Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề Ngữ văn Ôn thi ĐH 2014 TÁC PHẨM VỢ NHẶT - KIM LÂN...

Tài liệu Chuyên đề Ngữ văn Ôn thi ĐH 2014 TÁC PHẨM VỢ NHẶT - KIM LÂN

.DOC
30
2151
50

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THCS & THPT HAI BÀ TRƯNG CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC TÁC PHẨM : VỢ NHẶT - KIM LÂN Tác giả chuyên đề: Trần Thị Hải Vân. Lê Thị Tâm. Chức vụ: Giáo viên. Đơn vị công tác: Trường THCS & THPT Hai Bà Trưng. Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Học sinh lớp 12. Dự kiến số tiết: 6 A. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề: I. Kiến thức cơ bản trong SGK : 1. Văn bản Vợ nhặt. 2. Lý thuyết về nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 3. Các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp, so sánh… II. Kiến thức nâng cao, mở rộng: 1. Kiến thức về văn học sử. 2. Kiến thức về lí luận văn học. 3. Một số đề thi đại học, cao đẳng có liên quan đến tác phẩm “ Vợ nhặt” - Kim Lân. B. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề: I. HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỌC - HIỂU ( 2,0 điểm) Mỗi một văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 11, lớp 12 ( theo giới hạn chương trình của bộ GD & ĐT) đều có thể có mặt trong cấu trúc đề thi Đại học. Một là: Dạng câu hỏi nằm trong cấu trúc đề thi ở phần chung cho các thí sinh. Dạng đề này thường là chiếm từ 2,0 - 10,0 điểm. Hai là : Dạng câu hỏi nằm trong cấu trúc đề thi ở phần riêng cho thí sinh. Dạng đề này thường là 5,0/10 điểm. Như vậy, mỗi một văn bản có thể rơi vào một trong hai dạng bài của đề thi hoặc cả hai dạng. Nắm vững kiến thức cơ bản, kiến thức đọc - hiểu các em hoàn toàn có thể làm bài thi tốt.Với câu hỏi phần đọc - hiểu có thể chia thành các dạng sau: 1. Dạng ghi nhớ, tái hiện kiến thức về tác giả, tác phẩm. Ví dụ với tác phẩm “ Vợ nhặt’’ - Kim Lân có thể có các đề sau: Câu 1: Nêu những hiểu biết của em về tác giả Kim Lân và hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn “ Vợ nhặt” ? Trả lời: a. Tác giả: Kim Lân ( 1920 - 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, là một nhà văn Việt Nam.Ông quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn , tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết bậc tiểu học rồi phải đi làm. Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Năm 1944, Kim Lân tham gia hội văn hóa cứu quốc; và từ đó cho đến khi qua đời, ông liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ cách mạng, phục vụ kháng chiến ( viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim...) Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn.Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân.Ông có những trang viết về những đề tài độc đáo như tái hiện sinh hoạt văn hóa phong phú ở thôn quê (đánh vật, chọi gà, thả chim...).Các truyện: Đôi chim thành, Con mã mái, Chó săn... kể lại một cách sinh động những thú chơi kể trên, qua đó biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám - những người sống cực nhọc, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, tài hoa. Sau Cách Mạng tháng Tám, Kim Lân tiếp tục làm báo, viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và vẫn viết về làng quê Việt Nam - mảng hiện thực mà từ lâu ông đã hiểu biết sâu sắc. Những tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962). Trong cả hai giai đoạn sáng tác, tuy viết không nhiều nhưng giai đoạn nào Kim Lân cũng có những tác phẩm hay. Là một cây bút truyện ngắn vững vàng, ông đã viết về cuộc sống và con người ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của một người vốn là con đẻ của đồng ruộng. b. Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm đề cập đến nạn đói năm 1945. Năm 1940 Nhật xâm chiếm Đông Dương bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay. Bọn thực dân sau khi thua ở Đông Dương thì ra sức bóc lột nhân dân để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh mới bọn địa chủ cường hào ở nông thôn ngày càng ức hiếp dân lành. Mất mùa vì hạn hán, lũ lụt xảy ra thường. Bởi thế đến xuân Ất Dâu năm 1945 nạn đói chưa từng có trong lịch sử đã cướp đi hơn hai triệu đồng bào ta. Những cảnh chết đường chết chợ, tha phương cầu thực diễn ra hết sức thê lương. Trong hoàn cảnh đó con người biết chia sẻ cho nhau miếng ăn là cả một nghĩa cử đầy hào hiệp. Mặt trận Việt Minh đã vùng dậy tổ chức nhân dân phá kho thóc Nhật cứu giúp người nghèo và tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám. Truyện ngắn "Vợ nhặt" có tiền thân là một truyện dài nằm trong dự định của Kim Lân - tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Nhưng sau đó mất bản thảo, thất lạc và Kim Lân muốn dồn đọng lại nội dung ý tưởng trong một tập truyện ngắn – đó là lí do "Vợ nhặt" truyện ngắn độc đáo ra đời. Sau khi hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào một phần cốt truỵên cũ và viết truyện ngắn này. Truyện chứa đựng dung lượng hiện thực lớn mà nhà văn lấy bối cảnh hiện thực năm đói 1945. Nhưng điều mà nhà văn muốn gửi gắm không chỉ là hiện thực thê thảm của năm đói mà ông muốn thắp sáng vẻ đẹp tình người trong những năm tháng tối tăm, thê thảm ấy. Tác phẩm được hoàn thành ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công. Truyện được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Chủ đề: Thông qua tác phẩm, nhà văn đã phản ánh và trân trọng những con người bần cùng, lương thiện. Trong hoàn cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân phong kiến gây ra, họ đã cưu mang đùm bọc lấy nhau, dành cho nhau hạnh phúc và hi vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn. Câu 2: Nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “ Vợ nhặt” - Kim Lân ? * Nhan đề là một yếu tố quan trọng của tác phẩm văn chương. Bởi lẽ nhan đề chứa đựng linh hồn của tác phẩm và chiều sâu tư tưởng của tác giả. Với bạn đọc, nhan đề giống như một thứ chìa khóa để mở cánh cửa cho chúng ta bước vào lâu đài văn chương nghệ thuật. * Không phải ngẫu nhiên mà Kim Lân đặt tên cho tác phẩm của mình là “ Vợ nhặt”. Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt" đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào . Nhưng "vợ" lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh. Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng. Câu 3: Nêu ý nghĩa tình huống truyện ngắn “ Vợ nhặt” - Kim Lân. * Khái niệm tình huống: - Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện - Là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác; giữa hoàn cảnh và môi trường sống với nhân vật. Qua đó nhân vật bộc lộ tình cảm, tính cách hay thân phận góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả.Người ta thường nhắc đến ba tình huống truyện.Tình huống tâm trạng, tình huống hành động, tình huống nhận thức. * Tình huống truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân - Xác định tình huống Sau khi lướt qua các tình tiết chính của truyện này, ta dễ dàng thấy rằng hạt nhân của truyện ngắn Vợ nhặt là một cuộc hôn nhân oái ăm, kì lạ. Và đó chính là cái "tình thế nảy ra truyện’’, cái tình huống của câu chuyện: Tràng – anh nông dân nghèo thô kệch, dân ngụ cư bỗng “nhặt” được vợ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. - Ý nghĩa tình huống: -Việc Tràng “nhặt vợ” tạo ra sự lạ lùng, ngạc nhiên đối với tất cả mọi người: +Khi Tràng dẫn vợ về thì cả xóm ngụ cư ngạc nhiên. Trước hết là lũ trẻ. "Lũ ranh" ấy bỗng nhiên mất hẳn đi một bạn chơi, khi có đứa chợt nhận ra quan hệ của họ là "chồng vợ hài". Còn đám người lớn thì ngớ ra "không tin được dù đó là sự thật". Khi đã rõ, họ tò mò thì ít mà ái ngại nhiều hơn: "Giời đất này còn rước cái của nợ đời về". +Tiếp đến là bà cụ Tứ cũng quá đỗi ngạc nhiên: hoàn toàn không tin nổi không tin vào mắt mình không tin vào tai mình. +Ngay cả Tràng vẫn không hết ngạc nhiên vì mình được vợ: chẳng những cứ đứng "tây ngây" giữa nhà tối hôm trước mà đến tận hôm sau, qua một đêm có vợ rồi nhưng "hắn cứ lơ lửng như người đi ra từ trong một giấc mơ". -Tình huống “nhặt vợ” là tình huống oái ăm, kì lạ: + Tràng - một gã trai nghèo khổ, thô kệch, lại là dân ngụ cư, lâu nay ế vợ, bỗng dưng "nhặt" được vợ, mà lại là vợ theo không. + Tràng lấy vợ vào lúc không ai lại đi lấy vợ - giữa những ngày nạn đói đang lăm le cướp đi mạng sống của mỗi người. + Một đám cưới thiếu tất cả mà lại như đủ cả (thiếu tất cả những lễ nghi tối thiểu nhất của một đám cưới, nhưng nó lại có cái quan trọng nhất, cốt lõi nhất: sự thương yêu gắn bó thực lòng). -Tâm trạng của những nhân vật trước tình huống này chứa đầy những cảm xúc ngổn ngang, mâu thuẫn và các nhân vật có sự thay đổi về tính cách: +Bà cụ Tứ vui vì cuối cùng con mình cũng có vợ nhưng lại tủi vì sự trớ trêu của số phận: có phải thời “tao đoạn” như thế, người ta mới chịu lấy con mình? Bà mẹ nghèo nặng trĩu những lo âu cho tương lai con “liệu chúng nó có nuôi nhau nổi sống qua được cơn đói khát này không?”. Câu hỏi từ đáy lòng của bà mẹ chất chứa nỗi hoang mang, ám ảnh của kiếp nghèo không lối thoát. Trong lời nghẹn nghào tâm sự có cả sự xót xa, một chút ân hận vì đã không làm được đầy đủ bổn phận của người mẹ đối với con. +Tâm trạng của Tràng cũng biến đổi liên tục. Lúc đầu Tràng tỏ ra lo lắng trước cảnh nghèo “… thóc gạo này mà còn đèo bòng”. Sau đó, Tràng chấp nhận đưa vợ về ra mắt với tâm trạng lâng lâng hạnh phúc, ngượng ngịu, bối rối. Sau một ngày có vợ, Tràng cảm thấy vui sướng, hạnh phúc và “nên người”. Tràng nhận ra được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, với mẹ, với vợ và những đứa con sau này. Tràng tin tưởng sự đổi đời ở tương lai. +Người vợ nhặt: Trước khi làm vợ Tràng, chị liều lĩnh, chao chát. Khi về làm vợ, chị tỏ ra lễ phép, đảm dang, hiền hậu, biết thu vén gia đình và có hiểu biết về các vấn đề mang tính thời sự của xã hội. Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện -Tố cáo được tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật, kẻ đã gây ra nạn đói khủng khiếp, không chỉ cướp đi sinh mệnh của mấy triệu người Việt Nam, mà còn hạ thấp giá trị con người. -Phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của con người: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau. 2. Dạng ghi nhớ, tái hiện các chi tiết: Ở dạng này, đề có thể cho sẵn chi tiết hoặc học sinh phải tự tìm các chi tiết, sắp xếp để nêu ý nghĩa của các chi tiết đó. Với tác phẩm “ Vợ nhặt” của Kim Lân, chúng ta có thể có các dạng câu hỏi sau: Câu 1: Trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” - Kim Lân, việc nhân vật Tràng “ nhặt” được vợ đã khiến cho những ai ngạc nhiên? Sự ngạc nhiên của các nhân vật đó có ý nghĩa như thế nào về nội dung và nghệ thuật? Trả lời: + Các nhân vật ngạc nhiên. Việc nhân vật Tràng “ nhặt” được vợ đã khiến cho nhiều người ngạc nhiên: đầu tiên là những người dân ngụ cư, sau đó đến bà cụ Tứ, và ngay cả bản thân Tràng cũng rất ngạc nhiên. + Ý nghĩa về nội dung và nghệ thuật: Nội dung: - Gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đã gây nên nạn đói khủng khiếp. - Thể hiện thân phận bị rẻ rúng và tình trạng sống thê thảm của con người. Nghệ thuật: Góp phần quan trọng tạo nên tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn trong việc dẫn dắt mạch truyện; thể hiện tình cảm, tâm trạng của nhân vật. Câu 2: Ở phần cuối truyện ngắn “ Vợ nhặt’’ của Kim Lân, khi nghe tiếng trống thúc thuế dồn dập, trong suy nghĩ của nhân vật Tràng hiện lên những hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh đó. Trả lời: - Trong đọan cuối của truyện ngắn ”Vợ nhặt”, trong ý nghĩ của Tràng hiện lên hai hình ảnh: Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới. - Hai hình ảnh ấy có ý nghĩa : + Về nội dung : Tràng đã nghĩ đến những người đói được Việt Minh phá kho thóc của Nhật chia cho. Lá cờ đỏ thắm là hình ảnh của cách mạng. Lá cờ gắn với ước mơ, tín hiệu dự báo về một sự đổi đời… + Về nghệ thuật : Tạo kết thúc mở cho tác phẩm của giai đoạn văn học mới (đây là điểm khác so với văn học hiện thực phê phán 1930-1945). Câu 3 : Trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn văn sau: “Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh cái mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy, vừa cười: - Chè đây. – Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ” Chi tiết “chè khoán” được nhà văn nhắc đến trong tác phẩm thực sự là gì? Hãy nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật này. Trả lời: - Chi tiết “chè khoán” được nhắc đến trong tác phẩm thực sự là nồi cháo cám trong bữa cơm đón nàng dâu mới. - Ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật này: + Là chi tiết nghệ thuật thật “đắt” tạo nên dư vị trong lòng người đọc .Với nồi cháo cám, bà cụ Tứ vừa mừng đón dâu mới, vừa cố tạo niềm vui dù là mỏng manh cho hai con. + Nói lên tình cảnh vô cùng thảm hại của người dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. + Thể hiện tấm lòng thương người, thương con, đôn hậu của người mẹ già nghèo khổ. + Thấm đượm giá trị nhân đạo cao cả và chứa đựng giá trị hiện thực sâu sắc trong tác phẩm. Câu 4: Cho đoạn văn: “ Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không một sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” Qua đoạn văn trên,Kim Lân muốn gửi đến bạn đọc một hiện thực. Đó là hiện thực gì? Thái độ, tấm lòng của nhà văn đằng sau bức tranh hiện thực đó ? Trả lời: - Nhà văn phản ánh một hiện thực. Đó là nạn đói năm Ất Dậu - 1945. + Câu văn: Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào khiến ta hình dung ra cái đói như dòng thác lũ tràn về cuốn đi nếp sống bình thường để phô bày nét ghê rợn, đau thương. Cái đói: “tràn đến” sự hiện hữu của cái đói giống như một thảm họa, một trận cuồng phong, càn quét mọi sinh linh. + Người sống: “từ Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ” + Người chết: “như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường” Từ “ bóng ma” trở đi trở lại như một ám ảnh. Cái đói, cái chết hiện hình thành màu xanh xám của da người sắp chêt, hiện hình trong cái dáng vẻ “dật dờ”.Thông qua cách so sánh đó, nhà văn nhấn mạnh ấn tượng về ranh giới mong manh giữa sống và chết, giữa cõi âm và cõi dương. Người sống cận kề người chết. Bút pháp tả thực qua những so sánh cụ thể . - Thái độ, tấm lòng xót thương của nhà văn: + Gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân đã đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp. + Tấm lòng xót xa, thương cảm của nhà văn với con người trong nạn đói. Một số đề mang tính chất tham khảo Câu 1: Cho biết truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân mở đầu, kết thúc bằng những thời điểm nào trong ngày ? Nhận xét về ý nghĩa việc tạo ra những thời gian nghệ thuật như thế trong tác phẩm ? Câu 2: Chi tiết “ hai hào dầu” trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim Lân được những nhân vật nào trong tác phẩm nhắc tới ? Suy nghĩ chung của các nhân vật về “ hai hào dầu” này như thê nào ? Ý nghĩa của chi tiêt này. II. PHẦN THỨ HAI : HỆ THỐNG CÁC ĐỀ VĂN.(5,0 điểm) 1. Dạng đề hỏi về một vấn đề của tác phẩm: 1.1 Vấn đề đó có thể thuộc về nội dung tác phẩm. Đề bài 1: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhăt - Kim Lân. 1. Mở bài: Giới thiệu vắn tắt về Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt. Giới thiệu về giá trị nội dung của tác phẩm: Giá trị phản ánh hiện thực và giá trị nhân đạo. 2. Thân bài: a.Giá trị phản ánh hiện thực của tác phẩm Vợ nhặt - Nạn đói: Bối cảnh của truyện ngắn Vợ nhặt là khung cảnh nông thôn Việt Nam vào một thời kì ngột ngạt và đen tối nhất- đó là nạn đói năm Ất Dậu 1945. Bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật buộc người nông dân phải nhổ lúa và hoa màu để trồng đay, phục vụ cho nhu cầu chiến tranh. Người dân các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ lâm vào nạn đói khủng khiếp, gần hai triệu người chết đói. Hiện thực đau thương đó đã được phản ánh trong nhiều truyện của Nguyên Hồng, Tô Hoài và thơ của Văn Cao… Nhà văn Kim Lân cũng góp tiếng nói tố cáo của mình trong tác phẩm Vợ nhặt. Đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt là mặc dù không có một dòng nào tố cáo trực tiếp tội ác của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật, hình ảnh của chúng cũng không một lần xuất hiện, nhưng tội ác của chúng vẫn hiện lên một cách rõ nét. Khung cảnh làng quê ảm đạm, tối tăm. Những căn nhà úp xúp. Những xác chết nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người… - Một đám cưới trong ngày đói: Cuộc sống của người nông dân bị đẩy đến bước đường cùng. Tính mạng của con người lúc này thật rẻ rúng, người ta “ nhặt” được vợ giống như nhặt cái rơm, cái rác ở bên đường. Thông qua tình huống truyện lấy vợ của Tràng, Kim Lân không chỉ nói lên được thực trạng đen tối của xã hội Việt Nam trước Cách mạng , mà còn thể hiện được thân phận đói nghèo, bị rẻ rúng của người nông dân trong chế độ xã hội cũ ( Chú ý phân tích cảnh bữa cơm đón nàng dâu mới ở nhà Tràng vào thời điểm đói kém: giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo…rồi nồi “ chè khoán” nấu bằng cám.) - Hình ảnh đoàn người phá kho thóc của Nhật: Ở phần cuối của tác phẩm, những nhân vật nghèo khó này cũng khao khát sự đổi thay về số phận. Chúng ta cũng thấy thoáng hiện lên niềm dự cảm của tác giả về tương lai, về cách mạng qua hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng và những đoàn người đi phá kho thóc của Nhật. Cách kết thúc đó nâng tư tưởng tác phẩm lên ý nghĩa cao hơn. Cách mạng tuy xa mà gần, trừu tượng mà cụ thể.Hình ảnh đó gây suy nghĩ, xúc động và tạo được niềm tin. Hiện thực khắc nghiệt vẫn còn, tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập nhưng trong ý nghĩ của Tràng đã hiện lên một niềm hy vọng cho tương lai.Lá cờ đỏ xuất hiện hai lần trong tâm trí Tràng định hình cho sự đổi đời thấp thoáng diễn ra. b. Giá trị nhân đạo của tác phẩm : b.1 Tấm lòng xót thương vô hạn của nhà văn trước những số phận nhỏ bé sống lay lắt. Vợ nhặt - Kim Lân đã viết về cuộc sống của người nông dân Việt Nam trước cách mạng với một niềm đồng cảm, xót xa, day dứt. - Cái đói và miếng ăn là đề tài khá phổ biến của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945...Tuy nhiên cái đói được phản ánh trong “ Vợ nhặt” trở thành một tình huống đặc biệt.Cái đói lịch sử, một quốc nạn khủng khiếp được Kim Lân phản ánh có tầm vóc và đầy ý nghĩa.Chỉ cần phác thảo vài nét, Kim Lân đã miêu tả nạn đói trên nhiều bình diện: + Không gian ngày đói: (D/c ) + Con người ngày đói: (D/c ) - Trên cái nền bức tranh nạn đói khủng khiếp ấy, Kim Lân đã xót thương cho những số phận bi thảm: + Tràng. + Vợ nhặt. + Bà cụ Tứ. => Như vậy, những mảnh đời như Tràng, vợ nhặt và bà cụ Tứ điển hình cho số phận của người lao động trong nạn đói.Họ bị đẩy xuống hàng súc vật, phải ăn cả cám.Thân phận rẻ rúng như cọng rơm, cọng rác bên đường ai nhặt cũng được.Kim Lân đã viết về họ với tấm lòng xót thương vô hạn.Nếu không có một tình cảm gắn bó thực sự với người nông dân , không trải qua những năm tháng đen tối ấy, không dễ gì viết nên được những trang sách xúc động và thấm thía đến thế. b.2.Giá trị nhân đạo của tác phẩm còn được thể hiện ở chỗ, nhà văn đã phát hiện và miêu tả những phẩm chất tốt đẹp của người lao động. + Ca ngợi tình người cao đẹp.Mặc dù bị xô đẩy đến bước đường cùng, mấp mé bên cái chết, nhưng những người nông dân vẫn cưu mang, giúp đỡ nhau, chia sẻ cho nhau miếng cơm, manh áo. Hiện thực cuộc sống càng đen tối bao nhiêu ( chú ý phân tích cảnh bà cụ Tứ chấp nhận cô con dâu mới trong lúc gia đình cũng đang rất khó khăn, không biết sống chết lúc nào, để làm nổi rõ tình người của họ). + Khát vọng hạnh phúc gia đình. Kim Lân cũng thể hiện một sự trân trọng đối với khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và mái ấm gia dình của người nông dân.Trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng bà cụ Tứ và vợ chồng Tràng vẫn luôn hướng tới một cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc ( cần chú ý những chi tiết diễn tả tâm trạng bà cụ Tứ, thái độ của Tràng, vợ Tràng trong bữa ăn, rồi nhà cửa , sân vườn đều được quét tước , thu dọn sạch sẽ, gọn ghẽ).Một cái gì mới mẻ, khác lạ đang đến với mỗi thành viên trong gia đình bà cụ Tứ và hé mở trước họ một niềm tin về tương lai. + Niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống, vào tương lai. b.3 Truyện đã gián tiếp tố cáo tội ác của bọn thực dân, phong kiến và tay sai. + Phản ánh hiện thực là nạn đói năm 1945, tác giả tố cáo tội ác của bọn thực dân phong kiến bắt nhân dân ta nhổ lúa đi trồng đay đã gây ra nạn đói khiến từ Quảng Trị trở ra hơn hai triệu người chết đói. + Cách tố cáo của Kim Lân khá đặc biệt, toàn bộ truyện ngắn không có bất kỳ một tên phát xít, cường hào nào. Tác giả phê phán gián tiếp qua hậu quả mà những lực lượng hắc ám ấy tạo nên.Chính những số phận nhỏ bé lay lắt của những con người năm đói đã phân tích ở trên là bản tố khổ hùng hồn và cảm động nhất về tội ác tày trời của bọn thực dân, phát xít. b.4 Niềm tin vào một tương lai tươi sáng. + Điểm mới trong tư tưởng nhân đạo qua truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân là ở chỗ nhà văn đã phát hiện và khẳng định khả năng đổi đời của người lao động dưới ánh sáng của thời đại Cách mạng. + Dự cảm đổi đời của vợ chồng Tràng: - Cô vợ nhặt nhắc đến câu chuyện những người trên mạn Bắc Giang. - Trong trí óc Tràng xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. + Không gian, thời gian chuyện có sự biến đổi: - Mở đầu truyện là một buổi chiều chạng vạng, kết thúc là bình minh đang lên. - Mở đầu là cảnh đói khát, kết thúc là khu vương, căn nhà sạch sẽ, tinh tươm. Đây không chỉ là không gian vật lý đơn thuần mà còn là không gian nghệ thuật đầy ý nghĩa gợi sự chuyển dịch từ bóng tối đến ánh sáng, từ gian khổ đến niềm vui, từ tuyệt vọng đến hy vọng. Câu chuyện của vợ chồng Tràng đang mở dần về phía của sự sống, của hạnh phúc. => Nâng cao: Thành công của truyện ngắn “ Vợ nhặt”, thể hiện một tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đó chính là tư tưởng nhân đạo của văn học cách mạng sau năm 1945 mà đặc trưng cơ bản là gắn tình thương với đấu tranh, gắn niềm tin vào tương lai tốt đẹp của con người. Tư tưởng này khác hẳn với tư tưởng nhân đạo truyền thống. Lý giải: Kim Lân viết Vợ nhặt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong không khí xã hội đã thay đổi khiến nhà văn có cái nhìn và cảm hứng về con người theo chiều hướng lạc quan. 3. Kết bài: Vợ nhặt là một tác phẩm thành công của nhà văn Kim Lân. Qua tác phẩm này, chúng ta không chỉ nhận thấy tài năng của nhà văn, sự hiểu biết sâu sắc, cặn kẽ của ông về cuộc sống của người nông dân, mà điều quan trọng hơn đó chính là cái tâm, cái tấm lòng gắn bó thiết tha, sâu nặng của Kim Lân đối với những người lao động nghèo khó trước Cách mạng. Đề 2: Nhóm đề phân tích nhân vật trong tác phẩm. Với tác phẩm “ Vợ nhặt” - Kim Lân, kiểu bài phân tích nhân vật có thể có các dạng bài như sau: Đề 2.a: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” - Kim Lân. Đề 2.b: Phân tích nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” - Kim Lân. Đề 2.c: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” - Kim Lân. Trong khuôn khổ chuyên đề, tôi xin được giới thiệu đáp án đề văn 2.a. Chữa đề văn 2.a: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” Kim Lân. a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật: - Tác giả: Kim Lân (1920 2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở Bắc Ninh. Ông là nhà văn sống gắn bó và rất am hiểu về nông thôn và người nông dân. Không phải là nhà văn nổi tiếng về số lượng tác phẩm song nhiều truyện ngắn của Kim Lân được đánh giá là những tác phẩm xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam hiện đại. - Vợ nhặt là một tác phẩm như vậy.“Vợ nhặt” thực ra là một chương trong tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công nhưng dang dở và mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này .“Vợ nhặt” in trong tập “Con chó xấu xí” (1962).- Tràng, nhân vật chính của tác phẩm đánh dấu thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn. b. Phân tích nhân vật: - Hoàn cảnh, lai lịch: Là dân ngụ cư – nhóm dân cư bị khinh rẻ, bị đè nén, áp bức trong làng. Tràng lại nghèo, chỉ có căn nhà lụp xụp trong xóm ngụ cư. Anh sống với người mẹ già, mưu sinh bằng nghề kéo xe bò thuê. - Ngoại hình: Tràng có ngoại hình xấu xí, thô kệch: “hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, quai hàm bạnh ra rung rung làm cái bộ mắt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lí thú, vừa dữ tợn”. Cái đầu cạo trọc, tấm lưng to rộng như lưng gấu, điệu cười hềnh hệch. Đúng như cái tên của mình, Tràng là một “sản phẩm quá thô vụng của hóa công”. - Tính cách: + Tràng là một người đàn ông khỏe mạnh, sống vô tư, hồn nhiên, chất phác: thích chơi đùa với lũ trẻ con trong xóm, “nhặt vợ” rất tình cờ và vu vơ chỉ sau một câu đùa và một chầu bánh đúc. + Tràng là một người nhân hậu, cũng có những khát khao hạnh phúc: Hành động “chiêu đãi” người phụ nữ đang đói gieo đói giắt kia một chầu bánh đúc thể hiện tấm lòng nhân hậu, thương người của anh. Việc anh quyết định “lấy vợ” giữa thời buổi trời đất đang “tối sầm lại vì đói” thể hiện mong ước có được một gia đình, khao khát được hạnh phúc như bất cứ người nào khác. Tràng rất trân trọng người vợ mới (dù cưới hỏi chẳng có lễ lạt, nghi thức) và cuộc hôn nhân của mình. Biểu hiện sinh động nhất là việc anh “mạnh tay” bỏ tiền mua dầu đèn thắp sáng trong đêm tân hôn; anh cũng tự hào và sung sướng gọi người vợ mới là “nhà tôi”. Trong lòng anh lâng lâng cảm giác sung sướng, hạnh phúc. Phát hiện được những khao khát hạnh phúc ẩn sâu trong con người tưởng như vô tâm, nông cạn, xấu xí, Kim Lân đã tỏ ra là một nhà văn có tư tưởng nhân đạo sâu sắc. + Tràng là người có trách nhiệm: Sau đêm tân hôn, Tràng ý thức rõ hơn về vai trò của mình với bản thân, với gia đình, nghĩ đến tương lai. Anh “xăm xăm chạy ra giữa sân, muốn làm một việc gì để tu sửa lại căn nhà” . c. Đặc sắc nghệ thuật : Nghệ thuật miêu nhân vật: đầy đủ diện mạo, ngôn ngữ, tính cách và đặc biệt là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.Qua hình ảnh nhân vật, nhà văn muốn thể hiện sự trân trọng những khao khát hạnh phúc của con người, dù trong hoàn cảnh đói khát, họ vẫn vươn lên mong sống một cuộc sống xứng đáng của một con người. Đó là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. 1.2. Dạng hỏi về một vấn đề thuộc về giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Với tác phẩm thuộc thể loại truyện có thể hỏi : Nghệ thuật tạo tình huống, nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ... Với tác phẩm “ Vợ nhặt’’- Kim Lân, ta có thể có các dạng đề sau: Đề 1: Phân tích tình huống truyện. Đề 2: Phân tích đặc sắc nghệ thuật của truyện. Trong khuôn khổ chuyên đề, tôi đưa ra những gợi ý cho đề văn : Đề 2: Phân tích đặc sắc nghệ thuật của truyện.Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý sau: a. Nghệ thuật tạo tình huống độc đáo: Kim Lân viết truyện ngắn này năm 1954 nhưng cảm quan nghệ thuật lại hướng về nạn đói khủng khiếp diễn ra ở đồng bằng Bắc Bộ tháng 3 năm 1945. Mặc dù bối cảnh của truyện là nạn đói khủng khiếp, là cái thời tao loạn nhưng truyện không đi sâu vào phản ánh cái đói, cái giành xé miếng ăn để sinh tồn mà lại đi sâu vào phản ánh cái tình người trong cơn xoáy lốc khủng khiếp đó. Để phản ánh điều này nhà văn đã tạo ra một tình huống truyện rất độc đáo đó là chuyện vợ nhặt của một anh nông dân có tên là Tràng. Nhân vật Tràng là một chàng trai xấu xí thô ráp “mắt thì nhỏ tí gà gà, mặt thì đung đưa nhấp nhỉnh, thân hình thì vập vạp”. Tràng vừa nghèo vừa là dân ngụ cư, vừa lại trong cơn chống trụ để tồn tại giữa cái đói khủng khiếp. Tình cảnh như thế không ai nghĩ rằng Tràng có vợ thế mà bỗng nhiên lại có vợ, vợ theo hẳn hoi không cần cheo cưới. Tình huống đó đã làm cho mẹ Tràng ngạc nhiên, xóm ngụ cư ngạc nhiên và Tràng cũng ngạc nhiên. Từ tình huống truyện này nhà văn không nhằm tạo ra tiếng cười mà nhằm phản ánh những điều mang tính quy luật về bản chất con người, về tình người trong những thời điểm khắc nghiệt nhất. b. Nghệ thuật miêu tả chân dung nhân vật: Nói đến truyện là nói đến nhân vật, nói đến nhân vật là nói đến ngoại hình và nội tâm, tính cách tâm lý. Ở tác phẩm này có ba nhân vật xuất hiện là Tràng, vợ Tràng và mẹ Tràng. Họ là những con người khốn khổ lại sống trong tình cảnh “tối giời tối đất trong đồng lúa ngày xưa” nên khi phác thảo chân dung của họ nhà văn Kim Lân vừa chấm phá được nét tự nhiên, vừa phác họa được cái sự biến dạng chân dung do cuộc sống bên bờ vực thẳm. Để giới thiệu Tràng là một người nông dân thô ráp thì tác giả chỉ phác thảo vài nét mang tính đặc tả nét mặt đó là “mắt thì nhỏ tí gà gà, mặt thì đung đưa nhấp nhỉnh, thân hình thì vập vạp”. Với vài nét như thế Tràng hiện lên như một phác thảo vụng về của tạo hóa, sẽ rất khó khăn trong việc chiếm cảm tình của người khác giới để tìm hạnh phúc. Còn thị thì mặt lưỡi cày, ngực lép kẹp như một xác người biết nói, một con người đáng thương. Viết về bà cụ Tứ, Kim Lân chỉ dùng hình ảnh lọng khọng đã diễn tả được sự khắc khổ của một người mẹ nông thôn trong thời đói rét. Miêu tả chân dung, Kim Lân không đi sâu vào chi tiết, chỉ dừng lại như những nét bút ký họa đơn giản. Tuy thế hình ảnh những người nông dân hiện lên rất ấn tượng, khó gỡ ra trong tâm trí người đọc. c. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật: Có lẽ quyết định thành công của tác phẩm là vấn đề tình người, bản chất con người nên Kim Lân tập trung bút lực của mình vào miêu tả tâm lý nội tâm nhân vật. Tâm lý các nhân vật được miêu tả trong tác phẩm không phải là tâm trạng rụi tàn mà tâm lý theo chiều phát triển. Trước hết đó là tâm lý của nhân vật Tràng, chỉ trong một ngày một đêm mà Tràng đã có sự biến đổi rất đặc biệt, từ lạnh lùng vô cảm trước cuộc sống đã trở thành con người có chủ tâm ý chí trong việc tìm và giữ hạnh phúc. Trước khi gặp thị, Tràng rất vô tư như trẻ con nhưng khi gặp thị, từ một cái chập kệ Tràng đã chuyển sang tâm lý phớn phở. Sau đó là tâm lý muốn luôn cái gì đó để chứng tỏ mình là chủ nhân gia đình. Từ chỗ đi về lầm lũi thì sau khi có vợ, Tràng thấy yêu cái nhà mình hơn và Tràng mơ về ngọn cờ đỏ, mơ về sự đổi đời. Vợ Tràng cũng có một sự biến đổi tương tư, từ chỗ xưng xỉa cong cớn với Tràng ở phố huyện thì chỉ một thời gian ngắn, thị đã chuyển sang tâm lý khép nép hiền thảo như một đứa con dâu quê thiết thực. Tâm lý của bà cụ Tứ cũng được tác giả diễn tả theo chiều phát triển như thế. Từ ngạc nhiên khi có người đàn bà xuất hiện trong nhà mình, đến mừng lo xáo trộn, đến rạng rỡ nụ cười. Tất cả những biểu hiện tâm lý đó rất hợp với logic hoàn cảnh. Qua những biến động về tâm lý của ba nhân vật cũng như tâm lý của người dân ngụ cư, nhà văn vừa thể hiện khả năng tinh tế của mình, vừa thể hiện cái trân trọng đối với nỗi lòng của những con người khi tiếp cận với hạnh phúc. d. Nghệ thuật sử dụng ngôn từ: Người đọc kính phục Kim Lân vì nhiều lẽ nhưng không ai có thể phủ nhận rằng nhà văn Kim Lân rất có biệt tài trong việc chọn lọc và vận dụng ngôn từ, tạo nên được sự hòa hợp tuyệt đối trong ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ chân quê đồng quê. Ngoài các ngôn ngữ văn chương thông thường, nhà văn đã đưa vào tác phẩm những ngôn ngữ đồng quê rất hợp lý và đích đáng. Chẳng hạn khi miêu tả chân dung nhân vật thì nhà văn dùng từ “gà gà”, “nhấp nhỉnh”,”vập vạp”. Khi diễn tả những trạng thái, những tình cảm thì tác giả lại viết rất hợp với nhân vật. Nhân vật Tràng khi gặp gỡ tỏ tình thì nói “làm đếch gì có vợ”, khi nói về hạnh phúc thì “vợ mới vợ miếc thì cũng phải sáng sủa lên tí chứ”, khi Tràng thưa với mẹ thì vẫn có ngôn từ tương tự “thì u hẵng ngồi lên giường lên giếc cho chĩnh chiện đã nào”. Còn lời bà cụ Tứ cũng rất hợp lý với tâm trạng của một bà mẹ nông dân, bà nói “u cũng mừng lòng”. Có lẽ trong văn chương Việt Nam hiếm có một tác phẩm nào mà có sự hòa hợp các loại hình, các cấp độ ngôn ngữ rất thành thạo, rất nhuần nhuyễn như trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân. Tóm lại: Nhờ sự tài hoa sắc sảo trong bút pháp nghệ thuật nói trên, truyện ngắn Kim Lân đã làm nổi bật được vấn đề mang tính triết lý của xã hội đó là vấn đề tình người. Con người tồn tại và sống với nhau không chỉ là miếng cơm manh áo mà còn là vấn đề tình người tình yêu. Tình người sẽ là sự cứu rỗi cho mọi cuộc đời bị bất hạnh. Cũng nhờ nghệ thuật đặc sắc này mà Kim Lân tạo ra được sự ám ảnh đối với người đọc về bài ca tình người trong cơn tao loạn. Cũng nhờ nghệ thuật này mà người đọc càng cảm phục và yêu quý Kim Lân, một nhà văn của đồng quê, một nhà văn của mọi người. 2.Dạng nghị luận về toàn bộ tác phẩm dưới dạng một nhận định. Các văn bản trong chương trình THPT khá dài, đặc biệt các tác phẩm truyện, vì thế đề thi trong nhiều năm gần đây không có dạng bài phân tích toàn bộ tác phẩm, đặc biệt tác phẩm truyện. Tuy nhiên, kiểu bài phân tích tác phẩm truyện kèm theo giải quyết một vấn đề có liên quan là kiểu bài khá quen thuộc trong chương trình. Đề bài 1: Những người đói họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống (Kim Lân). Hãy làm sáng tỏ tư tưởng trên qua các nhân vật trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” - Kim Lân. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý chính sau: a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, trích dẫn ý kiến: - Kim Lân ( 1920 – 2007) là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. - Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân trong tập Con chó xấu xí ( 1-962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại. - Trích dẫn ý kiến: Những người đói họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống b. Thân bài: *Giải thích ý kiến:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan