Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC VỢ NHẶT 12-Văn...

Tài liệu CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC VỢ NHẶT 12-Văn

.DOC
39
3449
90

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh nắm được: - Mức độ kiến thức tái hiện và thông hiểu: +. Những kiến thức cơ bản về tác giả Kim Lân +. Kiến thức về tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện trong tác phẩm. +. Những chi tiết nghệ thuật quan trọng của tác phẩm: chi tiết nồi cháo cám, chi tiết đoàn người phá kho thóc của Nhật - Mức độ vận dụng kiến thức (từ cấp độ thấp đến cập độ cao). +. Hiểu được tình cảm thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. +. Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động ngèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết. +. Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí nhân vật, dựng đối thoại. +. Học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học và tìm hiểu để giải quyết những câu hỏi liên quan đến giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. II. Đối tượng giảng dạy - Học sinh ôn thi cao đẳng, đại học. - Cụ thể chuyên đề được triển khai giảng dạy cho học sinh khối D tại lớp: 12A6, 12A7 III. Phương pháp - Về phía giáo viên: +. Để thực hiện chuyên đề đã chọn, chúng tôi đã kết hợp sử dụng kết hợp những phương pháp sau: . Phương pháp phân tích - tổng hợp __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <1> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------. Phương pháp khảo sát thống kê – phân loại . Phương pháp hệ thống . Phương pháp so sánh văn học . Mục đích: nhằm hệ thống hóa những đơn vị kiến thức cơ bản cần giảng dạy và hướng dẫn học sinh. Kết hợp sử dụng phương pháp gợi mở, nêu vấn đề, trao đổi thảo luận nhằm phát triển khả năng tư duy hệ thống, thiết lập hệ thống ý và phát huy khả năng làm việc nhóm, làm việc độc lập ở học sinh. - Về phía học sinh: +. Yêu cầu học sinh xử lí nguồn tài liệu ở nhà qua hệ thống câu hỏi (Đọc hiểu văn bản trong sách giáo khoa, sách tham khảo, truy cập internet tìm nguồn tài liệu trực tuyến). +. Sau khi xử lí nguồn tài liệu, học sinh tích cực, chủ động thiết lập hệ thống dàn ý dựa trên hệ thống câu hỏi ra về nhà. IV. Thời lượng giảng dạy chuyên đề 12 tiết/ 4 buổi A.PHẦN NỘI DUNG I. KIẾN THỨC CẦN ĐẠT 1. Khái quát về tác giả. - Vị trí: Kim Lân là một nhà văn chuyên viết về truyện ngắn. Tuy sáng tác không nhiều nhưng ông đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc . - Quê quán: Ông quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn (nay là làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Đây là vùng quê giàu truyền thống văn hóa với những sinh hoạt văn hóa cổ truyền của dân tộc. - Cuộc đời: __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <2> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------+. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. +. Sinh thời ông sống tại Hà Nội. Nǎm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông từ trần năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội, sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn, hưởng thọ 87 tuổi. - Sự nghiệp sáng tác văn học: +. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Một số truyện (Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa,...) mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kỳ đó. +. Ông được dư luận chú ý nhiều hơn khi đi vào những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim...). Các truyện: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn... kể lại một cách sinh động những thú chơi kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa. +. Sau Cách Mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Những tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962). +. Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Kim Lân: Trong cả hai giai đoạn sáng tác, tuy viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có những tác phẩm hay. Là một cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng. +. Viết về đề tài nông thôn và người nông dân Việt Nam, một đề tài không mới trong văn học Việt Nam, Kim Lân đã có hướng khai thác riêng với những khám phá mới mẻ: __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <3> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------> Ông luôn hướng tới sự khám phá vẻ đẹp khỏe khoắn, đôn hậu, chất phác trong tâm hồn người nông dân. Họ là hiện thân của khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc đến mãnh liệt. -> Viết về những phong tục tập quán chốn thôn quê, những thú phong lưu đồng ruộng như chọi gà, thả riều, chơi cây cảnh, nươi chim.... Truyện ngắn Vợ nhặt và Làng của Kim Lân đã được đưa vào trong sách giáo khoa ở Việt Nam. Năm 2005, truyện Vợ nhặt được đưa vào đề thi môn văn kỳ thi của Đại học Kinh tế Huế và Nguyễn Thị Thu Trang đã đạt điểm 10, gây xôn xao dư luận một thời. Truyện Làng được viết về nông thôn Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và một gia đình người tản cư thời đó. - Sự nghiệp diễn xuất: Ngoài sáng tác văn học, Kim Lân còn tham gia đóng phim và kịch. Một số vai tiêu biểu ông tham gia diễn xuất có thể kể đến: Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy, Lý Cựu trong phim Chị Dậu, Lão Pẩu trong phim Con Vá, Cả Khiết trong vở Cái tủ chè của Vũ Trọng Can, Cụ lang Tâm trong phim Hà Nội 12 ngày đêm 2. Về tác phẩm Vợ nhặt. 2.1. Hoàn cảnh sáng tác: - Xuất xứ: Vợ Nhặt là một trong những tác phẩm truyện ngắn thành công nhất của nhà văn KL viết về đề tài nông thôn và người nông dân. Tác phẩm hoàn thành năm 1954, in trong tập “Con chó xấu xí”. - Hoàn cảnh ra đời tác phẩm: +. Tác phẩm Vợ nhặt có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư được tác giả sáng tác ngay sâu khi Cách mạng tháng 8. 1945 thành công. Do mất bản thảo và con viết dở dang nên sau năm 1954, KL dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết thành truyện ngắn này. +. Bối cảnh nhà văn lựa chọn để dựng truyện: Nạn đói khủng khiếp năm 1945. Hiện thực đau thương này trở thành chất liệu sáng tác cho không ít nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ nhiếp ảnh như Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài... __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <4> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------+. Trong hồi ức của nhà văn, Kim Lân từng tâm sự về hoàn cảnh ra đời tác phẩm Vợ Nhặt: "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người …” . - Từ những điều mắt thấy tai nghe, Kim Lân cũng cho rằng : “Dịch đói dạo đó thật khủng khiếp. Nhiều gia đình vừa có người chết đói, vừa có người bỏ đi, dần dần mất hẳn. Tôi tận mắt chứng kiến người chết đói nằm rải rác ở khắp nơi. Khi con người bị đẩy đến bờ vực cuối cùng của cuộc sống thì toàn bộ số phận và tính cách con ngươì họ sẽ biểu lộ ra. Chết đói là một thực tế khốc liệt. Đó là cái chết từ từ, hao mòn dần, quằn quại dần.” 2.2. Mục đích sáng tác Vợ nhặt: - Lấy bối cảnh nạn đói năm 1945 khiến 1/ 10 dân số Việt Nam chết đói nhưng KL không nhằm tái hiện hiện thực đó. Tác giả mượn cảnh đói thê thảm để làm ngời lên vẻ đẹp khỏe khoắn trong tâm hồn người nông dân lao động VN, những con người đôn hậu, giàu lòng vị tha với khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc luôn tiềm ẩn trong tâm hồn. - Như nhà văn tâm sự: “Tôi được biết nhiều chuyện qua những năm tháng đó. Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ. Có những người đói ngày ngày bới rác tìm một mẩu thức ăn thừa, buổi tối họ lại về nằm cạnh nhau bàn tán về chuyện làng quê, chuyện mùa màng. Có người giữ nề nếp rất nghiêm dù đói khát, con cái đi xin mang phần về cho, ông ta vẫn áo the, đội khăn xếp ngôì giữa nhà để ăn. Có người đói xô vào cướp cám để ăn, bị đánh cũng chịu không đánh lại, họ biết rằng chuyện cướp cám của họ là sai nhưng họ vẫn phải làm vì đói. Nói tóm lại, bi kịch sống của mọi người vào thời điểm đó hầu như giống nhau: Đói. Nó vừa cay đắng, vừa đau đớn, đồng thời một mặt nào đó nó lại loé lên một tia sáng về đạo đức, danh dự.” __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <5> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------2.3. Chủ đề tác phẩm: Nhà văn Nguyễn Khải đã từng cho rằng: “Tôi không tin rằng Nguyễn Tuân có thể viết Chữ người tử tù cũng như Kim Lân có thể viết được Làng và Vợ nhặt.Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang bất hủ.” Xét riêng về truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân quả xứng đáng với lời khen ngợi đó. Tác phẩm viết về cái đói, cái chết nhưng lại làm lộ ra ánh sáng và sự sống. II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN LUYỆN TÁC PHẨM “VỢ NHẶT” (KIM LÂN) Đề số 1: Phân tích ý nghĩa nhan đề của tác phẩm 1.Vị trí của nhan đề trong tác phẩm văn học. 2. Nhan đề trong tác phẩm Vợ nhặt của KL: - Vợ nhặt là một nhan đề gợi lên sự bi hài và cảm động. +. Đây là một nhan đề có sự kết hợp từ độc đáo. “Vợ” - xét về từ loại là một danh từ biểu tượng cho những gì là cao quý, đáng trân trọng, biểu tượng cho hạnh phúc gia đình. Thực tế trong tác phẩm, từ khi có vợ, có hạnh phúc gia đình, cả hai nhân vật Tràng và Vợ nhặt đều có sự thay đổi về tính cách và tâm lí. Tràng trở thành người gắn bó, quây quần, chăm lo thun vén cho tổ ấm của mình. Người vợ nhặt dần dần tìm lại vẻ đẹp nữ tính vốn có của mình đã từng bị cái đói, cái nghèo làm cho tha hóa. +. “Nhặt” vốn là một động từ chỉ hành động nhặt nhạnh những thứ không có giá trị. Khi kết hợp với danh từ vợ nó gợi lên sự tầm thường, rẻ rúng của thân phận con người như cái rơm, cái rác có thể nhặt được trong bất kì lúc nào, bất kì ở đâu. +. Thực tế cho thấy, người ta cưới vợ, hỏi vợ, còn Tràng ở đây là “nhặt” được vợ. - Ý nghĩa: +. Gợi lên tình cảnh thê thảm của con người lao động Việt Nam trong nạn đói. Cái đói, cái nghèo làm thân phận con người trở nên rẻ rúng, tầm thường. +. Bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong hoàn cảnh khốn cùng. __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <6> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------+. Tố cáo những thế lực xã hội đã gây ra nạn đói năm 1945 khiến cho hơn 2 triệu người VN chết đói, khiến cho thân phận con người trở nên bèo bọt, rẻ rúng, tầm thường. Đề số 2: Chi tiết nồi cháo cám trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân I. Mở bài: - Kim Lân - một con người một lòng đi về với “thuần hậu phong thủy”, là một cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là “con đẻ của đồng ruộng”. - “Vợ nhặt” là một truyện ngắn thành công của nhà văn, viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945. Truyện ngắn không chỉ có một tình huống độc đáo mà còn có một chi tiết nghệ thuật đầy ý nghĩa – chi tiết nồi cháo cám. II. Thân bài: 1. Chi tiết nghệ thuật - Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. - Sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc là nhờ chi tiết. 2. Chi tiết nồi cháo cám - Vị trí của chi tiết trong truyện ngắn: nằm trong phần 2 của truyện ngắn , cụ thể đó là món ăn duy nhất của cả nhà trong buổi sáng ngày hôm sau đón người con dâu mới. - Ý nghĩa +. Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn trong bữa tiệc cưới đón nàng dâu mới về . Trong hoàn cảnh của nạn đói năm 1945, khi mà “Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy”, nồi cháo cám lại là món ăn không thể không có. + . Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ : ./ Bà cụ Tứ: người mẹ đảm đang, yêu thương con hết mực (mặc dù đã già nhưng bà vẫn dậy sớm chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà; hơn thế nữa khi cái đói đang rình rập bà vẫn cố gắng để có được bữa tiệc cưới giản dị cho con trai của mình) . __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <7> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------./ Tràng: “Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ”, cách ứng xử này vừa cho thấy Tràng là người chồng có trách nhiệm với nỗi thẹn không thể dành cho người vợ mới cưới của mình một bữa ăn đủ đầy, một tiệc cưới sang trọng ; vừa cho thấy Tràng là người con hết sức khéo léo trong cách cư xử với mẹ, hiểu rõ được hoàn cảnh của gia đình mình. . / Vợ Tràng: qua chi tiết này ta càng khẳng định được sự thay đổi về tính cách của vợ Tràng, hết sức ngạc nhiên trước nồi cháo cám nhưng người con dâu mới vẫn điềm nhiên và vào miệng để làm vui lòng mẹ chồng. Điều đó cũng cho thấy vợ Tràng không còn nét cách đỏng đảnh như xưa nữa mà cô đã chấp nhận hoàn cảnh, đã thực sự sẵn sàng cùng gia đình vượt qua những tháng ngày khó khăn sắp tới. +. Nồi cháo cám là nồi cháo của tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng. + Chi tiết thể hiện tài năng của nhà văn Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn. III. Kết bài Đánh giá, nhận xét một cách khái quát về chi tiết nồi cháo cám. Đề số 3: Phân tích tình huống truyện Vợ nhặt của Kim Lân từ đó nêu lên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. I. Mở bài: - Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người", với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn. - Nạn đói năm 1945 đã đi vào nhiều trang viết của các nhà văn, nhà thơ trong đã có Vợ nhặt của Kim Lân. - Vợ nhặt xây dựng tình huống truyện độc đáo. - Qua tình huống truyện, tác phẩm thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. II.Thân bài: 1. Vai trß cña t×nh huèng trong viÖc x©y dùng truyÖn ng¾n: __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <8> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------Theo nhà văn Nguyễn Minh Châu: “tình huống truyện được ví như lát cắt của một thân cây mà qua đó người ta thấy cả một đồi thảo mộc”. Hiểu theo nghĩa này, tình huống truyện chính là khoảnh khắc của đời sống mà qua đó nhà văn nắm bắt được hiện thực sôi động của một cuộc đời và đưa vào trong tác phẩm. Tình huống truyện độc đáo, với truyện ngắn, đóng vai trò quan trọng như là trục xoay và quần tụ quanh nó là mọi chi tiết trong tác phẩm. Qua tình huống truyện, tác giả làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm, góp phần khám phá tâm trạng và tính cách nhân vật một cách sắc nét và hàm súc nhất. 2. Xác định tình huống - Sau khi lướt qua các tình tiết chính của truyện này, ta dễ dàng thấy rằng hạt nhân của truyện ngắn Vợ nhặt là một cuộc hôn nhân oái ăm, kì lạ. - Và đó chính là cái "tình thế nảy ra truyện", cái tình huống của câu chuyện: Tràng – anh nông dân nghèo thô kệch, dân ngụ cư bỗng “nhặt” được vợ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. 3. Bối cảnh xây dựng tình huống truyện trong tác phẩm Vợ nhặt. - Bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945 mà kết quả là hơn hai triệu người chết. - Cái chết hiện hình trong tác phẩm qua đường nét, màu sắc, mùi vị, âm thanh tạo nên một không khí ảm đạm, thê lương, tiêu điều, xơ xác. Những người sống luôn bị cái chết đe dọa, miếng ăn gắn liền với sinh mệnh của họ. 3. Trong bối cảnh ấy, Tràng, nhân vật chính của tác phẩm "nhặt" được vợ. Đó là một tình huống độc đáo, bi hài và cảm động. 3.1. Ở Tràng hội tụ nhiều yếu tố khiến nguy cơ "ế" vợ rất cao: - Ngoại hình xấu xí, thô kệch – một sự đẽo gọt sơ sài, qua loa của tạo hóa (hai mắt nhỏ tí, hai quai hàm bạnh ra, tấm lưng to như lưng gấu, khi đi đầu chúi về phía trước…). - Tính tình có phần không bình thường. +. Ăn nói cộc cằn, thô lỗ. +. Hắn có tật vừa đi vừa lẩm nhẩm một mình, khi thích chí lại ngửa cổ lên trời cười hềnh hệch. __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <9> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------+. Hắn vô lo vô nghĩ, thường hay chơi với đám trẻ con xóm ngụ cư. - Gia cảnh: Nhà nghèo. Tài sản trong gia đình không có gì hơn căn nhà lụp xụp với mảnh vườn lổn nhổn những cỏ dại. Gia đình Tràng ngày thường vốn đã khó khăn, gặp năm đói kém lại càng khốn khó, cơ cực, nạn đói đe dọa, cái chết đeo bám. - Nghề nghiệp: Hắn làm nghề kéo xe bò thuê, một công việc chỉ đủ nuôi cái mồn hắn. - Trong hoàn cảnh đó, bỗng dưng Tràng lại "nhặt" được vợ, mà lại là vợ theo không. + . Tràng lấy vợ vào lúc không ai lại đi lấy vợ - giữa những ngày nạn đói đang lăm le cướp đi mạng sống của mỗi người. 3.2. Việc Tràng lấy vợ là một tình huống bất ngờ, độc đáo, bi hài và cảm động. 3.2.1. Cảnh đám cưới: - Một đám cưới thiếu tất cả mà lại như đủ cả (thiếu tất cả những lễ nghi tối thiểu nhất của một đám cưới nhưng nó lại có cái quan trọng nhất, cốt lõi nhất: sự thương yêu gắn bó thực lòng). - Trang phục của cô dâu không phải xiêm y lộng lẫy, má phấn môi son mà là chiếc nón rách tươm, quần áo rách như tổ đỉa, khuôn mặt lưỡi cày xám xịt. - Sính lễ trong đám cưới không gì hơn là một chiếc mủng cùng vài thứa lặt vặt ở bên trong. - Đồ thách cưới không phải lễ ngãi trầu cau, tiền vàng… mà là 4 bát bánh đúc cùng mấy câu hò tầm phơ tầm phào. - Cảnh đón dâu diễn ra không phải cảnh kẻ đưa người đón ồn ào, tấp nập mà chỉ có hai con người dắt nhau về cuối bến trong bóng chiều nhá nhem với tiếng quạ kêu lên thê thiết từng hồi. - Đặc biệt trong bữa cơm đầu tiên đón người con dâu mới, cả gia đình Tràng mỗi người chỉ được vẻn vẹn hai lưng chão loãng, 1 đĩa rau chuối thái rối và nồi chè khoán nấu bằng cám. 3.2.2. Sự kiện Tràng “nhặt” được “vợ” đã khiến cho tất cả các nhân vật trong tác phẩm ngạc nhiên, bất ngờ, kể cả người trong cuộc như Tràng. __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <10> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Việc Tràng “nhặt vợ” tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên đối với tất cả mọi người: +. Khi Tràng dẫn vợ về thì cả xóm ngụ cư ngạc nhiên. Trước hết là lũ trẻ. "Lũ ranh" ấy bỗng nhiên mất hẳn đi một bạn chơi, khi có đứa chợt nhận ra quan hệ của họ là "chồng vợ hài". Còn đám người lớn thì ngớ ra "không tin được dù đó là sự thật". Khi đã rõ, họ tò mò thì ít mà ái ngại nhiều hơn: "Giời đất này còn rước cái của nợ đời về". +. Tiếp đến là bà cụ Tứ cũng quá đỗi ngạc nhiên: hoàn toàn không tin nổi - không tin vào mắt mình (ngỡ mình trông gà hoá cuốc), không tin vào tai mình (quái, sao lại chào mình bằng "u"). +. Ngay cả Tràng vẫn không hết ngạc nhiên vì mình được vợ: chẳng những cứ đứng "tây ngây" giữa nhà tối hôm trước mà đến tận hôm sau, qua một đêm có vợ rồi nhưng "hắn cứ lơ lửng như người đi ra từ trong một giấc mơ". - Tâm trạng của những nhân vật trước tình huống này chứa đầy những cảm xúc ngổn ngang, mâu thuẫn và các nhân vật có sự thay đổi về tính cách: +. Bà cụ Tứ vui vì cuối cùng con mình cũng có vợ nhưng lại tủi vì sự trớ trêu của số phận: có phải thời “tao đoạn” như thế, người ta mới chịu lấy con mình? Bà mẹ nghèo nặng trĩu những lo âu cho tương lai con “liệu chúng nó có nuôi nhau nổi sống qua được cơn đói khát này không?”. Câu hỏi từ đáy lòng của bà mẹ chất chứa nỗi hoang mang, ám ảnh của kiếp nghèo không lối thoát. Trong lời nghẹn nghào tâm sự có cả sự xót xa, một chút ân hận vì đã không làm được đầy đủ bổn phận của người mẹ đối với con. +. Tâm trạng của Tràng cũng biến đổi liên tục. Lúc đầu Tràng tỏ ra lo lắng trước cảnh nghèo “… thóc gạo này mà còn đèo bòng”. Sau đó, Tràng chấp nhận đưa vợ về ra mắt với tâm trạng lâng lâng hạnh phúc, ngượng ngịu, bối rối. Sau một ngày có vợ, Tràng cảm thấy vui sướng, hạnh phúc và “nên người”. Tràng nhận ra được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, với mẹ, với vợ và những đứa con sau này. Tràng tin tưởng sự đổi đời ở tương lai. +. Người vợ nhặt: Trước khi làm vợ Tràng, chị liều lĩnh, chao chát. Khi về làm vợ, chị tỏ ra lễ phép, đảm dang, hiền hậu, biết thu vén gia đình và có hiểu biết về thời sự. __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <11> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tình huống truyện bất ngờ nhưng rất hợp lí: Nếu không phải năm đói khủng khiếp thì "người ta" không thèm lấy một người như Tràng. Và Tràng phải lấy lấy vợ theo kiểu "nhặt" được vợ. 4.Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện. 4.1. Giá trị hiện thực: tình cảnh thê thảm của con người trong nạn đói. - Cái đói dồn đuổi con người đến mức đường cùng khiến con người trở nên táo bạo và liều lĩnh theo không một người đàn ông xa lạ về nhà làm vợ. - Cái đói bóp méo cả nhân cách khiến con người mất đi bản chất tốt đẹp, mất đi vẻ đẹp nữ tính của người phụ nữ. - Cái đói khiến cho hạnh phúc thật mỏng manh, tội nghiệp. 4.2. Giá trị nhân đạo: - Vợ nhặt có sức tố cáo mạnh mẽ tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây ra nạ đói năm 1945 khiến hơn hai triệu đồng bào Việt Nam chết đói. - Tình người cao đẹp thể hiện qua cách đối xử với nhau của các nhân vật: Tràng rất trân trọng người "vợ nhặt" của mình; Thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức nơi người "vợ nhặt"; Tình yêu thương con của bà cụ Tứ. - Con người huôn hướng đến sự sống và luôn hi vọng, tin tưởng ở tương lai: +. Tràng lấy vợ là để duy trì sự sống. +. Bà cụ Tứ, một người già lại luôn miệng nói về ngày mai với những dự định thiết thực tạo niềm tin cho dâu con vào một cuộc sống tốt đẹp. +. Đoạn kết tác phẩm với hình ảnh lá cờ đỏ và đoàn người phá kho thóc Nhật như một hướng mở cho người nông dân Việt Nam con đường thoát nghèo, thoát khổ. Đề số 4: Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân I. Mở bài: - Viết về người nông dân Việt Nam Kim Lân cho rằng: họ là những con người chịu nhiều thiệt thòi. Ông muốn viết về họ để đòi cho họ quyền tự do và những quyền sống chính đáng. __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <12> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Từ tình cảm yêu mến này mà người nông dân trong các tác phẩm của ông dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn không đánh mất đi bản chất tốt đẹp của mình, vẫn luôn hưởng về sự sống, hướng về tương lai. - Tác phẩm Vợ nhặt với hình tượng nhân vật Tràng đã thể hiện đầy đủ tài năng và tâm huyết của nhà văn Kim Lân khi ông hướng ngòi bút của mình vào đề tài người nông dân và nông thôn Việt Nám. II. Thân bài 1. Lai lịch, ngoại hình: - Tràng là một gã trai nghèo khổ, dân cư ngụ, làm nghề đẩy xe bò thuê, nuôi mẹ già. Dân cư ngụ là nhưng người vốn từ nơi khác đến. Vì thế, dân cư ngụ không có ruộng đất, những thứ vô cùng quan trọng đối với người nôn dân thời xưa. Đã vậy, họ còn bị phân biệt đối xử, thường phải ở nơi bìa làng, hoặc ở chỗ hẻo lánh. Nhà cửa của anh ta, cái được gọi là “nhà” thì luôn vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại. Hơn nữa, vì là dân ngụ cư, Tràng bị coi khinh, chẳng mấy ai thèm nói chuyện, trừ lũ trẻ hay chọc ghẹo khi anh ta đi làm về. - Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch. Mỗi buổi chiều về, hắn bước ngật ngưỡng trên con đườg khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào bên trong bến. Hắn vừa đi vừa tủm tỉm cười, hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho cái bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn... Còn đầu của Tràng thì cạo trọc nhẵn, cái lưng to rộng như lưng gấu, ngay cả cái cười cũng lạ, cứ phải ngửa mặt lên cười hềnh hệnh. 2.Tính cách - Tràng là người vô tư, nông cạn. +. Tràng là người hầu như không biết tính toán, không ý thức hết hoàn cảnh của mình. Anh ta thích chơi với trẻ con và chẳng khác chúng là mấy. Mỗi lần Tràng đi làm về, trẻ con trong xóm cứ thấy cái thân hình to lớn, vập vạp của hắn dốc chợ đi xuống là ùa ra vây lấy hắn, reo cười váng lên. Rồi chúng, đứa túm đằng trước, đứa túm đằng sau, đứa __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <13> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------cù, đứa kéo, đứa lôi chân không cho đi. Khi ấy, Tràng chỉ ngửa mặt lên cười hềnh hệch. Anh với lũ trẻ con như anh em, bè bạn và cái xóm ngụ cư ấy mỗi chiều lại xôn xao lên được một chút. +. Ngay cả chuyện quan trong như lấy vợ, Tràng cũng chỉ quyết định trong chốc lát. Đó là lần gò lưng kéo cái xe thóc vào dốc tỉnh, Tràng hò một câu chơi cho đỡ nhọc. Chủ tâm của anh ta là vui đùa. Thế rồi, một người đàn bà đang đói bám lấy để được ăn bánh, Tràng cũng vui vẻ chấp nhận. Lần thứ hai, cô ta tới ăn vạ, Tràng chấp nhậ đưa về nhà để thành… vợ chồng! Thật, xưa nay chưa có ai quyết định việc lấy vợ nhanh chóng như Tràng! - Tràng là người đàn ông nhân hậu phóng khoáng. +. Thật ra, ban đầu Tràng không chủ tâm tìm vợ. Thấy người đàn bà đói, anh cho ăn. Khi thấy thị quyết theo mình thì Tràng vui vẻ chấp nhận. Tràng lấy vợ trước hết vì lòng thương đối với một con người đói khát hơn mình. +. Khi người phụ nữ chấp nhận làm vợ, Tràng đã có ý thức chăm sóc: Hôm ấy hắn đưa thị vào chợ tỉnh bỏ tiền ra mua cho thị cái thúng con đựng vài thứ lặt vặt và ra hàng cơm đánh một bữa no nê… Anh còn mua 2 hào dầu thắp để vợ mới vợ miếc cũng phải cho nó sáng sủa một tí. +. Lấy nhau chẳng phải vì tình, lại “nhặt vợ” một cách dễ dàng, nhưng không vì thế mà Tràng coi thường người vợ của mình. Anh muốn làm cho người ấy được vui (khoe mua dầu về thắp sáng), có lúc muốn thân mật nhưng không dám suồng sã. Tràng trân trọng, nâng niu hạnh phúc mà mình có được: Trong lúc Tràng như quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, quên cả đói khát ghê gớm đang đe doạ, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn bây giờ chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghò khổ ấy, nó ôm ấp mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt ve nhẹ trên sống lưng. - Sau khi lấy vợ, Tràng trở thành một người sống có trách nhiệm. +Anh ngoan ngoãn với mẹ, tránh gợi niềm tủi hờn ở người khác. Đặc biệt, đối với Tràng, __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <14> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------có vợ là bước sang một quãng đời khác: Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa trong mơ đi ra. +Từ một anh phu xe cục mịch, chỉ biết việc trước mắt, sống vô tư, Tràng đã là người quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội và khao khát sự đổi đời. Khi tiếng trống thúc thuế ngoài đình vang lên vội vã, dồn dập, Tràng đã thần mặt ra nghĩ ngợi, đây là điều hiếm có đối với Tràng xưa nay. Trong ý nghĩ cua anh lại vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm keo nhau đi trên đê Sốp để cướp kho thóc của Nhật và đằng trước là lá cờ đỏ to lắm. Tràng nhớ tới cảnh ấy và lòng ân hận, tiếc rẻ và trong óc vẫn thấy đám người đói và lá cờ bay phấp phới... Tràng đã mở đầu cho câu chuyện Vợ nhặt bằng những bước ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào buổi chiều chạng vạng mặt người và cũng chính anh đã kết thúc câu chuyện ấy vào buổi sớm mai với một hình ảnh mới lạ về đoàn người nghèo đói vùng lên dưới bóng lá cờ đỏ bay phất phới. 3. Số phận: - Cuộc đời của Tràng tiêu biểu cho số phận của người dân nghèo trước cách mạng tháng Tám. Khi chưa có nạn đói thì nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ (con trai lão Hạc trong tác phẩm cùng tên Nam Cao cũng vì nghèo không lấy vợ, phẫn chí mà bỏ đi làm mộ phu), trong nạn đói lại lấy vợ, niềm hạnh phúc đan xen với bất hạnh. - Cuộc đời của những người như Tràng nếu không có một sự thay đổi mang tính đột biến của cả xã hội sẽ sống mãi trong sự tăm tối, đói khát. Ở Tràng, tuy chưa có được sự thay đổi đó, nhưng cuộc sống đã bắt đầu hé mở cho anh một hướng đi. Đó là con đường đến với cách mạng một cách tự nhiên và tất yếu mà những người như Tràng sẽ đi và trong thực tế lịch sử, người nông dân Việt Nam đã đi. 4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn - Kim Lân đã khắc hoạ nhân vật Tràng với đầy đủ diện mạo, ngôn ngữ, hành động, đặc biệt là diễn biến tâm trạng của Tràng bằng ngòi bút sắc sảo. Anh chàng phu xe cục mịch nhưng có một đời sống tâm lý sống động, khi hãnh diện cái mặt vênh vênh tự đắc với __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <15> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------mình bởi vừa mới nhặt được vợ, lúc lật đật chạy theo người đàn bà, như người xấu hổ chạy trốn, hay lúng túng, tay nọ xoa xoa vào vai kia, cũng có khi lòng quên hết những cảnh sống ê chề, tăm tối hằng ngày, chỉ còn tình nghĩa. Anh thô kệch nhưng không sỗ sàng, trái lại biết ngượng ngịu, biết sợ, nhất là biết lo nghĩ cho cuộc sống về sau. III. Kết luận: - Qua nhận vật Tràng, không những nhà văn phản ánh một mặt trận đen tối trong hiện thực xã hội trước năm 1945 cùng số phận của người dân nghèo mà còn phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của họ. Kim Lân đã tiếp nối những trang viết giàu chất nhân bản về người lao động bình thường của những nhà văn trước đó như Ngô Tất Tố, Thạch Lam, Nam Cao... - Từ sáng tác của ông cho thấy: Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người”, với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn. Đề số 5: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện "Vợ nhặt" I. Mở bài - Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê, lam lũ hồn hậu, chất phác mà giàu tình yêu thương. - Vợ nhặt là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông. Tác phẩm đã khắc hoạ tình cảnh thê thảm của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945 đồng thời khẳng định, ca ngợi tình yêu thương, đùm bọc, khát khao hạnh phúc, hướng đến tương lai của những người dân lao động. - Trong đó nhân vật bà cụ Tứ được nhà văn khắc hoạ rất sinh động, tinh tế, là một người mẹ nghèo khổ, trải đời, giàu tình yêu thương và có nội tâm phong phú, phức tạp. II . Thân bài . 1. Giới thiệu khái quát về tác phẩm. - Kim Lân rất am hiểu nông thôn và đời sống của nhân dân nên ông có những trang viết sâu sắc, cảm động. Truyện Vợ nhặt rút từ tập Con chó xấu xí (1962) được coi là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân. __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <16> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thiên truyện có một quá trình sáng tác khá dài. Tiền thân của tác phẩm vốn là rút ra từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư (cuốn tiểu thuyết viết dang dở ở thời kì trước Cách mạng). Hoà bình lập lại, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện của tiểu thuyết Xóm ngụ cư viết lại thành truyện ngắn Vợ nhặt. Vợ nhặt mang dấu ấn của cả một quá trình nghiền ngẫm lâu dài về nội dung và chiêm nghiệm kĩ lưỡng về nghệ thuật. 2. Bối cảnh nhân vật xuất hiện: - Tác phẩm đã tái hiện lại bối cảnh ngày đói vô cùng thê thảm ở nông thôn Việt Nam do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra năm 1945 . - Ông đặc tả chân dung người năm đói “khuôn mặt hốc hác u tối”, “Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma”, và “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”. - Trong không gian của thế giới ngổn ngang người sống kẻ chết ấy, tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết” cùng với “mùi gây của xác người”. Nhưng quan trọng hơn, bên cạnh mảng tối của bức tranh hiện thực buồn đau là mảng sáng của tình người , của một chủ nghĩa nhân văn tha thiết, cảm động. - Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân bộc lộ một quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình. Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hi vọng vào ngày mai. Thể hiện sâu sắc cho tư tưởng ấy là chân dung tính cách , tâm lý của bà cụ Tứ trước tình huống bất ngờ : con trai mình đột ngột có vợ . - Bà cụ Tứ là người mẹ nghèo khổ thương con như muôn ngàn người mẹ Viện Nam khác. Nhưng người mẹ ấy được đặt trong một tình cảnh hết sức éo le. Đó là việc Tràng, con trai của bà, giữa lúc nạn đói hoành hành lại lấy vợ. Nhưng dường như chính nghịch cảnh này càng làm nổi rõ ánh sáng tâm hồn ở người mẹ đáng thương. - Trong tác phẩm, bà cụ Tứ chỉ xuất hiện từ giữa truyện, lúc anh Tràng đưa vợ về, song từ __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <17> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------đấy, dù rất ít nói, bà vẫn là người thu hút nhiêu nhat tâm trí của người đọc. Bởi trong lòng người mẹ ấy, cảm trăm mối tơ vò, chuyện nay, chuyện xưa đan xen lẫn lộn, niềm vui, nỗi buồn, sự cay đắng tủi cực lẫn xót thương vây lấy. 3. Diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ: Tâm lí ở cụ Tứ có phần phức tạp , với những nỗi niềm trắc ẩn trong chiều sâu riêng của người già từng trải và nhân hậu. 3.1. Tâm lí ngạc nhiên: - Khởi đầu tâm lí ở bà cụ Tứ là ngỡ ngàng trước một sự việc dường như không hiểu được. Cô gái xuất hiện trong nhà bà phút đầu là một hiện tượng lạ. Trạng thái ngỡ ngàng của bà cụ Tứ được khơi sâu bởi hàng loạt những câu hỏi nghi vấn: “Quái sao lại có người đàn bà nào ở trong nhà ấy nhỉ ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?” Rồi lại:”Ô hay, thế là thế nào nhỉ?”. - Sự ngạc nhiên này thể hiện nỗi đau của người viết: chính là sự cùng quẩn của hoàn cảnh đánh mất ở người mẹ sự nhạy cảm trước việc con trai yêu quý của mình có vợ . 3.2. Tâm lí xót thương, tủi phận, lo âu: - Sau khi hiểu ra mọi chuyện, bà lão”cúi đầu nín lặng”. Sự nín lặng đầy nội tâm. Đó là nỗi niềm xót xa, lo, thương trộn lẫn . - Tình thương của bà mẹ nhân hậu mới bao dung làm sao: “… chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”. Trong chữ “chúng nó” người mẹ đã đi từ lòng thương con trai sang con dâu. Trong chữ cúi đầu, bà mẹ tiếp nhận hạnh phúc của con bằng kinh nghiệm sống, bằng sự trả giá của một chuỗi đời nặng nhọc, bằng ý thức sâu sắc trước hoàn cảnh. - Rồi tình thương lại chìm vào nỗi lo, tạo thành một trạng thái tâm lí triền miên day dứt. Bà mẹ: nghĩ đến bổn phận làm mẹ chưa tròn, nghĩ đến ông lão, đến con gái út, nghĩ đến nỗi khổ đời của mình, nghĩ đến tương lai của con…, 3.3. Niềm vui sướng, hạnh phúc: __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <18> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Vượt lên trên nỗi lo lắng, xót thương là yêu thương, là niềm vui sướng hạnh phúc. Nó được dồn tụ trong câu nói giản dị của người mẹ nghèo:”chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…” Trên ngổn ngang những nỗi buồn lo, niềm vui của mẹ vẫn cố ánh lên. - Cảm động thay, Kim Lân lại để cái ánh sáng kỳ diệu đó tỏa ra từ… nồi cháo cám. Hãy nghe người mẹ nói: “chè đây – Bà lão múc ra một bát – chè khoán đây, ngon đáo để cơ”. Chữ “ngon”này cần phải cảm thụ một cách đặc biệt. Đó không phải là xúc cảm về vật chất, (xúc cảm về cháo cám) mà là xúc cảm về tinh thần: ở người mẹ, niềm tin về hạnh phúc của con biến đắng chát thành ngọt ngào. - Chọn hình ảnh nồi cháo cám, Kim Lân muốn chính mình cho cái chất người: trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tình nghĩa và hi vọng không thể bị tiêu diệt, con người muốn sống cho ra sống, và cái chất người thể hiện ở cách sống tình nghĩa và hi vọng. Nhưng Kim Lân không phải là nhà văn lãng mạn. Niềm vui của cụ Tứ vẫn cứ là niềm vui tội nghiệp, bởi thực tại vẫn nghiệt ngã với miếng cháo cám “đắng chát và nghẹn bứ”. - Đặc biệt niềm vui sướng của bà mẹ được thể hiện qua dự định: sẽ gây một đôi gà và chẳng mấy chốc sẽ có một đàn gà; bà dậy sớm chuẩn bị cơm sáng rồi cùng con dâu sửa sang nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ. - Bà cụ Tứ là người xuất hiện muộn nhất trong tác phẩm, lại là nhân vật già nhất nhưng lại là nhân vật duy nhất nói nhiều đến niềm vui, sự sống và tương lai. III . Kết bài . - Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân , là tác phẩm giàu giá trị hiện thực , nhân đạo; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ , ca ngợi niềm tin bất diệt vào tương lai tươi sáng của con người. - Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ , một người mẹ nghèo khổ mà ấm áp tình thương , niềm hi vọng , lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, khiến tác phẩm mang chất thơ cảm động và hấp dẫn. __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <19> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC NGỮ VĂN 12 ---------------------------------------------------------------------------------------------------------Đề số 6: Về nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Thị là người giàu nữ tính và khát vọng. Từ cảm nhận của mình về nhân vật, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. I. Vài nét về tác giả, tác phẩm - Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn và người nông dân. - Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Một trong những thành Giải thích ý kiến công của tác phẩm này là Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật thị - người phụ nữ khốn cùng trong nạn đói. II. Cảm nhận về nhân vật thị và bình luận hai ý kiến 1. Người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh - Thị là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường: Thị cùng mấy người con gái khác đã phải ngồi vêu ở cửa nhà kho để nhặt hạt rơi hạt vãi. Ngoại hình của thị tiều tuỵ với áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Cái đói đã dồn đẩy thị vào hoàn cảnh nghiệt ngã, phải tìm mọi cách để có thể sống sót qua ngày. - Thị là người phụ nữ liều lĩnh: Thị bám vào mấy câu hò vu vơ của một người đàn ông xa lạ, đòi ăn một cách thẳng thừng và ăn một cách thô tục, không ý tứ. Đỉnh điểm của sự liều lĩnh ấy là việc theo khôngTràng về làm vợ. 2. Người phụ nữ giàu nữ tính và khát vọng - Thị giàu nữ tính: Trên con đường từ chợ về nhà, thị rón rén e thẹn đi sau Tràng chừng ba bốn bước, xóc xóc lại tà áo; trước những cặp mắt đổ dồn về phía mình, thị càng __________________________________________________________________________________________ NGUYỄN THANH HƯƠNG <20> TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan