Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chuyen dê thuc tap

.DOC
72
287
89

Mô tả:

Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH TRANDA
Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 LỜI NÓI ĐẦU Doanh nghiệp là những đơn vị luôn sáng tạo để đứng vững trên thị trường. Nhưng hiện nay khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, và có biểu hiện đi xuống hay năm vừa qua được các nhà chức trách đánh giá là năm kinh tế buồn. Rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, nhiều người mất việc làm, vì vậy tiền của người dân không có thì hàng hóa bán cho ai hay sẩn phẩm của doanh nghiệp tiêu thụ thế nào?. Chính vì vậy các doanh nghiệp không chỉ có sáng tạo thôi mà còn phải cố gắng làm việc hết khả năng của mình để tính toán giúp doanh nghiệp đứng vững. Xuất phát từ nhu cầu trên, kế toán trở thành công cụ đắc lực trong việc quản lý, điều hành các hoạt đông, tính toán và kiểm tra việc bảo vệ. sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo tài chính cũng như chủ động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp sản xuất như Công ty TNHH TRANDA thì việc sử dụng và quản lý nguyên vật liệu. công cụ dụng cụ là rất quan trọng. Vì vậy em đã chọn đề tài “ Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH TRANDA” để tìm hiểu và viết chuyên đề thực tập. Chuyên đề thực tập ngoai lời mở đầu gồm ba chương: CHƯƠNG I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý SXKD của Công ty TNHH TRANDA có ảnh hưởng đến kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH TRANDA. CHƯƠNG II. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH TRANDA. CHƯƠNG III. Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH TRANDA. Trang Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 Để hoàn thiện được chuyên đề em đã được sự giúp đỡ và hướng dẫn chu đáo của các anh chị ở công ty TNHH TRANDA cũng như giảng viên hướng dẫn của em Tô Thị Ngọc Lan. Em xin chân thành cảm ơn!. Trang Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 CHƯƠNG I. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SXKD CỦA CÔNG TY TNHH TRANDA CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH TRANDA. 1.1. Đặc điểm về tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh ở Công ty TNHH TRANDA. 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH TRANDA.  Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH TRANDA . Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH T.R.A.N.D.A Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài:TRANDA COMPANY LIMITED Tên công ty viết tắt: TRANDA CO.,LTD Địa chỉ trụ sở chính: Số 113, phố Đại La, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Điện thoại: 6280799 Fax: 04.6282589 Vốn điều lệ : 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng) Thành viên góp vốn và tỷ lệ vốn góp(%): Nguyễn Thanh Huyền : 49(%) Dương Văn Sỹ: 51(%)  Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn TRANDA được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0102001173 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 25/09/2000. Trải qua nhiều năm về sản xuất chăn ga gối đệm, hiện nay sản phẩm của công ty TRANDA mang thương hiệu WARM và ASY đã được khẳng định trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng. Với diện tích hệ thống nhà xưởng rộng tới trên 24.000m2 được trang bị máy móc,dây truyền sản xuất hiên đại đảm bảo cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao giá cả cạnh tranh. Với nhiều năm kinh nghiệm, Công ty đã sản xuất cung cấp sản phẩm Trang Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 chăn ga gối đệm cho toàn bộ hệ thống đại lý trên hầu hết các tỉnh thành trên toàn quốc. Đồng thời, Công ty phân phối sản phẩm cho toàn bộ hệ thống BigC Việt Nam. Ngoài ra ,công ty còn cung cấp những sản phẩm chăn ga gối đệm theo yêu cầu phục vụ của khách sạn, trường học, bệnh viện, các đơn vị lực lượng vũ trang quân đội, các ngân hàng…TRANDA luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu, bao gồm chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ bán hàng. Chính vì vậy sản phẩm chăn ga gối đệm mang thương hiệu WARM và ASY ngày càng được nhiều khách hàng tín nhiệm hơn, được nhiều tổ chức và công ty tin tưởng và lựa chọn làm đối tác 1.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của Công ty TNHH TRANDA. * Lĩnh vực kinh doanh: Công ty chuyên sản xuất các sản phẩm ngành dệt may đặc biệt là chăn ga gối đệm mang thương hiệu WARM và ASY-thương hiệu đã được Cục sở hữu công nghiệp bảo hộ. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể  Sản xuất bông tấm phục vụ cho ngành may mặc, chăn ga gối đệm và một số các ngành khác…  Sản xuất quần áo sang thị trường Châu Âu và một số các quốc gia khác.  Gia công chăn, ga, gối cho các công ty khác trên dây truyền thiết bị hiện đại của công ty.  Sản xuất các sản phẩm chăn, ga, gối,đệm hàn Quốc cao cấp thương hiệu WARM và ASY đã được cục sở hữu công nghiệp bảo hộ thương hiệu. * Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Với quy mô nhà máy và văn phòng điều hành sản xuất rộng lớn, hệ thống máy may trần thêu đồng bộ đời mới, đội ngũ nhân viên quản lý có trình đô cao,được đào tạo chính quy tại các trường đại học và đội ngũ công nhân lành nghề, Công ty không ngừng lớn mạnh và phát triển bền vững.Mục tiêu lớn nhất của Công ty là mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, Trang Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 giảm giá thành sản phẩm, ổn định sản xuất lâu dài, tạo lập uy tín đối với khách hàng và xứng đáng là người bạn đáng tin cậy của tất cả các đối tác trong và ngoài nước, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện đúng các quy định của nhà nước.Đó cũng chính là chức năng và nhiệm vụ của đơn vị . Sản phẩm đầu ra của công ty TNHH TRANDA là chăn, ga, gối, đệm . Vì vậy quy trình sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định: Xuất nguyên vật liệu Thiết kế chi tiết Cắt May Nhập kho thành phẩm Kiểm tra thành phẩm (KCS) Xuất bán thành phẩm Trang Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 Sơ đồ tổ chức: HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ Phòng HC văn thư GIÁM ĐỐC KINH DOANH Phòng kinh doanh Phòng Phòng nhân Marketing sự Xưởng sản xuất đệm Đội xe,tạp vụ Phòng dự án  Hội đồng thành viên(2 người): GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT Phòng cung ứng vật tư GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH Phòng kỹ thuật Phòng tài chính kế toán Phòng thiết kế Xưởng sản xuất bông Phòng cắt Kho thành phẩm Tổ may HĐTV nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu Trang Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật DN và pháp luật có liên quan.  Tổng giám đốc(1 người): Có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty; Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;  Giám đốc nhân sự(1 người): chịu trách nhiệm về quản lý,điều hành nhân sự.  Giám đốc kinh doanh(1 người): chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh,thị trường.  Giám đốc sản xuất(1 người): chịu trách nhiệm quản lý giám sát sản xuất.  Giám đốc tài chính(1 người): quản lý bộ phận tài chính kế toán,báo cáo tài chính.  Phòng hành chính văn thư(1 người): soan thảo quyết định, văn bản theo yêu cầu, quản lý, bảo quản và sử dụng con dấu, lưu trữ ,bảo quản tài liệu, của công ty tránh mối mọt,rách…  Phòng nhân sự(1 người): quản lý, giám sát, tuyển, sa thải nhân viên theo quyết định của giám đốc nhân sự.  Đội xe, tạp vụ(5 người): công tác phục vụ chở hàng, tạp vụ quét dọn nấu nướng.  Phòng kinh doanh, Phòng marketing, phòng dự án(5 người): Tham mưu, tư vấn cho Ban lãnh đạo công ty về định hướng chiến lược phát triển dự án và các kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn của công ty; Trang Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm các phương án, cơ hội kinh doanh theo hướng mới; đề xuất, tư vấn và lập kế hoạch kinh doanh, marketing trình Ban lãnh đạo công ty.  Phòng cung ứng vật tư(2 người): có nhiệm vụ quản lý, cung ứng,dự trữ và bảo vệ nguyên vạt liệu-công cụ dụng cụ.  Xưởng sản xuất đệm(15 người): trực tiếp sản xuất theo lệnh từ các phòng ban..  Xưởng sản xuất bông(15 người): trực tiếp sản xuất theo lệnh từ các phòng ban.  Kho thành phẩm(1 người): quản lý kho chứa thành phẩm.  Phòng kỹ thuật, phòng thiết kế, phòng cắt, tổ may(12 người): thiết kế kiểu mẫu sau đó cắt may.  Phòng tài chính kế toán(6người): Có chức năng tham mưu về lĩnh vực tài chính kế toán và thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán theo đúng Luật kế toán doanh nghiệp. * Kết quả kinh doanh một số năm gần đây. St t Chỉ tiêu ĐVT 1. Doanh thu Trđ 2. Vốn đăng kinh doanh 3. Năm 2009 2010 2011 632,243 3.920,651 4.449,188 ký Trđ 10.000,000 10.000,000 10.000,000 Vốn góp của các Trđ thành viên 10.000,000 10.000,000 10.000,000 Lợi nhuận trước Trđ thuế 88,514 607,701 756,362 4. Lợi nhuận sau Trđ thuế 63,730 437,545 567,271 5. Nợ phải trả Trđ 125,320 725,632 1.125,451 6. Nợ phải thu Trđ 95,263 234,621 725,422 Trang Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 7. Lao động Người 8. Thu nhập bình Đ/n/t quân 45 56 70 1.250.000 1.820.000 2.220.000 Trên đây là những kết quả phản ánh khái quát nhất về hiệu quả hoạt động của công ty 3 năm gần đây.Số liệu trên đã sơ bộ cho thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển tốt.Điều đó được thể hiện rõ qua việc tăng cả doanh thu và lợi nhuận.Đi sâu phân tích cụ thể từng chỉ tiêu ta thấy nổi bật lên vấn đề quản lý.Cụ thể: - Doanh thu của công ty ngày càng tăng : năm 2010 so với 2009 tăng 3.488,407 triệu đồng. năm 2011 tăng 528,537 triệu đồng so với năm 2010. - Lợi nhuận trước thuế: năm 2009 chiếm 13,99% so với doanh thu, năm 2010 chiếm 15,5% so với doanh thu, năm 2011 chiếm 17% so với doanh thu. - Lợi nhuận sau thuế: Năm 2009 chiếm 10,08% so với doanh thu, năm 2010 chiếm 11,16% so với doanh thu. Năm 2011 chiếm 12,75% so với doanh thu. Qua những số liệu phân tích như trên ta thấy được Công ty đã tìm ra biện pháp hiệu quả để giảm chi phí sản xuất đòng thời cũng giảm chi phí quản lý. Trái lại tỷ lệ chi phí bán hàng của Công ty đã tăng hàng năm,chứng tỏ Công ty đã tích cực đầu tư tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Từ phương thức quản lý tiết kiệm và hiệu quả đã giúp cho chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu tăng đều hàng năm. 1.1.3 Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty TNHH TRANDA. a. Hình thức kế toán. Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Máy in nhật ký chung. Trang Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 Quy trình xử lý dữ liệu trong kế toán máy tính Chứng từ gốc Nhập số liệu vào máy In Bảng cân đối phát sinh Sổ cái TK Nhật ký chung Sổ chi tiết Báo cáo kế toán Giải thích quy trình: Đặc điểm của hình thức kế toán máy: tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải nhập vào phần mềm kế toán máy theo trình tự thời gian phát sinh các nghiệp vụ và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ ban đầu ( phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho…) đã kiểm tra để làm căn cứ nhập vào máy. Sau đó in ra sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản liên quan, sổ chi tiết, bảng cân đối phát Trang Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 sinh… Các sổ cái này được dùng để lập báo cáo tài chính. Hiện công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ kế toán thống nhất do Bộ Tài Chính ban hành.Hệ thống tài khoản của công ty đã đăng ký sử dụng hệ thống tài khoản thống nhất của Bộ Tài Chính theo quyết định 48/2006/QĐBTC ngày 14 tháng 9 năm 2006. + Niên độ kế toán mà Công ty áp dụng từ ngày 1/1 đến 31/12. + Công ty tính thuế theo phương pháp khấu trừ. + Hiện công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho.Phương pháp tính giá hàng tồn kho là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. + Kế toán khấu hao tài sản theo phương pháp khấu hao tuyến tính. + Kế toán chi tiết nguyên vật liệu và thành phẩm theo phương pháp ghi thẻ song song b. Tổ chức bộ máy kế toán. - Do địa bàn công ty tập trung tại một địa điểm nên mô hình kế toán tập trung rất phù hợp với điều kiện quản lý của công ty, đảm bảo sự kiểm tra giám sát của kế toán trưởng và sự lãnh đạo kịp thời của ban giám đốc. Phòng kế toán gồm có 6 người: 1 kế toán trưởng, 4 kế toán viên và 1 thủ quỹ. - Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán, bộ phận kế toán được bố trí tập trung với bộ phận hành chính và cùng giải quyết mọi hoạt động của công ty. - Bộ máy kế toán Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp) Trang Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ bán hàng tiền TSCĐ nguyên + Kế toán trưởng: trực tiếp phụ trách phòng kế toán, chịu trách nhiệm về mọi và thanh lương và vật liệutoán hiểm CCDC hoạt động tài chínhbảo Công ty, chịu trách nhiệm tài chính, nguyên tắc tài chính đối với cơ quan cấp trên, với thanh tra kiểm toán nhà nước, tham gia các cuộc họp liên quan, thường xuyên xây dựng kế hoạch tài chính, đôn đốc, quán xuyến các mặt tài chính trong và ngoài có liên quan đến công ty, giao việc cho kê toán viên và cuối tháng kiểm tra tổng hợp tình hình công việc, lập báo cáo tài chính theo quy định. + Kế toán bán hàng: thường xuyên theo dõi phát sinh tiền mặt, tiền gửi ngân hàng như: thu, chi, thanh toán tạm ứng, các khoản nợ phải thu, nợ phải trả, viết hóa đơn bán hàng . + Kế toán tiền lương và bảo hiểm: có nhiệm vụ tính lương cho công nhân sản xuất và bộ phận văn phòng. Tính và trích nộp các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo quy định cho tất cả công nhân viên trong toàn công ty . + Kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao hàng tháng . + Kế toán nguyên vật liệu-CCDC: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, định kỳ chi tiết vào vật tư và cuối kỳ đối chiếu với thủ kho . + Thủ quỹ: hàng ngày căn cứ vào nghiệp vụ phát sinh như phiếu thu, phiếu chi vào sổ quỹ. Cuối ngày báo cáo kế toán trưởng, đối chiếu với kế toán thanh toán. Chịu trách nhiệm và quản lý toàn bộ tiền mặt như: không bị mối song, không có tiền giả, không để cháy nổ, không để két thừa hoặc thiếu tiền mặt c. Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty. + Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VNĐ),các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là đồng ngoại tệ sẽ được quy đổi theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà Nước công bố tại thời điểm phát sinh. Trang Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 + Mô hình công ty : Công ty là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nên chế độ kế toán áp dụng tại công ty theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006. d. Tình hình sử dụng máy tính trong kế toán ở Công ty. Cùng với sự tiến bộ khoa học công nghệ, Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán FAST.Việc áp dụng này đã giúp cho công tác kế toán của các nhân viên trở lên nhạy bén và chính xác kịp thời hơn. Nhân viên kế toán sau khi nhận chứng từ gốc sẽ tiến hành kiểm tra phân loại, xử lý chứng từ và nhập số liệu vào máy, toàn bộ dữ liệu sau khi được cập nhật đầy đủ, chính xác sẽ được máy động xử lý.Mỗi nhân viên có 1 máy tính riêng để thuận tiện làm việc. Trang Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH TRANDA. 2.1. Thực trạng kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH TRADA. 2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH TRANDA. Do đặc điểm sản xuất của Công ty TNHH TRANDA vừa sản xuất hàng bán nội địa , sản xuất hàng FOB và sản xuất hàng gia công xuất khẩu nên đặc điểm về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của công ty cũng rất đa dạng. Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng vào sản xuất hàng FOB và bán nội địa thì công ty mua ngoài( cả trong nước và nhập khẩu). Đối với hàng gia công thì chủ yếu là do bên gia công gửi sang, chỉ có một phần nhỏ nguyên vật liệu có thể bên gia công nhờ mua hộ. Nguyên vật liệu của Công ty TNHH TRANDA chủ yếu ở dạng: vải, bông, xơ, chỉ may, khóa, chun các loại. Từ đặc diểm trên đòi hỏi công tác quản lý bảo quản về mặt chất lượng, chủng loại, hoạch định kế hoạch cung tiêu hợp lý. Đối với công tác hạch toán nguyên vật liệu nhận gia công thì kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng và thực thể còn đối với nguyên vật liệu mua ngoài thì kế toán theo dỗi cả về mặt số lượng và mặt giá trị. 2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH TRANDA. Từ đặc điểm nêu trên ta thấy vật liệu ở công ty có một khối lượng khá lớn, nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau. Tuy nhiên, việc phân loại nguyên vật liệu ở công ty còn khá đơn giản như sau: - Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ gia công: Do khách mang đến Trang Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 - Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thu mua : Do công ty mua về để sản xuất và công ty tiến hành phân loại sản xuất như sau: + Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm đệm, chăn, ga là vải, xơ, bông. + Vật liệu phụ: gồm tất cả các loại vật liệu không phải là vật liệu chính như chỉ may, chỉ thêu, chun.. .cũng như nhiên liệu, phụ tùng thay thế, văn phòng phẩm, bao bì. 2.1.3. Đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty TMHH TRANDA. * Giá vật liệu, công cụ dụng cụ gia công thực tế nhập kho. Như đã đề cập ở trên, giá thực tế của loại vật liệu, công cụ dụng cụ hàng gia công xuất khẩu nhập kho chính là chi phí vận chuyển, bốc dỡ từ cảng về đến công ty. * Giá thực tế của vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài nhập kho. Trị giá vốn thực tế nhập kho gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc dỡ bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua vật tư trừ đi các khoản chiết khấu thương mại,giảm giá hàng mua do không đúng quy cách phẩm chất. * Giá thực tế vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho. Đối với vật liệu, công cụ dụng cụ công ty nhận gia công thì kế toán chỉ theo dõi về số lượng, không theo dõi về mặt giá trị. Đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ công ty mua ngoài thì khi xuất kho dùng cho sản xuất công ty áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ; Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ Trang = Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ Báo cáo tổng hợp Trị giá vật liệu xuất dùng Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 = Đơn giá bình quân x Số lượng từng loại vật liệu xuất dùng trong kỳ 2.1.4 Trình tự hạch toán. a. Mẫu chứng từ sử dụng. TT TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU 1 2 3 Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ 01-VT 02-VT 03-VT 4 5 7 8 9 10 11 Hoá đơn Giá trị gia tăng Hoá đơn bán hàng thong thường Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý 04-VT 05-VT 06-VT 01GTKT-3LL 02GTGT-3LL 03 PXK-3LL 04 HDL-3LL b. Trình tự luân chuyển chứng từ. Do đặc tính vật liệu của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên đòi hỏi phải phản ánh, theo dõi chặt chẽ tình hình nhập-xuất-tồn kho cho từng thứ, từng loại cả về số lượng, chủng loại và giá trị. Thông thường qua việc kế toán chi tiết nguyên vật liệu kế toán, kế toán sẽ làm được điều này. Hạch toán chi tiết vật liệu được thực hiện kết hợp giữa kho và tại phòng kế toán nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ tình hình nhập-xuất-tồn kho cho từng thứ, từng loại vật liệu về cả số lượng và giá trị. Việc hạch toán chi tiết vật liệu làm cơ sở ghi sổ kế toán và kiểm tra, giám sát sự biến động của chúng. Trang Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 Vậy để có thể tổ chức thực hiện toàn bộ công tác vật liệu nói chung và kế toán chi tiết vật liệu nói riêng thì trước hết phải bằng phương pháp chứng từ kế toán để phản ánh tất cả các nghiệp vụ liên quan đến nhập-xuất vật liệu, công cụ dụng cụ. Hiện nay, kế toán của công ty đang dùng chứng từ sau: Phiếu nhập kho Phiếu xuất kho Phiếu xuất kho kiêm hóa đơn bán hàng Biên bản kiểm kê vật tư…  Thủ tục chứng từ : Đối với nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: căn cứ vào hóa đơn, giấy báo nhận hàng, thủ kho tiến hành nhập nguyên vật liệu vào kho, qua kiểm nghiệm của thủ kho ghi số thực nhập và phiếu nhập kho, ghi đơn giá . quy cách vật tư…và cùng người giao nhận ký vào phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho phải có đầy đủ chữ ký, thủ kho giữ lại 1 liên gốc, 1 liên gửi lên phòng kế toán làm căn cứ để tính giá vật liệu xuất kho và ghi sổ kế toán. Đối với xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Vật liệu của Công ty không những phục vụ cho phân xưởng mà còn phục vụ cho các hoạt động khác như cửa hàng các phòng ban quản lý, đối với những nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất ra đều phải có chứng từ hợp pháp hợp lệ. Chứng từ sử dụng để xuất kho nguyên vật liệu là Phiếu xuất kho. Hàng tháng khi có kế hoạch sản xuất, các phân xưởng căn cứ vào quyết định về nhu cầu về vật liệu, vật tư do phòng kế hoạch lập đã thông qua sự xét duyệt của giám đốc, viết phiếu yêu cầu nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng kèm theo kế hoạch để xuống lĩnh nguyên vật liệu ở kho. Căn cứ vào phiếu yêu cầu nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng, phiếu xuất kho thủ kho xuất hàng ra và ghi vào cột thực xuất. Phiếu xuất kho phải có chữ ký của thủ trưởng đơn vị, thủ kho, người nhận hàng, phụ trách bộ phận sử dụng, Trang Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 phụ trách cung tiêu. Phiếu xuất kho có 3 liên: Liên 1 lưu tại cuống, liên 2 giao cho người nhận hàng, liên 3 giao cho thủ kho sau đó chuyển lên phòng kế toán. Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào phiếu xuất kho nhập số liệu vào máy, máy tự xử lý số liệu và in ra sổ chi tiết tài khoản 152. Hoá đơn Giá trị gia tăng Liên 2 (giao cho khách hàng) Ngày 01 tháng 11 năm 2012 Mẫu số : 01GTKT-3LL Ký hiệu: VG/11P Số: 0000131 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ VŨ GIA Địa chỉ: Đội 6, Xã Tiền Phong, Huyện Thường Tín, Hà Nội. Mã số: 0105298760 Điện thoại: (04) 33959576 Số TK: 229812593202 tại Ngân hàng Sacombank phòng giao dịch huyện Thường Tín Tên người mua hàng: Chị Huyền Tên đơn vị: Công ty TNHH TRANDA Địa chỉ: 113- Đại la-Hai Bà Trưng-Hà Nội Hình thức thanh toán: chưa thanh toán STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT 1 Xơ polyscter 4dx51 chưa Kg Mã số: Số lượng 3.400 Đơn giá 39.000 Thành tiền 132.600.000 chải thô, chải kỹ hàng mới 100% Cộng tiền hàng Thuế xuất GTGT: 10% tiền thuế GTGT Tổng cộng tiền thanh toán 132.600.000 13.260.000 145.860.000 Số tiền viết bằng chữ: Một trăm bốn mươi lăm triệu tám trăm sáu mươi nghìn đồng chẵn ./. Người mua hàng (Ký, họ tên) Trang Người bán hàng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Báo cáo tổng hợp Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1 BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT TƯ Ngày 01/11/2012 Số 702 ngày 01 tháng 11 năm 2012 Công ty TNHH Quốc Tế vũ Gia Theo hợp đồng số 11/KTVT ngày 30/10/2012 Biên bản kiểm nghiệm gồm có: Đại diện cung tiêu Đại diện kỹ thuật Đại diện phòng kế toán Thủ kho Đã kiểm nghiệm các loại vật tư sau: STT Tên, nhãn hiệu, ĐVT : Trưởng ban : Ủy viên : Ủy viên : Ủy viên. SỐ LƯỢNG quy cách vật tư Theo CT TT Đúng quy Không Kiểm cách nghiệm phẩm chất cách phẩm đúng quy chất 1 Xơ polyscter Kg 3.400 3.400 3.400 0 4Dx51 … Phương thức kiểm tra: toàn bộ. Kết luận: Biên bản kiểm kê đạt tiêu chuẩn. Căn cứ vào hóa đơn, biên bản kiểm kê vật tư phòng kế toán nhập số liệu vào máy, lập phiếu nhập kho. Giao diện thể hiện trình tự mua nguyên vật liệu nhập kho như sau: Trang Báo cáo tổng hợp Trang Phạm Thị Hồng Nhung-Đ5KT1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan