Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Biểu mẫu Chuyên đề những giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi giảm số lượng học si...

Tài liệu Chuyên đề những giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi giảm số lượng học sinh yếu kém trường thcs

.DOC
3
168
136

Mô tả:

Phßng Gd - ®t lÖ thñy céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam Trêng THCS hång thñy §éc lËp - Tù do - H¹nh phóc Hång Thñy, ngµy 27 th¸ng 39 n¨m 2008 CHUY£N §Ò NH÷NG GI¶I PH¸P N¢NG CAO CHÊT lîng häc sinh giái, gi¶m sè lîng HS yÕu kÐm NĂM HỌC 2008 - 2009. 1. Những lí do để thực hiện chuyên đề Năm học 2008 – 2009 với chủ đề “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lí tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Trong năm học này chúng ta tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chung đó là thực hiện kế hoạch với 37 tuần, ưu tiên hàng đầu cho mục tiêu nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh; Tiếp tục tích cực đổi mới phương pháp dạy học và xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Với mục tiêu trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về mọi mặt để khởi động xây dựng trường THCS Hồng Thuỷ xây dựng trường chuẩn Quốc gia; Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học phấn đấu đạt các chỉ tiêu và nhiệm vụ của bậc học THCS. Tôi xin đưa ra các giải pháp sau: 2. Hệ thống giải nâng cao chất lượng HSG, giảm số lượng HS yếu kém 2.1. Nâng cao chất lượng đại trà, phụ đạo học sinh yếu kém: * Giữ vững chất lượng chuyển giao của các lớp đầu cấp học cụ thể là chất lượng hai môn văn toán lớp 6 là một bài toán rất nan giải. Do đó, chúng ta cần chọn lựa giáo viên dạy lớp đàu cấp học không những phải đủ năng lực dạy học mà còn phải là giáo viên có năng lực truyền đạt kiến thức sao cho học sinh đầu cấp không bị bở ngở, bị động trong việc tiếp thu kiến thức, giáo viên nên tìm hiểu cách dạy ở tiểu học để có những định hướng dạy học phù hợp. Đối với những giáo viên dạy lớp 5 (tiểu học) cần cho học sinh bước đầu tiếp xúc, làm quên với phương pháp dạy học ở THCS như tăng cường tốc độ viết, dạy cho học sinh có đủ năng lực tư duy lựa chọn kiến thức trọng tâm để tiếp thu, ghi vỡ. * Nâng cao chất lượng văn hoá: - Giáo viên phải lấy 3 tiêu đề: " Kỉ cương, tình thương,Trách nhiệm" làm tư tương chỉ đạo. Tự ôn tập chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học. Coi trọng thiết bị đồ dùng dạy học. Triển khai đăng kí sử dụng đồ dùng từ đàu năm học một cách nề nếp. Khai thác chất lượng các phòng học bộ môn nhằm nâng cao hiệu quả các tiết thực hành. Giáo viên tự học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nghiệp vụ: học ở đồng nghiệp, học ở tài liệu hướng dẫn, học ở sách tham khảo. Tổ chuyên môn tổ chức thao giảng dự giờ có hiệu quả. Tập trung chỉ đạo thao giảng đều tất cả các môn lớp. Rút kinh nghiệm, đề xuất phương pháp tối ưu. Thực hiện nghiêm túc chương trình, xem chương trình là pháp lệnh. Lên kế hoạch dạy học đúng, ghi sổ đầu bài trung thực, đầy đủ mọi thông tin. Bài soạn đúng trọng tâm, có hệ thống câu hỏi định hướng hoạt động cho học sinh trong giờ lên lớp. câu hỏi phải chọn lọc, dễ hiểu, đào sâu được kiến thức bài học. Dạy học đúng trọng tâm kiến thức không dàn trải cố gắng dành thời gian để củng cố luyện tập nhiều tại lớp. Thực hiện chế độ kiểm tra cho điểm nghiêm túc khách quan. Từng bước áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy có hiệu quả, xem đây là tiêu chí thi đua cùa mỗi một giáo viên. -Tích cực triển khai công tác phụ đạo học sinh yếu giáo viên trên cơ sở khảo sát môn lớp mình phụ trách chọn được danh sách học sinh yếu kém cần phụ đạo để có tác động đúng đối tượng khi lên lớp nhằm tạo cơ hội để các em học tập phấn đấu vươn lên. Đặc biệt giáo viên phải tích cực nhiệt tình và chủ động đề xuất kế hoạch để nhà trường tổ chức phụ đạo bổ sung thêm những kiến thức khiếm khuyết nhằm hạn chế tỹ lệ học sinh yếu kém và xác định coi đó là biện pháp để giúp giảm tỹ lệ học sinh ngồi nhầm lớp. Lấy tin thần công văn 227 làm cơ sở và đường lối giải quyết bài toán về học sinh yếu kém. Giáo viện phải lập danh sách theo dõi tiến bộ của từng học sinh, từng lớp qua từng tuần, từng tháng, từng kì. Nhà trường xem sự chuyển biến của học sinh yếu kém làm một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua của giáo viên. 2.2. Nâng cao chất lượng tuyển sinh vào lớp 10: Tiếp tục làm tốt công tác ôn tập luyện thi cho lớp 9, nghiêm túc thực hiện việc dạy hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh lớp 9. Trong quá trình giảng dạy trên lớp cần tập trung kiến thức trọng tâm cơ bản sát đối tượng nhằm cung cấp đủ kiến thức kĩ năng để các em nắm chắc nội dung chương trình. Kiểm tra đánh giá nghiêm túc nhằm giúp các em có tâm thế bình tĩnh tự tin trong kiểm tra thi cử. Đảm bảotrung thực trong hồ sơ không có biểu hiên tiêu cực khi đánh giá xếp loại học sinh. Nhà trường cần có kế hoạch tổ chức ôn tập sớm để các em có đủ kiến thức vượt qua các kì thi có hiệu quả. Giai đoạn cuối ôn tập cần phân loại đối tượng theo lớp để ôn tập, đây là biện pháp hữu hiệu để năng cao chất lượng tuyển sinh lớp 10 vì khi dạy đúng đối tượng đúng kiến thức, học sinh sẽ hứng thú hơn trong tiếp thu nội dung bài dạy. 2.3. Nâng cao chất lượng mũi nhọn: Có kế hoạch ngay từ đầu năm học về xây dựng công tác BDHSG – HSNK đó là việc chọn lựa giáo viên có năng lực, nhiệt tình có kinh nghiệm tham gia bồi dưỡng. lựa chon đội tuyển trên cơ sở sàng lộc qua từng giai đoạn bồi dưỡng. Phải rà soát tất cả các đối tượng học sinh khá giỏi, không bỏ sót học sinh giỏi. Thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt học tốt trong nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng đội ngũ. Thực hiện có kết quả nhiệm vụ năm học mới của nhà trường. Từng bước nâng cao nhận thức của Cán bộ- Giáo viên, phụ huynh học sinhvề vai trò vị trí, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng Học sinh giỏi học sinh năng khiếu trong nhà trường. Nâng cao thành tích của các đội tuyễn, cải thiện vị trí thứ hạng về học sinh giỏi, học sinh năng khiếu của nhà trường. 2.4. Công tác kiểm tra nội bộ trường học: Thành lập ban kiểm tra nội bộ trường học đủ yêu cầu để đảm trách nhiệm vụ. Thực hiện tốt mục đích cơ bản của kiểm tra là tư vấn, thúc đẩy nhằm khắc phục nhanh, kịp thời những tồn tại để hoàn thành nhiệm vụ năm học. Đánh giá đúng năng lực sư phạm của CB-GV tránh thành tích không thực chất mà cụ thể là xếp loai tiết dạy. Cần đánh giá sát yêu cầu, giúp cho người được kiểm tra thấy rõ được mình để khắc phục. Thực hiện việc kiểm tra tất cả các hoạt động về công tác chuyên môn như: công tác soạn giảng, chấm chữa, sử dụng thiết bị dạy học trên lớp, thực hiện các quy chế chuyên môn.... chất lượng học sinh. Việc trả thông tin cho người được kiểm tra phải minh bạch rõ ràng có tính thuyết phục. 2.5. Hưởng ứng cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” - Tạo ra môi trường an toàn trong sạch lành mạnh cho học sinh - Thầy cô giáo phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học - HS đề xuất được sáng kiến của mình, những ý kiến cần giải quyết - Bồi dưỡng kĩ năng sống cho học sinh, biết phản ứng với những gì xãy ra trong cuộc sống để xữ lí tốt các tình huống đó. - Giáo dục HS gắn với môi trường, gắn với truyền thống, hướng về cội nguồn. 3. Kết luận Với những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng dạy và học phấn đấu đạt các chỉ tiêu và nhiệm vụ của bậc học THCS còn mang tính tổng quát và sẽ cụ thể trong kế hoạch chỉ đạo chuyên môn của nhà trường. Mong quý vị đại biểu và các đồng chí trong hội đồng sư phạm nhà trường góp ý thêm đê với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Hồng Thủy, ngày 27 tháng 9 năm 2008 NGƯỜI THỰC HIỆN Lê Đình Lý
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan