Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng CHUYÊN ĐỀ MỆNH ĐỀ TÍNH NGỮ TRONG TIẾNG ANH VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN...

Tài liệu CHUYÊN ĐỀ MỆNH ĐỀ TÍNH NGỮ TRONG TIẾNG ANH VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN

.DOC
41
1077
87

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN ====================== CHUYÊN ĐỀ MỆNH ĐỀ QUAN HỆ TRONG TIẾNG ANH VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN CHUYÊN ĐỀ MỆNH ĐỀ TÍNH NGỮ TRONG TIẾNG ANH Tác BÀI giả: Nguyễn Thanh VÀ CÁC DẠNG TẬPThịCƠ BẢN Phương Tổ chuyên môn : Sử - Địa - Anh Đối tượng bồi dưỡng: lớp 11 Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 15 Kiến thức: Dùng cho ôn thi Đại học - Cao đẳng. Tác giả: Nguyễn Thịtập Thanh Dạng bài : TrắcPhương nghiệm khách Tổ chuyên môn: Sử Địa Anh quan và tự luận. Đối tượng bồi dưỡng: lớp 11 Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 15 Kiến thức: Dùng cho ôn thi Đại học - Cao đẳng. Dạng bài tập: Trắc nghiệm khách quan và tự luận. Sông Lô, tháng 3 năm 2014 LỜI MỞ ĐẦU Sông Lô, tháng 3 năm 2014 1 Trong chương trình Tiếng Anh THPT hiện nay, mệnh đề quan hệ là một phần kiến thức hết sức quan trọng. Mệnh đề quan hệ xuất hiện rất nhiều trong các kì thi tốt nghiệp và thi ĐH- CĐ, vì vậy việc nắm vững lý thuyết sẽ giúp học sinh nâng được điểm thi. Muốn làm tốt được các bài tập trắc nghiệm về mệnh đề quan hệ thì học sinh cần phải nắm được các vấn đề cơ bản liên quan đến đại từ quan hệ ,mệnh đề quan hệ trong Tiếng Anh, chuyển từ hình thức làm các bài tập tự luận sang bài tập trắc nghiệm... Từ thực tế đó, tôi đã mạnh dạn đưa nội dung “Mệnh đề quan hệ và các dạng bài tập cơ bản” vào giảng dạy và bồi dưỡng cho đối tượng học sinh lớp 11 với thời lượng là 15 tiết. Sau khi học sinh đã nắm vững kiên thức cơ bản và nâng cao,có thể vận dụng để giải các dạng bài tập, các em sẽ thường xuyên được củng cố và ôn lại nội dung này trong các tiết làm đề luyện thi Đại học- Cao đẳng. Ở chuyên đề nàyt, ôi tập trung vào một số vấn đề lý thuyết và bài tập của mệnh đề quan hệ như cấu trúc, cách sử dụng, một số dạng đặc biệt của mệnh đề quan hệ trong Tiếng anh… và một số dạng bài tập viết, bài tập trắc nghiệm tương ứng để củng cố cho phần kiến thức ở trên , nhằm giúp học sinh hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản và nâng cao của mệnh đề quan hệ trong Tiếng Anh để các em có thể làm tốt các dạng bài tập trắc nghiệm về mệnh đề quan hệ trong Tiếng Anh. Trên thực tế, học sinh đã đựơc làm quen với hiện tượng ngữ pháp này ngay từ bậc học THCS. Ở bậc THPT, trong chương trình học chính khóa, học sinh được củng cố những kiến thức đã học ở lớp dưới và tiếp nhận thêm những kiến thức ở mức độ sâu hơn. Tuy nhiên, để có thể đạt được kết quả cao trong các kì thi Đại học- Cao đẳng thì ngoài việc củng cố lại kiến thức cơ bản trong SGK, giáo viên còn phải bổ trợ thêm kiến thức nâng cao từ các nguồn tài liệu tham khảo cho học sinh. Đồng thời người dạy phải soạn, sưu tầm các dạng bài tập khác nhau để học sinh có thể áp dụng kiến thức đã học vào để giải các bài tập đó và học sinh sẽ tự tin khi bước vào các kì thi Đại học – Cao đẳng. MỤC LỤC 2 Nội dung LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG A- Hệ thống kiến thức I. Khái niệm mệnh đề II. Các loại mệnh đề 1. Mệnh đề độc lập (independent clauses) 2. Mệnh đề phụ thuộc (dependent clauses) 2.1. Định nghĩa 2.2. Về mặt cấu trúc 2.3. Các loại mệnh đề phụ thuộc 2.3.1. Mệnh đề danh ngữ (noun clauses) 2.3.2. Mệnh đề trạng ngữ (adverbial clauses) 2.3.3. Mệnh đề tính ngữ (adjective clauses/relative clauses) a) Định nghĩa mệnh đề tính ngữ b) Các loại mệnh đề tính ngữ b.1 Mệnh đề tính ngữ giới hạn (restrictive or defining relative clause) b.2 Mệnh đề tính ngữ không giới hạn (non-restrictive or nondefining relative clause) b.3 Mệnh đề tính ngữ liên hợp (connective clause ) c) Các đại từ quan hệ trong mệnh đề tính ngữ d) Các trạng từ quan hệ trong mệnh đề tính ngữ e) Mệnh đề tính ngữ rút gọn (reduced relative clauses ) f) Vị trí của giới từ trong mệnh đề tính ngữ g) Lược bỏ đại từ quan hệ (omission of relative pronouns) B- Các dạng bài tập đặc trưng 1. Dạng bài tập kết hợp câu dùng đại từ quan hệ 2. Dạng bài tập rút gọn mệnh đề quan hệ 3. Dạng bài tập điền đại từ quan hệ thích hợp vào chỗ trống 4. Dạng bài tập dựng câu dựa vào từ gợi ý. 5. Dạng bài tập hoàn thành câu bằng một cụm từ hoặc một mệnh đề có liên quan đến mệnh đề tính ngữ. 6. Dạng bài tập nhận diện lỗi sai C. Các phương pháp cơ bản để giải các bài tập trong chuyên đề. D. Các bài tập được sử dụng trong chuyên đề. *Bài tập dạng tự luận Trang 2 5 6 6 7 8 9 10 11 12 14 15 16 17 18 22 3 *Bài tập dạng trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn E. Các bài tập dành cho học sinh tự đưa ra đáp án KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÓ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ &ĐỀ XUẤT TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 39 40 NỘI DUNG A- Hệ thống kiến thức 4 I. Khái niệm mệnh đề Một mệnh đề là 1 nhóm từ gồm 1 động từ đã chia và 1 chủ ngữ. Động từ đã chia là động từ hoà hợp với chủ từ của nó về ngôi và số. - Mệnh đề có thể là 1 câu hoàn chỉnh: Ví dụ 1: The door opened. (Câu này có 1 mệnh đề là “The door opened”) - Hoặc mệnh đề cũng có thể là 1 bộ phận của câu: Ví dụ 2: The door opened and the man walked in. Câu trên có 2 mệnh đề: (1) The door opened (2) the man walked in. Tóm lại, mệnh đề là thành phần cấu tạo nên câu và một câu có thể gồm nhiều mệnh đề. Trong thực hành, chúng ta căn cứ vào động từ đã chia để nhận ra mệnh đề. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng có bao nhiêu động từ đã chia thì có bấy nhiêu mệnh đề. II. Các loại mệnh đề - Có 2 loại mệnh đề: Mệnh đề độc lập (Independent clause) và mệnh đề phụ thuộc (dependent clause) 1. Mệnh đề độc lập (independent clauses) • Định nghĩa: mệnh đề độc lập là mệnh đề mà ý nghĩa của nó không phụ thuộc vào một mệnh đề khác trong cùng một câu. Nó diễn đạt 1 cách trọn vẹn cả về ý nghĩa và ngữ cảnh. Nó có thể đứng 1 mình để làm thành câu hoàn chỉnh. Trong một câu, có thể có hai hoặc nhiều mệnh đề độc lập. Chúng được nối với nhau bằng liên từ kết hợp (coordinating conjunctions). Ví dụ: The country life is quite and the air here is fresh and pure. Câu này có 2 mệnh đề độc lập "The country life is quite" và "the air here is fresh and pure" được nối với nhau bằng liên từ “and”. 2. Mệnh đề phụ thuộc (dependent clauses) 2.1. Định nghĩa: là mệnh đề không thể đứng riêng một mình. Ý nghĩa của nó phụ thuộc vào mệnh đề chính. 2.2. Về mặt cấu trúc, mệnh đề phụ thuộc được liên kết với mệnh đề chính bằng: – Các đại từ liên hệ: who, whom, which, whose, that, ….. Ví dụ: The girl who works at the café is John’s sister. – Các phó từ liên hệ: why, when, where. Ví dụ: I remember the house where I was born. – Các liên từ phụ thuộc: when, while, as, as soon as, because, though, although, till, until, if, unless, wherever, whenever…. Ví dụ: When we lived in this town, we often went to the theatre. Ví dụ: She stayed at home because her mother was ill. 5 Trong câu này, có 2 mệnh đề là: (1) she stayed at home (mệnh đề chính) (2) because her mother was ill (mệnh đề phụ thuộc) 2.3. Các loại mệnh đề phụ thuộc 2.3.1. Mệnh đề danh ngữ (noun clauses) Mệnh đề danh ngữ là mệnh đề được dùng giống như một danh từ tức là đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ của danh từ trong câu: chỉ về người/sự vật/sự việc tác động hay người/sự vật/sự việc tiếp nhận 2.3.2. Mệnh đề trạng ngữ (adverbial clauses) Mệnh đề trạng ngữ là một mệnh đề giữ chức năng của một trạng từ. Nó bổ nghĩa cho động từ, tính từ hoặc trạng từ trong mệnh đề chính. 2.3.3. Mệnh đề tính ngữ (adjective clauses/relative clauses) Ví dụ: This is the bicycle that I would like to buy. a) Định nghĩa mệnh đề tính ngữ - Mệnh đề tính ngữ (hay còn gọi là mệnh đề quan hệ) là một mệnh đề thực hiện cộng việc của một tính từ trong câu, bổ sung ý nghĩa hoặc định phẩm cho danh từ trong câu. - Mệnh đề tính ngữ được bắt đầu bằng một đại từ quan hệ nên nó còn được gọi là mệnh đề quan hệ (relative clauses) Cấu trúc cơ bản của mệnh đề tính từ: Wh-words + V (+ O) Ví dụ: The girl who is singing is my lover. My office, which is on the second floor, is very small. b) Các loại mệnh đề tính ngữ b.1 Mệnh đề tính ngữ giới hạn (restrictive or defining relative clause) - Mệnh đề tính ngữ giới hạn (hay còn gọi là mệnh đề tính ngữ xác định) được dùng để bổ nghĩa cho danh từ đi trước nó, tức là làm chức năng định ngữ (không thể bỏ được). - Chúng xác định người, vật, sự việc đang được nói đến là ai, cái nào, điều nào…Mệnh đề tính ngữ luôn đứng ngay sau danh từ mà nó bổ nghĩa. Ví dụ: We're looking for someone who we can tell the truth. These are the children that I looked after last summer. *Chú ý : - Không sử dụng dấu phẩy [,] phân cách mệnh đề tính ngữ giới hạn với mệnh đề chính. - Không thể lược bỏ mệnh đề tính ngữ giới hạn trong câu vì như thế làm nghĩa của câu không đầy đủ, không rõ ràng. - Đại từ quan hệ trong mệnh đề tính ngữ giới hạn đóng vai trò làm tân ngữ (who(m), which, that ) có thể được lược bỏ. Ví dụ: The computer which I bought yesterday is an IBM. 6 = The computer I bought yesterday is an IBM. Tokyo is a city which / that I’ve always wanted to visit. = Tokyo is a city I’ve always wanted to visit. - Which không bao giờ dùng sau : all, everything, little, much, none, no, và các hình thức kép của no hay sau các cực cấp. Trong trường hợp này, chúng ta dùng “that” hay bỏ đại từ quan hệ nếu nó là túc từ của một động từ. Ex : - All the apples that fall are eaten by the pigs. - This is the best hotel (that) I know. - Có thể sử dụng THAT để thay thế cho who, whom và which Sử dụng THAT cho các từ đứng trước ở dạng hỗn hợp [người + vật / sự vật] Ví dụ: We saw many soldiers and tank that were moving to the front. The boy and the dog that were lost in a forest during a hunt have just been found by the police. Sử dụng THAT khi nó thay thế cho danh từ đi cùng một tính từ so sánh bậc nhất như the best, the most + adj., the adj. + -est) hoặc khi nó thay thế cho một từ bất định như everybody, anybody, somebody, everything, anything, nothing, something … hay các từ chỉ định lượng như: all, only, little, few, much, none… Ví dụ: He’s the best teacher that I have ever know. I like anyone that lives in the country. She is one of the kindest people that I know. b.2 Mệnh đề tính ngữ không giới hạn(non-restrictive or non-defining relative clause) - Mệnh đề tính ngữ không giới hạn được dùng để bổ nghĩa cho 1 danh từ hoặc mệnh đề được đề cập đến ở trước trong câu. - Nó bổ sung thêm thông tin thêm về người, về sự vật, một hiện tượng đang được nói đến. - Mệnh đề tính ngữ không giới hạn luôn đứng ngay sau danh từ, mệnh đề mà nó bổ nghĩa. - Mệnh đề tính ngữ không giới hạn không phải là thành phần cốt yếu của câu và có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng gì đến câu. - Khác với mệnh đề tính ngữ giới hạn, mệnh đề tính ngữ không giới hạn được phân cách bằng dấu phẩy và không thể lược bỏ đại từ quan hệ. Ví dụ: My mother, who is tailor, is interested in fashion. (Subject) I gave him a sandwich, which he ate greedily. (Object) Mrs. Lan, whose children are at school all day, is trying to get a job. (Possessive) *Chú ý: - Mệnh đề quan hệ không xác định luôn luôn được đặt giữa dấu phẩy [nếu đứng giữa câu], hoặc sau một dấu phẩy [nếu đứng cuối câu]. 7 Ví dụ: My friend Alice, who is an excellent student in my class, has just got a scholarship to study at Harvard University. - Đại từ quan hệ “THAT” không được dùng trong mệnh đề tính ngữ không giới hạn - Đại từ quan hệ đóng vai trò làm tân ngữ trong mệnh đề tính ngữ không giới hạn thì không bỏ được Ví dụ: My boss, who is very superstitious , always believes in ghosts. - Mệnh đề quan hệ không xác định có thể bắt đầu bằng các cụm từ: all of, any of, (a) few of, both of, either of, half of, many of, most of, much of, none of, one of… Ví dụ: There are thirty students in my class, most of whom are with me at secondary school. He was carrying his belongings, many of which were broken. -Mệnh đề tính ngữ không giới hạn được dùng khi danh từ đứng trước là: + Danh từ riêng. + Các đại từ chỉ định: this , that, these , those. + Tính từ sở hữu: my, his ,her….. + Các định ngữ, bổ ngữ. b.3 Mệnh đề tính ngữ liên hợp ( connective clause ) Mệnh đề quan hệ liên hợp dùng để giải thích cho cả một câu, trường hợp này chỉ dùng đại từ quan hệ “which” và dùng dấu phẩy(,) để ngăn cách hai mệnh đề. Mệnh đề này luôn đứng cuối câu. Ví dụ: Students are often afraid of exams, which is easy to understand. It rained very heavily, which prevented my going out. c) Các đại từ quan hệ trong mệnh đề tính ngữ Đại từ quan hệ The man whom you meet is my father.Who The girl whom you saw is my friend. Cách sử dụng Cấu trúc mệnh đề quan hệ Dùng thay cho danh từ đi trước, làm chủ ngữ hoặc Who + V tân ngữ (không thể đi sau giới từ). Whom + S + V WhoseDùng thay dùng để chỉ sở hữu Whose + N + V cho danh từ chỉ cho danh từ đứng người làm tân trước ngữ. Ví dụ The man who spoke to you is my father. The boys who sit on that chair are my nephew. The friend whose dog I am looking after is in Australia. 8 Whom Which được dùng thay cho danh từ chỉ đồ vật. con vật, sự vật, làm chủ ngữ hoặc tân ngữ. - Bổ sung cho cả câu đứng trước nó That Of which The horse which I recently bought is an Which +(S) + V Arab. The book which I bought is used to be a bestseller. He couldn’t read which surprised me. That (+ N) + V This is the man that I saw yesterday. là một đại từ quan hệ phổ biến nhất, có thể dùng thay cho: who, whom, which. “that” bắt buộc phải dùng trong các trường hợp sau: - Sau so sánh hơn nhất - Sau những từ: all, only, very, every, everyone, everything, everybody, no one, nobody, nothing, something, somebody, someone, anybody,….. - Sau danh từ hỗn hợp: (gồm cả người và vật) - Sau cách nói: “It is / It was” dùng để chỉ sở hữu cho danh từ chỉ vật N+of which + V đứng trước, không She is the tallest girl that I ever knew. Answer all the questions that I asked you. They lost the only son that they have. I have nothing that you like. He told me about the places and people that he had seen in London. It was a golden ring that was bought for Lan on her birthday by Hung. This is the dictionary the cover of which has come off. 9 dùng cho người GHI CHÚ: • Từ chỉ lượng với đại từ quan hệ gồm: some of/most of/a lot of/both of/neither of/a pair of…+ whom/ which Ví dụ: I go to school with some friends. Most of them are boys. –> I go to school with some friends, most of whom are boys. + Trường hợp động từ của mệnh đề quan hệ có giới từ thì ta chỉ dùng “Whom/Which”. + Ta đặt giới từ trước mệnh đề quan hệ ( trước “whom/ which”) + Ta cũng có thể bỏ “whom/ which” và đặt giới từ ra sau động từ của mệnh đề quan hệ với điều kiện phải là mệnh đề quan hệ xác định. + Khi dùng “That”, ta không được đem giới từ ra trước mà vẫn để sau. • Các trường hợp không dùng “that”: - Giới từ đứng trước đại từ quan hệ Ví dụ: I know the man with whom you live - Mệnh đề có chứa từ chỉ lượng Ví dụ: They met many children, most of whom were girls. - Đại từ quan hệ thay thế cả mệnh đề đứng trước nó Ví dụ: He often sailed across the lake, which nobody had done before. - Không được dùng “That” trong mệnh đề quan hệ không xác đinh. d) Các trạng từ quan hệ trong mệnh đề tính ngữ Trạng từ quan hệ When Nghĩa Cấu trúc thay thế cho “on which” (chỉ thời gian ngày) và “in which” (chỉ thời gian tháng/ năm/mùa.) When + S + V Where thay thế cho Where + S + V “in which” và Cách sử dụng Dùng để diễn đạt thời gian. Ví dụ I don’t know the day when he came. <= > I don’t know the day on which he came. The day when I met Jane was the best day of my life. <=> The day on which I met Jane was the best day of my life. dùng để diễn đạt 10 “at which” Why thay thế cho “for which” Why +S + V nơi chốn. I know the house whe re he lives.  I know the house in which he lives. Do you know a shop wher e I can buy laptops?  Do you know a shop at which I can buy laptops? dùng để diễn đạt lý do The great weather is the reason wh y I moved here.  The great weather is the reason for which I moved here. 11 Do you know the reason wh y she cried?  Do you know the reason for which she cried. e) Mệnh đề tính ngữ rút gọn (reduced relative clauses ) Quy tắc :  Mệnh đề quan hệ có thể được rút gọn bằng cụm phân từ (hiện tại / quá khứ) (participle phrase), cụm động từ nguyên mẫu (infinitive phrase) hoặc cụm danh từ (noun phrase).  Chỉ rút gọn được khi đại từ quan hệ làm chủ từ còn nếu làm tân ngữ thì không được rút gọn. e. 1Rút gọn dùng cụm phân tư. + Nếu động tư trong mệnh đề quan hệ ở chủ động (active), ta dùng “present participle phrase” thay cho mệnh đề đó (bỏ đại tư quan hệ và trợ động tư, đưa động tư chính về nguyên mẫu rồi thêm đuôi ING). Ví dụ: Do you know the boy who broke the windows last night ?  Do you know the boy breaking the windows last night ? - Động từ trong mệnh đề quan hệ diễn tả một hành động đang diễn ra ta dùng “present participle phrase” thay cho mệnh đề đó: Ví dụ: The woman who is talking to my mother is from Korea.  The woman talking to my mother is from Korea. - Động từ trong mệnh đề quan hệ diễn tả một hành động hoặc sự việc có tính thường xuyên, lâu dài ta dùng “present participle phrase” thay cho mệnh đề đó: Ví dụ: The road which joins the two villages is very narrow.  The road joining the two villages is very narrow. - Động từ trong mệnh đề quan hệ là các động từ như: hope, desire, want, wish… (diễn tả sự mong ước) hoặc know, think, believe, expect… (diễn đạt sự suy nghĩ, tư duy) ta dùng “present participle phrase” thay cho mệnh đề đó. Ví dụ: Anyone who wants to come with us is welcome.  Anyone wanting to come with us is welcome. + Nếu động tư trong mệnh đề quan hệ ở bị động (passive) ta dùng past participle phrase (bỏ đại tư quan hệ và trợ động tư, bắt đầu cụm tư bằng V3). Ví dụ: Most of the people who was invited to the reception were old friends. 12  Most of the people invited to the reception were old friends. e.2 Rút gọn bằng “to-infinitive” hoặc “infinitive phrase” (có dạng for +O+ toinf). Chúng ta sử dụng dạng này trong những trường hợp sau: - Dùng khi danh từ đứng trước có các từ sau bổ nghĩa: the first, the second, the next, the only....the last, so sánh nhất (superlative), … . Ví dụ: Tom is the last person who enters the room.  Tom is the last person to enter the room. -Dùng khi động từ trong mệnh đề chính là HAVE/HAD/HAS Ví dụ: I have much homework that I must do. I have much homework to do. -Dùng khi mệnh đề chính có: HERE (BE),THERE (BE) Ví dụ: There are six letters which have to be written today. There are six letters to be written today. Here is the form that for you must to fill in.  Here is the form for you to fill in. - Khi mệnh đề quan hệ là một mục đích (purpose), nhiệm vụ (duty) hoặc sự cho phép (permission). Ví dụ: 1. He has a lot of book that he can/must read = He has a lot of book to read. 2. He had something that he could/ had to do = He had something to do. 3. They need a garden that they can play in = They need garden to play in. Ghi nhớ: Trong phần “to inf” này cần nhớ 2 điều sau: - Nếu chủ từ 2 mệnh đề khác nhau thì thêm cụm “for sb” trước “to inf”. Ví dụ: We have some picture books that children can read. We have some picture books for children to read. Tuy nhiên nếu chủ từ đó là đại từ có nghĩa chung chung như we, you, everyone.... thì có thể không cần ghi ra. Ví dụ: Studying abroad is the wonderful thing that we must think about. Studying abroad is the wonderful thing (for us ) to think about. Nếu trước relative pronoun có giới từ thì phải đem xuống cuối câu. ( đây là lỗi dễ sai nhất). Ví dụ: We have a peg on which we can hang our coat. We have a peg to hang our coat on. e.3 Rút gọn dùng cụm danh tư (đồng cách danh tư ) Dùng khi mệnh đề tình từ có dạng: S + BE + DANH TỪ /CỤM DANH TỪ/CỤM GIỚI TỪ Cách làm: Bỏ “who ,which” và “be” Ví dụ: Football, which is a popular sport, is very good for health. ==> Football, a popular sport, is very good for health. f) Vị trí của giới từ trong mệnh đề tính ngữ 13 - Trong văn phong trang trọng (formal style), giới từ thường được đặt trước mệnh đề quan hệ. Ví dụ: Was that the restaurant to which you normally go? - Trong văn phong thân mật (informal style), giới từ thường được đặt cuối mệnh đề. Ví dụ: Was the the restaurant which / that you normally go to? - Chỉ có WHICH và WHOM mới có thể đứng sau giới từ, còn các đại từ khác như THAT, WHO, WHOSE .. thì không thể. Ví dụ: This is the chair on that I sit.  This is the chair on which I sit. He was respected by the people with who / that he worked.  He was respected by the people with whom he worked. - Với các cụm từ chỉ định lượng đi với of: both of, none of, one of, two of, neither of, most of … và dạng so sánh nhất: the best, the worse, the biggest… phải đem cả cụm ra trước WHICH, WHOM. Ví dụ: I have many dogs, none of which you like . I have two brothers, all of whom are married. He’s the best teacher that I have ever know. - Ghi nhớ:  có những giới từ không thể đưa ra phía trước. Đó là trường hợp giới từ đó hợp với động từ thành một cụm động từ (phrasal verbs) nên ta không thể tách rời chúng được: Come across (tình cờ gặp), look after (chăm sóc), put up with (chịu đựng), give up (từ bỏ) … Ví dụ: This is the man. I came across him yesterday.  This is the man across whom I came yesterday. (sai )  This is the man whom I came across yesterday. (đúng )  Các giới từ như without, during và since thường đứng trước đại từ quan hệ. Ví dụ: When have you been working for this company since ?  Since when have you been working for this company? g) Lược bỏ đại từ quan hệ (omission of relative pronouns)  Trong mệnh đề quan hệ xác định, các đại từ quan hệ làm tân ngữ which, who(m), that thường được lược bỏ, nhất là trong lối văn thân mật (informal style). Ví dụ : What did you think of the wine we drank last night? Mariam is a friend I stayed with in Canada.  Các trạng từ quan hệ (relative adverbs) when, where và why cũng có thể được lược bỏ trong lối văn thân mật. - WHEN thường được lược bỏ sau các danh từ chỉ thời gian. Ví dụ: Come and see us any time you’re in town. I’ll will never forget the day we met. 14 - WHERE thường được lược bỏ sau các từ như somewhere, anywhere, everywhere, nowhere và place. Ví dụ: We need a place we can stay for a few days. Have you got somewhere I can lie down for an hour? - WHY thường được lược bỏ sau reason. Ví dụ: The reason she doesn’t like this kind of music is that it’s to noisy. B- Các dạng bài tập đặc trưng Chúng ta có một số dạng bài tập cơ bản liên quan đến mệnh đề quan hệ như sau (gồm cả tự luận và trắc nghiệm): 1. Dạng bài tập kết hợp câu dùng đại từ quan hệ Đây là loại hình kiểm tra ngữ pháp, bài tập có thể dưới dạng tự luận hoặc trắc nghiệm có câu dẫn 4 phương án lựa chọn. Ví dụ bài tập ở dạng tự luận:Complete the sentences, using a relative pronoun 15 1. The pub is opposite the Town Hall. I first met my wife there. .......................................................................................................................... 2. He was sitting on a chair. It was uncomfortable. .......................................................................................................................... 3. He smokes cigarettes. They are very strong. .......................................................................................................................... 4. Let me see the pictures. You took them at Peter's wedding. .......................................................................................................................... 5. Some people only think about money. I don't like them. .......................................................................................................................... Ví dụ bài tập ở dạng trắc nghiệm: Choose the best option A, B, C, or D: 1. This man studies biology. What do you call him? A. What do you call a man who studies biology? B. What do you call a man, who studies biology? C. What do you call a man studies biology? D. What do you call a man whom studies biology? 2. Hemingway developed a very concise writing style. His name is well- known throughout the world. A. Hemingway, his name is well- known throughout the world, developed a very concise writing style. B. Hemingway, whose is name well- known throughout the world, developed a very concise writing style. C. Hemingway, whose name is well- known throughout the world, developed a very concise writing style. D. Hemingway, who developed a very concise writing style, his name is wellknown throughout the world. 3. This is the battle field. The soldiers fought there. A. This is the battle field which the soldiers fought. B. This is the battle field that the soldiers fought. C. This is the battle field where the soldiers fought there. D. This is the battle field where the soldiers fought. 2. Dạng bài tập rút gọn mệnh đề quan hệ Đây cũng là loại hình kiểm tra ngữ pháp, bài tập có thể dưới dạng tự luận hoặc trắc nghiệm có câu dẫn 4 phương án lựa chọn. Ví dụ bài tập ở dạng tự luận: Change adjective clauses to Phrases ( V-ing , V3 or To V). 1. There is someone who is knocking at the door.  2. Passengers who travel on planes shouldn’t smoke. 16 3. The photographs which were taken by my son were extraordinary.  Ví dụ bài tập ở dạng trắc nghiệm: Choose the best option A, B, C, or D: 1. The man ______ at the blackboard is our teacher. A. stood B. stands C. standing D. to stand 2. Tom was the last ______the classroom yesterday. A. to leave B. leaving C. left D. leaves 3. Linda was the last student ______ at the oral exam. A. to be asked B. asking C. asks D. to ask 3. Dạng bài tập điền đại từ quan hệ thích hợp vào chỗ trống Bài tập có thể dưới dạng tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Ví dụ bài tập ở dạng tự luận: Fill in the blanks with Relative pronouns or Relative adverbs where necessary 1. Let me see all the letters _______ you have written. 2. Is there any one ________ can help me do this? 3. Mr. Brown, _________ is only 34, is the director of this company. 4. I know a place __________ roses grow in abundance. 5. It was the nurse ________ told me to come in. Ví dụ bài tập ở dạng trắc nghiệm: Choose the best option A, B, C, or D: 1. This is the place _________ I met my wife. A. what B. where C. which D. that 2. My wife, _________ is a doctor, works at Community Hospital. A. who B. which C. whom D. that 3. Only one of the people _________ work in the company is qualified. A. what B. which C. who D. where 4. Dạng bài tập dựng câu dựa vào từ gợi ý. Loại hình bài tập này cũng có ở cả hai dạng tự luận và trắc nghiệm Ví dụ bài tập ở dạng tự luận: 1. she/ girl /who/ I/ tell/you/last night. She is the girl who I told you about last night. 2. those/ who/ study/ hard/ pass/ exams. Those who had studied hard passed their exams. Ví dụ bài tập ở dạng trắc nghiệm: Choose the best option A, B, C, or D: 1. magazine/ which/ you/ lend/ me/ last week/ be /interesting. A. The magazine which you lent me last week is interesting. B. The magazine you lend me last week is interesting. C. The magazine who you lent me last week is interesting. D. The magazine whose you lent me last week is interesting. 2. man/ who/ rest / office/ now/ be/ very/ tired. 17 A. The man who is resting in the office now is very tired. B. The man whom is resting in the office now is very tired. C. The man whose is resting in the office now is very tired. D. The man who rested in the office now is very tired. 5. Dạng bài tập hoàn thành câu bằng một cụm từ hoặc một mệnh đề có liên quan đến mệnh đề tính ngữ. Phần này kiểm tra khả năng cúa học sinh trong việc sử dụng kiến thức về cấu trúc câu tiếng Anh. Choose the best option A, B, C, or D: 1. “Who is the professor?” _ “He’s the man ______.” A. which is talking to Mr. Smith now B. that talks to Mr. Smith now C. talk to Mr. Smith now D. talking to Mr. Smith now 2. Is that the man ________? A. you lent the money to B. you lent the money C. whom did you lend the money D. whom you lent the money 3. He was happy to find the kind of job________. A. which they had trained him for B. that he had training in C. for which he had been trained D. that was for his training 6. Dạng bài tập nhận diện lỗi sai Đây là chính loại hình kiểm tra kĩ năng viết. Trong các câu này, học sinh phải tự mình tìm ra lỗi và sửa chúng. Mark the letter A, B, C, or D to show the underlined part that needs correction. 1. The man for who the police are looking robbed the bank yesterday. A B C D 2. Today, the number of people whom enjoy winter sports is almost double that of A B C D twenty years ago. 3. We work with a person his name is Albert. A B C D C. Các phương pháp cơ bản để giải các bài tập trong chuyên đề. 1. Bài tập dạng kết hợp câu dùng đại từ quan hệ Đây là dạng bài tập , khi giảng dạy tôi thường hướng dẫn và yêu cầu học sinh làm dưới dạng tự luận. Sau đó áp dụng sang làm dạng bài tập trắc nghiệm. Với dạng bài tập này khi chuyển sang trắc nghiệm thường ở dạng viết: cho hai câu đơn sau đó yêu cầu chọn phương án nối câu đúng nhất. 18 Để làm dạng bài tập này , học sinh cần nắm được cách nối hai hay nhiều câu đơn thành câu phức dùng đại từ quan hệ thích hợp. Cụ thể các bước như sau : * Bước 1: xác định hai từ , hai cụm từ cùng chỉ một đối tượng ở hai câu * Bước 2: xác định mệnh đề chính , mệnh đề phụ( hay mđqh) Cách xác định mệnh đề chính , phụ: -Mệnh đề chính chứa thông tin người viết, nói muốn thông báo cho người đọc, người nghe và mệnh đề phụ là thành phần còn lại. - Nếu 2 câu ở hai thời khác nhau thì sự việc xảy ra trước sẽ nằm trong mệnh đề phụ, sự việc xảy ra sau sẽ nằm trong mệnh đề chính. * Bước 3: Hình thành mệnh đề quan hệ bằng cách dùng đại từ quan hệ thích hợp thay cho danh từ cần thay thế nếu là “whose” thì phải chuyển cả danh từ đứng sau đi kèm * Bước 4: Đặt toàn bộ mệnh đề quan hệ vào ngay sau danh từ cần bổ nghĩa, phần còn lại của mệnh đề chính đặt ở cuối câu.Nếu danh từ cần bổ nghĩa là danh từ xác định thì phải thêm dấu phẩy ngăn cách giữa mệnh đề chính và mệnh đề quan hệ. Chú ý: Nếu tiền ngữ là danh từ xác định thì phải dùng mệnh đề không xác định tức là phải dùng dấu phẩy. - Nếu “whom” và “which” là tân ngữ của giới từ thì có thể chuyển giới từ ra trước “whom” và “which”. Hãy xét ví dụ sau đây: Ví dụ: : I don’t know the name of the woman. I met her yesterday. Mệnh đề chính là câu thứ nhất. Mệnh đề quan hệ là câu thứ hai Mệnh đề quan hệ là: whom I met yesterday. Câu nối hoàn chỉnh là: I don’t know the name of the woman whom I met yesterday. Ghi nhớ: Khi làm dạng bài tập này, học sinh phải nhớ được cách dùng của các đại từ quan hệ, nắm được các đặc điểm cơ bản của các loại mệnh đề quan hệ. Ngoài ra, chúng ta cũng cần chú ý đến chức năng của từ loại để xác định đúng đại từ quan hệ thay thế. Ví dụ: Kết hợp câu sử dụng mệnh đề quan hệ (Combine these sentences usinh relative pronouns) The girl is very pretty. She lives oppsite my house. + “The girl is very pretty” mệnh đề chính; “She lives oppsite my house” mệnh đề phụ. + The girl và she là hai cặp từ tương đồng. + She giữ chức năng là chủ ngữ. + She được thay thế bằng who và ta có mệnh đề quan hệ “who lives opposite my house”. + Chuyển mệnh đề quan hệ ra sau tiền ngữ và hoàn thành câu: The girl who lives opposite my house is very pretty. 2. Bài tập dạng rút gọn mệnh đề quan hệ 19 Dưới đây là các bước rút gọn mệnh đề quan hệ: + Bước 1: Xác định mệnh đề quan hệ (mệnh đề thường bắt đầu bằng who, which, that). + Bước 2: Bước này chủ yếu là giảm từ mệnh đề xuống cụm từ, tuy nhiên cách suy luận cũng phải theo thứ tự nếu không sẽ làm sai. Yêu cầu học sinh lần lượt làm theo các bước sau: - Nếu mệnh đề có công thức S + BE + CỤM DANH TỪ thì rút gọn thành danh từ - Nếu trước “who, which”... có các dấu hiệu first, only…vv… thì rút gọn thành to inf. ), lưu ý thêm xem 2 chủ từ có khác nhau không (để dùng for sb) hoặc mệnh quan hệ mà diễn tả mục đích hay nhiệm vụ cũng rút gọn thành to infinitive. - Nếu mệnh đề đó chủ động thì rút gọn thành V-ing. Mệnh đề bị động thì rút gọn thành “Vpp/Ved”. Ví dụ: This is the first man who was arrested by police yesterday. Mới nhìn ta thấy đây là câu bị động, nếu vội vàng thì sẽ dễ dàng biến nó thành: This is the first man arrested by police yesterday (sai). Đáp án là: This is the first man to be arrested by police yesterday. 3. Bài tập dạng điền đại từ quan hệ thích hợp vào chỗ trống Đây là dạng bài tập yêu cầu học sinh phải nắm được cách dùng các đại từ quan hệ, chức năng , dùng cho người hay cho vật và dùng trong các loại mệnh đề quan hệ khác nhau thì dùng đại từ quan hệ nào thì thích hợp. Học sinh có thể áp dụng những kiến thức đã được cung cấp ở trên để làm dạng bài tập này theo các bước sau: + Bước 1: Xác định tiền ngữ (danh từ) là người hay vật ... + Bước 2: Xác định chức năng của đại từ quan hệ: chủ ngữ hay tân ngữ, sở hữu … + Chọn đại từ quan hệ điền vào Trong khi làm bài tập, học sinh cần lưu tâm đến các đặc điểm sau của loại câu này: - Thứ nhất, các câu này kiểm tra tương đối toàn diện kiến thức ngôn ngữ và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Vì thế học sinh cần đọc kĩ yêu cầu làm bài và xác định xem kiến thức mà người thiết kế muốn kiểm tra là gì. - Thứ hai, cần đọc hết câu dẫn và cả bốn lựa chọn để xác định xem dạng ngữ pháp của từ cần phải điền. 4. Dạng bài dựng câu. Dùng từ gợi ý viết thành câu hoàn chỉnh là cách diễn giải những từ cho sẵn thành câu văn đầy đủ đúng ngữ pháp và hợp lý về ý nghĩa, văn phong, sắc thái tình cảm v.v… Một đề thi tuyển Đại học, Cao đẳng tiếng Anh thường có từ 5 câu yêu cầu “chọn phương án (A hoặc B, C, D) ứng với câu tốt nhất được tạo ra bằng những từ cho sẵn”. Ví dụ: Chọn phương án (A hoặc B, C, D) ứng với câu đúng nhất được tạo ra bằng những từ cho sẵn: John Montagu/ invented/sandwich/ be/ English Earl. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan