Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ 1945 ĐẾN NAY ...

Tài liệu CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ 1945 ĐẾN NAY

.DOC
17
458
114

Mô tả:

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT TAM ĐẢO II CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN LỊCH SỬ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ 1945 ĐẾN NAY Tác giả: Dương Thị Thảo Chức vụ: Giáo viên Trường THPT Tam Đảo 2 Tam Đảo, tháng 3 năm 2014 Mục lục. A. Mục tiêu của chuyên đề. 0 1. Kiến thức. - Trên cơ sở các bài học trong SGK Lịch sử lớp 12 về Liên Xô, Trung Quốc trong công cuộc xây dựng CNXH để hệ thống hóa thành một chuyên đề về CNXH từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. - Học sinh được rèn luyện kỹ năng bộ môn, sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh lịch sử, kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử. - Đáp ứng tốt yêu cầu của học sinh lớp 12 dự các kỳ thi HSG, thi tuyển sinh vào các trường ĐH- CĐ. 2. Kỹ năng - Kỹ năng trả lời câu hỏi, phân tích đề, làm bài thi trắc nghiệm và tự luận. 3. Tư tưởng. Củng cố niềm tin vào CNXH, phấn đấu học tập để góp phần xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN. B. Cấu trúc chuyên đề. Gồm hai phần: - Liên Xô - Trung Quốc. * Kiến thức sử dụng - Là kiến thức cơ bản và nâng cao của SGK lịch sử lớp 11 và 12, các tài liệu ôn thi tuyển sinh vào ĐH – CĐ của Bộ giáo dục đào tạo và một số tài liệu lịch sử có liên quan đến nội dung của chuyên đề * Hệ thống phương pháp Là phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá sự kiện, kết hợp trình bày miệng với sử dụng đồ dùng trực quan, thiết bị dạy học C. Nội dung chuyên đề. I. LIÊN XÔ. 1. Kiến thức trọng tâm. - Liên Xô đă tiến hành cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941 - 1945) và góp phần to lớn vào chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít. Trong Thế chiến thứ hai (1939 - 1945), Đức Quốc xă đă tập trung lực lượng mạnh, bất thh nh ĺnh tấn công Liên Xô. Những vùng bị giặc chiếm đóng là những vùng giàu có, trước đây đă sản xuất 58% thép, 60% than và 68% gang. Xét về khía cạnh tổn thất nhân mạng, hi sinh của Liên Xô là quá lớn so với các nước khác (chưa kể những tổn thất khác) : - Bên cạnh đó, các nước trong phe Đồng minh, chủ yếu là Anh, Mĩ, không thật tình giúp đỡ nhân dân Liên Xô trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Điển hình là việc chậm trễ mở mặt trận thứ hai để đỡ thương vong cho nhân dân Liên Xô. Đến tận khi cuộc 1 chiến đấu của nhân dân Liên Xô trên đà giành thắng lợi, các nước này mới mở mặt trận thứ hai. Lúc mới mở mặt trận lại tiến rất chậm để Liên Xô tự giải quyết mọi khó khăn. Đến khi Liên Xô bắt đầu tiến vào châu Âu truy khích quân Đức, liên quân Anh - Mĩ mới tiến nhanh, chạy đua với Liên Xô về phía Đông để tranh giành phạm vi ảnh hưởng của các nước châu Âu. - Đặc biệt, nhân dân Liên Xô không chỉ chiến đấu cho mình mà c còn hy sinh cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc khác thoát khỏi ách chiếm đóng của phát xít Đức, Nhật. a) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô phải gánh chịu nhiều khó khăn : - Hy sinh tổn thất nặng nề: trên 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 70 ngàn làng mạc bị tàn phá và tiêu huỷ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Hơn 5 năm chiến tranh chống phát xít làm đất nước này bị chậm lại khoảng 10 năm trong công cuộc phát triển kinh tế. - Các nước phương Tây (do Mĩ cầm đầu) đă thực hiện chính sách thù địch với Liên Xô bao vây kinh tế, phát động “chiến tranh lạnh” chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước theo chế độ xă hội chủ nghĩa. b. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950) - Sau CTTG hai, Liên Xô chịu những tổn thất to lớn về người và vật chất: khoảng 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 70000 làng mạc, 32000 nhà máy xí nghiệp…bị tàn phá. + Các nước phương Tây do Mĩ cầm đầu tiến hành Chiến tranh lạnh, bao vây kinh tế. - Với tinh thần tự lực, tự cường, Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm (19461950) khôi phục kinh tế trong 4 năm 3 tháng. + Công nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh + Nông nghiệp cũng vượt mức trước chiến tranh. + Khoa học- kĩ thuật phát triển nhanh chóng (năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử). c. Liên Xô tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội(từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70) - Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội - Thành tựu: + Công nghiệp: đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới, chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. + Nông nghiệp: trong những năm 60 tăng trung bình hàng năm 16%. + Trong lĩnh vực khoa học- kĩ thuật: Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất. Tháng 4/1961, phóng tàu vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ. Chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của KH-KT thế giới - Về mặt xã hội: có sự thay đổi về cơ cấu g/c; trình độ dân trí được nâng cao. 2 Với những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường thế giới. - Chính sách đối ngoại: Luôn đấu tranh cho hòa bình, phản đối chiến tranh, giúp đỡ tích cực phong trào dân chủ và tiến bộ xã hội  vị thế của LX được đề cao trên trường quốc tế. Nguyên nhân sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô - Một là, mô hh ình chủ nghĩa xă hội đă xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu sót : đường lối lănh đạo mang tính chủ quan, duy y chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, thiếu dân chủ và công bằng xă hội. - Hai là, không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đưa tới sự trì trệ, khủng hoảng về kinh tế - xă hội. - Ba là, chậm thay đổi trước những biến động lớn cuả tình hình thế giới (Liên Xô bị khủng hoảng từ lâu nhưng măi đến năm 1985 mới bắt đầu cải tổ và các nhà lănh đạo Đông Âu cho rằng chủ nghĩa xă hội là ưu việt không có gì sai sót mà sửa chữa). Sau khi sửa chữa lại tiến hành cải tổ mắt nhiều sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề. - Bốn là, hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xă hội trong và ngoài nước liên tục phát triển...có tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn. - Sự tan ră của chế độ xă hội chủ nghĩa của Liên Xô và các nước Đông Âu đă gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đây là tổn thất lớn trong phong trào cộng sản quốc tế, dẫn đến hậu quả là hệ thống thế giới cuả chủ nghĩa xă hội thực tế không còn c tồn tại nữa. Thế nhưng, đây chỉ là sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xă hội chưa khoa học, một bước lùi tạm thời, chứ không phải là sự sụp đổ của hình thái kinh tế - xă hội XHCN. Chủ nghĩa xă hội vẫn tồn tại và phát triển ở các nước XHCN khác; phong trào cách mạng thế giới mang ảnh hưởng XHCN vẫn ngày càng lớn mạnh. Liên bang Nga. - Sau khi Liên Xô tan ră, Liên Bang Nga là nước kế thừa chủ yếu của Liên Xô, từ địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài. - Tình hình Liên bang Nga : - Kinh tế: thực hiện chính sách tư nhân hoá nền kinh tế nước Nga với tốc độ nhanh, xây dựng nền kinh tế thị trường tự do. Tuy nhiên tình hình nước Nga vẫn không được cải thiện, tiếp tục rơi vào khủng hoảng trầm trọng hơn. Các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều giảm sút mạnh. Từ năm 1990 - 1995, tốc độ tăng trưởng GDP luôn luôn là số âm. Giai đoạn 1996 - 2000 bắt đầu có dấu hiệu phục 3 hồi (năm 1990 là -3,6%, 2000 là 9%). Chính trị: Tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang. Từ 1992 - 1999, lănh đạo Liên bang Nga là Tổng thống Enxin. Từ năm 1992, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái, tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn tài chính và các cuộc đấu tranh đ ci dân chủ nhân dân. - Xă hội : xuất hiện tầng lớp tư sản mới khá đông đảo. Tuy nhiên, đại bộ phận các tầng lớp nhân dân đều rơi vào tình cảnh khó khăn. Các vấn đề sắc tộc nổi lên gay gắt làm xuất hiện phong trào ly khai và các vụ khủng bố, nổi bật là phong trào ly khai ở Trécnia. - Về đối ngoại: Từ 1992 đến 1993, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại hướng định hướng Đại Tây Dương nghiêng về các cường quốc phương Tây nhằm tranh thủ sự ủng hộ về chính trị và tài chính song không đạt được kết quả như mong muốn. Từ 1994, thực hiện chính sách đối ngoại định hướng Á - Âu mang tính cân bằng hơn. - Từ năm 2000, Khi Tổng thống V. Putin lên làm tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan:  Kinh tế hồi phục và phát triển tăng trưởng.  Chính trị và xă hội tương đối ổn định.  Vị thế quốc tế được nâng cao.  Tuy nhiên, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức: nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, đồng thời tiếp tục khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của một cường quốc Âu - Á. * LUYỆN TẬP Câu 1: Thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô giai đoạn 1950 - 1970. Thành tựu đó có nghĩa gì đối với Liên Xô và thế giới? Trả lời: 1. Thành tựu - Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội - Thành tựu: + Công nghiệp: đầu những năm 70, Liên Xô là cường quốc công nghiệp đứng thứ 2 thế giới, chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. + Nông nghiệp: trong những năm 60 tăng trung bình hàng năm 16%. 4 + Trong lĩnh vực khoa học- kĩ thuật: Năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất. Tháng 4/1961, phóng tàu vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ. Chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của KH-KT thế giới - Về mặt xã hội: có sự thay đổi về cơ cấu g/c; trình độ dân trí được nâng cao. Với những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, nâng cao vị thế của Liên Xô trên trường thế giới. - Chính sách đối ngoại: Luôn đấu tranh cho hòa bình, phản đối chiến tranh, giúp đỡ tích cực phong trào dân chủ và tiến bộ xã hội. vị thế của LX được đề cao trên trường quốc tế. 2. Ý nghĩa: - Liên Xô trở thành một cường quốc lớn trên thế giới, có vị trí quan trọng trên trường quốc tế. - Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. - Đạt thế cân bằng về sức mạnh quân sự, sức mạnh hạt nhân với các nước phương Tây. Trở thành đối trọng của Mĩ trong trật tự hai cực, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ. - Liên Xô có điều kiện giúp đỡ về vật chất cho các nước XNCH và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 2: Chính sách đối ngoại và vai trò quốc tế của Liên Xô từ năm 1945 đến đầu những năm 70 được thể hiện như thế nào? Trả lời: a. Chính sách đối ngoại: - Liên Xô chủ trương thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới. - Đấu tranh cho hòa bình, an ninh, kiên quyết chống chính sách gây chiến của CNĐQ và các thế lực phản động. - Giúp đỡ tích cực các nước XHCN trong công cuộc xây dựng đất nước. - Đi đầu trong việc ủng hộ sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội. - Duy trì, phát triển quan hệ với các nước tư bản trên cơ sở chung sống hòa bình, hợp tác cùng có lợi. b. Vai trò quốc tế của Liên Xô. - Liên xô giúp đỡ tích cực về vật chất và tinh thần, ủng hộ các nước XHCN, PT GPDT - Đấu tranh bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. - Với vị trí quan trọng trong LHQ, LX đã đề ra nhiều sáng kiến quan trọng đề cao và giữ vững vai trò của LHQ nhằm củng cố hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và hợp 5 tác quốc tế. Câu 3 Phân tích nguyên nhân tan rã của CNXH ở Liên Xô. Nguyên nhân nào quan trọng nhất? Vì sao? Trả lời: - Một là, mô hh ình chủ nghĩa xă hội đă xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu sót : đường lối lănh đạo mang tính chủ quan, duy y chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, thiếu dân chủ và công bằng xă hội. - Hai là, không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đưa tới sự tŕ trệ, khủng hoảng về kinh tế - xă hội. - Ba là, chậm thay đổi trước những biến động lớn cuả thnh hh nh thế giới (Liên Xô bị khủng hoảng từ lâu nhưng măi đến năm 1985 mới bắt đầu cải tổ và các nhà lănh đạo Đông Âu cho rằng chủ nghĩa xă hội là ưu việt không có gì sai sót mà sửa chữa). Sau khi sửa chữa lại tiến hành cải tổ mắt nhiều sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề. - Bốn là, hoạt động chống phá của các thế lực chống chủ nghĩa xă hội trong và ngoài nước liên tục phát triển...có tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn. - Sự tan ră của chế độ xă hội chủ nghĩa của Liên Xô và các nước Đông Âu đă gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đây là tổn thất lớn trong phong trào cộng sản quốc tế, dẫn đến hậu quả là hệ thống thế giới cuả chủ nghĩa xă hội thực tế không còn c tồn tại nữa. Thế nhưng, đây chỉ là sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xă hội chưa khoa học, một bước lùi tạm thời, chứ không phải là sự sụp đổ của hình thái kinh tế - xă hội XHCN. Chủ nghĩa xă hội vẫn tồn tại và phát triển ở các nước XHCN khác; phong trào cách mạng thế giới mang ảnh hưởng XHCN vẫn ngày càng lớn mạnh. Câu 5: Trình này nét chính về LBN từ năm 1991 đến nay? Trả lời: - Sau khi Liên Xô tan ră, Liên Bang Nga là nước kế thừa chủ yếu của Liên Xô, từ địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài. - Tình hình Liên bang Nga : - Kinh tế: thực hiện chính sách tư nhân hoá nền kinh tế nước Nga với tốc độ nhanh, xây dựng nền kinh tế thị trường tự do. Tuy nhiên tình hình nước Nga vẫn không được cải thiện, tiếp tục rơi vào khủng hoảng trầm trọng hơn. Các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều giảm sút mạnh. Từ năm 1990 - 1995, tốc độ tăng 6 trưởng GDP luôn luôn là số âm. Giai đoạn 1996 - 2000 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi (năm 1990 là -3,6%, 2000 là 9%). Chính trị: Tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang. Từ 1992 - 1999, lănh đạo Liên bang Nga là Tổng thống Enxin. Từ năm 1992, tình hình chính trị không ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái, tranh chấp quyền lực giữa các tập đoàn tài chính và các cuộc đấu tranh đ ci dân chủ nhân dân. - Xă hội : xuất hiện tầng lớp tư sản mới khá đông đảo. Tuy nhiên, đại bộ phận các tầng lớp nhân dân đều rơi vào tình cảnh khó khăn. Các vấn đề sắc tộc nổi lên gay gắt làm xuất hiện phong trào ly khai và các vụ khủng bố, nổi bật là phong trào ly khai ở Trécnia. - Về đối ngoại: Từ 1992 đến 1993, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại hướng định hướng Đại Tây Dương nghiêng về các cường quốc phương Tây nhằm tranh thủ sự ủng hộ về chính trị và tài chính song không đạt được kết quả như mong muốn. Từ 1994, thực hiện chính sách đối ngoại định hướng Á - Âu mang tính cân bằng hơn. - Từ năm 2000, Khi Tổng thống V. Putin lên làm tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan:  Kinh tế hồi phục và phát triển tăng trưởng.  Chính trị và xă hội tương đối ổn định.  Vị thế quốc tế được nâng cao.  Tuy nhiên, nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức: nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra, đồng thời tiếp tục khắc phục những trở ngại trên con đường phát triển để giữ vững địa vị của một cường quốc Âu - Á. II. TRUNG QUỐC 1) Những nét chính về cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc (1946 - 1949) - Nguyên nhân cuộc nội chiến : + Chủ quan : Sau cuộc kháng Nhật thành công (1945), lực lượng Cách mạng Trung Quốc ngày càng lớn mạnh: khu giải phóng chiếm ¼ đất đai và 1/3 dân số, quân chủ lực phát triển lên tới 126 vạn, phong trào đấu tranh cuả quần chúng lên cao. + Khách quan : Sự giúp đỡ cuả Liên Xô về kinh tế và quân sự. Liên Xô chuyển giao vùng Quảng Châu, giúp đỡ vũ khí cho chính quyền Cách mạng đă tác động tích cực đến phong trào cách mạng thế giới. + Tưởng Giới thạch gây nội chiến : Tưởng Giới Thạch cấu kết với Mĩ phát động nội chiến. Ngày 20 - 7 - 1946, Tưởng Giới Thạch tập trung 1,6 triệu quân tấn công vào các vùng giải phóng. Đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc nội chiến. - Diễn biến cuộc nội chiến (được chia làm 2 giai đoạn). 7 + Giai đoạn 1 : Quân giải phóng Trung Quốc pḥòng ngự tích cực (từ tháng7 - 1946 đến tháng 6 - 1947), nhằm tiêu diệt sinh lực địch và xây dựng quân giải phóng. + Giai đoạn 2 : Quân cách mạng phản công và giành thắng lợi (từ tháng 6 - 1947 đến tháng 4 - 1949), quân cách mạng phản công, giải phóng các vùng do Quốc dân đảng thống trị. - Kết quả : Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Hoa được giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan. Ngày 1 - 10 - 1950, nước Cộng ḥa Nhân dân Trung hoa chính thức được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông. + Ý nghĩa của sự kiện đó đối với Cách mạng Trung Quốc: - Thắng lợi này đă chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đánh dấu Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc đă thành công. - Mở ra cho nhân dân Trung Quốc một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xă hội trong lịch sử Trung Quốc. - Từ sau thắng lợi đó, nhân dân Trung Quốc dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đă liên tiếp giành nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng đất nước. Đặc biệt, từ năm 1978 đến nay, với đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc đă thu được nhiều thành tựu, nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có thể nói, Trung Quốc là nước chủ nghĩa xă hội đầu tiên tiến hành cải cách mở cửa thành công. + Thành công của Cách mạng Trung Quốc có ảnh hưởng đến sự nghiệp cách mạng thế giới nói chung. - Với diện tích bằng ¼ diện tích châu Á và chiếm ¼ dân số toàn thế giới, thắng lợi của Cách mạng Trung Quốc có tác động to lớn đến Cách mạng thế giới , mà trước hết là tăng cường lực lượng cho phe chủ nghĩa xă hội và động viên cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. - Việc Trung Quốc thu được nhiều thắng lợi từ sau cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ (1946 - 1949) đă để lại nhiều bài học cho Cách mạng các nước, đặc biệt là Việt Nam, một nước gần Trung Quốc, đang tiến hành cải cách và đổi mới đất nước. - Thành công của Cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc (1946 - 1949) không những có ý nghĩa đối với sự nghiệp Cách mạng Trung Quốc nói riêng mà c òn c ảnh hưởng rất lớn, tác động tích cực đến sự nghiệp Cách mạng thế giới nói chung. 2. Công cuộc cải cách mở cửa từ năm 1978. a. Nguyên nhân Trung Quốc phải tiến hành cải cách, mở cửa năm 1978 : * Khách quan 8 - Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ bùng nổ, tiếp theo là những cuộc khủng hoảng về chính trị, kinh tế, tài chính… Những cuộc khủng hoảng này đặt nhân loại đứng trước những vấn đề bức thiết phải giải quyết như thnh trạng vơi cạn dần nguồn tài nguyên, bùng nổ dân số… - Yêu cầu cải cách về kinh tế, chính trị, xă hội để thích nghi với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học - kỹ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hoá. - Trong bối cảnh trên, yêu cầu lịch sử đặt ra đối với tất cả các nước là phải nhanh chóng cải cách về kinh tế, chính trị - xă hội để thích ứng. * Chủ quan - Đối nội: từ năm 1959 đến năm 1978 Trung Quốc trải qua 20 năm không ổn định về kinh tế, chính trị, xă hội. Với việc thực hiện đường lối “Ba ngọn cờ hồng” nền kinh tế Trung Quốc rơi vào thnh trạng hỗn loạn, sản xuất giảm sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn…Trong nội bộ Đảng và Nhà nước Trung Quốc diễn ra những bất đồng gay gắt về đường lối, tranh chấp về quyền lực, đỉnh cao là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966 - 1976)… - Đối ngoại: ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mĩ của nhân dân Việt Nam…xảy ra những cuộc xung đột biên giới giữa Trung Quốc với các nước Ấn Độ, Liên Xô…Tháng 2 - 1972, Tổng thống Mĩ R.Níchxơn sang thăm Trung Quốc, mở đầu quan hệ mới theo chiều hướng hoà dịu giữa hai nước. Bối cảnh lịch sử trên đ ci hỏi Trung Quốc tiến hành cải cách để phù hợp với xu thế chung của thế giới và đưa đất nước thoát ra khỏi thnh trạng không ổn định… b) Đường lối đổi mới. * Đường lối: - Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung qua Đại hội XII ( 9 - 1982 ), đặc biệt là đại hội XIII của Đảng ( 10 - 1987 ): lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. - Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản: + Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa. + Kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân. + Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sán Trung Quốc. + Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Mao Trạch Đông. - Tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, 9 dân chủ và văn minh. * Thành tựu: - Sau 20 năm ( 1979 - 1998 ), nền kinh tế Trung Quốc có bước tiến nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: + Tổng sản phẩm trong nước ( GDP ) tăng trung bình hàng năm trên 8 %, đạt giá trị 7.974 tỉ nhân dân tệ, đứng thứ 7 thế giới. + Năm 2000, GDP của Trung Quốc vượt ngưỡng nghìn tỉ đôla Mĩ ( USD ), tức là đạt 1.072 tỉ USD ( tương đương 8.900 tỉ nhân dân tệ ). + Tổng giá trị xuất khẩu năm 1997 lên tới 325,06 tỉ USD ( gấp 15 lần so với năm 1978 là 20,6 tỉ USD ), riêng năm 2001 đạt 326 tỉ USD chiếm 5 % tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của thế giới. + Cơ cấu tổng thu nhập trong nước theo khu vực có sự thay đổi lớn, từ chỗ lấy nông nghiệp làm chủ yếu, thì đến năm 1999 thu nhập nông nghiệp chỉ chiếm 15 %, trong khi đó công nghiệp tăng lên 35 %, dịch vụ 50 %. + Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt: từ năm 1978 đến năm 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng từ 133,6 lên 2 090,1 nhân dân tệ, ở thành thị từ 343,4 lên 5 160,3 nhân dân tệ. - Khoa học - kĩ thuật, văn hóa và giáo dục đạt được nhiều thành tựu quan trọng: + Năm 1964, Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử. + Từ năm 1922, chương trình thám hiểm không gian được thực hiện. Từ tháng 11 - 1999 đến tháng 3 - 2003, Trung Quốc đã phóng với chế độ tự động 4 con tàu Thần Châu và ngày 15 - 10 - 2003, tàu Thần Châu 5 cùng nhà du hành Dương Vĩ Lợi đã bay vào không gian vũ trụ. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới ( sau Nga và Mĩ ) có tàu cùng với người bay vào vũ trụ. - Đối ngoại: + Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Việt Nam, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a; khôi phục quan hệ ngoại giao với In-đô-nê-xi-a; thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nươc trên thế giới, có nhiều đóng góp trong công việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. + Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền với Hồng Công ( 7 - 1997 ) và Ma Cao ( 12 - 1999 ). Những vùng đất này trở thành khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Tháng 12 - 1978, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Đặng Tiểu Bhnh khởi xướng, đă vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xă hội ở Trung Quốc. - Đến đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (cuối năm 1987) đường lối này được 10 nâng lên thành đường lối chung cuả Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc. - Trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng “chủ nghĩa xă hội mang màu sắc Trung Quốc”. Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên tŕ nguyên tắc: - Con đường xă hội chủ nghĩa. - Chuyên chính dân chủ nhân dân. - Sự lănh đạo của Đảng Cộng sản, Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Mao Trạch Đông. - Thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xă hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh. c. Thành tựu. - Kinh tế : Năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng 8% - năm), đời sống nhân dân cải thiện rơ rệt. - Chính trị - xă hội : đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Thu hồi được Hồng Kông (7 - 1997) và Ma Cao (12 - 1999) - Nền khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003: phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian) - Về đối ngoại : bh ình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. - Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đă đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, tình hình chính trị, xă hội ổn định. Vai trò của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế. B. LUYỆN TẬP 1. Những nét chính về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc ( 1946 1949)? Ý nghĩa lịch sử sự ra đời nước CHND Trung Hoa năm 1949? Trả lời: - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở Trung Quốc có ảnh hưởng của cả hai phe. Trung Hoa Quốc dân đảng dựa vào sự giúp đỡ của Mĩ. Lực lượng cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo dựa vào sự giúp đỡ của Liên Xô. - 20/7/1946, Trung hoa Quốc dân đảng phát động nội chiến chống Đảng Cộng sản Trung Quốc. - Trong năm đầu (từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947), lực lượng cách mạng thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực, không ham giữ đất, chỉ nhằm tiêu diệt lực lượng đối phương. - Từ giữa năm 1947, Quân Giải phóng Trung Quốc chuyển sang phản công, lần lượt giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Tháng 4-1949, tiến vào giải phóng Nam Kinh. 11 - Tháng 9-1949 cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Lực lượng Quốc dân đảng chạy ra Đài Loan. - Ngày 1/10/1049, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập. - Cuộc cách mạng này có tính chất là cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ. - Ý nghĩa: - Đối với Trung Quốc: + Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành; chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xoá bỏ chế độ phong kiến, quân phiệt, đưa nước Trung Hoa vào kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. - Đối với thế giới: + Làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng, nối liền từ Âu sang Á. + Có ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực. 3. Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và thành tựu của đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978. Trả lời - Tháng 12 - 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc vạch ra đường lối mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung qua Đại hội XII ( 9 - 1982 ), đặc biệt là đại hội XIII của Đảng ( 10 - 1987 ): lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm. - Kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản: + Kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa. + Kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân. + Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sán Trung Quốc. + Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Mao Trạch Đông. - Tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh. * Thành tựu: - Sau 20 năm ( 1979 - 1998 ), nền kinh tế Trung Quốc có bước tiến nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: + Tổng sản phẩm trong nước ( GDP ) tăng trung bình hàng năm trên 8 %, đạt giá trị 7.974 tỉ nhân dân tệ, đứng thứ 7 thế giới. + Năm 2000, GDP của Trung Quốc vượt ngưỡng nghìn tỉ đôla Mĩ ( USD ), tức là đạt 1.072 12 tỉ USD ( tương đương 8.900 tỉ nhân dân tệ ). + Tổng giá trị xuất khẩu năm 1997 lên tới 325,06 tỉ USD ( gấp 15 lần so với năm 1978 là 20,6 tỉ USD ), riêng năm 2001 đạt 326 tỉ USD chiếm 5 % tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của thế giới. + Cơ cấu tổng thu nhập trong nước theo khu vực có sự thay đổi lớn, từ chỗ lấy nông nghiệp làm chủ yếu, thì đến năm 1999 thu nhập nông nghiệp chỉ chiếm 15 %, trong khi đó công nghiệp tăng lên 35 %, dịch vụ 50 %. + Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt: từ năm 1978 đến năm 1997 thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng từ 133,6 lên 2 090,1 nhân dân tệ, ở thành thị từ 343,4 lên 5 160,3 nhân dân tệ. - Khoa học - kĩ thuật, văn hóa và giáo dục đạt được nhiều thành tựu quan trọng: + Năm 1964, Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử. + Từ năm 1922, chương trình thám hiểm không gian được thực hiện. Từ tháng 11 - 1999 đến tháng 3 - 2003, Trung Quốc đã phóng với chế độ tự động 4 con tàu Thần Châu và ngày 15 - 10 - 2003, tàu Thần Châu 5 cùng nhà du hành Dương Vĩ Lợi đã bay vào không gian vũ trụ. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới ( sau Nga và Mĩ ) có tàu cùng với người bay vào vũ trụ. - Đối ngoại: + Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Việt Nam, Mông Cổ, Lào, In-đô-nê-xi-a; khôi phục quan hệ ngoại giao với In-đô-nê-xi-a; thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nươc trên thế giới, có nhiều đóng góp trong công việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. + Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền với Hồng Công ( 7 - 1997 ) và Ma Cao ( 12 - 1999 ). Những vùng đất này trở thành khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. - Tháng 12 - 1978, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Đặng Tiểu Bhnh khởi xướng, đă vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xă hội ở Trung Quốc. - Đến đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (cuối năm 1987) đường lối này được nâng lên thành đường lối chung cuả Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc. - Trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng “chủ nghĩa xă hội mang màu sắc Trung Quốc”. Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên tŕ nguyên tắc: - Con đường xă hội chủ nghĩa. - Chuyên chính dân chủ nhân dân. - Sự lănh đạo của Đảng Cộng sản, Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Mao Trạch Đông. 13 - Thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xă hội chủ nghĩa hiện đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh. c. Thành tựu. - Kinh tế : Năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng 8% - năm), đời sống nhân dân cải thiện rơ rệt. - Chính trị - xă hội : đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Thu hồi được Hồng Kông (7 - 1997) và Ma Cao (12 - 1999) - Nền khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử thành công bom nguyên tử; năm 2003: phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian) - Về đối ngoại : bh ình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế. - Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đă đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, tình hình chính trị, xă hội ổn định. Vai trò của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế. 4. Trong các đường lối xây dựng xă hội chủ nghĩa từ cuối năm 1978 của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, theo anh/chị, đường lối nào là đóng vai trọng quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc cải cách ? Tại sao ? Trong các đường lối xây dựng chủ nghĩa xă hội từ cuối năm 1978 ở Đảng và Nhà nước Trung Quốc thh ực hiện đường lối đóng vai tṛò quyết định dẫn đến thắng lợi của công cuộc cải cách là : Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc:  Con đường xă hội chủ nghĩa  Chuyên chính dân chủ nhân dân.  Sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ nghĩa Mác - Lênin - Tư tưởng Mao Trạch Đông. Bởi vh: o Trước năm 1978, do đường lối “ba ngọn cờ hồng” đă làm cho kinh tế Trung Quốc khủng hoảng (nạn đói diễn ra trầm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn, sản xuất ngưng trệ, tụt hậu so với thế giới) o Kinh tế là nhân tố hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực xă hội, chính trị, quân sự...Như vậy trong đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc, việc phát triển kinh tế được lấy làm yếu tố trung tâm. 4. Theo anh/chị, công cuộc cải cách kinh tế - xă hội hiện nay tại Trung Quốc còn có những hạn chế gì ? 14 Trả lời: Một là, tụt hậu xa hơn về kinh tế, khoa học - kĩ thuật so với các cường quốc tư bản phương Tây trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay. Với sự phát triển khoa học - kĩ thuật của thế giới vừa tạo ra thời cơ cho những nước tiếp cận được, đồng thời cũng vừa tạo ra nguy cơ đối với những nước không tiếp cận được. Hai là, chệch hướng xă hội chủ nghĩa. Nguy cơ này dẫn tới mất vai tṛ lănh đạo của Đảng, mất định hướng xă hội chủ nghĩa. Ba là nạn tham nhũng, mẫu thuẫn xă hội và các tệ nạn xă hội khi phát triển kinh tế thị trường phải đối mặt với suy thoái đạo đức, phân cực giàu nghèo quá lớn, mất công bằng và ổn định xă hội. Bốn là diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng của Trung Quốc... 5. Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, Đảng ta có thể vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ thành công của Trung Quốc? Trả lời: Qua thắng lợi của công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc, Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm qúy báu đó là:  Đổi mới đất nước bắt đầu từ kinh tế, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.  Kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và đường lối xây dựng CNXH.  Thực hiện cải cách mở cửa nhưng phải trên nguyên tắc bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc.  Xây dựng và phát triển đất nước phải gắn liền với ổn định chính trị, xă hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống của nhân dân. 6. Sự thành công của Trung Quốc, sự sụp đổ của Liên Xô để lại bài học như thế nào cho Việt Nam? Trả lời: Trong công cuộc xây dựng CNXH của nước ta thực hiện từ năm 1986 đến nay đã có sự rút kinh nghiệm sâu sắc từ sự thất bại của Liên Xô và bài học thành công của Trung Quốc. Biểu hiện: - Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, là điều kiện để đổi mới chính trị. - Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, lấy CN Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,… - Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp; xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN. 15 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan