Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu CHUYÊN ĐỀ ESTE – CHẤT BÉO.DOC

.DOC
15
2251
96

Mô tả:

CHUYÊN ĐỀ: ESTE – CHẤT BÉO Giáo viên: Nguyễn Thị Kim Thoa Đơn vị: Trường THPT Tam Dương II. Môn: Hóa học PHẦN 1: MỞ ĐẦU I.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong các kỳ thi ĐH– CĐ của nhiều năm học gần đây, hình thức thi bộ môn Hóa học vẫn là đề thi trắc nghiệm vì vậy đòi hỏi HS cần phải giải được hệ thống bài tập với số lượng nhiều, phong phú về nội dung kiến thức và khả năng vận dụng ở tất cả các phần. Tuy nhiên, trong phạm vi SGK Hóa học 12, chương Este – Chất béo có nội dung kiến thức cũng như bài tập còn đơn giản và gọn nhẹ hơn trong nhiều bài tập về Este – Chất béo trong các đề thi ĐH – CĐ. Qua quá trình giảng dạy ôn thi ĐH – CĐ một vài năm, tôi thấy việc mở rộng kiến thức và cung cấp cho các em hệ thống các bài tập sâu rộng, phong phú về chuyên đề Este – Chất béo là rất cần thiết. Để các em có được nguồn tài liệu phù hợp cho việc tự học và có thể giải quyết tốt các bài tập liên quan trong các đề thi ĐH – CĐ tôi đã quyết định chọn đề tài “Ôn thi đại học, cao đẳng chuyên đề Este – Chất béo”. II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Đi sâu nghiên cứu về cơ sơ lý thuyết và phương pháp giải các dạng bài tập về Este – Chất béo. Giúp HS vận dụng tốt và giải nhanh nhiều bài tập trắc nghiệm liên quan trong ôn thi ĐH - CĐ. III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1. Phân loại các dạng bài tập chủ yếu. 2. Xây dựng một số bài tập tiêu biểu ở các dạng khác nhau, phân tích, đưa ra các lưu ý đối với HS (nếu có). 3. Xây dựng bài tập tự giải cho HS. 4. Áp dụng phương pháp vào thực tế giảng dạy ở trường phổ thông. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu các bài tập trong đề thi CĐ – ĐH, đề thi HSG,.... - Qua trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp và thực tế giảng dạy ở trường phổ thông. V. PHẠM VI ÁP DỤNG - Dùng cho HS lớp 12 ôn thi ĐH – CĐ. - Thời lượng: 8 tiết. 1 PHẦN 2: NỘI DUNG A. ĐỒNG PHÂN I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý 1. Các bước viết đồng phân - Bước 1: Tính độ bất bão hòa. - Bước 2: Dựa vào dữ kiện đề bài và dựa vào giá trị độ bất bão hòa ở trên => các loại nhóm chức (phân loại đồng phân). - Bước 3: Viết các đồng phân (viết tuần tự theo hướng dẫn ở chương Đại cương về hóa học hữu cơ, đặc biệt chú ý đến tính đối xứng phân tử). 2. Một số chú ý * Nếu đề bài yêu cầu viết đồng phân kèm theo các dữ kiện về tính chất hóa học cần có sự liện hệ và nắm vững kiến thức một cách tổng hợp, hệ thống (tránh bỏ sót các trường hợp). * Khi viết hay xác định số đồng phân đối với chất béo: phụ thuộc rất nhiều vào đề bài, cần đọc thật kĩ đề. II. MỘT SỐ BÀI TẬP TIÊU BIỂU VD1: Số đồng phân este của chất có công thức phân tử C3H6O là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Hướng dẫn giải: Tính độ bất bão hòa: a = 1 => este này là este no, đơn chức, mạch hở Viết các đồng phân: HCOOCH2CH3 ; CH3COOCH3. Chọn phương án A. 2. VD2: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo , có cùng CTPT C 4H8O2, tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng được với Na là: A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Hướng dẫn giải: Tính độ bất bão hòa: a = 1. Dựa vào a =1 và tác dụng được với NaOH nhưng không tác dụng được Na (loại đồng phân axit cacboxylic)=> chất này là este no, đơn chức, mạch hở Viết các đồng phân: HCOOCH2CH2CH3; HCOOCH(CH3)2; CH3COOCH2CH3; CH3CH2COOCH3 Chọn phương án D. 4. VD3: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng CTPT C 5H10O2, phản ứng được với dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là A. 4. B. 5. C. 8. D. 9. Hướng dẫn giải: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của chất, CTPT của chất => axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở hoặc este no, đơn chức, mạch hở. Dựa vào tính chất hóa học => este no, đơn chức, mạch hở (trừ các este của axit fomic) Viết đồng phân: CH3COOCH2CH2CH3; CH3COOCH(CH3)2; CH3CH2COOCH2CH3; CH3CH2CH2COOCH3; (CH3)2CHCOOCH3. Chọn phương án B. 5. III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1: Chất hữu cơ X (chứa C, H, O) có phân tử khối bằng 74 gam/mol. Số lượng các chất cấu tạo mạch hở với công thức phân tử của X phản ứng được với NaOH là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. 2 Câu 2: Este X không no, mạch hở,có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra 1 andehit và 1 muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu CTCT phù hợp với X? A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 3: Có bao nhiêu đồng phân là hợp chất thơm có CTPT C 7H6O2, vừa tác dụng với dung dịch NaOH, vừa tham gia phản ứng tráng bạc là A. 3. B. 6. C. 4. D. 8. Câu 4: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo có CTPT C4H8O2 tác dụng được với NaOH A. 7. B. 4. C. 6. D. 5. Câu 5: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 2,6875. Khi X tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X? A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 6: Cho tất cả các đồng phân cấu tạo mạch hở có CTPT C 2H4O2 tác dụng với: NaOH, Na, AgNO3/NH3 thì số phương trinhg hóa học xảy ra là A. 2. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 7: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C 2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 8: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo este mạch hở có công thức phân tử C 5H8O2 khi thủy phân tạo ra một axit và một anđehit? A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 9: X là một este không no (chứa 1 liên kết đôi C=C) đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 4,3 gam X cần vừa đủ 7,2 gam O2. X có tối đa bao nhiêu công thức cấu tạo? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 10: Thủy phân hoàn toàn một triglixerit (X), thu được glixerol và hỗn hợp ba axit béo: axit panmitic, axit stearic và axit oleic. Số lượng đồng phân của X là A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 11: Từ glixerol và hỗn hợp hai axit béo: axit panmitic, axit stearic có thể điều chế được bao nhiêu chất béo khác nhau? A. 2. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 12: Thủy phân hoàn toàn một triglixerit (X), thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo: axit panmitic, axit stearic. Số lượng đồng phân của X là A. 2. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 13: Tổng số chất hữu cơ mạch hở, có cùng CTPT C2H4O2 là: A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 14: Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C 4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng bạc. Số este X thỏa mãn tính chất trên là A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 15: Este X không no, mạch hở,có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hóa tạo ra 1 andehit và 1 muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu CTCT phù hợp với X? A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 16:Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hcơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn tính chất trên là A. 5. B. 2. C. 6. D. 4. Câu 17Khi xà phòng hóa triglixerit X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glixerol, natri oleat, natri stearat và natri panmitat. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là 3 A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 18Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit cacboxylic. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. B. DANH PHÁP I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý * Quy tắc gọi tên - Este: tên gốc hiđrocacbon + tên gốc axit + Một số gốc hiđrocacbon thường gặp Công thức gốc hiđrocacbon Tên hiđrocacbon CH3Metyl CT 3axit Tên axitEtyl CH CH2HCOOH Axit fomic CH3CH2CH2Propyl CH COOH Axit axetic (CH3 3)2CHisopropyl CH2COOH Axit propionic CH32=CHvinyl =CH-COOH Axit acrylic CH23CH butyl 2CH2CH2CH Axit butiric C phenyl 3CH 6H 5- 2CH2COOH CH3CHbenzyl 2CH2COOC6H5CH2CH2=C(CH3)COOH Axit metacrylic C6H5COOH Axit benzoic HOCO-COOH Axit oxalic HOCO[CH2]4COOH Axit ađipic - Chất béo: gốc + Một số axit và gốc axit cacboxylic Gốc axit Tên gốc axit HCOOfomat CH3COOaxetat CH3CH2COOpropionat CH2=CH-COOacrylat butirat CH2=C(CH3)COOC6H5COO-OCO-COO-OCO[CH2]4COO- metacrylat benzoat oxalat ađipat Tên thường của một số axit béo và chất béo CT axit béo Tên axit béo CT chất béo Tên chất béo C15H31COOH Axit pamitic (C15H31COO)3C3H5 Tripanmitin C17H35COOH Axit stearic (C17H35COO)3C3H5 Tristearin C17H33COOH (dạng Axit oleic (C17H33COO)3C3H5 Triolein cis-) C17H31COOH Axit linoleic Trilinolein (C17H31COO)3C 3 H5 C17H29COOH Axit linolenic (C17H29COO)3C3H5 Trilinolenin * Có thể gọi theo nhiều tên (thay thế, tên thường…) II. MỘT SỐ VÍ DỤ TIÊU BIỂU HCOOCH3: metyl fomat. CH3COOC2H5: etyl axetat. III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1: Chất không phải axit béo là: A. axit axetic. B. axit panmitic. C. axit stearic. D. axit oleic. Câu 2: Vinyl axetat có công thức là: A. C2H5COOCH3. B. HCOOC2H5. C. CH3COOCH=CH2. D. CH3COOCH3. Câu 3: Este etyl fomiat (etyl fomat) có công thức là: A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. HCOOCH=CH2.D. HCOOCH3. Câu 4: Triolein có công thức là 4 A. (C17H33COO)3C3H5. B. (C15H31COO)3C3H5. C. (C17H35COO)3C3H5. D. (CH3COO)3C3H5. Câu 5: Metyl acrylat có công thức là A. CH3COOCH=CH2. B. CH2=CHCOOCH3. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3. C. PHẢN ỨNG THỦY PHÂN I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý 1. Công thức của một số este và chất béo thường gặp - CTTQ của este no, đơn chức, mạch hở: CnH2nO2 (n≥2) hay CmH2m+1COOCnH2n+1 (m≥0; n≥1) - CTTQ của este no, 2 chức, mạch hở: CnH2n-2O4 (n≥2) - CTTQ của este được tạo bởi từ axit đơn chức và ancol đơn chức: RCOOR’ - CTTQ của este được tạo bởi từ axit đơn chức và ancol 2 chức: (RCOO) 2R’ - CTTQ của este được tạo bởi từ axit 2 chức và ancol đơn chức: R(COOR ’)2 - CTTQ của este được tạo bởi từ axit 2 chức và ancol 2 chức: R(COO)2R’ - CTTQ của este được tạo bởi từ axit đơn chức và ancol đa chức: (RCOO) nR’ - CTTQ của este được tạo bởi từ axit đa chức và ancol đơn chức: R(COOR ’)n - CTTQ của este được tạo bởi từ axit n chức và ancol n chức: R(COO)nR’ - CTTQ của chất béo của các axit béo no: CnH2n – 4O6 - CTTQ của chất béo của axit không no (chứa 1 liên kết C=C ): CnH2n – 6O6 - CTTQ của chất béo: RCOOCH2-CH(OCOR’)-CH2OCOR” 2. Phản ứng thủy phân * Phản ứng thủy phân trong môi trường axit : * Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm: => Một số chú ý: - Đặc điểm phản ứng: + Trong môi trường axit: phản ứng thuận nghịch. + Trong môi trường kiềm: phản ứng 1 chiều. - Sản phẩm của phản ứng: * Trong môi trường axit: axit và + ancol: este có –COO- liên kết với nguyên tử C no. CH3COOC2H5 + H2O ↔ CH3COOH + C2H5OH CH3COOCH2CH=CH2 + H2O ↔ CH3COOH + CH2=CH-CH2OH CH2=CHCOOCH3 + H2O ↔ CH2=CHCOOH + CH3OH + anđehit: este có –COO- liên kết với CH=C… HCOOCH=CH2 + H2O ↔ HCOOH + CH3CH=O CH3COOCH=CH(CH3) + H2O ↔ CH3COOH + CH3CH2CH=O CH2=CHCOOCH=CH2 + H2O ↔ CH2=CHCOOH + CH3CH=O + xeton: este có -COO- liên kết với C(R)=C… CH3COOC(CH3)=CH2 + H2O ↔ CH3COOH + CH3COCH3 HCOOC(CH3)=CHCH3 + H2O ↔ HCOOH + CH3COCH2CH3 * Trong môi trường kiềm - Khi este của phenol và dãy đồng đẳng của phenol thủy phân trong môi trường kiềm tạo hai muối và nước (lưu ý đến tỉ lệ số mol các chất) CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O HCOOC6H4(OH) + 3NaOH → HCOONa + C6H4(ONa)2 + 2H2O CH3COOC6H4CH3 + 2NaOH → CH3COONa + CH3C6H4ONa + H2O - Khi trong este có nhóm thế là halogen ClCH2CH2COOCH3 + 2NaOHdư → HOCH2CH2COONa + NaCl + H2O 5 HCOOCH(Cl)CH3 + 2NaOH dư → HCOONa + CH3CH=O + NaCl + H2O CH3COOCH2CH2Cl + 2NaOH dư → CH3COONa + HOCH2CH2OH + NaCl - Tỉ lệ các chất trong phản ứng thủy phân RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH (RCOO)2R’ + 2NaOH → 2RCOONa + R’(OH)2 R(COOR’)2 + 2NaOH → R(COONa)2 + 2R’OH R(COO)2R’ + 2NaOH → R(COONa)2 + R’(OH)2 (RCOO)nR’ + nNaOH → nRCOONa + R’(OH)n R(COOR’)n + nNaOH → R(COONa)n + nR’OH R(COO)nR’ + nNaOH → R(COONa)n + R’(OH)n (COOC2H5)2 + 2NaOH → (COONa)2 + 2C2H5OH (CH3COO)2C2H4 + 2NaOH → 2CH3COONa + HOCH2CH2OH (COO)2C2H4 + 2NaOH → (COONa)2 + C2H4(OH)2 (RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)2 RCOOCH2-CH(OCOR)-CH2OCOR’ + 3NaOH → 2RCOONa + R’COONa + C3H5(OH)3 Lưu ý: Số chức este = Số mol NaOH : Số mol este; đồng thời dựa vào dữ kiện đề bài => este đó thuộc loại nào. 3.Các chỉ số axit, chỉ số xà phòng hóa, chỉ số este hóa, chỉ số iot - Chỉ số axit: Là số miligam KOH cần dùng để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo. - Chỉ số xà phòng hóa: Là số miligam KOH cần dùng để xà phòng hóa (bao gồm cả phản ứng trung hòa và phản ứng xà phòng hóa) 1 gam chất béo. - Chỉ số este hóa = chỉ số xà phòng hóa – chỉ số axit hóa. - Chỉ số iot: Là số gam iot có thể kết hợp với 100 gam chất béo. mchất béo + mMOH = mxà phòng + mglixerol + mnước II. MỘT SỐ VÍ DỤ TIÊU BIỂU VÍ DỤ 1: Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol 1 este E cần dùng vừa đủ 100 gam dung dịch NaOH 24% thu được 1 ancol và 43,6 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Hai axit đó là: A. HCOOH và C2H5COOH. B. HCOOH và CH3COOH. C. CH3COOH và C2H5COOH. D.C2H5COOH và C3H7COOH. Hướng dẫn giải: *Ta có: nNaOH= (100.24)/(100.40) = 0,6 mol nNaOH : nE = 0,6 : 0,2 = 3 => E là este 3 chức. nhỗn hợp muối = nNaOH = 0,6 mol => Mhỗn hợp muối = 43,6/0,6 = 72,67 gam/mol => một axit là HCOOH * TH1: Trong E có 2 gốc của axit HCOOH và 1 gốc của axit RCOOH => nHCOONa = 0,2.2 = 0,4 mol; nRCOONa = 0,2 mol => mRCOONa = 43,6 – 0,4.68 = 16,4 gam => MRCOONa = 16,4/0,2 = 82 => R = 15 => R là gốc CH3Vậy công thức của 2 axit là : HCOOC và CH3COOH * TH2: Trong E có 1 gốc của axit HCOOH và 2 gốc của axit RCOOH => nHCOONa = 0,2 mol; nRCOONa = 0,2.2 = 0,4 mol => mRCOONa = 43,6 – 0,2.68 = 30 gam => MRCOONa = 30/0,4 = 75 gam/mol => R = 8 (vô lí) => TH này không thỏa mãn. Vậy chọn phương án B. HCOOH và CH3COOH. VÍ DỤ 2: 6 Cho 0,1 mol tristearin ((C 17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là A. 14,4. B. 9,2. C. 27,6. D. 4,6. Hướng dẫn giải: * PTHH (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3 0,1 0,1 (mol) => m = 0,1.92 = 9,2 gam => chọn phương án B. 9,2. VÍ DỤ 3: Để trung hòa 15 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7, cần dùng dung dịch chứa a gam NaOH. Giá trị của a là: A. 0,200. B. 0,280. C. 0,075. D. 0,150. Hướng dẫn giải: nKOH cần dùng = (15.7)/(1000.56) = 1,875.10-3 mol => nNaOH = 1,875.10-3 mol => mNaOH = 1,875.10-3.40 = 0,075 gam => Chọn phương án C. 0,075. VÍ DỤ 4: Cho 2,67 gam chất hữu cơ X gồm C, H, O tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ sau đó chưng khô thì phần bay hơi chỉ có nước và còn lại 2 muối của Na có khối lượng 4,44 gam. Nung nóng 2 muối này trong oxi dư, phản ứng hoàn toàn thu được 2,464 lít CO 2 (đktc), 3,18 gam Na2CO3 và 0,9 gam H2O. Biết công thức phân tử của X trùng với công thức đơn giản nhất. X là A. HO-C6H4-COOH. B. HCOO-C6H4-OH. C. HO-C6H4-COOCH3. D. CH3COO-C6H4-OH. Hướng dẫn giải: X + NaOH → 2 muối + nước => Loại phương án A và C. Hai este còn lại đều có dạng: RCOO-C6H4-OH. RCOO-C6H4-OH + 3NaOH → RCOONa + C6H4(ONa)2 + 2H2O a ← 3a → 2a (mol) Khối lượng muối tăng: 3a.40 – 2a.18 = 84a = 4,44 – 2,76 => a = 0,02 (mol) MX = 2,76/0,03 = 138 => chọn phương án B. HCOO-C6H4-OH. III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1: Chất không phải axit béo là: A. axit axetic. B. axit panmitic. C. axit stearic.D. axit oleic. Câu 2: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam CH 3COOC2H5 trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: A. 19,2. B. 9,6. C. 8,2. D. 16,4. Câu 3:Cho CH3COOCH3 vào dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra các sản phẩm là: A. CH3OH và CH3COOH. B. CH3COONa và CH3COOH. C. CH3COOH và CH3ONa. D. CH3COONa và CH3OH. Câu 4:Chất béo là trieste của axit béo với: A. etylen glycol. B. glixerol. C. etanol. D. phenol. Câu 5:Cho 8,8 gam CH3COOC2H5 phản ứng hết với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Khối lượng muối CH3COONa thu được là: A. 12,3 gam. B. 16,4 gam. C. 4,1 gam. D. 8,2 gam. Câu 6:Este HCOOCH3 phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng sinh ra các sản phẩm hữu cơ là: A. HCOOH và CH3ONa. B. HCOONa và CH3OH. C. CH3COONa và CH3OH. D. CH3ONa và HCOONa. 7 Câu 7:Trong các chất: phenol, etylaxetat, ancol etylic, axit axetic; số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là: A.3. B.1. C.2. D. 4. Câu 8:Khi thủy phân lipit trong môi trường kiềm thì thu được muối axit béo và : A. phenol. B. glixerol. C. ancol đơn chức. D. este đơn chức. Câu 9:Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là: A. C17H35COONa và glixerol. B. C15H31COONa và glixerol. C. C17H33COOH và glixerol. D. C15H31COONa và etanol. Câu 10:Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và rượu etylic. Công thức của X là: A. C2H3COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3. Câu 11:Thủy phân chất hữu cơ X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm 2 muối và ancol etylic. X là: A. CH3COOCH2CH3. B. CH3COOCH2CH2Cl. C. CH3COOCH(Cl)CH3. D. ClCH2COOC2H5. Câu 12:Phát biểu nào sau đây sai? A. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng chất béo rắn. B. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng PTK. C. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol. D. Số nguyên tử H trong phân tử este đơn và đa chức luôn là số chẵn. Câu 13Cho 20 gam một este X (có PTK là 100 đvc) tác dụng với 300ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 23,2 gam chất rắn khan. CTCT của X là: A. CH3COOCH=CHCH3. B. C2H5COOCH=CH2. C. CH2=CHCH2COOCH3. D. CH2=CHCOOC2H5. Câu 14Cho m gam hỗn hợp gồm 2 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 11,2 gam KOH, thu được muối của 1 axit cacboxylic và 1 ancol X. Cho toàn bộ X tác dụng với Na thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Hai chất hữu cơ đó là: A. 1 este và 1 axit. B. 1 este và 1 ancol. C. 2 este. D. 2 axit. Câu 15:Chất hữu cơ X có CTPT C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH(đun nóng) thep PTPƯ: C4H6O4 + 2 NaOH 2Z + Y. Để oxi hóa hết a mol Y thì cần vừa đủ 2a mol CuO(đun nóng). Sau phản ứng tạo thành a mol chất T ( biết Y,Z,T là các hợp chất hữu cơ). Khối lượng phân tử của T là: A. 82 đvc. B. 118 đvc. C. 44 đvc. D. 58 đvc. Câu 16Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có KLPT bằng 60 đvc. X 1 có khả năng phản ứng với : Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng với Na. CTCT của X1,X2 lần lượt là: A. CH3COOH, HCOOCH3. B. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3. C. H-COO-CH3, CH3COOH. D. CH3COOH, CH3COOCH3. Câu 17:Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH 4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. CTCT của X là: A. CH2=CH-CH2COO-CH3. B. CH3-COO-CH=CH-CH3. C. CH3-CH2-COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH2-CH3. Câu 18:Một hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức. Cho X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit 8 cacboxylic và 1 rượu (ancol). Cho toàn bộ lượng rượu thu được ở trên tác dụng với Na dư sinh ra 3,36 lít H2 (đktc). Hỗn hợp X gồm: A. 1 este và 1 rượu. B. 1 axit và 1 este. C. 1 axit và 1 rượu. D. hai este. Câu 19:Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm 2 este HCOOC 2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M đun nóng. Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là: A. 300 ml. B. 200 ml. C. 400 ml. D. 150 ml. Câu 20:Cho sơ đồ chuyển hóa sau( mỗi mũi tên là 1 PTPƯ ): Tinh bột XYZ metyl axetat. Các chất Y,Z trong sơ đồ trên lần lượt là: A. C2H4, CH3COOH. B. CH3COOH, CH3OH. C. CH3COOH, C2H5OH. D. C2H5OH, CH3COOH. Câu 21Poli (vinylaxetat) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp: A. C2H5COO-CH=CH2. B. CH2=CH-COO-C2H5. C. CH3COO-CH=CH2. D. CH2=CH-COO-CH3. Câu 22Cho chất X tác dụng với 1 lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. cho Z tác dụng với AgNO 3(hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là: A. HCOOCH=CH2. B. CH3COOCH=CH2. C. HCOOCH3. D. CH3COOCH=CH-CH3. Câu 23Để trung hòa lượng axit tự do có trong 14 gam một mẫu chất béo cần 15 ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là: A. 4,8. B. 7,2. C. 6,0. D. 5,5. Câu 24:Thủy phân este Z trong môi trường axit thu được hai chất hữu cơ X và Y (Mx 1 + neste = nCO2 – nH2O + 1,5nCO2 – 2,5neste = nO2 - CTTQ của chất béo của các axit béo no: CnH2n – 4O6 CnH2n – 4O6 + (1,5n – 4)O2 → nCO2 + (n – 2)H2O + nCO2 > nH2O + nCO2 – nH2O = 2neste + 1,5nCO2 – 4neste = nO2 - CTTQ của chất béo của axit không no (chứa 1 liên kết C=C ): CnH2n – 6O6 CnH2n – 6O6 + (1,5n – 4,5)O2 → nCO2 + (n – 3)H2O + nCO2 > nH2O + nCO2 – nH2O = 3neste + 1,5nCO2 – 4,5neste = nO2 … II. MỘT SỐ VÍ DỤ TIÊU BIỂU VÍ DỤ 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch nước vôi trong thấy khối lượng bình tăng 6,2 gam. Số mol CO2 và H2O sinh ra lần lượt là A. 0,1 và 0,1. B. 0,01 và 0,1. C. 0,1 và 0,01. D. 0,01 và 0,01. Hướng dẫn giải: Khối lượng bình đựng dung dịch nước vôi trong tăng = mH2O + mCO2 Mặt khác X là hỗn hợp este no, đơn chức, mạch hở => nH2O = nCO2 = x mol => x(44 + 18) = 6,2 => x = 0,1 => Chon phương án A. 0,1 và 0,1. VÍ DỤ 2: X là este tạo bởi axit không no (chứa một liên kết đôi), đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn a mol X thu được 22,4 lít CO2 (đktc)và 13,5 gam H2O. Trị số của a và công thức phân tử của X lần lượt là A. 0,75 và C4H6O2. B. 0,25 và C4H6O2. C. 0,25 và C5H8O2. D. 0,5 và C4H6O2. Hướng dẫn giải: Công thức tổng quát của este có dạng CnH2n – 2O2 CnH2n – 2O2 + (1,5n – 1,5)O2 → nCO2 + (n – 1)H2O => nX = a = nCO2 – nH2O = 1,0 – 0,75 = 0,25 mol n = nCO2 /nX = 1,0/0,25 = 4 => CTPT X: C4H6O2 => chọn phương án B. 0,25 và C4H6O2. VÍ DỤ 3: Đốt a mol X là trieste của glixerol và các axit đơn chức. mạch hở thu được b mol CO 2 và c mol H2O, biết b – c = 4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H 2 (đktc) thu được 39 gam X’. Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH đến phản ứng hoàn toàn sau đó cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 61,48 gam. B. 52,6 gam. C. 57,2 gam. D. 53,2 gam. Hướng dẫn giải: Theo bài: b – c = 4a => CTPT este là CnH2n – 8O6 CTTQ của este được tạo bởi glixerol và các axit no, đơn chức, mạch hở là 12 CnH2n – 4O6 => nX = nH2/2 = 0,3/2 = 0,15 mol => nNaOH đã phản ứng = 0,15.3 = 0,45 mol => nNaOH dư = 0,7 – 0,45 = 0,25 mol Gọi CT X dạng (RCOO)3C3H5 MX = 39 – 0,3.2 = 38,4 gam => MX = 38,4/0,15 = 256 => R = 83/3 mchất rắn = mRCOONa + mNaOH dư = 0,45.(83/3 + 44 +23) + 0,25.40 = 52,6 gam Vậy chọn phương án B. 52,6 gam III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 2,76 gam hỗn hợp X gồm C xHyCOOH, CxHyCOOCH3, CH3OH thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam nước.Mặt khác cho 2,76 gam X phản ứng vừa đủ với 30 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,96 gam CH 3OH. Công thức của CxHyCOOH là: A. C3H5COOH. B. C2H5COOH. C. C2H3COOH. D. CH3COOH. Câu 2.Hỗn hợp Z gồm 2 este X và Y tạo bởi cùng một ancol và 2 axit cacboxylic kế tiếp nhâu trong dãy đồng đẳng (MX Hphản ứng tính theo axit. => Hpư = (0,46875.100%)/0,75 = 62,5% Vậy chọn phương án A. 62,50%. VÍ DỤ 2: Cho 2 mol CH3COOH phản ứng với 3 mol C 2H5OH trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng este hóa đạt 66,67%. Hằng số cân bằng KC của phản ứng có giá trị là A. 4. B. 2. C. 1,6. D. 3,2. III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 1: Phản ứng giữa C2H5OH và CH3COOH (xt: H2SO4, đun nóng) là phản ứng: A. xà phòng hóa. B. este hóa. C. trùng hợp. D. trùng ngưng. Câu 2: Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6 gam C2H5OH ( có H2SO4 làm xúc tác, hiệu suất phản ứng bằng 50%). Khối lượng este tạo thành là: A. 8,8 gam. B. 5,2 gam. C. 6,0 gam. D. 4,4 gam. Câu 3: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol( có xúc tác là H 2SO4 đặc) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là: A. 55%. B. 50%. C. 62,5%. D. 75%. 14 Câu 4: Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và 2 axit cacboxylic (no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng ra 6,72 lít khí H 2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H 2SO4 đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este ( giả thiết phản ứng este hóa đạt H=100%). Hai axit trong hỗn hợp là: A. CH3COOH và C2H5COOH. B. HCOOH và CH3COOH. C. C3H7COOH và C4H9COOH. D. C2H5COOH và C3H7COOH. Câu 5: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH 3COOH (tỉ lệ mol 1 : 1). Hỗn hợp Y gồm ancol CH3OH và C2H5OH (tỉ lệ mol 3 : 2). Lấy 11,13 gam hỗn hợp X tác dụng với 7,52 gam hỗn hợp Y (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất các phản ứng este hóa đều bằng 80%). Giá trị của m là A. 11,616. B. 12,197. C. 14,52. D. 15,246. Câu 6: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH 3COOH (tỉ lệ mol 1 : 1). Lấy 5,3 gam hỗn hợp X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam este (hiệu suất của các phản ứng este hóa đều bằng 80%). Giá trị của m là A. 10,12. B. 6,48. C. 8,10. D. 16,20. Câu 7: Cho cân bằng hóa học sau: CH3COOH + C2H5OH ↔ CH3COOC2H5 + H2O ; KC = 4 Nồng độ đầu của C2H5OH và CH3COOH lần lượt là 1M và 2M. Khi đạt đến trạng thái cân bằng thì thành phần % ancol bị este hóa là A. 80%. B. 68%. C. 75%. D. 82,5%. PHẦN 3: KẾT LUẬN Trong quá trình giảng dạy chuyên đề Este – Chất béo ở trường THPT Tam Dương II, qua một vài năm áp dụng và bổ sung, tôi nhận thấy một số kết quả đạt được: - HS hiểu rõ bản chất hơn về este, chất béo và liên hệ được sự liên quan với các chất khác. - Khắc phục được các sai lầm thường gặp trong một số bài toán về este, chất béo. - HS phản ứng nhanh nhạy và giải quyết được dễ dàng hơn các bài tập về este và chất béo vì vậy tăng hứng thú học tập. Do thời gian có hạn và trong quá trình viết có thể còn sai sót hay chưa được hoàn thiện, kính mong các thầy cô góp ý thêm để chuyên đề của tôi có thể hoàn thiện và áp dụng đạt hiệu quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn! 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan