Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu CHUYÊN ĐỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM

.DOC
11
1491
98

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM I. Tác giả chuyên đề : Nguyễn Thị Mỹ Hằng - Giáo viên trường THPT DTNT tỉnh Vĩnh Phúc. II. Đối tượng học sinh bồi dưỡng: - Lớp 12, đã học kiến thức cơ bản ở trên lớp. - Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 3 tiết III. Mục tiêu chuyên đề 1. Kiến thức - Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. - Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề gay gắt của nước ta và hướng giải quyết. - Giải quyết được một số câu hỏi nâng cao như: mối quan hệ dân số - lao động - việc làm, mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và vấn đề việc làm... 2. Kĩ năng. Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về nguồn lao động, sử dụng lao động, việc làm: - Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật. - Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế, phân theo thành phần kinh tế; phân theo thành thị, nông thôn. IV/ Hệ thống kiến thức cơ bản 1. Nguồn lao động: * Mặt mạnh: - Số lượng: Nguồn lao động nước ta dồi dào: + Đông: 42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (2005) + Tăng nhanh: Mỗi năm tăng thêm 1 triệu người. - Chất lượng: + Cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú. + Có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ học vấn ngày càng cao. * Hạn chế: - Thiếu tác phong công nghiệp. - Lao động có trình độ chuyên môn tuy ngày càng tăng nhưng còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu. - Phân bố lao động chưa hợp lý, đặc biệt là lao động có kỹ thuật. 2. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế. * Cơ cấu lao động theo nghành kinh tế: - Lao động tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất vật chất (73,5%), nhất là nông - lâm ngư nghiệp (53,7%) (2005). - Có sự thay đổi cơ cấu: Giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ nhưng còn chậm. => Nguyên nhân: là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. * Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế: - Phần lớn lao động làm ở khu vực ngoài nhà nước. - Tỉ trọng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. => Nguyên nhân: Do nước ta tiến hành đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới * Cơ cấu lao động phân theo thành thị - nông thôn: - Lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn (75% - 2005). - Tỉ trọng lao động thành thị có xu hướng tăng do quá trình công nghiệp hóa đất nước và quá trình đô thị hóa. * Mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu lao động nhưng năng suất lao động nước ta còn thấp: - Phần lớn lao động có thu nhập thấp. - Phân công lao động xã hội chậm chuyển biến. - Quỹ thời gian lao động ở nông thôn chưa được tận dụng hết. 3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm: * Vấn đề việc làm đang là vấn đề KT - XH lớn, gay gắt ở nước ta hiện nay vì: - Tỉ lệ thất nghiệp cao: 2,1%, nhất là ở thành thị (5,1%) (2005) - Tỉ lệ thiếu việc làm cao: 8,1%, đặc biệt ở nông thôn (9,3%) (2005) => Nguyên nhân: Do lực lượng lao động đông, kinh tế chậm phát triển, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa hợp lý. * Hướng giải quyết vấn đề việc làm: - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động để khai thác tài nguyên hợp lý. - Thực hiện kế hoạch hóa gia đình để giảm tốc độ tăng dân số, lao động. - Đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề ở nông thôn. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo. V. Các dạng bài tập đặc trưng và phương pháp 1. Các dạng bài tập đặc trưng a. Dạng bài trình bày, phân tích: - Đặc điểm nguồn lao động nước ta. - Sự chuyển dịch cơ cấu lao động nước ta theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo thành thị - nông thôn. - Mối quan hệ dân số - lao động - việc làm. b. Dạng bài chứng minh: câu hỏi hay gặp thường là chứng minh sự chuyển dịch cơ cấu lao động, chứng minh việc làm là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt. c. Dạng bài so sánh: là dạng bài khó nhưng bắt đầu xuất hiện nhiều hơn trong thi đại học những năm gần đây. Để làm được dạng bài này đòi hỏi học sinh không những nắm vững được kiến thức mà phải biết vận dụng để tìm ra các điểm giống và khác nhau. Trong chuyên đề này hầu như không gặp các câu hỏi ở dạng so sánh. d. Dạng bài giải thích: là dạng bài khó, ít gặp hơn các dạng trên, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức tổng hợp, có tư duy lô gich để có thế giải thích được. Các câu hỏi có thể gặp như: vì sao nguồn lao động nước ta dồi dào, vì sao việc làm là vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta hiện nay... 2. Phương pháp đặc thù - Với kiến thức cơ bản: Giáo viên dùng phương pháp sơ đồ tư duy hoặc sơ đồ để cùng học sinh vừa kiểm tra, vừa hệ thống lại kiến thức bằng những từ khóa và những số liệu quan trọng. Đây là kiến thức quan trọng nhất, yêu cầu học sinh cần hiểu và trình bày được trước khi đi tìm hiểu những câu hỏi khó hơn. - Giáo viên đưa ra các dạng bài, các câu hỏi, yêu cầu học sinh lập dàn ý, định hình các ý cần trả lời sau đó hướng dẫn học sinh cách giải ở từng dạng. VI. Bài tập Câu 1: Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta? Phân tích mối quan hệ dân số - lao động - việc làm? 1. Đặc điểm nguồn lao động nước ta * Mặt mạnh: - Số lượng: Dồi dào + Năm 2005: số người trong độ tuổi lao động chiếm 64%; dân số hoạt động kinh tế là 42,53 triệu người, chiếm 51,2% tổng dân số. + Tốc độ gia tăng nguồn lao động cao (3%/năm), mỗi năm tăng thêm 1,1 triệu lao động. -> Nguyên nhân: Do dân số nước ta đông, kết cấu dân số trẻ. - Chất lượng: + Cần cù, khéo tay, có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất là trong nông nghiệp, được tích lũy qua nhiều thế hệ. -> Do thành phần dân tộc đa dạng, lịch sử phát triển dân tộc lâu dài. + Trẻ, năng động, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật. + Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên: từ năm 1996 đến 2005, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 12,3% lên 2,5% -> Do những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục và y tế. * Hạn chế: - Thiếu tác phong công nghiệp, kém nhạy bén với cơ chế thi trường -> Do xuất phát điểm nền kinh tế thấp, là nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua thời kỳ bao cấp kép dài. - So với yêu cầu hiện nay, lực lượng lao động có trình độ cao còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ có kỹ thuật và công nhân có tay nghề cao còn mỏng: chỉ có 25% lao động đã qua đào tạo, 5,3% lao động có trình độ cao đẳng, đại học (2005) - Phân bố lao động chưa hợp lý giữa các vùng và giữa các khu vực sản xuất do ảnh hưởng của phân bố dân cư và cơ cấu kinh tế: + Giữa các vùng: . Lực lượng lao động, đặc biệt là lao động có kỹ thuật tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng, ven biển, nhất là các thành phố lớn (Hà Nội, tp Hồ Chí Minh) tạo thuận lợi cho các vùng này phát triển các ngành dịch vụ, công nghiệp kỹ thuật cao nhưng cũng gây khó khăn về việc làm. . Miền núi, trung du có nhiều tài nguyên nhưng thiếu lao động, đặc biệt là lao động có kỹ thuật. + Giữa các khu vực: Lao động tập trung chủ yếu ở sản xuất nông nghiệp. 2. Phân tích mối quan hệ dân số - lao động - việc làm: - Dân số tác động đến lao động và việc làm: + Dân số đông (> 84 triệu người - 2006), trẻ, tăng nhanh (1,2%/năm) khiến nguồn lao động dồi dào (64% dân số), trong khi kinh tế phát triển chưa phù hợp khiến việc làm trở thành vấn đề gay gắt ở nước ta. + Dân số phân bố không đều giữa đồng bằng - miền núi, nông thôn - thành thị đã tác động mạnh mẽ đến phân bố lao động, đặc biệt là lao động có kỹ thuật cao khiến: . Đồng bằng đất chật người đông, thừa lao động, thiếu việc làm. . Miền núi giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động, đặc biệt lao động có kỹ thuật cao. . Thành thị: tỉ lệ thất nghiệp cao. . Nông thôn: tỉ lệ thiếu việc làm cao. - Việc làm tác động trở lại dân số và lao động: Nếu giải quyết được việc làm cho người lao động, người lao động có thêm thu nhập sẽ: . Nâng cao chất lượng cuộc sống, nhận thức của người dân tốt hơn sẽ giảm bớt những tiêu cực trong xã hội, hạn chế sự gia tăng dân số và lao động. . Giải quyết được việc làm ở nông thôn sẽ hạn chế được luồng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị, giảm bớt sức ép về dân số, lao động, việc làm ở thành thị. Câu 2: Trình bày vấn đề sử dụng lao động ở nước ta hiện nay? Tại sao có sự chênh lệch lớn về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa thành thị và nông thôn? 1. Vấn đề sử dụng lao động ở nước ta hiện nay. * Cơ cấu lao động theo nghành kinh tế: - Lao động tập trung chủ yếu ở khu vực sản xuất vật chất (73,5%), nhất là nông - lâm ngư nghiệp (53,7%) (2005). - Có sự thay đổi cơ cấu nhưng còn chậm: + Tỉ trọng trong ngành nong - lâm - ngư nghiệp giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trong cao (53,7%) + Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ có tăng nhưng còn thấp: công nghiệp chiếm 18,2%, dịch vụ chiếm 24,5% (2005) => Nguyên nhân: + Có sự chuyển dịch cơ cấu lao động do đây là kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ảnh hưởng của cuộc cách mạng kho học kỹ thuật. + Lao động tập trung chủ yếu trong khu vực sản xuất vật chất, đặc biệt là nông nghiệp vì: xuất phát điểm nước ta thấp, là nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ cơ giới hóa thấp. * Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế: - Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch nhưng còn chậm, giai đoạn 2000 - 2005: + Tỉ trọng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước tăng chậm, ít biến động, đạt 9,5% (2005). + Tỉ trọng lao động ngoài nhà nước cao, có xu hướng giảm tỉ trọng, chiếm 88,9% năm 2005. + Tỉ trọng lao động có vốn đầu tư nước ngoài nhỏ nhưng tăng khá nhanh trong giai đoạn này: từ 0,6% lên 1,6%. - Nguyên nhân: Do nước ta tiến hành đổi mới và xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, mở rộng giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới. * Cơ cấu lao động phân theo thành thị - nông thôn: - Lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn (75% - 2005) -> Do xuất phát điểm nước ta thấp, là nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ cơ giới hóa thấp. - Có sự chuyển dịch: Tỉ trọng lao động thành thị có xu hướng tăng (đạt 75% - 2005), tỉ trọng lao động nông thôn có xu hướng giảm (còn 25% - 2005) do quá trình công nghiệp hóa đất nước và quá trình đô thị hóa. * Mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu lao động nhưng năng suất lao động nước ta còn thấp: - Phần lớn lao động có thu nhập thấp. - Phân công lao động xã hội chậm chuyển biến. - Quỹ thời gian lao động ở nông thôn chưa được tận dụng hết. 2. Có sự chênh lệch lớn về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật giữa thành thị và nông thôn vì: - Thành thị: Thường là trung tâm văn hóa, khoa học, kinh tế, chính trị, đầu mối giao thông có nhiều điều kiện để đào tạo và yêu cầu sử dụng lao động chất lượng cao. - Nông thôn: Kinh tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng, giáo dục còn chậm phát triển nên chưa thể đào tạo lao động kịp thời. Câu 3: Chứng minh việc làm là vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta hiện nay, đặc biệt ở các đô thị? Phương hướng sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nước ta? 1. Việc làm là vấn đề kinh tế xã hội lớn, gay gắt ở nước ta hiện nay vì: tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của nước ta còn cao. * Nguyên nhân: - Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ đã tạo ra mỗi năm 1 triệu việc làm mới. - Tuy nhiên do dân số nước ta đông (hơn 84 triệu người - 2006), nguồn lao động dồi dào (64% trong độ tuổi lao động), quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm nên việc giải quyết việc làm chưa đáp ứng được cho số người trong độ tuổi lao động. Vì vậy tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của nước ta còn cao. * Biểu hiện: - Năm 2005, tính trung bình cả nước, tỉ lệ thất nghiệp là 2,1%, tỉ lệ thiếu việc làm là 8,1%. - Tỉ lệ thất nghiệp đặc biệt cao ở các thành thị: 5,3% - Tỉ lệ thiếu việc làm cao đặc biệt ở khu vực nông thôn: 9,3% - Vấn đề việc làm đặc biệt gay gắt ở một số vùng như Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ. 2. Vấn đề việc làm đặc biệt gay gắt ở các đô thị vì: - Các đô thị có mật độ dân số cao, nguồn lao động dồi dào, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm nên chưa đáp ứng được số người cần việc làm. - Ở các đô thị, tập trung nhiều trường ĐH, CĐ, sau khi học xong nhiều sinh viên không trở về quê hương công tác, góp phần gây áp lực cho việc làm ở các đô thị. - Hàng năm, nhất là vào tháng nông nhàn, số người nông thôn di cư ra đô thị tìm việc làm cũng gây áp lực cho vấn đề việc làm ở các đô thị. - Phần lớn lao động ở các đô thị là lao động phổ thông chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3. Phương hướng sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nước ta hiện nay: - Phương hướng chung: + Phân bố lại dân cư và nguồn lao động để khai thác tài nguyên hợp lý. + Thực hiện kế hoạch hóa gia đình để giảm tốc độ tăng dân số, lao động. + Tăng cường hợp tác liên kết, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng xuất khẩu. + Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. + Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, nâng cao chất lượng lao động. - Ở nông thôn: Đa dạng hóa cơ cấu ngành nghề ở nông thôn. - Ở thành thị: + Phát triển các cơ sở công nghiệp, dịch vụ có quy mô nhỏ và trung bình, có khả năng thu hồi vốn nhanh, cần nhiều lao động. + Đẩy mạnh hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm. Câu 4: Phân tích ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ đến vấn đề việc làm ở nước ta? - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở nước ta: + Theo ngành: . Trong cơ cấu GDP: đẩy nhah sự phát triển của công nghiệp - xây dựng và các ngành dịch vụ. . Trong nội bộ từng ngành: đa dạng hóa trong sản xuất. + Theo lãnh thổ: . Trong nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp... . Trong công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, các trung tâm công nghiệp mới. . Trong toàn bộ nền kinh tế: hình thành các vùng kinh tế năng động, 3 vùng kinh tế trọng điêm. - Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến vấn đề việc làm: + Việc hình thành các vùng chuyên canh, đa dạng hóa kinh tế nông thôn... đã đưa nong nghiệp từ tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hóa, phát triển các ngành nghề dịch vụ nông thôn, góp phần giải quyết việc làm ở nông thôn. + Việc phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhất là các ngành cần nhiều lao động ở thành thị đã tạo ra nhiều việc làm mới cho thanh niên. + Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ song song với việc phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng đã góp phần tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động cho xã hội. Câu 5: Cho bảng số liệu: Số lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của nước ta (Đơn vị: Người) Năm Tổng số Nông - lâm - ngư Chia ra Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ nghiệp 1999 35847343 24806361 5126170 5914821 2009 47682334 25731627 9668662 12282045 a. Tính cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta trong 2 năm 1999 và 2009. b. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 1999 và năm 2009? c. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế trong thời gian trên? Hướng dẫn: a. Tính cơ cấu: Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của nước ta (Đơn vị: %i) Năm Tổng số Nông - lâm - ngư Chia ra Công nghiệp - xây dựng nghiệp 1999 100 69,2 2009 100 54,0 b. Vẽ biểu đồ: hình tròn, bán kinh khác nhau. 14,3 20,3 Dịch vụ 16,5 25,7 c. Nhận xét và giải thích: * Nhận xét: - Lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp, thấp nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng (dẫn chứng). - Cơ cấu lao động nước ta có sự thay đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ trọng lao động khu vực nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ (dẫn chứng). * Giải thích: - Lao động trong ngành nông nghiệp chiểm tỉ trọng cao nhất vì nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, trình độ cơ giới hóa thấp. - Cơ cấu lao động có sự thay đổi theo hướng tích cực do nước ta đang tiến hành phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và do tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại. VII/ Các bài tập tự giải: Câu 1: Căn cứ vào bảng số liệu: Tình trạng việc làm ở Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và cả nước (%) Vùng Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị Thời gian được sử dụng ở nông thôn 2000 2007 2000 2007 Cả nước 6,42 4,64 74,16 93,9 ĐB S.Hồng 7,36 5,74 79,53 91,77 ĐNBộ 6,16 5,47 79,58 96,31 Hãy nhận xét và giải thích về tình trạng việc làm ở nước ta và của 2 vùng trên. Vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay đã được giải quyết như thế nào? Câu 2: Cho bảng số liệu: Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 - 2009 (Đơn vị: %) Thành phần kinh tế Nhà nước Ngoài nhà nước Có vốn đầu tư nước 2000 9,3 89,7 1,0 2002 9,5 89,0 1,5 2003 10,0 88,1 1,9 2005 9,5 87,8 2,7 2009 9,6 87,0 3,4 ngoài Nêu và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 - 2009? VIII/ Kết quả thực hiện: 60% học sinh đạt trên 5 điểm, 20% từ 7 trở lên.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan