Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Hóa học Chuyên đề môn hóa học phi kim...

Tài liệu Chuyên đề môn hóa học phi kim

.PDF
18
440
53

Mô tả:

MỞ ĐẦU Trong chương trình giảng dạy môn Hóa học ở phổ thông, hoá học các nguyên tố phi kim là một phần rất quan trọng vì đó là những kiến thức liên quan đến nhiều nội dung khác của môn học. Đó là nội dung chiếm nhiều trong đề thi đại học và đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia và quốc tế. Vì vậy việc nghiên cứu lý thuyết kết hợp với xây dựng các câu hỏi và bài tập về hoá học các nguyên tố phi kim là hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó chúng tôi sưu tầm và biên soạn chuyên đề “ Câu hỏi và bài tập về hoá học các nguyên tố phi kim”. Hi vọng rằng sẽ một phần nào đó giúp cho các bạn học sinh tham gia kì thi chọn học sinh giỏi Hoá học thêm tài liệu ôn tập, giúp các bạn có được sự chuẩn bị tốt hơn. 1 NỘI DUNG A. HALOGEN I. Câu hỏi lí thuyết Câu 1: Hãy giải thích tại sao năng lượng liên kết X-X giữa các nguyên tử halogen trong phân tử đơn chất lại tăng từ F2 đến Cl2 và giảm từ Cl2 đến I2? Câu 2: a/ Hãy giải thích tại sao trong dãy HX đi từ HF đến HI thì nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy lại giảm từ HF xuống HCl và tăng từ HCl đến HI? b/ Tại sao HF là axit yếu, trong khi các axit halogen hiđric khác (HCl, HBr, HI) lại là axit mạnh? c/ Tại sao HF là 1 monoaxit nhưng khi tác dụng với dung dịch kiềm NaOH, KOH lại có thể tạo ta muối axit? Các axit HX khác có khả năng đó hay không? Câu 3: Các anion X- có tính khử (trong HX, trong muối tương ứng) biến đổi như thế nào? Các HX được điều chế như thế nào? Tại sao có thể dùng phương pháp sunfat để điều chế HF; HCl nhưng không dùng phương pháp này điều chế HBr và HI. Muốn điều chế HBr và HI người ta làm như thế nào? Câu 4: Giải thích tại sao AlCl 3; BiCl3 đều dễ bay hơi ở nhiệt độ cao? Câu 5: Br2 lỏng hay hơi Br 2 đều độc. Làm thế nào để lạo bỏ Br 2 lỏng không may bị đổ ra phòng thí nghiệm nhằm bảo vệ môi trường? Câu 6: a/ ClO2 là hóa chất được phổ biến trong công nghiệp. Trong dung dịch loãng của ClO2 với nước khi gặp ánh sáng tạo ra 2 axit A và B (đều là axit mạnh). b/ Trong dung dịch kiềm (NaOH) ClO2 nhanh tróng tạo ra hỗn hợp muối clorit và clorat của Natri. c/ ClO2 được điều chế nhanh tróng bằng cách cho hỗn hợp KClO 3, H2C2 O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (phương pháp này dùng để điều chế ClO2 trong PTN)? d/ Trong công nghiệp ClO2 được điều chế bằng cách cho NaClO3 tác dụng với dung dịch SO2 có mặt H2SO4 4M? Hãy viết các phương trình phản cho mỗi quá trình trên và nói rõ đó là phản ứng oxi hóa khử hay phản ứng trao đổi? Tại sao? II. Viết phương trình phản ứng, hoàn thành sơ đồ phản ứng, giải thích hiện tượng Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học của các phản ứng sau (nếu có, ghi rõ điều kiện pư): 1. Cl2 + Fe → 21. KI + KIO3 + H+ → 2. Br2 +Fe → 22. I2 + HNO3 → 3. I2 +Fe → 23. I2 + Na2S2O3 4. Cl2 + Br2 +H2O → 24.I2 +AgNO3 (dung môi không phải là H2O 5. Cl2 + I2 +H2O → hoặc C2 H5OH) 6. Cl2 + NaOH loãng , t o thường→ 25. Br2 + NaClO +NaOH→ 7. Cl2 + NaOH to = 70-100 oC → 26. FeCl2 +H2SO4 +KMnO4 → 8. I2 + NaOH → 27. HCl dd + KMnO4 tt → 9. Br2 + Na2CO3 đun nóng→ 28. HF + SiO2 → 10. Cl2 + Fe → 29. HBr + H2SO4 đặc → SO2 +.. 11. Br2 +Fe → 30. HI + H2SO4 đặc → H2S+…. 12.I2 +Fe → 31. NaClO3 + SO2 + H2SO4 → ClO2+ NaSHO4. 13. Cl2 + Br2 +H2 O → 32. Cl2 + HgO → HgCl2. HgO + Cl2O 14. Cl2 + I2 +H2O → 33. ClO2 + NaOH→ NaClO2+ NaClO3+ H2O 2 (Cl2 +I- + OH- → IO4 -+...) 34. CO + I2 O5 → I2 + CO2 . 15. Cl2 + NaOH loãng , to 35. KClO3 → thường→ 36. 3MnO2 + KClO3 + KOH → K2MnO4 +… o o 16. Cl2 + NaOH t = 70-100 C → 37. Cl2 + P → 17. I2 + NaOH → 38. INO3 → I2 + I(NO3 )3 18. Br2 + Na2 CO3 đun nóng→ 39.BrF3 + H2O → HBrO3 + .. 19. F2 + NaOH(2%)→ 40.KIO3 + Cl2 + KOH →K5IO6+... 20. O2 + F2 → 41.At + HClO + H2O → Câu 2 : Viết phương trình phản ứng biểu diễn các quá trình phản ứng hóa học sau đây, nếu phản ứng nào xảy ra trong dung dịch hãy viết thêm phương trình ion thu gọn a/ Cho khí clo đi chậm qua dung dịch nước brom làm mất màu dung dịch đó. b/ Khi cho hỗn hợp KIO3 và KI vào dung dịch AlCl 3 thấy xuất hiện kết tủa keo trắng, giải thích ? Câu 3 : Viết phương trình phản ứng trong các trường hợp sau : a/ Ozon oxi hóa I-, trong môi trường trung tính b/ Sục khí CO2 qua nước Javen. c/ Cho nước clo vào dung dịch KI d/ Sục khí F2 qua dung dịch NaOH loãng, lạnh (2NaOH loãng lạnh + 2F2 → 2NaF + OF2 + H2O) III. Bài tập định lượng Câu 1: Dung dịch nào sau đây bền trong không khí điều kiện thường: HCl, HBr, HI, H2S? Cho biết Eo của các cặp oxi hóa khử I2/2I-; Br2/2Br-; Cl2/2Cl-; O2/2H2O; S/S2- lần lượt có giá trị là: 0,53V; 1,065V; 1,35V, 1,23V; 0,14V. Câu 2. Cho biết dãy điện thế hóa với giá trị Eo (thế điện cực tiêu chuẩn) của các cặp oxi hóa khử sau: cặp oxi hóa/khử: Fe3+/Fe2+; F2/ 2F-, Cl2/2Cl-; Br2/2Br-; I2/2I-; MnO4-/Mn2+; Cr2O72-/ Cr3+ Eo +0,77 + 2,87 +1,36 +1,07 +0,54 +1,51 + 1,33 Sử dụng giá trị thế điện cực tiêu chuẩn cho trên để trả lời câu hỏi: a/ Trong các muối kali halogenua (KX), muối nào tác dụng được với dung dịch FeCl3? b/ Có nhận định cho rằng: Cl -, Br- đóng vai trò là chất khử, khi tác dụng với các chất oxi hóa manh như kali pemanganat (KMnO4) và kali đicromat (Cr2O72-). Hãy cho biết ý kiến của em về nhận định trên trong các trường hợp sau: + Dung dịch có pH=0 + Phản ứng thực hiện trong dung dịch CH3COOH 1,00M. Từ kết quả tính toán cho thấy có thể điều chế được Cl2 từ KMnO4 hoặc K2Cr2O7 hay không và cần thực hiện phản ứng trong điều kiện nào. Giả thiết ràng các phản ứng đều thực hiện ở 250C và 1atm, nồng độ của các chất đều bằng nhau 1,0M; nồng độ bão hòa của Br2 là 0,2 M. Câu 3: Khi cho clo tác dụng với nước thu được dung dịch A. Để xác định nồng độ mol của các chất có trong dung dịch A người ta làm các thí nghiệm sau: - Lấy 100 ml dung dịch A cho tác dụng với dung dịch KI dư (có pha thêm 30ml dung dịch HCl 0,1M) tiếp tục cho CHCl 3 và và lắc đều, để lắng thấy dung dịch sau phản ứng phân làm 2 lớp: + Lớp trên là lớp dung dịch trong nước (A1) + Lớp dưới là lớp dung dịch trong CHCl 3 (A2) 3 - Để trung hòa hết dung dịch A1 cần 17ml dung dịch NaOH 0,1M; Còn để làm mất màu dung dịch A2 cần 32ml dung dịch Na2S2O3 0,1M. Giải thích thí nghiệm nói trên và tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A ban đầu? Câu 4: Từ 1lit H2 tác dụng với 0,672 lit Cl 2 (đktc) rối hòa tan sản phẩm vào 19,27 gam nước được dung dịch A, lấy 5 gam dung dịch A cho tác dụng với AgNO 3 dư thì thu được 0,7175 gam kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng giữa H 2 và Cl2? Câu 5: Có 22,4 lit gồm H2, Cl2, O2 gây tia lửa điện cho phản ứng xảy ra sau đó làm nguội hỗn hợp sản phẩm được một chất lỏng và một chất khí. Để trung hòa chất lỏng cần 1,6 gam NaOH. Cho chất khí qua CuO dư đun nóng sau thí nghiệm thấy khối lượng chất rắn giảm 0,6 gam. Tính % V mỗi khí trong hỗn hợp đầu? Câu 6: Khí A có tỉ khối so với không khí bằng 3. A tác dụng với nước lạnh chỉ tạo ra 1 axit B. Axit B có khả năng tạo thành 2 axit C và D. Nếu nhiệt phân khí A rồi lấy sản phẩm cho tác dụng với dung dịch kiềm thì tùy theo điều kiện mà có thể thu được muối của axit B và C hoặc C và D. Cho biết muối D có chứa 31,84 % K; 39,18% O. Hỏi A, B, C, D là những chất nào? Câu 7: Lấy cùng một lượng kim loại tác dụng với 1 lượng dư dung dịch các axit HX theo phản ứng chung như sau: M + 2HX → MX2 + H2 ↑ (X là halogen). Thu được các muối có khối lượng như sau: + Muối màu xám: 17,31 gam + Muối màu trắng: 23,65 gam + Muối màu đỏ: 58,81 gam Hãy xác định kim loại M và các muối trên? Câu 8: Lấy 50 gam dung dịch halogen kim loại kiềm MX nồng độ 35,6% thêm vào đó 10 gam dung dịch AgNO3 đem phân tích thấy nồng độ MX trong dung dịch giảm 1,2 lần. Tìm công thức phân tử của MX? Câu 9: Hỗn hợp A gồm KClO3. Ca(ClO3)2, Ca(ClO)2, CaCl2 và KCl cân nặng 83,86 gam. Nhiệt phân hoàn toàn A thu được chất rắn B gồm CaCl 2 và KCl cùng với lượng oxi vừa đủ để oxi hóa SO2 tạo thành SO3 để điều chế 191,1gam dung dịch H2SO4 80%. Cho B tác dụng với 360ml dung dịch K2CO3 0,5M (vừa đủ) thu được kết tủa C và dung dịch D. Lượng KCl trong D nhiều gấp 22/3 lần KCl trong A. a/ Tính khối lượng kết tủa C? b/ Tính % khối lượng KClO3 trong A? Câu 10: Điện phân 200ml dung dung dịch NaCl (D=1,1g/ml) với điện cực bằng than có màng ngăn xốp và dung dịch luôn được khuấy đều. Khi ở catot thoát ra 22,4 lit khí đo ở điều kiện 20 oC, 1atm thì ngừng điện phân. Hợp chất chứa dung dịch sau điện phân là những hợp chất nào ? Xác định C% của nó? Câu 11: Hỗn hợp A gồm 3 muối NaCl, NaBr, NaI : - Cho 5,76 gam A tác dụng với lượng dư dung dịch brom, cô cạn thu được 5,29 gam muối khan - Hòa tan 5,76 gam A vào nước rồi cho một lượng khí clo sục qua dung dịch. Sau một thời gian cô cạn thì thu được 3,955 gam muối khan, trong đó có 0,05 mol ion clorua. Viết các phương trình phản ứng và tính phần trăm khối lượng các chất trong A ? 4 B. OXI – LƯU HUỲNH I. Câu hỏi lí thuyết Câu 1. Cho biết đặc điểm cấu tạo của O2 từ đó nêu các tính chất lí hóa học đặc trưng của oxi? Nêu phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? Câu 2. Cho biết cấu tạo của ozon từ đó cho nêu tính chất lí hóa học, phương pháp điều chế ozon và so sánh ozon với oxi? Câu 3. Nêu các tính chất của H2O2 và phương pháp điều chế nó? Câu 4. Nêu đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học, phương pháp điều chế các chất sau: S, H2S, H2 Sn, Na2 S2, (NH4)2S2, SO2, H2SO4, Na2 S2O3, H2SO5, H2S2 O8, K2S2O8 ? Câu 5. Cho biết đặc điểm cấu tạo của của lưu huỳnh halogenua? Nêu một số ứng dụng quan trong của S2Cl2, SCl2 phương pháp điều chế chúng. Câu 6. a/ Viết công thức cấu tạo và CT electron của các chất: SO 2, SO3, S2O82-. trong phân tử không có electron độc thân. b/ Nêu tính chất hóa học của H2S2 O8, (NH4)2S2O8 , K2 S2O8. Viết PTHH điều chế các chất đó trong công nghiệp. II. Viết phương trình phản ứng, hoàn thành sơ đồ phản ứng, giải thích hiện tượng Câu 1: Hoàn thành các PTPƯ sau (nếu có) 1. O3 + I- + H2O → 2. O3 + Ag → 3. O3 + PbS → 4. O3 + KOH → 5. H2O2 + PbS→ 6. H2O2 → O2 + 7. [Fe(CN) 6]4- + H2O2 + 2H+ → 8. Mn(OH)2 + H2 O2 → 9. MnO4- + H2O2 + H+ → 10. Fe 3+ + H2 O2 + OH- → 11. S + 6NaOH → 12. S+ KClO3 → 13. S2 O32- + Ag+ → 14. KMnO4 + H2S + H2SO4 → 15. H2 S + I2 → 16. (CH3)2CH(OH) + O2 → 17. H2 SO5 + H2O→ H2O2 18. H2 O2 + Na2SO3 → 19. I2 + Na2S2 O3 → 20. Cl2 + Na2S2O3 + H2O→ 21. S+ NaOH → 22.H2 S2 + SCl2 →H2S5 +... 23. FeS+ H2SO4 → Fe2(SO4 )3 + S + SO2 + H2O 5 Câu 2: Cho biết S là lưu huỳnh. Hãy tìm hóa chất thích hợp trong sơ đồ biến hóa sau và viết các ptpư: 1. S + A → X 2. S+ B → Y 3. Y + A → X + E 4. X + D → Z Câu 3. Viết các ptpư theo sơ đồ biến hóa sau: A +Y A1 A0 B +T B1 +Z A +U 5. X + D+ E→ U + V 6. Y + D +E → U +V 7. X + E → U +V A2 C +Y1 A0 B2 Biết A0 là hợp chất của 1 kim loại và 1 phi kim. A, A1, A2, C là hợp chất của S B, B1, B2, C là hợp chất của Cu hoặc của Cu kim loại. Câu 4. Bằng cách nào có thể điều chế được O2 từ dd NaOH, dd H2 SO4 , dd KMnO4, từ KMnO4 rắn và từ hỗn hợp N2, CO2, O2. III. Bài tập định lượng Câu 1: Một bình có dung tích 2,24 lit ở đktc được đựng đầy oxi. Sau khi phóng điện êm qua bình áp suất đo được là 722mmHg (ở 0 oC). a. Tính % thể tích mỗi khí sau khi phóng điện. b. Cho toàn bộ khí trong bình qua dung dịch KI dư, phía dưới dung dịch có 1 lớp CS2 . Lắc chiết lấy lớp CS2 ra, làm bay hơi ở áp suất thấp thu được bã rắn. Xác định khối lượng của bã rắn? Câu 2: Nung hỗn hợp Mg và S trong điều kiện không có oxi. Sau khi để nguội sản phẩm phản ứng. Cho sản phẩn tác dụng với dung dịch HCl dư thu được khí A dA/kk =0,90. Lấy 3,0 l khí A (đktc) đem đốt cháy. Sản phẩm cháy cho vào 100ml dung dịch H 2O2 5% (d=1,0) được dung dịch B. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b. Xác định % của các chất trong hỗm hợp ban đầu. c. Xác định C% , CM của các chất trong dung dịch B (gt V dung dịch không đổi) Câu 3: Cho dung dịch chứa 1,02 g muối của axit H2S tác dụng với 1 dung dịch chứa 2,7g muối clorua của kim loại hóa trị 2 (MCl 2) thì được 19,7g kết tủa. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn và vừa đủ. Xác định muối của kim loại hóa trị 2 và muối của axit H2S là muối gì? Câu 4: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp MgCl 2, FeCl3, CuCl2 vào nước ta được dung dịch A, cho từ từ dòng khí H2S sục vào dung dịch A cho đến dư thì được kết tủa tạo ra nhỏ hơn 2,51 lần kết tủa tạo ra khi cho dung dịch Na2 S dư vào dung dịch A. Nếu thay FeCl3 trong A bằng lượng FeCl 2 với khối lượng như nhau và tiến hành thí nghiệm như trên thì thấy tỉ lệ khối lượng là 3,36. a/ Hãy viết phương trình phản ứng? b/ Tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp đầu? 6 Câu 5: Cho 0,500g chất A + 15ml H2O thì phản ứng xảy ra mãnh liệt thu được dung dịch B. Đem phân tích ddB thì thấy: + Khi cho dd B + đ Ba(NO3)2 dư thu được 1,24 g kết tủa. + Trung hóa dung dịch B cần 12,3ml dd KOH 0,867M. a.Hỏi A là chất gì? b. Xác định C% của dung dịch B? Câu 6: Lấy 0,18 g 1 đơn chất tác dụng với lượng dư dung dịch H2 SO4 đặc, đun nóng. Cho sản phẩm khí phản ứng với dd Ca(OH) 2 dư thu được 5,1 gam kết tủa. Xác đinh đơn chất. Câu 7: Dung dịch A chứa (Na2SO3 và Na2S2O3), tiến hành các thí nghiệm sau: TN 1: 100 ml dung dịch A + khí Cl2(dư) rồi cho tiếp dung dịch BaCl dư và thu được 0,647 g kết tủa. TN 2: 100ml dung dịch A + vài giọt hồ tinh bột. Muốn làm cho màu xanh bắt đầu xuất hiện ở dung dịch này phải thêm vào đó 29mk dung dịch I2 0,05M (pha trong KI). a. Tính CM của mỗi muối trong dung dịch ban đầu. b. Nếu thí nghiệm 1 sục khí HCl dư thay cho khí clo và làm hệt như vậy thi thu được kết tủa gì và bao nhiêu gam? Câu 8: Mộ khoáng vật chứa 13,77%Na, 7,18% Mg, 57,48 %O, 2,39% H, còn lai là nguyên tố X. 1. Xác định công thức của khoáng vật đó. 2. Khoáng vật đó có tan trong nước không? Câu 9: Hòa tan 7,18 g Fe cục (có chứa Fe 2O3) và 1 lượng rất dư dd H2SO4 loãng rồi thêm nước cất đến thể tích đúng 500ml. Lấy 25 ml dung dịch đó rồi thêm dần 12,5 ml dung dịch KMnO4 0,096M thì thấy màu tím hồng trong dd. a/ Xác định khối lượng Fe tinh khiết chứa trong cục sát ban đầu. b/ Nếu lấy cùng 1 lượng sắt cục, có cùng lượng Fe tinh khiết như trên nhưng tạp chất là FeO và lại làm thí nghiệm tương tự thì lượng dd KMnO 4 0,096M cần dùng là bao nhiêu? C. NITƠ- PHOTPHO I. Câu hỏi lí thuyết Câu 1: Hãy giải thích tai sao ở điều kiện thường nitơ tồn tại ở dạng phân tử N 2 , không ở dạng N4. Trong khi đó photpho tồn tại P 4 chứ không ở dạng P 2 ? Cho biết năng lượng liên kết: E P≡P =485 kJ/ mol; EP-P =213kJ/mol; E N≡N= 946 kJ/ mol; EN-N = 159kJ/mol Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo và tính chất hóa học phương pháp điều chế của các hợp chất sau: NH3, NH2OH, N2 H4, HN3, HNO2, HNO3, NO, NO2 ? II. Viết phương trình phản ứng, hoàn thành sơ đồ phản ứng, giải thích hiện tượng Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 1. (NH4)2Cr2O7 → 2.(NH4 )2SO4 → 3. NH4 HSO4 → 4. N2H4 + KIO3→ 5. Cu(OH)2 + N2H4 7 6. N2H4+ I2 → 7. N2H62+ + Ti3+ + 2H+ + Cl-→ 8. NH3 + NaOCl → 9. NH2 OH → 10. NH2OH + I2→ 11. NH2OH + FeSO4 + H2 SO4 → 1.N2O5 + Na → 2. N2O5 + I2→ 4. N2O5 + HClO4 →. 5. HNO3 + P 2O5→ 6. NO2 +O3 → 7. NO2 + H2O l → 8. NO2 + H2O →. 9. NO2 + NaOH O2N NO2 2NO2 N 2O 4 NO+ + NO3 O= N O NO2 O2N NO2 10. P+ NO2→ 11. C + NO2 → 12. N2O3 + NaOH 13. HNO3 + As2O3 → 14. (C6 H10 O5)n + HNO3 → 15. NO → 16. NO + X2 → 17. NO + HNO3 đ → NO2 18. KNO2 + KI + H2SO4 → 19. N2O → 20. N2O + P →. 21. NO+ FeSO4 22. NO2 + FeSO4+ H2 SO4 → 23. NO2 + H2O2→ 24. NO2 + O3 → 25. SO2 + HI → H2S +... 26. Zn + HN3→ 27. HN3 + H2O → N2+ NH2OH 28. 2NaN3 → 2Na+ 3N2 29. 2Au+ 3HN3+ 11HCl → HAuCl 4+3N2 + 3NH4Cl 30. NaNH2 + N2O →NaN2 + H2O (190 oC) 31. NH2OH + HNO3 → NO + H2 O 32.NH2OH+ NaClO → N2O + NaCl+ H2 O 33. NH2OH+ Fe(OH)2 + H2O→ Fe(OH)3 + NH3. 34. HNO3+ 6H→ NH2OH + H2O 35. NO+ H2 → NH2OH 36. n2O + H2 →N2 + H2O 37. N2O+ NH3 →N2+H2O 38. NO+ H2S→N2 +S+ H2 O 39. NO+ SO2 →N2O+ SO3 8 40. NO+ Cl2→ NOCl 41. NOCl + H2 O→HNO2 + HCl 42. N2H4 + Zn + 4HCl = 2NH4Cl + ZnCl2 43. N2H4 + SnCl2 + 4HCl = 2NH4 Cl + SnCl4 44. HNO3 l + Sn → 45. Sn + HNO3 đ → 46. HI+ HNO2 → 47. HNO2 + Br2 + H2O → 48. HNO2 + HMnO4 → 49. HNO2 + KI + H2SO4 → 50. KNO2 + H2SO4 → 51. Ba(NO2)2 + H2SO4→ 52. AgNO2 + HCl → 53. NaNO2 + H (Na(Hg)→ 54. Na2N2O2+ AgNO3 → 55. Ag2N2O2+ HCl→ 56. NH2OH+ HNO2 → 57. HNO2 → 55. P 4O6 + H2O n → PH3 + H3PO4. 56. P 4O6 + H2O l → H3PO3 57. P 4O6 + HCl k → H3PO3 + PCl3 58. P + O2 → 59. P + AgNO3 +H2O→ H3PO4 + HNO3 + Ag 60. P + CuSO4 +H2O→ Câu 2: Để loại trừ các ion NO3- trong (các ion NO3- có mặt trong nước xuất phát từ phân bón) có thể khử nó thành NO2- bằng cách cho đi qua lưới có chứa bột Cd. 1. Viết nửa phản ứng của hai cặp NO3-/HNO3 và HNO2/NO trong môi trường axit. Chứng minh rằng HNO2 phân hủy trong môi trường pH =0 đến 6. 2. Ở pH=7, nồng độ NO3- là 10 -2 M. Viết phương trình phản ứng giữa Cd và NO3-. Hỏi NO3- có thể bị khử hoàn toàn ở 25 oC trong điều kiện này không? Tính nồng độ NO3còn lại trong nước khi cân bằng. 3. Tính thế khử chuẩn của cặp NO3-/NO2- ở pH=14 và 25 oC Câu 3: a/ So sánh dạng hình học của các ion NO2 - và NO2+ b/ 120 0 và 108 0 là số đo của góc liên kết quan sát được trong hợp chất trimetylamin và tríilyl amin (H3 Si)3 N. Hãy gán trị số đo góc liên kết cho mỗi hợp chất và giải thích sự khác biệt này? Câu 4: CaCN2 là một loại phân bón, được điều chế một cách dễ dàng từ những chất rẻ tiền và phổ biến như CaCO3. Nhiệt phân CaCO3 để tạo ra một chất rắn màu trắng XA và một chất khí không màu XB không duy trì sự cháy. Cho XA phản ứng với cacbon thì thu được chất rắn màu xám XC và cho một chất khí XD. XC và XD là những chất dễ bị oxi hóa. Sau cùng thực hiện phản ứng của XC với nitơ sẽ tạo được CaCN2 1. Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: CaCO3 toC XA + 3C (r) XC+ N2 XA+ XB toC XC+ XD CaCN2+ C(r) 9 2. Chất khí nào thu được khi thủy phân CaCN2? Viết phương trình phản ứng CaCN2 với nước. 3. Ion CN2 2- có hiện tượng đồng phân, ion CN2 2- là ion của axit tự do bậc hai. công thức cấu tạo của hai axit này? Câu 5: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp cân bằng electron: a/ NO2- + Co 2+ + CH3COOH→ Co(NO2)6 3- + NO+ CH3COO-+ H2O b/ CuS+ HNO3 → S+ NO+.... c/ CrI3+ KOH + Cl2 → K2 CrO4 + KIO4 + .... Câu 6: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau bằng phương pháp cân bằng electron: a/ NO2- + Co 2+ + CH3COOH→ Co(NO2)6 3- + NO+ CH3COO-+ H2O b/ CuS+ HNO3 → S+ NO+.... c/ CrI3+ KOH + Cl2 → K2 CrO4 + KIO4 + .... giữa Viết ion- ion- III. Bài tập định lượng Câu 1: Khi đun nóng ở 400 0C hai muối của kim loại Kali. thu được 224ml khí A không màu ở đktc và sản phẩm rắn. Đổ sản phâme rắn đó vào một lượng dư dung dịch đậm đặc của FeSO4 và H2 SO4 rồi đun nhẹ, thu được 784 ml khí B không màu ỏ điều kiện tiêu chuẩn. Khí B kết hợp với khí A tạo nên khí C có màu nâu đỏ, khi được làm lạnh xuống nhiệt độ thấp màu đỏ giảm dần đén không màu. Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp? Câu 2: Cho m1 gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào m2 gam dung dịch HNO3 24%. Sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lit (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm NO, N2O, N bay ra (ở đktc) và dung dịch A.Thên một lượng vừa đủ O2 vào X, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư có 4,48 lit hỗn hợp khí Z đi ra (ở đktc). Tỷ khối của Z đối với H bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào A để được lượng kết tủa lớn nất thu được 62,2 gam kết tủa. Tính m1 , m2 . Biết lượng HNO3 lấy dư 20% so với lượng cần thiết. Câu 3. Hỗn hợp bột A gồm 3 kim loại Mg, Zn, Al. Khi hoà tan hết 7,539g A vào 1lít dung dịch HNO3 thu được 1lít dung dịch B và hỗn hợp khí D gồm NO và N2O. Thu khí D vào bình dung tích 3,20lít có chứa sẵn N2 ở 0 0C và 0,23atm thì nhiệt độ trong bình tăng lên đến 27,3 0C, áp suất tăng lên đến 1,10atm, khối lượng bình tăng thêm 3,720g. Nếu cho 7,539g A vào 1lít dung dịch KOH 2M thì sau khi kết thúc phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 5,718g. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong Câu 4. Một hỗn hợp rắn A gồm kim loại M và một oxit của kim loại đó. Người ta lấy ra 3 phần, mỗi phần có 59,08 gam A. Phần thứ nhất hoà tan vào dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí hiđro; phần thứ hai hoà tan vào dung dịch của hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 thu được 4,48 lít khí NO; phần thứ ba đem nung nóng rồi cho tác dụng với khí hiđro dư cho đến khi được một chất rắn duy nhất, hoà tan hết chất rắn đó bằng nước cường toan thì có 17,92 lít khí NO thoát ra. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy tính khối lượng nguyên tử, cho biết tên của kim loại M và công thức oxit trong hỗn hợp A. Câu 5: Cho 0,1mol mỗi axit H3PO2 và H3 PO3 tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu 10 được hai muối có khối lượng lần lượt là 10,408g và 15,816g. 1. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên hai phân tử axit trên. 2. Hãy cho biết kiểu lai hoá của nguyên tử photpho (P) và cấu trúc hình học của hai phân tử axit trên. D. NHÓM CACBON - SILIC I. Câu hỏi lí thuyết Dựa vào bảng 1 trả lời câu hỏi 1 và 2 STT Tính chất 1 Số thứ tự 2 Electron hóa trị 3 4 O Bán kính nguyên tử, A Bán kính quy ước của ion X4+ , O C 6 2s22p2 Si 14 3s23p2 Ge 32 4s2p2 Sn 50 5s25p2 Pb 82 6s26p2 0,77 1,34 1,39 1,58 1,75 0,45 0,41 0,44 0,67 0,84 A 5 Năng lượng ion hóa I1 , eV 11,26 8,15 7,88 7,33 7,42 7. Độ âm điện 2,5 1,8 1,8 1,8 1,8 8. ái lực electron, eV 1,27 1,38 1,20 1,25 Câu 1: Dựa vào bảng trên hãy phân tích xu hướng tạo liên kết của các nguyên tố nhóm IVA? Câu 2:Hãy nêu các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền tương đối của các số oxi hóa + 2 và + 4? Dựa vào bảng 2 1 trả lời câu hỏi 3 và 4 Nguyên H C F Cl Br I O tố C 414,2 347,3 485,3 330,5 26,1 238,4 343,0 Si 292,2 288,7 502,0 359,8 288,7 213,4 368,2 Ge 309,6 297,0 355,6 284,5 209,5 Pb 297,0 284,5 343,0 272,0 272,0 Câu3: Tại sao liên kết giữa Si- X bền hơn liên kết giữa C- X nhưng lên kết của Si- X lại dễ đứt trong phản ứng hóa học? Câu 4: So sánh và giải thích khả năng tạo thành liên kết π của C và Si? II. Viết phương trình phản ứng, hoàn thành sơ đồ phản ứng, giải thích hiện tượng Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: 1. C + S→ 2. C+ O2 → 3. C than chì + F2 (k)→ 4. Al + C → 5. C+ KClO3 → 6. C + H2SO4 đặc→ 7. Be2C+ H2O → 8. Al4C3 + H2O→ 11 9. CaC2 + H2O 10. Cu2 C2 + H2 O→ 11. Cu2C2+ HCl → 12. CaC2 + MgO → 13. CO + Cl2 → 14. PdCl2 + Co + H2O→ 15. CO + NO→ 16. CO + NaOH → 17. HCOOH + HSO3Cl→ 18. Al + CO2 → 19. Hg(CN)2 + HgCl2→ 20. CuSO4 + 2NaCN→ 21. Si + F2→ 22. Si + Mg→ 23. Si + H2O (800 0 C) 24. Si + HF + HNO3 → H2 SiF6 +... 25. Si + HF 26. Si + KOH + H2 O→ 27. SiO2 + Mg→ 28. SiCl4 + Zn → 29. SiO2 + C + Cl2 → 30. SiC + KOH +O2→ Câu 2: Tìm 2 muối của cùng 1 axit mà có khả năng đổi màu giấy qùy tím khác nhau? Câu 3: Có ba muối A, B, C cho tác dụng với cùng 1 axit thu được cùng 1 loại khí như nhau. Nếu lượng axit lấy phản ứng bằng nhau thì tỉ lệ số mol khí tạo ra là 1:2:4. Xác định ba muối đó. Câu 4: Lấy muối Ba(NO3 )2 nung nóng mạnh, làm nguội sản phẩm nung nóng đó trong dòng khí O2. Sản phẩm thu được cho tác dụng với dung dịch H2 SO4 dư. Dung dịch thu được có thể làm mất màu dung dịch KMnO4. Viết PTHH? Câu 5: Hai nhà hóa học trẻ nghiên cứu phản ứng của dung dịch K2S và K2Cr2O7. Một người kết luận trong phản ứng có tạo kết tủa, kết tủa không tan trong dung dịch H2SO4 loãng nhưng tan trong dung dịch HNO3 đặc nóng. Người thứ 2 kết luận phản ứng có tạo kết tủa, kết tủa tan một phần trong dung dịch H2SO4 loãng. Giải thích kết quả trên. III. Bài tập định lượng Câu 1: Một hỗn hợp khí gồm CH4 , H2, CO. Tiến hành các thí nghiệm sau: TN1: Lấy 1000 ml hỗn hợp khí trên (đktc) cho vào bình kín đựng I2O5 và đốt nóng bình. Sản phẩm bay hơi của phản ứng được gom lại trong 1lít clorofom CHCl 3 thì thu được dung dịch có màu. Muốn làm dung dịch mất màu cần 17,87 ml dd Na 2S2O3 0,1M. TN 2: 50ml hỗn hợp (đktc) + 50ml O2 (đktc) và cho vào bình thủy tinh kin bật tia lửa điện và để nguội thể tích khí còn lại 25 ml (đktc). Xác định % thể tích của các khí trong hỗn hợp. Câu 2: Một hỗn hợp gồm bột kim loại hóa trị 2 và một oxit của nguyên tố chưa biết. Nung hỗn hợp trong bình kín được hỗn hợp 2 chất A và B. Hòa tan hỗn hợp ấy trong dung dịch HCl dư thu được muối C và khí D. 12 Khí D có d D/kk = 1,1; khí D có khả năng tự bốc cháy trong không khí tạo nên oxit và H2O. Muối C có đặc điểm: 1 dung dịch 4,75g muối + dd kiềm dư được kết tủa E. Nung E được chất rắn G có khối lượng 2,00g. Hỏi A, B, C, B, F, G là những chất gì? Câu 3: Một hỗn hợp gồm Mg và bột Fe. Lấy 6,24 g hỗm hợp chia làm 2 phần bằng nhau: Phần 1 đốt cháy trong dòng khí O2 thu được 4,72 gam hỗn hợp sản phẩm. Phần 2 đốt cháy trongkhông khí thu được 4,52 g hỗn hợp sản phẩm. Hỏi nếu cho 4,52 g sản phẩm này vào dd NaOH thu được những sản phẩm gì? khối lượng là bao nhiêu. Câu 4: Một hỗn hợp gồm Ca và Al nặng 18,8 gam trộn với bột than dư, nung nóng hỗn hợp trong điều kiện không có không khí và để nguội. Lấy sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư dung dịch HCl loãng được 11,2 lit khí (đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. E. BÀI TẬP TỔNG HƠP PHI KIM Câu 1: Bổ túc và cân bằng các phản ứng sau đây bằng phương pháp thăng bằng electron 1. BrF3 + H2O → 2. CuS2 + HNO3 (loãng) → H2SO4 + NO+ .. 3. Fe xOy + H2SO4 (đặc nóng) → 4. Cr2S3 + Mn(NO3 )2 + K2 CO3 → K2CrO4 + K2SO4 + K2MnO4+ NO + CO2 5. CrI3 + Cl2 + KOH → K2 CrO4 + KIO3 + KCl + H2O 6. NaIOx + SO2 + H2O → I2 + Na2 SO4 + H2SO4 7. CuFeS2 + O2 → Cu2 S + SO2 +Fe 2O3 8. KClO4 + C → KCl + CO Câu 2: Cân bằng cac phương trình phản ứng sau theo phương pháp ion-electron chỉ rõ chất oxi hóa, chất khử, các cặp oxi hóa khử liên quan: 1. IO3 - + I- → I3 2. Sn2+ + BrO3 - +Cl- → Br- + SnCl6 2-. 3. K2 Cr2 O7 + (NH4 )2 S → CrO2 -+S + NH3 + H2 O 4. Cu2 S + HNO3 →.. + NO2 + SO4 2-+.... (Cr2O7 2-+ S2- + H2 O → CrO42- + HS-) Câu 3: Viết Các phương trình chứng minh phát biểu sau: a/ Trong dung môi HF lỏng, C2H5 OH và ion NO3 - là các bazơ b/ Các hợp chất B2 O, ICl, IO2F tạo dung dịch axit trong dung môi Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 2 gam một hỗn hợp chứa Na2 S.9H2O, Na2S2 O3.5H2O và tạp chất trơ vào H2 O, rồi pha loãng thành 250 ml dung dịch (dd A). Thêm tiếp 25 ml dung dịch iot 0,0525M vào 25 ml dung dịch A. Axit hóa bằng H 2SO4 rồi chuẩn độ iot dư hết 12,9 ml dung dịch Na2S2O3 0,101M. Mặt khác cho ZnSO4 dư vào 50 ml dung dịch A. Lọc bỏ kết tủa. Chuẩn độ dung dịch nước lọc hết 11,5 ml dung dịch iot 0,0101M. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp rắn ban đầu. Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn m1 gam than có 4 % tạp chất không cháy ta thu được hỗn hợp khí A gồm CO và CO2. Cho khí A đi từ từ qua ống sứ đựng 46,4 gam Fe 3 O4 nung nóng. Khí ra khỏi ống sứ bị hấp thụ hoàn toàn bởi 2 lít dung dịch Ba(OH) 2 0,175 M thu được kết tủa và dung dịch muối. Cho dung dịch muối tác dụng với Ca(OH) 2 dư lại thấy tạo thành thêm kết tủa nữa. Tổng khối lượng kết tủa 2 lần là 83,95 gam. Chất rắn còn lại trong ống sứ được chia thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan hết phần một bằng 13 dung dịch HCl thấy tốn hết 330 ml dung dịch HCl 2M và có 672 ml khí ở đkc thoát ra. Phần thứ hai hòa tan hết bằng dung dịch HNO3 loãng thì thu được V lít khí NO duy nhất thoát ra ở đkc và m2 gam muối nitrat. Tính V, m1, m2 và tính tỉ khối của hỗn hợp khí A so với H2 . Câu 6: Nitơ và hiđro tạo ra 3 hợp chất khí: NH 3 và N2H4 có tính bazơ, HN3 có tính axit. Lấy 3,2 gam một trong 3 hợp chất trên (hợp chất X) nung nóng trong bình chân không được hỗn hợp khí Y. Cho Y đi qua dung dịch H2SO4 loãng (dư) thì thể tích giảm đi 2,8 lần. Phần khí còn lại gồm N2 và H2 có thể tích là 1,40 lít (đktc) và có khối lượng riêng bằng 0,786 gam/lít. Tìm công thức phân tử của X Câu 7: Cho 3 nguyên tố A, B, C Nguyên tố A có electron cuối cùng ứng với 4 số lượng tử: n = 3, l = 1, m = 0 m s = -1/2 Hai nguyên tố B, C tạo thành cation X+ có 5 nguyên tử. Tổng số hạt mang điện là 21 a. Viết cấu hình electron và xác định tên, vị trí của A, B, C trong bảng tuần hoàn b. 2 nguyên tố B, C tạo thành hợp chất M. N là hợp chất khí của A với hidro. Dẫn hợp chất khí N vào nước, thu được dung dịch axit N. M tác dụng dung dịch N tạo thành hợp chất R. Viết phương trình phản ứng và công thức cấu tạo của R. Cho biết R được hình thành bằng liên Câu 8: 1. Nguyên nhân gây ngộ độc cơ quan hô hấp của các khí và hơi halogen có giống với nguyên nhân tẩy màu các chất hữu cơ của chúng không? 2.Tại sao hidrosunfua lại độc đối với người? 3. Hỗn hợp A gồm Al, Zn, S dưới dạng bột mịn. Sau khi nung 33,02 gam hỗn hợp A (không có không khí) một thời gian, nhận được hỗn hợp B. Nếu thêm 8,296 gam Zn vào B thì hàm lượng đơn chất Zn trong hỗn hợp này bằng ½ hàm lượng Zn trong A. - Lấy ½ hỗn hợp B hòa tan trong H2SO4 loãng dư thì sau phản ứng thu được 0,48 gam chất rắn nguyên chất. - Lấy ½ hỗn hợp B thêm 1 thể tích không khí thích hợp. Sau khi đốt cháy hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí C trong đó N 2 chiếm 85,8% về thể tích và chất rắn D. Cho hỗn hợp khí C đi qua dung dịch NaOH dư thì thể tích giảm 5,04 lit (đktc) a. Viết các phương trình phản ứng. b. Tính thể tích không khí (đktc) đã dùng và Tính thành phần % theo khối lượng các chất trong B. Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 3,6 gam một chất vô cơ X trong HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch A. Pha loãng dung dịch A bằng nước cất và chia dung dịch thu được thành hai phần bằng nhau: - Thêm vào phần 1 lượng dư dung dịch amoniac. Lọc, rồi rửa và nung kết tủa thu được ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi thu được 1,2 gam chất rắn là một oxit kim loại. Để hòa tan hoàn toàn lượng oxit đó cần dùng ít nhất 30 ml dung dịch HNO3 1,5 M và thấy phản ứng không tạo khí. - Thêm vào phần 2 lượng dư dung dịch BaCl 2 loãng thu được 6,99 gam kết tủa trắng không tan trong dung dịch axit mạnh. a. Xác định công thức phân tử của X, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. b. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm X và FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được hỗn hợp khí B gồm hai khí Y, Z có tỷ khối so với H 2 = 22,805 ; làm lạnh hỗn hợp khí B xuống nhiệt độ thấp hơn thu được hỗn hợp khí C gồm 3 khí Y, Z, E có tỷ khối so với hidrô bằng 30,61. Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu và phần trăm số mol khí Y chuyển thành E. 14 c. Hoàn thành 4 phương trình phản ứng của sơ đồ sau: KMnO / HCl 1700 C, chaân khoâng HCl   FeCl3 X  X2   X1   0 4 H2 S Câu 10: Mức tối thiểu cho phép của H2S trong không khí là 0,01 mg/lit. Để đánh giá sự ô nhiễm không khí ở một nhà máy người ta làm như sau: Ðiện phân dung dịch KI trong 2 phút bằng dòng điện 2 mA. Sau đó cho 2 lít không khí lội từ từ qua dung dịch điện phân trên cho đến khi iod hoàn toàn mất màu. Thêm hồ tinh bột vào bình và tiếp tục điện phân trong 35 giây nữa với dòng điện trên thì thấy dung dịch bắt đầu xuất hiện màu xanh. Giải thích thí nghiệm và cho biết sự ô nhiễm không khí ở nhà máy trên nằm dưới hay trên mức cho phép. Tính hàm lượng H2S trong không khí theo thể tích. Câu 11: a/ Cho m gam hỗn hợp NaBr và NaI phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được hỗn hợp khí A ở điều kiện tiêu chuẩn. Ở điều kiện thích hợp, các chất trong A phản ứng vừa đủ với nhau tạo chất rắn có màu vàng và một chất lỏng không làm chuyển màu quỳ tím. Cho Na dư vào phần lỏng được dung dịch B. Dung dịch hấp thụ vừa đủ 2,24 lit khí CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn được 9,5 gam muối. Tính m? Câu 12: X là muối có công thức NaIOx. - Hòa tan X vào nước thu được dung dịch A. Cho khí SO 2 đi từ từ qua dung dịch A thấy xuất hiện dung dịch màu vàng nâu, tiếp tục sục SO2 vào thì mất màu nâu thu được dung dịch B. Thêm một ít dung dịch axit HNO3 vào dung dịch B và sau đó thêm lượng dư dung dịch AgNO3, thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. - Thêm dung dịch H2SO4 loãng và KI vào dung dịch A, thấy xuất hiện dung dịch màu nâu và màu nâu mất đi khi thêm dung dịch Na2S2O3 vào. a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion thu gọn. b/ Để xác định công thức của muối X người ta hòa tan 0,100 gam X vào nước, thêm lượng dư KI và vài ml dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch có màu nâu. Chuẩn độ I2 sinh ra bằng dung dịch Na2S2 O3 0,1M với dung dịch hồ tinh bột cho tới khi mất màu, thấy tốn hết 37,40ml dung dịch NaS2O3. Tìm công X? Câu 13: Một dd chứa khối lượng như của H3PO4 và NH4Br. Thêm vào dung dịch trên 1 lượng dung dịch KOH 6,72% (d= 1,064)g/ml). Từ dd có pH=12 ở trên c ho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư tạo ra kết tủa vàng. Xác định thành phần % của các chất trong kết tủa vàng. Kết tủa đó có khả năng hòa tan trong những hóa chất nào: Câu 14: Cho m1 gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào m2 gam dung dịch HNO3 24%. Sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lit (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm NO, N 2O, N bay ra (ở đktc) và dung dịch A.Thên một lượng vừa đủ O2 vào X, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư có 4,48 lit hỗn hợp khí Z đi ra (ở đktc). Tỷ khối của Z đối với H bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào A để được lượng kết tủa lớn nất thu được 62,2 gam kết tủa. Tính m1, m2. Biết lượng HNO3 lấy dư 20% so với lượng cần thiết. Câu 15: Nung hỗn hợp A gồm sắt và lưu huỳnh sau một thời gian được hỗn hợp rắn B. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V1 lít hỗn hợp khí C. Tỷ khối của C so với hidro bằng 10,6. Nếu đốt cháy hoàn toàn B thành Fe 2O3 và SO2 cần V2 lít khí oxi. 1. Tìm tương quan giá trị V1 và V2 (đo ở cùng điều kiện) 2. Tính hàm lượng phần trăm các chất trong B theo V1 và V2. 3. Hiệu suất thấp nhất của phản ứng nung trên là bao nhiêu phần trăm. 4. Nếu hiệu suất của phản ứng nung trên là 75%, tính hàm lượng phần trăm các chất trong hỗn hợp B. 15 Câu 16. Nung a gam hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Z có d Z / H 2 = 13. a). Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong X. b). Cho phần 2 tác dụng hết với 55g dung dịch H2SO4 98%, đun nóng thu được V lít khí SO2 (ĐKTC) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng hết với dung dịch BaCl2 dư tạo thành 58,25g kết tủa. Tính a,V. Câu 17. Một hỗn hợp gồm bột kim loại hóa trị 2 và một oxit của nguyên tố chưa biết. Nung hỗn hợp trong bình kín được hỗn hợp 2 chất A và B.Hòa tan hỗn hợp ấy trong dung dịch HCl dư thu được muối C và khí D. Khí D có d D/kk = 1,1; khí D có khả năng tự bốc cháy trong không khí tạo nên oxit và H2 O.Muối C có đặc điểm: 1 dung dịch 4,75g muối + dd kiềm dư được kết tủa E. Nung E được chất rắn G có khối lượng 2,00g. Hỏi A, B, C, B, F, G là những chất gì? 16 KẾT LUẬN Chuyên đề đã đề xuất phương pháp tự học và nghiên cứu tài liệu cho từng nhóm hoá nguyên tố phi kim, trên cơ sở đề ra những câu hỏi lí thuyết, viết phương trình hoá học, bài tập tính toán định lượng. Đề tài có 5 chương, trong đó có khoảng 60 câu hỏi và bài tập từng chủ đề với nội dung phong phú đa dạng . Chuyên đề này chúng tôi đã áp dụng trong quá trình giảng dạy lớp chuyên và đội tuyển quốc gia và đã những kết quả nhất định. Chuyên đề được hoàn thành trong một thời gian ngắn nên không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của độc giả để chuyên đề hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn. 17 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan