Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề3...

Tài liệu Chuyên đề3

.DOCX
13
279
149

Mô tả:

báo cáo chuyên đề tập huấn về sản xuất sạch hơn cho làng nghề cơ kim khí
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THẠCH THẤT PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG ---------•••✿•✿•✿•••-------- BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CỘNG ĐỒNG VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Đề tài: “Tập huấn nâng cao nhận thức nhận thức cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề cơ kim khí Phùng Xá về sản xuất sạch hơn ” Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Lý Mã sinh viên: 1411100189 Lớp: ĐH4QM1 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh Hà Nội, 2017 [Type text] Page 1 MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................................2 II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ.......................................................................................................3 2.1. Hiện trạng vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề cơ kim khí Phùng Xá....................3 2.2. Tác hại của việc sản xuất cơ kim khí của làng nghề hiện nay đến sức khỏe con người và môi trường........................................................................................................................................5 2.3. III. Tiếp cận với sản xuất sạch hơn............................................................................................5 2.3.1. Khái niệm sản xuất sạch hơn........................................................................................5 2.3.2. Lợi ích của sản xuất sạch hơn.......................................................................................5 2.3.3. Các kĩ thuật sản xuất sạch hơn.....................................................................................6 2.3.4. Phương pháp triển khia sản xuất sạch hơn cho làng nghề..........................................6 KẾT LUẬN.............................................................................................................................11 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................12 [Type text] Page 2 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Song song với sự phát triển nhanh về kinh tế và xã hội thì các làng nghề ở Việt Nam đã và đang thải ra lượng chất thải vào môi trường ngày càng nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và sức khoẻ con người. Hiện nay, ô nhiễm môi trường ở các làng nghề vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường các làng nghề đang là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết. Hà Nội ngày nay phát triển mạnh nghề thủ công với 116 làng nghề truyền thống, gồm các lĩnh vực cơ khí, dệt nhuộm, gốm, chế biến nông sản, thực phẩm….Làng nghề cơ kim khí Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội là một làng nghề hình thành khoảng vài chục năm về trước, vói sự phát triển không ngừng của làng nghề đã và đang làm cho moi trường tại địa phương trở nên ô nhiễm. Hầu hết các hộ sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ, một số có quy mô lớn hơn và thành lập thành doanh nghiệp, tuy nhiên phương thức sản xuất vẫn còn lạc hậu, máy móc thô sơ, vẫn tồn tại hình thức sản xuất thủ công. Công tác quản lí môi trường làng nghề của chính quyền địa phương chưa được chặt chẽ, còn lỏng lẻo và thiếu nguồn lực. Hiện tại ở địa phương chưa có bộ phận chuyên trách về môi trường, chỉ có một cán bộ địa chính kiêm môi trường cùng với trang thiết bị và ngân sách cho việc quản lí môi trường chưa được sử dụng hiệu quả. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, do nhận thức về môi trường còn ít và họ luôn đặt lợi nhuận lên trên hết. Đây cũng là khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc quản lí làng nghề về bảo vệ môi trường. Trước tình trạng trên, tôi đề xuất tổ chức “Chương trình tập huấn nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề cơ kim khí Phùng Xá về việc sản xuất sạch hơn” nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, đồng thời giúp cải tiến hình thức sản xuất, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu đầu vào, giảm lượng chất thải thải ra môi trường [Type text] Page 2 II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ Chuyên đề “ Tập huấn nâng cao nhận thức cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề cơ kim khí Phùng Xá về việc sản xuất sạch hơn” gồm 3 nội dung chính: - Hiện trạng vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề cơ kim khí Phùng Xá - Tác hại của việc sản xuất cơ kim khí của làng nghề hiện nay đến sức khỏe con người và môi trường - Tiếp cận với sản xuất sạch hơn II.1. Hiện trạng vấn đề ô nhiễm môi trường tại làng nghề cơ kim khí Phùng Xá Theo báo cáo chuyên đề năm 2015 của huyện Thạch Thất, môi trường làng nghề cơ kim khí Phùng Xá đang trong tình trạng báo động, cụ thể: ước tính lượng nước thải sản xuất của làng nghề thải ra mỗi ngày khoảng 1500m 3/ngày,trong đó lượng nước được xử lí thì rất nhỏ khoảng 129m 3/ngày, lại hầu như được thải ra các mương nước, cống rãnh gần nơi sản xuất sau đó một phần đổ ra ruộng hoặc chảy vào con kênh chảy qua xã. Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải : Fe 2+ vượt 7 lần, nồng độ TSS vượt 5 lần, nồng độ COD vượt 3 lần, nồng độ Cr2+ vượt 1,5 lần ( các kết quả được so sánh với cột B1 QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt). Lượng rác thải sản xuất thải ra môi trường ước tính mỗi ngày khoảng 10 tấn chất thải rắn, bao gồm chủ yếu là xỉ than, bao bì, vụn kim loại,… Bụi trong không khí dao quá trình vận chuyển nguyên liệu, phát tán từ các lò nung và quá trình gia công kim loại… Hàm lượng bụi cao trong không khí tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người và hệ sinh thái trong khu vực. Các khí thải như: CO, SO 2, NOx,.. được phát từ việc đốt than dung trong các lò nung kim loại và quá trình vận chuyển nguyên liệu của các phưng tiện giao thông. Về tiếng ồn, hầu hết các công đoạn của quá trình gia công kim loại đều gây ra tiếng ồn, nhưng nguyên nhân chính gây ra tiếng ồn là hoạt động dập, cắt và cán kim loại, ngoài ra một số nguồn gây tiếng ồn khác như bốc dỡ kim loại, hoạt động của các phương tiện giao thông. [Type text] Page 3 Sơ đồ sản xuất tại làng nghề hiện nay: Nguyên liệu Than , phụ gia Nấu Đột dập Bụi, tiếng ồn, các khí CO, SO2, NOx, xỉ than Nước thải chứ kim loại và axit dư Bụi, tiếng ồn Axit H2SO4 Tẩy rỉ Nước Rửa nước Nước thải NaOH, trấu Quay sóc Nước thải chứa kiềm Rửa nước Nước thải Nước Nước thải chứa kim Mạ làng nghề cơ,kim khí Dung dịchHình mạ 2.1: Sơ đồ sản xuất của Phùng Xá-Thạch loại nặng Thất-Hà Nội II.2. Tác hại của việc sản xuất cơ kim khí của làng nghề hiện nay đến sức khỏe con người và môi trường Máy móc cắt, gọt Vụn kim loại, sơn  Đối với sức khỏe con người : công sản phẩm Gia Sơn màu thừa, Dựa vào sơ đồ sản xuất có thể thấy quá trình sản xuất cơ kim khí tạimùi làng nghề Phùng Xá thải ra một lượng lớn nước thải, nước thải chứa chủ yếu là kim loại sắt, axit dư trong quá trình tẩy rỉ và kim loại nặng của quá trình mạ như : Crom, chì,..và chúng được thải trực tiếp vào môi trường màSản không hề qua xử lí. Được biết trong xã vẫn còn phẩm rất nhiều hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và có ao nuôi cá, nước thải được thải ra cống rãnh, mương nước, được người dân sử dụng để canh tác từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Do quá trình tích lũy ô nhiễm, khi chất ô nhiễm tích tụ vào thực phẩm và con người sử dụng thực phẩm đó thì nồng độ chất ô nhiễm đó trong cơ thể người càng cao. Đặc biệt kim loại nặng là nguyên nhân trực tiếp gây ra [Type text] Page 4 căn bệnh ung thu quái ác. Lâu dài có thể hình thành hiện tượng làng ung thư như một số làng nghề nổi tiếng khác đã được mệnh danh là làng ung thư. Chưa kể đến việc con người sử dung trực tiếp nguồn nước mặt có chứa chất ô nhiễm do hoạt động sản xuất tạo ra có thể gây nên các bệnh về da, tiêu chảy, tả, lị. Quá trình sản xuất cũng phát sinh hàm lượng bụi cao. Bụi từ hoạt động vận chuyển nguyên, vật liệu, từ quá trình nấu, gia công sản phẩm thường gây ra các bệnh về hô hấp, các bệnh về mắt như: đau mắt đỏ, viêm nhãn cầu,.. Khí thải như CO, SO 2, NOx,.. phát sinh từ quá trình nấu kim loại, mùi hóa chất từ quá trình sơn,.. cũng gây ra các bệnh về hô hấp, khó thở, bệnh thần kinh,..  Đối với môi trường Nước thải từ quá trình sản xuất thải trực tiếp vào môi trường không qua xử lí gây ô nhiễm môi trường nước mặt, lâu dài ảnh hưởng đến môi trường nước ngầm. Môi trường nước bị ô nhiễm làm suy giảm các hệ sinh thái, và môi trường sống của các sinh vật thủy sinh Bụi, khí thải với hàm lượng chất ô nhiễm cao gây ô nhiễm không khí, làm giảm khả năng quang hợp của cây và thêm phần vào việc gây nên hiệu ứng nhà kính, gia tăng nhiệt độ toàn cầu Việc thải vào môi trường một lượng lớn chất thải rắn gây mất mĩ quan chung của địa phương. Rác thải không được kịp thời thu gom xử lí có thể gây ngập úng cục bộ, gián tiếp gây ô nhiễm nước mặt, về lâu dài có thể ngấm vào đất và gây ô nhiễm đất. II.3. Tiếp cận với sản xuất sạch hơn II.3.1. Khái niệm sản xuất sạch hơn Theo chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc. “Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng một cách liên tục một chiến lược phòng ngừa môi trường tổng hợp từ quá trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm giảm các tác động xấu tới con người và môi trường” Cụ thể đối với quá trình sản xuất thì sản xuất sạch hơn là làm giảm sử dụng nguyên liệu thô ( nước, nguyên- nhiên liệu, hóa chất,..) từ đó tạo ra ít chất thải hơn đáp ứng môi trường và tăng hiệu quả sản xuất. II.3.2. Lợi ích của sản xuất sạch hơn - Về kinh tế:  Giảm chi phí và nguyên liệu đầu vào  Đạt được lợi nhuận  Cải thiện hiệu quả sản xuất  Giảm tiêu thụ năng lượng  Giảm rủi ro trong kinh doanh và tăng cơ hội khi làm việc - Về môi trường:  Giảm lượng chất thải phát sinh  Cải thiện môi trường  Giảm tai nạn lao động II.3.3. Các kĩ thuật sản xuất sạch hơn Các kĩ thuật sản xuất sạch hơn được phân thành 3 nhóm như sau: Giảm thiểu tại nguồn - Quản lý tốt nội vi: đây là kỹ thuật phòng ngừa các chỗ rò rỉ, chảy tràn thông qua bảo dưỡng phòng ngừa và kiểm tra thiết bị thường xuyên, cũng như kiểm soát việc [Type text] Page 5 thực hiện đúng hướng dẫn công việc hiện có thông qua đào tạo và giám sát phù hợp. . . Ví dụ: • Phát hiện rò rỉ, tránh các rơi vãi • Bảo tồn tốt đường ống để tránh rò rỉ • Đóng các van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất … • Thường xuyên kiểm tra lò nung để tránh thất thoát nhiệt - Thay đổi quy trình sản xuất: kỹ thuật này bao gồm: + Thay đổi nguyên liệu đầu vào: Thay thế nguyên liệu đầu vào bằng các nguyên liệu tái tạo, ít độc hại hơn hoặc dùng các vật liệu phụ trợ có tuổi thọ hữu ích dài hơn. Ví dụ: Thay thế axit bằng peoxit trong tẩy rỉ như: H2O2, Na2O2,.. + Kiểm soát quy trình tốt hơn: Theo dõi việc tuân thủ thông số vận hành của quy trình thiết kế, sửa đổi các quy trình làm việc, các hướng dẫn vận hành thiết bị để đạt hiệu quả cao hơn, giảm lãng phí và phát thải. Ví dụ: tối ưu hóa quá trình nấu.. + Cải tiến thiết bị: Cải tiến các thiết bị sản xuất và phụ trợ hiện có. Ví dụ: lắp thêm bộ phận đo đạc kiểm soát nhằm vận hành các quy trình với hiệu quả cao hơn và giảm tỉ lệ phát thải. Thay đổi công nghệ: + Thay đổi công nghệ: chuyển đổi sang một công nghệ mới và hiệu quả hơn có thể làm giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải và nước thải. Thiết bị mới thường đắt tiền, nhưng có thể thu hồi vốn rất nhanh. Ví dụ: thay đổi máy dập kiểu cũ bằng máy dập cải tiến, ít gây tiếng ồn và bụi hơn - Tuần hoàn và tái sử dụng : + Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ: Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất hay sử dụng cho một mục ñích khác. Ví dụ: Tận dụng nước làm mát để phục vụ cho quá trình rử sơ bộ hoặc tuần hoàn cho lần làm mát tiếp theo + Sản xuất các sản phẩm phụ hữu dụng: Thay đổi thiết kế sản phẩm có thể cải thiện quá trình sản xuất và làm giảm nhu cầu sử dụng các nguyên liệu độc hại. - Cải tiến sản phẩm: Các tính chất, mẫu mã và bao bì của sản phẩm có thể được điều chỉnh để giảm thiểu tác động môi trường khi sản xuất hoặc sau khi đã sử dụng (thải bỏ). II.3.4. Phương pháp triển khia sản xuất sạch hơn cho làng nghề a) Giai đoạn 1: Khởi động Mục đích của giai đoạn này là lập kế hoạch và tổ chức kiểm toán SXSH. Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH (hay nhóm kiểm toán giảm thiểu chất thải) - Quy mô và thành phần của nhóm công tác phù hợp với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. - Cần phải có một nhóm trưởng để điều phối toàn bộ chương trình kiểm toán và các hoạt động cần thiết khác. - Mỗi thành viên trong nhóm công tác sẽ được chỉ định một nhiệm vụ cụ thể, nhưng tổ chức của nhóm càng linh hoạt càng tốt để việc trao đổi thông tin được dễ dàng. Nhiệm vụ 2: Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất [Type text] Page 6 - Cần tổng quan tất cả các công đoạn bao gồm sản xuất, vận chuyển, bảo quản,... - Chú ý đặc biệt đến các hoạt động theo chu kỳ, ví dụ các quá trình làm sạch,... - Thu thập số liệu để xác định định mức (công suất, tiêu thụ nguyên liệu, nước, năng lượng,...) Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí Ở nhiệm vụ này, cần xác định rõ : Tiêu thụ nguyên liệu: tấn nguyên liệu/tấn sản phẩm Tiêu thụ năng lượng: kWh/tấn sản phẩm Tiêu thụ nước: m3 nước/tấn sản phẩm Lượng nước thải: m3 nước thải/tấn sản phẩm Lượng phát thải khí: kg/tấn sản phẩm,... Tổn thất nguyên liệu, tổn thất hóa chất là bao nhiêu? b) Giai đoạn 2: Phân tích các công đoạn Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng thải của quá trình sản xuất - Lập ra một sơ đồ dòng giới thiệu các công đoạn của quá trình đã lựa chọn (trọng tâm kiểm toán) nhằm xác định tất cả các công đoạn và nguồn gây ra chất thải. Sơ đồ này cần liệt kê và mô tả dòng vào - dòng ra đối với từng công đoạn. Việc thiết lập sơ đồ chính xác thường không dễ, nhưng lại là nhiệm vụ rất quan trọng quyết định đến sự thông suốt của quá trình. Nhiện vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng - Cân bằng vật chất có thể là: cân bằng cho toàn bộ hệ thống hay cân bằng cho từng công đoạn thậm chí từng thiết bị; cân bằng cho tất cả vật chất hay cân bằng cho từng thành phần nguyên liệu. Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí các dòng thải - Việc ước tính chi phí cho dòng thải hay tổn thất tạo ra khả năng xép hạng các vấn đề theo tầm mức kinh tế và chỉ ra cần đầu tư bao nhiêu để giải quyết hoặc giảm nhẹ vấn đề. - Ước tính sơ bộ bằng cách tính toán chi phí nguyên liệu và các sản phẩm trung gian mất theo dòng thải. Ví dụ: Thành phần Cơ sở tính toán Lượng hóa chất mạ còn dư Giá mua hóa chất Lượng axit tấy rỉ còn dư Giá mưa axit Nhiệm vụ 7: Thẩm định quá trình để xác định nghiêm nhân sinh ra chất thải - Mục đích của nhiệm vụ này là qua phân tích tìm ra các nguyên nhân thực tế hay ẩn gây ra các tổn thất và từ đó có thể đề xuất các cơ hội tốt nhất cho các vấn đề thực tế. - Không cần phân tích nguyên nhân đối với các vấn đề đã có giải pháp ngay và hiệu quả. - Để tìm ra nguyên nhân, cần đặt ra các câu hỏi “Tại sao...?”, ví dụ: [Type text] Page 7 c)  Tại sao tồn tại dòng chất thải này?  Tại sao tiêu thụ nguyên liệu, hóa chất và năng lượng cao như vậy?  Tại sao chất thải được tạo ra nhiều ? .... Giai đoạn 3: Đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất thải Nhiệm vụ 8: : Xây dựng các cơ hội giảm thiểu chất thải - Các cơ hội giảm thiểu chất thải được đưa ra trên cơ sở:  Sự động não, kiến thức và tính sáng tạo của các thành viên trong nhóm,  Tranh thủ ý kiến từ các cá nhân bên ngoài nhóm (người làm việc ở các dây chuyền tương tự, các nhà cung cấp thiết bị, các kỹ sư tư vấn,...),  Khảo sát công nghệ và thu thập thông tin về các định mức từ các cơ sở ở nước ngoài. - Phân loại các cơ hội GTCT cho mỗi quá trình/dòng thải vào các nhóm: (1). Thay thế nguyên liệu (4). Cải tiến thiết bị (5). Thay đổi công nghệ (6). Thu hồi và tuần hoàn tại chỗ (7). Sản xuất sản phẩm phụ hữu ích (8). Cải tiến sản phẩm (2). Quản lý nội vi tốt hơn (3). Kiểm soát quá trình tốt hơn [Type text] Page 8 Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được - Các cơ hội SXSH đề ra ở trên được sàng lọc để loại đi các trường hợp không thực tế. Quá trình loại bỏ phải đơn giản, nhanh và dễ hiểu, thường chỉ cần định tính. - Các cơ hội sẽ được phân chia thành:  Cơ hội khả thi thấy rõ, có thể thực hiện ngay  Cơ hội không khả thi thấy rõ, loại bỏ ngay,  Các cơ hội còn lại - sẽ được nghiên cứu tính khả thi chi tiết hơn. d) Giai đoạn 4: Lựa chọ giải pháp giảm thiểu chất thải Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kĩ thuật Cần liệt kê ra những thay đổi về kĩ thuật để thực hiện cơ hội sản xuất sạch hơn từ đó đánh giá khả năng thực hiện được của các thay đổi Các yếu tố kỹ thuật để đánh giá:  Chất lượng sản phẩm  Công suất  Yêu cầu về diện tích  Thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt  Tính tương thích với các thiết bị đang dùng  Các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng  Nhu cầu huấn luyện kỹ thuật  Khía cạnh an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế - Cần ưu tiên các cơ hội có chi phí thấp. - Các công việc cần làm:  Thu thập số liệu về: chi phí đầu tư, các khoản tiết kiệm được  Tính toán kinh tế Nhiệm vụ 12: Phân tích tính khả thi về môi trường - Những tiêu chí cải thiện môi trường thực sự là:     Giảm tổng lượng chất ô nhiễm Giảm độc tính của dòng thải hay phát thải còn lại Giảm sử dụng nguyên liệu không tái tạo hay độc hại Giảm tiêu thụ năng lượng. Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giái pháp sẽ thực hiện Kết hợp các kết quả đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế, môi trường để lựa chọn giải pháp SXSH cho việc thực hiện tiếp sau e) Giai đoạn 5: Thực thi giải pháp giảm thiểu chất thải Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện Xây dựng một kế hoạch gồm:  Các hoạt động gì sẽ được tiến hành?  Các hoạt động phải tiến hành như thế nào?  Các nguồn tài chính và các nhu cầu về nhân lực để tiến hành các hoạt động?  Ai sẽ chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động?  Thời gian thực hiện hoạt động Ví dụ: Giải pháp thay đổi thiết bị, các nội dung chuẩn bị cụ thể gồm:  Ghi ra các tính năng kỹ thuật chi tiết của thiết bị  Chuẩn bị một kế hoạch xây dựng chi tiết  So sánh và lựa chọn thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp giảm thiểu chất thải Để có thể áp dụng SXSH một cách hiệu quả và tự duy trì được thì cần phải thực hiện phương pháp được thiết kế phù hợp với cơ sở, ngành cơ kim khí. Thực hiện trên cơ sở từng phần một có thể đñạt được ngay các kết quả ngắn hạn nhưng sẽ không duy trì được lâu. Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả Việc giám sát và đánh giá nhằm tìm ra các nguyên nhân làm sai lệch (nếu có) của kết quả đạt được so với kết quả dự kiến và thông tin đến cấp quản lý để duy trì sự cam kết của họ với SXSH. Việc giám sát và đánh giá đạt được bằng cách so sánh kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp SXSH về tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, sự phát sinh chất thải,... f) Giai đoạn 6: Duy trì giải pháp giảm thiểu chất thải Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp giảm thiểu chất thải Cần thường xuyên kiểm tra, giám sat việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải Nhiệm vụ 18: Tiếp tục xác định là chọn ra các công đoạn gây lãng phí Liên tục thực hiện việc xác định các công đoạn gây lãng phí để kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp III. KẾT LUẬN - Làng nghề cơ kim khí Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội đang trong đà phát triển và là một trong những mũi nhọn kinh tế của huyện Thạch Thất. Cùng với sự phát triển đó là các vấn đề về môi trường, hiện trạng môi trường tại làng nghề Phùng Xá đang ở mức báo động, nếu không có các biện pháp khắc phục kịp thời có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng. Một trong số các công cụ quản lí môi trường là truyền thông môi trường, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, từ đó giúp thay đổi hành vi của con người về môi trường. Để triển khai truyền thông môi trường, tôi đề xuất tổ chức “Tập huấn nâng cao nhận thức của các hộ sản xuất trong làng nghề về sản xuất sạch hơn”. Thông qua buổi tập huấn với mục đích để người dân được tiếp cận với sản xuất sạch hơn từ đó thay đổi về cách thức sản xuất phù hợp với môi trường mà vẫn đạt được lợi nhuận. Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường trong làng nghề từ đó thay đổi hành vi về môi trường, huy động được ít nhất 5 hộ tham gia thí điểm về sản xuất sạch hơn. Sản xuất sạch hơn giúp các cơ sở sản xuất: - Quản lí được các công đoạn sản xuất của mình, các dòng vào và dòng ra. - Giảm chi phí và nguyên liệu đầu vào, giảm sủa dụng lãng phí hóa chất trong sản xuất - Đạt được lợi nhuận - Cải thiện hiệu quả sản xuất, tăng năng suất do thay đổi thiết bị máy móc mới - Giảm tiêu thụ năng lượng - Giảm rủi ro trong kinh doanh và tăng cơ hội khi làm việc - Giảm lượng chất thải phát sinh - Cải thiện môi trường do việc giảm lượng chất thải phát sinh - Giảm tai nạn lao động Kết thúc buổi tập huấn, chúng tôi sẽ huy động ít nhất 5 cơ sở sản xuất tham gia thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn vào hoạt động sản xuất cơ kim khí tại làng nghề. Theo dõi và đánh giá kết quả sau một năm thực hiện để thấy được lợi ích và hiệu quả của việc thưc hiện sản xuất sạch hơn. Từ đó phát triển và nhân rộng trong toàn bộ làng nghề. Chúng tôi cũng mong rằng chính quyền địa phương quan tâm hơn, tham gia hỗ trợ các cơ sở sản xuất trong việc thực hiện sản xuất sạch hơn, giúp cơ sở sản xuất cải thiện kinh tế và đồng thời cải thiện môi trường trong làng nghề. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Đỗ Thị Dinh, Ngô Thị Thuận, Khoa Kinh tế và PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, 2016. Ô nhiễm môi trường làng nghề cơ kim khí Phùng Xá – thực trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 14, số 2, trang 238-245 - Khoa Môi trường, 2008. Giáo trình sản xuất sạch hơn. Đại học Khoa học Huế - Phòng tài nguyên môi trường, 2016. Báo cáo môi trường chuyên đề năm 2015. Thạch Thất, Hà Nội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng