Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả...

Tài liệu Chuyên đề công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại công ty cổ phần bảo hiểm petrolimex giai đoạn 2003 2007

.DOC
88
571
114

Mô tả:

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TỔN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN........................................................3 1. Khái quát chung về bảo hiểm hoả hoạn.............................................3 1.1. Sự cần thiết khách quan và lịch sử phát triển của bảo hiểm hoả hoạn.........................................................................................................3 1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm hoả hoạn.......................3 1.1.2. Lịch sử phát triển của bảo hiểm hoả hoạn.................................5 1.2. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn........12 2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn........................14 2.1. Các khái niệm liên quan................................................................14 2.2. Đối tượng bảo hiểm.......................................................................15 2.3. Phạm vi bảo hiểm..........................................................................16 2.4. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm............................................20 2.4.1. Giá trị bảo hiểm.......................................................................20 2.4.2. Số tiền bảo hiểm......................................................................20 2.5. Phương pháp xác định phí bảo hiểm hoả hoạn.............................22 2. 5.1. Phí bảo hiểm hoả hoạn............................................................22 2. 5.2. Các yếu tố làm tăng giảm phí................................................23 2.5.2.1. Các yếu tố làm tăng phí.....................................................23 2.5.2.2. Các yếu tố làm giảm phí:..................................................24 2.5.3. Phương pháp tính phí bảo hiểm:..............................................27 2.6. Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn.......................................................27 2.6.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn.................................27 2.6.2. Nội dung hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn:..................................27 SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh 3. Công tác giám định và bồi thường tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn..................................................................................................28 3.1. Vai trò của công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn...............................................................28 3.2. Quy trình giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn.......................................................................................29 3.3. Hiệu quả của công tác giám định và bồi thường tổn thất.............35 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỒN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI PJICO GIAI ĐOẠN 2003-2007....................................................................38 1. Giới thiệu về PJICO...........................................................................38 1.1. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của PJICO...38 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty:...............................................42 1.3. Các nghiệp vụ chủ yếu:.................................................................44 1.4. Tình hình kinh doanh của công ty.................................................45 2. Thực trạng công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO giai đoạn 2003-2007.............................................46 2.1. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO.....46 2.1.1. Thuận lợi..................................................................................46 2.1.2. Khó khăn..................................................................................48 2.1.3. Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO giai đoạn 2003-2007..........................................................................50 2.2. Công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO...............................................................................53 2.2.1. Nguyên tắc chung....................................................................53 2.2.2. Quy trình giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO............................................................................55 2.2.2.1. Quy trình giám định..........................................................55 2.2.2.2. Quy trình bồi thường.........................................................59 SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh 2.2.3. Thực trạng công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO giai đoạn 2003-2007.....................65 2.2.4. Đánh giá hiệu quả công tác giám định và bồi thường tổn thất bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO............................................................71 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TRONG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI PJICO.................73 1. Phương hướng và nhiệm vụ của PJICO trong năm 2008...............73 1.1. Đánh giá tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008......73 1.1.1. Những yếu tố thuận lợi:...........................................................73 1.1.2. Những khó khăn và thách thức:...............................................73 1.2. Mục tiêu và phương hướng năm 2008..........................................74 1.2.1. Những định hướng chung và các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản năm 2008:..........................................................................................74 1.2.2. Những định hướng cụ thể:.......................................................74 1.2.3. Một số mục tiêu cho công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn............................................................76 2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thường tổn thất bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO......77 2.1. Một số kiến nghị............................................................................77 2.1.1. Đối với Nhà nước....................................................................77 2.1.2. Đối với PJICO.........................................................................79 2.2. Một số giải pháp............................................................................80 2.2.1. Đối với nguồn nhân lực...........................................................80 2.2.2. Về mặt trang thiết bị................................................................82 2.2.3. Về mặt thông tin......................................................................82 KẾT LUẬN....................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................84 SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tỷ lệ giảm phí theo hệ thống phát hiện báo cháy 24 Bảng 2: Tỷ lệ giảm phí bảo hiểm cháy theo mức miễn thường 26 tại PJICO Bảng 3: Kết quả kinh doanh của toàn công ty năm 2007 Bảng 4: Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại 45 51 PJICO giai đoạn 2003-2007 Bảng 5: Tình hình thực hiện công tác giám định nghiệp vụ bảo 65 hiểm hoả hoạn của PJICO giai đoạn 2003-2007 Bảng 6: Tình hình thực hiện công tác bồi thường nghiệp vụ bảo 68 hiểm hoả hoạn của PJICO giai đoạn 2003-2007 Bảng 7: Hiệu quả công tác giám định và bồi thường tổn thất 71 nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO giai đoạn 2003-2007 SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đi lên từ đống tro tàn của chế độ phong kiến và ách thống trị của thực dân, đế quốc. Tuy nhiên với việc mở cửa nền kinh tế chúng ta đã thực hiện được công cuộc cải cách nền kinh tế, xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh, các ngành sản xuất ngày càng được mở rộng, khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ cũng góp phần rất lớn vào sự phát triển. Nhưng thực tế không phải bao giờ chúng ta cũng có được thuận lợi, trái lại cùng với sự phát triển của xã hội, kinh tế cũng tạo ra nhiều vật liệu và hàng hoá hơn. Do đó công tác phòng chống hoả hoạn cũng gặp nhiều khó khăn hơn, và khi mà hoả hoạn xảy ra thì cũng rất khó khăn để dập tắt ngọn lửa và khi đó không thể tránh khỏi tổn thất. Con người từ xưa đến nay đã tìm nhiều biện pháp nhằm khắc phục những thiệt hại do hoả hoạn gây ra như: lập đội cứu hoả, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy…..Tuy vậy thì tham gia bảo hiểm là hình thức hữư hiệu nhất khi hoả hoạn xảy ra Ở nước ta, bảo hiểm hoả hoạn là nghiệp vụ khá mới mẻ được triển khai vào cuối năm 1989 nhưng cũng đã sớm chứng tỏ được tầm quan trọng, khi mà nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Các doanh nghiệp phải tự hoạch toán, tự đầu tư nguồn vốn, và nguy cơ hoả hoạn cao, nhiều doanh nghiệp đã mua bảo hiểm để đảm bảo cho công việc sản xuất kinh doanh bền vững Qua thời gian thực tập ở văn phòng khu vực I của công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX (PJICO) được sự chỉ bảo tận tình của các anh chị trong phòng, em đã chọn đề tài: “Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX giai đoạn 2003-2007”. SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh Đề tài được viết với mục đích tìm hiểu công tác giám định và bồi thường, phân tích những kết quả đạt được cũng như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. Với mục tiêu trên ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung được trình bày như sau: Chương 1: Lý luận chung về nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và công tác giám dịnh bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn Chương 2: Thực trạng công tác giám định và bồi thường tổn thất tại PJICO giai đoạn 2003-2007 Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thường trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO. Đề tài của em được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc sĩ Bùi Quỳnh Anh, cùng với các anh chị cán bộ tại văn phòng bảo hiểm khu vực I số 1 Khâm Thiên. Bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em mong được sự góp ý phê bình của cô giáo và các anh chị để em hoàn thành tốt thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2008 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Thành SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TỔN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN 1. Khái quát chung về bảo hiểm hoả hoạn. 1.1. Sự cần thiết khách quan và lịch sử phát triển của bảo hiểm hoả hoạn 1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm hoả hoạn Hiện nay có rất nhiều khái niệm về cháy, theo luật phòng cháy chữa cháy thì cháy là trường hợp xảy ra cháy không thể kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng đến môi trường. Trước đây con người thường trú trọng tìm tòi phát triển nâng cao các máy móc thiết bị để tăng năng suất, giảm chi phí… mà quên mất các biện pháp an toàn, bảo đảm cho hoạt động sản xuất. Việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống ngày càng nhiều, do đó các chất dễ cháy nổ ngày càng nhiều, đa dạng, phong phú. Thêm vào đó sự hiểu biết về cháy của người dân còn nhiều hạn chế, làm cho các vụ cháy ngày một gia tăng. Theo thống kê hàng năm trên thế giới có khoảng 5 triệu vụ cháy lớn nhỏ, gây thiệt hại khoảng 6000 tỷ đô la. Các vụ cháy không chỉ diễn ra ở các nước chậm phát triển mà còn diễn ra ở cả các nước có trình độ phát triển cao như: Anh, Pháp, Mỹ…những nước mà công nghệ kỹ thuật đã vượt lên rất nhiều về mức độ hiện đại và an toàn thì cháy vẫn xảy ra, và ngày một nghiêm trọng. Hoả hoạn là một rủi ro mang tính thảm hoạ, sức tàn phá cao và để lại hậu quả rất nặng nề. Ngày 02/09/1966 là ngày bắt đầu vụ cháy ở Luân Đôn, nó kếo dài đến ngày 09/09/1966 đã thiêu huỷ gần hết thành phố (13200 ngôi SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh nhà bị cháy). Ở Mỹ mỗi năm có khoảng 2,4 triệu vụ cháy, thiệt hại về người khoảng 300000 người, về tài sản khoảng 1,8 tỷ USD. Ở Việt Nam, các vụ cháy xảy ra nhiều, gây thiệt hại lớn. Trong vòng 30 năm (4/10/19614/10/1991) xảy ra 566036 vụ cháy làm chết 2574 người, bị thương 4479 người, thiệt hại khoảng 948 tỷ đồng. Con số thống kê năm 2000 cũng đưa ra một số vụ nghiêm trọng như:Các vụ cháy ở công ty may Hải Sơn thiệt hại 7,5 tỷ, Muraya Việt Nam thiệt hại 6,25 tỷ… Có thể thấy rằng các vụ cháy có thể xảy ra ở bất kì đâu, bất kì lúc nào và tuỳ vào mỗi loại tài sản mà gây ra những thiệt hại khác nhau. Người ta thường kiểm soát rủi ro bằng các biện pháp sau: + Tránh né rủi ro + Ngăn ngừa tổn thất + Giảm thiểu rủi ro Qua thực tế cho thấy các biện pháp trên rất có hiệu quả trong việc kiểm soát và giảm thiểu rủi ro. Tuy vậy khi rủi ro xảy ra thì không ai lường trước được hậu quả. Vì vậy để trợ cấp cho các tổn thất và để khôi phục lại một phần tài sản sau khi cháy người ta dùng biện pháp tài trợ cho rủi ro hoặc bảo hiểm. Bảo hiểm là một phần quan trọng trong chương trình quản trị rủi ro của một tổ chức cũng như một cá thể. Bảo hiểm là một hình thức chuyển giao rủi ro trong đó người bảo hiểm chấp nhận gánh vác phần tổn thất tài chính khi rủi ro xảy ra. Cũng có thể hiểu bảo hiểm như một hợp đồng kinh tế giữa hai bên: người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Theo hợp đồng này người bảo hiểm đồng ý bù đắp những tổn thất khi có rủi ro xảy ra trong giới hạn bảo hiểm, ngược lại người được bảo hiểm phải đóng góp một khoản lệ phí nhất định cho người bảo hiểm. Thông qua bảo hiểm các tổ chức, cá nhân có thể an tâm tập trung vào sản xuất kinh doanh vì một phần rủi ro của mình đã được chuyển giao cho các nhà bảo hiểm. Như vậy có thể đảm bảo cho việc tăng cường SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh nguồn vốn đầu tư, cũng như doanh thu trong hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt khi tham gia bảo hiểm hoả hoạn và gián đoạn kinh donh sau cháy, nếu xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm, chủ doanh nghiệp sẽ được bồi thường về những thiệt hại cơ bản như nhà xưởng, nhà kho, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, những thiệt hại do ngừng trệ hoạt động. Do đó nhờ có bảo hiểm mà khả năng tài chính của người tham gia bảo hiểm sẽ không bị ảnh hưởng, tâm lý sẽ ổn định nên sẽ tích cực tham gia vào sản xuất kinh doanh hơn. Bên cạnh việc đem lại lợi ích cho người tham gia bảo hiểm, bảo hiểm hoả hoạn còn đóng góp vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Bởi vì thông qua việc giúp các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp an toàn, đề phòng và hạn chế tổn thất, tạo điều kiện cho việc sử dụng nguồn vốn mở rộng hơn sản xuất kinh doanh. Mặt khác, một phần nguồn vốn thu được sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước để sử dụng vào các mục đích phúc lợi xã hội. Tóm lại, sự ra đời của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hoả hoạn nói riêng là rất cần thiết. Khi mà sự phát triển của thế giới ngày càng cao thì sự ra đời của bảo hiểm cũng như bảo hiểm hoả hoạn là một tất yếu khách quan. 1.1.2. Lịch sử phát triển của bảo hiểm hoả hoạn Hậu quả sau mỗi vụ cháy để lại những thiệt hại không nhỏ cả về mặt con người cũng như tài sản. Từ xa xưa con người đã luôn tìm mọi cách để đề phòng hoả hoạn và khắc phục những hậu quả nặng nề mà hoả hoạn gây ra. Tuy nhiên trong thời kì đó vẫn chưa có phương pháp phòng cháy chữa cháy hữu hiệu. Theo thời gian các vụ cháy ngày càng lớn hơn cả về quy mô và mức độ. SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh - Trên thế giới, theo số liệu thống kê, hàng năm trên thế giới có khoảng 5 vụ cháy lớn, nhỏ gây thiệt hại hàng trăm tỷ đôla. Các vụ cháy không chỉ xảy ra ở những nước lớn có nền kinh tế chậm phát triển mà còn xảy ra ở các nước có nền kinh tế phát triển như Anh, Pháp, Mỹ…Nơi mà nền khoa học, công nghệ đã đạt đến đỉnh cao của sự hiện đại và an toàn cháy vẫn xảy ra ngày một tăng cả về số lượng và mức độ ngiêm trọng. Mỹ mỗi năm có khoảng 2.4 triêu vụ cháy làm chết trên 300.000 người và thiệt hại 1.8 tỷ đôla. Một số vụ cháy tiêu biểu như: + Vụ cháy ngày 2/9/1966 tại Luân đôn gây thiệt hại 13200 được coi là vụ cháy thế kỉ, làm cho cả Thế Giới phải chú trọng hơn nữa đến hoả hoạn + Vụ cháy toà nhà trung tâm thương mại quốc tế ngày 11/09/1999 gây thiệt lại lớn về người và của không chỉ đối với nước Mỹ mà còn đối với toàn thế giới. + Vụ cháy rừng ở INDONESIA năm 1998 làm thiệt hại cả một diện tích rừng khá lớn. + Ngày 24/03/2005, một vụ nổ lớn xảy ra tại nhà máy lọc dầu của hãng BP ở bang Texas khiến 14 người chết và hơn 100 người bị thương. + Ngày 06/09/2005, một đám cháy nổ ra tại một nhà hát Ai Cập trong buổi biểu diễn có đông người xem. Ít nhất 30 người thiệt mạng, một số do bỏng, ngạt khỏi, số khác do bị giẫm đạp. - Ở Việt Nam đã xảy ra rất nhiều vụ cháy khác nhau, giá trị thịêt hại lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cho đến thời điểm 2007, tình hình cháy nổ tại Việt Nam được thống kê như sau: SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh + Từ năm 1962 đến năm 1991: Tổng số vụ cháy xảy ra là 566.036 vụ cháy, thiệt hại vật chất 948 tỷ đồng, làm chết 2.574 người, các vụ cháy lớn ngày một gia tăng. + Năm 1990: Số vụ cháy xảy ra là 902 vụ, làm chết và bị thương 380 người, thiệt hại 11,5 tỷ đồng. + Năm 1992-1993 tổng số vụ cháy là 1710 vụ, làm chết 213 người, bị thương 348 người, thịêt hại 114,76 tỷ đồng. + Từ năm 1996 đến năm 2003, tổng số vụ cháy xảy ra là 8015 vụ, bình quân 1003 vụ mỗi năm, thiệt hại trên 1000 tỷ đồng, cháy lớn chiếm 2.47% tổng số vụ cháy nhưng thiệt hại lại chiếm tới 67,25% tổng thiệt hại. Thiệt hại về tài sản giai đoạn này, tăng gấp 20 lần so với giai đoạn 1986 đến 1995. Trong số các vụ cháy, phần lớn xảy ra ở đô thị, đến 62%. Về đối tượng gây cháy, 70,1% xuất phát từ thành phần kinh tế tư nhân và cả nhà dân. + Ngày 14-7-1994: Vụ cháy lớn chợ Đồng Xuân Hà Nội, thiệt hại 14 tỷ đồng, 2364 hộ kinh doanh bị thiệt hại. + Ngày 26-6-1996: Cháy kho xăng 131 Thuỷ Nguyên, thiệt hại 31 tỷ đồng + Ngày 18-11-1996: Cháy công ty giấy Đồng Nai, thiệt hại 12 tỷ đồng. + Năm 2001: Vụ cháy ở Vising Pack thiệt hại trên 1,4 triệu USD. + Ngày 29-11-2002: Cháy lớn tại trung tâm thương mại ITC thành phố Hồ Chí Minh làm chết 60 người, trên 100 người bị thương thiệt hại 1,1 tỷ đồng cho toà nhà và 100 tỷ đồng cho các tài sản khác. + Ngày 01-04-2003: Cháy ở Interfood, thiệt hại 70 tỷ đồng. + Ngày 03-03-2004: Cháy ở nhà máy giày Pouyuen, thiệt hại 9000 m 2 nhà xưởng, thiệt hại trên 4,4 triệu USD. SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 12 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh + Năm 2005 tại thành phố Hồ Chí Minh, xảy ra 270 vụ cháy, giảm 92 vụ so với năm 2004. Tổng thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 21 tỷ 248 triệu đồng, làm chết 13 người, bị thương 50 người. + Ngày 29-12-2006: Tại thành phố Quy Nhơn, xảy ra vụ cháy chợ Quy Nhơn, thiệt hại 120 tỷ đồng. + Năm 2006, cả nước xảy ra 1648 vụ cháy cơ sở sản xuất kinh doanh và nhà dân, làm chết 52 người, bị thương 154 người. + Riêng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước, tình trạng cháy, nổ xảy ra nhiều nhất. Theo thống kê của phòng PCCC, riêng thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 đã xảy ra 293 vụ cháy, làm chết 11 người, thiệt hại tài sản 58,7 tỷ đồng. Số vụ cháy xảy ra trên toàn thành phố ra tăng 24 vụ, thêm 3 người chết, 11 người bị thương và thiệt hại hàng tỷ đồng so với năm 2003. Năm 2007, những tháng đầu năm, từ tháng 1 đến tháng 3, tại Hà Nội, xảy ra 49 vụ cháy. Tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ riêng tháng 3/2007, cũng xảy ra 49 vụ cháy, làm chết 3 người và thiệt hại 9,8 tỷ đồng. Qua những số liệu thống kê nói trên, có thể thấy rằng giặc ngoại xâm, đại hồng thuỷ và hoả hoạn là những tai nạn thảm khốc nhất. Trong một khoảng thời gian rất ngắn, toàn bộ cơ ngơi tích luỹ của con người có thể biến thành tro bụi vì hoả hoạn. Nguyên nhân gây ra những vụ hoả hoạn ngày nay có thể nói là rất nhiều trong đó có cả những nguyên nhân khách quan xuất phát từ những mặt trái của quá trình phát triển của con người như việc khai thác thiên nhiên một cách quá mức, không có kế hoạch làm những hiện tượng Elniol, Trái đất nóng lên gây cháy rừng và khô hạn đất đai; do tài nguyên cạn kiệt nên con người ngày càng sử dụng nhiều nguyên liệu thay thế mà đa số chúng là các nguyên SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 13 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh liệu dễ cháy như xăng, gas…. Bên cạnh đó, do sự phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp trên thế giới đã không ngừng thải ra các khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Chính vì vậy, nên nguy cơ xảy ra cháy càng ngày càng cao và hậu quả ngày càng nặng nề hơn. Việc phân tích những nguyên nhân của hoả hoạn và những đánh giá thực tế do hoả hoạn gây ra thông qua những con số nêu trên, ta thấy được những thiệt hại do hoả hoạn thực sự mang tính thảm hoạ. Vì vậy không phải cho đến ngày hôm nay mà đã từ xa xưa con người đã có những biện pháp khắc phục giảm bớt những thiệt hại của hoả hoạn những những biện pháp khắc phục đó không đem lại hiệu quả. Chỉ có tham gia bảo hiểm hoả hoạn mới là biện pháp hữu hiệu nhất. Vì vậy, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn ra đời để đáp ứng yêu cầu đó. Quá trình ra đời của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn được tóm tắt như sau: Theo tài liệu để lại từ thời kỳ trung đại cho đến thời kỳ phục hưng, con người vẫn chưa có hệ thống phòng cháy, chữa cháy nào hiệu quả. Chỉ đến thời kỳ hoàng đế La Mã trị vì thì họ mới nghĩ ra một phương thức mới là ở thành phố, thị trấn, nhà naò cũng phải dự trữ các xô nước đầy. Đêm có các đội tuần tra đi dọc phố khi phát hiện chaý sẽ báo ngay cho chủ nhà biết. Nếu hoả hoạn xảy ra người bị thiệt hại có thể được hội phường trợ giúp với điều kiện họ phải là thành viên của hội. Tuy nhiên khoản trợ giúp này chưa thể coi là một khoản bồi thường thực sự. Phường, hội đầu tiên kiểu này do nhà lái buôn thành phố Ro-Wel (Pháp) thành lập năm 1374. Theo điều lệ của phường hội, khi một thành viên bị thiệt hại, sẽ được các thành viên khác sửa chữa thiệt hại do hoả hoạn gây ra. Tuy nhiên cuộc đấu tranh với thần lửa còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại vì thời bấy giờ trong tư tưởng của dân chúng còn nặng tính duy tâm, họ SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 14 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh cho rằng hoả hoạn cũng như nạn đói và những dịch bệnh là những rủi ro không thể tránh khỏi và đó là hình phạt của Chúa Trời. Thời gian trôi qua, các biện pháp khắc phục hậu quả của hoả hoạn vẫn chưa có hiệu quả. Cho đến năm 1666, khi xảy ra vụ cháy kinh hoàng ở London, người dân Anh và các nước châu Âu mới thấy được vai trò quan trọng của việc thiết lập hệ thống phòng cháy chữa cháy và bồi thường cho người bị thiệt hại một cách hữu hiệu. Mức độ nghiêm trọng của thảm hoạ này khiến các nhà kinh doanh phải nghĩ đến việc cộng đồng chia sẻ rủi ro hoả hoạn, họ đã nhận thức được rằng cần phải bảo hiểm hoả hoạn và từ đó dẫn đến sự ra đời lần lượt của các công ty bảo hiểm hoả hoạn. Đó là những tổ chức sau: + Fire Office thành lập năm 1667 với tiền thân là những người lính cứu hoả. + Friendly Society Fire Office là công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ra đời năm 1684. Công ty này hoạt động trên nguyên tắc tự tương hỗ và hệ thống phí cố định, người được bảo hiểm không được bồi thường toàn phần mà phải chịu một phần thiệt hại xảy ra. Sau đó, hàng loạt công ty bảo hiểm hoả hoạn tiếp tục ra đời ở Anh như: Amicable năm 1696, Sun năm 1710, Union năm 1714.. Phần lớn các công ty này còn tồn tại cho đến ngày hôm nay và tiếp tục tăng trưởng. + Sau khi công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ra đời ở Anh, bảo hiểm hoả hoạn lan rộng ra các nước châu Âu, cụ thể là ở Đức năm 1667; anh em nhà Perin thành lập công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ở Pháp năm 1686 và 100 năm sau một công ty có tên là “ La Royale Incendic” chính thức được thành lập. SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 15 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh + Công ty bảo hiểm hoả hoạn được thành lập đầu tiên ở Mỹ là một công ty bảo hiểm tương hỗ Beamjamen Franklia và một số thành viên khác sáng lập năm 1752 mang tên “The Philadelphia Contrition Ship” chuyên bảo hiểm cháy cho nhà cửa. Công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ra đời ở Mỹ là “The insurance company of North America”, được thành lập năm 1792. Tại Việt Nam, nghiệp vụ bảo hiểm này chỉ chính thức được tiến hành năm 1989, sau khi có quyết định 06/TCQĐ của Bộ Tài chính. Ngay sau đó, năm 1990, đã có 16 công ty thành viên của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam triển khai nghiệp vụ với giá trị tài sản hơn 6000 tỷ đồng tham gia bảo hiểm. Đến năm 1994, tổng tài sản được bảo hiểm lên tới 27000 tỷ đồng. Sau khi có Thông tư của Hội đồng Bộ trưởng cũng như của Bộ Tài chính ra đời, góp phần thúc đẩy nghiệp vụ này phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Đặc biêt, sau vụ hoả hoạn của công ty giày Hiệp Hưng ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 27/07/1993, với mức thiệt hại lên tới 14 tỷ đồng, đã khẳng định vai trò của bảo hiểm hoả hoạn trong việc bảo toàn vốn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, năm 1994, Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam bắt đầu tiến hành triển khai trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Nghiệp vụ này có doanh thu phí cao và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với các nghiệp vụ khác. Mặc dù mới triển khai nhưng nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn đang có tốc độ phát triển rất nhanh, là một trong những nghiệp vụ có doanh thu cao và đạt hiệu quả kinh doanh tốt. Một trong những yếu tố thúc đẩy nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn phát triển là do Nghị định 42 do Chính phủ ban hành ngày 16/07/1996 buộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phải mua bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, còn non trẻ, nó mở ra một khu vực khách hàng có tiềm năng cho các doanh nghiệp bảo hiểm khai thác. Đặc SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 16 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh biệt, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn được quy định bắt buộc với tổng giá trị tham gia bảo hiểm lên tới 20.000 tỷ USD. Ngày nay, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn đã được tiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển, dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt trong việc tìm kiếm dịch vụ trên thị trường. Hầu hết các công ty bảo hiểm phi nhân thọ, khi đặt văn phòng để mở rộng thị trường, nghiệp vụ đầu tiên họ thường tiến hành là nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và sự tăng trưởng kinh tế, giá trị của các công trình xây dựng cũng ngày một tăng lên, đồng thời ngày càng có nhiều nghiệp vụ mới có tác dụng san sẻ của một nghiệp vụ, do vậy, phí bảo hiểm hoả hoạn giảm đáng kể. Baỏ hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy ra đời sau bảo hiểm hoả hoạn hơn 2 thế kỷ, song nó cũng nhanh chóng phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, 2 loại hình bảo hiểm này đã góp phần đắc lực vào ổn định, sản xuất kinh doanh và ổn định tâm lý cho doanh nghiệp. 1.2. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. Con người luôn luôn lo lắng về hoả hoạn sẽ thiêu huỷ tài sản vật chất và lợi nhuận sẽ mất khi hoạt động kinh doanh bị ngừng trệ. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, giá trị của các công trình ngày càng tăng. Do đó, các công ty bảo hiểm khi triển khai nghiệp vụ này đã thu hút được nhiều khách hàng tham gia. Thông qua viêc bồi thường một cách kịp thời, chính xác, trung thực đã giúp cho các tổ chức, cá nhân nhanh chóng khắc phục thiệt hại. Đặc biệt, khi các công ty phải hạch toán trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo. Boả hiểm vẫn sẽ là lá chắn cuôí cùng, tại sự ổn định về tâm lý cho người tham gia bảo hiểm để họ yên tâm sản xuất kinh doanh. SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 17 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh Nhờ có bảo hiểm và việc hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung do người tham gia bảo hiểm đóng góp, từ đó để bồi thường những tổn thất cho những người tham gia, mà còn đóng góp vào ngân sách Nhà nước để chính phủ thực hiện các chính sách xã hội. Mặt khác trong thời gian nhàn rỗi, quỹ này sẽ được công ty bảo hiểm đầu tư vào các lĩnh vực theo quy định của pháp luật, nhằm thu lợi nhuận phát triển và tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra, khi tham gia bảo hiểm, các chủ thể của nền kinh tế không được đền bù thiệt hại khi tổn thất xảy ra mà còn không phải lập quỹ dự phòng tổn thất. Do vậy, khả năng tài chính của người tham gia sẽ tăng lên, quy mô sản xuất sẽ mở rộng, giá thành sản xuất giảm, dẫn tới giá cả trên thị trường giảm, phúc lợi xã hội sẽ tăng lên. Mặt khác, cũng như nhiều loại rủi ro khác, hoả hoạn cũng là một loại rủi ro thường gặp đối với con người. Để giảm thiểu rủi ro mà hoả hoạn có thể gây ra, người ta thường dùng biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất. Khi tham gia bảo hiểm, nhà bảo hiểm và người tham gia sẽ thực hiện các biện pháp để phòng ngừa tai nạn xảy ra để giảm bớt hậu quả thiệt hại. Việc đề phòng và hạn chế tổn thất sẽ làm yên tâm chủ hợp đồng và người xung quanh vùng thường có hoả hoạn. Một vấn đề quan trọng khác nữa là khi tham gia bảo hiểm, các chủ hợp đồng sẽ dễ dàng nhận sự trợ giúp của các chủ đầu tư, các ngân hàng thương mại, vì các chủ đầu tư biết rằng họ sẽ thu hồi được vốn ngay cả khi khách hàng của họ không may bị rủi ro hoả hoạn thiêu huỷ toàn bộ tài sản, tổn thất đó sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường. Điều này làm cho hệ thống lãi suất ngân hàng ổn định hơn, tiền tệ lưu hành bình thường ngay cả khi có các vụ hoả hoạn liên tiếp xảy ra. Ý nghĩa kinh tế- xã hội của bảo hiểm hoả hoạn còn được thể hiện thông qua hoạt động bảo hiểm đã thu hút được một số lao động nhất định, góp phần SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 18 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh giảm bớt tình trạng thất nghiệp. Bảo hiểm hoả hoạn với giá trị bảo hiểm rất lớn nên triển khai nghiệp vụ này, cần phải taí bảo hiểm vì vậy góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước. Tất cả những gì đã nêu trên là minh chứng cho tác dụng lớn lao về cả kinh tế và xã hội của bảo hiểm hoả hoạn. 2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn 2.1. Các khái niệm liên quan Bảo hiểm cháy là một nghiệp vụ bảo hiểm tài sản áp dụng đối với các nhà máy,xí nghiêp,tổ chức… thuộc mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Giá trị được bảo hiểm thường rất lớn. Khi rủi ro xảy ra, tổn thất không chỉ là một đơn vị nhỏ mà có khi là đối với toàn bộ tài sản. Trong nghiệp vụ bảo hiểm cháy có 1 số khái niệm sau  Cháy : Là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng  Hỏa hoạn : Là cháy xảy ra không kiểm soát được ngoài luồng lửa chuyên dùng gây thiệt hại cho tài sản và người ở xung quanh.  Rủi ro cháy : là khả năng gây ra thiệt hại hư hỏng hoặc mất mát tài sản do cháy. Bao gồm : cháy do sét đánh, do lỗi bất cẩn của con người trong sinh hoạt, cháy do chập điện…  Đơn vị rủi ro : Là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với khoảng cách không cho phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác ( khoảng cách tối thiểu ) . Đơn vị rủi ro còn có thể là một hay một số ngôi nhà, bộ phận của nhà hoặc kho tàng ngoài trời liền nhau nhưng cách biệt với các ngôi nhà hoặc kho tàng khác về không gian hoặc cấu trúc. Đơn vị rủi ro được coi là tách biệt về mặt không gian khi khoảng cách giữa các ngôi nhà hoặc kho ngoài trời bằng vật liệu không cháy đảm bảo tối SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 19 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh thiểu 10m. Đối với các kho ngoài trời bằng vật liệu không cháy khoảng cách đó phải đảm bảo 20m Đơn vị rủi ro được coi là tách biệt về mặt cấu trúc nếu các ngôi nhà, bộ phận nhà hoặc kho được ngăn cách bằng tường ngăn cháy.  Tường ngăn cháy : là tường ngăn để chia ngôi nhà hoặc kho ngoài trời thành nhiều đơn vị rủi ro. Tường ngăn cháy có các đặc điểm sau đây: - Tường ngăn cháy phải có giới hạn chịu lửa ít nhất 90 phút. - Tường ngăn cháy phải được xây kín ở hết các tầng và so le nhau - Nếu mái nhà là loại khó cháy thì tường ngăn cháy phải được xây kín tới tận mái. Nếu mái nhà là loại dễ cháy thì phải được xây vượt quá mái nhà ít nhất 30cm - Nếu có các cấu kiện khác nằm trong tường ngăn cháy thì phần độ dày còn lại vẫn phải đảm bảo giới hạn chịu lửa tối thiểu - Không được để vật liệu hoặc cấu kiện xây dựng dễ cháy vắt ngang qua tường ngăn cháy. - Tường ngăn cháy phải xây cách lỗ hở trên mái ít nhất 5cm  Tổn thất toàn bộ thực tế: là tài sản bảo hiểm bị phá hoại hoăch hư hỏng hoàn toàn, có thể số lượng còn nguyên nhưng giá trị không còn gì cả  Tổn thất toàn bộ ước tính: là tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hay hư hỏng đến mức nếu sửa chữa lại được thì chí phí cũng đắt hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm 2.2. Đối tượng bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm hoả hoạn là những tài sản thuộc quyền quản lí và sở hữu hợp pháp của các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 20 GVHD: Th.S Bùi Quỳnh Anh vụ, các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Đối tượng bảo hiểm bao gồm - Công trình xây dựng, vật liệu kiến trúc đã đưa vào sử dụng - Máy móc trang thiết bị phương tiện lao động phục vụ cho sản xuất kinh doanh. - Vật tư hàng hoá dự trữ trong kho - Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm - Các loại tài sản khác ( kho bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn ) Có thể nói đối tượng của bảo hiểm hoả hoạn là tương đối rộng. 2.3. Phạm vi bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm bảo hiểm của công ty bảo hiểm. Nhìn chung, các công ty bảo hiểm trên thế giới đều giới hạn của mình ở các loại thiệt hại và chi phí sau: - Thiệt hại do rủi ro được bảo hiểm gây ra. - Chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất về tài sản trong và sau khi cháy. - Chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi cháy. Tuy nhiên để phạm vi bảo hiểm thể hiện rõ trong các quy tắc bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm luôn luôn đưa ra hai loại rủi ro được bảo hiểm bao gồm: Thứ nhất: Rủi ro cơ bản : rủi ro này thực chất gồm ba phần: cháy, sét và nổ.  Cháy được bảo hiểm phải hội tụ đủ 3 yếu tố: + Thực chất có sự phát lửa. SVTH: Nguyễn Văn Thành Bảo hiểm 46A
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan