Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề tốt nghiệp nguyên vật liệu và tầm quan trọng của việc tăng cường công ...

Tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp nguyên vật liệu và tầm quan trọng của việc tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu

.PDF
65
48
113

Mô tả:

Nguyên vật liệu và tầm quan trọng của việc tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu A.Nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.Khái niệm và phân loại nguyên vật liệu a.Khái niệm: Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp là quá trình kết hợp hài hoà của ba yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Với tư cách là đối tượng lao động, nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu tham gia cấu thành thực thể chính của sản phẩm và chuyển hoá toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. Giá trị của nguyên vật liệu là một phần giá trị của vốn lưu động, do vậy nó mang đầy đủ đặc điểm của vốn lưu động.Trong quá trình tham gia vào sản xuất, nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc bị biến đổi về hình thái vật chất ban đâù để cấu thành thực thể vật chất của sản phẩm. b. Phân loại nguyên vật liệu Nguyên vật liệu sử dụng trong mỗi công ty thường rất đa dạng về chủng loại và mỗi loại lại có những tính năng tác dụng riêng. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả chúng ta phải tiến hành phân loại nguyên vật liệu. Nếu căn cứ vào công dụng trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu được chia thành: -Nguyên vật liệu là những sản phẩm chưa qua chế biến công nghiệp (nh­ đay ,bông, chè búp) hoặc là sản phẩm của công nghiệp khai thác (nh­ quặng, gỗ, đá...) dùng để chế tạo sản xuất trong ngành công nghiệp chế biến. -Vật liệu: là nguyên liệu đã được trải qua một hoặc một số bước trong quá trình công nghệ chế tạo công nghiệp (gỗ xẻ là vật liệu, sợi là vật liệu ...) -Nhiên liệu: là những thứ tạo nhiệt năng như than đá, củi, xăng dầu...Thực chất nhiên liệu là một loại nguyên vật liệu phụ nhưng do vai trò quan trọng của nhiên liệu đối víi nền kinh tế quốc dân và do yêu cầu kỹ thuật về bảo quản sử dụng, về đặc tính lý hoá hoàn toàn khác với các loại nguyên vật liệu phụ khác nên nhiên liệu được tách riêng thành mét loại. +Căn cứ vào tính chất sử dụng, nguyên vật liệu được chia thành hai loại: - Nguyên vật liệu thông dụng: là nguyên vật liệu phổ biến cho các ngành nh­: sắt, thép gỗ - Nguyên vật liệu chuyên dùng: là những loại nguyên vật liệu dùng riêng cho từng ngành, từng xí nghiệp nh­: tinh bột, hoá chất, bột PVC + Căn cứ vào nguồn hình thành người ta chia nguyên vật liệu thành: - Nguyên vật liệu mua ngoài - Nguyên vật liệu tự sản xuất 2. Vai trò của nguyên vật liệu đối víi quá trình sản xuất Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cấu thành nên quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu là nhân tố cấu thành nên thực thể sản phẩm, quyết định trực tiÕp đến chất lượng sản phẩm do chúng có đặc điểm sủ dụng là chỉ dùng một lần và giá trị chuyển hết sang giá trị thành phẩm. Nguyên vật liệu bao gồm cả nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ đều ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản suất. Nếu xét về mặt vật chất thì nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên thực thể sản phẩm, nếu xét về mặt giá trị thì tỉ trọng của yếu tố nguyên vật liệu chiÕm tỉ trọng lớn trong cơ cấu giá thành, nếu xét về lĩnh vực vốn thì số tiÒn bá ra mua nguyên vật liệu chiÕm một lượng lớn trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp, nếu xét về chi phí quản lý thì quản lí nguyên vật liệu cần một lượng chi phí tương đối lớn trong tổng chi phí quản lý. B. Những nội dung cơ bản của công tác quản lý nguyên vật liệu Công tác quản lý nguyên vật liệu là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp, nó là thước đo để đánh giá trình độ quản lý doanh nghiệp của các cán bộ quản lý. Nếu công tác quản lý nguyên vật liệu được tổ chức không tốt sẽ không chỉ gây ra sự trì trệ trong sản xuất mà còn tạo ra sự lãng phí rất lớn cho doanh nghiệp và xã hội. Để đảm bảo công tác quản lý nguyên vật liệu của nguyên vật liệu của doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau. 1.Xây dựng và thực hiện các kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu Các doanh nghiệp cần lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu để xác định toàn bộ nguyên vật liệu cần mua trong năm thông qua các chỉ tiêu sau: *Lượng nguyên vật liệu cần dùng *Lượng nguyên vật liệu cần dự trữ. *Lượng nguyên vật liệu cần mua sắm. a.Lượng nguyên vật liệu cần dùng. Lượng nguyên vật liệu cần dùng là lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất ra một khối lượng sản phẩm theo kế hoạch một cách hợp lý và tiết kiệm nhất. Lượng nguyên vật liệu cần dùng phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm cả về mặt hiện vật và giá trị, đồng thời doanh nghiệp cũng cần phải tính đến nhu cầu vật liệu để chế thử sản phẩm mới. Lượng nguyên vật liệu cần dùng không thể tính chung chung mà phải tính cho từng loại nguyên vật liệu theo chủng loại, quy cách. Tính toán nguyên vật liệu phải dùa trên cơ sở định mức tiêu dùng nguyên vật liệu của mỗi loại sản phẩm, nhiệm vụ sản xuất, chế thử sản phẩm mới và sửa chữa trong kỳ kế hoạch. Để tính toán lượng nguyên vật liệu cần dùng ta có thể áp dụng công thức tính toán sau: Vcd= [(SixDvi)+(PixDvi)-Pdi] Trong đó: Vcd: Là lượng nguyên vật liệu cần dùng Si:Là số lượng sản phẩm i kỳ kế hoạch Dvi: Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm i kỳ kế hoạch. Pi: Sè lượng phế phẩm cho phép của sản phẩm i kỳ kế hoạch. Pdi: Lượng phế phẩm dùng lại của sản phẩm i. b.Xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, đạt hiệu quả kinh tế cao cần phải có một lượng nguyên vật liệu dự trữ hợp lý. Lượng nguyên vật liệu dự trữ hợp lý vừa đảm bảo sự liên tục cho quá trình sản xuất vừa tránh ứ đọng vốn ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Dự trữ nguyên vật liệu hợp lý cũng có nghĩa là tiết kiệm chi phí quản lý nguyên vật liệu nh­ chi phí về bảo quản nhà kho, bến bãi, chi phí phát sinh do chất lượng nguyên vật liệu giảm, do giá thị trường giảm. Lượng nguyên vật dự trữ là lượng nguyên vật liệu tồn kho hợp lý được quy định trong kế hoạch để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, bình thường. Căn cứ vào công dụng, tính chất của nguyên vật liệu, nguyên vật liệu dự trữ được chia làm ba loại. * Dù trữ thường xuyên * Dù trữ bảo hiÓm * Dù trữ theo mùa c.Xác định lượng nguyên vật liệu cần mua sắm Xác định chính xác lượng nguyên vật liệu cần mua sắm gióp cho việc xây dựng kế hoạch vốn lưu động được hợp lý hơn do chi phí về mua sắm nguyên vật liệu chiÕm đa phần trong vốn lưu động. Lượng nguyên vật liệu cần mua trong năm phụ thuộc vào các yếu tố sau: * Lượng nguyên vật liệu cần dùng * Lượng nguyên vật liệu dự trữ đầu kỳ * Lượng nguyên vật liệu dự trữ cuối kỳ Công thức xác định nguyên vật liệu cần mua sắm nh­ sau: Vc=Vcd+Vd2-Vd1 Trong đó: Vc: Lượng nguyên vật liệu cần mua Vcd: Lượng nguyên vật liệu cần dùng Vd1: Lượng nguyên vật liệu dự trữ đầu kỳ Vd2: Lượng nguyên vật liệu dự trữ cuối kỳ d. Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu Sau khi xác định dược lượng nguyên vật liệu cần dùng, cần dự trữ và cần mua trong năm, chúng ta phải xây dựng kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu.Xây dựng kế hoạch này nghĩa là xác định số lượng, chất lượng, thời điểm mua của mỗi lần xác định số lần mua trong năm. Khi kế hoạch tiến độ mua nguyên vật liệu được xác định hợp lý sẽ gióp doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn, đảm bảo dự trữ hợp lý về số lượng, chất lượng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.Tổ chức mua sắm nguyên vật liệu a.Tìm kiÕm nhà cung cấp Đối víi mỗi doanh nghiệp, việc tìm kiÕm được một nhà cung cấp tin cậy có thể cung ứng lượng vật tư có chất lượng cao, giá cả phải chăng sẽ gióp cho công ty giảm được chi phí về nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các công ty nên tìm kiÕm nhiÒu nhà cung cấp điÒu này không những tránh được độc quyền trong việc cung cấp nguyên vật liệu mà còn làm cho các nhà cung ứng phải cạnh tranh để bán nguyên vật liệu, như vậy công ty sẽ mua được với giá ưu dãi hơn. b)Ký hợp đồng Ký hợp đồng là một công việc quan trọng trong công tác mua sắm nguyên vật liệu. Hợp đồng phải được ký kết theo đúng quy định của pháp luật. Phải có đầy đủ các điÒu khoản, các thoả thuận,nội dung hợp đồng phải rõ ràng, chính xác về số lượng, chủng loại, chất lượngvật tư, phương thức vận chuyển, giao nhận, thanh toán... Hợp đồng sau khi đã ký là một văn bản mang tính pháp lý để quy định trách nhiệm khi có phát sinh tranh chấp do vậy cần ký kết một hợp đồng phải thận trọng, phải có những người có trình độ xem xét và quyết định ký. 3.Tổ chức vận chuyển và tiÕp nhận nguyên vật liệu. Sau khi ký hợp đồng mua nguyên vật liệu, cán bộ quản lý vật tư có trách nhiệm tổ chức vận chuyển được ký kết. Do bên mua chịu trách nhiệm. Nếu phương tiện là của doanh nghiệp hay đi thuê đều phải khoán chi phí vận chuyển phải kiÓm tra về số lượng, chất lượng khi nhận vật tư. TiÕp nhận nguyên vật liệu là bước chuyển giao trách nhiệm giữa bộ phận mua, vận chuyển với bé phận quản lý nguyên vật liệu trong néi bé doanh nghiệp, nó còn là cơ sở để hạch toán chính xác chi phi lưu thông và giá cả nguyên vật liệu.Tổ chức tiÕp nhận tốt sẽ gióp cho thủ kho nắm chắc được số lượng, chất lượng và chủng loại nguyên vật liệu, phát hiện kịp thời tình trạng của nguyên vật liệu, hạn chế nhầm lẫn tham ô, thất thoát.Tổ chức tiÕp nhận phải thực hiện tốt hai nhiệm vô sau: TiÕp nhận chính xác số lượng, chủng loại và chất lượng nguyên vật liệu theo đúng quy định trong hợp đồng, hoá đơn, phiÕu giao hàng, phiÕu vận chuyển và thời gian giao hàng. Đảm bảo chuyển nhanh chóng nguyên vật liệu từ điểm tiÕp nhận vào kho tránh hư háng, mất mát. Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ đó khi tiÕp nhận phải thực hiện đầy đủ các thủ tục sau: Khi nguyên vật liệu tiÕp nhận phải có đủ các giÊy tờ hợp lệ. Mọi nguyên vật liệu phải qua thủ tục kiÓm nhận và kiÓm nghiệm xác định chính xác số lượng (cân, đong, đo, đếm), chất lượng, chủng loại.Sau khi kiÓm tra phải có biên bản xác nhận khi tiÕp nhận thủ kho phải khi rõ số thực nhận theo đúng chủng loại, kích cỡ, chất lượng của từng loại vật tư, cùng với người giao hàng ký vào phiÕu nhập kho và bộ phận kí vào sổ giao chứng từ. 4.Tổ chức quản lý nguyên vật liệu trong kho Để đảm bảo toàn vẹn về số lượng, chất lượng nguyên vật liệu ngăn chặn mất mát, hư háng cần phải tập trung dự trữ nguyên vật liệu trước khi đi vào sản xuất. Nơi tập trung dự trữ đó là kho, kho không chỉ là nơi dù chữ bảo quản nguyên vật liệu mà còn là nơi dù trữ thiết bị máy móc trước khi sản xuất, tập trung thành phẩm trước khi tiêu thụ. Chính vì vậy trong doanh nghiệp có nhiÒu loại kho khác nhau để phù hợp với từng đối tượng dự trữ. Nếu căn cứ vào công dụng của kho, ta có thể chia thành: Kho nguyên vật liệu chính, kho nguyên vật liệu phô, kho nhiên liệu, kho nửa thành phẩm, kho công cụ dụng cụ... Nếu căn cứ vào địa điểm và phương pháp bảo quản, ta có thể chia thành: Kho trong nhà và kho ngoài trêi. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn có thể có các kho đi thuê ngoài để dự trữ, tập trung vật liệu máy móc ... Đối víi các kho đi thuê này cần phải kí hợp đồng với người cho thuê về các mặt như giá cả, về việc trông coi, bảo quản...Cần quan tâm đến chất lượng nhà kho sao cho không gây ảnh hưởng đến chất lượng nguyên vật liệu. Người làm công tác quản lý nguyên vật liệu cần quan tâm đến hệ thống kho bãi, xác định vị trí đặt kho hợp lý sao cho chi phí vận chuyển đến nơi sản xuất là tối ưu; đảm bảo hạ thấp chi phí bảo quản toàn vẹn về số lượng, chất lượng nguyên vật liêu, nắm vững lượng nguyên vật liệu trong kho tại mọi thêi điểm, sẵn sàng cấp phát kịp thời phục vụ sản xuất, đảm bảo việc xuất, nhập, kiÓm kê. Để đảm bảo tốt công tác trên, nội dung chủ yếu của công tác bảo quản là: - Cán bộ quản lý kho phải có hệ thống sổ sách theo dõi rõ ràng, luôn luôn nắm vững số lượng, chất lượng đối víi từng loại nguyên vật liệu để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tiến độ mua. - Bảo đảm nguyên vật liệu: nguyên vật liệu sau khi sắp xếp phải bảo quản theo đúng quy định. - Xây dựng và thực hiện tốt nội quy bảo quản, nội quy về nhập xuất nguyên vật liệu, néi quy về an toàn trong bảo quản. 5.Tổ chức cấp phát nguyên vật liệu Cấp phát nguyên vật liệu nghĩa là chuyển nguyên vật liệu từ nơi bảo quản, dự trữ hoặc trực tiÕp sau khi mua kịp thời cho các bộ phận sản xuất gióp cho bộ phận sản xuất có thể tận dụng triệt để, tận dụng hiệu quả công suất thiết bị và thời gian lao động của công nhân. Cấp phát nguyên vật liệu kịp thời góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu dẫn đến hạ giá thành sản phẩm. Không chỉ vậy, tổ chức tốt công tác cấp phát nguyên vật liệu còn là điÒu kiện tốt để thực hiện chế độ trả lương theo sản phẩm và chế độ hạch toán kinh tế trong néi bé doanh nghiệp. Có 2 hình thức tổ chức cấp phát nguyên vật liệu như sau: - Cấp phát theo yêu cầu của bộ phận sản xuất: Theo hình thức này các phân xưởng và bộ phận sản xuất gửi yêu cầu về lượng vật tư lên phòng vật tư. Đối chiÕu theo yêu cầu đó và lượng vật tư trong kho dùa trên hệ thống định mức và nhiệm vụ được giao, phòng vật tư lập phiÕu cấp phát cho các bộ phận sản xuất lên kho lĩnh nguyên vật liệu. -Cấp phát theo hạn mức (theo tiến độ kế hoạch ): căn cứ vào hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, căn cứ vào số lượng, chủng loại sản phẩm đã xác định trong kế hoạch và tiến độ sản xuất. Phòng vật tư lập phiÕu cấp phát hạn mức giao cho các bộ phận sản xuất. Ngoài hai hình thức cấp phát trên, trong thực tế còn có hình thức “Bán nguyên liệu, mua thành phẩm, “Đây là bước phát triÓn cao của công tác quản lý nguyên vật liệu nhằm phát huy đầy đủ quyền chủ động sáng tạo trong các bộ phận sử dụng vật tư, đảm bảo hạch toán chính xác, hạn chế hư háng mất mát vật tư trong khâu sử dụng.Tuy nhiên, hình thức này đòi hái cán bộ quản lý vật tư, các nhân viên kinh tế phân xưởng phải có năng lực và trình độ quản lý. 6.Thanh quyết toán nguyên vật liệu Thanh quyết toán nguyên vật liệu là việc bộ phận quản lý nguyên vật liệu và bộ phận sử dụng đối chiÕu, so sánh giữa lượng nguyên vật liệu các đơn vị nhận về với lượng sản phẩm giao nép để biÕt được kết quả của việc sử dụng nguyên vật liệu của các đơn vị sản xuất. Dùa vào kết quả của công tác thanh quyết toán nguyên vật liệu, chóng ta thực hiện việc hạch toán và đánh giá tình hình sử dông nguyên vật liệu, xem xét được tính hợp lý, tiết kiệm việc sử dụng nguyên vật liệu, đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác vào giá thành; xem xét lại định mức, đánh giá nên giữ lại định mức đó hay thay đổi. Thanh quyết toán nguyên vật liệu phải làm rõ được các vấn đề sau: - Lượng nguyên vật liệu nhận được trong tháng hoặc quý - Lượng nguyên vật liệu sản xuất ra sản phẩm - Lượng nguyên vật liệu làm ra sản phảm háng, kém chất lượng - Lượng nguyên vật liệu còn tồn đọng - Lượng nguyên vật mất mát hao hụt - Đánh giá chung tình hình sử dụng nguyên vật liệu 7.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguyên vật liệu Để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguyên vật liệu thì việc tính toán các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình quản lý nguyên vật liệu là một tất yếu: - Nhân tố về các chính sách của nhà nước: mọi cá nhân và thành phần kinh tế đều có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật vì vậy các chính sách của nhà nước luôn là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà nước quản lý vĩ mô mọi hoạt động của nền kinh tế. Chính vì vậy, mọi chính sách có liên quan của nhà nước đều ảnh hưởng trực tiÕp hoặc gián tiÕp đến hoạt động của doanh nghiệp nãi chung và việc quản lý nguyên vật liệu nãi riêng: ví dụ những mặt hàng, những nguyên vật liệu cấm nhập khẩu thì phải tìm kiÕm thị trường trong nước, mức giá trần của một loại sản phẩm do nhà nước quy định sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý sử dụng nguyên vật liệu ... - Nhân tố về tài nguyên thiên nhiên: nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ tạo điÒu kiện cho sản xuất phát triÓn, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.Vì vậy nguồn nguyên vật liệu xa hay gần, nhiÒu hay Ýt đều ảnh hưởng đến việc định vị doanh nghiệp và việc cung ứng nguyên vật liệu cho hoạt động của doanh nghiệp. - Trình độ, đạo đức của cán bộ quản lý nguyên vật liệu: trình độ đạo đức của cán bộ làm công quản lý nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiÕp đến công tác quản lý vật tư ở tất cả mọi khâu: trình độ của cán bộ thu mua kém dẫn đến chất lượng của nguyên vật liệu có thể thấp mà vẫn phải mua víi giá cao, đạo đức của thủ kho kém dẫn đến thất thoát nguyên vật liệu ... - Các nhân tố về trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật của người lao động: con người luôn luôn là chủ thể, là trung tâm của mọi hoạt động, để sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu không chỉ là nhiệm vụ của cán bộ quản lý mà còn chịu ảnh hưởng của trình độ tay nghề, ý thức của người công nhân trực tiÕp sản xuất. Chính vì vậy, người làm công tác quản lý cần quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng cho người lao động không chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn về ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động. Ngoài những nhân tố chủ yếu trên, tuỳ thuộc vào tính chất sản xuất của mỗi doanh nghiệp mà việc quản lý nguyên vật liệu còn chịu ảnh hưởng của nhiÒu nhân tố khác như: khí hậu, lạm phát, sự xuất hiện các vật liệu thay thế... C.Tăng cường công tác quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu 1. Thực chất của việc sử dụng hợp lý ,tiết kiệm nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành chính nên thực thể sản phẩm do vậy sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu thực chất chính là góp phần lớn nhất làm hạ giá thành sản phẩm, nhằm duy trì khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. 2. Ý nghĩa của việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguyên vật liệu Lượng nguyên vật liệu sử dụng hàng năm trong các doanh nghiệp rất lớn và ngày càng tăng theo quy mô sản xuất, nếu sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu thì với mét lượng nguyên vật liệu như trước chúng ta có thể sản xuất ra một lượng sản phẩm lớn hơn. Như vậy, chúng ta có thể giảm chi phí về vốn dự trữ nguyên vật liệu, vốn nhập khẩu nguyên vật liệu, chi phí lãi vay ... Sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu là một biện pháp cơ bản để tăng số lượng sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm, góp phần vào việc giảm nhu cầu về vốn dự trữ nguyên liệu, vốn nhập khẩu nguyên liệu, tiết kiệm ngoại tệ. Trong cơ cấu giá thành sản phẩm, chi phí về nguyên vật liệu chiÕm tỷ trọng lớn (khoảng từ 60-80%), cho nên sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu là phương hướng chủ yếu để hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh những lợi Ých do tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu mà công ty có được, thì việc này còn đem lại hiệu quả lớn cho xã hội. Tiết kiệm nguyên vật liệu là tiết kiệm lao động sống, tiết kiệm chi phí xã hội, góp phần bảo vệ môi trường. 3. Một số biện pháp nhằm sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu Để có thể khai thác triệt để khả năng sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguyên vật liệu thì chúng ta phải dùa trên cơ sở phân tích một cách khoa học tình hình sử dụng nguyên vật liệu để đề ra được những biện pháp cụ thể phù hợp với doanh nghiệp trong từng thời kỳ. -Tăng cường công tác quản lý nhằm xoá bỏ hao hụt, mất mát. Khi trong công ty có hao hụt, mất mát nguyên vật liệu cần điÒu tra, xem xét rõ ràng nguyên nhân phát sinh. Nếu hao hụt mất mát là do nguyên nhân khách quan như thời tiết, máy móc, thiết bị ...thì cần nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục. Nếu là nguyên nhân chủ quan thì doanh nghiệp cần có các biện pháp nhằm giáo dục, nâng cao trách nhiệm của cán bộ công nhân viên chức. Doanh nghiệp cần xây dựng chế độ động viên khen thưởng cả về vật chất lẫn tinh thần cho cá nhân, đơn vị có thành tích, kỷ luật nghiêm những người vô trách nhiệm hoặc có hành vi gian lận bằng các biện pháp hành chính. - Tăng tốc độ luân chuyển nguyên vật liệu: Muốn sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu chóng ta cần quan tâm đến việc luân chuyển nguyên vật liệu ở cả 2 khâu: khâu dự trữ và sản xuất. Để tổ chức tốt việc luân chuyển nguyên vật liệu cán bộ quản lý nguyên vật liệu cần chú ý đến việc tính toán các định mức sản xuất, mức dự trữ; cần chú trọng nâng cao năng suất lao động để có thể đẩy mạnh tốc độ luân chuyển nguyên vật liệu, hạn chế tối đa tình trạng ứ đọng vốn. -Không ngõng giảm bớt phế liệu, phế phẩm, hạ thấp định mức tiêu dùng nguyên vật liệu. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần tập chung giải quyết các vấn đề: Tăng cường công tác cải tiến kỹ thuật, ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, nâng cao trình độ lành nghề cho công nhân, xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, xây dựng và thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, sử dụng và sửa chữa máy móc, thiết bị, coi trọng việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu và phế phẩm; áp dụng chế độ khuyến khích lợi Ých vật chất trong việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu... Ngoài ra cần phải đặc biệt coi trọng những biện pháp để giảm mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong khâu thiết kế và công nghệ. 4.Những chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau sẽ sử dụng các chỉ tiêu đánh giá khác nhau. Các doanh nghiệp thuộc ngành chế biến nh­ luyện kim, đường, Ðp dầu, đồ hộp ....thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Hệ số chất có Ých Trọng lượng chất có Ých trong nguyên liệu trong nguyên liệu (H1) = Hệ số sử dông chất có Ých (H2) Trọng lượng chất có Ých thu được = Trọng lượng chất có Ých có trong nguyên liệu Trọng lượng nguyên liệu +Hệ số thành phẩm (H3) H3=H1 x H2 Đối víi các doanh nghiệp khác nh­ cơ khí, may mặc, gỗ, da ... người ta sử dụng chỉ tiêu: +Hệ số sử dụng nguyên liệu (Hsd): Trọng lượng của sản phẩm Hsd = Trọng lượng nguyên liệu bỏ vào Hệ số này càng gần 1 càng tốt Ngoài hệ thống các chỉ tiêu trên còn sử dụng các chỉ tiêu sau đây: Hệ số phế phẩm, hệ số phế liệu, hệ số phế liệu dùng lại... để đánh giá trình độ sử dụng nguyên vật liệu PHẦN II TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY BÊ TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘI I. GIÍI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY : 1. Quá trình hình thành và phát triÓn Công ty Bê tông xây dựng Hà Nội tiÒn thân là nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà Nội được thành lập 6 tháng 5 năm 1961 theo quyết định số 472/BKT của Bộ kiÕn tróc nay là Bộ xây dựng, sau đổi là Công ty liên hợp Bê tông xây dựng Hà Nội. Từ ngày 1 tháng 6 năm 1996, Công ty liên hơp Bê tông xây dựng Hà Nội sáp nhập vào Tổng công ty xây dựng Hà Nội và được đổi tên là Công ty Bê tông xây dựng Hà Nội. Từ ngày thành lập tới nay công ty đã trải qua các giai đoạn phát triÓn chính nh- sau: Thêi kỳ từ năm 1961 đến 1964: Nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà Nội là đơn vị sản xuất công nghiệp bê tông đầu tiên của ngành xây dựng Hà Nội hoàn thành và đi vào sản xuất đúng vào thời kỳ miÒn Bắc thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961 – 1965). Nhiệm vụ chủ yếu của thời kỳ này là sản xuất các cột điện li tâm, Panel, tấm mái, ống nước li tâm… phục vụ các công trình dân dụng, công nghiệp, các tuyến đường dây tải điện, ống cấp thoát nước. Sản lượng tăng dần từ 6000 M3 lên 8000 m3, mức tăng trưởng là 15%. Nhà máy cung cấp sản phẩm xây dựng nhiÒu công trình của đất nước như nhà máy Thuỷ điện Thác Bà, toà nhà Quốc Hội, trường đại học Bách khoa, kinh tế quốc dân. Thêi kỳ từ năm 1965 đến 1975: Thêi kỳ này chia làm hai giai đoạn nhỏ: Giai đoạn 1965 đến 1972 Đế quốc Mỹ phá hoại MiÒn Bắc nước ta bằng không quân, hải quân. Nhà máy tổ chức lại vừa sản xuất vừa tham gia chiÕn đấu cùng với nhiệm vụ sản xuất sản phẩm xây dựng kinh tế, nhà máy sản xuất các tầm Bê tông cho xây dựng các công trình Quốc phòng phục vụ chiÕn đấu như: Sân bay Đa Phóc, Kép, Sao Vàng, Hoà Lạc, các công sự đường hầm chiÕn đấu của bộ đội, Hầm trú Èn cho các đồng chí cán bộ cao cấp của Đảng và nhà nước. Năm 1967 nhà máy bị giặc Mỹ ném bom, sản xuất bị ngưng trệ, sản lượng bị tụt xuống năm 1968 còn 2000m3 năm 1969 – 1970 nhà máy vừa sản xuất vừa phục hồi sản xuất kinh doanh, sản lượng tăng từ 1400m3 năm 1971. Giai đoạn 1973 đến 1975 MiÒn Bắc nước ta không còn chiÕn tranh nhà máy lại tiÕp tục xây dựng và sản xuất, tuyển chọn công nhân, chủ yếu sản xuất các cột điện cao hạ thế, ống cấp thoát nước, Panel, và các cấu kiện Bê tông khác phục vụ các công trình xây dựng ở thủ đô Hà Nội như Công ty cơ khí Đại Mỗ, nhà máy khoá Minh Khai nhà máy còn vinh dự được cử cán bộ công nhân viên tham gia xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng