Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề về Biển – Đảo ...

Tài liệu Chuyên đề về Biển – Đảo

.DOC
32
240
76

Mô tả:

ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những vấn đề quan trọng ở khu vực Đông Á hiện nay, liên quan đến an ninh khu vực là cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam) hay biển Nam Trung Hoa (theo cách gọi của đa số các nước trên thế giới). Trong 50 năm qua, biển Đông luôn là một trong ba điểm nóng về an ninh ở Đông Á. Đối với riêng Việt Nam: Biển Đông và các đảo, quần đảo trên biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trường tồn của đất nước. Vấn đề biển – đảo là một nội dung giáo dục được đề cập tới trong nhiều môn học ở nhà trường phổ thông, trong đó nhiều nhất là môn Địa lí (đặc biệt là chương trình Địa lí 12). Nhằm nâng cao hiểu biết cho giới trẻ về những tiềm năng và vị trí chiến lược của hệ thống biển – đảo trong sự phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà; qua đó có ý thức bảo vệ chủ quyền biển – đảo của đất nước nên trong những năm gần đây nội dung về biển – đảo được đưa vào các kì thi bộ môn Địa lí rất nhiều (từ thi tuyển sinh, thi chọn học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, thi Đại học – Cao đẳng). Xuất phát từ lí do đó, tôi chọn chuyên đề về Biển – Đảo để bồi dưỡng thêm cho học sinh trong quá trình ôn thi Đại học – Cao đẳng nhằm giúp các em có kiến thức và kĩ năng làm tốt bài thi, đồng thời giáo dục ý thức của học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước trên biển – đảo. 1 NỘI DUNG PHẤN I: HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Phạm vi lãnh thổ vùng biển nước ta * Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của 8 nước: Trung Quốc, Cam-puchia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xing-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Brunay, Phi-lip-pin. * Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km 2, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Vùng nội thuỷ: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía tỏng đường cơ sở (đường cơ sở là những đường thẳng trên biển nối liền với các đảo ven bờ và các mũi đất nhô ra ngoài biển xa nhất là đảo Cồn Cỏ, đảo Lí Sơn, mũi Đại Lãnh, Côn Đảo, đảo Thổ Chu, đảo Phú Quốc). Trong vùng nội thuỷ, Nhà nước ta có mọi chủ quyền như ở phần đất liền. - Vùng lãnh hải: là vùng biển tính từ đường cơ sở rộng về phía biển tới 12 hải lý (1 hải lí = 1.852 m). Ranh giới của lãnh hải được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan – đây chính là đường biên giới quốc gia trên biển. Trong vùng lãnh hải, Nhà nước ta cũng có mọi chủ quyền khai thác tài nguyên, đánh bắt thuỷ hải sản… - Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển rộng 12 hải lí tính từ đường lãnh hải trở ra phía biển. Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, nhà nước có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư... - Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng biển tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt đường ống dẫn dầu, dây cáp ngầm qua đáy biển nước ta; và tàu thuyền và máy bay nước ngoài được tự do hoạt động về hàng hải, hàng không theo công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. 2 - Vùng thềm lục địa: là phần kéo dài của đất liền dưới đáy biển, mở rộng ra ngoài lãnh hải, có độ sâu khoảng 200m. Trên thềm lục địa, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. (đặc biệt là dầu khí ở vùng thềm lục địa phía Nam). II. Ảnh hưởng của biển Đông tới thiên nhiên nước ta * Khái quát về biển Đông Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477triệu km2 (lớn thứ hai trong các biển của TBD, sau biển Xu-la-vê-đi). - Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo - Biển Đông trải dài từ xích đạo đến chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. - Biển Đông giàu khoáng sản và hải sản. Thành phần sinh vật cũng tiêu biểu cho vùng nhiệt đới, số lượng loài rất phong phú. 1. Ảnh hưởng của biển Đông tới khí hậu - Biển Đông rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm dồi dào làm cho độ ẩm tương đối trên 80%. - Các luồng gió hướng đông nam từ biển thổi vào làm giảm tính lục địa ở các vùng cực tây đất nước. - Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô vào mùa đông; làm dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè. - Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà, lượng mưa nhiều. 2. Ảnh hưởng của biển Đông tới địa hình và các hệ sinh thái ven biển - Tạo nên địa hình ven biển rất đa dạng, đặc trưng địa hình vùng biển nhiệt đới ẩm với tác động của quá trình xâm thực - bồi tụ diễn ra mạnh mẽ. - Phổ biến là các dạng địa hình: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đảo ven bờ và những rạn san hô… - Biển Đông mang lại lượng mưa lớn cho nước ta, đó là điều kiện thuận lợi cho rừng phát triển xanh tốt quanh năm. 3 - Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích 450.000 ha, lớn thứ 2 trên thế giới (riêng Nam Bộ là 300.000 ha). Ngoài ra còn có hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn và hệ sinh thái rừng trên các đảo… 3. Biển Đông đem đến nguồn tài nguyên phong phú * Tài nguyên khoáng sản: - Loại khoáng sản có trữ lượng và giá trị lớn nhất là dầu mỏ, khí đốt (khoảng 4 – 5 tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m 3 khí); tập trung ở các bể trầm tích: Nam Côn Sơn và Cửu Long, Thổ Chu-Mã Lai và sông Hồng. - Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguyên liệu quý cho công nghiệp. VD: cát trắng ở Quảng Ninh, ở cam ranh (Khánh Hòa) là nguyên liệu quý cho CN sản xuất thủy tinh, pha lê. - Vùng ven biển có trữ lượng muối biển lớn (hàng năm cung cấp khoảng 900 nghìn tấn muối), tập trung ở Nam Trung Bộ vì nơi đây có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít mưa, lại chỉ có vài con sông nhỏ đổ ra biển. * Tài nguyên hải sản phong phú: Biển Đông tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật sinh trưởng quanh năm. - Trữ lượng cá biển từ 3,9 đến 4 triiệu tấn, khả năng khai thác 1, 9 triệu tấn - Các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng: + Có hơn 2.000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, 50 loài cua, 650 loài rong biển, 2.500 loài nhuyễn thể, hơn 1.600 loài giáp xác… + Các rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. + Trên các đảo ở ven bờ biển của Nam Trung Bộ còn có tổ yến có giá trị xuất khẩu. + Trên vùng biển nước ta có 4 ngư trường trọng điểm, tập trung nhiều hải sản là: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, Hoàng Sa – Trường Sa. 4. Biển Đông gây ra nhiều thiên tai 4 - Bão: Hàng năm có 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có từ 3-4 cơn bão đổ trực tiếp vào nước ta gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển, nhất là ở Trung Bộ về cả tài sản và tính mạng. - Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ. - Hiện tượng cát bay lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung, gây ra tình trạng hoang mạc hóa đất đai. III. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng trên vùng biển – đảo nước ta 1. Vùng biển và thềm lục địa nước ta giàu tài nguyên Ngoài tài nguyên hải sản và khoáng sản (như đã trình bày ở phần trên) thì biển Đông còn đem đến tài nguyên du lịch và tạo điều kiện phát triển giao thông vận tải. * Tài nguyên du lịch biển: - Cả nước có khoảng 125 bãi biễn kéo dài từ Trà Cổ (Quảng Ninh) tới Hà Tiên (Kiên Giang). - Nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt thuận lợi cho phát triển du lịch và an dưỡng; đặc biệt đoạn từ Đại Lãnh (Khánh Hòa) tới Mũi Né (Phan Thiết): Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né, Vũng Tàu... * Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển : - Có vị trí thuận lợi, nằm trên đường giao thông hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, từ khu vực Đông Á xuống châu Đại Dương. - Dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh kín gió thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu; trên thực tế nhiều cảng nước sâu đã được hình thành như: Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi)... - Nhiều cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng biển. 2. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển a. Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ 5 - Các đảo động dân như: Cái Bầu, Cát Bà, Lí Sơn, Phú Quý, Phú Quốc, Cô Tô, Cát Bà..... - Các quần đảo lớn như : Hoàng Sa, Trường Sa, Côn Đảo, Nam Du, Thổ Chu... - Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liển, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới. - Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo. b. Các huyện đảo ở nước ta * Đến năm 206, nước ta có các huyện đảo sau: - Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) - Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng) - Huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) - Huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) - Huyện đảo Lí Sơn (tỉnh Quãng Ngãi) - Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) - Huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) - Huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) - Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (tinh Kiên Giang). * Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo của nước ta có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 3. Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo a. Lí do phải khai thác tổng hợp - Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng (đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển), vì vậy việc khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. - Môi trường biển là không thể chia cắt được, bởi vậy khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và các đảo xung quanh. - Môi trường đảo do sự biệt lập nhất định của nó, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người. b. Việc khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và đảo 6 * Khai thác tài nguyên sinh vật biển đảo - Tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven biển, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt. - Phát triển đánh bắt thủy sản xa bờ, góp phần khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta. * Khai thác tài nguyên khoáng sản biển - Hiện nay sản xuất muối theo hướng công nghiệp đã được tiến hành và đem lại năng suất cao. - Công tác thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa được đẩy mạnh cùng với việc mở rộng các dự án liên doanh với nươc ngoài. - Phát triển công nghiệp khí hóa lỏng, làm phân bón và sản xuất điện từ nguồn khí đốt đưa vào đất liền. - Trong tương lai các nhà máy lọc dầu được xây dựng đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công nghiệp dầu khí. - Tránh các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu. * Phát triển du lịch biển đảo - Các trung tâm du lịch được nâng cấp, nhiều vùng biển đảo mới được đưa vào khai thác. - Đáng chú ý là khu du lịch Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn (Quảng Ninh và Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hòa), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu). * Phát triển giao thông vận tải biển - Hàng loạt các cảng hàng hóa lớn đã được cải tạo và nâng cấp như: cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng... Một số cảng nước sâu đã được xây dựng như : Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Dung Quất (Quảng Ngãi)...Hàng loạt cảng nhỏ khác cũng đã được xây dựng. - Các tuyến vận tải hàng hóa và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với đất liền, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở các đảo và quần đảo. 4. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa 7 - Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng. - Việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực. - Việt Nam là nước Đông Nam Á lục địa có nhiều lợi ích nhất ở biển Đông nên Nhà nước và nhân dân cùng có bồn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước. 8 PHẦN II : HỆ THỐNG KIẾN THỨC NÂNG CAO, MỞ RỘNG (Tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh) 1. Tiềm năng và tầm quan trọng của biển Đông 1.1. Về kinh tế - Hải sản: Ở vùng biển nước ta có khoảng 2040 loài cá gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có giá trị kinh tế cao khoảng 110 loài. - Chim biển: Các loại chim biển ở nước ta rất phong phú: hải âu, bồ nông, chim rẽ, hải yến. Theo tính toán của các nhà khoa học phân chim tích tụ lâu đời trên các đảo cho trữ lượng phân bón tới chục triệu tấn. - Rong biển: trên biển nước ta có trên 600 loài rong biển là nguồn thức ăn có dinh dưỡng cao và là nguồn dược liệu phong phú. - Khoáng sản: Dưới đáy biển nước ta có nhiều khoáng sản quý như thiếc, titan, thạch anh, đồng, sắt, đất hiếm, trong đó có giá trị nhất là dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngoài khơi Việt Nam chiếm 25% trữ lượng dầu dưới đáy biển Đông. Có thể khai thác từ 30 – 40 ngàn thùng/ngày (mỗi thùng đạt 159 lít), khoảng 20 triệu tấn/năm. 1.2. Về quốc phòng, an ninh Biển nước ta nằm trên đường giao thông quốc tế từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, vì vậy có vị trí hết sức quan trọng. Đứng trên vùng biển – đảo của nước ta có thể quan sát, khống chế đường giao thông huyết mạch ở Đông Nam Á. Biển – đảo nước ta có tầm quan trọng lớn lao đối với sự phát triển trường tồn của đất nước. (Nguồn : http://www.cpr.org.vn) 2. Một số vịnh, đảo quan trọng của biển Đông 2.1. Vịnh Bắc Bộ - Nằm ở phía Tây Bắc của biển Đông, được bao bọc bởi bờ biển Việt Nam và Trung Quốc. - Diện tích khoảng 126.250 km2, là vịnh nông (nơi sâu nhất khoảng 100m). Chiều ngang, nơi rộng nhất khoảng 310 km, nơi hẹp nhất khoảng 220 km. - Hiệp định phân vịnh Bắc Bộ kí tháng 12/2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc đã xác định biên giới lãnh hải của hai nước ở ngoài cửa sông Bắc Luân, cũng 9 như giới hạn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và Trung Quốc ở trong vịnh Bắc Bộ. + Về diện tích tổng thể theo mực nước trung bình thì nước ta được 52,23% ; Trung Quốc được 46,77% diện tích vịnh Bắc Bộ. + Thềm lục địa Việt Nam khá rộng, độ dốc thoải và có một lòng máng sâu trên 70m, gần đảo Hải Nam của Trung Quốc. (Nguồn : http://www.halong.com) 2.2. Cam Ranh – một trong những cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới Theo nhiều nhà địa lí quốc tế, có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới là Xan Phran xixco (Hoa Kì), Ri-ô-đê-Gianero (Braxin) và Cam Ranh (Việt Nam). - Vịnh Cam Ranh có diện tích hơn 60 km 2, chỗ rộng nhất khoảng 6 km, ăn sâu vào nội địa chừng 12 km, thông với biển bởi một cửa rộng 3 km. Phần lớn vịnh có độ sâu từ 8 – 32 m, tàu trên 3 vạn tấn có thể vào bất cứ lúc nào. - Vịnh chỉ cách đường hàng hải quốc tế một giờ tàu biển (trong khi cảng Hải Phòng cách 18 giờ). - Thủy triều trong vịnh khá đều đặn, đặc điểm hải dượng này có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và kĩ thuật hàng hải - Đáy vịnh gần như bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. - Vịnh được bán đảo che chắn nên kín gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền, phía ngoài đảo có một số đảo và cù lao án ngữ, trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đèn biển và ra -đa hàng hải. - Bán đảo Cam Ranh dài khoảng 12 km, với hơn 10 000 ha rừng, hồ nước ngọt lớn và nhiều bãi tắm tuyệt đẹp, trong đó có nhiều bãi tắm có thể khai thác quanh năm. Trên bán đảo có 1 đường băng sân bay dài 3.045 m, rộng 45 m. (Nguồn: http://thanhnien.com.vn) 2.3. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 10 * Hai quần đảo này nằm gần như ngay giữa biển Đông, có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng, là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào phục vụ phát triển kinh tế đất nước. - Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 15054’B - 17015’B và kinh độ 1110Đ - 1130Đ trên vùng biển rộng khoảng 16.000 km2, cách đảo Lí Sơn (Quảng Ngãi) khoảng 120 hải lí, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lí. Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2, trong đó đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất (khoảng 1,5 km2). - Quần đảo Trường Sa nằm về phía Đông Nam của biển Đông, gồm trên 100 đảo, đá, bãi cạn, cồn san hô và bãi ngầm ; ở khu vực biển trong vĩ độ 6 050’B 12000’B và kinh độ 111030’Đ - 117020’Đ trên vùng biển rộng khoảng 180.000 km2. Quần đảo này cách Cam Ranh (Khánh Hòa) khoảng 248 hải lí. Diện tích phần đất nổi khoảng 10 km2, trong đó đảo Ba Bình lớn nhất, đảo Song Tử Tây là đảo cao nhất (khoảng 4 – 6 m). * Địa chất hai quần đảo này chủ yếu là đá vôi, cát và san hô. Trên một số đảo có đất và nguồn nước, tuy rất hạn chế nhưng có thể trồng được cây lâu năm như dừa, bàng vuông, phong ba... * Khu vực biển mà hai quần đảo án ngữ có nhiều tuyến hàng hải và hàng không quan trọng của thế giới và khu vực, bao gồm : + Đường từ Tây Âu, Bắc Mĩ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuyê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Ôxtrâylia, Niudilan. + Con đường hàng hải Bắc Thái Bình Dương từ Tây Bắc Hoa Kì đến Đông Á và Đông Nam Á. + Con đường từ Đông Á đến OOxxtraylia và Niudilan. + Con đường từ Đông đến Trung Đông. Nền kinh tế của nhiều nước trong khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Xinggapo...phụ thuộc sống còn vào các tuyến hàng hải này. * Về tài nguyên thủy sản : - Tại vùng biển quần đảo Hoàng Sa chưa có hiều kiện điều tra, đánh giá. - Tại vùng biển quần đảo Trường Sa, đã xác định được 18 họ hải sản với 32 giống và 37 loài. 11 * Vùng nước của hai quần đảo này còn có trữ lượng san hô lớn, dùng để sản xuất các sản phẩm mĩ nghệ, và sử dụng trong lĩnh vực y học. * Khu vực đáy biển thuộc hai quần đảo còn chứa một trữ lượng dầu khí khổng lồ và các mỏ khoáng sản. Riêng khu vực Trường Sa dự đoán có trữ lượng dầu khoảng 6 tỉ thùng. * Theo các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, quốc gia ven biển có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên một vùng biển rộng gấp nhiều lần diện tích lãnh thổ đất liền, kiểm soát các tuyến hàng hải quốc tế, làm chủ các vị trí chiến lược về quốc phòng cũng như các tài nguyên biển và lòng đất dưới đáy biển. Do đó, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – một phần máu thịt của đất nước Việt Nam – hiện đang bị một số quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực yêu sách chủ quyền. Tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo là một trong ba vấn đề liên quan đến biên giới lãnh thổ mà chúng ta đang phải giải quyết. Các tranh chấp này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia đòi hỏi chủ quyền mà còn là vấn đề thu hút sự quan tâm của các cường quốc và là yếu tô ảnh hưởng đến sự ổn định trên biển Đông. (Nguồn: http://www.cpr.org.vn) 2.4. Đảo Cát Bà - Đảo Cát Bà thuộc huyện đảo Cát Hải, thành phố Hải Phòng, là khu du lịch – kinh tế mở giàu tiềm năng, hấp dẫn các nhà đầu tư. Đảo nằm trong hệ thống quần đảo bao gồm 366 đảo lớn nhỏ khác nhau. Đảo Cát Bà rộng 200 km 2 là đảo lớn nhất của quần đảo và cũng là đảo lớn nhất trong số 1.969 hòn đảo trong quần thể Vịnh Hạ Long. - Cát Bà có 134 bãi tắm, trong đó có những bãi tắm nổi tiếng như: Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Cò 3, Bến Bèo, Cát Dừa, Đá Bằng, Cô Tiên. - Ở Cát Bà còn có nhiều hang động kì vĩ như hang Luồng, Khe Sâu, động Trung Trang dài 500 m với vô vàn thạch nhũ, những tác phẩm nghệ thuật thiên tạo. - Vườn quốc gia Cát Bà cách thị trấn đảo 15 km, có diện tích 15.200 ha, trong đó có 9.800 ha rừng và 5.400 ha mặt nước biển. Hệ thực vật có 745 loài, 495 chi, 149 họ. Có tới 350 loài được ghi trong sách Đỏ, nhiều loài rất quý hiếm như : kim giao, lát hoa, sa mộc...Sức hấp dẫn của vườn quốc gia Cát Bà còn ở yếu tố 12 cấu tạo địa hình, địa chất phong phú với các hồ nước trên núi đá vôi và những rạn san hô ven chân đảo. (Nguồn: tạp chí Giáo dục và Thời đại, số 7, ngày 18/2/2007 ) 2.5. Phú Quốc được chọn là bãi biển đẹp nhất thế giới Hãng tin ABC News vừa công bố danh sách những bãi biển đẹp nhất thế giới còn hoang sơ, tiềm ẩn trong một cuộc bình chọn dài ngày mang tên « Hidden Beaches ». Việt Nam đã đóng góp một bãi biển đứng ở vị trí số 1, đó là Bãi Dài ở huyện đảo Phú Quốc. - Nơi đây được ví như thiên đường với nắng vàng, nước mát và không gian du dương, tĩnh lặng đầy hoang sơ. - Đến với Bãi Dài, có thể đi bằng đường thủy hoặc bay trực tiếp từ TP.Hồ Chí Minh đến Phú Quốc. Đến nơi đây vào khoảng tháng 10 đến tháng 3 là đẹp nhất. (Nguồn: Vấn đề Biển Đông trong tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN những năm đầu thế kỉ XXI – Trần Hiệp, tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 1 năm 2007) 3. Biển Việt Nam đứng trước nguy cơ ô nhiễm - Biển Việt Nam nhận các chất ô nhiễm từ hai nguồn chính là lục địa và từ biển. Các chất gây ô nhiễm chính là dầu, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp. - Có khoảng 13 hệ sinh thái chính ở biển và đới bờ. Các hệ sinh thái này rất dễ bị tổn thương bởi tác động ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm dầu. Theo thống kê của Cục Môi trường, kể từ năm 1989 đến 2005 có gần 40 vụ tràn dầu lớn nhỏ. Điển hình là : + Sự cố Quy Nhơn ngày 10/8/1989: hơn 200 tấn dầu FO đã tràn ra vịnh Quy Nhơn. + Sự cố Bạch Hổ ngày 26/11/1992 : khoảng 300 – 700 tấn dầu thô đã tràn ra biển do đứt đường ống mềm. + Sự cố ngoài khơi Vũng Tàu ngày 10/9/1993: khoảng 2000 tấn bột mì và 200 tấn dầu FO và DO đã loang ra một vùng rộng lớn khoảng 640 km2. + Sự cố Cát Lái –TP. Hồ Chí Minh năm 2005: tàu Kasco Monrovia tai nạn làm tràn 518 tấn dầu. 13 + Sự cố tràn dầu vào bờ biển thuộc 12 tỉnh thành ở miền Trung và miền Nam hồi đầu tháng 1 năm 2007. - Thống kê thiệt hại kinh tế ước tính lên đến hàng trăm tỉ đồng. Hơn nữa, hàng năm có khoảng 200 triệu tấn dầu thô của các nước vận chuyển thông qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đến Nhật Bản và Hàn Quốc, đang gây nguy cơ không nhỏ về sự cố tràn dầu. (Nguồn: http:// www.monre.ov.vn) 4. Thềm lục địa và khai thác kinh tế biển ở thềm lục địa Thềm lục địa được con người phát hiện vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển được đưa ra vào năm 1982 với quy chế pháp lí quốc tế được tất cả các nước công nhận. Khoa học đã xác định bên ngoài lãnh thổ của quốc gia ven biển cũng có một dải đất bằng phẳng, độ dốc rất nhỏ, dần dần đi xuống thấp cho đến một vùng đất sâu gọi là «bình nguyên sâu thẳm », đó là thềm lục địa. - Tổng diện tích thềm lục địa bao quanh các châu lục trên thế giới vào khoảng 27,5 triệu km2. - Công ước năm 1982 đã đưa ra định nghĩa : thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở 200 hải lí, khi bở ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn. - Trong trường hợp một quốc gia có thềm lục địa hẹp thì tính chiều rộng 200 hải lí (bằng chiều rộng vùng đặc quyền kinh tế), còn một quốc gia có thềm lục địa quá rộng thì nước đó có thể quy địh ranh giới phía ngoài của thềm lục địa không quá 350 hải lí. - Về quyền của quốc gia ven biển, Công ước quy định tại điều 77: « Quốc gia ven biển thực hiện đặc quyền thuộc chủ quyền đối với thêm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy nếu không có sự thỏa thuận của quốc gia đó». Khi khai thác phần thếm lục địa nằm ngoài 200 hải lí, quốc gia ven biển phải đóng góp tiền hoặc hiện vật có giá trị tối đa là 7% giá trị hay khối lượng sản phẩm khai thác được ở 14 vùng này cho cơ quan quyền lực quốc tế để phân chia cho các quốc gia thành viên khác theo một tiêu chuẩn nhất định. 5. Vấn đề biển Đông với an ninh cộng đồng ASEAN 5.1. Vấn đề tranh chấp trên biển Đông Một trong những vấn đề quan trọng ở khu vực Đông Á hiện nay, liên quan đến an ninh khu vực là cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam) hay biển Nam Trung Hoa (theo cách gọi của đa số các nước trên thế giới). Trong 50 năm qua, biển Đông luôn là một trong ba điểm nóng về an ninh ở Đông Á (bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, Biển Đông). - Cuộc tranh luận giữa các nước ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á về chủ quyền đối với các đảo trên Biển Đông hình thành vào đầu năm 1950 và kéo dài cho đến nay. Tham gia vào tranh chấp có các nước và vùng lãnh thổ là : + Trung Quốc + Đài Loan + Việt Nam + Philippin + Malaixia + Brunay + Inđô-nê-xia - Trước những tranh chấp ở biển Đông đe dọa an ninh, ổn định hòa bình trong khu vực, Hội nghị ngoại trưởng các nước ASEAN lần thứ 25 họp ở Manila (Philippin) vào tháng 7/1992 đã ra tuyên bố ASEAN và Biển Đông, cho rằng các bên cần đàm phán và xây dựng Bộ luật ứng xử trên biển Đông. - Việt Nam và Philippin được ủy nhiệm soạn thảo “Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông”, sau đó các nước thành viên ASEAN tham gia đóng góp dự thảo, Trung Quốc cũng được tham gia sữa chữa. Tháng 11/2002, Trung Quốc và các nước ASEAN đã kí “Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông”. - Tại biển Đông vào đầu thế kỉ XXI, trong khi các mối đe dọa an ninh truyền thống như tranh chấp lãnh thổ có phần dịu đi thì các vấn đề an ninh phi truyền thống lại nổi lên (như: hoạt động khủng bố, cướp biển) có xu thế công khai hơn. 5.2. Chính sách an ninh biển Đông của ASEAN 15 Theo quan điểm của ASEAN, vấn đề biển Đông phải được giải quyết theo các nguyên tắc sau: - Tất cả các vấn đề thuộc chủ quyền pháp lí có liên quan đến biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không dùng vũ lực. - Thuyết phục các bên liên quan phải kiềm chế, tránh xung đột, trên quan điểm tạo một bầu không khí tích cực cho việc giải quyết có kết quả các vấn đề tranh chấp. - Tôn trọng chủ quyền và pháp lí của tất cả các nước có quyền lợi trực tiếp tại khu vực, tìm kiếm khả năng hợp tác tại biển Đông liên quan đến vấn đề an toàn hàng hải và giao thông, chống ô nhiễm môi trường biển, phối hợp các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, các cố gắng chống cướp biển, phối hợp chống buôn lậu ma túy. - Hoan nghênh các bên liên quan áp dụng các nguyên tắc trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á như là cơ sở cho việc xây dựng một bộ luật ứng xử quốc tế về biển Đông. (Nguồn: Vấn đề Biển Đông trong tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN những năm đầu thế kỉ XXI – Trần Hiệp, tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 1 năm 2007) 16 PHẦN III: CÁC DẠNG CÂU HỎI, BÀI TẬP Các câu hỏi lí thuyết rất đa dạng, tùy theo yêu cầu kiểm tra kiến thức đối với thí sinh mà các câu hỏi ở mức độ khó dễ khác nhau. Qua thực tiễn nhiều năm của các kỳ thi tuyển sinh môn Địa lí, có thể sắp xếp các câu hỏi lí thuyết thành 4 dạng chủ yếu sau đây: 1. Dạng trình bày (hoặc phân tích) 1.1. Nhận dạng câu hỏi và cách làm Đây là dạng câu hỏi dễ nhất, chủ yếu trình bày lại kiến thức cơ bản. Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần chú ý một số yêu cầu sau: - Trước hết cần nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. - Tiếp theo, căn cứ vào câu hỏi, học sinh cần sắp xếp, chọn lọc các kiến thức cơ bản sao cho phù hợp, giúp bài làm đúng trọng tâm và thêm mạch lạc. 1.2. Một số ví dụ cụ thể Câu 1: Hãy trình bày phạm vi lãnh thổ trên biển của nước ta Gợi ý trả lời: * Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của 8 nước: Trung Quốc, Cam-puchia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xing-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Brunay, Phi-lip-pin. * Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km 2, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Vùng nội thuỷ: là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía tỏng đường cơ sở (đường cơ sở là những đường thẳng trên biển nối liền với các đảo ven bờ và các mũi đất nhô ra ngoài biển xa nhất là đảo Cồn Cỏ, đảo Lí Sơn, mũi Đại Lãnh, Côn Đảo, đảo Thổ Chu, đảo Phú Quốc). Trong vùng nội thuỷ, Nhà nước ta có mọi chủ quyền như ở phần đất liền. - Vùng lãnh hải: là vùng biển tính từ đường cơ sở rộng về phía biển tới 12 hải lý (1 hải lí = 1.852 m). Ranh giới của lãnh hải được xác định bởi các đường song song cách đều đường cơ sở về phía biển và đường phân định trên các vịnh với các nước hữu quan – đây chính là đường biên giới quốc gia trên biển. Trong vùng lãnh hải, Nhà nước ta cũng có mọi chủ quyền khai thác tài nguyên, đánh bắt thuỷ hải sản… 17 - Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển rộng 12 hải lí tính từ đường lãnh hải trở ra phía biển. Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, nhà nước có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư... - Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng biển tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt đường ống dẫn dầu, dây cáp ngầm qua đáy biển nước ta; và tàu thuyền và máy bay nước ngoài được tự do hoạt động về hàng hải, hàng không theo công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. - Vùng thềm lục địa: là phần kéo dài của đất liền dưới đáy biển, mở rộng ra ngoài lãnh hải, có độ sâu khoảng 200m. Trên thềm lục địa, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. (đặc biệt là dầu khí ở vùng thềm lục địa phía Nam). Biển Đông là một biển rộng, có diện tích 3,477tr km2 (lớn thứ hai trong các biển của TBD, sau biển Xulavedi). Câu 2: Hãy trình bày đặc điểm khái quát về biển Đông Gợi ý trả lời - Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo - Biển Đông trải dài từ xích đạo đến chí tuyến Bắc , nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. - Biển Đông giàu khoáng sản và hải sản. Thành phần sinh vật cũng tiêu biểu cho vùng nhiệt đới, số lượng loài rất phong phú. Câu 3: Phân tích ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái ven biển nước ta. Gợi ý trả lời: a. Ảnh hưởng của biển Đông tới khí hậu - Biển Đông rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm dồi dào làm cho độ ẩm tương đối trên 80%. - Các luồng gió hướng đông nam từ biển thổi vào làm giảm tính lục địa ở các vùng cực tây đất nước. 18 - Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta, làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô vào mùa đông; làm dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hè. - Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hoà, lượng mưa nhiều. b. Ảnh hưởng của biển Đông tới địa hình và các hệ sinh thái ven biển - Tạo nên địa hình ven biển rất đa dạng, đặc trưng địa của vùng biển nhiệt đới ẩm với tác động của quá trình xâm thực - bồi tụ diễn ra mạnh mẽ. Phổ biến là các dạng địa hình: vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các đảo ven bờ và những rạn san hô… - Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích 450.000 ha, lớn thứ 2 trên thế giới (riêng Nam Bộ là 300.000 ha). Ngoài ra còn có hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn và hệ sinh thái rừng trên các đảo… Câu 4: Trình bày các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển nước ta Gợi ý trả lời: a. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta * Tài nguyên khoáng sản: - Loại khoáng sản có trữ lượng và giá trị lớn nhất là dầu mỏ, khí đốt (khoảng 4 – 5 tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m 3 khí); tập trung ở các bể trầm tích: Nam Côn Sơn và Cửu Long, Thổ Chu-Mã Lai và sông Hồng. - Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguyên liệu quý cho công nghiệp. VD: cát trắng ở Quảng Ninh, ở cam ranh (Khánh Hòa) là nguyên liệu quý cho CN sản xuất thủy tinh, pha lê. - Vùng ven biển có trữ lượng muối biển lớn (hàng năm cung cấp khoảng 900 nghìn tấn muối), tập trung ở Nam Trung Bộ vì nơi đây có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít mưa, lại chỉ có vài con sông nhỏ đổ ra biển. * Tài nguyên hải sản phong phú: Biển Đông tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật sinh trưởng quanh năm. 19 - Trữ lượng cá biển từ 3,9 đến 4 triiệu tấn, khả năng khai thác 1, 9 triệu tấn - Các loại thuỷ hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng: + Có hơn 2.000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, 50 loài cua, 650 loài rong biển, 2.500 loài nhuyễn thể, hơn 1.600 loài giáp xác… + Các rạn san hô ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. + Trên các đảo ở ven bờ biển của Nam Trung Bộ còn có tổ yến có giá trị xuất khẩu. + Trên vùng biển nước ta có 4 ngư trường trọng điểm, tập trung nhiều hải sản là: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng – Quảng Ninh, Hoàng Sa – Trường Sa. b. Thiên tai trên vùng biển nước ta - Bão: Hàng năm có 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông, trong đó có từ 3-4 cơn bão đổ trực tiếp vào nước ta gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển, nhất là ở Trung Bộ về cả tài sản và tính mạng. - Sạt lở bờ biển: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ. - Hiện tượng cát bay lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung, gây ra tình trạng hoang mạc hóa đất đai. Câu 5: Kể tên các huyện đảo và tên các tỉnh có các huyện đảo đó của nước ta tính đến năm 2006 Gợi ý trả lời Tính đến năm 2006, nước ta có 12 huyện đảo sau: - Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) - Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng) - Huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) - Huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng) - Huyện đảo Lí Sơn (tỉnh Quãng Ngãi) - Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) - Huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) - Huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) - Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (tinh Kiên Giang). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan