Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Chuyên đề VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM...

Tài liệu Chuyên đề VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

.DOC
12
1074
77

Mô tả:

Trêng THPT chuyªn VÜnh Phóc Gi¸o ¸n «n thi ®¹i häc líp 12 Chuyên đề: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền Giáo viên: môn Địa lí Trường THPT: chuyên Vĩnh Phúc A. MỞ ĐẦU: I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh nắm được: 1. Về kiến thức - Điều kiện phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay. - Cơ cấu, cơ sở nguyên nhiên liệu, tình hình sản xuất & phân bố của từng ngành công nghiệp trọng điểm - Giải thích được tại sao các ngành trên được coi là ngành công nghiệp trọng điểm. 2. Về kĩ năng - Khai thác Atlat - trang 22 để trình bày sự phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm: + Những vùng phân bố than dầu, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện. + Các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm lớn. - Phân tích các biểu đồ, bảng số liệu, sơ đồ về các ngành công nghiệp II> Phương tiện dạy học: - At lat địa lí Việt Nam - Sách giao khoa địa lí 12 - Tranh ảnh, bảng số liệu… III. Phương pháp dạy học: - Đàm thoại gợi mở - Thảo luận nhóm - Khai thác hình ảnh trực quan IV: Thời gian bồi dưỡng: 2 ca chuyên đề (6 tiết) B. Nội dung I.KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Công nghiệp năng lượng .1.1. Vai trò của công nghiệp năng lượng - Là cơ sở động lực cho các ngành kinh tế khác nên có liên quan tác động đến toàn bộ nền kinh tế, cơ sở để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Là ngành được ưu tiên đi trước một bước các ngành khác. - Chiếm tỉ lệ lớn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và giá trị sản lượng công nghiệp. .1.2. Công nghiệp khai thác nguyên, nhiên liệu a) Công nghiệp khai thác than - Nước ta có nhiều than tổng trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, gồm 4 loại than antraxit, than mỡ, than nâu và than bùn. Than có chất lượng tốt, nằm tập trung, dễ khai thác. - Than được khai thác ở Quảng Ninh (than antraxit, chiếm 90% trữ lượng), sau đó là Na Dương (Lạng Sơn), Thái Nguyên, Nông Sơn (Quảng Nam) ; than nâu ở Đồng bằng sông Hồng ; than bùn ở U Minh khai thác chưa nhiều. - Than được khai thác từ lâu dưới 2 hình thức là lộ thiên và hầm lò. - Năm 2005, sản lượng than đã đạt 32,4 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 18 triệu tấn, phần lớn số còn lại được cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc, b) Khai thác dầu khí Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn Tæ Sö - §Þa - GDCD Trêng THPT chuyªn VÜnh Phóc Gi¸o ¸n «n thi ®¹i häc líp 12 - Nước ta có tiềm năng lớn về dầu khí, trữ lượng hàng chục tỉ tấn và trên 350 tỉ m³ khí đốt tập trung trong 5 bể trầm tích ở vùng thềm lục địa. - Công nghiệp dầu khí là ngành còn non trẻ, tấn dầu đầu tiên đã được khai thác vào năm 1986. Năm 2005, sản lượng đã đạt 18,52 triệu tấn, - Cùng với dầu, khí đốt đã được khai thác để phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện (ở vùng Đông Nam Bộ) và các cơ sở sản xuất phân bón (Phú Mĩ, Cà Mau,…). - Không những khai thác, ngành hoá dầu của nước ta cũng đang được hình thành với nhà máy lọc dầu số I đang được xây dựng ở Dung Quất (Quảng Ngãi) có công suất 6,5 triệu tấn/năm (bắt đầu đi vào hoạt động 3/2009). 1.3. Công nghiệp điện lực a) Nhiệt điện - Chạy bằng than hoặc dầu, khí. Các nhà máy ở miền Bắc thường chạy bằng than trong khi các nhà máy ở miền Nam chạy bằng dầu và khí đốt. - Chạy bằng than có các nhà máy : Phả Lại I (Hải Dương, 440 MW), Uông Bí (Quảng Ninh, 150 MW), Ninh Bình (Ninh Bình, 110 MW). - Chạy bằng dầu có các nhà máy : Hiệp Phước (375 MW), Thủ Đức (165MW) đều ở Thành phố Hồ Chí Minh. - Chạy bằng khí đốt có nhà máy : Phú Mỹ 1, 2, 3, 4 (Bà Rịa - Vũng Tàu, 1090 MW), Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu, 328 MW). b) Thuỷ điện - Tiềm năng thuỷ điện rất lớn, công suất đạt 30 tỉ KW, có thể sản xuất hàng năm 270 tỉ KWh, tập trung nhiều nhất trên hệ thống sông Hồng (37%), sông Đồng Nai (19%). - Thuỷ điện hiện chiếm gần 75% sản lượng điện cả nước với các nhà máy lớn : Thác Bà (sông Chảy, Yên Bái, 110 MW), Hoà Bình (sông Đà, Hoà Bình, 1920 MW), Đa Nhim (sông Đồng Nai, Lâm Đồng, 165 MW) , Y-a-li (sông Xê Xan, Gia Lai, 720 MW), Đa Mi - Hàm Thuận (sông La Ngà, Bình Thuận, 472 MW), Trị An (sông Đồng Nai, Đồng Nai, 400 MW), Thác Mơ (sông Bé, Bình Phước, 150 MW)… - Hiện đang xây dựng nhiều nhà máy quan trọng : Na Hang (sông Gâm, Tuyên Quang, 342 MW), Sơn La (sông Đà, Sơn La, 2400 MW), Bản Mai (sông Cả, Nghệ An, 320 MW), A Vương (sông Thu Bồn, Quảng Nam, 300 MW), Thượng Kon Tum (Xê Xan, Kon Tum, 260 MW), Xê Xan 4 (Xê Xan, Gia Lai, 366 MW), …. c) Mạng lưới điện - Đường dây 500 KV nối từ Hoà Bình đến Phú Lâm (TP Hồ Chí Minh) dài 1488 km. - Hiện nay trên 90% số xã trên cả nước đã có điện . d) Sản lượng điện Sản lượng điện đã tăng nhanh chóng : 2,5 tỉ KWh (1975), 5,2 tỉ KWh (1985), 26,7 tỉ KWh (2000), 53,32 tỉ KWh (2005) và năm 2008 (72,1 tỉ kwh) 2.1. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm - Hiện nay đang là ngành công nghiệp trọng điểm, có mối quan hệ mật thiết với nông nghiệp và chia làm 3 ngành. - Nước ta có nhiều thế mạnh để phát triển ngành này : Nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn cả trong và ngoài nước. - Sự phân bố các cơ sở sản xuất mang tính quy luật : Các cơ sở sơ chế thường gắn với vùng nguyên liệu, các cơ sở chế biến thành phẩm thường gắn với thị trường. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn Tæ Sö - §Þa - GDCD Trêng THPT chuyªn VÜnh Phóc Gi¸o ¸n «n thi ®¹i häc líp 12 a) Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt - Công nghiệp xay xát : Phát triển nhanh, phân bố rộng, nhiều nhất là các vùng trọng điểm lương thực, các thành phố có thị trường lớn và phục vụ xuất khẩu. Sản lượng gạo xay xát là 31,53 triệu tấn (2008) - Công nghiệp đường mía phát triển từ lâu, phát triển mạnh, gồm nhiều cơ sở thủ công và các nhà máy lớn. Các nhà máy quan trọng : Lam Sơn (Bắc Trung Bộ) Quảng Ngãi (Nam Trung Bộ), Bình Dương, La Ngà, Tây Ninh (Đông Nam Bộ), Hiệp Hoà, Long An (Đồng bằng sông Cửu Long). Sản lượng đường đạt 3,05 triệu tấn (2008). - Công nghiệp chế biến chè, cà phê, thuốc lá phát triển mạnh trong những năm gần đây. Chè được chế biến ở Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai), Trung du và miền núi Bắc Bộ (Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái…), sản lượng chè khoảng 200 nghìn tấn. Cà phê chế biến ở Tây Nguyên, Đ.Nam Bộ. Thuốc lá chế biến chủ yếu ở Đ.Nam Bộ, sản lượng ~ 4,43 tỉ bao. - Công nghiệp rượu, bia, nước ngọt sản xuất chủ yếu ở các thành phố lớn. Sản lượng rượu 400 triệu lít, bia 1849,9 triệu lít. b) Chế biến sản phẩm chăn nuôi - Chưa phát triển mạnh vì ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi để lấy thịt, sữa. - Chăn nuôi bò sữa phát triển ở Đức Trọng (Lâm Đồng), Mộc Châu (Sơn La), ven các thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh). Ngành chế biến sữa, bơ, pho mát phát triển chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Sản lượng sữa hộp là 388,4 triệu hộp. c) Chế biến thuỷ hải sản - Nghề làm nước mắm phát triển ở Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang). Sản lượng 212,5 triệu lít. - Làm muối phát triển ở Văn Lí (Nam Định), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận). Sản lượng 847,0 nghìn tấn. - Ngành đông lạnh phát triển nhanh chủ yếu phục vụ xuất khẩu, ngành đồ hộp phát triển ở Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. d. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản - Bao gồm nhiều phân ngành như cưa xẻ, chế biến, đồ gỗ, mây tre, bột giấy. - Các cơ sở chế biến gỗ và lâm sản tập trung ở Tây Nguyên (Plây-cu, Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa), Bắc Trung Bộ (Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Vinh). Sản lượng gỗ xẻ là 5,3 triệu m3 (2008). 3. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG 3.1. Đặc điểm - Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng hiện là ngành công nghiệp trọng điểm, tạo ra nhiều hàng hoá phục vụ cho nhu cầu đời sống của người dân, góp phần nâng cao đời sống và phục vụ xuất khẩu. - Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vì có nguồn lao động dồi dào, khéo tay, lương thấp và có thị trường tiêu thụ lớn. - Đây là ngành sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ, chịu tác động mạnh của yếu tố thị trường, lại ít gây ô nhiễm nên thường phân bố ở ven các đô thị lớn. - Ba ngành quan trọng nhất là dệt - may, da - giày và giấy - in - văn phòng phẩm. 3.2. Công nghiệp dệt - may - Ngành chính thức được hình thành với việc ra đời của nhà máy dệt Nam Định, phát triển mạnh trên cơ sở nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. - Nguyên liệu chính là các nông sản (bông, đay, gai, lanh…) hoặc các sợi hoá học Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn Tæ Sö - §Þa - GDCD Trêng THPT chuyªn VÜnh Phóc Gi¸o ¸n «n thi ®¹i häc líp 12 nhập nội. - Công nghiệp dệt nước ta trải qua những bước phát triển thăng trầm, hiện nay còn đang gặp khó khăn về trang thiết bị và nguồn nguyên liệu. - So với ngành dệt thì ngành may phát triển mạnh hơn, sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới. - Ngành dệt - may phát triển mạnh ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nam Định, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An. 3.3. Công nghiệp da - giày - Những năm gần đây có điều kiện thuận lợi để phát triển vì nhu cầu trong nước tăng và thị trường thế giới lớn. Năm 2008: da cứng đạt 16.604 tấn, da mềm 28.582 nghìn bia, giày dép các loại đạt 234.560 nghìn đôi. Hàng da giày xuất khẩu đạt 3039,6 triệu USD. - Ngành da - giày phát triển ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. 3.4. Công nghiệp giấy - in - văn phòng phẩm - Cả nước có 2 nhà máy giấy lớn là Bãi Bằng (Phú Thọ) và Tân Mai (Đồng Nai). - Các cơ sở in phát triển ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. - Việc sản xuất văn phòng phẩm còn hạn chế, thiếu sức cạnh tranh. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP 1.Dạng 1: Bài tập liên quan đến điều kiện phát triển của các ngành công nghiệp: a. Câu hỏi thường gặp: Câu 1: + Trình bày + Điều kiện + về tự nhiên để phát triển ngành công + Chứng + Thuận lợi và khó khăn nghiệp A minh + Thế mạnh và hạn chế + để phát triển ngành công nghiệp A + Phân tích Câu 2: Tại sao ngành CN A lại phát triển (chưa phát triển) trong những năm gần đây? b. Cách làm: Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển công nghiệp Nhân tố Năng lượng CB LT- TP CN SX hàng tiêu dùng Tự nhiên - Nguyên nhiên liệu - Nguyên nhiên liệu - Nguyên liệu + Than + Trồng trọt (lương + Trong nước: từ + Dầu thực, cây công nghiệp, nông nghiệp và CN + Thủy năng cây ăn quả, cây thực hóa chất + Năng lượng khác phẩm) + nguyên liệu ngoại + Chăn nuôi (số nhập lượng) + Thủy sản (nguồn lợi, sản lượng) Kinh tế - - Dân cư – lao động - Dân cư – lao động - Dân cư – lao động XH - Cơ sở vật chất (nhà - Cơ sở vật chất (nhà - Cơ sở vật chất (nhà máy, đường dây tải điện, máy CB) – cơ sở hạ tầng máy CB) – cơ sở hạ trạm biến áp…) – cơ sở tầng hạ tầng - Thị trường, vốn - Thị trường, vốn Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn Tæ Sö - §Þa - GDCD Trêng THPT chuyªn VÜnh Phóc Gi¸o ¸n «n thi ®¹i häc líp 12 - Thị trường, vốn - Chính sách nhà nước - Chính sách nhà - Chính sách NN nước Lưu ý: Dựa vào yêu cầu của đề bài để lựa chọn nhân tố cho phù hợp c. Ví dụ minh họa: Câu 1:Trình bày những thế mạnh về tự nhiên đối với phát triển ngành công nghiệp điện lực nước ta? ? (1,0 điểm) Việc sản xuất điện của nước ta hiện nay chủ yếu dựa vào cơ sở các tài nguyên (than, dầu khí, nguồn thỷ năng) * Nguồn than cho CN điện dồi dào….. - Nước ta có nhiều than: tổng trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, gồm 4 loại than antraxit, than mỡ, than nâu và than bùn. Than có chất lượng tốt, nằm tập trung, dễ khai thác. - Than đá ở Quảng Ninh (trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn chiếm 90% trữ lượng) cả nước, - Than mỡ ở Làng Cẩm (Thái Nguyên), Nông Sơn (Quảng Nam) ; - than nâu ở Đồng bằng sông Hồng độ sâu 300-1000m, Na Dương (Lạng Sơn), - than bùn ở U Minh khai thác chưa nhiều. * Dầu khí với trữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m 3 khí, tập trung ở các bể trầm tích thềm lục địa phía Nam: đặc biệt ở Nam Côn Sơn và Cửu Long. * Thủy năng có tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%) * Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời… Câu 2: Tại sao trong những năm gần đây CN sản xuất hàng tiêu dùng lại được phát triển mạnh mẽ? (Chương trình nâng cao) 1.5 điểm. * Giới thiệu: CN sản xuất hàng tiêu dùng gồm các ngành: dệt – may, da – giày, giấy, văn phòng phẩm, sành - sứ - thủy tinh... CN sản xuất hàng tiêu dùng trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ do có nhiều điều kiện thuận lợi: 1) Nguồn lao động: + nguồn lao động dồi dào, cần cù chịu khó phù hợp với ngành này. + Nhìn chung lao động của nước ta có tay nghề ngày càng cao, có khả năng tiếp thu khao học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. + Giá công lao động của nước ta rẻ hơn nhiều so với các nước trong khu vực -> là điều kiện thuận lợi để hạ giá sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, thu hút được nhiều vốn đầu tư vào ngành 2) Thị trường tiêu thụ rộng lớn: + Thị trường trong nước tăng do dân số đông, mức sống ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng rất lớn. + Thị trường xuất khẩu ngày càng được quan tâm: bên cạnh các thị trường truyền thống, thì hiện nay sản phẩm của ngành đã xâm nhập được vào các thị trường khó tính như EU, HK, Nhật...Các hàng tiêu dùng của nước ta ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thương trường quốc tế như đồ dệt may, da giày, túi... 3) Nguồn nguyên liệu trong nước ngày càng phát triển và đảm bảo hơn: + Đối với CN dệt: diện tích trồng bông tăng/Tuy nhiên nguồn nguyên liệu sợi cho CN dệt còn hạn chế, phần lớn nguyên liệu phải nhập ngoại. 4) Cơ sở vật chất kĩ thuật và vốn đầu tư: Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn Tæ Sö - §Þa - GDCD Trêng THPT chuyªn VÜnh Phóc Gi¸o ¸n «n thi ®¹i häc líp 12 + CN sản xuất hàng tiêu dùng là ngành CN truyền thống được phát triển từ lâu đời, có các cơ sở sản xuất được hình thành cách đây hàng trăm năm. + Các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, đông dân như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh ,Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng... + thu hút được nhiều các dự án đầu tư nước ngoài trong việc phát triển CN sản xuất hàng tiêu dùng nhằm cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. 5) đảng và nhà nước quan tâm, ưu tiên đầu tư cho phát triển ngànhdo đây là ngành trọng điểm của nước ta Câu 3/Vì sao ngành CN dệt lại phân bố tập trung tại các đô thị lớn? - Dân cư đông, có nguồn lao động tại chỗ dồi dào, lại có khả năng thu hút lao động từ nơi khác đến, đặc biệt là lao động nữ. - Thị trường tiêu thụ rộng rãi. - Cơ sở vật chất hạ tầng tốt. - Có truyền thống phát triển các ngành này. - Có mạng lưới phân phối sản phẩm tốt. d. Bài tập tự luyện: Câu 1: Nêu những điểm chung của các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản ở nước ta? Phân tích thế mạnh để phát triển từng ngành nói trên? (Đề thi đại học năm 2008) Câu 2: Tại sao trong những năm gần đây ngành công nghiệp năng lượng nước ta lại được phát triển mạnh mẽ? Câu 3: Tại sao sản lượng điện nước ta tăng nhanh? Câu 4: Chứng minh rằng ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm nước ta có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào? Câu 5: Hãy so sánh các nguồn lực để phát triển công nghiệp dệt, may, da – giày và giấy – in – văn phòng phẩm 2. Dạng 2: CN TRỌNG ĐIỂM a. Các dạng câu hỏi: C1: Tại sao ngành… là ngành CN trọng điểm của nước ta? C2: Chứng minh ngành … là ngành CN trọng điểm của nước ta? b Cách giải: * Mở bài: Khái niệm công nghiệp trọng điểm * Nội dung: Thế mạnh lâu dài nguyên liệu (ý chính) lao động thị trường, Cở sở vật chất kĩ thuật, chính sách.. Hiệu quả cao về KT- đặc điểm KT-KThuật của ngành (nhóm B) XH chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu CN, sản lượng của các sản phẩm chính, đóng góp hàng xuất khẩu.. giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, công nghiệp hóa nông thôn... nông nghiệp, Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn Tæ Sö - §Þa - GDCD Trêng THPT chuyªn VÜnh Phóc Gi¸o ¸n «n thi ®¹i häc líp 12 Tác động mạnh mẽ Công nghiệp đến các ngành KT Các ngành dịch vụ khác c Ví dụ: Câu hỏi 1: Chứng minh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? - Trình bày khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác * Có thế mạnh lâu dài - Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công thấp - Có nguồn nguyên liệu dồi dào, đa dạng: nguyên liệu tự nhiên (bông, đay, lanh, tơ tằm), nguyên liệu chế biến (sợi hóa học), nguyên liệu nhập. - Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: trong nước (hơn 85,8 triệu dân, mức sống ngày càng cao), thị trường xuất khẩu mở rộng. - Cơ sở vật chất kĩ thuật: là ngành CN truyền thống, có các cơ sở quan trọng tập trung ở các thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nam Định, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An) - Hiện nay, có sự liên doanh với nước ngoài. * Mang lại hiệu quả cao - Về kinh tế: + Chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp: 16,8% (2007) + Có ưu thế: vốn đầu tư ít, thu hồi vốn nhanh phù hợp với điều kiện nước ta. + Đem lại hiệu quả kinh tế cao: 96,1tỉ đồng, cụ thể: 259 nghìn tấn sợi, 561 triệu mét vải lụa, >1 tỉ quần áo may sẵn.... + Có nhiều mặt hàng xuất khẩu: dệt may, giày dép... => đem lại ngoại tệ lớn. - Về xã hội:giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn * Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác + Thúc đẩy hình thành vùng chuyên canh cây CN: bông, đay, cói… + Đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, giao thong vận tải phát triển… Câu 2: Tại sao CN năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? MB: Nêu khái niệm CN trọng điểm a/ Thế mạnh lâu dài: * Nguồn nhiên liệu phong phú và vững chắc: - Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, ngoài ra còn có than nâu, than mỡ, than bùn… - Dầu khí với trữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m 3 khí, tập trung ở các bể trầm tích thềm lục địa phía Nam: đặc biệt ở Nam Côn Sơn và Cửu Long. - Thủy năng có tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%) - Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời… * Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. * Cơ sở vật chất và cơ sở kĩ thuật ngày càng phát triển. * Chủ trương của nhà nước: Điện phải đi trước một bước so với các ngành KT khác. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn Tæ Sö - §Þa - GDCD Trêng THPT chuyªn VÜnh Phóc Gi¸o ¸n «n thi ®¹i häc líp 12 b/ Mang lại hiệu quả cao: - Chiếm trên 11%giá trị sản xuất CN cả nước năm 2007 và ngày càng tăng. - Sản lượng khai thác tăng nhanh đạt gần 40 triệu tấn than, >18 triệu tấn dầu, sản lượng điện đạt 52,1 tỉ KWh - Đẩy mạnh tốc độ KT, phục vụ công cuộc CNH, HĐH.Than, dầu thô còn có xuất khẩu - Nâng cao đời sống nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa. - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường. c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác: -Phát triển năng lượng đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm…phục vụ nhu cầu CNH, HĐH Câu 3: Tại sao công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? Nêu khái niệm CN trọng điểm a/ Thế mạnh lâu dài: * Nguồn nhiên liệu tại chỗ phong phú và vững chắc: - Nguyên liệu từ ngành trồng trọt: + Cây lương thực: S gần 8,3 triệu ha trong đó 7,3 triệu ha trồng lúa, sản lượng lương thực đạt trên 36 triệu tấn cung cấp nguyên liệu cho CN xay xát + Cây công nghiệp: mía (28-30 vạn ha), chè (10-12 vạn ha), gần 50 vạn ha cà phê… là nguồn nguyên liệu phong phú cho CN đường mía, chế biến chè cà phê thuốc lá… + Rau (trên 500 nghìn ha), đậu (trên 200 nghìn ha), hoa quả phát triển mạnh là nguyên liệu cho CNCBB sản phẩm rau quả - Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi: đàn lợn hơn 27 triệu con, đàn bò 5,5 triệu con, đàn trâu 2,9 triệu con, gia cầm trên 200 triệu con… cung cấp nguyên liệu cho ngành CNCB thịt và các sản phẩm từ thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa… - Nguyên liệu từ thủy sản:phát triển mạnh mẽ với sản lượng đạt 3,4 triệu tấn trong đó chủ yếu là khai thác (gần 2 triệu tấn) và nuôi trồng đang tăng nhanh đạt (1,4 triệu tấn) - Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời… * Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong nước, thị trường thế giới và khu vực ngày càng mở rộng. * Cơ sở vật chất và cơ sở kĩ thuật ngày càng phát triển, 1 số ngành CNCBLTTP ra đời từ lâu Và đã có những cơ sở sản xuất nhất định tập trung chủ yếu ở các vùng nguyên liệu hoặc các thành phố lớn. b/ Mang lại hiệu quả cao: - Chiếm trên tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất CN cả nước - Sản lượng một số sản phẩm năm 2005 như sau:xay xát: khoảng 39 triệu tấn, đường mía khoảng 1 triệu tấn đường, 12 vạn tấn búp chè khô, 80 vạn tấn cà phê nhân, khoảng 200 triệu lít rượu, 1,3 tỉ lít bia, trên 300 triệu hộp sữa, gần 200 triệu lít mắm - tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực: gạo, cà phê, chè, thủy sản… - Là ngành Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng lại thu hồi vốn nhanh c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác: - Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn Tæ Sö - §Þa - GDCD Trêng THPT chuyªn VÜnh Phóc Gi¸o ¸n «n thi ®¹i häc líp 12 - Đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí… d. Bài tập tự luyện: Câu 1: Chứng minh CN điện lực là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? Câu 2: Tại sao công nghiệp dầu khí tuy là ngành non trẻ nhưng vẫn được coi như là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay? 3. Dạng 3: Hiện trạng phát triển của các ngành: a. Các câu hỏi thường gặp: Câu 1: Trình bày tình hình sản xuất và phân bố của ngành CN A? Câu 2: Phân tích đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp A? Câu 3: Chứng minh cơ cấu của ngành công nghiệp A đa dạng b Cách giải: * Mở bài: Khẳng định A là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta * Nội dung: Dựa vào kiến thức cơ bản trong SGK để trả lời theo yêu cầu câu hỏi + Tình hình sản xuất: thường nêu sản lượng hoặc kể tên các sản phẩm chính của ngành + Cơ cấu: bao gồm những ngành nào, có thay đổi hay không + Phân bố: thường gắn với vùng nguyên liệu hay thị trường tiêu thụ nên nếu nhớ được nguyên liệu thì sẽ nêu được phân bố. c Ví dụ: Câu 1: Hãy phân tích tình hình phát triển và phân bố ngành CN CBLTTP ở nước ta? a) Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt - Công nghiệp xay xát : Phát triển nhanh, phân bố rộng, nhiều nhất là các vùng trọng điểm lương thực (d/c) - Công nghiệp đường mía phát triển từ lâu, phát triển mạnh, gồm nhiều cơ sở thủ công và các nhà máy lớn. Các nhà máy quan trọng : Lam Sơn (Bắc Trung Bộ) Quảng Ngãi (Nam Trung Bộ), Bình Dương, La Ngà, Tây Ninh (Đông Nam Bộ), Hiệp Hoà, Long An (Đồng bằng sông Cửu Long). Sản lượng đường (d/c) - Công nghiệp chế biến chè, cà phê, thuốc lá phát triển mạnh trong những năm gần đây. Chè được chế biến ở Tây Nguyên (Lâm Đồng, Gia Lai), Trung du và miền núi Bắc Bộ (Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái…), sản lượng chè (d/c). Cà phê chế biến ở Tây Nguyên, Đ.Nam Bộ. Thuốc lá chế biến chủ yếu ở Đ.Nam Bộ - Công nghiệp rượu,bia, nước ngọt sản xuất chủ yếu ở các thành phố lớnSản lượng (d/c). b) Chế biến sản phẩm chăn nuôi - Chưa phát triển mạnh vì ngành chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi để lấy thịt, sữa. - Chăn nuôi bò sữa phát triển ở Đức Trọng (Lâm Đồng), Mộc Châu (Sơn La), ven các thành phố lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh). Ngành chế biến sữa, bơ, pho mát phát triển chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Sản lượng sữa hộp (d/c). c) Chế biến thuỷ hải sản - Nghề làm nước mắm phát triển ở Cát Hải (Hải Phòng), Phan Thiết (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang). - Làm muối phát triển ở Văn Lí (Nam Định), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận). Sản lượng (d/c).. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn Tæ Sö - §Þa - GDCD Trêng THPT chuyªn VÜnh Phóc Gi¸o ¸n «n thi ®¹i häc líp 12 - Ngành đông lạnh phát triển nhanh chủ yếu phục vụ xuất khẩu, ngành đồ hộp phát triển ở Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. Câu 2: Đặc điểm phân bố các ngành công nghiệp năng lượng? - công nghiệp năng lượng nước ta phân bố khá rộng rãi trong cả nước, song tập trung nhất ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, ngược lại Bắc Trung Bộ chưa phát triển. - Sự phân bố của từng ngành trong ngành CN năng lượng mang những đặc điểm riêng: + Công nghiệp nhiệt điện: chủ yếu phân bố ở những vùng giàu khoáng sản than và dầu khí như TDMNBB (gắn than), ĐNB (gắn với dầu khí), hoặc những vùng có mhu cầu tiêu thụ điện lớn. + công nghiệp thuỷ điện: phân bố dọc theo các hệ thống sông có tiềm năng thuỷ điện lớn như sông Đà (thuỷ điện Hoà Bình…), sông Xê Xan (thuỷ điện Yaly, Xê Xan…), sông Đồng Nai (Hàm Thuận – Đa Mi, TRị An, Thác Mơ…). Như vậy tập trung chủ yếu ở 3 vùng TDMNBB, ĐNB, TN. + Công nghiệp khai thác than chủ yếu tập trung ở Quảng Ninh. + Công nghiệp khai thác dầu khí tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ. - Cac mối quan hệ trong sư phân bố các cơ sở khai thác nhiên liệu với các cơ sở sản xuất điện năng. Câu 3) Phân tích cơ cấu ngành công nghiệp thực phẩm: cơ sở nguyên liệu, tình hình sản xuất và phân bố? - CN thực phẩm có cơ cấu đa dạng, gồm phân ngành chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy , hải sản. Trong mỗi phân ngành có nhiều hoạt động CN khác nhau( ví dụ: phân ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi có hoạt động chế biến sữa và các sp từ sữa, chế biến thịt và các sp từ thịt). Các phân ngành này PT dựa trên cơ sở nguyên liệu tại chỗ và phong phú của ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. -Ngành CN chế biến lương thực , thực phẩm là ngành CN trọng điểm của nước ta, PT mạnh mẽ với sản phẩm đa dạng. Hằng năm, ngành này cung cấp khoảng 1 triệu tấn đường, 12 vạn tấn chè , 80 vạn tấn café nhân, 300-350 triệu hộp sữa; các sản phẩm tôm , cá đông lạnh và đồ hộp… - CN chế biến lương thực , thực phẩm phát triển gắn liền với nguồn nguyên liệu và nhu cầu của thị trường tiêu thụ, nên thường phân bố ở gần nguồn nguyên liệu và các đô thị lớn ( Ví dụ:CN đường mía PT dựa trên nguyên liệu tại chỗ nên phân bố tập trung ở đồng bằng sông Cửu long, Đông Nam bộ, Bắc Trung bộ, và duyên hải Nam Trung bộ. CN chế thịt và các sản phẩm từ thịt đáp ứng trực tiếp cho nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, nên phát triển tập trung ở các đô thị lớn như Hà nội và TP. Hồ Chí minh….) Câu 4/ Hãy xác định các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta trên bản đồ và giải thích sự phân bố của chúng. - Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà, công suất 1920 MW, thuộc tỉnh Hòa Bình. - Thủy điện Yaly trên sông Xê-xan, công suất 720 MW, thuộc tỉnh Gia Lai. - Thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai, công suất 400 MW, thuộc tỉnh Đồng Nai. - Thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi trên sông La Ngà, công suất 470 MW, thuộc tỉnh Bình Thuận. - Đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà, công suất 2400 MW, thuộc tỉnh Hòa Bình. * Giải thích: Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn Tæ Sö - §Þa - GDCD Trêng THPT chuyªn VÜnh Phóc Gi¸o ¸n «n thi ®¹i häc líp 12 - Các nhà máy thủy điện đều phân bố ở trên các con sông có độ dốc lớn, nguồn nước dồi dào. - Sự phân bố các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu tập trung ở 3 hệ thống sông lớn: + Hệ thống sông Hồng và sông Đà. + Hệ thống sông Xê-xan, Xrê-pôk. + Hệ thống sông Đồng Nai. d. Bài tập tự luyện: Câu 1: Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp năng lượng? Câu 2: Phân tích sự thay đổi cơ cấu công nghiệp điện lực nước ta trong thời gian qua? Câu 3: Trình bày tình hình sản xuất và phân bố ngành CN sản xuất hàng tiêu dùng nước ta? 4. Dạng khác: Các câu hỏi còn lại trong phần chuyên đề này cũng khá phong phú và đa dạng: bài tập vẽ biểu đồ và bảng số liệu, câu hỏi liên quan đến vai trò, ý nghĩa của các ngành.. Để làm được các câu hỏi này cần nắm được kĩ năng cơ bản đã học ở các chuyên đề trước, cập nhật tin tức thời sự... Câu hỏi ví dụ: Câu 1:Cho bảng: Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta giai đoạn 1990 2006: Sản phẩm 1990 1995 2000 2006 Than (Triệu tấn) 4,0 8,4 11,6 38,9 Dầu mỏ (triệu tấn) 2,7 7,6 16,3 17,2 Điện (tỉ KWh) 8,8 24,7 26,7 59,1 a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2006. b) Nhận xét và giải thích sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng giữa sản lượng than, dầu mỏ và điện. Gợi ý: a. Biều đồ đường biểu diễn thể hiện tốc độ tăng trưởng – cần xử lí số liệu coi năm 1990 bằng 100% để tính tốc độ tăng trưởng các năm còn lại b. Nhận xét: Đều tăng – tốc độ tăng khác nhau giữa các ngành (d/c) Giải thích dựa vào điều kiện phát triển (đổi mới cơ sở vật chất, nhu cầu thị trường, đường lối chính sách) Câu 2: Nêu những vấn đề cần đặt ra đối với các ngành CN trọng điểm của nước ta? VD: CN khai thác than: vấn đề cạn kiệt tài nguyên, vấn đề khai thác lãng phí tài nguyên VD: CN dầu khí: vấn đề biển Đông VD: CN điện lực: vấn đề xây dựng hàng loạt các nhà máy thủy điện nhỏ và tác động xấu của nó đến môi trường và xã hội VD: CN chế biến lương thực – thực phẩm: vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm VD: CN sản xuất hàn tiêu dung: vấn đề đổi mới trang thiết bị, cải tiến mẫu mã chất lượng… Câu hỏi khác: Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn Tæ Sö - §Þa - GDCD Trêng THPT chuyªn VÜnh Phóc Gi¸o ¸n «n thi ®¹i häc líp 12 Câu 1: Tại sao trong quá trình phát triển KT – XH công nghiệp năng lượng phải đi trước một bước? Câu 2: Việc xấy dựng các nhà máy thủy điện có tác động như thế nào đến sự phát triển KT- XH và môi trường Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Thanh HuyÒn Tæ Sö - §Þa - GDCD
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan