Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (ng...

Tài liệu Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (nghiên cứu trường hợp xã quảng phú, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế)

.PDF
146
224
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN LÊ DUY MAI PHƢƠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (Nghiên cứu trƣờng hợp xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) Chuyên ngành Xã hội học Mã số: 60 31 03 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Xác nhận của Chủ tịch hội đồng GS.TS. Tô Duy Hợp Hà Nội – 2014 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Lê Thị Kim Lan LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Lê Thị Kim Lan, ngƣời đã hƣớng dẫn chu đáo và giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành c ảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo khoa Xã hội học, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền thụ kiến thức, tạo điều kiện cho tôi đƣợc học tập, rèn luyện và trƣởng thành. Xin cảm ơn lãnh đạo và ngƣời dân xã Quảng Phú cũng nhƣ nhiều cán bộ đang công tác tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo cơ hội cho tôi đƣợc thâm nhập thực tế, tham khảo tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Mặc dù đã nổ lực hết mình để hoàn thiện luận văn nhƣng chắc chắn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc góp ý của quý thầy giáo, cô giáo cùng những ngƣời quan tâm. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 10 năm 2014 Học viên Lê Duy Mai Phƣơng 0 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................7 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................7 2. Ý nghĩa nghiên cứu ...................................................................................................11 2.1. Ý nghĩa lý luận .......................................................................................................11 2.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................11 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..................................................................................12 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................18 4.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................18 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................18 5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................................................19 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................................19 5.2. Khách thể nghiên cứu ............................................................................................19 5.3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................19 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........................................................20 6.1. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................20 6.2. Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................20 7. Phƣơng pháp nghiên c ứu ..........................................................................................20 7.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu .............................................................................20 7.2. Phƣơng pháp câu chuyện lịch sử ..........................................................................21 7.3. Phƣơng pháp phỏng vấn bán cấu trúc..................................................................21 7.4. Phƣơng pháp thảo luận nhóm tập trung...............................................................22 7.5. Phƣơng pháp phỏng vấn cấu trúc .........................................................................22 8. Khung lý thuyết .........................................................................................................24 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............................25 1.1. Khái niệm công cụ .................................................................................................25 1.1.1. Khái niệm lao động .........................................................................................25 1.1.2. Khái niệm cơ cấu lao động nông thôn ..........................................................26 1 1.1.3. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn ....................................26 1.1.4. Khái niệm cơ cấu kinh tế ................................................................................27 1.1.5. Khái niệm nghề nghiệp ...................................................................................28 1.1.6. Khái niệm nông thôn .......................................................................................28 1.1.7. Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ....................................................30 1.2. Các lý thuyết xã hội có liên quan .........................................................................30 1.2.1. Lý thuyết cấu trúc chức năng về biến đổi xã hội của Talcott Parsons......30 1.2.2. Lý thuyết hiện đại hóa của Walt Whitman Rostow ....................................34 1.2.3. Lý thuyết về phát triển kinh tế của Arthur Lewis........................................35 1.3. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ..............................................................................37 1.3.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................37 13.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội...................................................................................39 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN TỪ 2004 ĐẾN 2013 ..................................41 2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành .........................................41 2.1.1. Chuyển dịch về số lƣợng lao động theo ngành ............................................41 2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành xét về góc độ giới tính.............45 2.1.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành xét về góc độ tuổi tác ..............48 2.1.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành xét về góc độ học vấn..............52 2.1.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành xét về góc độ chuyên môn kỹ thuật..............................................................................................................................55 2.2.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng ...........................................59 2.2.1. Chuyển dịch về số lƣợng lao động theo vùng..............................................60 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng xét về góc độ giới tính...............64 2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng xét về góc độ tuổi tác ................67 2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng xét về góc độ học vấn................71 2.2.5. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng xét về góc độ chuyên môn kỹ thuật..............................................................................................................................74 CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƢƠNG .........................................80 2 3.1. Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH ................................................................................................80 3.2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tạo việc làm ở khu vực nông thôn ..................................................................................................................................87 3.3. Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến thu nhập và cải thiện mức sống của ngƣời dân ........................................................................................................94 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 102 1. Kết luận.................................................................................................................... 102 2. Khuyến nghị ............................................................................................................ 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 107 PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 112 3 DANH MỤC VIẾT TẮT CNH: Công nghiệp hóa HĐH: Hiện đại hóa GDP: Tổng sản phẩm quốc nội TN: Tốt nghiệp THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông CMKT: Chuyên môn kỹ thuật CĐ: Cao đẳng ĐH: Đại học 4 DANH MỤC B ẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu lao động giai đoạn 2007-2013 (%)...................................................44 Bảng 2.6: Số lƣợng lao động xã Quảng Phú rời khỏi địa phƣơng trên 6 tháng.........60 giai đoạn 2004-2013 (ngƣời)............................................................................................60 Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành (theo giá trị xuất khẩu) (%) ..............................82 Bảng 3.2: Cơ cấu thu nhập của ngƣời lao động năm 2004 và 2013 (%) ....................95 Bảng 3.3: Tự đánh giá của ngƣời dân về mức sống qua các năm (%)........................97 Bảng 3.4: Tình trạng nhà ở của ngƣời dân qua các năm (%) .......................................98 5 DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo ngành từ 2004-2013 (%) ......................................42 Biều đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo ngành xét về góc độ giới tính (%) .......................46 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động theo ngành xét về góc độ tuổi tác (%).........................50 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động theo ngành xét về góc độ học vấn (%) ........................53 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu lao động theo ngành xét về góc độ chuyên môn kỹ thuật (%).........56 Biểu đồ 2.6: Nơi đến của lao động từng làm ăn ngoài địa phƣơng giai đoạn 20042013 (%) .............................................................................................................................62 Biểu đồ 2.7: Nơi đến của lao động từng làm ăn ngoài địa phƣơng phân theo giới tính (%) ...............................................................................................................................66 Biểu đồ 2.8: Nơi đến của lao động từng làm ăn ngoài địa phƣơng phân theo tuổi tác (%) .......................................................................................................................................69 Biểu đồ 2.9: Nơi đến của lao động từng làm ăn ngoài địa phƣơng phân theo trình độ học vấn (%) ........................................................................................................................73 Biểu đồ 2.10: Nơi đến của lao động từng làm ăn ngoài địa phƣơng phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (%) ............................................................................................76 Biểu đồ 3.1: Nhận định của ngƣời dân về mức độ gia tăng nghề mới trong thời gian qua ở địa phƣơng (%)........................................................................................................88 Biểu đồ 3.2: Nhận định của ngƣời dân về sự dễ dàng tìm đƣợc việc làm phi nông nghiệp ở địa phƣơng (%) ..................................................................................................91 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), cùng với đƣờng lối đổi mới của đất nƣớc, Việt Nam đã bắt đầu đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH). Kể từ đó đến nay, CNH, HĐH luôn đƣợc xem là mục tiêu chủ đạo trong chiến lƣợc phát triển kinh tế. Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) đề ra mục tiêu đến 2020, Việt Nam sẽ trở thành một nƣớc công nghiệp có cơ sở vật chất-kỹ thuật hiện đại. Theo đó, Đảng ta quyết định và chỉ đạo phải luôn luôn coi trọng và đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, coi đây là nội dung quan trọng có tính chất quyết định đến thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nƣớc. Để chuẩn bị cho công cuộc đổi mới, nhiều chính sách liên quan cải cách kinh tế, mở cửa nền kinh tế, vận hành các quan hệ kinh tế theo định hƣớng thị trƣờng đã đƣợc ban hành và thực thi nhiều năm qua. Tăng trƣởng kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH là minh chứng rõ ràng nhất khẳng định sự thành công của Đảng, Nhà nƣớc trong các chiến lƣợc đổi mới, hội nhập quốc tế. Trong 10 năm trở lại đây, cơ cấu kinh tế ngành đã chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Theo đó, từ năm 2003 đến 2013, tỷ trọng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) công nghiệp tuy giảm từ 39,47% xuống còn 38,3% nhƣng nhìn chung vẫn tăng trƣởng so với những năm về trƣớc và chiếm tỷ trọng lớn so với tổng ngành; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 37,99% lên 43,3% và t ỷ trọng nông nghiệp giảm từ 22,54% xuống còn 18,4%. Bên cạnh đó, đến 2011, cả nƣớc đã có 13/63 tỉnh, thành phố có tỷ trọng hộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm trên 40% trong khi con số này vào năm 2006 là 5/63 tỉnh thành. [50] Ở khu vực nông thôn nói riêng, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng diễn ra mạnh mẽ theo xu hƣớng mới. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, góp phần cải thiện đời sống của ngƣời dân. Đi liền với sự thay đổi vể cơ cấu kinh tế là sự biến đổi của lực lƣợng lao động ở khu vực này. So với năm 2006, trong tổng số 32 triệu ngƣời trong độ tuổi lao động, năm 2011 ở khu vực nông thôn có 59,6% lao 7 động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (giảm 10,8%); có 18,4% lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp (tăng 5,9%) và có 20,5% lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (tăng 4,6%). Trình độ chuyên môn của lao động nông thôn cũng từng bƣớc đƣợc nâng cao. Số ngƣời trong độ tuổi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên năm 2011 chiếm tỷ lệ 11,2% (cao hơn so với năm 2006 là 8,2%). Trong đó, trình độ trung cấp lần lƣợt ở các năm 2011, 2006 là 4,3% và 3%; trình độ đại học là 2,2% và 1,1%. [50] Có thể thấy cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đặc biệt là cơ cấu lao động nông thôn đã bắt đầu có sự chuyển dịch đúng hƣớng, góp phần vào công cuộc CNH, HĐH đất nƣớc. Tuy nhiên, vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ CNH, HĐH vẫn còn là một bài toán khó vì tính hai mặt của nó. Theo Lê Xuân Bá: “CNH, HĐH và đô thị hóa có ảnh hưởng to lớn đến phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và đến chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn nói riêng cả về mặt tích cực và tiêu cực”. [5] Không thể phủ nhận rằng, nhờ có chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, trình độ tay nghề của ngƣời lao động đã đƣợc nâng lên đáng kể. Nhờ vậy, đời sống vật chất và tinh thần ở khu vực nông thôn đã cải thiện nhiều, công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tích cực. Việt Nam từ chỗ là nƣớc thƣờng xuyên thiếu lƣơng thực đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nhiều mặt hàng ra nƣớc ngoài. Theo số liệu của tổng cục thống kê, vốn tích lũy bình quân một hộ nông thôn đạt 17,4% vào năm 2011, gấp 2,6 lần so với thời điểm 2006. Mặc dù vậy, bên cạnh những kết quả tích cực thì nhìn chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn vẫn còn chậm và cách xa so với yêu cầu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Điều này đƣợc lý giải từ nhiều nguyên nhân, có thể kể đến nhƣ: Sự thay đổi trong cơ cấu lao động của các ngành không hoàn toàn diễn ra tỷ lệ thuận với GDP do các ngành đó tạo ra, cụ thể là tỷ trọng tăng lên của lao động đƣợc thu hút vào khu công nghiệp thƣờng thấp hơn mức tăng tỷ trọng GDP của ngành với nông nghiệp, điều này dẫn đến kết quả là một lực lƣợng lao động lớn vẫn nằm lại ở khu vực nông thôn. Tiếp nữa là do trình độ tay nghề của 8 ngƣời lao động chƣa đủ để đáp ứng nhu cầu bởi phần lớn lao động nông dân đều không qua đào tạo nghề để phục vụ cho sản xuất hàng hóa nền kinh tế thị trƣờng. Hơn nữa,một bộ phận ngƣời dân có tâm lý không muốn chuyển đổi từ lao động nông thôn sang lao động công nghiệp và dịch vụ do họ cảm thấy mình không đủ năng lực và nguồn vốn. Thêm vào đó, xu hƣớng CNH, HĐH đã khiến quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp dần do nhu cầu phát triển các khu công nghiệp mới, khu đô thị mới, đồng thời làm tăng thời gian nông nhàn ở vùng nông thôn, trong khi năng suất lao động trong nông nghiệp lại rất thấp, áp lực về việc làm đè nặng lên ngƣời nông dân. Thừa Thiên Huế là vùng đất với địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, mức sống của ngƣời dân còn thấp so với các tỉnh khác trong cả nƣớc thì việc phát triển theo hƣớng CNH, HĐH không những phù hợp với xu thế của thời đại mà còn là nhiệm vụ quan trọng làm cơ sở phát triển các tiềm lực của vùng đất này, tạo điều kiện cho ngƣời dân ở các vùng nông thôn c ải thiện cuộc sống của mình. Chính vì vậy, vào năm 2008, đề án “Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” đã đƣợc phê duyệt với mục tiêu phấn đấu đƣa tỉnh Thừa Thiên Huế cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trƣớc hai năm so với cả nƣớc và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Kể từ đó đến nay, Thừa Thiên Huế đã ghi nhận sự chuyển biến đáng kể về bộ mặt kinh tế-xã hội, trong đó không thể thiếu yếu tố chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng nhƣ chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn. Xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một địa bàn có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, là cửa ngõ của huyện Quảng Điền, tiếp giáp với các khu công nghiệp của thị xã Hƣơng Trà, huyện Phong Điền và gần thành phố Huế, thuận lợi cho việc buôn bán, kinh doanh, trao đổi hàng hóa. Đƣợc lựa chọn là xã điểm của chƣơng trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2010, chuyển dịch cơ cấu lao động trở thành một trong những tiêu chí quan trọng đƣợc chính quyền địa phƣơng các cấp quan tâm. Giai đoạn 2004-2013 đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong bộ mặt kinh tế-xã hội ở địa phƣơng, trong đó có sự góp phần rất lớn của sự chuyển dịch cơ cấu lao động thời gian qua. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này vẫn còn 9 chậm và chƣa đạt yêu cầu so với chủ trƣơng đề ra, theo đó tỷ lệ lao động trong nông nghiệp tuy có giảm nhƣng vẫn ở mức cao, tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ chênh lệch quá lớn, chƣa phát huy đƣợc tiềm năng dịch vụ của địa phƣơng. Để phát triển theo hƣớng CNH, HĐH tại Việt Nam nói chung và địa bàn nghiên cứu nói riêng đã có nhiều chính sách khác nhau nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nội dung chủ yếu của những chính sách này thƣờng tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, khă năng tiếp cận nguồn vốn của ngƣời dân, khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống, đào tạo nguồn nhân lực, tiếp cận khoa học kỹ thuật… Nhìn chung, với các con số đáng mừng ở trên thì những chính sách này đã mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để có thể tiến xa hơn nữa thì cần có những chiến lƣợc lâu dài, bền vững hơn để có thể làm đòn bẩy thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết các vấn đề còn tồn đọng. Để làm đƣợc điều đó, nhiều nghiên cứu liên quan đã đƣợc các nhà khoa học, hoạch định chính sách tập trung tìm hiểu, phân tích và công bố các kết quả nghiên cứu mang tính khoa học. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Một số tác giả đƣợc nhắc tên nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu này có thể kể đến nhƣ Lê Xuân Bá, Hoàng Bá Thịnh… và một số tác giả khác. Kết quả của các nghiên cứu đƣợc trình bày ở nhiều kênh thông tin nhƣ sách, báo cáo điều tra, luận án, luận văn, tạp chí, hội nghị khoa học hoặc bài viết đƣợc đăng tải ở các website có uy tín. Hầu hết những nghiên cứu này có điểm xuất phát từ góc độ kinh tế, chính vì vậy, phần lớn các tài liệu nghiên cứu về vấn đề này chỉ tập trung mô tả thực trạng, phân tích các yếu tố tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động mà chƣa quan tâm nhiều đến khía cạnh nhân khẩu học của sự chuyển dịch này cũng nhƣ tác động của nó đến đời sống kinh tế-xã hội ở địa bàn đó. Do vậy, với cách tiếp cận Xã hội học, đề tài sẽ xem đây là điểm chính sẽ hƣớng đến, góp phần vào việc cung cấp thêm thông tin cũng nhƣ so sánh với các nghiên cứu có trƣớc. Sự đối chiếu này càng có ý nghĩa bởi cho đến nay, chƣa có một công trình nghiên nào nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa bàn xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 10 Với việc lựa chọn và thực hiện đề tài “Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thời kỳ CNH, HĐH” (Nghiên cứu trường hợp xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) tác giả mong muốn đƣợc góp phần mình vào việc cung cấp thêm thông tin cho các ban ngành quan tâm thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học nghiêm túc và khả năng nhìn nhận vấn đề của bản thân về một số khía cạnh còn bỏ ngõ. Qua đó, tác giả cũng mạnh dạn đƣa ra một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn đi đúng hƣớng, phát huy đƣợc các thế mạnh vốn có cũng nhƣ giải quyết một số vấn đề tồn đọng về vấn đề lao động, việc làm ở địa phƣơng. 2. Ý nghĩa nghiên cứu 2.1. Ý nghĩa lý luận Vận dụng các lý thuyết, phƣơng pháp Xã hội học Kinh tế học vào nghiên cứu, đề tài sẽ có cái nhìn tổng quát, khách quan về đối tƣợng nghiên cứu. Đồng thời, việc sử dụng các phƣơng pháp khác nhau của hai ngành khoa học trên là sự đối chiếu phù hợp khi nghiên cứu một vất đề vừa mang tính Kinh tế phát triển vừa mang màu sắc của Xã hội học. Từ đó, giúp tác giả cũng nhƣ những ngƣời quan tâm đến vấn đề dịch chuyển cơ cấu lao động nông thôn thời kỳ CNH, HĐH hoàn thiện tri thức từ lý luận Kinh tế học và Xã hội học. Các lý thuyết Xã hội học đƣợc áp dụng là lý thuyết biến đổi xã hội, lý thuyết HĐH và lý thuyết kinh tế phát triển. Việc áp dụng các lý thuyết này không những giúp tác giả có cơ sở nghiên cứu, tăng giá trị khoa học của đề tài mà còn có thể soi xét vấn đề dƣới góc độ lý thuyết để xem thử liệu lý thuyết đã đƣa ra có đúng với thực tiễn ở địa bàn nghiên cứu hay không, từ đó giúp công tác khuyến nghị đƣợc đúng hƣớng, vừa phù hợp với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động lại vừa đảm bảo đến các mặt kinh tế-xã hội của địa phƣơng. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Điểm nổi bật của đề tài là làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trong bối cảnh CNH, HĐH. Qua đó, chỉ ra những tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đến sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng. Với cách tiếp cận từ góc độ khoa học xã hội, tác giả sẽ đƣa ra những nhận định, đánh giá hoàn toàn khác so với phần lớn những nghiên cứu trƣớc đây chỉ thiên về 11 kinh tế học, kinh tế phát triển. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu hữu ích nhƣ một báo cáo tổng kết tình hình lao động, việc làm của xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế từ 2004-2013, giúp chính quyền địa phƣơng có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động thời gian qua. Đồng thời, đƣa ra khuyến nghị để khắc phục một số vấn đề còn tồn đọng liên quan đến lao động, việc làm trong thời kỳ mới. 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động. Trong khả năng tiếp cận nguồn tài liệu của tác giả, có thể kể đến một số công trình của Colin Green và Gareth Leeves về quá trình chuyển từ lao động phổ thông sang các lao động có công việc ổn định ở Australia; Bhattacharya (2002) về di cƣ nông thôn ở thành thị Ấn Độ; Haan Arjan và Ben Rogaly (2002)… Hầu hết các nghiên cứu này đã nhấn mạnh phân tích nguyên nhân của chuyển dịch cơ cấu lao động hoặc di cƣ từ nông thôn ra thành thị và một số lại phân tích mức độ tác động của các nhân tố này đến khả năng di chuyển lao động giữa các ngành hoặc các vùng. [5, tr. 3] Ở Việt Nam, vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn đã và đang nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Nhiều công trình nghiên cứu đã đƣợc xuất bản dƣới nhiều dạng ấn phẩm khoa học nhƣ sách, báo, kỷ yếu hội nghị, tạp chí khoa học hoặc các bài viết đƣợc đăng tải trên các website có uy tín. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau. Cuốn sách “Những biến đổi kinh tế-xã hội của hộ gia đình” của tác giả Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Mai (năm 2007) là kết quả của cuộc tổng điều tra kinh tếxã hội ở các vùng trong cả nƣớc từ 2003-2004. Nghiên cứu đã chỉ ra một tranh tổng thể về tình hình phát triển ở cấp cộng đồng xã thôn và hộ gia đình. Trong đó, mức sống của ngƣời dân tăng lên rõ rệt, phần lớn ngƣời dân đánh giá tích cực với những thay đổi trong đời sống kinh tế và xã hội. Nghiên cứu cũng có sự so sánh giữa các vùng nông thôn-đô thị, giữa các vùng kinh tế lớn, giữa các nhóm xã hội giàu-nghèo. Một số vấn đề cần chú trọng liên quan đến khu vực nông thôn là trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và đô thị hóa, bên cạnh sự tăng trƣởng kinh tế và mức sống, 12 nhiều vấn đề bức xúc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, về tình trạng thiếu việc làm, chất lƣợng nguồn nhân lực cƣa đủ đáp ứng nhu cầu của CNH, HĐH, về những tác động tiêu cực của quá trình chuyển đổi mực đích sử dụng đất đai đối với sinh kế của ngƣời dân, tình trạng đói nghèo còn phổ biến, ngƣời dân chƣa có sự bảo trợ trƣớc những tác động khuynh đảo của thị trƣờng… Từ đó, nghiên cứu cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện thể chế và trình độ quản lý kinh tế-xã hội của chính quyền các cấp, phát huy dân chủ ở cộng đồng, huy động tính tích cực của các đoàn thể, quần chúng đóng vai trò mạnh mẽ trong xây dựng đời sống xã hội tốt đẹp hơn. [3] Với tựa đề“Biến đổi xã hội nông thôn trong quá trình dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất và đô thị hóa” (2013) của tác giả Vũ Hào Quang đƣợc xem là một công trình nghiên cứu khoa học giải quyết tốt vấn đề biến đổi xã hội nông thôn có hệ thống từ lý thuyết đến thực tiễn. Ngoài việc trình bày rõ ràng cơ sở lý luận về biến đổi xã hội, đô thị hóa, tác giả đã vận dụng các lý thuyết ấy một cách nhuần nhuyễn để phân tích những biến đổi xã hội ở nông thôn dƣới tác động của chính sách tích tụ rộng đất và đô thị hóa qua khảo sát tại tỉnh Hải Dƣơng. Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp luận liên ngành nhƣ kinh tế nông nghiệp, lịch sử, xã hội học và các phƣơng pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội mà chủ yếu là Xã hội học. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá trình đô thị hóa đã làm thay đổi cả không gian sinh sống lẫn quan hệ xã hội của ngƣời nông dân. Ngƣời dân phải chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp do bị mất đất nông nghiệp, cơ giới hóa, điện khí hóa trong sản xuất buộc lòng phải phân công lại lực lƣợng lao động, dẫn đến sự phân tầng xã hội ở nông thôn. Từ năm 2000-2005, cơ bản có sự tăng trƣởng kinh tế đáng kể, cuộc sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều vấn đề xã hội cũng xuất hiện nhƣ: Thất nghiệp gia tăng, khả năng cạnh tranh sản phẩm từ nông thôn kém, mâu thuẫn đất đai ngày càng trầm trọng, môi trƣờng và không gian sống bị suy thoái, rủi ro trong sản xuất gia tăng, mâu thuẫn xã hội giữa các nhóm lợi ích trong nông thôn càng này có nguy cơ làm mất ổn định xã hội. Nghiên cứu cũng đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm khắc phục những biến đổi có tính tiêu cực và tạo điều kiện cho những biến đổi tích cực để phát triển bền vững nông thôn. [28] 13 Nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam” do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng thực hiện trong khuôn khổ dự án IAE-MISPA hợp tác đồng nghiên cứu số 2005/IAE/SF/002 đƣợc công bố năm 2006 đã đƣa ra những kết quả nghiên cứu rõ nét về thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn từ giữa thập kỷ 1990 đến nay. Điểm nhấn của nghiên cứu này là chỉ ra các yếu tố thúc đẩy và ngăn cản quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, đồng thời đề xuất chính sách nhằm tác động tích cực tới quá trình chuyển đổi này. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng, hiện nay vẫn còn một khoảng cách khá lớn về chất lƣợng lao động ở nông thôn và thành thị, cơ cấu lao động nông thôn trong tổng thể chung lực lƣợng lao động của toàn bộ nền kinh tế đã giảm xuống nhƣng vẫn chiếm tỷ lệ cao là 58% vào năm 2004, chuyển dịch cơ cấu lao động không hoàn toàn đi cùng với chuyển dich cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động nông nghiệp-phi nông nghiệp có sự thay đổi nhƣng không đồng đều giữa các vùng, tập trung nhanh ở đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ. Lao động di cƣ cũng diễn ra mạnh mẽ với số ngƣời xuất cƣ từ nông thôn chiếm đến 73% tổng số ngƣời di cƣ trên cả nƣớc, chủ yếu từ độ tuổi duới 30. Đi vào điểm nhấn của nghiên cứu này, các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu nông thôn cũng đã đƣợc trình bày chi tiết, bao gồm: Trình độ giáo dục và đào tạo, tuổi ngƣời lao động, giới tính ngƣời lao động, quy mô đất nông nghiệp của hộ gia đình, tỷ lệ đất sổ đỏ, nhân khẩu học, thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, các chƣơng trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo và CNH nông thôn. Trong đó, yếu tố về cá nhân ngƣời lao động có vai trò quan trọng nhất, tiếp đó là các yếu tố về cộng đồng và môi trƣờng sản xuất và cuối cùng là yếu tố về hộ gia đình. [5] Đề tài cấp Nhà nƣớc “Nghiên cứu dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp giải quyết việc làm trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đô thị nước ta” do Lê Xuân Bá làm chủ nhiệm và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì đề tài đƣợc nghiệm thu vào tháng 08/2009 là một công trình nghiên cứu thành công, đƣợc đánh giá xuất sắc. Đề tài đã giải quyết tốt các nội dung theo mục tiêu đã đề ra ban đầu xoay quanh chủ 14 để nghiên cứu về mặt lý luận, thực tiễn, phân tích thực trạng về việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn ở nƣớc ta trong những năm gần đây, phân tích thực trạng tạo việc làm phi nông nghiệp chuyển dịch cơ cấu lao động giữa loại nghề nghiệp ở các vùng hoặc giữa các vùng khác nhau trong cả nƣớc. Nghiên cứu cũng đƣa ra dự báo chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020 và đề xuất định hƣớng giải pháp chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa ở Việt Nam.[6] Với đề tài “Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2011 - 2015”, tác giả Nguyễn Thị Vân Anh đã hoàn thành nghiên cứu của mình vào năm 2010. Đây cũng là một công trình nghiên cứu khá thành công và mang lại một cái nhìn toàn cảnh về vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động ở địa bàn nghiên cứu. Đề tài đã tìm hiểu thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động vùng đồng bằng sông Hồng, phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng phát triển bền vững. Theo đó, nghiên cứu chỉ ra rằng vào thời kỳ 2000-2008, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra nhanh và theo hƣớng giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là ngành công nghiệp. Trong vòng 8 năm, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 69,3% xuống còn 43,6% (giảm 25,7%), ngành công nghiệp tăng từ 14,2% lên 27,4% (tăng 13,2%), và ngành dịch vụ tăng từ 16,5% lên 29% (tăng 12,5%). Nhƣ vậy, bình quân mỗi năm đã giảm đƣợc 3,2% tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp 1,7% và tăng tỷ trọng lao động ngành dịch vụ 1,6%. Những con số trên đƣợc tác giả đánh giá khá phù hợp với xu hƣớng chung của quá trình CNH, HĐH. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu lao động thì năng suất lao động tăng, góp phần phát triển kinh tế vùng, GDP bình quân đ ầu ngƣời tăng. Tuy nhiên, chuyển dịch cơ cấu lao động tại đồng bằng sông Hồng cũng còn gặp nhiều hạn chế, đó là quá trình chuyển dịch còn mang tính tự phát, chủ yếu do quá trình di dân mà có; tốc độ chuyển dịch cơ cấu theo ngành còn chậm, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của vùng; hơn nữa nhiều ngƣời dân bị mất đất sản xuất trong khi chƣa đƣợc đào tào tay nghề để gia nhập các ngành công nghiệp dịch vụ nên chƣa thể tìm đƣợc một 15 công việc phù hợp, đảm bảo sinh kế bền vững; môi trƣờng bị ô nhiễm ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời dân; hệ thống cơ sở vật chất vẫn chƣa đảm bảo đƣợc nhu cầu. Từ đó tác giả cũng mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian đến theo các hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn thiện và phát triển thị trƣờng lao động, xuất khẩu lao động, chính sách Nhà nƣớc, vốn đầu tƣ, phát triển khoa học công nghệ và đào tạo lực lƣợng lao động. [4] Cùng chủ đề chuyển dịch cơ cấu lao động, hai tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Lan và Phan Văn Yên của trƣờng Đại học Thủy Lợi-Hà Nội cũng đã trình bày một kết quả phân tích sâu sắc qua đề tài “Chuyển dịch cơ cấu lao động tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội giai đoạn công nghiệp hóa, đô thị hóa” năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự chuyển dịch cơ cấu lao động tại Hoài Đức là tích cực theo hƣớng CNH, HĐH-giảm dần tỷ trọng trong lao động nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên sự chuyển dịch này là quá chậm và không liên tục từ 2000-2009. Mặc dù các doanh nghiệp công nghiệp từ 2005 đến nay đã đƣợc quy hoạch, đầu tƣ về đất lẫn vốn tài chính nhƣng vẫn chƣ thu hút đƣợc lao động từ ngành nông nghiệp sang. Kết quả cũng cho thấy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh hơn nhiều so với sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng công nghiệp, dịch vụ. Điều này một lý do bởi trình độ chuyên môn kỹ thuật của ngƣời lao động còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu. Mặc dù vậy, khi phân tích về thu nhập của ngƣời lao động lại cho thấy thu nhập theo nông nghiệp chỉ chiếm 6%, công nghiệp là 54% và dịch vụ là 40%. Những con số trên cho thấy rằng xu hƣớng dịch chuyển từ nông nghiệp sang phi nông nông là một điều tất yếu, vấn đề cốt lõi là phải làm thế nào để tào tạo nguồn nhân lực có tay nghề nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động. [22] Tại miền Trung Việt Nam, nghiên cứu “Chuyển dịch cơ cấu lao động ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” đƣợc thực hiện bởi hai tác giả Hà Xuân Vấn và Nguyễn Thị Tuyến là một trong những công trình hiếm hoi gần đây nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu lao động đã đƣợc tăng tải trên tạp chí Khoa học, Đại học Huế năm 2012. Nghiên c ứu nhấn mạnh đến sự hình thành cụm công nghiệp làng nghề Diên Sang của huyện đã góp phần giải quyết việc làm và chuyển dich cơ cấu lao động 16 theo hƣớng CNH, HĐH. Xét theo cơ cấu ngành sản xuất cho thấy, từ 2005-2009, cơ cấu tổng giá trị sản xuất của ngành chuyển dịch theo hƣớng tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ. Theo đó, chuyển dịch lao động trong sản xuất cũng có những bƣớc tiến đáng chú ý, đó là lao động trong nông nghiệp không những giảm từ 89,2% xuống 84,8% mà còn chuyển dịch theo hƣớng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp hàng hóa, các ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 6,5% lên 7,9%, ngành dịch vụ tuơng ứng 11% lên 15%. Tuy nhiên, nhìn chung thì lao động trong các ngành nông nghiệp của huyện còn chiếm tỷ trọng lớn, đến 76,6%, sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành còn chậm, lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ quy mô chuyển dịch còn nhỏ bé, tự phát, chƣa thu hút nhiều lao động. Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu lao động chƣa gắn liền với giải quyế các vấn đề xã hội nhƣ việc làm, xóa đói giảm nghèo, đào tạo và bồi dƣỡng trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động. Với những vấn đề tồn đọng trên, nghiên cứu đã đƣa ra sáu giải pháp nhằm thúc đẩy tiền trình chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế tại địa bàn. [42] Ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế” của Nguyễn Văn Phát là một công trình mới nhất từ trƣớc đến nay nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Nghiên cứu đã cho thấy, từ 2006-2012 tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành ở nông thôn Thừa Thiên Huế chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Xu hƣớng chung là tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. So với năm 2006, năm 2012 tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm 5,2%, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp tăng 5,2% và tỷ trọng lao động ngành dịch vụ tăng 0,48%. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua bao gồm: Hệ thống chính sách của Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng, tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, quy mô và chất lƣợng nguồn lao động nông thôn, quá trình đô thị hóa và CNH khu vực nông thôn. Nghiên cứu cũng đã đề ra các giải pháp đồng bộ để thức đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nhanh chóng nhƣ: Xây dựng cơ 17 cấu kinh tế hợp lý, phát triển các ngành kinh tế thu hút nhiều lao động nông thôn, đào tạo nghề và giải quyết việc làm đƣợc ƣu tiên thực hiện. [25] Thông qua một vài nghiên cứu kể trên, có thể thấy rằng chủ đề chuyển dịch cơ cấu lao động nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm của nhiều tác giả nghiên cứu. Rõ ràng đây là một vấn đề nóng bỏng và mang tính thời sự bởi chuyển dịch cơ cấu lao động đã, đang và sẽ diễn ra khi Việt Nam đang phát triển theo hƣớng CNH, HĐH. Chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra ở nhiều vùng trong c ả nƣớc, từ Bắc đến Nam. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của tác giả thì phần lớn những nghiên cứu đã đƣợc công bố có điểm xuất phát từ kinh tế học, kinh tế phát triển nhiều hơn là nghiên cứu từ góc độ Xã hội học. Hơn nữa, nghiên cứu về chuyển dịch cơ lao động tại miền Trung còn quá ít ỏi, nhất là ở khu vực nông thôn Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu chuyên mô tả thực trạng, tìm hiểu các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động mà chƣa đi sâu tìm hiểu vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động dƣới góc độ nhân khẩu cũng nhƣ những tác động của quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đến đời sống kinh tế-xã hội ở khu vực nông thôn. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và xem xét tác động của nó đến sự phát triển kinh tế-xã hội ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo xu hƣớng CNH, HĐH bền vững, giúp cho bản thân ngƣời lao động và chính quyền địa phƣơng tìm ra phƣơng án giải quyết các vấn đề tồn đọng từ chuyển dịch cơ cấu lao động. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao độngtrên địa bàn xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chỉ ra tác động của thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động đến sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phƣơng. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan