Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cơ chế giải quyết tranh chấp trong công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1...

Tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp trong công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982

.PDF
130
228
117

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ------------------- NGUYỄN MẠNH ĐÔNG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC CHUYÊN NGÀNH : LUẬT QUỐC TẾ MÃ SỐ : 603860 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao Phó Chủ nhiệm, Ủy Ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao HÀ NỘI - NĂM 2009 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Công ước Luật biển của Liên hợp quốc 1982 Công ước Luật biển 1982 Hội nghị của Liên hợp quốc về Luật biển Hội nghị Luật biển Liên hợp quốc LHQ Thềm lục địa TLĐ Tòa án Công lý quốc tế TAQT Tòa án quốc tế về Luật biển TALB Pháp viện thường trực quốc tế PICJ (Permanent Court of International Justice) Tòa Trọng tài thường trực PCA (Permanent Court of Arbitration) Tổng Thư ký TTK Ủy ban Luật pháp quốc tế ILC (International Law Commission) Vùng đặc quyền kinh tế Vùng ĐQKT MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: QÚA TRÌNH PHÁP ĐIỂN HÓA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT ......................... 7 TRANH CHẤP QUỐC TẾ TRONG CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982............................................................................................................................. 7 1.1. Tranh chấp quốc tế và việc giải quyết tranh chấp quốc tế trong luật pháp quốc tế....................................................................................................... 7 1.1.1. Khái niệm tranh chấp quốc tế ................................................................ 7 1.1.2. Phân loại tranh chấp quốc tế .................................................................. 9 1.2. Nội dung nguyên tắc hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế ................ 11 1.2.1. Quá trình hình thành nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế ...................................................................................................................... 11 1.2.2. Nội dung nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế ............... 13 1.3. Quá trình pháp điển hoá cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 ............................................................. 19 1.3.1 Việc pháp điển hoá cơ chế giải quyết tranh chấp tại Hội nghị Luật biển lần thứ I và lần thứ II ..................................................................................... 19 1.3.2. Việc pháp điển hoá cơ chế giải quyết tranh chấp tại Hội nghị Luật biển lần thứ III ...................................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982 ........................................................................ 29 2.1. Nội dung cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982.................................................................... 29 2.1.1. Đặc điểm cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 .................................................................. 29 2.2. Nội dung cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982.................................................................... 39 2.2.1. Nghĩa vụ chung liên quan đến việc giải quyết hòa bình các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước Luật biển 1982 ........................ 40 2.2.2 Thủ tục bắt buộc đưa đến các quyết định mang tính ràng buộc ............. 43 2.2.3. Giới hạn và ngoại lệ đối với việc áp dụng thủ tục bắt buộc đưa đến các quyết định mang tính ràng buộc .................................................................... 46 3. Thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 ............................................................................................ 48 3.1. Tòa án Công lý quốc tế ............................................................................. 49 3.1.1. Thẩm quyền của Toà án Công lý quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến Công ước Luật biển 1982 ................................................ 49 3.1.2. Thực tiễn xét xử của TAQT trong việc xét xử các tranh chấp liên quan đến biển và đại dương kể từ khi Công ước Luật biển 1982 được thông qua ... 52 3. 2. Tòa án quốc tế về Luật biển ................................................................... 57 3.2.1. Thẩm quyền của TALB ....................................................................... 58 3.2.3. Cơ cấu tổ chức, thành phần của TALB ................................................ 66 3.3.3. Thực tiễn xét xử của TALB ................................................................. 67 3.3. Tòa Trọng tài: ........................................................................................... 76 3.3.1. Về thẩm quyền của Tòa trọng tài: ........................................................ 77 3.4. Trọng tài đặc biệt ..................................................................................... 79 3.4.1. Thẩm quyền của Tòa trọng tài đặc biệt ................................................ 80 3.4.2. Thực tiễn xét xử của Trọng tài theo Công ước Luật biển 1982............. 81 CHƯƠNG 3: VIỆT NAM VỚI VIỆC LỰA CHỌN THỦ TỤC GIẢI QUYẾT BẮT BUỘC THEO CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982 ............ 89 3.1. Điều kiện địa lý và đặc điểm của khu vực Biển Đông ............................. 89 3.1.1. Vị trí địa lý và tầm quan trọng của khu vực Biển Đông ....................... 89 3.1.2. Các loại tranh chấp ở khu vực Biển Đông:........................................... 90 3.2. Thực tiễn việc giải quyết tranh chấp ở khu vực Biển Đông.................... 92 3.3. Việt Nam và việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước Luật biển 1982 ............................................................. 93 3.3.1. Chủ trương của nhà nước ta về việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông ...................................................................................................................... 93 3.3.2. Việt Nam với việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc phân định các vùng biển với các quốc gia tiếp giáp hoặc đối diện .......................... 94 3.4. Việt Nam và việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 ............................................ 97 3.4.1. Sự cần thiết phải lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc ................. 98 3.4.2. Thực tiễn lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp tại các khu vực khác trên thế giới ................................................................................................... 99 3.4.3. Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc ............................................................................................................ 100 3.4.4. Việt Nam và việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật biển 1982 ............................................................................................ 102 105KẾT LUẬN ................................................................................................... 106 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Tranh chấp quốc tế là một phần tất yếu trong quan hệ quốc tế, nó diễn ra phổ biến ở mọi lúc, mọi nơi và trên tất cả các lĩnh vực của đời sống quốc tế. Tuy nhiên, trong các tranh chấp quốc tế thì các tranh chấp về biên giới lãnh thổ biển đảo và các tranh chấp có liên quan đến biên giới lãnh thổ biển đảo là những tranh chấp có tính chất phức tạp nhất, là nguyên nhân chủ yếu gây ra căng thẳng trong quan hệ giữa các quốc gia có liên quan, là mầm mống của các xung đột giữa các quốc gia, thậm chí là chiến tranh vũ trang nếu như chúng không được giải quyết một cách thoả đáng. Theo thống kê của một số học giải nước ngoài thì từ năm 1915 đến năm 1975 đã có 86 xung đột quốc tế trong đó có 39 xung đột là có nguồn gốc từ các tranh chấp lãnh thổ biển đảo. Để xây dựng môi trường hoà bình và ổn định, thuận lợi cho việc phát triển, các quốc gia cần phải quyết thoả đáng các tranh chấp quốc tế của mình. Trong lịch sử hình thành và phát triển của luật pháp quốc tế, có 2 hình thức giải quyết tranh chấp quốc tế phổ biến là giải quyết bằng biện pháp hoà bình và giải quyết bằng vũ lực. Tuy nhiên, với sự phát triển của luật pháp quốc tế, nhất là với sự ra đời của hệ thống LHQ thì việc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng vũ lực đã bị loại bỏ hoàn toàn và bị coi là bất hợp pháp trong quan hệ quốc tế. Theo Hiến chương LHQ và các quy định của luật quốc tế hiện đại các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình và chỉ duy nhất bằng biện pháp hòa bình (tác giả nhấn mạnh). Chiếm 72% diện tích bề mặt trái đất, biển và đại dương được thừa nhận là cái nôi của sự sống loài người. Không ai có thể phủ nhận là tất cả các quốc gia, dù có chế độ kinh tế chính trị xã hội, tiềm lực kinh tế quân sự khác nhau, không kể lớn hay nhỏ về mặt địa lý, có biển hay không có biển đều có những lợi ích thiết thực gắn liền với biển và đại dương. Vai trò của biển và đại dương càng lớn, giá trị và lợi ích của biển và đại dương đem lại cho các quốc gia càng nhiều thì các tranh chấp liên quan đến biển và và đại dương ngày càng phức tạp và đa dạng và diễn ra phổ biến trong quan hệ giữa các quốc gia. 1 Nỗ lực không mệt mỏi của cả cộng đồng quốc tế nhằm xây dựng một trật tự pháp lý quốc tế mới cho các vấn đề về biển và đại dương, kể cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, đã dẫn đến việc thông qua Công ước Luật biển 1982, đánh dấu thành công của Hội nghị Luật biển lần thứ III. Với việc Công ước Luật biển 1982 ra đời, phạm vi không gian địa chính trị của các quốc gia ven biển đã được mở rộng một cách đáng kể. Điều này đồng nghĩa với việc một số quyền và lợi ích mà các quốc gia khác trước đây vẫn được hưởng liên quan đến việc sử dụng biển và đại dương bị thu hẹp. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh nhiều tranh chấp giữa các quốc gia liên quan đến biển. Được thừa nhận là một trong những bước phát triển quan trọng nhất trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp quốc tế kể từ khi thông qua Hiến chương LHQ và Quy chế TAQT, cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982 không những được xây dựng nhằm bảo vệ trật tự pháp lý mới về biển và đại dương mà còn góp phần vào việc duy trì và tăng cường hoà bình và an ninh quốc tế thông qua việc tái khẳng định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp phát sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng Công ước bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với luật pháp và công lý quốc tế. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982 có đối tượng và phạm vi áp dụng rộng lớn, không chỉ điều chỉnh các tranh chấp phát sinh từ việc giải thích và áp dụng Công ước mà còn điều chỉnh cả những tranh chấp phát sinh từ một số điều ước quốc tế khác có liên quan đến mục đích của Công ước. Đặc trưng lớn nhất của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước 1982 là các quốc gia thành viên Công ước, trong một chừng mực nhất định, có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp liên quan đến Công ước theo thủ tục bắt buộc bằng bên thứ 3. Nói cách khác, khi đã là thành viên của Công ước Luật biển 1982, trong những điều kiện nhất định, các quốc gia phải chấp nhận quyền tài phán bắt buộc được trao cho các thiết chế xét xử được ghi nhận trong Công ước. Điều này phản ánh một xu thế phát triển mới đang tình bước trở thành phổ biến trong luật pháp quốc tế hiện đại, theo đó các tranh chấp giữa các quốc gia sẽ được đưa ra xét xử bằng bên thứ 3 theo thủ tục bắt buộc khi các nỗ lực và biện pháp giải quyết ngoại giao không đem lại kết quả. 2 Là một quốc gia ven biển, có nhiều lợi ích thiết thực gắn với biển và nằm trong khu vực Biển Đông, một khu vực địa chiến lược quan trọng và tồn tại nhiều tranh chấp liên quan đến việc sử dụng và quản lý biển, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với các quần đảo ở giữa Biển Đông, trong những năm qua Việt Nam đã vận dụng tốt các quy định của Công ước trong việc giải quyết dứt điểm một số tranh chấp liên quan đến phân định vùng biển chống lấn với các nước láng giềng. Tuy nhiên, các tranh chấp mà ta đang và sẽ phải giải quyết liên quan đến Công ước Luật biển 1982 hết sức đa dạng, với mức độ phức tạp ngày càng cao. Điều này đòi hỏi có sự đa dạng, linh hoạt về biện pháp giải quyết tranh chấp mà ta có thể vận dụng theo Công ước trong việc đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của ta trên biển. Bởi vậy, việc nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982, đặc biệt là về vấn đề lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp là yêu cầu mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Việc này không những góp phần vào việc giải quyết dứt điểm tranh chấp, bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, lợi ích mọi mặt của ta trên biển mà còn thúc đẩy việc giải quyết hoà bình các tranh chấp có liên quan đến các quốc gia khác thông qua đó giải toả được những căng thẳng, bất lợi trong quan hệ với các quốc gia có liên quan, tạo dựng được môi trường hoà bình, hữu nghị xung quanh ta thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải tính đến một thực tế là hiện nay một số quốc gia trong khu vực đang có khuynh hướng sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế để giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ biển đảo, các tranh chấp liên quan đến Công ước Luật biển 1982 như trường hợp của Malaysia và Indonesia đối với tranh chấp chủ quyền đảo Ligitan và Sepadan; trường hợp của Malaysia và Singapore đối với tranh chấp đảo Đá trắng; trường hợp của Malaysia và Singapore đối với việc Singapore tiến hành lấn biển ở khu vực eo biển Johor; giữa Nhật và Nga đối với việc tàu đánh cá của Nhật bị Nga bắt giữ....Do đó, chúng ta cũng cần có những bước chuẩn bị để tránh bị động khi các nước có liên quan chủ động hoặc đề xuất việc sử dụng các cơ quan tài phán như được quy định trong Công ước Luật biển 1982 để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến ta. 3 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Chúng ta đã có một số công trình nghiên cứu về Công ước Luật biển 1982 song chủ yếu tập trung vào một số chế định cơ bản của Công ước như vấn đề quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia như nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế; vấn đề phân định các vùng biển nói trên… Đối với việc nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế trong Công ước Luật biển 1982, trước đây đã có công trình “Giới thiệu Công ước 1982” của tác giả Phạm Giảng (năm 1982); đề tài nghiên cứu khoa học của của Vụ Luật pháp quốc tế, Bộ Ngoại giao (thực hiện năm 1997, Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Bá Sơn); luận văn thạc sĩ Luật học của thạc sĩ Huỳnh Minh Chính, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Ban Biên giới quốc gia (thực hiện năm 1999); công trình “Những điều cần biết về Luật biển” (năm 1997), “Toà án Công lý quốc tế” (năm 1999), “Toà án quốc tế về Luật biển” (năm 2006), Đề tài Nhà nước KC09.14 của TS. Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới quốc gia. Đây là những tài liệu hết sức quý giá, có giá trị lý luận và thực tiễn cao trong việc nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đều được thực hiện vào thời điểm Công ước Luật biển 1982 mới bắt đầu có hiệu lực và các thiết chế được thành lập theo Công ước, trong đó có cả thiết chế giải quyết tranh chấp mới được hình thành và đi vào hoạt động. Do đó, chưa có nhiều thời gian để nhìn nhận, đánh giá về sự vận hành của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982 trong thực tiễn, những mặt ưu và khuyết của cơ chế này… Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982 được các học giả nước ngoài khá quan tâm, nghiên cứu, đặc biệt là những quy định về giải quyết tranh chấp bắt buộc, ngoại lệ của việc áp dụng những quy định này, tính chất pháp lý, thực tiễn hoạt động của các thiết chế xét xử như TALB, Toà Trọng tài, Toà Trọng tài đặc biệt.... Đã có rất nhiều quan điểm, thậm chí là trái chiều nhau về vai trò và vị trí pháp lý của TALB trong hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế cũng như về ảnh hưởng và tương lai của TALB. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này chưa thực sự phổ biến ở nước ta. Bởi vậy, cùng với việc nghiên cứu cơ chế giải quyết tranh chấp trong 4 Công ước Luật biển 1982, việc đi sâu nghiên cứu về TALB và Toà Trọng tài…, những trụ cột chính của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc là việc làm cần thiết để có thể thấy một bức tranh toàn cảnh về cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước. 3. Mục tiêu của đề tài: Xuất phát từ tính cấp thiết nêu trên, đề tài này nhằm đạt một số mục tiêu sau: - Giới thiệu một cách có hệ thống quá hình hình thành và phát triển của nguyên tắc hoà bình giải quyết tranh chấp trong luật pháp quốc tế; quá trình pháp điển hoá cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982; - Đi sâu phân tích và trình bày những nội dung cơ bản, làm rõ đặc trưng cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982 là việc các quốc gia thành viên có nghĩa vụ giải quyết theo thủ tục bắt buộc các tranh chấp phát sinh từ quá trình áp dụng hoặc giải thích Công ước; - Đi sâu nghiên cứu, so sánh từng loại thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định trong Công ước Luật biển 1982 như TAQT, TALB, Toà Trọng tài và Trọng tài đặc biệt; thực tiễn xét xử các tranh chấp liên quan đến Công ước Luật biển 1982 của từng thiết chế xét xử này; - Giới thiệu về đặc điểm địa lý và tình hình tranh chấp ở khu vực Biển Đông; mối quan hệ giữa tranh chấp ở Biển Đông với cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật biển 1982; phân tích các loại tranh chấp và thực tiễn giải quyết tranh chấp về biển của Việt Nam; khả năng sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước vào việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. - Mục tiêu cao nhất của đề tài là đề xuất việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc mà Việt Nam có thể lựa chọn phù hợp với tình hình, hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam nhằm bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của ta ở trên biển. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định liên quan đến việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện hoặc giải thích Công ước Luật biển 1982, đặc biệt là về cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982; thực tiễn giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện và áp dụng 5 Công ước Luật biển 1982 của các thiết chế giải quyết tranh chấp được quy định trong Công ước; so sánh về thẩm quyền, tính chất pháp lý của các thiết chế giải quyết tranh chấp; vấn đề lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp. Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Quá trình hình thành và phát triển của nguyên tắc giải quyết hoà bình tranh chấp quốc tế; xu hướng giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia bằng bên thứ 3; đặc trưng cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982; phân loại tranh chấp theo Công ước Luật biển 1982; các loại tranh chấp mà Việt Nam đã đang và sẽ phải giải quyết; thủ tục giải quyết tranh chấp mà Việt Nam có thể lựa chọn. 5. Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu - Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin - Bên cạnh đó luận văn còn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: lịch sử, so sánh, quy nạp, diễn dịch, so sánh, tổng hợp, xã hội học để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của đề tài: - Bổ sung những nghiên cứu gần đây của các học giả quốc tế liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế trong Công ước Luật biển 1982; thực tiễn giải quyết tranh chấp của các thiết chế được ghi nhận trong Công ước; xu thế của các quốc gia trong việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp theo Công ước. - So sánh, đối chiếu các loại thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc trong Công ước Luật biển 1982 để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các thủ tục này; điểm tích cực, hạn chế của mỗi loại thủ tục để từ đó có thể đề xuất loại thủ tục mà Việt Nam có thể lựa chọn cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. - Trên cơ sở nêu trên, đề xuất thủ tục giải quyết tranh chấp mà Việt Nam có thể lựa chọn, lý giải nguyên nhân của việc đề xuất này. 7. Triển vọng áp dụng kết quả của đề tài Thông qua việc hoàn thành những mục tiêu nêu trên, đề tài sẽ cung cấp các thông tin, cơ sở khoa học pháp lý và lý luận, thực tiễn quốc tế cho việc quyết định lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc mà Việt Nam phải lựa chọn với tư cách là một quốc gia thành viên Công ước Luật biển 1982. 6 CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH PHÁP ĐIỂN HÓA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ TRONG CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982 1.1. Tranh chấp quốc tế và việc giải quyết tranh chấp quốc tế trong luật pháp quốc tế 1.1.1. Khái niệm tranh chấp quốc tế Tranh chấp là một hiện tượng phổ biến và không tránh khỏi trong bất cứ một xã hội nào [35, Trg 1] nó diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi và trên mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ các tranh chấp trong nội bộ các gia đình, các nhóm xã hội, các công ty đến tranh chấp giữa các quốc gia. Là “sản phẩm phụ” của quá trình tương tác xã hội, tranh chấp không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực trong chừng mực chúng không phá vỡ trật tự xã hội. Bởi vậy, cũng có quan điểm cho rằng một xã hội mà không tồn tại các tranh chấp là một xã hội không vận động, thay đổi và phát triển [50, Trg 6]. Quan hệ quốc tế được đặc trưng bởi các mối quan hệ, tương tác giữa các quốc gia trong khuôn khổ một xã hội quốc tế và khi tham gia vào các mối quan hệ này, mỗi quốc gia đều theo đuổi những lợi ích, mục tiêu riêng của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào, những lợi ích, mục tiêu này cũng đồng nhất với nhau mà trong rất nhiều trường hợp chúng có thể xung đột với nhau, tranh chấp phát sinh và khi đó mỗi quốc gia sẽ tìm ra hoặc sử dụng những cách thức khác nhau để bảo vệ những lợi ích, mục tiêu riêng này. Nếu như các quốc gia có lợi thế về sức mạnh kinh tế, quân sự, chính trị có thể sử dụng những lợi thế này để gây sức ép, buộc các bên tranh chấp khác phải chấp nhận “giải pháp” phù hợp với lợi ích, mục tiêu của mình thì ngược lại, đối với các các quốc gia không có hoặc bất lợi về sức mạnh này, họ sẽ phải sử dụng các biện pháp “mềm dẻo hơn” như tác động về mặt đạo nghĩa lên đối tác của mình, thuyết phục dư luận rằng các quyền và yêu sách của mình là có cơ sở, hợp pháp và chính đáng hơn. Để tìm ra một mẫu số chung 7 cho việc dàn xếp xung đột, bất đồng về lợi ích nêu trên các quốc gia đã xây dựng nên các quy tắc, nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế. Vậy tranh chấp quốc tế là gì, chúng bao gồm những thành tố nào? Đây là vấn đề đã được nhiều luật gia trên thế giới nghiên cứu song cũng tồn tại không ít cách tiếp cận và giải thích khác nhau. Tuy nhiên, khi đề cập tới việc giải quyết tranh chấp quốc tế, đa phần các luật gia trong lĩnh vực luật quốc tế trên thế giới đều viện dẫn tới khái niệm tranh chấp mà Toà thường trực Tòa án công lý quốc tế đã sử dụng trong vụ Mavromattis năm 1924, theo đó tranh chấp được xác định là “một bất đồng về một điểm/vấn đề của luật pháp hoặc về một sự kiện, một xung đột về quan điểm pháp lý hoặc lợi ích giữa hai chủ thể”[64, Trg 13]. Khái niệm này đã được một học giả nổi tiếng trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, giáo sư J.G Merrils phát triển một cách khá toàn diện và đầy đủ, theo tác giả: “Tranh chấp được xác định là một bất đồng cụ thể liên quan tới sự việc, luật hoặc chính sách trong đó đòi hỏi hoặc yêu sách của một bên gặp phải sự bác bỏ, phản đòi hỏi hoặc từ chối của bên kia. Theo nghĩa rộng nhất, một tranh chấp quốc tế có thể được coi là tồn tại bất kể khi nào sự bất đồng nêu trên liên quan đến các chính phủ, các thể chế, pháp nhân hoặc các thể nhân trong các khu vực khác nhau của thế giới. Tuy nhiên, các tranh chấp mà là đối tượng quan tâm chính của công trình nghiên cứu này là những tranh chấp mà trong đó các bên là hai hay nhiều trong số gần 200 quốc gia hoặc các nhà nước có chủ quyền…”[35, Trg 1]. Qua khái niệm tranh chấp quốc tế nêu trên, chúng ta có thể rút ra các yếu tố cơ bản cấu thành một tranh chấp quốc tế, chúng bao gồm: - Phải tồn tại bất đồng giữa các hai hay nhiều quốc gia và bất đồng này phải là bất đồng cụ thể. Trong quan hệ quốc tế, giữa các quốc gia tồn tại rất nhiều bất đồng (ví dụ, các bất đồng về quan điểm về phát triển hoặc nhân quyền, văn hóa…) song những bất đồng này chưa thể coi là tranh chấp giữa các quốc gia liên quan. Bên cạnh đó, tranh chấp quốc tế cũng không giống với thái độ thù nghịch hoặc không thân thiện giữa các quốc gia. Hai hay nhiều quốc gia có thể có thái độ, cách nhìn nhận không tốt về nhau song đó chưa phải là 8 tranh chấp, nếu không có bất kỳ bất đồng cụ thể nào tồn tại. Ngược lại, hai quốc gia có quan hệ hữu nghị mật thiết với nhau nhưng giữa họ tồn tại một bất đồng cụ thể thì bất đồng này vẫn được coi là tranh chấp quốc tế. Hơn thế nữa, tranh chấp còn được phân biệt với trạng thái, tình huống theo nghĩa là một quốc gia cảm thấy bị tổn thương hoặc có thái độ thù nghịch với quốc gia khác trừ khi những tình huống này đã tạo thành một yêu sách hay đòi hỏi cụ thể [53, trang 4]. - Bất đồng phải liên quan tới các yêu sách và đòi hỏi đối kháng nhau. Nói cách khác, một bên phải đưa ra đòi hỏi hoặc yêu sách cụ thể (trên cơ sở cho rằng mình có quyền đối với đòi hỏi, yêu sách) và đòi hỏi và yêu sách này gặp phải sự phản đối hoặc từ chối của quốc gia có liên quan. Việc đòi hỏi và phản đối thông thường được thông qua các tuyên bố chính thức, công hàm ngoại giao hoặc các hành động trên thực tế. 1.1.2. Phân loại tranh chấp quốc tế Do tranh chấp quốc tế xảy ra trên tất cả các lĩnh vực của quan hệ quốc tế nên hệ quả là có rất nhiều các loại tranh chấp quốc tế khác nhau tồn tại giữa các quốc gia. Do đó, việc phân loại các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia mang ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để xác định các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế liên quan để từ đó tìm ra các giải pháp khác nhau cho việc giải quyết tranh chấp quốc tế. Xét về mặt lý thuyết, có nhiều cách khác nhau để phân loại các tranh chấp quốc tế: a) Theo đối tượng của tranh chấp: đây là cách phân chia truyền thống, dựa vào chính tranh chấp giữa các bên. Theo cách phân chia này, tranh chấp có thể có thể nảy sinh liên quan đến các yêu sách về lãnh thổ, quyền tài phán, bảo hộ ngoại giao, việc thực hiện nghĩa vụ theo các điều ước quốc tế, Luật biển và nhiều tranh chấp khác. Những tranh chấp loại này có thể được chia nhỏ hơn nữa thành các tranh chấp hết sức cụ thể như tranh chấp về việc phân định biển, tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ đối với đảo, tranh chấp môi trường… b) Theo tính chất quan trọng của tranh chấp quốc tế: theo cách phân chia này tranh chấp được chia ra thành những tranh chấp đe doạ đến hòa bình và an ninh quốc tế và những tranh chấp không ảnh hưởng đến hoà bình và an ninh quốc tế. Tuy nhiên, cách phân loại này mang nặng tính học thuật vì thực 9 sự rất khó xác định thế nào là một tranh chấp ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh quốc tế và tranh chấp nào là không, nhất là trong bối cảnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. c) Theo đặc điểm của tranh chấp: đây là cách phân loại nhằm phân biệt các tranh chấp mà việc bất đồng giữa các bên liên quan đến: (i) sự kiện (cái gì đã xảy ra); (ii) các quy định pháp luật có liên quan (những quy phạm nào hoặc nguyên tắc pháp lý nào mà các bên yêu cầu phải áp dụng); (iii) ai là người có thẩm quyền giải quyết và việc giải quyết được tiến hành theo thủ tục nào… d) Theo tính chất mối quan hệ giữa các bên tranh chấp: theo cách phân loại này người ta dựa vào mối quan hệ bang giao giữa các bên tranh chấp. Do đó, sẽ có tranh chấp giữa các quốc gia có mối quan hệ mật thiết với nhau, giữa các quốc gia cùng ý thức hệ, tôn giáo… và các tranh chấp giữa các quốc gia mới chỉ có mỗi quan hệ với nhau hoặc không cùng các tiêu chí được liệt kê. e) Theo tầm quan trọng của tranh chấp đối với các bên tranh chấp: theo cách phân loại này thì tranh chấp được sắp xếp dựa vào nhận thức và quan điểm của quốc gia tranh chấp đối với tranh chấp, theo đó sẽ có các tranh chấp liên quan đến lợi ích sống còn của quốc gia và có những tranh chấp ít quan trọng hơn… f) Theo cách thức mà tranh chấp được giải quyết: theo cách phân loại này thì có những tranh chấp các bên có thể giải quyết bằng bên thứ 3 có những tranh chấp các bên không muốn giải quyết bằng bên thứ 3 (các tranh chấp liên quan đến lợi ích sống còn, tranh chấp liên quan đến việc sử dụng vũ lực…). Tuy nhiên, việc phân chia các loại tranh chấp nêu trên cũng chỉ mang tính chất tương đối vì một tranh chấp quốc tế cụ thể có thể được xếp vào nhiều loại tranh chấp khác nhau và ngược lại nhiều tranh chấp cụ thể có thể được đưa vào một nhóm loại tranh chấp. Ví dụ, các tranh chấp liên quan đến biên giới lãnh thổ có thể vừa được xếp vào loại các tranh chấp có tầm quan trọng, có thể ảnh hưởng đến hòa bình an ninh quốc tế, song cũng có thể xếp vào loại các tranh chấp giữa các quốc gia láng giềng…Song không vì lý do này mà chúng ta hạ thấp vai trò của việc phân loại tranh chấp, trên thực tế việc phân loại đúng sẽ góp phần quan trọng vào việc xác định lựa chọn biện 10 pháp giải quyết thích hợp các tranh chấp phát sinh, tránh được việc tranh chấp tiếp tục phát triển theo chiều hướng tiêu cực hơn. 1.2. Nội dung nguyên tắc hoà bình giải quyết tranh chấp quốc tế 1.2.1. Quá trình hình thành nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế Có thể khẳng định rằng trong suốt tiến trình lịch sử của nhân loại, việc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng vũ lực và bằng biện pháp hòa bình luôn song hành cùng nhau và diễn ra ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nếu nhìn vào tiến trình lịch sử của nhân loại, chúng ta thấy có nhiều trường hợp các quốc gia có tranh chấp, bên cạnh việc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp này với quốc gia khác còn thông qua việc môi giới, trung gian của các “thuyết khách” hoặc nhờ cậy tới một quốc gia thứ ba có thế lực mạnh hơn hẳn để giải quyết các bất đồng của mình. Điều này diễn ra khá phổ biến trong lịch sử cả phương Đông lẫn phương Tây (Sử ký Tư Mã Thiên cũng đề cập đến vấn đề này). Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng so với việc giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế thì việc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp đã chiếm ưu thế hơn trong suốt chiều dài của lịch sử. Phù hợp với tiến trình lịch sử này, trước đây, luật pháp quốc tế đã thừa nhận tính hợp pháp của cả 2 phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế này và luật pháp quốc tế thời đó đã làm công việc đơn giản nhất là quy định việc áp dụng các biện pháp này cũng như việc giải quyết hậu quả của nó. Bước vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế việc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng vũ lực, Công ước La Hay năm 1899 và 1907 về giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế có thể được coi là nỗ lực đầu tiên theo khuynh hướng này. Mặc dù cả 2 Công ước đều để ngỏ khả năng cho các quốc gia lựa chọn biện pháp hòa bình và biện pháp chiến tranh trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế, song đã kêu gọi các quốc gia ưu tiên áp dụng trong trường hợp có thể hoặc trong hoàn cảnh cho phép các biện pháp hòa bình trước khi viện dẫn đến các biện pháp vũ lực (Theo điều 1 và điều 2, Công ước La Hay 1899, 1907). Các biện pháp 11 hòa bình giải quyết tranh chấp theo các Công ước La Hay 1899 và 1907 bao gồm trung gian, hòa giải, trọng tài và Tòa trọng tài thường trực. Tiếp theo các Công ước La Hay về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, Hiến chương của Hội quốc liên được thông qua tại Hội nghị hoà bình Paris năm 1919, mặc dù cũng không loại trừ giải pháp bằng biện pháp quân sự, song đã quy định nghĩa vụ ưu tiên giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình (Điều 12-17 Hiến chương Hội quốc liên). Tính chất hai mặt của các điều khoản giải quyết tranh chấp được quy định trong các điều ước nêu trên có thể được giải thích là do hệ quả của việc không tồn tại nguyên tắc không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Việc hạn chế dần việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế đã tạo đà cho nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế phát triển và dần trở thành nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, mang tính bắt buộc đối với các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Điều ước quốc tế được nhắc đến nhiều nhất liên quan đến việc loại bỏ việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế là Hiệp ước Briand-Kellog năm 1928, trong đó “Các quốc gia thành viên thay mặt nhân dân mình long trọng tuyên bố rằng họ lên án việc sử dụng chiến tranh như là biện pháp giải quyết tranh chấp và từ bỏ phương thức này như là một phương tiện trong chính sách quốc gia trong quan hệ của họ với các quốc gia khác… {và} …Các quốc gia ký kết nhất trí là việc giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng giữa họ bất kể bản chất của tranh chấp và nguồn gốc của các tranh chấp là gì có thể nảy sinh giữa họ sẽ không bao giờ giải quyết bằng biện pháp nào khác ngoài biện pháp hòa bình” (Điều 1 và Điều 2 Hiệp ước. Hiệp ước này được Ngoại trưởng Mỹ, Frank B. Kellogg và Ngoại trưởng Pháp, Aristide Briand soạn thảo thảo và được 15 quốc gia trong đó có các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Úc…, ký ngày 27/8/1928 tại Pari, Pháp). Tuy nhiên, phải cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ II và với sự ra đời của hệ thống LHQ thì nghĩa vụ giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế và cùng với nó việc cấm sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế mới được thừa nhận là nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia. Không chỉ được ghi nhận trong Hiến chương 12 LHQ, văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất của loài người, mà nguyên tắc này còn được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế quan trọng như Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ, Tuyên bố của Đại hội đồng LHQ năm 1970 về tăng cường an ninh quốc tế; Hiệp ước của Liên đoàn các quốc gia A rập (1945) Tuyên bố của Hội nghị của các nước Á Phi năm 1955 (tuyên bố Băng Đung), Tuyên bố Manila 1982 về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế năm 1982…. 1.2.2. Nội dung nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế Nội dung nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế được ghi nhận trong các văn kiện nêu trên đòi hỏi tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia phải được giải quyết bằng biện pháp duy nhất, biện pháp hòa bình, phù hợp với công lý và luật pháp quốc tế. Nguyên tắc giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế không thừa nhận bất cứ ngoại lệ nào, chính điều này là cho nguyên tắc này khác với một số nguyên tắc cơ bản khác của luật pháp quốc tế như nguyên tắc không sử dụng vũ lực trong đó vẫn chấp nhận một số ngoại lệ cụ thể (Điều 51 Hiến chương LHQ cho phép các quốc gia thành viên LHQ có quyền sử dụng vũ lực thông qua hành động tự vệ cá nhân hoặc tập thể). Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế đòi hỏi các bên tranh chấp phải thông qua các biện pháp cụ thể được quy định trong Hiến chương LHQ và các điều ước có liên quan, nhanh chóng tìm ra một giải pháp thỏa đáng để tranh chấp có thể được giải quyết dứt điểm trong một thời gian sớm nhất có thể. Điều quan trọng của nguyên tắc này là các quốc gia có liên quan có quyền tự do lựa chọn, thỏa thuận các biện pháp cụ thể để giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế của mình cho phù hợp với hoàn cảnh và tính chất của tranh chấp. Khi tiến hành giải quyết tranh chấp các bên tranh chấp có nghĩa vụ thực hiện một cách thiện chí biện pháp giải quyết tranh chấp cụ thể mà các bên lựa chọn và trong trường hợp không đạt được giải pháp cho tranh chấp bằng các biện pháp đã được lựa chọn, các quốc gia có thể thỏa thuận hoặc tìm kiếm các biện pháp hòa bình khác để giải quyết tranh chấp. 13 Điều 33 Hiến chương LHQ quy định một loạt các biện pháp cụ thể để giải quyết hòa bình các tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia, chúng bao gồm biện pháp ngoại giao và biện pháp tư pháp. Những biện pháp được quy định trong Điều 33 của Hiến chương LHQ có thể được coi là những biện pháp cơ bản nhất, là cơ sở cho việc giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế. Những biện pháp theo Điều 33 của Hiến chương LHQ bao gồm: a) Đàm phán (Negotiation): Trong số các biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế thì đàm phán ngoại giao là biện pháp quan trọng nhất, nó là cơ sở của mọi biện pháp khác vì suy cho cùng, dù có sử dụng bất cứ biện pháp nào thì việc trực tiếp thảo luận giữa các bên tranh chấp là điều kiện tiên quyết để các bên cùng nhau giải quyết tranh chấp của mình. Nói cách khác, thông qua đàm phán, các bên có thể đạt được giải pháp cho tranh chấp hoặc sẽ mở đường cho các biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp khác có thể được sử dụng trong trường hợp đàm phán không đạt được kết quả. Do đó, đàm phán vừa là nguyên tắc, vừa là phương pháp thực hiện việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Đàm phán được coi là “Việc thống nhất các ý kiến khác biệt của các bên thành một thỏa thuận chung” [69, Trg 7]. Biện pháp này được ghi nhận trong hầu hết các điều ước quốc tế mang tính phổ cập, khu vực và song phương (Theo Niên giám điều ước quốc tế của Việt Nam xuất bản các năm 1999-2006 ghi trong hầu hết các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký với các nước ngoài và các tổ chức quốc tế thì hình thức giải quyết tranh chấp phổ biến nhất là thống qua đàm phán ngoại giao). Đàm phán là biện pháp giải quyết tranh chấp lâu đời nhất và được coi là quan trọng nhất. Điều này còn được thể hiện ở chỗ bản thân luật pháp quốc tế, các quy định về giải quyết tranh chấp quốc tế cũng được xây dựng và thông qua bởi quá trình đàm phán. Đàm phán có thể được sử dụng để giải quyết các loại tranh chấp quốc tế khác nhau, cho dù đó là các tranh chấp về kinh tế, chính trị, pháp lý hoặc bất cứ vấn đề nào. So với việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp tư pháp thì đàm phán hoàn toàn mang tính chất cơ động, không phụ thuộc vào các thủ tục ấn định. Tuy nhiên, điều này không phủ nhận việc đàm phán phải dựa vào các cơ sở và căn cứ luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc bình đẳng chủ quyền, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. 14 Đàm phán có thể diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau và duới nhiều dạng khác nhau như viết thư, trao đổi miệng, đàm phán song phương, đàm phán đa phương. Không những là một trong những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp hữu hiệu, đàm phán còn được xem là một kỹ thuật để hạn chế và ngăn ngừa tranh chấp quốc tế phát triển theo hướng tiêu cực hơn. b) Điều tra (Enquiry): Thực tế cho thấy khi một bất đồng giữa các quốc gia về sự việc, luật pháp hoặc chính sách sâu sắc đến mức có thể làm phát sinh một tranh chấp quốc tế thì các bên sẽ kiên trì quan điểm của mình, khó có khả năng nhượng bộ hoặc hòa giải. Khi rơi vào hoàn cảnh này một hoặc tất cả các bên tranh chấp đều dễ từ chối việc thảo luận vấn đề với lý do quan điểm của họ là “không thể đàm phán” [35 Trg 44]. Trong trường hợp này thì cả đàm phán lẫn trung gian, hòa giải đều khó có thể đưa đến một giải pháp cho tranh chấp, bởi vậy cần có một biện pháp khác, đó là điều tra. Điều tra là hình thức giải quyết tranh chấp đã được ghi nhận trong Công ước La hay về giải quyết tranh chấp quốc tế năm 1899 và 1907. Theo đó, các bên tranh chấp có thể lập ra hoặc đề nghị thành lập một Ủy ban điều tra với nhiệm vụ là cùng tìm hiểu thực tế của sự việc dẫn đến tranh chấp giữa các bên. Khi kết thúc việc điều tra, Ủy ban sẽ đệ trình báo cáo lên các bên tranh chấp và báo cáo này không có giá trị pháp lý ràng buộc các bên. Trong báo cáo các bên có thể trình bày về các văn bản, việc giám sát trên thực địa, nghe nhân chứng chứng song không đưa ra bình luận về tranh chấp. Thực tiễn quốc tế đã có nhiều Ủy ban điều tra được thành lập như việc Anh và Đan Mạch đã nhất trí thành lập Ủy ban điều tra gồm có 3 điều tra viên người Pháp, Bỉ và Hà Lan, điều tra về nguyên nhân vụ tai nạn của tàu Red Crusader. Tàu Red Crusader của Anh bị phía Đan Mạch cho là đang đánh cá trộm tại vùng biển của Đan Mạch và tiến hành bắt giữ và cho 2 nhân viên công vụ lên tàu Red Crusader để áp giải về cảng của Đan Mạch. Tuy nhiên, 2 nhân viên này đã bị các thủy thủ Anh khống chế buộc phía Đan Mạch phải nổ súng và gây thiệt hại cho tàu. Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) cho thành lập Ủy ban điều tra tiến hành vụ tai nạn máy bay của Hãng hàng không Korea mang số hiệu KE 007 bị Nga bắn rơi năm 1983… 15 c) Trung gian (Mediation) Mặc dù có nhiều thế mạnh song không phải lúc nào đàm phán ngoại giao cũng đem lại kết quả mong đợi, giải quyết dứt điểm được tranh chấp giữa các bên có liên quan, nhất là khi các bên vì “thể diện” hoặc thiếu thiện chí trong việc đàm phán, thương lượng. Khi mà biện pháp này không mang lại hiệu quả thì sự có mặt của bên thứ 3 có thể được xem là một biện pháp có khả năng giúp các bên phá vỡ bế tắc, tìm ra được một giải pháp mà có thể cùng chấp nhận được. Trung gian là một hình thức đặc biệt của giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp ngoại giao. So với đàm phán ngoại giao thì đặc điểm lớn nhất của phương thức này là có sự tham gia của bên thứ 3 trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên. Tuy nhiên, tính chất, vai trò và phạm vi hoạt động của bên thứ 3 này hoàn toàn tùy thuộc vào nguyện vọng và ý chí của các bên tranh chấp và bên thứ 3 cũng hết sức đa dạng, không chỉ giới hạn là nhà nước, tổ chức quốc tế mà còn có thể là các cá nhân có uy tín quốc tế. Bên thứ 3 này đóng vai trò trung tính, thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp giữa các bên. Trong quan hệ quốc tế ngày nay chúng ta chứng kiến vai trò trung gian nổi bật của LHQ, các cơ quan của LHQ như TTK, người đứng đầu các tổ chức chuyên môn và những cựu nguyên thủ quốc gia của các nước lớn, đặc biệt là Mỹ, Anh, Na Uy…. Mọi người đều có thể nhắc đến tên của những nhà trung gian nổi tiếng trên thế giới như cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter, Giáo hoàng, các TTK LHQ (TTK LHQ Perez de Cuellar là trung gian trong vụ tranh chấp đảo Falkland/Mavinas giữa Anh và Achentina; trong vụ tranh chấp giữa Chilê và Achentina về kênh đào Keagle, Giáo hoàng đã đề nghị một thành viên của Giáo hội, giáo chủ Antonio Samore làm người trung gian….). d) Hòa giải (Conciliation): Hòa giải được xác định là “Một biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế bất kể tính chất của các tranh chấp này theo đó một Ủy ban được các bên thành lập, trên cơ sở thường trực hoặc adhoc để giải quyết tranh chấp, tiến hành việc xem xét một cách khách quan tranh chấp và cố gắng xác định các điều khoản của một giải pháp mà các bên có thể chấp nhận hoặc tạo điều kiện cho các bên, với mục tiêu nhằm tìm kiếm một giải pháp, những sự trợ giúp tương tự trong trường hợp được các bên đề nghị [8]. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan