Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Lịch sử Chuyện kể bài 14 vnen 7...

Tài liệu Chuyện kể bài 14 vnen 7

.DOCX
4
455
51

Mô tả:

tài liệu quý hiếm
ST T Quốc gia Tiền tệ Thủ đô 1 Indonesia Rupiah Jakarta 2 Myanmar Kyat Naypyidaw 3 Thái Lan Baht Bangkok 4 Việt Nam Đồng Hà Nội 5 Malaysia Ringgit Kuala Lumpur vàPutrajaya 6 Philippines Peso Philippines Manila 7 Lào Kip Vientiane 8 Campuchia Riel Phnom Penh 9 Đông Timor Đô la Mỹ Dili 10 Brunei Đô la Brunei Bandar Seri Begawan 11 Singapore Đô la Singapore Singapore 12 kiến trúc chùa tuyệt đẹp ở Đông Nam Á 1. Wat Pho (Bangkok, Thái Lan) Một ngôi chùa Phật giáo ở quận Phra Nakhon của Bangkok. Wat Pho là nơi có pho tượng Phật nằm cao khoảng 15 mét và dài 45,4 mét. Ngôi chùa, ngoài ra, còn được gọi là trường đại học công đầu tiên của Thái Lan. 2. Ta Prohm (Siem Reap, Campuchia) Phổ biến được biết đến như là địa điểm quay của bộ phim Tomb Raider, Ta Prohm được xây dựng vào cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13. Ở đây có thể chứng kiến cảnh tượng cây cối ngày càng phát triển, trèo qua, và bao bọc xung quanh các di tích bằng đá, ban đầu là một tu viện Phật giáo và trường đại học. 3. Borobudur (Trung Java, Indonesia) Borobudur được xây dựng vào thế kỷ thứ 9, là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất trên thế giới. Chùa gồm các thềm đá hình vuông được chồng lên bởi các tháp nền tròn, và hơn 500 bức tượng Phật có thể được tìm thấy xung quanh Borobudur. 4. Wat Phra That Doi Suthep (Chiang Mai, Thái Lan) Nằm ở trên cùng của Doi Suthep, ngôi chùa mang đến cảnh quan tuyệt đẹp của Chiang Mai. Wat Phra That Doi Suthep được coi là một nơi phải tham quan nhất trong các điểm đến du lịch. 5. Chùa Xá-lợi Răng Phật (Phố Tàu, Singapore) Chùa Xá-lợi Răng Phật được xây dựng giữa năm 2005 và 2007 để tôn trí xá-lợi răng của Đức Phật. Thức ăn chay được phục vụ trong tầng hầm của ngôi chùa. 6. Wat Arun (Bangkok, Thái Lan) gọi tắt là Wat Arun, tên của ngôi chùa thực sự là Wat Arun Ratchawararam Ratchawaramahawihan. Chùa nằm trên bờ phía tây của sông Chao Phraya, nơi người qua lại trên thuyền có thể nhìn thấy ngọn tháp cao chót vót của ngôi chùa. 7. Pha That Luang (Viên Chăng, Lào)Pha That Luang, tọa lạc tại Viên Chăng (thủ đô của Lào), là một bảo tháp Phật giáo được dát vàng. Bảo tháp thường được coi là di tích quốc gia quan trọng nhất ở Lào. Pha That Luang cao gần 45 mét. 8. Chùa Cực Lạc (Penang, Malaysia)Mặc dù chùa Cực Lạc có chứa các cửa hàng thương mại ở mọi nơi, nhưng ngôi chùa Phật giáo này vẫn còn một thắng cảnh để xem. Tháp 7 tầng là một sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Quốc, Thái Lan và Miến Điện. 9. Chùa Shwedagon (Yangon, Myanmar) Chùa Shwedagon hay chùa Vàng ở Yangon được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất Miến Điện (nay là Myanmar). Tại đây có lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng đối với các tín đồ Phật giáo, gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, một mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca. Tháp dát vàng của chùa cao tới 98 mét. Chùa lại nằm trên đồi Singuttara, từ đây có thể quan sát được cả thành phố Yangon. 10. Chùa Thiên Hậu (Kuala Lumpur, Malaysia) Tọa lạc tại Kuala Lumpur, chùa Thiên Hậu là một ngôi chùa Trung Quốc dành riêng cho Mẫu Tổ. Cấu trúc 6 tầng, trong đó mất 6 năm để xây dựng, chi phí khoảng 7 triệu ringgit. Chùa chính thức khai trương vào ngày 3-9-1989 11. Wat Rong Khun (Chiang Rai, Thái Lan) Được gọi là chùa Trắng, Wat Rong Khun là một ngôi chùa Phật giáo không điển hình được thiết kế vào năm 1997 bởi Chalermchai Kositpipat. Mặc dù chùa đã bị hư hại bởi một trận động đất vào tháng 5-2014, Charlermchai hứa sẽ sửa chữa nó theo tình trạng ban đầu trong vòng 2 năm. 12. Angkor Wat (Siem Reap, Campuchia) Angkor Wat, nằm gần Siem Reap, là tượng đài tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Khu phức hợp này ban đầu là một ngôi đền Hindu, sau đó chuyển đổi thành một ngôi chùa Phật giáo. Tên "Angkor Wat" trong tiếng Khmer là "Thành phố của những ngôi chùa". ĐẠI VIỆT Chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất.[1] tại vị trí chùa Một Cột ngày nay, vào thời nhà Đường (năm Hàm Thống thứ nhất) một cột đá trên có ngôi lầu ngọc (với tượng Phật Quan Âm ở trong) đã được dựng giữa một hồ nước vuông. Vua Lý Thái Tông thường đến cầu nguyện, được hoàng tử nối dõi, liền tu sửa lại thành chùa, xây thêm một ngôi chùa bên cạnh chùa Một Cột (cách 10 m về phía Tây Nam) và đặt tên cả quần thể chùa này là Diên Hựu tự (với nghĩa là "phúc lành dài lâu" hay "Phước bền dài lâu").[2] Năm 1954, quân đội Viễn chinh Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho đặt mìn để phá chùa Một Cột. Báo Tia sáng ngày 10-9-1954 đưa tin "..., chùa Một Cột di tích liệt hạng của Hà Thành đã sụp đổ sau một tiếng nổ long trời lở đất..." Sau khi tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành trùng tu lớn chùa Một Cột (chùa Diên Hựu), xây dựng lại chùa Một Cột theo kiến trúc cũ. Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sưThiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu. Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 Âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Longcùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn. Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa và cho dựng trước sân hai tháp lợp sứ trắng. Năm 1108, Nguyên phi Ỷ Lan sai bày tôi đúc một cái chuông rất to, nặng den một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả chuông thức tỉnh người đời). Đây được xem là một trong tứ đại khí - bốn công trình lớn của Việt Nam thời đó - là: tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm. "Giác thế chung" đúc xong nặng quá không treo lên được, để dưới mặt đất thì đánh không kêu. Người ta đành bỏ chuông xuống một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng này có nhiều rùa, do đó có tên la Quy Điền chuông (chuông ruộng rùa). Đến thế kỷ 15, giặc Minh xâm lược, chiếm thành Đông Quan (Hà Nội). Năm 1426 Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn ra đánh, vây thành rất gấp. Quân Minh thiếu thốn vũ khí đạn dược, tướng Minh là Vương Thông bèn sai người đem phá chuông Quy Điền lấyđồng. Quân Minh thua trận, nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa. Văn bia tháp Sùng thiện diên linh (chùa Đọi, Hà Nam), năm 1121 viết: "Do lòng sùng kính đức Phật và dốc lòng mộ đạo nhân quả (đạo Phật) nên hướng về vườn Tây Cấm nổi danh (Ngôi vườn ở phía tây cấm thành Thăng Long đời Lý) mà xây ngôi chùa sáng Diên Hựu theo dấu vết chế độ cũ, cùng với ý mưu mới của nhà vua (ý nói: theo dấu vết lề lối xây dựng chùa đời Lý Thánh Tông, có thêm ý mới của Lý Nhân Tông mà chữa lại chùa đẹp hơn trước)". Đến thời nhà Trần, chùa đã không phải là ngôi chùa nhà Lý nữa vì sách cũ đã ghi: Năm 1249, "...mùa xuân, tháng giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ...". Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922. Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm, sau khi bị đặt mìn giật sập bởi toán lính công giáo của linh mục Lê Hữu Từ và Hoàng Quỳnh vào ngày 10 tháng 9 năm 1954 [3]. Chùa Một Cột ngày nay cùng chùa Diên Hựu hiện đại (tức là quần thể chùa Diên Hựu xưa) được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đợt đầu tiên năm 1962[4].[2] Ngày 4 tháng 5 năm 2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là "Kỷ lục Việt Nam" và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau thời gian thẩm định để xác lập, ngày 10 tháng 10 năm 2012, tại Faridabad (Ấn Độ)[5], Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á: "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất" cho chùa Một Cột[4]. Lịch sử Chăm Pa, bao gồm các quốc gia Hồ Tôn, Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành (Campanagara) và Thuận Thành (Nagar Cam), độc lập được từ 192 và kết thúc vào 1832[1]. Trước thế kỷ thứ 2, vùng đất của vương quốc Chăm Pa cổ đã được nhắc đến với tên Hồ Tôn Tinh (trong truyền thuyết), rồi tên huyện Tượng Lâm (thuộc quận Nhật Nam thời nhà Hán) khi nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc. Lãnh thổ này được ghi nhận là từ miền Trung trở vào miền Nam Việt Nam, thay đổi tùy thời kỳ. Từ 1694 đến 1832, chúa Chăm Pa (Trấn vương Thuận Thành) nằm dưới sự đô hộ của các chúa Nguyễn, vua nhà Tây Sơn và vua nhà Nguyễncho đến lúc bị sáp nhập hoàn toàn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan