Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Chuyên đề nghị luận xã hội...

Tài liệu Chuyên đề nghị luận xã hội

.DOC
15
968
148

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN Xà HỘI PHẦN 1: Kiến thức lí thuyết 1. Phân loại. a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Loại đề này thường là một câu danh ngôn, một nhận định, một đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình. b.Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Loại đề này thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính chất thời sự được dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm. 2. Các bước làm bài nghị luận xã hội 2.1. Đối với loại đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn... B. Thân bài: Ý 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (giải thích các từ ngữ, khái niệm). Ý 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh). Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh). Ý 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí (ngợi ca, phê phán) C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL. - Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người 2.2. Đối với loại đề nghị luận về một hiện tượng đời sống. A. Mở bài: Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận. B. Thân bài - Ý 1: Nêu rõ hiện tượng. - Ý 2: Phân tích các mặt đúng-sai, lợi hại (thực trạng của vấn đề cần bàn luận, chứng minh bằng các dẫn chứng) - Ý 3: Chỉ ra nguyên nhân. - Ý 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội đó (đồng tình, không đồng tình, cần có biện pháp như thế nào). C. Kết bài: - Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận. - Bài học rút ra cho bản thân. 2. Phần 2: Luyện tập Câu 1 (3 điểm): Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của anh (chị) về câu nói sau: Tình thương là hạnh phúc của con người. Câu 2 (3 điểm): Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) phát biểu ý kiến của anh (chị) về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Câu 3 (3 điểm): “Sống đẹp” đâu phải là những từ trống rỗng Chỉ có ai bằng đấu tranh, lao động Nhân lên vẻ đẹp cuộc đời Mới là người sống cuộc sống đẹp tươi. Những vần thơ trên của thi hào người Đức G.Bêkhe gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về sự phấn đấu của tuổi trẻ học đường hiện nay. Hãy viết một viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị). Câu 4 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về truyền thống tôn sư trọng đạo trong nhà trường và xã hội hiện nay Câu 5 (3 điểm): “Giá trị của con người không ở chân lí người đó sở hữu hoặc cho rằng mình sở hữu, mà ở nỗi gian khó chân thành người đó nhận lãnh trong khi đi tìm chân lí” (Lét-xinh). Từ câu nói trên, anh (chị) suy nghĩ gì về thành công và thất bại trong hành trình tìm kiếm những giá trị cao đẹp của đời sống con người. Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị). Câu 6 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu nói:“Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” (Nguyễn Bá Học). Câu 7 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về câu danh ngôn :“Bạn là người đến với ta khi mọi người đã bỏ ta đi”. Câu 8 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng vô cảm trong một bộ phận thanh niên, học sinh hiện nay. Câu 9 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng hút thuốc lá trong học sinh hiện nay. Câu 10 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng vi phạm giao thông của một số học sinh hiện nay. Câu 11 (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng nghiện Ka-ra-ô-kê và In-tơ-nét trong nhiều bạn trẻ hiện nay. Câu 12. (3 điểm): Mặc dù biết là sai, song nhiều học sinh vẫn học “tủ” dẫn đến những kết quả không mong muốn trong các kì thi. Anh (chị) hãyviết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng đó. Câu 13. (3 điểm): Anh (chị) hãyviết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về lòng dũng cảm. Câu 14. (3 điểm): Anh (chị) hãyviết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về lòng tự trọng Câu 15. (3 điểm): Anh (chị) hãyviết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về sự tự tin Câu 16. (3 điểm): Anh (chị) hãyviết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về lòng nhân ái Câu 17. (3 điểm): Anh (chị) hãyviết một bài văn ngắn ( khoảng 400 từ) bàn về tinh thần trách nhiệm. … Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết một số câu: Câu 1 A. Mở bài Bắt đầu bằng một câu chuyện bạn gặp trên đường phố (hành động không đẹp của một cô cậu thanh niên đối với người già) - Nhìn cảnh ấy tôi chợt hỏi phải chăng các bạn ấy không biết “Tình thương là hạnh phúc của con người”. B. Thân bài Ý 1: Thế nào là tình thương? Tình thương là tình cảm cao quý nhất giữa con người với con người trong cuộc sống. Là sự bảo ban, chăm sóc khen ngợi kịp thời; là sự sẻ chia động viên giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. Tình thương phải bắt đầu từ trái tim chứ không phải là sự thương hại, sự thương hại không bắt nguồn tự sự yêu mến mà nó nảy sinh từ cái nhìn của một người có thế đứng cao hơn. Ý 2: (biểu hiện) + Đã là con người ai cũng muốn được yêu thương, để được sống vui vẻ, hạnh phúc, có nghị lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc đời. Yêu thương sẽ giúp con người tự tin hơn trong cuộc sống. + Không chỉ được người khác yêu thương mà còn cần phải biết yêu thương người khác, nếu bản thân không dành tình yêu thương cho mọi người thì cũng sẽ khó nhận được tình yêu thương lâu dài từ người khác. + Yêu thương và được yêu thương dường như là tất cả ý nghĩa của cuộc sống. Con người sẽ cảm thấy mình là người có ích khi đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người. + Bác Hồ của chúng ta đã dành cả tình yêu thương bao la của mình cho nhân loại, điều ấy được nhà thơ Tố Hữu viết: Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa Chỉ biết quên mình cho hết thảy Như dòng sông chảy nặng phù sa + Chúng ta luôn nhận được tình yêu thương từ cha, mẹ, thầy cô ngược lại chúng ta cần đáp lại tình yêu thương ấy bằng chính những lời nói lễ phép, những hành động có ý nghĩa nhất là trong học tập + Tấm gương Nguyễn Hữu Ân Ý 3: phê phán những người sống thiếu tình thương. VD : Có một bộ phận các cá nhân ngày nay đang quay lưng lại với những người mang di chứng chất độc màu da cam… Ý 4: Tình yêu thương là tình cảm hồn nhiên, nguyên thủy nhất của con người. Tình cảm ấy là cội nguồn cho mọi lẽ sống. Nhờ nó nhân loại vượt qua được những định kiến xấu xa trên đời, để con người thực sự “người” hơn . C. Kết bài M. Gorki nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương”. Đừng bao giờ biến trái tim mình trở thành một Bắc cực thứ 2, tình yêu thương luôn có trong mỗi con người, mỗi người cần có ý thức vun đắp và phát huy trong những tình huống cụ thể. Tình yêu thương chỉ có giá trị trong hành động, chỉ khi ấy con người mới thực sự hạnh phúc và xã hội, cuộc sống của mỗi cá nhân sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Câu 2: A. Mở bài: - Vấn đề học tập và mục đích của việc học từ xưa đến nay luôn được mọi cá nhân và xã hội đề cao, quan tâm. - Học để làm gì? Mục đích của việc học ra sao? Xưa nay đã có nhiều cách cắt nghĩa: “Học đi đôi với hành”, “Học, học nữa, học mãi”… - Ý kiến do UNESCO đề xướng có ý nghĩa khái quát cao nhấn mạnh được mối quan hệ giữa học và hành, đúc kết được nhiều quan điểm về giáo dục của nhân loại. B. Thân bài Ý 1: Giải thích ngắn gọn nội dung nhận đinh - Học để biết, tức là hiểu, nắm vững tri thức của nhân loại. - Học để làm : Vận dụng những kiến thức đã học vào trong cuộc sống. - Học để chung sống: Mục đích cuối cùng của mọi hoạt động học tập rèn luyện của con người là để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn cho mình và cho xã hội. - Học để tự khẳng định mình: qua quá trình học tập, con người tự hoàn thiện nhân cách, khẳng định sự tồn tại, ý nghĩa của mình trong cuộc sống, trong lòng mọi người. Ý 2: Phân tích mặt đúng nhận định. - Có thế thấy rất rõ 2 vế của nhận định: vế 1- học để biết, nhấn mạnh đến tính lí thuyết. Mỗi người cần phải học để tiếp thu tri, lĩnh hội tri thức của nhân loại. Tri thức về khoa học tự nhiên và tri thức về khoa học xã hội. Các tri thức này có vai trò quan trọng cho việc hình thành nên nhân cách và trí tuệ cho con người. Còn vế thứ 2 của nhận định: học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình nhấn mạnh đến tính thực hành của việc học. Mỗi người cần phải ý thức rất rõ học đi đôi với hành, phải biết vận dụng những điều mình học để giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Mặt khác, học để chung sống với mọi người, không chỉ học kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn là vấn đề văn hóa, ứng xử, khả năng giao tiếp… Nếu không học thì con người sẽ không có những tri thức tối thiểu để hòa nhập với cộng đồng. Chẳng hạn, trong thời đại nền kinh tế tri thức, nếu không học chúng ta khó có thế tiến kịp với các nước trên thế giới.Và đối với bản thân mỗi người, học chính là cách để khẳng định sự tồn tại, sự có mặt của mình trong cuộc sống. - Trong lịch sử đã có những tấm gương: Bác Hồ, Nguyễn Ngọc Kí… Ý3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch Trong cuộc sống có không ít kẻ học chỉ nhằm mục đích vinh thân, phì gia. Học chỉ là để có bằng cấp mong có cơ hội thăng quan tiến chức, đâu biết rằng quá trình học tập là quá trình tự hoàn thiện nhân cách của mình. Ý 4: Quá trình học tập là con đường tích lũy kiến thức, rèn luyện, tu dưỡng, biến tri thức nhân loại thành tri thức, vốn sống, kĩ năng sống của mình. Mục đích của học tập không dừng lại ở tri thức khoa học, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp mà điều quan trọng hơn nữa đó là quá trình rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lối sống. Có như vậy mới có thể chung sống tốt với mọi người, trở thành người có ích. C. Kết bài:- Câu nói có ý nghĩa sâu sắc và thiết thực; Liên hệ bản thân 1. Mở bài: Một khi trái đất vẫn không ngừng quay, mặt trời vẫn không thôi tỏa nắng, thì mỗi ngày là một cơ hội mới cho chúng ta. Con đường ngắn nhất để thoát khỏi gian nan là đi xuyên qua nó và bạn sẽ thấy mình ở một bậc cao hơn sau mỗi lần vượt qua được nghịch cảnh. Những lúc ấy, bạn đừng quên câu danh ngôn "Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn". (Danh ngôn Nam Phi - dẫn theo Quà tặng cuộc sống) 2. Thân bài: a. Giải thích: - Mặt trời: tượng trưng cho sự sống, ánh sáng mang một vẻ đẹp rực rỡ, ấm áp, hạnh phúc. - Hướng về phía mặt trời: hướng về sự sống tràn ngập niềm vui, ánh sáng, nơi tồn tại những điều tốt đẹp. - Bóng tối sẽ ngả về sau lưng bạn: miêu tả một sự thật hiển nhiên rằng khi bạn hướng mình về phía ánh mặt trời thì bóng của bạn sẽ ngả về sau. Điều đó ngụ ý rằng, khi bạn suy nghĩ và hướng mình tới những điều tốt đẹp, thì những u ám, xấu xa, khó khăn hay thời kì tăm tối kia sẽ bị đẩy lùi, quên lãng và chìm vào quá khứ. - Đây là lời khuyên mọi người nên có một thái độ sống tích cực, một cái nhìn lạc quan, niềm tin vào tương lai, biết hy vọng và tạo cho mình hy vọng. b. Chứng minh: - Mỗi chúng ta luôn mong muốn cuộc sống tốt đẹp, trọn vẹn. Chúng ta có lý tưởng, có ước mơ, hoài bảo... về một gia đình êm ấm, một công việc thích hợp, một mức lương khá khẩm hay là một tình yêu sâu sắc, những người bạn chân thành. - Thế nhưng cuộc sống không là một đường thẳng tắp. Trong cuộc đời mỗi người hẳn phải đi qua những khúc quẹo, những thăng trầm, va vấp. Có đôi lúc, chúng ta tưởng chừng như cả thế giới đã quay lưng lại với chính mình, mọi thứ tồi tệ đến mức bạn không tìm được một điều gì để bám víu. Bạn thấy mình vô cùng cô đơn. - Tuy nhiên, nếu bạn đủ mạnh mẽ và dũng khí để "đi xuyên qua nó", bạn sẽ thấy cuộc sống luôn là một bữa tiệc dành riêng cho những người mạnh mẽ. Bạn đủ dũng khí để đối diện, đủ mạnh để đương đầu. Khi bạn suy nghĩ lạc quan hơn, tích cực hơn, bạn hướng mình về những điều tốt đẹp, bạn có động lực, mục đích cũng như là sự phấn chấn, cùng niềm tin mãnh liệt, đẩy lùi sự sợ hãi, tuyệt vọng... - Dẫn chứng Tôi biết một Donald Trump - một nhà tỷ phú nổi tiếng từng phá sản bốn lần. Thế nhưng, ông đã thành công khi vực dậy công ty mình dẫu có lúc tưởng chừng như vô vọng. Nếu không hướng về những điều tích cực, khát khao, ước mơ tốt đẹp mà chỉ trượt dài trong nỗi thất vọng, thì liệu ông có thành công gây dựng lại sự nghiệp của chính mình? Bóng tối không chỉ phải trốn sau Donald Trump, mà còn phải nép mình sau chị Phạm Thị Huệ - anh hùng Châu Á - một trong những người bị nhiễm HIV dám công khai thân phận của mình. Với dũng khí và một nghị lực mạnh mẽ, ý chí kiên định cùng sự lạc quan, chị Huệ luôn hướng về phía mặt trời - nơi tồn tại những hoài bảo cao đẹp và tươi sáng nhất. Người phụ nữ được tạp chí Time của Mỹ bình chọn là "anh hùng Châu Á" này khiến mọi người phải cảm thấy cảm phục trước tinh thần lạc quan của chị. Sự lạc quan của vị "anh hùng" này không chỉ giúp chị đẩy lùi bóng tối đeo bám mình mà còn tiếp sức, soi sáng cho nhiều hoàn cảnh khác cùng cảnh ngộ. ... c. Mở rộng: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người ta dễ bị cuốn vào guồng quay vội vã, tất bật và việc bị áp lực đè nặng là không thể tránh khỏi. Vậy nên, thay vì lạc quan và tìm cách vượt qua, một số người vẫn chưa đủ sức để kiểm soát cảm xúc của chính mình. Họ sống những ngày dài trong trạng thái tiêu cực, luôn tự trách hay lo lắng hằng đêm, khiến cho cuộc sống chìm trong bầu không khí căng thẳng, u ám và tối tăm. Họ quên rằng khi "hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngã về sau". Vì thế, họ đánh mất đi những ngày hạnh phúc và cơ hội để vượt lên một tầm cao mới. d. Bài học: - Nhận thức: Câu danh ngôn là một hành trang cần thiết cho mỗi chúng ta, là một lời khuyên đúng đắn: phải luôn lạc quan và tin tưởng. - Hành động: Chúng ta cần suy nghĩ lạc quan hơn, sống tích cực và trân trọng từng giây phút được sống, nhất là tuổi trẻ. Mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình một "tinh thần thép", cố gắng vượt qua những giới hạn. Mỗi người đều cần có ước mơ, hoài bảo, lý tưởng sống đúng đắn và kiên định theo đuổi, làm động lực để vượt qua gian nan, thử thách. Cũng như: "Khi một cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác sẽ mở ra". hay "Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường". ĐỀ BÀI: Calderon từng nói “Tất cả kho tàng trên trái đất không thể nào so sánh nổi với hạnh phúc gia đình”. Anh chị có suy nghĩ gì về câu nói trên. I – ĐỊNH HƯỚNG CHUNG 1. Tìm hiểu đề Dạng đề: Nghị luận xã hội, nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Đối tượng nghị luận: Hạnh phúc gia đình. Nội dung đề: Vai trò và ý nghĩa của hạnh phúc gia đình đối với con người. 2. Tìm ý Tìm hiểu các khái niệm xoay quanh vấn đề được đặt ra trong đề như “kho tàng”, “hạnh phúc gia đình”. So sánh, khái quát hóa, dẫn chứng thực tiễn. II – DÀN Ý CHI TIẾT 1. Mở bài: a) Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Dẫn từ câu nói của Calderon. b) Đánh giá sơ bộ: Hạnh phúc gia đình thật sự quý giá hơn bất kì kho tàng nào trên trái đất. Bởi vì hạnh phúc gia đình là kho tàng vô hạn, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần cho con người mà hơn hết nó còn là mục tiêu mà con người luôn muốn hướng đến để đạt được. 2. Thân bài a) Giải thích: - Kho tàng toàn bộ tài sản tinh thần quý giá. - Vì sao nói tất cả kho tàng trên Trái Đất không thể nào so sánh nổi với hạnh phúc gia đình? + Hạnh phúc gia đình là một thứ mà phải dùng thời gian, tâm huyết và cả tình cảm thiêng liêng, cao cả vun đắp từng ngày mới có được. + Hạnh phúc gia đình không dễ đạt được giữ gìn lại càng khó hơn. Đôi khi, chỉ cần một hành động thôi, dù lớn hay nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. b) Biểu hiện: - Hạnh phúc gia đình là tài sản của mỗi gia đình, mỗi cá nhân. Trong khi nhiều kho tàng khác có thể được tạo nên từ những giá trị tinh thần của nhiều cá nhân hợp lại. - Hạnh phúc gia đình được ươm mầm từ hạt giống yêu thương, được chăm sóc bằng tình yêu thương, lòng bao dung, sự thông cảm và cả sự bảo bọc, che chở lẫn nhau. Trong khi các kho tàng khác chỉ được tạo nên từ sự tập hợp các giá trị văn hóa tinh thần. c) Bàn luận: Hạnh phúc gia đình và mọi kho tàng khác đều cần được bồi đắp, bổ sung thêm nhưng sự bồi đắp và bổ sung ấy có sự khác biệt và điểm khác biệt đó cũng chính là sự quý giá của hạnh phúc gia đình: + Hạnh phúc gia đình được bồi đắp bằng tình yêu thương, như vậy nó cũng như hạt giống được ươm mầm được chăm sóc, rồi lớn lên thành cây. Nếu như chăm sóc tốt thì cao lớn thành cây đại thụ xum xuê cành lá ví như hạnh phúc tròn đầy, gia đình thêm gắn kết. Còn nếu như chăm sóc không tốt thì như cây non yếu ớt, gió lay dễ đổ ví như hạnh phúc nhạt nhòa, tình cảm chóng rạn nứt. + Hạnh phúc cũng cần được bảo vệ bởi lòng kiên định, sự cảm thông, sẻ chia ví như tòa thành vững chãi bao bọc lấy ngôi nhà bé nhỏ khỏi bão táp, phong ba. + Kho tàng thì khác, nó chỉ cần được bổ sung bằng cách cho ra những sản phẩm tinh thần, được phát triển bằng việc đón nhận và bảo vệ bằng cách duy trì, phổ biến rộng rãi và chống mai một. d) Bàn luận mở rộng: - Hạnh phúc gia đình, quý giá và đáng trân trọng nhưng không bao gồm sự ích kỉ, đôi khi là níu giữ một điều gì đó xa vời, hay cố chấp bắt buộc người khác tạo dựng một điều gì theo ý của mình mà không màn đến cảm nhận của họ. - Hạnh phúc gia đình được vun trồng bằng tình yêu thương thể hiện đúng cách, đúng hoàn cảnh và đúng thời điểm. Đừng để nó đi vào con đường lầm lạc nếu không thì cái tưởng chừng như hạnh phúc lại hóa ra bi kịch không lối thoát. e) Bài học về nhận thức và hành động: - Hạnh phúc gia đình luôn luôn quý giá hơn bất kì kho tàng nào trên trái đất. Hạnh phúc gia đình là phải vất vả vun đắp và tất nhiên thành quả nhận được chính là hoa thơm quả ngọt. - Hạnh phúc gia đình là thứ quý giá, không dễ gì mà có nên phải hết sức trân trọng nó, cho dù bất kì hoàn cảnh nào cũng phải nắm giữ đừng để nó xuất hiện một vết nứt nào, dẫu đó là tòa thành kiên cố thì nhiều vết nứt thì rồi cũng có ngày phải sụp đổ mà thôi. 3. Kết bài: a) Đánh giá lại câu nói của Calderon. b) Đưa ra lời nhắn nhủ. Đề bài: Anh (chị) nghĩ như thế nào về câu nói: "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố" (Trích nhật kí Đặng Thùy Trâm) Dàn ý chi tiết: A. Mở bài Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Câu nói của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. B. Thân bài 1. giải thích + Giông tố: những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con người trong cuộc sống. + Cúi đầu: đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại → Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc đời, dám chấp nhận giông tố 2. Bàn luận + Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của câu nói: cuộc đời con người thường có nhiều khó khăn, thử thách, thăng trầm +Phân tích,chứng minh, đánh giá biểu hiện -Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành công – thất bại, hạnh phúc – khổ đau,…. -Phải trải qua giông tố giúp con người trưởng thành, vững vàng về mọi mặt (tự hiểu về mình, cuộc sống, có kinh nghiệm,…) -Vượt qua khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, song ta phải luôn luôn dũng cảm đối mặt, không được hèn nhát, nao núng, né tránh. +Bàn bạc vấn đề: -Nhưng để làm được điều đó, con người cần có bản lĩnh, nghị lực, kỹ năng, tri thức. -Trong thực tế cuộc sống, có biết bao những tấm gương về những con người có nghị lực, bản lĩnh, vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh (các tấm gương xưa và nay). – Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh. Bên cạnh đó, ta không khỏi đau lòng cho những người, đặc biệt là các bạn trẻ thiếu nghị lực, bản lĩnh, sống ích kỷ, dựa dẫm. - Chỉ rõ tác hại của việc sống thiếu nghị lực, bản lĩnh (ảnh hưởng đến bản thân, gia đình, xã hội,..) 3. Bài học nhận thức, hành động -Muốn thành công, con người phải trải qua nhiều sóng gió. Trước sóng gió, mỗi người phải tự vươn lên bằng niềm tin và nghị lực bản thân, vượt qua những yếu đuối, hèn nhát của chính mình – Gian nan chính là môi trường rèn luyện, tôi luyện ý chí của con người – Nếu có ý chí nghị lực, vượt khó thì công việc nào cũng đi đến đích C Kết bài Đánh giá lại câu nói của bác sĩ Đặng Thùy Trâm Đưa ra một thông điệp tương tự Đề bài: Một số bạn trẻ ngày nay đang nghiện internet. Đó là hiện tượng nhức nhối của xã hội. Cũng là một bạn trẻ, em có suy nghĩ gì ? Hãy trình bày suy nghĩ của mình. * Mở bài: - Nêu vấn đề: Nghiện internet ở giới trẻ. Là hiện tượng gây nhức nhối trong xã hội. - Đánh giá và nêu nhận xét chung. * Thân bài: - Thực trạng về vấn đề: + Dần trở thành một thói quen khó bỏ. + Sao lãng thời gian sinh hoạt thường ngày, dành quá nhiều thời gian cho việc “ lang thang “ trên các trang mạng xã hội. + Cảm thấy khó chịu, bực tức khi không thể lên mạng. + Đòi hỏi những thiết bị máy tính hay những phần mềm mới. + Gây áp lực lớn cho gia đình, bạn bè và cho xã hội. + Trở thành căn bệnh tâm lí trên toàn thế giới. + Chơi game online và tham gia các trang mạng xã hội lớn ( Facebook, ... ) là một dạng của nghiện internet và đang rất phổ biến trong giới trẻ. - Nguyên nhân: + Sự buông lỏng, thiếu quan tâm của gia đình. + Do bạn bè rủ rê. + Do thói quen tò mò những trò chơi mới. - Hậu quả: +Lãng phí thời gian. + Ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lí, học hành và công việc. + Tách biệt với thế giới bên ngoài, sống cô lập trước màn hình máy tính. + Tương lai dần trở nên “ mù mịt “. +Lặn vào những "chatroom" hay chơi những trò chơi bạo lực. + Nêu một số ví dụ để chứng minh ( liên hệ với bản thân, với những trường hợp thực tế xung quanh ). - Giải pháp: + Xây dựng một mạng lưới trung tâm tư vấn về nghiện Internet, cùng với các chương trình điều trị + Không được phủ nhận vai trò của tích cực của Internet trong đời sống xã hội, nhưng cần có những định hướng đúng đắn. + Sắp xếp một thời gian biểu khoa học. + Liên hệ bản thân. * Kết bài: - Khái quát lại vấn đề. - Rút ra bài học cho bản thân. ĐỀ BÀI: Anh (chị) có nhận xét gì về văn hóa giao tiếp của người Việt trong thời buổi hiện đại. I – ĐỊNH HƯỚNG CHUNG 1. Tìm hiểu đề Dạng đề: Nghị luận xã hội, nghị luận về một hiện tượng đời sống. Đối tượng nghị luận: Vấn đề văn hóa giao tiếp trong thời buổi hội nhấp với thế giới. Nội dung đề: Đánh giá thực trạng xã hội về phương thức giao tiếp của người Việt. 2. Tìm ý Tìm hiểu khái niệm “văn hóa giao tiếp”, “phương thức giao tiếp”. Nhận định rõ các lợi ích và tác hại cũng như biểu hiện, thực trạng vấn đề. Giảng giải nguyên nhân – kết quả và tìm ra hướng giải quyết thích hợp. 3. Phương pháp Áp dụng các thao tác lập luận đã được học nhằm làm sáng tỏ, mở rộng nội dung phạm vi bàn luận. II – DÀN Ý CHI TIẾT 1. Mở bài a) Dẫn dắt vào vấn đề: Công nghệ số đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến cách thức mà người ta giao tiếp và thậm chí kể cả văn hóa giao tiếp cũng đang dần thay đổi do sự ảnh hưởng từ thời đại số hóa thông tin. b) Đánh giá sơ bộ: Giao tiếp bằng công cụ số hóa đã mang lại những hiệu quả tích cực đáng ghi nhận thế nhưng việc thay thế hoàn toàn việc giao tiếp thông thường bằng công cụ số đang để lại những hệ lụy không nhỏ trong xã hội hiện tại. 2. Thân bài a) Giải thích, nhận định vấn đề Văn hóa giao tiếp là gì? - Văn hóa giao tiếp là những qui tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi người hiểu nhau hơn. - Văn hóa giao tiếp đã trở thành nghệ thuật bởi nó bao hàm những kĩ năng mà đòi hỏi muốn giao tiếp tốt, con người phải rèn luyện, áp dụng vào mọi hoàn cảnh thì mới cải thiện được. Văn hóa giao tiếp trong bối cảnh hiện đại: - Đổi mới hoàn toàn: + Văn hóa giao tiếp đang ngày càng biến đổi. + Dẫn chứng: Nếu như vài thập niên trước, việc trao đổi thông tin được thực hiện bằng cách giao tiếp thông thường như đối thoại trực tiếp, nhờ chuyển tải, viết thư tay thì giờ đây, việc giao tiếp đã trở nên cực kì đơn giản bởi chỉ cần cằm trên tay chiếc smartphone, ấn vài nút thì đã hoàn tất việc kết nối. - Bị chi phối hoàn toàn bởi công nghệ số: + Văn hóa giao tiếp trở nên dễ dàng như vậy chính là nhờ vào sự phán triển ngày một mạnh mẽ của công nghệ số hóa. + Dẫn chứng: Với chiếc smartphone, việc kết nối đã trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết thậm chí là kết nối từ lục địa này sang lục địa khác. Từ bước tiến vượt bậc với công nghệ thư điện tử, giờ đây công nghệ số đã vươn xa hơn nữa để tiến đến những ứng dụng thông tin cực kì dễ tiếp cận để phục vụ nhu cầu số hóa cũng như trao đổi thông tin. b) Bàn luận Lợi ích của công nghệ số trong việc đổi mới phương thức giao tiếp và trao đổi thông tin: - Việc giao tiếp giữa con người với con người trở nên số hóa, nhờ các công cụ số việc giao tiếp của con người với con người đã không còn bị giới hạn bởi khoảng cách. - Việc trao đổi thông tin cũng ngày một đơn giản hơn, không những thuận tiện, không tốn kém mà còn rất nhanh so với các phương thức trao đổi truyền thống, đem lại những hiệu quả thiết thực trong các hoạt động thường ngày của con người. Hệ lụy mà công nghệ số để lại trong quá trình chuyển đổi văn hóa giao tiếp: - Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp qua công nghệ số: + Giao tiếp thông qua công cụ số đã làm mất đi những tính chất đặc trưng của giao tiếp trực tiếp bao gồm sự cởi mở trong giao tiếp, sự chia sẻ và cả việc biểu đạt cảm xúc cũng số hóa bằng các biểu tượng được cung cấp bởi các dịch vụ tiện tích, thay vì việc biểu đạt cảm xúc ấy chỉ được thể hiện thông qua ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể. + Thực trạng vấn đề: * Gia đình bị ngăn cách bởi một bức tường “số” mỗi người mỗi góc, cứ cắm mặt vào màn hình tivi, smartphone, máy tính bảng hay laptop. Chỉ trong vòng chưa đến mười năm, cuộc xum họp gia đình đã trở nên nhạt nhòa và vô vị tới mức nhàm chám. Chỉ còn những tiếng tin nhắn hay thông báo từ các công cụ số, mỗi người vẫn cứ đắm chìm trong thế giới riêng của mình, không ai nhìn nhau hay nói bất cứ một điều gì, hoặc dẫu cho có nói thì cũng chưa đến hai ba câu thì lại quay về với màn hình smartphone. * Trong những quán cà phê, nhà hàng, quán ăn, trong những cuộc họp mặt bạn bè, đã không còn xa lạ gì với việc ai ai cũng cằm trên tay chiếc smartphone, nhìn chăm chăm vào màn hình và đôi khi còn cười khúc khích. Thay vì nói trực tiếp vì họ chọn cách nói thông qua công cụ số bởi họ cho đó là tiện lợi, nhanh chóng. Bởi vậy mà mặt đối mặt mà vẫn cứ sử dụng công cụ số để trò chuyện cũng nhau. * Ngoài ra, còn có những hiện tượng “phát triển từ vựng” đầy sáng tạo trong giới trẻ hiện đại. Teencode, viết tắt, dùng kí hiệu đã trở nên quá quen thuộc với giới trẻ. Thậm chí khi bố mẹ cũng giao tiếp thông qua công cụ số, các teen vẫn cứ dùng lối tiếng Việt mới khiến cho bố mẹ không biết ngôn ngữ này xuất phát từ đâu mà con mình học được thế. + Những hậu quả khôn lường: * Trẻ chậm phát triển một số kĩ năng giao tiếp thông thường bởi việc cxho trẻ sử dụng công nghệ số quá sớm. Đồng thời, việc bố mẹ, người thân ngày ngày cứ cắm mặt vào smartphone, máy tính cũng góp mặt vào vấn đề trên. * Các mối quan hệ trở nên lỏng lẻo, xa cách. Xuất hiện hiện tượng yêu thương ảo, nhạt nhòa và vô vị. * Tiếng Việt “biến thể” đã làm mất đi sự trong sáng vốn có của tiếng Việt, khiến tiếng Việt ngày một nghèo nàn, mất đi giá trị vốn có của nó. c) Những giải pháp cụ thể Hạn chế giao tiếp bằng công cụ số. Tích cực tham gia các hoạt động thực tiễn ngoài trời để tình cảm giữa con người với con người ngày thêm khắng khít, chân thành hơn. Đừng để trẻ tiếp cận công cụ số quá sớm, hãy giao tiếp cùng trẻ nhiều hơn để trẻ cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ, đồng thời trẻ cũng có thể phát triển được các kĩ năng giao tiếp cơ bản. Không nên dùng teencode quá nhiều, hãy dùng tiếng Việt chuẩn trong đời sống thực cũng như ngôn ngữ trên thiết bị số, hành động đó chính là một hình thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. d) Bàn luận mở rộng Hạn chế tiếp xúc với công cụ số thế nhưng không phải là tuyệt nhiên không động đến. Việc cách biệt với công nghệ số trong giao tiếp sẽ đẩy con người đi đến sự lạc hậu, tuột hậu so với thời đại, làm hạn chế khả năng cũng như tốc độ tiếp cận thông tin. Đừng cấm trẻ sử dụng công nghệ mà nên hạn chế việc trẻ sử dụng nó. Bởi nếu không vận dụng công nghệ số trẻ cũng sẽ chậm chạp trong việc xử lí thông tin số, ảnh hưởng đến những kĩ năng sử dụng công nghệ trong tương lai. e) Bài học về nhận thức và hành động Công nghệ số là một điều kì diệu mà nhân loại đạt được nhưng phải hết sức thông minh trong việc sử dụng nó bởi nếu đã sai lầm trong việc sử dụng công nghệ số sẽ đem đến những hệ lụy khó có thể cứu vãn được. Bởi vậy cần cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng công nghệ số, đó là một phương tiện đưa con người đến gần với nhau nhưng cũng là tác nhân khiến con người thêm xa cách. 3. Kết bài a) Đánh giá lại về vấn đề b) Đưa ra lời nhắn nhủ Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay. Dàn ý chi tiết: A. Mở bài _ Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay. _ Đánh giá khái quát, nêu những nhận xét chung. B.Thân bài 1.Giải thích _ Thế nào là bệnh vô cảm: + Người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng,thờ ơ, làm ngơ trước những điều xấu xa hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động … + Nhìn thấy điều xấu, điều ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ. Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú . + Vô cảm không chỉ với con ng mà còn là sự vô cảm với cái đẹp: thiên nhiên, khoảnh khắc,... => Vô cảm đang làm mất đi 1 điều vô cùng thiêng liêng và quý giá: là tình thương yêu giữa con người với con người. 2.Thực trạng _ Biểu hiện của bệnh vô cảm: + Thờ ơ trước mọi việc xảy ra trước mắt mình. + Không biết phân biệt cái đẹp, cái xấu. + Luôn có những suy nghĩ tiêu cực trong 1 tập thể . + Chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, nghĩ đến cái tôi riêng của mình mà vô tình làm tổn thương bao người khác. ( Nêu những dẫn chứng cụ thể hiện nay: trong gia đình, ngoài xã hội, đặc biệt là giới trẻ,…) => Phê phán những biểu hiện và thực trạng xấu đồng thời tuyên dương những biểu hiện thực trạng tốt. 3.Nguyên nhân: _ Khách quan: + Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vật chất ngày càng tăng cao. Trước những giá trị vật chất hào hoa phù phiếm, con người ta dễ dàng đánh mất đi những phẩm chất tốt đẹp vốn có. + Ảnh hưởng từ gia đình: những đứa trẻ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Sinh ra và lớn lên trong một môi trường thiếu tình thương yêu, thiếu sự quan tâm đùm bọc, sẻ chia từ những người thân thiết. ........ vv ..... _ Chủ quan : + Do sự ích kỉ của mỗi cá nhân, do cái tôi quá cao. + Thiếu ý thức, thờ ơ với suy nghĩ:" Đó không phải việc của tôi!" .... vv ..... ==> Dù khách quan hay chủ quan, thì căn bệnh này đang dần lây lan rất nhanh, đặc biệt là với giới trẻ. 4. Tác hại: _ Nó có sức tàn phá ghê gớm cho người bệnh lẫn người xung quanh. _ Đi ngược lại với truyền thống của cha ông ta từ xưa đến nay. _ Làm con người trở nên ích kỉ, thực dụng. _ Phá hoại những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội. _ Tự tạo ra vỏ bọc cho bản thân mình. Vô cảm với người khác đồng nghĩa với việc tự tách mình ra khỏi một tập thể, lâu dần chúng khiến ta tự cô lập, lạc lõng ngay trong gia đình, kể cả với những người thân yêu nhất của ta. _ Làm trái tim trở nên chai sạn, cảm xúc bị chai lì, và tâm hồn chẳng thể tươi đẹp, nở hoa. .... ( Hãy nêu ra những tác hại khác mà bạn cho là hợp lí) 5.Cách khắc phục: ( Vì là bệnh nên luôn có thuốc chữa trị =))) ) _ Để bài văn được logic thì nên tìm những biện pháp phù hợp với từng nguyên nhân. _ Mở rộng lòng mình, học cách yêu thương nhiều hơn, học cách cho đi mà không cần nhận lại. _ Sống thật tích cực với những suy nghĩ lạc quan nhất về cuộc sống này. ==> Đưa ra bài học nhận thức và hành động: Bệnh vô cảm đang là căn bệnh nan y tàn phá xã hội hiện này và mỗi người chúng ta cần chung tay để loại trừ căn bệnh này ra khỏi xã hội cầng sớm càng tốt. ( Ngoài ra bạn nào có bài học khác thì cứ nêu rõ nhé) _ Lật ngược lại vấn đề: Nếu sống như vậy, cuộc sống của ta sẽ trở nên như thế nào? ( Vui vẻ, hạnh phúc,....) * 1 số câu nói, tấm gương có thể cho vào bài viết để thêm sinh động: _ Trịnh Công Sơn:" Sống trong đời sống/ Cần có 1 tấm lòng / Để làm gì em biết không ? / Để gió cuốn đi..." _ "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình người." - Khuyết danh. _ Những chuyến từ thiện, những câu chuyện cảm động có thật về lòng nhân ái. C.Kết bài: _ Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: Bệnh vô cảm. _ Liên hệ bản thân. _ Đưa ra thông điệp kêu gọi mọi người: ==> Chúng ta đang sống trong một cuộc sống với tổng hòa rất nhiều mối quan hệ. Giữa người với người, giữa đồng loại với nhau, tại sao ta không thể dành tình yêu thương của mình cho nhau? Tại sao không thử mở lòng mình, không thử phá bỏ cánh cửa cũ kĩ xám ngoét đã khóa chặt tâm hồn mình với thế giới bên ngoài để mở lòng ra, để đón nhận tình yêu thương đang tràn ngập xung quanh nơi này? Hãy nhớ rằng, trao yêu thương sẽ nhận lại yêu thương. Và cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa, nếu con người ta biết học cách yêu thương. _______________________End_____________ Trên đây chỉ là gợi ý về dàn bài, khi viết người viết cần viết với cảm xúc chân thật nhất của mình, vì là nghị luận, nên hãy thoải mái bày tỏ những suy nghĩ, đánh giá của mình về vấn đề. Trong bài nhất thiết phải có những liên hệ đến thực tế đời sống, nêu ra những tấm gương có thực, những câu nói nổi tiếng để bài viết thêm sinh động, phong phú ~ <3 ~ #Gôn Bài tham khảo 2 I. Mở bài -Dẫn dắt nêu vấn đề nghị luận: Bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay II. Thân bài 1. Giải thích -“Vô” là không, “cảm” là cảm xúc => “Vô cảm”là không có cảm xúc với cuộc sống, với những gì đang diễn ra. Bệnh vô cảm đang diễn ra ngày càng phức tạp, trở thành một căn bệnh khó chữa. 2. Thực trạng -Trong gia đình: Vd: +Con cái chơi bời, phá phách, nghiện ngập, hút chích…trong khi bố mẹ lo kiếm tiền nuôi con. Hay là cảnh cha mẹ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” còn con cái thì vòi tiền để chơi bi-a, điện tử, đua đòi cùng bè bạn +Cuộc sống hôn nhân “vô cảm”: vợ đi làm kiếm tiền, trong khi đó chồng đi ngoại tình, rượu chè, cờ bạc, đánh đập vợ con… -Trong trường học: Vd: +Nhiều bạn học sinh dung cách học đối phó, không làm bài tập, không học bài…để đáp lại sự chỉ bảo tận tình của thầy cô. +Hay là khi các bác lao công vất vả làm sạch sân trường, thì các bạn học sinh lại vô tư xả rác bừa bãi. -Ngoài xã hội: Vd: +Hàng ngày, hang giờ trên đất nước ta vẫn xảy ra rất nhiều vụ tai nạn xảy ra, nạn nhân là những người rất cần sự giúp đỡ của những người khác. Vậy mà lại có những người lạnh lùng thờ ơ, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí còn có một số người lợi dụng lúc mọi người không chú ý mà lấy đi tiền bạc, của cải của người bị nạn. +Những vị quan chức nhận phong bì, nhận hối lộ, ăn bớt vật liệu…gây ảnh hưởng đến người dân. (Các bạn có thể lấy thêm các dẫn chứng khác) 3. Nguyên nhân -Nguyên nhân chủ quan: +Con người chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân, sống thiếu trách nhiệm. +Thế hệ trẻ chỉ lo đắm chìm vào thế giới ảo mà quên đi cuộc sống hiện thực, bỏ quên những giá trị chânthiện-mĩ. -Nguyên nhân khách quan: +Gia đình, nhà trường chưa giáo dục, quan tâm đến con em. +Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, luôn đề cao vật chất, gây ra những mặt tiêu cực về đạo đức con người. 4. Hậu quả -Bệnh vô cảm kéo con người xa nhau hơn,làm khoảng cách giữa con người với con người ngày càng lớn, từ đó con người trở nên vô tâm trước những bất hạnh của người khác. -Làm mất đi truyền thống tương thân tương ái của dân tộc… 5. Biện pháp -Mỗi người phải nhận thức và sống có trách nhiệm với chính bản thân cũng như với gia đình, xã hội và cộng đồng. -Gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ. -Phê phán thái độ thờ ơ, lạnh lùng và đề cao, ca ngợi những người giàu long vị tha, nhân ái. 6. Mở rộng vấn đề -Hằng năm trên đất nước ta có rất nhiều những nhà thiện nguyện là những viên chức, thanh niên, cơ quan đoàn thể…nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật… -Bên cạnh đó cũng có không ít cá nhân chỉ biết hưởng thụ thành quả của người khác, lạnh nhạt, thờ ơ với những người xung quanh. III. Kết bài -Khái quát lại vấn đề -Bài học Đề bài: Nghị luận về vấn đề bạo lực học đường trong giới học sinh sinh viên hiện nay. 1. Mở bài: - Nêu và khái quát vấn đề cần nghị luận ( bạo lực học đường trong giới học sinh sinh viên hiện nay ). - Nêu đánh giá, nhận xét chung ( có xu hướng tăng, đang là vấn đề nóng của xã hội ). 2. Thân bài: * Giải thích: - Bạo lực học đường là gì ? ( Những hành vi thô bạo, bất chấp đạo lý, xâm phạm thân thể người khác, ... ) - Tầm ảnh hưởng và hậu quả ( về thân thể, tâm lí ). * Hiện trạng: - Phổ biến, có xu hướng tăng. - Biểu hiện: + Xúc phạm, xỉ nhục, lăng mạ nhân phẩm, gây tổn thương tâm lý qua lời nói. + Xúc phạm thân thể ( đánh, tra tấn, hành hạ,... ). - Chứng minh: + Thông qua các thông tin, clip trên mạng. ( . Clip đánh bạn của nam, nữ sinh. . Học sinh có thái độ không đúng mực với giáo viên, bạn bè. . Giáo viên đánh đập, xúc phạm nhân phẩm của học sinh. . Lập các băng nhóm đánh nhau. ) + Liên hệ thực tế. * Nguyên nhân: - Lí do gián tiếp: đá đểu, nói xấu nhau trên mạng, thách thức, ... - Thiếu quan tâm của gia đình, ảnh hưởng từ trong gia đình. - Thiếu khả năng kiểm soát, hiểu sai lệch về quan niệm sống. - Do ảnh hưởng từ môi trường bạo lực ( phim ảnh, sách báo, ... ) - Xã hội thờ ơ, giải pháp thiếu thực tế. - Nhà trường chú trọng về dạy văn hóa, tập trung nhiều về chuyên môn, quên việc giáo dục đạo đức cho học sinh. - Tính hiếu động, hiếu thắng của tuổi vị thành niên, trưởng thành. * Hậu quả: - Nạn nhân: tổn thương thể tác, tâm lý, dè dặt, thiếu cảm an toàn. - Người gây ra bạo lực: + Ảnh hưởng đến tương lại, đạo đức. + Gây nguy hại cho xã hội. + Phát triển không toàn diện. + Bị xã hội lên án, xa lánh, căm ghét. * Giải pháp: - Nâng cao nhận thức, học cách kiềm chế thái độ và hành vi của mình. - Giữ cho trái tim luôn hướng thiện. - Ý thức được hậu quả do hành động mình gây nên. - Gia đình, nhà trường và xã hội cần có cách dạy dỗ răn đe đúng đắn, tuyên truyền, có biện pháp trừng phạt phù hợp kiên quyết. - Coi trọng việc dạy kĩ năng, đạo đức. * Mở rộng / Phản đề: - Không có thái độ hay suy nghĩ bi quan, " vơ đũa cả nắm". - Cần học và noi gương của những tấm gương tốt và hành động đẹp. - Hình thành thái độ sống đồng cảm, yêu thương và đùm bọc. - Phát huy những điều tốt đẹp, tính nhân ái. * Kết bài: - Khái quát lại vấn đề. - Rút ra bài học, quan niệm sống cho bản thân. Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về lòng khoan dung trong cuộc sống của mỗi con người. Dàn ý chi tiết: A. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lòng khoan dung trong cuộc sống của mỗi con người - Đánh giá khái quát: Là một trong những phẩm chất đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nó không chỉ dừng lại ở trong cuộc sống hàng ngày mà còn được thể hiện khá đậm nét trong văn học, nhất là ở những tác giả và tác phẩm lớn như là Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi. B. Thân bài: 1. Giải thích: Thế nào là khoan dung ? - Khoan dung là tha thứ, là sự rộng lượng đối với người khác, nhất là những người gây ra đau khổ cho mình. - Là thái độ, lẽ sống cao đẹp, là phẩm chất, đức tính tốt đẹp của con người. 2. Biểu hiện của lòng khoan dung - Khoan dung trước hêtd là cách ứng xử độ lượng; là biết hi sinh, nhường nhịn đối với người khác,... - Cao hơn, khoan dung là tha thứ cho những khuyết điểm, những lỗi lầm mà người khác gây ra cho mình hoặc xã hội. - Khoan dung đối lập với ích kỉ, với lòng đố kị, với định kiến, thành kiến, ... - Trong những trường hợp nhất định, khoan dung đôi khi phải là "thương cho roi cho vọt". 3. Vì sao trong cuộc sống phải có lòng khoan dung? - Vì dó là một phẩm chất cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng cần được thực hiện và ca ngợi. - Vì con người là "nhân vô thập toàn" nên cần được đối xử rộng lượng và nhân bản. - Vì khi ta tha thứ cho người khác thì chẳng những người đó có thể trở nên tốt đẹp hơn mà bản thân ta cũng được thanh thản. Xã hội cũng vì thế mà tốt đẹp hơn. 4. Liên hệ thực tế, mở rộng bàn luận - Khoan dung là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: + Ca dao: "thương người như thể thương thân" + Hồ Chí Minh "nâng niu tất cả chỉ quên mình" - Trong xã hội ngày nay, khoan dung càng phải được chú trọng vì: + Xu thế hội nhập đặt ra nhiều thách thức + Cuộc sống hiện đại với nhịp sống nhanh, con người dễ bị cuốn vào công việc mà vô tình quên đi những điều tốt đẹp... Hiện tượng vô cảm, thiếu trách nhiệm trong xã hội đang xảy ra phổ biến. - Khoan dung không có nghĩa là bao che, dung túng cho những việc làm sai trái. Đôi khi ta cũng cần khoan dung cho chính bản thân mình. 5. Bài học nhận thức và hành động - Thực hành lẽ sống khoan dung ngay từ những việc nhỏ, với những người xung quanh mình. - Tham gia các hoạt động cộng đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, gia đình và xã hội... C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: Lòng khoan dung đang là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nó cần được phát triển hơn nữa để xã hội trở nên tốt đẹp hơn. - Đưa ra thông điệp kêu gọi moi người. Đề bài: Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về mối quan hệ giữa tiền tài và hạnh phúc. *Gợi ý làm bài: 1. Giải thích - Tiền tài là cách gọi chung cho của cải và danh lợi. Nó thuộc giá trị vật chất, là những thứ có thể cân đong, đo đếm, có thể ước lượng, định vị. - Hạnh phúc là thứ vô hình, không thể cảm nhận trực tiếp bằng giác quan thông thường. Hạnh phúc là trạng thái viên mãn nhất, đẹp đẽ nhất, tuyệt vời nhất mà con người cảm thấy ở những hoàn cảnh nhất định. 2. Bàn luận về mối quan hệ giữa tiền tài và hạnh phúc - Quan niệm về tiền tài và hạnh phúc: + Xã hội phong kiến coi trọng tiền tài, danh vọng. + Xã hội hiện đại coi tiền tài và hạnh phúc là mục tiêu lớn nhất, quan trọng nhất, chúng không tách rời nhau mà hỗ trợ nhau tồn tại và phát triển. - Mối quan hệ giữa tiền tài và hạnh phúc: + Tiền tài là một trong những điều kiện xây dựng, duy trì hạnh phúc: ● Xét đến cùng, có tiền, cơ hội hạnh phúc đến với mọi người sẽ rộng mở hơn. ● Có tiền, hạnh phúc sẽ đầy đặn, tròn trịa hơn. + Tuy nhiên, tiền tài không hoàn toàn quyết định hạnh phúc: cũng có khi tiền tài viên mãn thì hạnh phúc lại đội nón ra đi. + Hạnh phúc là yếu tố kích thích để con người nhanh chóng đạt được tiền tài: ● Gia đình hạnh phúc là nền tảng vững chắc để mỗi thành viên yên tâm phấn trong lĩnh vực sự nghiệp của mình. ● Đằng sau sự thành công của mỗi người, thường có sự hậu thuẫn của một gia đình yên ấm. + Cũng có trường hợp con người có hạnh phúc nhưng không có tiền tài. - Vậy tiền tài là thứ quan trọng để chúng ta đi tới mục đích tối thượng của con người là hạnh phúc. Hạnh phúc mới là điều quyết định ý nghĩa cuộc sống. 3. Bài học nhận thức và hành động - Mỗi người nên tự đặt cho mình những mục tiêu nhất định trong sự nghiệp và nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. - Hãy cố gắng tìm cho mình những điểm tựa vững chắc về tinh thần và vật chất, càng nhiều càng tốt. #NLXH Đề bài: “ Dân tộc nhỏ phải có con dao lớn” ( Đa- gét- xtan của tôi – Ra-xun Gam- za- top) Ý kiến trên gợi cho anh /chị suy nghĩ gì về vị thế của dân tộc Việt Nam trong tiến trình hội nhập thế giới ? <3 share bài về tường + comment tahr <3 nhé DÀN Ý THAM KHẢO 1. Giải thích: Làm rõ vấn đề nghị luận qua ý kiến của Ra- xun Gam- za- top: - Dân tộc nhỏ : cần hiểu đúng về dân tộc mình – mặt mạnh, mặt yếu, vị thế đang ở đâu… - Con dao lớn : muốn đề cập đến vấn đề tầm nhìn, phương pháp tư duy… 2. Phân tích – chứng minh: (Những biểu hiện của vấn đề) Ý 1: Bản lĩnh dân tộc – “Dân tộc nhỏ” nhưng có “con dao to” - Mỗi dân tộc trong quá trình đi lên đều có những ưu thế, bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định; vấn đề là muốn phát triển phải biết mình, biết người. - Dận tộc Việt Nam tuy đất không rộng nhưng có truyền thống anh hùng, đoàn kết, có bề dày văn hóa, thông minh cần cù trong, giàu nghĩa nhân… Đó là những phẩm chất làm nên bản lĩnh một dân tộc. * Dẫn chứng: - Mạc Đĩnh Chi đi sứ, đối đáp thông minh, đầy bản lĩnh làm vua Nguyên phải nể trọng trí tuệ, khí phách của người Việt nên được phong là Lưỡng Quốc Trạng nguyên ; - Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, được thế giới tôn vinh là Danh nhân văn hóa thế giới - Ngày nay nhiều sinh viên học sinh vinh danh trong các kì thi Olympic quốc tế ;… - Thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy: tài năng di dời các công trình kiến trúc của ông đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Gần đây ông đã sang Philippines để thực hiện di dời một ngôi biệt thự rộng hơn 400 mét vuông sang một vị trí mới . Nhiều khách hàng ở một số nước khác cũng đã có lời mời ông. Thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy quả đã làm rạng danh tài năng và trí thông minh của người Việt dù ông xuất thân từ tầng lớp lao động …) - Qua bao thăng trầm của lịch sử, trong dựng nước cũng như giữ nước, dân tộc Việt Nam “ tuy nhỏ” nhưng thực sự có “ con dao lớn” ( tên nước Đại Cồ Việt, Đại Việt thể hiện tầm nhìn, khát vọng khẳng định vị thế dân tộc, việc Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, Nhà Trần với hào khí Đông A, Lê Thánh Tông với thời Hồng Đức hưng thịnh, vua Quang Trung với những chíến lược duy tân đất nước v.v… ) Ý 2: Vị thế Việt Nam trên trường quốc tế - “Dân tộc nhỏ” nhưng có “con dao to” -Việt Nam sau chiến tranh từng bước hội nhập và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Tất cả là nhờ đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta với những sách lược và chiến lược đúng đắn. + Ngày 28-7-1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á). Trong 15 năm qua, Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. + Từ ngày 20/9/1977, Việt Nam chính thức gia nhập Liên hợp quốc (LHQ). Trong 30 năm qua, Việt Nam đã tích cực và chủ động tham gia vào nhiều vấn đề toàn cầu, góp phần thực hiện các mục tiêu ưu tiên của LHQ như giữ gìn hòa bình, an ninh, giải trừ quân bị, phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường... Qua đó, vai trò của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế ngày càng được nâng cao, thể hiện qua việc Việt Nam là nước duy nhất được đề cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ đại diện cho châu Á trong nhiệm kỳ 2008-2009. + Ngày 11-1-2007, Việt Nam trở thành thành viên 150 của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ba năm qua, trên con đường hội nhập quốc tế, nước ta đã tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế, đồng thời, cải tiến nền hành chính quốc gia theo hướng hiện đại. 3. Đánh giá – mở rộng: - Ý kiến của Ra- xun Ga- za- top rất xác đáng : một dân tộc muốn phát triển phải có tầm nhìn, phải biết người biết ta. Câu nói trên có ý nghĩa tích cực đối với những dân tộc “ đất không rộng, người không đông”, hướng những dân tộc đang phát triển vươn tới hội nhập với một tâm thế tự tin. - Kiên quyết phê phán và đấu tranh với những gì cản trở con đường phát triển của đất nước ( tham nhũng, quan liêu, bệnh thành tích, nói một đằng làm một nẻo, …) 4. Bài học: * Nhận thức: - Mỗi công dân cần có khát vọng lớn, tầm nhìn xa nhưng không tách rời nguồn cội, phải kiên trì bền bỉ. - Phải biết tiếp nhận tinh hoa thời đại và biết chối bỏ những gì không phù hợp. * Hành động: - phải không ngừng học tập, rèn luyện những phẩm chất của con người thời đại mới: năng động, sáng tạo, chủ động, tự tin… để có thể biến mong muốn của Bác Hồ kính yêu là “ Non sông Việt Nam … sánh vai cùng các cường quốc năm châu…” trở thành hiện thực. - luôn có những kế hoạch cho tương lai bản thân và biết cách vươn tới những khát vọng lớn vì sự phát triển và phồn vinh của đất nước trong buổi hội nhập hôm nay. ĐỀ: “Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó Sao ta không tròn ngay tự trong tâm” (Trích tự sự - Nguyễn Quang Hưng) Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa được gợi ra từ hai câu thơ trên. Gợi ý: 1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thái độ của con người trước cuộc sống 2. Giải thích. - Méo mó- tròn: Đối lập với nhau - Cuộc đời: là xã hội, là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, cuộc đời là cái khách quan là hệ quả do con người tạo ra -Tâm: là cái vô hình ẩn nấp trong con người, cái khẳng định giá trị con người, cái chủ quan do con người quyết định. - Ta thường hay chê: thói đời thường hay chê bai, khinh chê. Chính cái chê của ta có khi nó khiến cuộc đời trở nên méo mó trước mắt ta. - Cuộc đời méo mó: cuộc đời không bằng phẳng, chứa đựng nhiều điều không như con người mong muốn. -Tròn tự trong tâm: cái nhìn, thái độ, suy nghĩ đúng đắn của con người cần tích cực, lạc quan trước cuộc đời cho dù hoàn cảnh như thế nào. => Cuộc đời thường hay méo, nên con người cần tròn ngay từ trong tâm, tránh chỉ chê bai, oán trách. 3. Bàn luận Bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn toàn là những điều tốt đẹp, thậm chí có vô vàn những điều “méo mó” (HS nêu dẫn chứng từ đời sống và lý giải để thấy được bản chất thật của cuộc đời) -Thái độ “tròn tự trong tâm” là thái độ tích cực, chủ động trước hoàn cảnh. Đây là thái độ sống đúng, làm đúng, không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công. Thái độ “tròn tự trong tâm” sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội (HS nêu dẫn chứng từ đời sống và lý giải để thấy được khi thái độ, suy nghĩ con người tích cực thì đem lại những giá trị gì? ) -Trong thực tế xã hội có những cá nhân có thái độ tiêu cực trước cuộc sống: “Ta hay chê” Đây là thái độ cần phê phán (HS nêu dẫn chứng từ đời sống và lý giải ) 4. Bài học nhận thức và hành động - Con người hoàn toàn có thể thay đổi đời sống chỉ cần mỗi cá nhân chủ động, tích cực từ trong tâm. - Câu thơ như một lời nhắc nhở, nêu lên một phương châm sống cho mỗi người trước cuộc đời
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan