Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Địa lý Chuyen de kinh te viet nam 12 cho hsg...

Tài liệu Chuyen de kinh te viet nam 12 cho hsg

.DOC
113
304
57

Mô tả:

tài liệu bồi dưỡng HSG 12, kiến thức cô đọng, súc tích, đi từ cơ bản đến nâng cao
Chuyên đề 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp A. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Kiến thức trọng tâm: - Tăng trưởng GDP với tốc độ cao và bền vững là con đường để đưa nước ta tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời tạo tiền đề để cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, chống lạm phát, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo… - Trong những năm tiến hành công cuộc Đổi mới, nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng cao; các ngành kinh tế then chốt, trước hết là nông nghiệp và công nghiệp đều đạt được những thành tựu to lớn. - Chất lượng nền kinh tế cũng từng bước được cải thiện. - Cơ cấu kinh tế nước ta đang được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hóa. - Cơ cấu ngành kinh tế đang chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng của khu vực II, giảm tỷ trọng của khu vực I. - Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước, tăng tỷ trọng của kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. - Cơ cấu lãnh thổ kinh tế chuyển dịch theo hướng thay đổi tỉ trọng của các vùng trong giá trị sản xuất cả nước, hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. 1. Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP): a) Ý nghĩa của tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước: - Tăng trưởng GDP có tầm quan trọng hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh tế ở nước ta. - Quy mô nền kinh tế nước ta còn nhỏ: năm 2005 đạt 53, 114 tỷ USD, đứng thứ 6 ở khu vực Đông Nam Á, thứ 39 ở châu Á và thứ 58 trên thế giới. - GDP/người/năm là 639,1 USD, đứng thứ 7 ở Đông Nam Á, thứ 39 ở châu Á và thứ 146 trên thế giới. - Ý nghĩa của tăng trưởng GDP cao, bền vững: + Chống tụt hậu xa hơn về kinh tế. + Tạo tiền đề cho việc đẩy mạnh xuất khẩu. + Giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo….. b) Tình hình tăng trưởng GDP: TOÁC ÑOÄ TAÊNG TRÖÔÛNG GDP HAØNG NAÊM CUÛA NÖÔÙC TA TRONG THÔØI KYØ 1985 - 2012 Naêm % Naêm % Naêm % 1985 5,7 1995 9,5 2005 8,4 1986 2,8 1996 9,3 2006 8,2 1987 3,6 1997 8,2 2007 8,5 1988 6,0 1998 5,8 2008 6,3 1989 4,7 1999 4,8 2009 5,3 1990 5,1 2000 6,8 2010 6,8 1991 5,8 2001 6,9 2011 5,9 1992 8,7 2002 7,1 2012 5,0 1993 8,1 2003 7,3 1994 8,8 2004 7,8 - Từ năm 1990 – 2005, GDP tăng bình quân hơn 7,2%/năm. - Việt Nam đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực và châu Á. - Trong những năm cuối thế kỷ XX, mặc dù xảy ra tình trạng khủng hoảng tài chính trầm trọng trong khu vực thì Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao. + Từ năm 1990 đến năm 2005, GDP tăng liên tục với tốc độ bình quân 7,2% / năm (giai đoạn 1976 - 1985 chỉ tăng 4,6%/năm). + Những năm đầu Đổi mới, do điểm xuất phát thấp nên tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao. Sau đó, tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế-tài chính đã khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm mạnh, tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế nhiều nước ở khu vực giảm sút trầm trọng mà nước ta vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao là một thành công lớn. + Từ năm 2000, kinh tế nước ta lại khởi phát với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 7%/năm. - Năm 1998, nhiều nước ở khu vực Đông Á có tốc độ tăng trưởng GDP là âm nhưng Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,8%. - Năm 2005, tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 8,4% đứng đầu khu vực Đông Nam Á. - Tất cả các khu vực kinh tế đều có sự tăng trưởng, đặc biệt là khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có sự tăng trưởng cao. - Một trong những thành tựu kinh tế lớn nhất trong Đổi mới là: + Phát triển nông nghiệp: đảm bảo được lương thực, an toàn lương thực và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới; chăn nuôi gia súc và gia cầm cũng phát triển tốc độ nhanh. + Sản xuất công nghiệp phát triển tốc độ cao: từ năm 1991 - 2005, tốc độ tăng trưởng công nghiệp đạt bình quân 14%/năm. Trang 1 Số lượng, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp đã được nâng lên. c) Những hạn chế: - Tăng trưởng kinh tế chủ yếu vẫn theo chiều rộng, tăng số lượng nhưng chậm chuyển biến về chất lượng -> chưa đảm bảo phát triển bền vững. - Hiệu quả kinh tế còn thấp. - Sức cạnh tranh nền kinh tế còn yếu. Thông tin bổ sung: 1. Về chất lượng tăng trưởng GDP của Việt Nam. Có 3 yếu tố đầu vào tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP là vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp (Hiệu quả đầu tư, hiệu quả quản lý, năng suất lao động…); tăng vốn đầu tư, tăng lao động và tăng năng suất đều là những yếu tố kích thích sự tăng trưởng GDP. Nếu sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng nguồn vốn đầu tư, tăng nguồn lao động giá rẻ, qua đó số lượng sản phẩm tăng nhưng chất lượng chưa cao… thì được gọi là tăng trưởng theo chiều rộng. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được đánh giá trên cơ sở tăng năng suất các nhân tố tổng hợp do tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến, nguồn lao động có chất lượng cao, nhờ đó tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng hiệu quả cạnh tranh trên thị trường, thì được gọi là tăng trưởng theo chiều sâu. Giai đoạn 1993 - 1997, yếu tố năng suất đóng góp khoảng 15% thì sang giai đoạn 1998 - 2002 đã tăng lên 22,5%. Điều này cho thấy chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế đã tăng lên. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng vẫn còn nhiều hạn chế: nền kinh tế nước ta vẫn thiên về phát triển theo chiều rộng, yếu tố năng suất tuy đã đạt 22,5% nhưng vẫn còn thấp hơn của Thái Lan (35%), Philippin (41%) và Inđônêsia (43%)… Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, các doanh nghiệp công nghiệp thuộc nhóm ngành công nghệ cao chỉ đạt 20,6%, trong khi nhóm ngành công nghệ thấp còn chiếm đến 58,7%. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, giá thành nhiều loại sản phẩm còn cao hơn nhiều so với quốc tế, vì vậy hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp còn thấp. Đó là những thử thách rất lớn, đòi hỏi nền kinh tế của chúng ta phải có những chuyển biến lớn khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. 2. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991 - 2006: a. Tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế: So với các thời kỳ 1976-1985 (đạt khoảng 2%/năm), 1986 - 1990 (đạt khoảng 3,9%/năm), tốc độ tăng trưởng bình quân năm thời kỳ 1995 - 1996 là 8,18%; 1996 - 2000 là 6,9% và 2000 - 2006 đạt 7,59%. Đây là tốc độ tăng thuộc loại cao nhất so với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thời gian tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam đạt 26 năm, vượt kỷ lục 23 năm của Hàn Quốc và chỉ thua kỷ lục 28 năm của Trung Quốc đang nắm giữ hiện nay. Từ 1991 đến 2006, kinh tế Việt Nam trải qua 3 thời kỳ tăng trưởng khác nhau: - Thời kỳ 1991 - 1995, kinh tế chuyển bước sang cơ chế thị trường, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và đạt đỉnh điểm vào năm 1995 với 9,54%. - Thời kỳ 1996 - 1999, tốc độ tăng trưởng có chiều đi xuống, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm đáng kể trong giai đoạn này, từ 8,2% năm 1997 xuống 4,8% năm 1999, bình quân cả thời kỳ tốc độ tăng trưởng đạt 7%, không đạt kế hoạch 5 năm đề ra. - Thời kỳ 2001-2006 nền kinh tế tăng trưởng trở lại dưới ảnh hưởng của các chương trình cải cách hướng vào cải tổ cơ cấu kinh tế, tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước tăng nhanh, nên từ 6,8% năm 2000 đã nâng lên 8,4% năm 2005 và 8,2% năm 2006, tốc độ GDP bình quân 6 năm qua đạt hơn 7,6%. Như vậy, ngoại trừ năm 1999, tất cả các năm còn lại đều có tốc độ tăng trưởng trên 5%. Quy mô GDP tăng nhanh, năm 2006 gấp 3,2 lần năm 1990. b. Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành trong nền kinh tế. a) Nông, lâm, thủy sản: GDP của khu vực này tăng liên tục trong giai đoạn 1991-2006, với tốc độ tăng bình quân 4,1% / năm. Giá trị sản xuất của ngành luôn vượt mức kế hoạch. Trong thời gian từ 2001-2006, dù chịu nhiều tác hại của thiên tai, dịch bệnh nhưng nhờ thủy sản tăng khá (11,4% / năm) nên tính chung giá trị sản xuất của nhóm ngành vẫn đạt bình quân trên 5,5% / năm. b) Công nghiệp và xây dựng: Từ 1991 đến 2006, tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của cả nền kinh tế, bình quân cả thời kỳ đạt 10,9% / năm. Giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp qua 16 năm liên tục đạt 2 chữ số, do đó quy mô giá trị sản xuất của ngành công nghiệp năm 2006 xấp xỉ gấp 8 lần so với năm 1991. Tăng trưởng cao của công nghiệp đạt được ở cả 3 khu vực. Tăng trưởng cao cũng đạt được nhiều địa bàn, nhiều nơi có tốc động tăng trưởng của ngành công nghiệp cao hơn mức tăng trưởng chung như Vĩnh Phúc, Bình Dương, Hải Dương, Phú Yên, Đồng Nai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng… Tốc độ tăng trưởng công nghiệp thời kỳ 1991 - 2006 ở một số ngành rất cao như than, hóa chất, da, gỗ, kim loại… gần đây có thêm ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị máy tính, điện… c) Dịch vụ: Ngành dịch vụ có nhiều biến động trong thời kỳ 1991 - 2006. Thời kỳ 1991 - 1995, ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá cao (GDP tăng bình quân 8,6%/năm, giá trị sản xuất tăng bình quân 12% / năm). Tốc độ này giảm sút dần trong thời gian 1996 - 2000 (5,7% / năm và 6,8% / năm) và bắt đầu tăng trưởng trở lại từ năm 2001. Trong 2005 và 2006, GDP của nhóm dịch vụ tăng trên mức Trang 2 8%, là mức cao nhất tính từ khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra, mức tăng này cao hơn tốc độ tăng chung của nền kinh tế. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt 8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32% và năm 2010 ước tính đạt 6,78%. Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%/năm, trong đó bình quân giai đoạn 2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,14% do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới. Tăng trưởng ba khu vực kinh tế như sau: - Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 3,72%; giai đoạn 2008-2010 tăng 3,09%. - Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 10,30%; giai đoạn 2008-2010 tăng 6,40%. - Khu vực dịch vụ tăng 7,73%/năm thời kỳ 2006-2010, trong đó giai đoạn 2006-2007 tăng 8,57%; giai đoạn 2008-2010 tăng 7,17%. c. Những hạn chế của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam cao nhưng quy mô nền kinh tế vẫn còn nhỏ thì tốc độ tăng trưởng như vậy vẫn còn quá chậm để có thể rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới. Quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp hơn so với các nước. Năm 2006 là 11,6 triệu đồng tương đương với 722 USD theo tỷ giá hối đoái và chưa đạt tới 3000 USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP). Như vậy, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có thu nhập thấp theo tiêu chuẩn phân loại của Ngân hàng Thế giới. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo tỷ giá hối đoái năm 2005 của Việt Nam chưa bằng ½ của Inđônêsia, chưa đạt tới ¼ của Thái Lan, thấp hơn 1/8 của Malaysia, trên 1/3 của Trung Quốc, chưa thể so sánh với Hàn Quốc và Nhật Bản. Nếu tính theo PPP thì tình trạng cũng thấp tương tự. 3. Bức tranh tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2007. Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khoảng 8,5%, là mức cao nhất trong 10 năm qua, là cơ sở để hoàn thành nhiều chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 ngay trong năm 2008. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh (FDI) tăng mạnh, ước đạt trên 17 tỷ USD. Một số dự án khác đang chờ phê duyệt, trong đó có nhiều dự án lớn và thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Đầu tư gián tiếp cũng tăng nhanh, tăng gấp 2 lần năm 2006, đến nay ước tính đạt 6,2 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 ước đạt khoảng 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn tốc độ chung, điều này chứng tỏ các doanh nghiệp trong bước đầu đều đã tận dụng được khả năng mở rộng và tiếp cận thị trường từ việc gia nhập WTO. Năm 2007 cũng là năm có nhiều biến động và thách thức đối với tăng trưởng kinh tế: - Nhập siêu tăng nhanh (ước đạt trên 10 tỷ USD), một trong những nguyên nhân là việc cắt giảm thuế quan đối với một số mặt hàng sau khi gia nhập WTO. - Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao (ở mức 7,53% trong 9 tháng đầu năm) do nhiều nguyên nhân như nhập siêu, tác động từ những biến động giá cả trên thị trường thế giới, nhập khẩu thiết bị, nguyên liệu do nguồn vốn FDI tăng mạnh… - Chất lượng tăng trưởng của nhiều ngành chưa bền vững, trình độ cạnh tranh còn hạn chế, quá trình đổi mới tư duy trong sản xuất-kinh doanh diễn ra còn chậm… - Điều kiện phục vụ phát triển còn kém như hạ tầng giao thông, điện, nước, cầu cảng, hàng không, sự chưa đáp ứng đầy đủ của luật pháp, thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, sự chậm trễ trong việc cấp phép các dự án đã gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư. Đáng chú ý là việc giải ngân vốn ODA không hết nên gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện các dự án (năm 2000 thực hiện được 2,4/2,6 tỷ USD, đạt 92,3%, năm 2006 đạt 4,1/10,1 tỷ USD, đạt 40,59% thì năm 2007 thực hiện 4,7 tỷ USD/19 tỷ USD cam kết, chỉ còn 24,7%. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, đến nay, Việt Nam chưa đạt được nền kinh tế chi phí thấp và cảnh báo đấy là nguy cơ không chỉ thể hiện ở các cơn bão giá và lạm phát cao. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, năm 2008 sẽ là năm gặp nhiều khó khăn, thử thách. Năm 2008, Việt Nam thực hiện lộ trình mở cửa sâu hơn với việc giảm thuế suất nhập khẩu ở nhiều lĩnh vực, mở cửa rộng hơn ở lĩnh vực tài chính-ngân hàng, buộc phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách nền tư pháp để phù hợp thông lệ quốc tế. Hệ thống bán lẻ, nông nghiệp… vẫn là lĩnh vực tiếp tục bị đe dọa vì tình trạng kết cấu hạ tầng yếu, dân trí thấp, nguồn nhân lực dồi dào nhưng lại thiếu tay nghề, thiếu kỹ thuật và chính lực lượng đông đảo này trở thành áp lực giải quyết việc làm của đất nước. So sánh khoảng cách GDP/người của Việt Nam và một số nước. Vieät Nam Inñoâneâsia Naêm 2005 tính theo tyû giaù hoái ñoaùi Möùc ñaït ñöôïc (USD) Vieät Nam so vôùi caùc nöôùc (%) 639 1302 49,1 Naêm 2004 tính theo PPP Möùc ñaït ñöôïc (USD) Vieät Nam so vôùi caùc nöôùc (%) 2745 3609 76,1 Trang 3 Trung Quoác 1709 37,4 5896 46,6 Thaùi Lan 2749 23,2 8090 33,9 Malaysia 5134 12,4 10276 26,7 Haøn Quoác 16309 3,9 20199 13,4 Nhaät Baûn 35215 1,8 29251 9,4 (Nguồn: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2006. Trần Thọ Đạt. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 128. 2/2008) Tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh là hết sức quan trọng, nhưng để tăng trưởng bền vững, đưa đất nước tiến theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phải chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế. Cơ cấu nền kinh tế bao gồm: cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế. 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Ý nghĩa: Nền kinh tế tăng trưởng bền vững đòi hỏi không những chỉ có nhịp độ cao mà còn phải có cơ cấu hợp lý giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ. a) Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: Sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1990-2005. Đơn vị = % I II III 1990 38,7 22,7 38,6 1991 40,5 23,8 35,7 1995 27,2 28,8 44,0 1997 25,8 32,1 42,1 1998 25,8 32,5 41,7 2002 23,0 38,5 38,5 2005 21,0 41,0 38,0 41,6 38,1 2007 20,3 39,7 38,2 2008 22,1 40,8 37,2 2010 22,0 - Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP: + Thời kỳ 1990 - 2010 đang có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng của khu vực II (từ 22,7% lên 40,8%), giảm tỷ trọng của khu vực I (từ 38,7% xuống còn 22,0%). + Khu vực III có tỷ trọng khá cao nhưng chưa ổn định (từ 38,6% lên cao nhất là 44% năm 1995 sau đó giảm xuống còn 37,2%). + Ưu điểm: tích cực, đúng hướng, phù hợp với điều kiện nước ta hiện nay. + Nhược điểm: tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. - Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành: + Khu vực I: - Giảm tỷ trọng của nông nghiệp (từ 80,3% năm 1990 xuống 76,3% năm 2010). - Tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản (từ 8,7% lên 21,1% cùng thời kỳ). - Trong nông nghiệp tỷ trọng trồng trọt giảm (từ 79,3% năm 1990 xuống 73,4% năm 2010). - Tăng tỷ trọng chăn nuôi tăng (từ 17,9% lên 25,0% cùng thời kỳ). - Dịch vụ nông nghiệp chiếm tỉ lệ nhỏ và chưa ổn định + Khu vực II: - Ngành công nghiệp chế biến có tỷ trọng tăng, công nghiệp khai thác có tỷ trọng giảm. - Trong từng ngành công nghiệp cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng: + Tăng tỷ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả. + Giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. + Khu vực III: - Có tăng trưởng ở một số mặt như kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. - Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư… góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước. b) Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: - Trong thời kỳ 1995 – 2010, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, ta thấy: + Giảm tỷ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước từ 40,2% xuống 33,7% (nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các ngành và lĩnh vực kinh tế then chốt vẫn do Nhà nước quản lý). -Tỷ trọng của kinh tế ngoài Nhà nước giảm, từ 53,5% xuống còn 47,5,%. - Tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, từ 6,3% lên 18,8%. Đặc biệt, từ sau khi VN gia nhập WTO, đầu tư của khu vực này tăng nhanh và có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế cả nước. c) Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Trang 4 -Ở nước ta đã hình thành: các vùng động lực kinh tế, vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn. -Do việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập quốc tế -> sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng trong nước: +Đông Nam Bộ là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất (chiếm 50% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước năm 2010). +Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm (chiếm 40,7% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của cả nước). -Trên phạm vi cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: phía Bắc, phía Nam và miền Trung. * Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: đi đầu về hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường. * Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: từng bước phát triển miền Trung thành một trong những vùng phát triển năng động của cả nước, đảm bảo vai trò hạt nhân tăng trưởng và thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực miền Trung, Tây Nguyên. * Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: giữ vị trí hàng đầu kinh tế, dẫn đầu trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là vùng kinh tế động lực của cả nước. Câu hỏi và bài tập: 1. Tại sao có thể nói tốc độ tăng trưởng GDP có ý nghĩa hàng đầu trong các mục tiêu phát triển kinh tế ở nước ta? 2. Trong những năm thực hiện Đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh như thế nào? Giải thích nguyên nhân. 3. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP phân theo khu vực kinh tế qua các năm ở nước ta theo bảng 26.2 và rút ra nhận xét. 4. Giải thích vì sao nước ta đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế? Chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm những chuyển dịch nào? 5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và nội bộ ngành đang diễn ra ở nước ta như thế nào? 6. Trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của nước ta. Sự chuyển dịch này mang ý nghĩa gì? 7. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế ở nước ta biểu hiện như thế nào? Thông tin bổ sung: Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp của các vùng trong cả nước. Đơn vị:% Vuøng Noâng - laâm - ngö nghieäp 1996 2000 2005 15,3 16,2 14,7 11,8 9,7 9,6 8,7 8,7 8,2 9,2 9,0 8,3 5,7 8,5 9,2 9,0 8,8 9,3 40,3 39,1 40,7 1996 17,1 6,9 3,2 5,3 1,3 49,6 11,2 5,4 100 Coâng nghieäp 2000 17,2 4,7 2,5 4,8 1,0 54,7 10,6 4,5 100 2005 19,7 4,6 2,4 4,7 0,7 55,6 8,8 3,5 100 Ñoàng baèng soâng Hoàng Trung du vaø mieàn nuùi Baéc Boä Baéc Trung Boä Duyeân haûi Nam Trung Boä Taây Nguyeân Ñoâng Nam Boä Ñoàng baèng soâng Cöûu Long Khoâng xaùc ñònh Caû nöôùc 100 100 100 2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tiến bộ được coi như là một trong số các tiêu chí để đánh giá chất lượng của sự tăng trưởng. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo vốn đầu tư và theo lãnh thổ. - Về cơ cấu ngành kinh tế: sự chuyển dịch diễn ra rõ rệt theo chiều hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực I, tăng dần tỷ trọng khu vực II và khu vực III. Điều này chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và tiềm lực kinh tế. Khu vực I tuy có tăng về giá trị tuyệt đối nhưng do tốc độ tăng trưởng chậm hơn khu vực II và khu vực III nên tỷ trọng của nó trong cơ cấu GDP của cả nước liên tục giảm mạnh. Cụ thể là tỷ trọng của khu vực I giảm đều từ 40,5% năm 1991 xuống 20,3% năm 2007 và 22,0% năm 2010. Trong khi đó, nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh mà khu vực II ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP của nước ta. Tương ứng với thời gian trên, tỷ trọng của khu vực II tăng nhanh từ 23,8% lên 41,5% và 40,8%. Khu vực III chiếm tỷ trọng khá cao nhưng không thật ổn định. Trong thời kỳ 1991 – 2005, khu vực này có tỷ trọng cao nhất vào năm 1995 với 44,0% và thấp nhất vào năm 1991 với 35,7%. Kể từ năm 2002 trở đi, khu vực III đã mất vị trí dẫn đầu về tỷ trọng và thay vào đó là khu vực II. Năm 2007 là 38,2% và đến 2010 là 37,2 Trong nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực. Đối với nông nghiệp, tỷ trọng của ngành trồng trọt trong cơ cấu giá trị sản xuất giảm và tỷ trọng của ngành chăn nuôi tăng dù rằng dịch bệnh gia cầm, gia súc bùng phát và kéo dài. Ngay trong ngành trồng trọt, xu hướng chung là giảm tỷ trọng cây lương thực và tăng tỷ trọng cây công nghiệp và các nhóm cây khác nhờ việc đa dạng hóa các loại cây trồng cũng như hướng vào các loại cây có giá trị kinh tế cao. Đối với công nghiệp, một số ngành có hàm lượng kỹ thuật cao đã tăng dần tỷ trọng. Còn trong khu vực dịch vụ, tỷ trọng các ngành như: tin học, viễn thông, tài chính, ngân Trang 5 hàng, bảo hiểm… ngày càng có vị thế quan trọng. - Về cơ cấu thành phần kinh tế: cũng có những chuyển dịch đáng kể với sự tham gia ngày càng sâu rộng vào hoạt động kinh tế của khu vực ngoài quốc doanh và nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nhìn chung, tỷ trọng của khu vực Nhà nước trong cơ cấu GDP của nước ta đối với một số lĩnh vực kinh tế có chiều hướng giảm dần, còn tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lên. Điều đó đã đánh dấu những chuyển biến quan trọng trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Để đạt hiệu quả kinh tế, khu vực Nhà nước tiếp tục đổi mới theo hướng sắp xếp lại các doanh nghiệp quy mô nhỏ, hiệu quả thấp; đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa; hình thành mô hình công ty mẹ - công ty con và xây dựng một số tập đoàn kinh tế lớn phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường (Tập đoàn Than và Khoáng sản; Tập đoàn dầu Khí; Tập đoàn Bưu chính-Viễn Thông; Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Dệt may…). Khu vực này chiếm hơn 38% GDP của cả nước (năm 2005). Khu vực ngoài quốc doanh bung ra mạnh vào nửa đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, sau đó tỷ trọng của nó giảm dần nhưng vẫn còn ở mức gần 46%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế với gần 16% GDP và là nơi sản xuất phần lớn một số sản phẩm công nghiệp như dầu thô (100%), tivi (92,1%), lắp ráp ô tô (65,6%), xe máy (68,7%), quần áo may sẵn (38,3%)… - Về cơ cấu vốn đầu tư: có sự chuyển dịch mạnh theo chiều hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn ngoài Nhà nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhìn chung, vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng và được thể hiện thông qua tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP ngày càng tăng. Tỷ lệ này mới chỉ có 17,6% năm 1991 đã tăng lên 34,2% năm 2000 và đạt 38,7% năm 2005. Vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm 3 nguồn chính. Nguồn vốn Nhà nước giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao (52,2% năm 2005). Nguồn vốn ngoài Nhà nước (của nhân dân và doanh nghiệp) tăng tương đối nhanh và đạt 32,1%. Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã khởi sắc và chiếm 15,7%. Trong thời kỳ 1988-2006, cả nước đã thu hút được khoảng 76 tỷ USD vốn đăng ký. Riêng năm 2006, đạt con số kỷ lục 10,2 tỷ USD, mức cao nhất từ khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với hàng loạt dự án quy mô lớn do các tập đoàn xuyên quốc gia làm chủ đầu tư. Đó là chưa kể đến nguồn vốn Viện trợ phát triển chính thức (ODA). - Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: có nhiều chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên phạm vi cả nước đã nổi lên các vùng phát triển kinh tế năng động như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng này cùng với một số đô thị lớn, nhất là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của đất nước. Ba vùng kinh tế trọng điểm đã được hình thành và phát triển có tầm quan trọng chiến lược nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tếxã hội. Đó là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (bao gồm 8 tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây); vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (bao gồm 5 tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định) và vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ (bao gồm 8 tỉnh và thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang). Tương tự như nền kinh tế của cả nước, cơ cấu các ngành theo lãnh thổ cũng có những chuyển biến tích cực. Trong nông nghiệp đã hình thành và phát triển các vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa (Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc chuyên trồng, chế biến cây công nghiệp; Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng chuyên môn hóa sản xuất lương thực-thực phẩm). Trong công nghiệp, nhiều trung tâm công nghiệp lần lượt được hình thành. Hàng loạt khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao ra đời đã đem lại sức sống mới cho không chỉ riêng ngành công nghiệp mà còn cho cả nền kinh tế. Theo chương trình chuyên sâu: 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Kiến thức - Hiểu được các khái niệm tăng trưởng kinh tế, chất lượng tăng trưởng, tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng theo chiều sâu + Tăng trưởng kinh tế: là sự gia tăng của tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc tổng thu nhập quốc gia (GNI) trong khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. - Ví dụ GDP của nước ta năm 1995 là 20,8 tỉ USD, năm 2005 là 53,1 tỉ USD và năm 2008 là 88,2 tỉ USD, trong vòng 24 năm tăng gấp 4,2 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 7,5%. Còn GDP/người cũng tăng từ 289 USD năm 1995 lên 638 USD năm 2005 và 1024 USD năm 2008, gấp 3,5 lần. + Chất lượng tăng trưởng: là sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế thể hiện qua năng suất lao động xã hội tăng và ổn định, mức sống của người dân được tăng cao và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với từng thời kì phát triển của đất nước, sản xuất có tính cạnh tranh cao, tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường). + Tăng trưởng theo chiều rộng: tăng trưởng kinh tế do tăng thêm nhiều vốn, tăng lao động và tăng cường khai thác tài nguyên thiên nhiên. Đây là phương thức tăng chủ đạo ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. + Tăng trưởng theo chiều sâu: tăng trưởng đi liền với tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn sản xuất, nâng cao hiệu quả áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện môi trường kinh doanh, môi trường pháp lí... . Đây là phương thức tăng trưởng phổ biến ở các nước công nghiệp, các nước có nền kinh tế phát triển. Trang 6 - Chứng minh trong thời kì đổi mới, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh. Giải thích nguyên nhân. + Chứng minh nền kinh tế tăng trưởng nhanh: giai đoạn 1990 - 2005, tốc độ tăng bình quân năm là 7,2%, đứng vào hàng các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao của châu Á và khu vực Đông Nam Á. Xét theo từng năm, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam luôn ở tốp cao của khu vực Đông Nam Á (năm 1995, 1998 đứng đầu, năm 2000 đứng thứ 3, năm 2004 đứng thứ 2, 2005 đứng đầu...). Chú ý đến các năm diễn ra khủng hoảng kinh tế. + Nguyên nhân tăng trưởng: Đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước với công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá; thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài; nguồn lợi về tài nguyên và lao động được khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn, năng suất lao động xã hội ngày càng được nâng cao. Trang 7 - Phân tích và chứng minh được vai trò của cơ cấu ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại ở Việt Nam + Vai trò quan trọng của cơ cấu ngành kinh tế: Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cơ bản nhất của nền kinh tế vì nó phản ánh trình độ phân công lao động xã hội theo ngành và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Xây dựng cơ cấu ngành kinh tế hợp lí sẽ phát huy lợi thế so sánh, tranh thủ thời cơ mở cửa, hội nhập.  Nông nghiệp - “phi nông bất ổn”, đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, nuôi sống phần lớn dân cư (53% lao động và 70% nhân khẩu).  Công nghiệp - “phi công bất phú”, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là bước chuyển tất yếu, động lực tăng trưởng cho toàn bộ nền kinh tế.  Dịch vụ - “phi thương bất hoạt”, động lực tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế cũng như các đô thị, trung tâm kinh tế lớn. Trang 8 Trang 9 + Cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá: cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam đã có sự chuyển dịch theo hướng: tỉ trọng nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp tiếp tục giảm (dẫn chứng), tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng liên tục, tỉ trọng nhóm ngành dịch vụ không ổn định song đã chặn được sự suy giảm. + Xu hướng chuyển dịch là tích cực, phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) theo hướng hiện đại trong điều kiện của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, xét tổng thể CCKT theo ngành của Việt Nam cũng chỉ tương đương với CCKT của những nước trong khu vực Đông Nam Á vào những năm 80 thế kỉ trước và vẫn còn lạc hậu so với một số nước. Trang 10 Kĩ năng - Vẽ và nhận xét biểu đoà (tốc độ tăng trưởng GDP phân theo khu vực kinh tế (biểu đồ đường). Nhận xét tốc độ tăng trưởng của từng khu vực, theo từng giai đoạn. Gắn với yêu cầu kiến thức để chứng minh các nhận định. - Nhận xét các bảng số liệu, biểu đồ về tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch CCKT. - Tính và nhận xét sự chuyển dịch theo nhóm ngành (tỉ trọng của từng ngành nông, lâm, thủy sản và sự chuyển dịch giai đoạn 2000 – 2005). + Phân tích CCKT trong từng nhóm ngành  Nông - lâm - ngư nghiệp: giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng thủy sản; chuyển từ cây, con có giá trị tăng thêm thấp sang cây, con có giá trị tăng thêm cao, có thị trường tiêu thụ rộng lớn, có giá cả cao.  Công nghiệp: trong 3 nhóm ngành công nghiệp, tỉ trọng nhóm ngành khai thác có xu hướng giảm, công nghiệp chế biến có xu hướng tăng, đặc biệt là những ngành có thị trường tiêu thụ trong nước cao (cơ khí, giày - da, dệt - may, chế biến lương thực - thực phẩm...) và xuất khẩu ra nước ngoài.  Dịch vụ: một số ngành khá phát triển như khách sạn, nhà hàng, vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng... Một số câu hỏi dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về sự tăng trưởng GDP của nước ta giai đoạn 2000 – 2007. Hướng dẫn trả lời: Trang Atlat sử dụng: trang 17. Dựa vào biểu đồ GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm, ta có bảng sau: GDP VAØ TOÁC ÑOÄ TAÊNG TRÖÔÛNG CUÛA NÖÔÙC TA TRONG GIAI ÑOAÏN 2000 - 2007 Naêm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Trang 11 GDP (nghìn tyû ñoàng, giaù thöïc teá) Toác ñoä taêng tröôûng (%, laáy naêm 441,6 100,0 481,3 109,9 535,7 121,3 613,4 138,9 715,3 162,0 839,2 190,0 974,3 220,6 1143,7 259,0 2000 = 100%) Qua bảng số liệu trên ta thấy: - GDP của nước ta liên tục tăng trong giai đoạn 2000 – 2007: tăng được 702,1 nghìn tỷ đồng, tăng gần 2,6 lần. - Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng liên tục với tốc độ khá cao. - Giá trị GDP và tốc độ tăng trưởng của nước ta tăng liên tục và khá ổn định trong giai đoạn trên là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như: + Các nguồn lực tự nhiên được khai thác tốt hơn. + Nguồn lao động được cải thiện về cả số lượng và chất lượng. + Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế được đầu tư nâng cấp và được khai thác có hiệu quả. + Hiệu quả từ việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư quốc tế. + Định hướng và chính sách phát triển đúng đắn của Nhà nước. Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các khu vực kinh tế ở nước ta. Hướng dẫn trả lời: Trang Atlat sử dụng: trang 17. Dựa vào biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ta có bảng sau: CÔ CAÁU GDP PHAÂN THEO KHU VÖÏC KINH TEÁ (Đôn vò = %) Naêm 1990 1995 1998 2000 2002 2005 2007 Noâng, laâm, thuûy saûn 38,7 27,7 25,8 24,5 23,0 21,0 20,3 Coâng nghieäp vaø xaây döïng 22,7 28,8 32,5 36,7 38,5 41,0 41,5 Dòch vuï 38,6 44,0 41,7 38,8 38,5 38,0 38,2 Toång 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Qua bảng số liệu ta thấy: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt trong giai đoạn 1990 – 2007. Sự chuyển dịch đó thể hiện qua hai xu hướng: - Chuyển dịch giữa 3 khu vực kinh tế: + Khu vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng tăng nhanh từ 22,7% lên 41,5% và hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu. + Khu vực nông, lâm, thủy sản có tỷ trọng giảm rõ rệt, từ 38,7% xuống còn 20,3%. + Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 và có ít biến động: từ 38,6% giảm xuống còn 38,2%. - Chuyển dịch giữa khu vực sản xuất vật chất và dịch vụ: + Sự chuyển dịch giữa 2 khu vực trên ở nước ta còn chậm. Như vậy, sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế của nước ta chỉ biểu hiện rõ nét trong nội bộ khu vực sản xuất vật chất còn sự chuyển dịch giữa hai khu vực vật chất và dịch vụ chậm, không ổn định. Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm phân bố và cơ cấu GDP phân theo khu vực của các trung tâm kinh tế của nước ta. Hướng dẫn trả lời: Trang Atlat sử dụng: trang 17. - Các trung tâm kinh tế có quy mô lớn nhất tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung. Cụ thể: + Trung tâm có quy mô lớn nhất trên 100 nghìn tỷ đồng: Hà Nội, tp Hồ Chí Minh. + Trung tâm có quy mô từ trên 15 đến 100 nghìn tỷ đồng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, Vũng Tàu. + Trung tâm có quy mô từ 10 đến 15 nghìn tỷ đồng: Hạ Long, Thủ Dầu Một. + Trung tâm có quy mô dưới 10 nghìn tỷ đồng: Phúc Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Huế, Quy Nhơn, Mỹ Tho. Nguyên nhân: là do các vùng kinh tế trọng điểm là nơi nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế: vị trí địa lý, nguồn lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, nguồn vốn đầu tư, chính sách phát triển. Ngoài các trung tâm thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm, các trung tâm ở các vùng còn lại phần lớn là những trung tâm có quy Trang 12 mô nhỏ (dưới 10 nghìn tỷ đồng) như Việt Trì, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Vinh, Long Xuyên, Cà Mau. Trung tâm Cần Thơ có quy mô lớn, từ 15 đến 100 nghìn tỷ đồng bởi đây là trung tâm kinh tế có vai trò hạt nhân của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. - Trong cơ cấu GDP của các trung tâm kinh tế, tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ chiếm ưu thế tuyệt đối, tỷ trọng của khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm rất nhỏ. Nguyên nhân do những trung tâm kinh tế đồng thời cũng là các đô thị lớn, vì thế hoạt động kinh tế chủ yếu là phi nông nghiệp. Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học, hãy nhận xét giá trị GDP bình quân đầu người ở các vùng kinh tế: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ. Hướng dẫn trả lời: Trang Atlat sử dụng: trang 15, trang 17. - GDP bình quân đầu người giữa các vùng kinh tế nước ta có sự chênh lệch khá lớn. - Đông Nam Bộ: + Là vùng có GDP bình quân đầu người cao nhất cả nước. + GDP bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố trong vùng có sự chênh lệch: * Tp Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu là 2 tỉnh, thành phố có GDP bình quân đầu người đạt cao nhất cả nước (trên 18 triệu đồng). Giải thích: do tp Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có sản lượng khai thác dầu thô chiếm gần như tuyệt đối của cả nước cùng các hoạt động dịch vụ đi kèm rất phát triển. * Đồng Nai và Bình Dương có mức GDP bình quân đầu người cao thứ 2 của vùng, đạt từ trên 15 đến 18 triệu đồng. Nguyên nhân: do đây là 2 tỉnh liền kề với tp Hồ Chí Minh, kinh tế có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, nhất là sản xuất công nghiệp. * Các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh có GDP bình quân đầu người đạt lần lượt từ trên 9 triệu đến 12 triệu đồng và từ 6 đến 9 triệu đồng. Đây là hai tỉnh có GDP bình quân đầu người thấp nhất vùng Đông Nam Bộ do vị trí nằm ở xa các trung tâm kinh tế, điều kiện phát triển kinh tế khó khăn hơn các tỉnh còn lại. - Đồng bằng sông Hồng: + Là vùng có nền kinh tế phát triển, có nhiều trung tâm kinh tế lớn của cả nước nhưng GDP bình quân đầu người không thật cao do dân số đông. + GDP bình quân đầu người của các tỉnh, thành phố trong vùng có sự chênh lệch: * Các tỉnh phía bắc, tây bắc (Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tây (cũ), Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng) có GDP bình quân đầu người đạt mức khá cao: như Hà Nội (trên 18 triệu đồng), Vĩnh Phúc, Hải Phòng (từ trên 15 đến 18 triệu đồng)... do đây là các tỉnh, thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. * Các tỉnh phía nam, đông nam (Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình) có GDP bình quân đầu người thấp, chỉ đạt từ 6 đến 9 triệu đồng. Nguyên nhân do đây là những tỉnh thuần nông, đại bộ phận người dân vẫn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nhất là nghề trồng lúa. - Trung du miền núi Bắc Bộ: + Là vùng có GDP bình quân đầu người thấp nhất cả nước, phần lớn các tỉnh đạt dưới 9 triệu đồng (Điện Biên, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang...), trong đó có một số tỉnh chỉ đạt dưới 6 triệu đồng (như: Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Yên Bái). Nguyên nhân do đây là vùng địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, điều kiện phát triển kinh tế (nhất là công nghiệp, dịch vụ) còn gặp nhiều khó khăn. + Tỉnh Quảng Ninh có GDP bình quân đầu người cao nhất vùng, đạt từ 15 đến 18 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu do Quảng Ninh là tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế so với các tỉnh khác trong vùng, là tỉnh duy nhất của vùng giáp biển nên phát triển mạnh kinh tế biển, nhất là giao thông, du lịch; trữ lượng than lớn nhất cả nước; các hoạt động kinh tế đối ngoại cũng phát triển thông qua các cửa khẩu. B. Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp VỐN ĐẤT VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẤT Kiến thức trọng tâm: - Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia. Việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong các mục đích kinh tế sẽ nâng cao giá trị sử dụng tài nguyên và đảm bảo phát triển bền vững. Vấn đề sử dụng tài nguyên đất hợp lý càng có ý nghĩa khi đặt nó trong hoàn cảnh của nước ta: một nước nhiệt đới ẩm gió mùa, tài nguyên đất dễ bị suy thoái nếu không được sử dụng hợp lý; một nước đất chật người đông. - Ở Đồng bằng sông Hồng việc sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp gắn liền với việc đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, phát triển vụ đông sản xuất hàng hóa. Đồng bằng sông Hồng là nơi có mật độ dân số cao nhất cả nước, lại có nhiều công trình cơ sở Trang 13 hạ tầng… đất nông nghiệp bị thu hẹp do mở rộng diện tích đất chuyên dùng và đất ở. Vì vậy, vấn đề quy hoạch tổng thể sử dụng đất có ý nghĩa hàng đầu. - Ở Đồng bằng sông Cửu Long, việc sử dụng đất nông nghiệp lại liên quan rất mật thiết với việc phát triển thủy lợi, sử dụng và cải tạo đất phèn, đất mặn. - Ở các đồng bằng nhỏ hẹp DHMT, vấn đề trồng rừng đầu nguồn, rừng ven biển chắn gió, chống cát bay và việc giải quyết nước tưới trong mùa khô hạn có ý nghĩa rất quan trọng. - Ở miền núi và trung du, việc sử dụng hợp lý đất nông nghiệp gắn liền với việc phát triển các mô hình nông - lâm kết hợp, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn. Cần hạn chế nạn du canh, du cư, đốt nương làm rẫy, phá rừng bừa bãi. 1. Vốn đất đai: a) Vai trò và ý nghĩa của tài nguyên đất đai: + Là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. + Là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá. + Là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, lâm nghiệp. + Là địa bàn để phân bố các khu dân cư, các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội và các công trình an ninh quốc phòng. + Sử dụng đất đai hợp lý có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường. + Trong hoàn cảnh nước ta đất chật người đông, tài nguyên đất đang bị thoái hóa một phần thì đất đai là tài nguyên càng có ý nghĩa vô cùng quý giá. b) Hiện trạng sử dụng đất của cả nước (năm 2005): - Đất tự nhiên: 33121,2 nghìn ha. Bình quân đất tự nhiên trên đầu người vào loại thấp, chỉ có khoảng 0,4 ha/người, gần bằng 1/6 mức trung bình của thế giới. Trong đó: + Đất nông nghiệp: 9412,2 nghìn ha (28,4%), tăng khá trong mấy chục năm trở lại đây. Tuy nhiên khả năng mở rộng đất nông nghiệp là không nhiều. + Đất lâm nghiệp: 14437,3 nghìn ha (43,6%), tuy có tăng trong những năm gần đây, độ che phủ rừng đạt gần 40% nhưng vẫn còn quá ít. + Đất chuyên dùng: 1401,0 nghìn ha (4,2%). + Đất ở: 602,7 nghìn ha (1,8%). Xu hướng chuyển dịch cơ cấu đất đai: Đất chuyên dùng và đất ở tăng lên do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và do nhu cầu về đất ở của dân cư ngày càng tăng. Đất này được mở rộng do chuyển đất nông nghiệp sang là chủ yếu. Điều này có ảnh hưởng xấu đến việc sử dụng đất nông nghiệp nhất là ở các vùng phát triển kinh tế như Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, một số nơi ở dải đồng bằng Duyên hải miền Trung. + Đất khác (chủ yếu là đất chưa sử dụng): 7268,0 nghìn ha (22,0%) đang có xu hướng thu hẹp lại do khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp và trồng trừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên. - Vốn đất đai ở các vùng nước ta rất khác nhau về quy mô, cơ cấu và bình quân trên đầu người. Vì vậy, mỗi vùng phải có chính sách sử dụng đất thích hợp trên cơ sở Luật Đất đai. 2. Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp: - Đất nông nghiệp có 5 loại chính: đất trồng cây hàng năm, đất vườn tạp, đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi và đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản. a) Ở đồng bằng: - Đất ở các đồng bằng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp: đặc biệt là trồng cây hàng năm (lúa và cây thực phẩm chiếm ¾ diện tích đất nông nghiệp) và ngoài ra tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản. - Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở các đồng bằng trong cả nước: + Đồng bằng sông Hồng: * Đất nông nghiệp chỉ chiếm 51,2% diện tích đất tự nhiên, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ còn 0,04 ha, thấp nhất cả nước, chưa bằng 1/3 mức bình quân của Đồng bằng sông Cửu Long. Khả năng mở rộng đất nông nghiệp rất hạn chế trong 25 vạn ha đất chưa sử dụng. * Đất nông nghiệp của vùng đã được thâm canh ở mức cao, ngoài việc trồng lúa đang thực hiện: + Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ (phát triển vụ đông thành vụ chính). + Sản xuất các loại cây thực phẩm hàng hóa; mở rộng diện tích cây ăn quả. + Đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản (nước ngọt và nước lợ). + Đồng bằng sông Cửu Long: * Diện tích đất nông nghiệp gấp 3,5 lần Đồng bằng sông Hồng. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người là 0,15 ha. * Dải đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu được cải tạo tốt sử dụng thâm canh 2-3 vụ lúa/năm hoặc trồng cây ản quả quy mô lớn. * Các vùng đất thấp trũng như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau trước đây chỉ trồng được 1 vụ (vụ mùa), nay nhờ có các công trình thủy lợi lớn đã mở rộng thêm diện tích hàng trăm ngàn ha đất canh tác, biến ruộng một vụ thành 2-3 vụ. * Ở đất mới bồi cửa sông, ven biển, hàng trăm nghìn ha đất được cải tạo để nuôi trồng thủy sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao. * Để sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp của vùng cần phải: + Quy hoạch phát triển thủy lợi. + Cải tạo đất. Trang 14 + Thay đổi cơ cấu mùa vụ (thu hẹp diện tích lúa mùa và mở rộng vụ đông xuân và hè thu). + Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng (nhất là tăng cây ăn quả). + Phát triển nuôi trồng thủy sản. + Các đồng bằng nhỏ hẹp ở Duyên hải miền Trung: * Bắc Trung Bộ cần chống cát bay, ngăn cồn cát di động bằng biện pháp trồng rừng phi lao chắn gió. Trồng rừng ngập mặn, hạn chế việc sử dụng đất cát biển nuôi thủy sản. * Duyên hải Nam Trung Bộ hạn hán hay xảy ra nhất là về mùa khô nên cần giải quyết tốt khâu thủy lợi để nâng cao hệ số sử dụng đất, mở rộng đất nông nghiệp và thay đổi cơ cấu cây trồng. b) Ở Trung du và miền núi: - Đất để trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, ngoài ra còn sử dụng đồng cỏ để chăn nuôi gia súc, trồng cây ăn quả, trồng cây lương thực. - Sử dụng đất nông nghiệp ở miền núi và trung du cần phải: + Chống xói mòn, bảo vệ đất bằng các biện pháp canh tác thích hợp trên đất dốc. + Kết hợp nông-lâm, gắn liền với bảo vệ rừng. + Phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao hiệu quả của nông sản. Câu hỏi và bài tập: 1. Tại sao việc sử dụng hợp lý đất đai là vấn đề rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, cũng như của từng vùng? 2. Hãy nêu các nét đặc trưng trong sử dụng đất nông nghiệp trên các đồng bằng, trung du và miền núi. Thoâng tin boå sung: 1. Hieän traïng söû duïng ñaát naêm 2005 phaân theo vuøng (ñôn vò: %) Toång dieän Ñaát noâng Ñaát laâm Ñaát chuyeân Ñaát ôû Ñaát chöa tích nghieäp nghieäp duøng söû duïng Caû nöôùc 100,0 28,4 43,6 4,2 1,8 22,0 Trung du vaø mieàn nuùi Baéc Boä 100,0 14,6 52,4 2,4 1,1 29,5 Ñoàng baèng soâng Hoàng 100,0 51,2 8,3 15,5 7,8 17,2 Baéc Trung Boä 100,0 15,6 55,4 3,8 1,9 23,3 Duyeân haûi Nam Trung Boä 100,0 21,2 46,0 5,0 1,4 26,4 Taây Nguyeân 100,0 29,2 56,1 2,3 0,8 11,6 Ñoâng Nam Boä 100,0 53,3 28,4 7,1 2,5 8,7 Ñoàng baèng soâng Cöûu Long 100,0 63,4 8,8 5,4 2,7 19,7 2. Thống kê đất ở của Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa hoàn tất tổng kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm/lần. Kết quả tổng kiểm kê đất đai từ 2001 2005 (thực hiện trong năm 2006) cho thấy, cả nước có 598.428 ha đất ở (gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị), chiếm 18,51% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 1,81% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước, tăng 155.250 ha so với năm 2000. Theo Vụ Đăng ký thống kê đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường), diện tích đất ở bình quân đầu người của cả nước hiện nay là 71,99 m²/người. Trong đó vùng Tây Bắc là 127 m²/người; vùng duyên hải Nam Trung Bộ là 91 m²/người; vùng Bắc Trung Bộ là 91 m²/người; vùng Đông Bắc là 85 m²/người; vùng Tây Nguyên là 87 m²/người; vùng Đồng bằng sông Hồng là 64 m²/người; vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 62 m²/người; vùng Đông Nam Bộ là 45 m²/người. Đất ở được phân bố chủ yếu ở các vùng tập trung dân cư gồm: vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Đông Bắc, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Đông Nam Bộ. Trong đó, đất ở tại nông thôn cả nước có 495.549 ha, chiếm 82,81% tổng diện tích đất ở. Diện tích này tăng 124.529 ha so với năm 2000, đạt bình quân đầu người là 59,1 m². Còn đất ở tại đô thị, cả nước có 102.879 ha, chiếm 17,19 tổng diện tích đất ở, cũng tăng 30.721 ha so với năm 2000. Bình quân đầu người đạt 12 m²/người. Tính theo không gian sử dụng đất, khu dân cư nông thôn vào thời điểm năm 2005 chiếm 3.045.310 ha, khu đô thị chiếm 1.153.549 ha. (Nguồn: Bộ tài nguyên và Môi trường) 3. Sự suy giảm tài nguyên đất ở Việt Nam. Hiện nay, cả nước còn 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng, thì có 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng, đất đồng bằng chưa sử dụng chỉ còn khoảng 350.000 ha. Sự suy giảm tài nguyên rừng đang ở mức báo động là nguyên nhân gia tăng diện đất hoang hóa, giảm sút đáng kể các hệ sinh thái, làm suy thoái vùng đầu nguồn. Vào năm 1943, Việt Nam có tỷ lệ độ che phủ rừng là 43%, hiện nay tỷ lệ độ che phủ cũng chỉ 37,6%. Độ che phủ này chưa đảm bảo độ che phủ bảo vệ sinh thái. Nguồn nước bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây suy thoái đất, nguồn nước ngầm cạn kiệt gây biến đổi tính chất đất. Ngoài ra, sự cố nứt đất và trượt lở đất cũng xảy ra ngày một nghiêm trọng hơn, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc và miền Trung. Các kết quả khảo sát ghi lại 51 điểm sụt lở làm mất hàng năm 350 ha đất. Theo dự báo, số lượng sụt lở còn tiếp tục gia tăng và tổng diện tích đất bị mất có thể lên tới 10.000 ha. Việc khai thác tài nguyên biển, phát triển nuôi trồng thủy sản không có sự kiểm soát chặt chẽ ở một số địa phương cũng là yếu tố gây mất rừng phòng hộ ven biển, làm suy thoái đất và nguồn nước. Tình trạng sa mạc hóa cũng đang diễn ra trong dải cát hẹp trải dọc theo bờ biển miền Trung, tập trung ở 10 tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Thuận với diện tích khoảng 419.000 ha và ở Đồng bằng sông Cửu long với diện tích 43.000 ha. Trong gần 40 năm qua, quá trình hoang mạc hóa do cát di động rất nghiêm trọng. Mỗi năm có khoảng 10-20 ha đất canh tác bị lấn bởi cát di động. Caùc vuøng Trang 15 ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA Kiến thức trọng tâm: - Nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta dựa trên sự đa dạng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, tài nguyên đất, khí hậu, nguồn nước và sinh vật phong phú bao gồm những mặt mạnh và những hạn chế của nông nghiệp nhiệt đới. Cần phát huy những thế mạnh và khắc phục những hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới. - Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuất ngày càng lớn. Vì vậy, bên cạnh tính chất bấp bênh vốn có của nông nghiệp nhiệt đới, thì các rủi ro do sự biến động của thị trường sẽ tác động ngày càng mạnh đến sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Việc đẩy mạnh sản xuất hàng hóa cũng thúc đẩy việc chế biến nông sản, hình thành các hình thức liên kết nông - công nghiệp. - Những vấn đề của nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với những vấn đề nông dân và nông thôn. 1. Nền nông nghiệp nhiệt đới: a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới: -Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa ảnh hưởng rất căn bản tới mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp -> trồng trọt quanh năm, thâm canh, luân canh, xen canh, tăng vụ, thời vụ khác nhau (từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên trung du và miền núi). - Mùa đông lạnh -> tập đoàn cây trồng vụ đông ở Đồng bằng sông Hồng và cây trồng cận nhiệt, ôn đới trên các vùng núi. - Đặc điểm địa hình và đất trồng -> hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng: vùng đồi núi, trung du thế mạnh cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn; vùng đồng bằng thế mạnh trồng cây ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ, lợn, gia cầm và nuôi trồng thủy sản. - Khó khăn: + Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến thất thường làm cho nền sản xuất nông nghiệp tăng thêm tính bấp bênh. + Thiên tai, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi thường xuyên xảy ra. b) Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới: - Các vùng sinh thái nông nghiệp đều có cây trồng, vật nuôi phân bố phù hợp. - Cơ cấu mùa vụ của các cây ngắn ngày có sự chuyển dịch quan trọng nhằm phòng tránh thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán). - Nhờ hoạt động vận tải, áp dụng công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản nên việc lưu thông nông sản các vùng được thuận lợi và có hiệu quả hơn. - Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản để phát huy thế mạnh nông nghiệp nhiệt đới (gạo, cà phê, cao su, hoa quả, tiêu, điều, thủy sản…). 2. Phát triển nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới: Nước ta đang tồn tại song song hai nền nông nghiệp: cổ truyền và hàng hóa. a) Nông nghiệp cổ truyền: đặc trưng - Sản xuất nhỏ, thủ công, sử dụng sức người, năng suất lao động thấp, chủ yếu để tiêu dùng tại chỗ. Đó là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cung, tự cấp. - Phổ biến ở các vùng điều kiện sản xuất nông nghiệp còn khó khăn, vùng xa các đường giao thông, xa thị trường tiêu thụ nông sản. - Phần lớn nông dân còn nghèo, thiếu vốn, ít có điều kiện tiếp thu công nghệ tiên tiến. b) Nông nghiệp hàng hóa: đặc trưng - Tạo ra nhiều nông sản, nhiều lợi nhuận từ một diện tích đất nông nghiệp và hướng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. - Thâm canh, chuyên môn hóa, sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, ứng dụng công nghệ mới, gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp. - Nông nghiệp hàng hóa đang ngày càng phát triển trong sản xuất lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. - Nông nghiệp hàng hóa phát triển ở các vùng có truyền thống sản xuất hàng hóa (các vùng chuyên canh), các vùng gần trục giao thông, các thành phố lớn. - Nhờ phát triển mạnh sang nông nghiệp hàng hóa làm cho cơ cấu nông nghiệp nước ta trở nên đa dạng hơn, thích ứng với các điều kiện thị trường và sử dụng hợp lý hơn các nguồn lực để phát triển nông nghiệp. Trang 16 3. Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét: a) Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn: - Kinh tế nông thôn: chủ yếu vẫn dựa vào nông-lâm-thủy sản (chiếm 71%) nhưng các các hộ hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng, dịch vụ..) đang có xu hướng tăng dần lên về tỷ trọng (chiếm 29% -2006). b) Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế: - Các doanh nghiệp: Nhà nước, tư nhân (công ty cổ phần, công ty TNHH, đầu tư nước ngoài). Các hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình. c) Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và đa dạng hóa: thể hiện - Hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh. - Kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến. - Hướng ra xuất khẩu nông sản. Việc đa dạng hóa kinh tế nông thôn cho phép: - Khai thác tốt hơn các nguồn lực (tự nhiên, lao động, thị trường…) - Thay đổi tỷ trọng các sản phẩm chính nông nghiệp, sản phẩm phi nông nghiệp, thành phần kinh tế. Câu hỏi và bài tập: 1. Nền nông nghiệp nhiệt đới có những thuận lợi và khó khăn gì? Hãy cho ví dụ chứng minh rằng nước ta đang phát triển ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới. 2. Hãy phân biệt một số nét khác nhau cơ bản giữa nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hàng hóa. 3. Cho bảng số liệu sau: Soá löôïng caùc loaïi trang traïi cuûa caû nöôùc, Ñoâng Nam Boä vaø Ñoàng baèng soâng Cöûu Long, naêm 2006. Caùc loaïi trang traïi Caû nöôùc Ñoâng Nam Boä Ñoàng baèng soâng Cöûu Long Toång soá 113730 14054 54425 Trang traïi troàng caây haøng naêm 32611 1509 24425 Trang traïi troàng caây laâu naêm 18206 8188 175 Trang traïi chaên nuoâi 16708 3003 1937 Trang traïi nuoâi troàng thuûy saûn 34202 747 25147 Trang traïi thuoäc caùc loaïi khaùc 12003 607 2741 Ghi chuù: Trang traïi thuoäc caùc loaïi khaùc bao goàm: trang traïi troàng caây aên quaû, trang traïi laâm nghieäp vaø trang traïi saûn xuaát kinh doanh toång hôïp. - Haõy phaân tích baûng soá lieäu ñeå thaáy roõ ñaëc ñieåm cô caáu trang traïi cuûa caû nöôùc vaø hai vuøng keå treân. Cô caáu soá löôïng caùc loaïi trang traïi cuûa caû nöôùc, Ñoâng Nam Boä vaø Ñoàng baèng soâng Cöûu Long, naêm 2006. Trang 17 Caùc loaïi trang traïi Caû nöôùc Ñoâng Nam Boä Ñoàng baèng soâng Cöûu Long Toång soá 100,0 100,0 100,0 Trang traïi troàng caây haøng naêm 28,7 10,7 44,9 Trang traïi troàng caây laâu naêm 16,0 58,3 0,3 Trang traïi chaên nuoâi 14,7 21,4 3,6 Trang traïi nuoâi troàng thuûy saûn 30,1 5,3 46,2 Trang traïi thuoäc caùc loaïi khaùc 10,5 4,3 5,0 - Ñoái vôùi caû nöôùc thì trang traïi nuoâi troàng thuûy saûn chieám tyû leä lôùn nhaát tieáp ñeán laø trang traïi troàng caây haøng naêm. - Nhöõng trang traïi saûn xuaát caùc saûn phaåm coù thôøi gian cho saûn phaåm ngaén chieám tyû leä lôùn hôn. - ÔÛ caùc mieàn khaùc nhau, do nhöõng ñieàu kieän phaùt trieån khaùc nhau neân cô caáu caùc loaïi trang traïi cuõng khoâng gioáng nhau. Mieàn nuùi thöôøng phaùt trieån trang traïi troàng caây laâu naêm vaø chaên nuoâi gia suùc lôùn coøn ñoàng baèng thì chuû yeáu laø trang traïi troàng caây ngaén ngaøy vaø nuoâi troàng thuûy saûn. - Nhaän xeùt vaø giaûi thích veà söï phaùt trieån cuûa moät soá loaïi trang traïi tieâu bieåu ôû Ñoâng Nam Boä vaø Ñoàng baèng soâng Cöûu Long, naêm 2006. a) Ñoâng Nam Boä: - Trang traïi troàng caây laâu naêm chieám tôùi 58,3% vì ñaây laø vuøng chuyeân canh caây coâng nghieäp laâu naêm daãn ñaàu cuûa caû nöôùc. - Trang traïi troàng caây haøng naêm vaø trang traïi chaên nuoâi chieám tyû troïng khaù lôùn vì ñaây coù nhieàu ñoàng coû, ñoàng thôøi ñaây cuõng laø vuøng daãn ñaàu caû nöôùc veà caây coâng nghieäp ngaén ngaøy nhö: laïc, ñaäu töông, thuoác laù… b) Ñoàng baèng soâng Cöûu Long: - Trang traïi nuoâi troàng thuûy saûn chieám tôùi 46,2% vì ñaây laø vuøng coù dieän tích maët nöôùc nuoâi troàng thuûy saûn chieám tôùi treân 50% dieän tích maët nöôùc nuoâi troàng thuûy saûn cuûa caû nöôùc. - Trang traïi troàng caây haøng naêm chieám tôùi 44,9% vì ñaây laø vöïa luùa lôùn nhaát nöôùc ta, bình quaân ñaát noâng nghieäp gaàn gaáp 4 laàn Ñoàng baèng soâng Hoàng. Thông tin bổ sung: 1. Nông nghiệp Việt Nam thời kỳ Đổi mới và triển vọng đến năm 2010. Trong hơn 10 năm qua, cùng với sự Đổi mới nền kinh tế đất nước, sản xuất nông nghiệp cũng có những bước tiến vượt bậc. Bên cạnh những thành tựu đó cũng còn không ít tồn tại và thách thức: cơ cấu chuyển dịch chậm, sản phẩm chất lượng thấp, giá thành cao, cơ sở hạ tầng còn yếu kém… Chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ: đổi mới chính sách, tăng cường đầu tư nghiên cứu và đổi mới công nghệ… để đưa nền nông nghiệp nước ta trở thành nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, bền vững. a. Kết quả: Nông nghiệp Việt Nam thời kỳ Đổi mới phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 4-5%/năm, trong đó lương thực tăng 5%. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm từ 48,06% năm 1989 xuống còn 25,34% năm 1999. Trong ngành trồng trọt, giá trị cây công nghiệp tăng từ 13,7% năm 1989 lên 20,5% năm 1999. Giá trị ngành chăn nuôi tăng 5,8%. Rừng tự nhiên được bảo vệ tốt hơn, diện tích rừng trồng đã tăng từ 700.000 ha năm 1989 lên 1.390.000 ha năm 1999, giá trị sản xuất lâm nghiệp thời kỳ 1990-1999 tăng 89%, trong đó giá trị khai thác lâm nghiệp giảm 14%, giá trị trồng rừng, nuôi rừng tăng 69% và giá trị lâm nghiệp khác tăng 22,7 lần, giá trị thủy sản tăng 2,14 lần trong đó giá trị thủy sản nuôi trồng tăng 2 lần. Nông nghiệp nước ta đã đáp ứng cơ bản nhu cầu lương thực và thực phẩm trong nước, an ninh lương thực đảm bảo, đã hình thành những vùng sản xuất nông sản hàng hóa quy mô tương đối lớn, tỷ suất hàng hóa tăng nhanh, tỷ lệ gạo xuất khẩu đạt 20% sản lượng, cà phê 95%, cao su 80%, chè 60%. Một số mặt hàng nông sản đã khẳng định vị thế trên thị trường thế giới như gạo (đứng thứ hai trên thế giới), cà phê, điều, hồ tiêu (thứ ba), xuất khẩu nông sản tăng 15%, kim ngạch xuất khẩu nông sản, thủy sản chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 1999. Cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp và nông thôn được tăng cường, công nghiệp chế biến nông, lâm sản tăng 12 - 14%. So với năm 1989 diện tích tưới tăng 1,5 triệu ha. Hệ thống đê và các công trình phòng chống thiên tai được tăng cường. Số xã có đường ô tô đến trung tâm chiếm 93%, 70% số xã có điện. Đời sống của các tầng lớp dân cư nông thôn được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân tăng từ 7,7 triệu đồng/hộ năm 1993 lên 9,8 triệu đồng / hộ năm 1999. Tỷ lệ nghèo đói giảm từ 29% năm 1990 xuống còn 13,5% năm 1999. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp được đổi mới theo hướng lấy mục tiêu hiệu quả làm thước đo, tránh hình thức chủ nghĩa. Kinh tế trang trại phát triển nhanh ở tất cả các vùng mang lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh những thành tựu, ngành nông nghiệp nước ta vẫn còn nhiều tồn tại, thách thức. - Cơ cấu ngành nông nghiệp nông thôn chuyển dịch chậm, chưa hợp lý. Trong nông nghiệp chủ yếu vẫn là trồng trọt, trong trồng trọt chủ yếu là cây lương thực, tỷ lệ giá trị ngành chăn nuôi trong nông nghiệp có xu hướng giảm, giá trị dịch vụ nông nghiệp nông thôn vẫn còn nhỏ bé. - Sản xuất nông nghiệp ở nước ta về cơ bản vẫn là sản xuất thủ công, quy mô nhỏ, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh trên thị trường yếu. - Bình quân quy mô đất và sản xuất của nước ta chỉ còn có 0,7 ha/hộ, phương tiện sản xuất chủ yếu là thủ công và cơ khí nhỏ. Tỷ lệ cơ giới hóa thấp (trong khi các nước phát triển tỷ lệ cơ giới hóa tới 100%). Trình độ khoa học và công nghệ trong sản xuất, chế biến nông lâm sản, trình độ thương mại hóa nông sản còn thấp. Năng suất cây trồng, vật nuôi, chất lượng nông sản, năng suất lao động kém so với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới dẫn đến sức cạnh tranh nông sản hàng hóa trên thị trường thế giới yếu. - Kinh tế nông thôn nước ta chủ yếu là thuần nông. Ngành nghề nông thôn chưa phát triển. Sức hút lao động nông thôn vào Trang 18 các ngành công nghiệp, dịch vụ còn thấp. Tình trạng thiếu việc làm ngày càng gay gắt nhất là ở các vùng đất chật, người đông như ở Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ… - Cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn tuy đã được tăng cường nhưng còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Đầu tư nông nghiệp những năm qua tập trung cho thủy lợi nhưng chủ yếu phục vụ trồng lúa. Giao thông vận tải, thông tin liên lạc còn rất thiếu và yếu. Đặc biệt cơ sở hạ tầng phục vụ thương mại như chợ, cửa hàng, bến bãi, đường xá và phương tiện vận tải phục vụ buôn bán rất thiếu. - Tổ chức sản xuất, chính sách, cơ chế nhằm gắn kết các khâu sản xuất-chế biến-tiêu thụ nông sản, thúc đẩy chuyển đổi ngành nông nghiệp theo hướng thương phẩm hóa, chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa đồng bộ và còn thiếu nhiều. Ở nhiều vùng, nhiều ngành hàng thậm chí còn chia cắt sâu sắc giữa các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường, thông tin thị trường nông sản trong nước và thế giới chưa được quan tâm đầu tư đúng mức dẫn đến tình trạng kìm hãm sản xuất, gây tổn thất cho nông dân. Đầu tư nông, lâm nghiệp và thủy sản còn ở mức thấp, không đồng bộ, chưa tương xứng với tiềm năng và sự đóng góp của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân. b. Triển vọng và giải pháp. Trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh, áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao để phát triển nền nông nghiệp nước ta thành một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh và bền vững, sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong thời kỳ 2000-2010, tốc độ tăng trưởng dự tính của nông nghiệp là 4-4,5%, thủy sản 5,7%. Đến năm 2010, sản lượng lương thực đạt 40-42 triệu tấn, đảm bảo đáp ứng phong phú và an toàn nhu cầu về lương thực, thực phẩm trong nước, kim ngạch xuất khẩu đạt 9-10 tỷ USD, trong đó nông nghiệp 6-7 tỷ, thủy sản 3 tỷ USD. Để đạt mục tiêu như trên, cần tập trung đầu tư cho các chương trình trọng điểm như: an ninh lương thực, sản xuất nông sản có ưu thế cạnh tranh cao, sản xuất hàng hóa thay thế cho nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước theo xu thế ngày càng nâng cao về chất lượng sản phẩm. Nguyên tắc đầu tư cho các chương trình là gắn kết chặt chẽ, đầu tư đồng bộ các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo nông sản sản xuất ra có chất lượng cao và có ưu thế cạnh tranh trên thị trường. - Những nông sản của nước ta có ưu thế cạnh tranh cao là gạo, cà phê, điều, hồ tiêu. Lúa gạo tập trung sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng, trong đó lúa gạo xuất khẩu tập trung 90% ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cà phê sản xuất tập trung Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ. Điều sản xuất tập trung ở Đông Nam Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hồ tiêu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Quảng Bình, Quảng Trị và Phú Quốc. - Những sản phẩm có ưu thế cạnh tranh trung bình nhưng có triển vọng phát triển trong thập kỷ tới là chè tập trung ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Lâm Đồng. Ngoài ra là các sản phẩm rau quả, cây cảnh, cao su, lâm sản và các sản phẩm chăn nuôi. - Đẩy mạnh phát triển các cây có dầu, mía đường, nguyên liệu thực ăn chăn nuôi để thay thế dần nhập khẩu. c. Những giải pháp quan trọng để phát triển ngành nông nghiệp nước ta trong thời gian tới: - Gắn kết chặt chẽ các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. - Đầu tư nghiên cứu, lai tạo, tuyển chọn, nhập khẩu giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng. - Phát triển hệ thống bảo quản, chế biến nông sản với công suất phù hợp, công nghệ tiên tiến, đảm bảo nông sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. - Đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu, thông tin, dự báo thị trường nông sản trong nước và quốc tế, tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng thị trường nông sản xuất khẩu. - Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp nông thôn (hệ thống thủy lợi, đê, kè, giao thông, bưu chính, viễn thông, hệ thống chợ nông thôn…). - Đổi mới hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm: chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, tín dụng…, tạo điều kiện tốt nhất cho phát triển nông nghiệp hàng hóa. 2. Về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của nước ta hiện nay. Nhà nước Việt Nam kiên trì chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa mạnh, phát triển bền vững, vì xét về lâu dài, nước ta có tài nguyên và lợi thế to lớn phát triển nông nghiệp. Nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhưng vẫn là một nền nông nghiệp truyền thống đang chứa đựng những khuyết tật của một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, lạc hậu, hiệu quả kinh tế kém và sức cạnh tranh thấp mà không dễ gì khắc phục được trong một thời gian ngắn. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là đòi hỏi bức xúc của nông dân và cả nền kinh tế nước ta. Đây cũng là điều kiện cần và đủ cho sự phát triển bền vững và theo lý thuyết phát triển bao gồm tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trước hết phải đảm bảo hai yêu cầu cơ bản sau: - Một là nâng cao giá trị sản xuất trên 1 ha đất. Cả nước hiện nay có trên 9,3 triệu ha đất nông nghiệp, giá trị sản lượng nông nghiệp hiện nay khoảng 9 tỷ USD/năm, bình quân 1.000 USD/ ha trong khi đó Đài Loan chỉ có 0,9 triệu ha đất nông nghiệp, giá trị sản lượng lên tới 14 tỷ USD/ năm, giá trị tạo ra từ 1 ha cao gấp 15 lần nước ta. Nước ta hiện nay có rất nhiều mô hình sản xuất, nhiều hệ thống canh tác cho giá trị trên 1 ha rất cao, trên 50 triệu đồng/ ha chẳng hạn nuôi tôm công nghiệp 40.000 USD/ năm, trồng hóa (ở xã Tây Hựu, Hà Nội) 10.000 USD/ năm. Chính phủ nước ta phấn đấu để trong thập kỷ đầu thế kỷ XXI, giá trị sản phẩm làm ra trên 1 ha tăng 2 - 3 lần, tức đạt 20 tỷ USD rồi lên 30 tỷ USD/ năm. Đó sẽ là bước nhảy vọt cực kỳ to lớn của nền nông nghiệp nước nhà. - Hai là tăng thu nhập cho người nông dân, có nghĩa là giá trị làm ra trên 1 ha phải lớn, đồng thời phải thỏa đáng, từ đó nâng thu nhập cho nông dân. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam, phải xác định chuyển dịch đồng bộ theo 3 nội dung: + Điều chỉnh sản xuất nông nghiệp. + Điều chỉnh sản phẩm từng từng ngành nông nghiệp. + Điều chỉnh lại quy mô hàng hóa của sản phẩm nông nghiệp. Dựa trên các định hướng chuyển dịch này để các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh, có quy mô hàng hóa ăn khớp với sự biến động của quan hệ cung cầu trên thị trường. 3. Yếu tố khí hậu đối với phát triển nông nghiệp Việt Nam. Trang 19 Khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chính điều này đã tạo nền tảng quy định nền nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp nhiệt đới. Sự dồi dào của tài nguyên nhiệt cho phép trồng nhiều vụ trong năm, xen canh, gối vụ ở hầu hết các vùng trong cả nước. Tuy nhiên, do đặc điểm mưa mùa, phân phối ẩm không đều trong năm đã gây trở ngại không nhỏ trong việc khai thác tài nguyên nhiệt. Chính vì vậy, ở nước ta công tác thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu nhằm điều chỉnh sự phân phối ẩm, tăng hiệu quả khai thác tài nguyên khí hậu. Tình mùa trong khí hậu cùng với sự phân hóa của các chế độ khí hậu, thời tiết trong không gian từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây và theo độ cao do ảnh hưởng của địa hình đòi hỏi mỗi địa phương thuộc các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau cần có cơ cấu mùa vụ và cơ cấu giống thích hợp. Điều rất lý thú là trên đất nước Việt Nam ngày nay có thể thấy hầu như quanh năm có thu hoạch, tình hình giáp vụ đã giảm đi đáng kể. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng, đưa vào các giống mới đã cho phép thay đổi cơ cấu mùa vụ, đáp ứng nhu cầu xã hội về nông sản, vừa phòng tránh thiên tai. Mặt trở ngại chính của khí hậu nước ta đối với nông nghiệp là ở chỗ: + Thiên tai thường xuyên đe dọa, khi thì bão lụt khi thì hạn hán. Vùng này đang bị úng lụt trong khi vùng khác lại thiếu nước nghiêm trọng… + Sâu bệnh hại cây trồng, vật nuôi dễ dàng thành dịch lớn. Điều này làm tăng thêm tính bấp bênh vốn có của một nền nông nghiệp nghiệt đới, đòi hỏi phải có những phương sách hữu hiệu và đầu tư thích đáng để giảm thiểu thiên tai. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Kiến thức trọng tâm: - Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm khoảng ¾ giá trị. - Đối với nước ta sản xuất lương thực có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhờ có nhiều thế mạnh nên trong những năm qua sản xuất lương thực đã đạt nhiều thành tựu to lớn, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa trọng điểm số 1. - Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển cây công nghiệp, trong đó cây công nghiệp lâu năm đóng vai trò quan trọng hơn với các sản phẩm tiêu biểu là cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè… các cây công nghiệp lâu năm phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, còn cây công nghiệp hàng năm chủ yếu phân bố ở đồng bằng. - Ngành chăn nuôi của nước ta có bước tiến khá vững chắc theo hướng sản xuất hàng hóa tuy nhiên cũng gặp phải không ít khó khăn: diện tích đồng cỏ ít, hay xảy ra dịch bệnh, chất lượng giống gia súc, gia cầm chưa tốt. Các vật nuôi phát triển không ổn định, chủ yếu là do nhu cầu và do ảnh hưởng của dịch bệnh. 1. Ngành trồng trọt: - Chiếm 75% giá trị sản xuất nông nghiệp. - Có cơ cấu cây trồng đa dạng, phong phú. - Đang có xu hướng chuyển dịch: tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây rau đậu và giảm tỷ trọng các loại cây lương thực, cây ăn quả, cây khác. a) Sản xuất lương thực: - Vai trò: đảm bảo lương thực, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, tạo nguồn hàng xuất khẩu, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp. - Nguồn lực: điều kiện tự nhiên, tài nguyên đất, nước, khí hậu cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp. Ngoài ra các nguồn lực kinh tế - xã hội khác như: nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm, có nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật, chính sách Nhà nước, thị trường tiêu thụ… - Khó khăn: thiên tai, sâu bệnh, thiếu vốn sản xuất, phân bón, thuốc trừ sâu… thường xuyên đe dọa đến sản xuất lương thực. - Tình hình sản xuất: + Diện tích gieo trồng lúa: tăng mạnh từ 5,6 triệu ha (1980) lên 7,5 triệu ha (2002), giảm nhẹ còn hơn 7,3 triệu ha (2005). + Năng suất lúa: tăng mạnh, từ 21 tạ/ha (1980), lên 31,8 tạ/ha (1990) và hiện nay khoảng 49 tạ/ha. + Sản lượng lúa: cũng tăng mạnh, từ 11,6 triệu tấn (1980), lên 19,2 triệu tấn (1990) và hiện nay khoảng 36 triệu tấn. + Cơ cấu mùa vụ: có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện canh tác từng địa phương và tránh thiên tai. + Bình quân lương thực có hạt trên đầu người: là trên 470 kg. + Việt Nam đã xuất khẩu: hàng năm khoảng 3 - 4 triệu tấn, đứng hàng thứ 3 của thế giới. + Cây hoa màu lương thực: đã trở thành các cây hàng hóa. - Đồng bằng sông Cửu Long: là vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước, chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng lúa cả nước và có bình quân lương thực/ người là trên 1.000 kg/năm. - Đồng bằng sông Hồng: là vùng sản xuất lương thực lớn đứng thứ hai và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước. b) Sản xuất cây thực phẩm: - Diện tích trồng rau cả nước là trên 500.000 ha, nhiều nhất là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ra rau còn trồng khắp các địa phương, tập trung nhiều quanh các thành phố lớn. - Diện tích trồng đậu là trên 200.000 ha, nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. c) Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả: * Cây công nghiệp: - Nguồn lực thuận lợi: khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiều loại đất thích hợp, rộng lớn có thể phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp, nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm, có mạng lưới cơ sở chế biến, có thị trường tiêu thụ… - Khó khăn: thị trường biến động, chất lượng sản phẩm cây công nghiệp chưa đáp ứng thị trường khó tính. - Diện tích trồng cây công nghiệp tăng mạnh với 2,5 triệu ha, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm đã lên đến 1,6 triệu ha (chiếm hơn 65%). - Caây coâng nghieäp laâu naêm: Loại cây Phân bố Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan