Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng CHUYÊN ĐỀ “MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP...

Tài liệu CHUYÊN ĐỀ “MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP

.DOC
37
321
74

Mô tả:

Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐH-CĐ MÔN: ĐỊA LÍ CHUYÊN ĐỀ: “MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP” Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Đơn vị: Trường THPT Tam Dương Lớp dạy : Khối 12 ban C Số tiết: 30 MỞ ĐẦU Một trong những vấn đề rất quan trọng để học sinh đạt điểm cao môn Địa Lí trong thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng là phải nắm thật vững thật chắc toàn bộ hệ thống các kiến thức lý thuyết cơ bản, sau đó là kiến thức lý thuyết mở rộng và nâng cao. Trên cơ sở đó học sinh biết cách vận dụng để giải quyết các bài tập thực hành từ dễ đến khó. Theo hướng dẫn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về cấu trúc đề thi tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng môn Địa Lí trong những năm gần đây, đề thi bao gồm 4 câu hỏi như sau: Câu 1: 2.0 điểm dành cho phần địa lí tự nhiên và địa lí dân cư. Câu 2: 3.0 điểm dành cho địa lí ngành - vùng. Câu 3: Thực hành. Câu 4: Tự chọn. (Dành cho chương trình chuẩn và nâng cao).Có liên hệ câu hỏi địa danh. Như vậy căn cứ vào cấu trúc đề mà Bộ Giáo Dục đã ban hành và thực tế tìm hiểu các đề thi tuyển sinh trong nhiều năm gần đây thì phần địa lí ngành kinh tế chiếm khoảng 30% số điểm của toàn bài. Bao gồm các ngành: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Xuất phát từ tầm quan trọng của địa lí ngành kinh tế, nên tôi quyết định viết chuyên đề chuyên môn về ngành kinh tế. Do thời gian có hạn nên trong chuyên đề chuyên môn này, tôi chỉ trình bày nội dung: " MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP CỦA NƯỚC TA". 1 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I. KHÁI QUÁT NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ Gồm: 1. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta. 2. Vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp 3. Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thủy sản. 4. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 5. Các dạng thực hành phần nông nghiệp II. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CHUYÊN ĐỀ NÔNG NGHIỆP * Khái quát chung Phân ngành nông nghiệp gồm: + Trồng trọt: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp,cây ăn quả. + Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc lớn, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm. + Thủy sản: Đánh bắt và nuôi trồng 1. Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta Gồm: - Nền nông nghiệp của miền nhiệt đới: + Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp của miền nhiệt đới. + Nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp của miền nhiệt đới. - Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả nền nông nghiệp của miền nhiệt đới: + Đặc điểm nền nông nghiệp cổ truyền. + Đặc điểm nền nông nghiệp hàng hóa. 2. Vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp a. Ngành trồng trọt: * Cây lương thực: - Vai trò của cây lương thực. - Điều kiện phát triển cây lương thực. - Tình hình phát triển và phân bố sản xuất cây lương thực. * Cây thực phẩm: - Tình hình phát triển và phân bố. 2 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương * Cây công nghiệp: - Vai trò, tầm quan trọng của sản xuất cây công nghiệp. - Điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp. - Tình hình phát triển và phân bố cây công nghiệp - Các vùng chuyên canh cây công nghiệp. * Chăn nuôi: - Vai trò của chăn nuôi - Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi - Tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi. 3. Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thủy sản. a. Thủy sản - Vai trò của ngành thủy sản. - Điều kiện phát triển ngành thủy sản. - Tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản. b. Lâm nghiệp - Vai trò của rừng. - Ngành trồng rừng. 4. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Đặc điểm các vùng nông nghiệp của nước ta. - Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. III. HỆ THỐNG KIẾN THỨC MỞ RỘNG, LIÊN HỆ VÀ NÂNG CAO. 1. Vai trò và điều kiện phát triển ngành nông nghiệp 2.Vai trò và điều kiện phát triển sản xuất lương thực. 3. Vai trò và điều kiện phát triển ngành chăn nuôi. 4. Kiến thức so sánh các vùng nông nghiệp với nhau trong bài tổ chức lãnh thổ nông nghiệp. 5. Kiến thức vận dụng trả lời các câu hỏi giữa bài học và cuối bài học 6. Kiến thức vận dụng trả lời các câu hỏi tại sao của từng bài học. 7. Kiến thức vận dụng và kĩ năng làm các bài tập thực hành. 3 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương IV. CÁC DẠNG BÀI TẬP LÝ THUYẾT, THỰC HÀNH PHẦN VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP 1. Các dạng bài tập nêu, trình bày vấn đề Câu 1: Nêu ý nghĩa (tầm quan trọng ) của sản xuất nông nghiệp của nước ta. Trình bày điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển nông nghiệp? Hướng dẫn 1. Ý nghĩa tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp. - Nông Nghiệp là ngành kinh tế cơ bản, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta: + Cung cấp lương thực thực phẩm là những nhu yếu phẩm để duy trì sự sống của con người. + Nước ta dân số đông tăng nhanh nhu cầu về lương thực thực phẩm càng lớn. Đòi hỏi Nông nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm và chất lượng cao hơn. + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. + Là thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm công nghiệp. + Tạo điều kiện phân bố lại lao động xã hội phù hợp với chuyển dịch kinh tế của nước ta trong thời kì đổi mới. + Là mặt hàng xuất khẩu có giá trị góp phần thu ngoại tệ về cho nhà nước. 2. Thuận lợi và khó khăn để phát triển sản xuất nông nghiệp a. Thuận lợi * Về mặt tự nhiên - Địa hình và tài nguyên đất: + Đất phù sa ở ĐB do hệ thống các con sông chảy qua bồi đắp tương đối màu mỡ, phì nhiêu phù hợp với sản xuất lúa gạo, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm, nuôi trồng thuỷ hải sản. Trên thực tế hai đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta là ĐBSH và ĐBSCL cũng chính là hai vùng sản xuất lương thực, thực phẩm trọng điểm của cả nước. + Miền núi và trung du chiếm ¾ diện tích bao gồm các loại đất chủ yếu: đất pheralit vàng đỏ và nâu đỏ ở miền núi và trung du phía bắc; đất đỏ Badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đất xám phù sa cổ ĐNB; đất bạc màu ở Đông Bắc. Các loại đất này thích hợp với việc phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn. Trên thực tế nước ta đã hình thành nên 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp ở: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên,Trung du miền núi phía bắc. - Tài nguyên khí hậu: + Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 27 0C. Số giờ nắng trên 1400h/năm. Tổng nhiệt độ hoạt động trong năm từ 8.000 4 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương – 10.000 0C. Lượng mưa từ 1.500 – 2.000 mm rấ thích hợp để phát triển nền nông nghiệp của miền nhiệt đới. + Khí hậu có sự phân hoá theo mùa, theo độ cao, theo vĩ độ. Vì vậy hình thành nên các vùng sinh thái khác nhau tạo điều kiện để xây dựng hệ thống mùa vụ, cây trồng vật nuôi góp phần đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp. Ngoài những sản phẩm có nguồn gốc nhiệt đới, còn phát triển những sản phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. - Tài nguyên nước: phong phú. + Nước trên mặt có 2360 con sông với hệ thống hồ, đầm, ao và mạng lưới kênh rạch đảm bảo cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và là mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản. + Nguồn nước ngầm khá phong phú đảm bảo cho cây trồng quanh năm có nước tưới. - Sinh Vật + Nước ta có nhiều đồng cỏ xanh tốt quanh năm tạo điều kiện để phát triển chăn nuôi gia súc. + Nguồn lợi hải sản phong phú: có 2000 loài cá trong đó có 100 loài có gía trị; có 70 loài tôm, 50 loài Cua, 2500 loài nhuyễn thể và 650 loài rong biển. Đây là nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. - Ngoài ra còn kể đến khoáng sản phân bón: Apatit, đá vôi, phốtphorit cho phép khai thác chế biến thành phân bón cung cấp cho đồng ruộng để tăng năng xuất cây trồng. * Về mặt kinh tế - xã hội - Dân cư – lao động + Nông thôn nước ta có nguồn lao động dồi dào, có tập quán sản xuất lâu đời lúa gạo, thực phẩm, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản là tiền đề tạo nên sự đa dạng trong sản xuất lương thực, thực phẩm. - Cơ sở vật chất – kĩ thuật + Cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp ngày càng được tăng cường với 5300 hồ chúa nước, 3500 trạm bơm điện với nhiều trang trại cơ sở chế biển. Đấy là cơ sở mở rộng sản xuất lương thực. NHững tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng được sử dụng rộng rãi có hiệu quả: nhân giống và bảo vệ thực vật, thú y. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng. - Đường lối chính sách của đảng: Nhà nước rất coi trọng sản xuất lương thực, thực phẩm. Coi đây là chương trình trọng điểm. Ngoài ra còn ban hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất lương thực thực phẩm phát triển: khoán sản phẩm, giao đất lâu dài, hỗ trợ về giá cả để phát triển sản xuất. 2. Khó khăn * Về mặt tự nhiên - Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán… ( mỗi năm có khoảng 6 – 12 cơn bão đổ bộ vào) hiện tượng xói mòn rửa trôi đất… 5 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương - Các kiểu thời tiết đặc biệt: gió phơn Tây Nam, rét do gió mùa đông bắc đem đến, sương muối, mưa đá làm tổn thất đến mùa màng đặc biệt là sản xuất lúa gạo, rau quả, thực phẩm. - Các khó khăn khác như: bệnh nhiệt tháng ở gia súc, tụ huyết trùng ở gia cầm, lở mồm long móng ở trâu bò…vv cũng như một số bệnh ở tôm cá thường nảy sinh trên diện rộng. Vì vậy cần phải đề phòng và sớm khắc phục. * Về kinh tế xã hội - Thiếu vốn, thiếu công nghệ mới trong sản xuất và chế biến vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi hạn chế hiệu quả sản xuất. - Chất lượng người lao động được nâng cao nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định, giá cả thất thường nhất là thị trường quốc tế. Điều này làm cho kế hoạch sản xuất bị gián đoạn ảnh hưởng đến sản xuất. - Ô nhiễm môi trường đang diễn ra đối với tài nguyên đất, chất lượng đồng cỏ không cao, hệ sinh thái của nhiều vùng bị phá huỷ. Vì vậy phải có chiến lược phát triển kinh tế để khắc phục khó khăn trên. Câu 2 Nêu ý nghĩa của sản xuất lương thực. Trình bày điều kiện thuận lợi và khó khăn để sản xuất lương thực. 1.Ý nghĩa của việc đẩy mạnh sản xuất lương thực - thực phẩm - Sản xuất lương thực đảm bảo nhu cầu về lương thực cho hơn 84 triệu dân (2005). - Cung cấp cho các lực lượng an ninh, quốc phòng tạo nguồn dự trữ an ninh lương thực quốc gia phòng khi có thiên tai, mất mùa và có chiến tranh. - Lương thực còn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. - Lương thực còn tạo nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến: xay sát gạo, ngô - Lương thực còn thúc đẩy nhiều ngành khác nhau phát triển như: công nghiệp, dịch vụ, tạo điều kiện tốt để thực hiện quá trình CNH, HDH đất nước. - Lương thực còn tạo mặt hàng XK quan trọng để thu ngoại tệ cho nhà nước: lúa gạo. - Đẩy mạnh sản xuất lương thực sẽ khai thác tốt hơn các tiềm năng sinh thái: đất, nước, khí hậu để tăng nguồn lương thực nói riêng và sản lượng nông nghiệp nói chung. - Phát triển lương thực tạo điều kiện giải quyết việc làm, phân công lại dân cư và lao động, tăng thu nhập cho người lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đồng thời góp phần xây dựng cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp. 2.Thuận lợi và khó khăn để phát triển sản xuất lương thực a.Thuận lợi * Về mặt tự nhiên - Địa hình và tài nguyên đất: 6 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương +Nước ta có 9,4 triệu ha đất nông nghiệp. Đất phù sa ở ĐB do hệ thống các con sông chảy qua bồi đắp tương đối màu mỡ, phì nhiêu phù hợp với sản xuất lúa gạo. Trên thực tế hai đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta là ĐBSH và ĐBSCL cũng chính là hai vùng sản xuất lương thực trọng điểm của cả nước. - Tài nguyên khí hậu: + Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 27 0C. Số giờ nắng trên 1400h/năm. Tổng nhiệt độ hoạt động trong năm từ 8.000 – 10.000 0C. Lượng mưa từ 1.500 – 2.000 mm rất thích hợp để phát triển sản xuất lương thực quanh năm với năng xuất cao. + Khí hậu nắng lắm mưa nhiều tạo điều kiện cho việc mở rộng diện tích gieo trồng bằng con đường thâm canh tăng vụ. + Miền bắc và những vùng cao có mùa đông lạnh, góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. - Tài nguyên nước: phong phú. + Nước trên mặt có 2360 con sông với hệ thống hồ, đầm, ao và mạng lưới kênh rạch đảm bảo cung cấp nước tưới cho sản xuất lương thực. + Nguồn nước ngầm khá phong phú đảm bảo cho cây trồng quanh năm có nước tưới nhất là vào mùa khô. * Về mặt kinh tế - xã hội - Dân cư – lao động Nông thôn nước ta có nguồn lao động dồi dào. Năm 2005 số dân nông thôn nước ta chiếm hơn 73% dân số và thu hút vào hoạt động nông nghiệp 57,3% lực lượng lao động của cả nước. Đây có thể coi là nguồn lao động phong phú cho thị trường tiêu thụ tại chỗ quan trọng. Nông dân có tập quán sản xuất lúa gạo lâu đời. Có truyền thống vfa kinh nghiệm thâm canh nông nghiệp. - Cơ sở vật chất – kĩ thuật + Cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp ngày càng được tăng cường với 5300 hồ chúa nước, 3500 trạm bơm điện với nhiều trang trại cơ sở chế biển. Đây là cơ sở mở rộng sản xuất lương thực. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày càng được sử dụng rộng rãi có hiệu quả: nhân giống và bảo vệ thực vật, thú y. + Năm 2005, đã bảo đảm tưới cho 8 triệu ha, tiêu 1,7 triệu ha, ngăn mặn 0,7 triệu ha, chống lũ 2 triệu ha. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng. Do dân số đông nên thị trường trong nước rộng lớn. Thị trường từ bên ngoài mở rộng. - Đường lối chính sách của đảng: Nhà nước rất coi trọng sản xuất lương thực. Coi đây là chương trình trọng điểm, là mặt trận hàng đầu. Ngoài ra còn ban hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất lương phẩm phát triển: khoán sản phẩm, giao đất lâu dài, hỗ trợ về giá cả để phát triển sản xuất. 7 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương 2. Khó khăn * Tự nhiên - Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán… ( mỗi năm có khoảng 6 – 12 cơn bão đổ bộ vào) hiện tượng xói mòn rửa trôi đất… - Các kiểu thời tiết đặc biệt: gió phơn Tây Nam, rét do gió mùa đông bắc đem đến, sương muối, mưa đá làm tổn thất đến mùa màng đặc biệt là sản xuất lúa gạo, rau quả, thực phẩm. - Các khó khăn khác như: bệnh nhiệt tháng ở gia súc, tụ huyết trùng ở gia cầm, lở mồm long móng ở trâu bò…vv cũng như một số bệnh ở tôm cá thường nảy sinh trên diện rộng. Vì vậy cần phải đề phòng và sớm khắc phục. *. Về kinh tế xã hội - Thiếu vốn, thiếu công nghệ mới trong sản xuất và chế biến vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi hạn chế hiệu quả sản xuất. - Chất lượng người lao động được nâng cao nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định, giá cả thất thường nhất là thị trường quốc tế. Điều này làm cho kế hoạch sản xuất bị gián đoạn ảnh hưởng đến sản xuất. - Ô nhiễm môi trường đang diễn ra đối với tài nguyên đất, chất lượng đồng cỏ không cao, hệ sinh thái của nhiều vùng bị phá huỷ. Vì vậy phải có chiến lược phát triển kinh tế để khắc phục khó khăn trên. Câu 3 Nêu nguyên nhân khiến sản lượng lương thực của nước ta trong những năm qua tăng lên không ngừng - Chính sách đầu tư, hỗ trợ của nhà nước: coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. - Đổi mới tổ chức và quản lí trong nông nghiệp: khoán sản phẩm, đa dạng hóa sản xuất. - Đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích và phát triển khoa học, kĩ thuật: + Xây dựng hệ thống thủy lợi, cơ giới hóa, phân bón, tạo nhiều giống mới có năng xuất và chất lượng cao + Mở rộng diện tích trồng lúa từ 5,6 triệu ha năm 1980 lên 7,3 triệu ha năm 2005; năng xuất lúa tăng từ 21 tạ/ha/năm (1980) lên 49 tạ/ha/năm (2005). + Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ. Câu 4 Nêu ý nghĩa của việc đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp? - Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp cho phép khai thác hợp lí hơn sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự nhiên, sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm và nông sản hàng hóa. - Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp góp phần giảm thiểu rủi ro, nếu thị trường nông sản có biến động bất lợi. - Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp góp phần tăng cường thêm sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp. 8 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương Câu 5 Nêu vai trò của sản xuất cây công nghiệp? Trình bày thuận lợi và khó khăn để phát triển sản xuất cây công nghiệp? 1. Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp - Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và khí hậu - Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp. - Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến - Là Mặt hàng xuất khẩu quan trọng. 2.Thuận lợi và khó khăn để phát triển sản xuất cây công nghiệp a. Thuận lợi * Về mặt tự nhiên - Địa hình và tài nguyên đất: + Đất phù sa ở ĐB do hệ thống các con sông chảy qua bồi đắp tương đối màu mỡ, phì nhiêu thuận lợi phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như: bông, đay, lanh, cói... + Miền núi và trung du chiếm ¾ diện tích bao gồm các loại đất chủ yếu: đất pheralit vàng đỏ và nâu đỏ ở miền núi và trung du phía bắc; đất đỏ Badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đất xám phù sa cổ ĐNB; đất bạc màu ở Đông Bắc. Các loại đất này thích hợp với việc phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả . Trên thực tế nước ta đã hình thành nên 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp ở: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên,Trung du miền núi phía bắc. - Tài nguyên khí hậu: + Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 27 0C. Số giờ nắng trên 1400h/năm. Tổng nhiệt độ hoạt động trong năm từ 8.000 – 10.000 0C. Lượng mưa từ 1.500 – 2.000 mm rấ thích hợp để phát triển cây công nghiệp của miền nhiệt đới. + Khí hậu có sự phân hoá theo mùa, theo độ cao, theo vĩ độ. Vì vậy ngoài sản phẩm cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, còn phát triển những sản phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. - Tài nguyên nước: phong phú. + Nước trên mặt có 2360 con sông với hệ thống hồ, đầm, ao và mạng lưới kênh rạch đảm bảo cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp. + Nguồn nước ngầm khá phong phú đảm bảo cho cây trồng quanh năm có nước tưới. * Về mặt kinh tế - xã hội - Dân cư – lao động: - Cơ sở vật chất – kĩ thuật - Thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng. 9 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương - Đường lối chính sách của đảng: Nhà nước rất coi trọng sản xuất cây công nghiệp. Ngoài ra còn ban hành nhiều chính sách khuyến khích sản xuất cây công nghiệp phát triển: khoán sản phẩm, giao đất lâu dài, hỗ trợ về giá cả để phát triển sản xuất. 2. Khó khăn - Thiên tai thường xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán… ( mỗi năm có khoảng 6 – 12 cơn bão đổ bộ vào) hiện tượng xói mòn rửa trôi đất… b. Về kinh tế xã hội - Thiếu vốn, thiếu công nghệ mới trong sản xuất và chế biến vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi hạn chế hiệu quả sản xuất. - Chất lượng người lao động được nâng cao nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa ổn định, giá cả thất thường nhất là thị trường quốc tế. Điều này làm cho kế hoạch sản xuất bị gián đoạn ảnh hưởng đến sản xuất.- Ô nhiễm môi trường đang diễn ra đối với tài nguyên đất, chất lượng đồng cỏ không cao, hệ sinh thái của nhiều vùng bị phá huỷ. Vì vậy phải có chiến lược phát triển kinh tế để khắc phục khó khăn trên. Câu 6 Thế nào là vùng chuyên canh cây công nghiệp? Nêu những điều kiện để hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp? 1. Khái niệm - Vùng chuyên canh cây công nghiệp là vùng tập trung các loại cây công nghiệp trên cơ sở điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho một số cây công nghiệp có giá trị, thu hút nhiều lao động. - Phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp sẽ phát huy được điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất của từng vùng. Góp phần nâng cao giá trị hàng hóa của sản phẩm. Thu hút nhiều lao động trẻ khỏe, phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước. 2. Điều kiện hình thành vùng chuyên canh - Có điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho một số cây công nghiệp có giá trị phát triển. - Có sự đầu tư về cơ sở vật chất kĩ thuật, máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động, năng suất cây trồng, chế biến và bảo quản sản phẩm. - Đối với vùng chuyên canh ở miền núi cần bổ xung thêm lao động. - Đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm cho người dân vùng chuyên canh. - Tránh thu hẹp diện tích cây công nghiệp và mở rộng diện tích cây lương thực. - Có các xí nghiệp chế biến sản phẩm cây công nghiệp. - Có thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Có chính sách phù hợp với vùng chuyên canh. 10 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương Câu 7 Nêu tầm quan trọng của ngành chăn nuôi. Trình bày các điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành chăn nuôi? 1. Tầm quan trọng của ngành chăn nuôi - Cung cấp những thực phẩm có nguồn gốc động vật như: thịt, trứng, sữa có chứa axitamin không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày của con người. - Cung cấp sức kéo cho ngành trồng trọt. - Là nguyên liệu cho CN thực phẩm, dược phẩm. - Sản phẩm của ngành chăn nuôi còn là mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ. Vì vậy đẩy mạnh phát triển chăn nuôi là góp phần thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của đảng và nhà nước đề ra. 2. Điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi - Ở nước ta việc phấn đấu đưa chăn nuôi lên trở thành ngành sản xuất chính vẫn là nhiệm vụ lâu dài. Đó là vì bên cạnh những mặt thuận lợi, chúng ta còn phải giải quyết hàng loạt các khó khăn, nâng cao hiệu quả kinh tế của chăn nuôi. * Vấn đề thức ăn: có ý nghĩa quyết định để phát triển chăn nuôi - Thức ăn cho chăn nuôi gồm 3 nguồn chính: + Thức ăn tự nhiên + Thức ăn từ sản phẩm ngành trồng trọt và phụ phẩm ngành thuỷ hải sản. + Thức ăn chế biến công nghiệp. - Nước ta có khoảng 350 000 ha đồng cỏ. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đồng cỏ tươi tốt quanh năm, sinh trưởng nhanh là điều kiện thuận lợi để phát triển gia súc ăn cỏ như: trâu, bò, ngựa, dê,cừu… Những đồng cỏ chủ yếu trên các cao nguyên ở miền núi trung du phía bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ tạo thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn ở các vùng này. - Thức ăn cho chăn nuôi lấy từ ngành trồng trọt chiếm một phần khá lớn. Nhờ giải quyết tốt nguồn lương thực cho người nên đã dành được nhiều lương thực, hoa màu cho chăn nuôi, ổn định diện tích đất trồng thức ăn cho gia súc. Trên cơ sở đó chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm có điều kiện phát triển mạnh. Hàng năm có từ 13 – 14 nghìn tấn bột cá làm thức ăn cho chăn nuôi. - Việc chế biến thức ăn cho gia súc ngày càng phổ biển cả ở đồng bằng và miền núì. Nhờ thế chăn nuôi theo hình thức công nghiệp đã có điều kiện phát triển ngay trong cả hộ gia đình. * Giống gia súc gia cầm: - Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhân dân ta có kinh nghiệp chăn nuôi đã thuần dưỡng lai tạo được nhiều giống gai súc gia cầm thích hợp được với điều kiện khí hậu nóng ẩm. Hiện nay có điều kiện nhập nội các giống cao sản, đàn gia súc, gia cầm ở nước ta đã được cải tạo rất nhiều. * Dịch vụ thú y : 11 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương - Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, dịch bệnh, gia súc gia cầm dễ lan tràn trên diện rộng. Vì vậy, công tác thú y có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hiện nay ở nước ta mạng lưới thú y, việc cung ứng các vật tư thú y được rộng khắp trong cả nước. * Điều kiện thị trường: - Nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi đâng tăng lên mạnh nhất là ở các vùng đô thị. - Sự phát triển của công nghiệp chê biến đòi hỏi nhiều nguyên liệu từ ngành chăn nuôi. * Chính sách của nhà nước - Nhà nước chú trọng phát triển chăn nuôi đưa chăn nuôi lên trở thành ngành sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp. * Khó khăn của ngành chăn nuôi - Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi từ hoa màu chưa thật ổn định. - Các đồng cỏ chủ yếu là cỏ tạp khó cải tạo. - Giống gia súc, gia cầm năng xuất thấp chất lượng chưa cao nên hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy cần cải tạo đàn gia súc gia cầm. - Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất. Môi trường nhiệt đới dễ phát sinh dịch bệnh. * Biện pháp cần giải quyết: - Phải đảm bảo tốt cơ sở thức ăn cho chăn nuôi, trên cơ sở thâm canh, chế biến công nghiệp. - Phải cải tạo hơn nữa đàn gia súc, gia cầm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.- Phải đẩy mạnh hơn nữa công tác thú y. Câu 8 Nêu ý nghĩa của sản xuất thủy sản của nước ta? Trình bày những thuận lợi và khó khăn đối với sản xuất thủy sản ở nước ta? 1. Ý nghĩa của ngành thuỷ sản - Bổ sung nguồn đạm động vật trong cỏ cấu bữa ăn. - Góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên. - Tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động. - Góp phần đa dạng hoá hoạt động nông nghiệp, chuyển dịch sử dụng lao động ở nông thôn, tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. - Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng thu ngoại tệ cho nhà nước 2. Điều kiện phát triển thuỷ sản: a. Thuận lợi * Thuận lợi về mặt tự nhiên: - Đối với khai thác: 12 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2. Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 đến 4 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn (2005). Biển Đông có tới 2000 loài cá trong đó có 100 loài có giá trị, có khoảng 100 loài tôm, 50 loài cua, 650 loài rong biển, và 2500 loài nguyễn thể. Ngoài ra còn nhiều loại đặc sản. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho khai thác thuỷ sản Việt Nam. - Đối với đánh bắt: Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm là: Cà Mau – Kiên Giang, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh, Trường Sa – Hoàng Sa. Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, vũng vịnh thuận lợi cho việc đẩy mạnh ngành đánh bắt xa bờ và khai thác hợp lí tài nguyên biển. - Đối với nuôi trồng: Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ. Cả nước có tới 1 triệu ha diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước mặn, nước lợ. ĐBSCL có nhiều rừng ngập mặn rất thuận lợi cho việc nuôi tôm. Ở các đồng bằng có nhiều ô trũng để thả cá, nuôi trồng các loài đặc sản. Trên các sông suối có điều kiện nuôi cá lồng. Ở ven các đảo,các vụng biển có điều kiện nuôi trai ngọc, cá Song, Tôm biển. * Thuận lợi về mặt kinh tế - xã hội - Dân ta có truyền thống và kinh nghiệm về nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Vì vậy tất cả các tỉnh ven biển đều phát triển nghề cá. - Về cơ sở vật chất kĩ thuật: Đã có đội tàu được cơ giới hoá, được trang bị tàu lớn có máy định vị, máy thăm dò cá. Hoạt động khai thác và nuôi trồng được thuận lợi hơn nhờ phát triển các dịch vụ thủy sản và mở rộng chế biến thủy sản. - Thị trường: Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản của nước ta tăng nhanh trong thời gian gần đây. Các mặt hàng thủy sản của nước ta đã thâm nhập được vào các thị trường châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ... - Chính sách của đảng và nhà nước: Có nhiều đổi mới tác động tích cực đến sự phát triển ngành thủy sản: nghề cá ngày càng được chú trọng, khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi và giữ vững chủ quyền vùng biển, hải đảo... b. Khó khăn - Có 9-10 cơn bão xuất hiện ở biển Đông và khaongr 30-35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều khi gây thiệt hại về ngừi và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi. - Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm được đổi mới, do vậy năng xuất lao động còn thấp. Hệ thống các cảng cá còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc chế biến thủy snr, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế. Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản bị suy giảm. Câu 9 Trình bày sự phát triển và phân bố ngành thủy sản? 13 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương Trả lời Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản được thể hiện như sau: * Tình hình chung - Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá. Năm 2005 sản lượng thủy sản là 34 kg/người. - Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao. * Khai thác thủy sản: - Sản lượng khai thác liên tục tăng: + Năm 2005 sản lượng khai thác hải sản đạt 1,7 triệu tấn gấp 2,7 lần năm 1990. + Sản lượng khai thác thủy sản nội địa đạt khoảng 200 nghìn tấn. - Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ. - Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Cà Mau. Bốn tỉnh này chiếm 38% sản lượng thủy sản của cả nước. * Nuôi trồng thủy sản: - Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do: + Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều + Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường - Ý nghĩa: + Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu + Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản - Đối tượng nuôi trồng chủ yếu là cá và tôm. - Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải. Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp. Các tỉnh dẫn đầu về nuôi tôm là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang. - Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long và ĐBSH. An Giang nổi tiếng về nuôi cá Tra, Ba Sa trong lồng bè trên sông Tiền, sông Hậu. Câu 10 Nêu tầm quan trọng của lâm nghiệp về kinh tế và sinh thái. - Về kinh tế: cung cấp gỗ, dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái…. - Về môi trường: chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu….. Câu 11 Trình bày sù ph¸t triÓn vµ ph©n bè l©m nghiÖp -Trồng rừng: có 2,5 triệu ha rừng trồng tập trung, chủ yếu là rừng làm nguyên liệu giấy, rừng gỗ trụ mỏ,…rừng phòng hộ. Hàng năm trồng khoảng 200.000 ha rừng tập trung. 14 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương -Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: khai thác hàng năm khoảng 2,5 triệu m 3 gỗ, 120 triệu cây tre, 100 triệu cây nứa. - Các sản phẩm gỗ: gỗ tròn, gỗ xẻ, đồ gỗ…công nghiệp bột giấy và giấy đang được phát triển, lớn nhất là nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) và Liên hợp giấy Tân Mai (Đồng Nai). - Các vùng có diện tích rừng lớn: Tây Nguyên, BTB,… - Rừng còn được khai thác cung cấp gỗ củi, than củi. Câu 12 Trình bày những xu hướng chính trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp? 1.Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính - Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh qui mô lớn đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.Điều này xảy ra đặc biệt mạnh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐBSCL là những vùng có nhiều tiềm năng để sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Như vậy là các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi đang cho phép khai thác có hiệu quả hơn các ĐKTN và TNTN của các vùng. - Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn. + Ý nghĩa: Đa dạng hóa nông nghiệp cho phép khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tốt hơn nguồn lao động, tạo thêm việc làm và nông sản hàng hóa, mặt khác cũng giảm thiểu rủi ro nếu thị trường nông sản có biến động bất lợi. Cũng chính quá trình này đã tăng thêm sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp. 2. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc dẩy sản xuất nông – lâm – thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa. - Kinh tế trang trại của nước ta phát triển từ kinh tế hộ gia đình, nhưng từng bước đưa nông nghiêp thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa. - Số lượng trang trại của cả nước phân theo loại hình sản xuất bao gồm + Trang trại trồng cây hàng năm + Trang trại trồng cây lâu năm. + Chăn nuôi + Lâm Nghiệp + Nuôi trồng thủy sản + Sản xuất kinh doanh tổng hợp. - Số lượng các loại trang trại đều có xu hướng tăng nhanh. - Về cơ cấu: + Trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng cao nhât: 30,1%. + Trang trại trồng cây hàng năm đứng thứ 2: 28,7%. + Sau đó là trang trại trồng cây lâu năm: 20,1%. 15 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương + Trang trại chăn nuôi: 14,7%. + Chiếm tỉ trọng thấp nhất là trang trại lâm nghiệp: 2,3%. - Trang trại phát triển sớm và tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thời kì đầu tập trung phát triển các trang trại trồng cây lâu năm (TN, ĐNB) nhưng trong mấy năm gần đây, trang trại nuôi trồng thủy sản có tốc độ phát triển nhanh nhất chủ yếu là ĐBSCL rồi đến các trang trại chăn nuôi, trồng cây lâu năm và kinh doanh tổng hợp. 2. Các dạng bài tập chứng minh, phân tích một vấn đề về ngành nông nghiệp Câu 1 Chứng minh rằng điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp của miền nhiệt đới. Trả lời Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới: * Thuận lợi: - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hoá rõ rệt, cho phép: + Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp. Mùa đông lạnh cho phép phát triển cây trồng vụ đông ở ĐBSH. + Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ. - Địa hình và đất trồng cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng. Đồng bằng thế mạnh là cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản; miền núi thế mạnh cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn. * Khó khăn: - Thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh… Câu 2 Chứng minh rằng nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả đặc điểm của nền nông nghiệp nhiệt đới. - Các tập đoàn cây trồng và vật nuôi được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp. - Cơ cấu mùa vụ, giống có nhiều thay đổi quan trọng.Với các giống cây ngắn ngày chống chịu được sâu bệnh và có thể thu hoạch được trước mùa bão, lụt hay hạn hán. - Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng, nhất là giữa các tỉnh phía bắc và các tỉnh phía nam nhờ thế mà ngày càng mở rộng và có hiệu quả. - Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới như gạo, cao su, cà phê, hoa quả... là một phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới. Câu 3 Chứng minh rằng nền nông nghiệp nước ta có sự tồn tại và phát triển song song hai nền nông nghiệp cổ truyền và hiện đại? 1. Nền nông nghiệp cổ truyền 16 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương - Đặc trưng: + Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công. + Sử dụng nhiều sức người, năng xuất lao động thấp. + Mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm, và phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ. Sản xuất mang tính chất tự cấp, tự túc. + Phổ biến ở nhiều vùng lãnh thổ nước ta. 2. Nền nông nghiệp hàng hóa - Đặc trưng: + người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra. + Mục đích: tạo ra nhiều nông sản và tạo ra nhiều lợi nhuận. + Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hóa đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hóa sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới. Nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp. + Phát triển ở những vùng có nhiều thuận lợi hay những vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa, gần trục giao thông và các thành phố lớn. Câu 4 Chứng minh rằng trong những năm qua sản xuất lương thực của nước ta đạt được nhiều thành tựu? 1.Sản xuất lúa: - Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh từ 5,6 triệu ha (1980) lên 6.04 triệu ha (1990) và 7.5 triệu ha (2002) và 7.3 triệu ha năm 2005. - Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương: tăng thêm vụ lúa đông xuân và hè thu, đẩy mạnh vụ lúa mùa góp phần tăng năng xuất và sản lượng. - Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa giống mới nên năng xuất lúa đã vượt 49 tạ/ha/vụ (1980 mới đạt 21 tạ/ ha/vụ, năm 1990 là 31,8 tạ/ha/vụ). - Sản lượng lúa đã tăng mạnh từ 11.6 triệu tấn 1980 lên khoảng 36 triệu tấn năm 2007. - Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu trong nước, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Hiện nay bình quân lương thực trên đầu người là trên 470 kg/năm. Lượng gạo xuất khẩu trung bình năm là 3 - 5 triệu tấn, đứng thứ ba trên TG. - Các vùng sản xuất lúa gạo quan trọng nhất cả nước là: ĐBSH, ĐBSCL: + ĐBSCL là vùng sản xuất lương thực lớn nhất. ĐBSCL diện tích 3.83 triệu ha; sản lượng 17 đến 19 triệu tấn; bình quân lúa/ đầu người là > 1000 kg. Vùng chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng lúa của cả nước. + ĐBSH diện tích là 1.04 triệu ha, sản lượng lúa là 6 triệu tấn; bình quân lúa trên đầu người là 383 kg/người. 17 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương 2. Sản xuất hoa màu lương thực: ngô, khoai, sắn. - Ngô: Diện tích, năng xuất và sản lượng đều tăng nhờ đưa giống mới có năng xuất cao vào trồng. Cây ngô được trồng nhiều ở miền núi và trung du bắc bộ, ĐNB, ĐBSCL. - Sắn: phổ biến ở trung du miền núi phía bắc, ĐNB, Trung du miền núi của Duyên Hải miền trung. - Khoai lang: trồng nhiều ở trung du miền núi phía bắc, duyên hải miền trung, ĐNB. Câu 5 Phân tích tình hình phát triển và phân bố sản xuất cây công nghiệp 1. Tình hình phát triển - DiÖn tÝch: n¨m 2005 : 2,5 triÖu ha – trong ®ã c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m lµ : 1,6 triÖu ha. - C¬ cÊu : + C©y c«ng nghiÖp l©u n¨m vµ c©y c«ng nghiÖp h»ng n¨m + C©y c«ng nghiÖp cã nguån gèc nhiÖt ®íi vµ c©y c«ng nghiÖp cã nguån gèc cËn nhiÖt, «n ®íi - Cây công nghiệp lâu năm: + Có xu hướng tăng cả về năng suất, diện tích,sản lượng + Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp + Nước ta đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với qui mô lớn. + Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu : cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè - Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói,, tằm, thuốc lá... 2. Sự phân bố cây công nghiệp: - Cây công nghiệp lâu năm: + Cà phê trồng ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, rải rác một số tỉnh ở Bắc Trung Bộ. Cà phê chè mới trồng nhiều ở Tây Bắc. + Cao su trồng trên đất badan và đất xám bạc màu ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh duyên hải miền Trung. + Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Duyên hải miền Trung. + Điều trồng ở Đông Nam Bộ. + Dừa trồng ở ĐBSCL. - Cây công nghiệp hàng năm: + Mía trồng ở ĐBSCL, ĐNB, Duyên hải miền Trung. + Lạc trồng ở Thanh-Nghệ-Tĩnh, ĐNB và ĐắcLắc. + Đậu tương: Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Cây ăn quả: ĐBSCL và Đông Nam Bộ. 18 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương Câu 6 Phân tích đặc điểm vùng chuyên canh cây công nghiệp trung du và miền núi Bắc Bộ. a. Vai Trò : Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba của nước ta sau ĐNB. a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên * Địa hình - Khá đa dạng; có sự khác biệt giữa vùng ĐB và TB. - Tây Bắc: địa hình núi non hiểm trở, dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta, là bức tường chắn gió mùa ĐB làm cho vùng TB đỡ lạnh hơn. - ĐB: nhiều đồi núi thấp, các dãy núi hình cánh cung hướng ĐB tạo điều kiện cho các khôi không khí lạnh tràn sâu vào trong nội địa. - Sự đa dạng của địa hình tạo thế mạnh phát triển nhiều ngành sản xuất công nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi và thế mạnh về lâm nghiệp, ngư nghiệp. * Đất đai - Chủ yếu là đất pheralit phát triển trên đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác. Vùng trung du có đất bạc màu. Tài nguyên đất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp như: chè, cây đặc sản, cây CN ngắn ngày… - Đất phù sa dọc các trung lũng sông và các cánh đồng giữa núi như: Nghĩa Lộ, Than Uyên, trùng khánh, Mường Thanh có thể trồng cây lương thực. - Trên các cao nguyên có các đồng cỏ để phát triển chăn nuôi. * Khí hậu - Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và có mùa đông lạnh nhất nước ta nên có điều kiện phát triển các sản phẩm cây CN cận nhiệt và ôn đới, cây đặc sản và rau ôn đới. * Nguồn nước - Đây là nơi bắt đầu của nhiều con sông. - Sông ngòi có tiềm năng thủy điện lớn: SH. c. Điều kiện KT-XH * Dân cư và lao động - Dân số 12 triệu người. Mật độ trung bình: 119 người/km2. - Đây là nơi cư trú của nhiều đồng bào dân tộc ít người như: Dao, Tày, Nùng…Đbào có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất. *Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng - Bước đầu đã xây dựng được cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ các ngành kinh tế như: + Thủy điện Hòa Bình, Thác Bà….. + Hóa chất Việt trì - Lâm Thao + Gang thép Thái Nguyên 19 Giáo viên: Hoàng Thị Thảo Trường THPT Tam Dương + Chế biến chè Phú Thọ, Hà Giang... * Đường lối chính sách - Chủ trương giao đất giao rừng. + Phân bố lại dân cư và lao động. + Phát triển công nghiệp dựa trên thế mạnh của vùng. * Hạn chế - Trình dộ phát triển kinh tế - xã hội thấp kém, trình độ dân trí thấp, có nhiều phong tục tập quán lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. - Kết cấu hạ tầng kém về số lượng và chất lượng. - Các cơ sở công nghiệp được xây dựng từ những năm 60, máy móc công nghệ đã lạc hậu, năng xuất thấp. Câu 7 Chứng minh rằng trong những năm qua chăn nuôi của nước ta có bước phát triên mới đang vươn lên trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp - Từ năm 1976 đến nay, ngành chăn nuôi phát triển nhanh hơn ngành trồng trọt và đang trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. Năm 2002 tỉ trọng ngành chăn nuôi chiếm 21% ngành nông nghiệp. - Ngành chăn nuôi ngày càng phát triển đa dạng hơn và tăng tỉ trọng của các sản phẩm không qua giết mổ như: trứng, sữa. * Chăn nuôi lợn: - Lợn là nguồn cung cấp thịt chủ yếu (3/4 sản lượng thịt các loại). Đàn lợn đã tăng nhanh từ 10 triệu con (1980) lên khoảng 27 triệu con (2005). Đó là vì cơ sỏ thức ăn chủ yếu là tinh bột đã được giải quyết. Vùng nuôi lợn chủ yếu là ĐBSH và ĐBSCL. Hiện nay đàn lợn cũng tăng nhanh ở miền núi trung du phía bắc. Hiện đang đẩy mạnh chăn nuôi lợn, tỉ lệ nạc cao để đáp ứng yêu cầu cao hơn của thị trường. * Chăn nuôi trâu bò - Trước đây việc chăn nuôi trâu bò chủ yếu để lấy sức kéo. Hiện nay đã chuyển mạnh sang lấy thịt và lấy sữa.Tổng đàn trâu là 2,9 triệu con năm 2005. - Đàn bò tăng nhanh, số lượng khoảng 5,5 triệu con (2005). Đàn bò phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía nam, đặc biệt là Tây Nguyên và Nam Trung Bộ. Chăn nuôi bò sữa phân bố chủ yếu ở một số vùng chuyên môn hoá như: Lâm Đồng, Mộc Châu (Sơn La), Ba Vì (Hà Tây), vùng ngoại thành Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang mở rộng ra nhiều địa phương khác. Hiện nay nước ta đang có chương trình cải tạo đàn Bò (sind hoá đàn bò). * Một số gia súc khác - Dê cừu cũng tăng mạnh trong những năm gần đây. Có khoảng gần 8000 con năm 2003. Dê được nuôi ở các vùng núi đá, nhất là ở miền núi trung du phía bắc và Bắc Trung Bộ. Cừu được nuôi ở vùng khô hạn thuộc Ninh Thuận, Bình Thuận. - Ngựa được nuôi ở vùng núi phía bắc. - Hươu được nuôi nhiều ở Nghệ An – Hà Tĩnh. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan