyến giao thông, xác định các ―nút‖ trọng yếu cần tác động trước mắt tạo động lực nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Hiện nay, nước ta có 4 vùng kinh tế trọng điểm, hình thành nhiều tuyến hành lang với các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Tuy nhiên chúng ta đang gặp phải vấn đề về chênh lêch giàu, nghèo, khu vực miền Trung ít được quan tâm đến. 10 Ngoài ra còn có nhiều công trình, đề tài, luận án về tổ chức lãnh thổ ở cấp phạm vi (tỉnh, vùng). Trong các sách giáo trình, tham khảo đáng chú ý là tác phẩm "Việt Nam - lãnh thổ và các vùng địa lý" của Lê Bá Thảo (1998) [30]; "Địa lý kinh tế Việt Nam" của Nguyễn Viết Thịnh và Đỗ Thị Minh Đức; "Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam" của Lê Văn Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú và Nguyễn Minh Tuệ (2001); "Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội" của Ngô Doãn Vịnh và Nguyễn Văn Phú (2001) ; ―Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Học hỏi và sáng tạo‖ của Ngô Doãn Vịnh (2003) [44]. Các công trình trên đã đóng góp về mặt lý thuyết nội dung, phương pháp, quan điểm và nguyên tắc tổ chức lãnh thổ. Bên cạnh đó, một số đề tài cấp nhà nước về tổ chức lãnh thổ lại mang một ý nghĩa thực tiễn to lớn. Tổ chức lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm" do Lê Bá Thảo làm chủ nhiệm (Đề tài độc lập cấp Nhà nước, 1994); "Tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" do Lưu Đức Hồng làm chủ nhiệm; "Xác định cơ cấu kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọng điểm ở Việt Nam" của Ngô Doãn Vịnh và Nguyễn Văn Phú (1998). Sau cùng, các luận án đóng góp kinh nghiệm thực tiễn tổ chức lãnh thổ, đặc biệt trên phạm vi lãnh thổ cấp tỉnh và trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch: Tổ chức lãnh thổ du lịch thành phố Hải Phòng của Nguyễn Thanh Sơn, 1996; Tổ chức lãnh thổ du lịch Quảng Nam - Đà Nẵng, Trương Phước Minh, 2003; Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Sơn La , 2010; Tổ chức lãnh thổ du lịch Hoà Bình trên quan điểm phát triển bền vững, Phạm Lê Thảo, 2006; Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định, Hoàng Quý Châu, 2011 [2]; Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Nghệ An, Lương Thị Thành Vinh, 2011; Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Nghệ An, Nguyễn Thị Trang Thanh, 2012 [28]. Các tác giả đều nhất trí tầm quan trọng của tổ chức lãnh thổ, đề xuất được những nội dung của tổ chức lãnh thổ, tuy nhiên chưa có sự thống nhất về khái niệm, nội dung, phương pháp tổ chức lãnh thổ và cũng từ sự không thống nhất đó dẫn đến những nhận định đôi khi đồng nhất quy hoạch tổng thể một vùng, một tỉnh là tổ chức lãnh thổ. 11 Các nghiên cứu về lãnh thổ huyện Sóc Sơn Các công trình nghiên cứu về nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội: Nghiên cứu địa chất-địa mạo và tài nguyên trong lòng đất: Nguyễn Văn Hoành và nnk (1978) Báo cáo địa chất tờ Hà Nội tỷ lệ 1/200.000; Ngô Quang Toàn và nnk (1994) thành lập bản đồ địa chất và khoáng sản nhóm tờ Hà Nội mở rộng, tỷ lệ 1/50.000. Đào Đình Bắc (2010), thành lập bản đồ địa mạo cho cả thành phố Hà Nội. Vũ Văn Phái (ch.b.), 2011 [19] trong cuốn sách Hà Nội - địa chất, địa mạo và tài nguyên liên quan cũng đã phản ánh đầy đủ về địa chất, địa mạo và khoáng sản Hà Nội, Xác lập tài nguyên địa hình và định hướng sử dụng hợp lý, trong đó có một phần về Sóc Sơn. Có ít nghiên cứu về khoáng sản Sóc Sơn, nghiên cứu Kaolin của Lưu Đức Hải (2002) là nghiên cứu khá đầy đủ, bước đầu lượng giá và tính toán các thiệt hại tài nguyên và môi trường của hoạt động khai thác và chế biến kaolin; Đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm giảm thiểu thiệt hại tài nguyên và môi trường phát sinh trong quá trình khai thác và chế biến kaolin tại huyện Sóc Sơn Hà Nội. Đánh giá tiềm năng khoáng sản đất sét đồi trong vùng Sóc Sơn để sản xuất gạch nung‖, KS. Trịnh Thị Hòa nêu sơ lược tình hình địa chất và khoáng sản sét vùng Sóc Sơn, dự báo tiềm năng đất sét đồi vùng Sóc Sơn phục vụ lâu dài cho công nghiệp vật liệu xây dựng của thành phố Hà Nội. Thổ nhưỡng và tài nguyên đất: Các nghiên cứu tập trung vào đất bạc màu và ứng dụng canh tác cây ngắn ngày (Phạm Văn My, 1995), Xây dựng hệ thống canh tác phù hợp (Đoàn Văn Điếm, LAPTSKH Nông nghiệp), Đánh giá các loại hình sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững ở huyện Sóc Sơn –Hà Nội (Hoàng Minh Ngọc, Luận văn thạc sỹ, 2004), Nghiên cứu đặc điểm khí hậu thành phố Hà Nội (Nguyễn Trọng Hiệu và nnk, 1998). Nghiên cứu nước dưới đất thành phố Hà Nội khỏi bị cạn kiệt và ô nhiễm (Đoàn Văn Cánh và nnk, 1997), Đa dạng sinh học và tài nguyên sinh vật có Đặng Huy Huỳnh. Các công trình đánh giá tổng hợp như Atlas Thăng Long – Hà Nội (Trương Quang Hải (ch.b.), 2010) [9]. Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội (Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, 2012). Điều kiện tự nhiên tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong định hướng phát triển không gian thủ đô Hà Nội (Đỗ Xuân Sâm 12 (ch.b.), 2010) [27]. Luận văn Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển bền vững nông - lâm nghiệp và du lịch huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (Tống Võ Lệ Hà, 2011) [10]. Các vấn đề kinh tế xã hội: Các nghiên cứu về làng nghề huyện Sóc Sơn tập trung vào Thực trạng phát triển làng nghề huyện Sóc Sơn; Vai trò của công làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá huyện Sóc Sơn. Gắn liền với làng nghề là vấn đề giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội (Nguyễn Thị Hải, 2009); Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Sóc Sơn Hà Nội. Do quá trình sản xuất của Sóc Sơn, nông nghiệp vẫn là ngành phát triển kinh tế chính của huyện, do vậy có nhiều nghiên cứu về cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ như: Thực trạng và một số giải pháp khuyến nông nhằm phát triển sản xuất cây ăn quả ở Sóc Sơn Hà Nội (luận văn); Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý ở ngoại thành Hà Nội (LAPTSKH Nông nghiệp, Bùi Thị Xô, 1994); Hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Sóc Sơn Hà Nội; Ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Sóc Sơn (2005); Hỏi - đáp công tác bảo vệ và phát triển rừng huyện Sóc Sơn - Hà Nội Sóc Sơn là địa bàn có địa hình phức tạp, vẫn còn một số xã khó khăn, các nghiên cứu hướng vào phân tích Thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm xoá đói giảm nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn huyện Sóc Sơn Thành phố Hà nội; hoặc cũng có nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy để tìm ra nguyên nhân của đói nghèo ở khu vực này, qua đó đề xuất giải pháp hợp lý. Vấn đề môi trường đặc biệt nổi cộm thời gian 10 năm trở lại đây. Có nhiều nghiên cứu tập trung các vấn đề môi trường của bãi rác thải Nam Sơn: Dự án xây dựng bãi rác thải Nam Sơn - Sóc Sơn; Đánh giá hiệu quả đầu tư, kinh tế - xã hội của dự án xây dựng bãi rác thải Nam Sơn – Sóc Sơn; Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn thị trấn Sóc Sơn - Hà Nội; Bộ NN & PTNN, 2004. Nghiên cứu, xác định tồn tại, nguồn gốc, quy luật phân 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan