Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Lớp 7 Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử 7...

Tài liệu Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi lịch sử 7

.DOC
124
5067
81

Mô tả:

Chuyên đề Bồi dưỡng, ôn thi học sinh khá, giỏi môn lịch sử lớp 7 Phần I Khái quát lịch sử thế giới Trung Đại * Những sự kiện cơ bản 1.Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến châu âu 1.1 Thế nào là xã hội phong kiến. Trong phần này giáo viên cần cho học sinh nắm được: - Lịch sử loài người đã trải qua nhiều chế độ xã hội, tiếp sau các xã hội: nguyên thủy, cổ đại, là xã hội phong kiến (thời trung đại) rồi xã hội tư bản và xã hội xã hội chủ nghĩa. - Xã hội phong kiến có những điểm chủ yếu: + Trình độ sản xuất thấp kém, ngành kinh tế chính là nông nghiệp. + Hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông nô. 1.2 Xã hội phong kiến châu âu ra đời: * Thời gian: cuối thế kỷ V *Nguyên nhân: - Các bộ tộc Giéc man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm và tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương Tây (Hy Lạp H & Rô ma), Sau đó lập nên các vương quốc mới như: ăngglô Xắc xông ( Anh), Phơ răng (pháp), Tây Gốt (Tây Ban nha), Đông Gốt ( I –ta-li-a). - Đặc điểm của nhà nước: + Các tướng lĩnh quý tộc được chia nhiều ruộng đất, được phong các tước vị quan trọng (công tước, bá tước, hầu tước, nam tước, tử tước vv…), là giai cấp có quyền thế và giàu có họ trở thành những lãnh chúa phong kiến. + Nông dân và nô lệ (thời kỳ cổ đại) còn lại trở thành nông nô, phụ thuộc vào lãnh chúa. + Thể chế nhà nước: Lãnh chúa phong kiến là giai cấp thống trị. Chúng lập nhà nước do vua đứng đầu (chế độ quân chủ). Lúc đầu quyền lục nhà vua bị hạn chế trong lãnh địa phong kiến nhưng đến thế kỷ XV khi các quốc gia phong kiến được thống nhất, quyền hành ngày càng tập chung vào tay vua. - Đời sống của các tầng lớp trong xã hội phong kiến Phương Tây: + Lãnh chúa: không phải lao động chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, tiệc tùng,... đối xử tàn nhẫn với nông nô. + Nông nô: Cấy cày, nộp một phần hai sản phẩm thu hoạch được, còn nộp các loại thuế (thuế thân, thuế cưới xin, thuế thừa kế tài sản…) đời sống cơ cực - S? phát triển của nền kinh tế phong kiến dẫn tới sự ra đời thành thị trung đại + Đặc điểm của kinh tế phong kiến là sản xuất tự cung, tự cấp trong mỗi lãnh địa khép kín nên năng xuất lao động thấp. + Cuối thế kỷ XI, do hàng thủ công sản xuất ra nhiều, hàng hóa được đưa ra bán, do vậy dẫn tới các thành phố, thị trấn ra đời. + Thợ thủ công, thương nhân lập ra các phường hội, thương hội để cùng sản xuất buôn bán, từ đó dẫn tới năng xuất lao động tăng, kinh tế phát triển. + Tổ chức các hội chợ, thu hút đông đảo người tham gia mua bán – kinh tế phát triển. 1.3 Sự hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Châu á: Giáo viên cần lập một bảng so sánh chế độ phong kiến phương Đông & phương Tây để từ đó học sinh thấy được đặc điểm riêng của mỗi khu vực. Nội dung Các quốc gia phong kiến phương Các quốc gia phong kiến phương Tây Đông Tên các ăngglô Xắc xông ( Anh), Phơ quốc gia răng (pháp), Tây Gốt (Tây Ban Nha), đông Gốt ( I-Ta-li-a) ---------------------------------------Thời gian Cuối thế kỷ V ra đời -Các bộ tộc Giécman từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm các Nguyên nhân hình quốc gia cổ đại Phương Tây thành chế (hy lạp h & Rô Ma) sau đó lập độ phong nên các vương quốc mới. kiến - Các tướng lĩnh quý tộc được chia nhiều ruộng đất, được phong các tước vị quan trọng trở thành giai cấp giàu có, quyền thế - lãnh địa phong kiến. Đặc điểm -Nông dân & số nô lệ còn lại trở thành nông nô. -Thể chế nhà nước: Lãnh chúa phong kiến là giai cấp thống trị. Thế chế nhà nước do vua đứng đầu (chế độ quân chủ) - Lúc đầu quyền lực của nhà vua bị hạn chế trong lãnh địa (phân quyền), nhưng đến thế kỷ XV khi các quốc gia phong kiến được thống nhất, quyền hành ngày càng tập chung vào trong tay vua. Trung Quốc, ấn Độ, Các quốc gia Đông Nam á Thế kỷ III - thế kỷ IV TCN Cư dân tập chung đông đúc ven các dòng sông lớn, chia ruộng đất để cày cấy - nhà nước phong kiến ra đời. -Bộ máy nhà nước do vua đứng đầu. (chế độ quân chủ) -Nhà vua nắm mọi quyền hành, thường xưng là Hoàng Đế, hay Đại Vương và tự coi mình là thiên tử (con trời) trị vì dân chúng - gọi là chế độ chuyên chế. -Lãnh chúa sống trong các lãnh địa không phải lao động… -Địa chủ: Quan lại và nông dân giàu có chiếm nhiều ruộng đất, có 2 Giai cấp nhiều quyền. cơ bản -Nông nô cấy cày, nộp 1/2 hoa trong xã lợi và các loại thuế, đời sống cơ - Nông dân bị mất ruộng đất phải hội cực. cày thuê cho địa chủ - trở thành nông dân lĩnh canh bị áp bức, bóc lột, đời sống cơ cực. 1.4.Cơ sở kinh tế, xã hội của chế độ phong kiến. Về phần này giáo viên cần ôn tập lại cho học sinh rõ theo những nội dung kiến thức cơ bản sau đây: * Cơ sở kinh tế: Sản xuất nông nghiệp: + Trồng trọt + Chăn nuôi + Một số nghề thủ công - Tất cả bó hẹp, đóng kín, kỹ thuật canh tác thô sơ. * Cơ sở xã hội: có hai giai cấp cơ bản: quý tộc, địa chủ và nông dân (nông nôn). - Với hai cơ sở về kinh tế & về xã hội như trên chính là một bước tiến so với chế độ chiếm hữu nô lệ. 1.5.Sự suy vong của chế độ phong kiến châu âu. =>Giáo viên cần cho học sinh ôn lại những nội dung cơ bản sau: -Sự suy yếu của nền sản xuất phong kiến do những nguyên nhân sau: + Sự tự cung tự cấp bó hẹp, khép kín, kỹ thuật canh tác thô sơ trong các lãnh địa phong kiến đã làm cho năng suất lao động thấp. + Một số thợ thủ công rời bỏ lãnh địa, tìm ra các thị trấn và thành thị để sản xuất và buôn bán - trở nên giàu có. +Các thương nhân cần vàng bạc, nguyên liệu thị trường => đầu tư đi tìm những miền đất mới và họ đã thành công. Vasco đơ gama ( 1460-1524) là nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha đã khám phá ra con đường đại dương từ Bồ Đào Nha tới miền Đông. (Sau hơn hai năm đi biển, vượt qua được 24000 hải lý với 44 thủy thủ sống xót trong số 170 người đã ra đi. đến năm 1498, Đờ - Ga- ma đã tìm được đường sang ấn Độ. Rồi đến năm 1492 từ hải cảng Pa los, Christop Co-lom-bo đã cùng đoàn tầu ba chiếc tiến về quần đảo Canaries. Sáng ngày 12/10/1492, Chiristop Colombo đặt chân lên tân thế giới. .Ngoài ra còn nhiều phát kiến địa lý khác… =>Thương nghiệp châu âu phát triển mạnh mẽ =>hình thành giai cấp tư sản giàu có. + Các nhà tư sản mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất với quy mô lớn, lập nhiều công ty thương mại và những đồn điền rộng lớn. Tại đây người lao động bị bóc lột =>nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời trong lòng chế độ phong kiến và nó tiến bộ hơn hẳn nền sản xuất phong kiến lỗi thời. +Sự bất ổn trong đời sống xã hội, nhiều cuộc đấu tranh chống lại phong kiến đã diễn ra. Cuộc đấu tranh đó diễn ra trên nhiều lĩnh vực. * Đấu tranh về văn hóa; 3 - Giai cấp tư sản đã lợi dụng các tác phẩm văn học, triết học, hội họa âm nhạc, để lên án giáo hội Ki-tô, đả phá trật tự phong kiến, đề cao giá trị con người, đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ, đề cao giá trị nhân văn nhân bản.Các nhà văn hóa, khoa học thiên tài là Rabơle, Rđêcáctơ, Lêona đơ Vanhxi… *Đấu tranh về tôn giáo: -Các nhà tư sản đòi thay đổi, cải cách giáo hội – chỗ dựa của giai cấp phong kiến để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Sự ra đời của đạo tin lành và sự đấu tranh giữa đạo tin lành và đạo Cơ đốc giáo. * Các cuộc đấu tranh nông dân: - Nông dân ở nhiều nơi đã đứng lên chống lại giai cấp phong kiến bảo thủ, lạc hậu, đè nén, áp bức họ. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của nông dân Đức, do Tômát muynxe ( 1490-1525) lãnh đạo. (ông là một mục sư nhưng lại chịu ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa nhân văn.« - Ông tuyên truyền cho một xã hội bình đẳng.Cương lĩnh 12 điểm của phong trào phản ánh lợi ích của những nông dân khá giả, đòi giảm nhẹ thuế khóa, chứ chưa đòi thủ tiêu ruộng đất phong kiến.Nhưng đòi hỏi này của nông dân còn rất ôn hòa, song cũng mang tính chất phản phong.Nhưng bức thư luận cương, được soạn ra dưới ảnh hưởng của Tômát Muynxe đã mang tính chất triệt để hơn. Nó kêu gọi đoạt lại toàn bộ ruộng đất của những tầng lớp như vương công, kị sĩ, tăng lũ & nêu rõ sự cần thiết phải đấu tranh chống lại chúng. -Trong giai đoạn đầu, phong trào nông dân giành được một số thắng lợi. Họ chiếm được 1/3 lãnh thổ Đức và liên kết với nhau thành một phong trào có mục đích chung là đòi thủ tiêu chế độ phong kiến. -Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, bọn quý tộc phong kiến và tăng lữ Đức dùng mọi thủ đoạn, tập chung toàn bộ lực lượng đàn áp phong trào. -Cuối cùng chiến tranh nông dân bị thất bại, 10 vạn nông dân bị thiệt mạng trên chiến trường, hàng vạn người khác bị trả thù dã man. - Nông dân không thể giành thắng lợi là do tính chất phân tán địa phương cũng như cách nhìn hạn chế của họ. =>Chế độ phong kiến Châu Âu lung lay. Giai cấp phong kiến bắt đầu thất thế, giai cấp tư sản vươn lên trong xã hội. 2.Các quốc gia phong kiến phương Đông. =>Trong phần này Giáo viên cần lập một bảng thống kê để giúp học sinh nhớ lại một cách có hệ thống về các quốc gia ở phương Đông. Quốc các giai đoạn phát triển Thành tựu gia -Chính sách của Tần Thủy Hoàng: +Chia đất nước thành các quận huyện. +Cử các quan cai trị +Ban hành chế độ đo lường, tiền tệ Xã hội thống nhất. Trung Quốc Thời Tần +Chính sách lao dịch Thời Tần +Chính sách bành chướng lãnh thổ 4 =>Thời Tần đã đặt nền móng cho chế độ phong kiến Trung Quốc, song chính sách khá khắc nghiệt nên bị nhân dân lật đổ, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. -Xóa bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần. Thời Hán -Giảm nhẹ tô thuế và lao dịch -Khuyến khích khai khẩn đất hoang phát triển nông nghiệp. - Chính sách bành chướng lãnh thổ. ->Nhờ có những chính sách tiến bộ, nhà Hán đã tạo ra sự phát triển kinh tế xã hội. Song nhà Hán vẫn không tránh khỏi tư tưởng bành chướng lãnh thổ. -Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. -Cử người thân tín đi cai quản các địa Sự thịnh vượng của Trung phương. -Mở các khoa thi để tuyển chọn nhân Quốc dưới thời Đường tài. -Thi hành nhiều biện pháp để giảm tô thuế… -Ban hành chế độ quân điền -Chính sách bành chướng lãnh thổ. =>Xã hội Trung Quốc dưới thời Đường đạt đến sự phồn thịnh. -Miễn giảm thuế -Mở mang thủy lợi -Phát triển thủ công nghiệp Trung Quốc -Có nhiều phát minh thời Tống – Thời Tống =>Nhà Tống đã thống nhất được Trung Nguyên Quốc sau hơn nửa thế kỷ bị chia cắt, song xã hội không còn phát triển như thời Đường. Hán Trung Quốc Trung Quốc thời Tống Nguyên Thời nguyên - Vua Mông Cổ Khubilai diệt nhà Tống, lập nên nhà Nguyên. - Phân biệt đối xử giữa người Mông Cổ và người Hán - Nhân dân nổi dậy khởi nghĩa =>Nhà nguyên là triều đại phong kiến Trung Quốc không phải do người Trung Quốc lập nên, thi hành những chính sách phân biệt đối xử, bị nhân dân nổi dậy lật đổ. 5 Thời Minh, Thanh ---------Thời kỳ vương triều giúp ta - Những biến động chính trị: + Năm 1368, nhà Nguyên bị lật đổ, nhà minh được thành lập do Chu Nguyên Chương – thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân. + Lý tự Thành lật đổ nhà Minh. +Năm 1644 nhà Thanh thành lập. -Những biến đổi về xã hội: +Cuối thời Minh – Thanh, chế độ phong kiến mục rũa thối nát. +Nhân dân cực khổ. -Những chuyển biến về kinh tế: + Mầm mống kinh tế TBCN xuất hiện. + Buôn bán với nước ngoài mở rộng. =>Đây là thời kỳ nhiều thăng trầm, biến động ở Trung Quốc, đánh dấu sự suy vong của chế độ phong kiến. -Nghề luyện kim phát triển đến trình độ cao. -Nghề dệt, kim hoàn… đạt nhiều thành tựu. => Thời kỳ hưng thịnh cả về mặt kinh tế xã hội và văn hóa. ( TK IV- VI) ấn độ ---------- ------------------------------------------------Các quý tộc Hồi giáo chiếm đoạt ruộng đất của người ấn. ----------------------------------Cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin đu. =>Mâu thuẫn dân tộc lên cao. -----------------------------------------------Vương triều hồi giáo Đêli -Xóa bỏ kì thị tôn giáo. ( TK XII-XVI) -Thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo. ------------------------------------ -Khôi phục kinh tế, phát triển văn hóa. =>Phát triển kiệt xuất dưới triều vua Acơba Vương triều ấn Độ Môgôn (XVI- XI X) -Phát triển thịnh vượng. -Có nhiều công trình nổi tiếng. In- Đô+ Bô-rô-bu-đua là một bảo tháp hùng vĩ nê-xi- a In-đô-nê-xia và lớn nhất của thế giới và được xem là -Vương triều Mô-giô-pa-hít một trong 70 kì quan của thế giới được tổ chức Unesco ghi nhận là một thánh (1213 -1527) 6 ---------Campu-chia Lào tích quan trọng và tài trợ để trùng tu vào năm 1973. Bảo tháp hiện nay tọa lạc ở quận Borobudur, miền namMagelang, trung tâm java, In-đô-nê-xi-a. + Hơn 1 thế kỷ trước, dưới những cánh rừng già của tỉnh xiêm Riệp, Tây Bắc Cam -pu- chia, người ta phát hiện có -Cam-pu-chia thời kỳ ăng co khoảng 100 ngọn tháp đá khổng lồ của (IX –XV) các ngôi đền bị bỏ hoang suốt nhiều thế kỷ. Đó là quần thể kiến trúc ăng co, bao gồm ăng co vát (kinh đô chùa), ăng co Thom (kinh đô lớn) tiêu biểu cho nền văn minh ăng co huy hoàng. Sự hoàn hảo về cấu trúc, sự cân đối hài hòa về tỉ lệ của các ngôi đền, tháp cũng như các bức điêu khắc của ăng co làm cho công trình này được coi là một trong những đền đài tinh xảo nhất thế giới. ---------------------------------------------+ Tại Lào có các chùa Phya, Si, Sa Kẹt, Ho Pra kẹo…Thạt luổng là một biểu tượng của Viêng Chăn & cả nước Lào. Thạt Luổng: “ Thạt” nghĩa là tháp, “luổng” nghĩa là lớn. -Lào; vương quốc Lạn Xạng “ Tháp Lớn” là một tòa lâu đài đồ sộ, (XV-XVII) tráng lệ, màu hơi vàng nằm ngạo nghễ ở trung tâm kinh thành với ngôi tháp lớn hình nậm rượu đâm thẳng lên trời cao với tư thế hoàn toàn tự tin và kiêu hãnh. 2.2 Sự khác biệt giữa các quốc gia phong kiến phương Đông và các quốc gia phong kiến phương Tây. =>Giáo viên cần cho học sinh thấy được sự khác biệt giữa các quốc gia phong kiến phương đông và phương tây qua bảng sau: Nội dung Các quốc gia phong kiến phương Đông Các quốc gia phong kiến phương Tây Hình thành Ra đời sớm. Từ trước công nguyên -Ra đời muộn, khoảng thế (Trung Quốc), hoặc đầu công nguyên kỷ V và hoàn thiện vào (các nước Đông Nam á) thế kỷ X -Phát triển chạm chạp. -Phát triển nhanh. -ở Trung Quốc tới thời Đường (thế kỷ -Sau khi hoàn thiện vào Phát triển vii - VIII, nghĩa là trải qua tới 11 thế thế kỷ X (nghĩa là sau V kỷ = 1100 năm) và một số nước Đông thế kỷ n = 500 năm), sang 7 Nam á. (từ sau thế kỷ X t, nghĩa là sau thế kỷ XI các quốc gia 1000 năm). Các quốc gia phong kiến phong kiến châu âu bước mới bước vào giai đoạn phát triển vào thời kỳ phát triển toàn thịnh -Ngắn. -Kéo dài (Trong hai thế kỷ XVT, Suy vong (Diễn ra từ thế kỷ XVI đến giữa thế XVI). kỷ xix) -Bị các nước tư bản phương Tây xâm -Chuyển sang giai đoạn tư Tình hình chiếm và trở thành thuộc địa hoặc lệ bản chủ nghĩa.. các nước sau thuộc. -Các nước phát triển khi chế độ mạnh mẽ. phong kiến suy vong Phần 2 lịch sử việt nam thế kỷ X -đến giữa thế kỷ XIX Chương I Buổi đầu độc lập thời Ngô-Đinh- Tiền lê (thế kỷ X) =>Trong phần này giáo viên cần cho học sinh ôn lại những nội dung cơ bản như sau: 1.Công lao của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê đối với đất nước: Vậy các triều đại này có công lao đối với đất nước ra sao chúng ta lần lượt cùng ôn lại.V Tình hình đất nước ta trước thời Ngô -Từ sau thất bại của An Dương Vương (thế kỷ thứ III TCN), đất nước ta rơi vào ách đô hộ hơn 1000 năm của các triều đại phong kiến phương bắc (triệu, Hán, Ngô, Lương, Tùy, Đường)…vv -Các triều đại phong kiến phương bắc ra sức bóc lột đồng hóa nhân dân ta. -Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra dưới thời bắc thuộc nhưng đa số chưa thành công. Có những giai đoạn đất nước giành độc lập nhưng chỉ trong một thời 8 công lao của triều Ngô -Ngô Quyền đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng lẫy lừng, mở ra một thời kỳ độc lập mới cho đất nước sau hơn 1000 năm bắc thuộc. -Sau khi đánh thắng quân Nam Hán, nhà Ngô đã tiến hành nhiều biện pháp để bước đầu xây dựng nền tự chủ (xưng vương, định đô, xây dựng triều đình từ trung ương đến địa phương…) gian ngắn ngủi (hai bà Trưng xưng vương từ năm 40 đến năm 43 hay Lí nam Đế xây dựng nước Vạn Xuân độc =>Đất nước được bình yên. lập từ năm 544 đến 564…h) Tình hình nước ta cuối thời Ngô -Ngô Quyền làm vua một thời gian ngắn thì mất, các con của ông là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn trẻ không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền trung ương. -Dương Tam Kha - một viên quan của nhà Ngô đã tiếm quyền và tìm cách giết hại con trai của Ngô Quyền =>Các phe phái nổi lên ở khắp nơi. -Từ năm 965 đất nước rơi vào loạn 12 sứ quân =>Đất nước loạn lạc, kinh tế sa sút. -Đinh Bộ Lĩnh đánh bại các sứ quân thống nhất đất nước. Tình hình nước ta cuối thời Đinh -Cuối thời Đinh, nội bộ triều đình mâu thuẫn, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn ((Thái tử bị ám sát) -Đinh Toàn còn nhỏ tuổi lên thay, quyền hành do quan phụ chính Lê Hoàn nắm giữ. -Một số tướng binh chống lại => đất nước không ổn định. -Nhà Tống nhân cơ hội dó lăm le sang xâm lược nước ta. =>Đất nước rơi vào tình thế hiểm nghèo. Công lao của nhà Đinh --Với tài chỉ huy quân sự và kế sách phù hợp Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước =>Nhà Đinh thành lập. -Nhà Đinh tiếp tục xây dựng đất nước tự chủ (xưng đến, đặt tên nước, chọn nơi đóng đô, đặt niên hiệu, sai sứ sang Trung Quốc giao hảo, bước đầu ban bố luật pháp không thành văn) …=>Đất nước bình yên và phát triển. Công lao của nhà Tiền Lê -Lê Hoàn - đã được các tướng lĩnh cùng thái hậu Dương Vân Nga tôn làm vua. =>Nhà tiền Lê thành lập. -Vua Lê tiếp tục xây dựng, củng cố lại chính quyền từ trung ương đến địa phương => Đất nước ổn định. -Nhà Lê xây dựng quân đội mạnh gồm 10 đạo với hai bộ phận: Cấm quân và quân địa phương. -Khi quân Tống sang xâm lược nước ta, nhà Lê đã tổ chức kháng chiến kháng chiến đánh bại quân địch ở sông Bạch Đằng để bảo vệ nền độc lập của đất nước . Thắng lợi này không chỉ biểu hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân ta mà còn biểu hiện bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập của dân tộc Đại Việt. -Nhà Tiền Lê rất chú trọng phát triển kinh tế văn hóa nhờ đó chúng ta có một nền kinh tế tự chủ phát triển, đời sống văn hóa xã hội ổn định mang đậm bản 9 sắc d©n téc. 2.Tình hình nước ta dưới các triều Ngô, Đinh – Tiền Lê. 2.1 Về cơ sở kinh tế: -Chế độ chiếm hữu ruộng đất của làng xã là chủ yếu. Nhà nước đã: + Chia lại ruộng cho nhân dân các làng xã theo tập tục để cấy cày, hàng năm nộp thuế cho nhà nước. +Phong cấp ruộng đất cho các quan lại có công. +Sử dụng một số diện tích ruộng đất để tế lễ gọi là tịch điền. Tịch điền thuộc quyền sở hữu của nhà vua và nhà nước do những kẻ tù tội cấy cày và nộp toàn bộ thu hoạch cho nhà nước. Hàng năm vào mùa xuân Vua tổ chức cày tịch điền (tự mình cày vài đường) để khuyến khích nhân dân sản xuất. + Chú ý đào vét các sông kênh. +Sử dụng cày sắt trong sản xuất. +Tổ chức khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất. +Tổ chức một số quan xưởng chuyên chế tạo các sản phẩm phục vụ cho các tầng lớp vua quan. +Phát triển các nghề cổ truyền trong nhân dân. +Phục hồi lại một số nghề đã mất như rèn đúc, khai khoáng, luyện kim. + Việc buôn bán trong và ngoài nước được chú trọng.Các trung tâm như Long Biên, Hoa Lư, Tống bình buôn bán sầm uất. Tại các địa phương hình thành một hệ thống chợ thậm chí có nơi đã thành lập được trung tâm thương mại của vùng. +Việc buôn bán với nước ngoài cũng được đẩy mạnh. Thuyền buôn của nhiều nước cập bến buôn bán với nước ta. 2.2.Kết quả: - Nền kinh tế nước ta đã phục hồi và phát triển -Các ngành kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đã góp phần củng cố chính quyền trung ương tập quyền, ổn định xã hội và đặt nền móng cho quốc gia độc lập, tự chủ lâu dài. 3.Các kế sách để bảo vệ và củng cố nền độc lập: 3.1 Về quân sự: *Quân đội: -Được chú ý xây dựng có sức mạnh để bảo vệ triều đình và chống giặc ngoại xâm.Quân đội gồm 10 đạo, mỗi đạo 10 quân, mỗi quân 10 lữ, mỗi lữ 10 tốt, mỗi tốt 10 ngu, mỗi ngu 10 ng??i. Quân đội được đội mũ da dê, bốn bề khâu giáp vào nhau, trên hẹp dưới rộng, chóp phẳng. - ở kinh thành có hai loại quân: + Cấm quân: quân triều đình bảo vệ vua và kinh thành, chia làm 6 quân có khoảng 300 người, trên trán đều khắc chữ “thiên tử quân”. Vũ khí có nỏ, mộc, bài, gậy, giáo mác, lao. +Quân địa phương: đóng tại các lộ, luân phiên nhau vừa luyện tập, vừa làm ruộng. 3.2.Pháp luật: 10 -Dưới thời Ngô, Đinh –Tiền Lê (đặc biệt thời Đinh®, Tiền Lê) chúng ta không chỉ phải chống giặc ngoại xâm mà còn phải dẹp nạn phản loạn của những kẻ chống đối. Do vậy tuy nhà nước thời kỳ này chưa có pháp luật thành văn, bộ luật nhà nước chưa được ban hành nhưng các triều Ngô, Đinh – Tiền Lê đã rất chú trọng đến việc thực thi những điều luật nghiêm khắc để trừng trị những kẻ có tội. -Nhà Đinh đã cho đặt vạc dầu lớn ở sân triều và nuôi hổ dữ trong cũi rồi hạ lệnh ai mắc tội sẽ phải chịu phạt cho vào vạc dầu nấu hoặc cho hổ ăn thịt. -Đến thời Lê, vua đã “định luật lệ” nhưng chúng ta không biết được những điều luật đó. 3.3.Ngoại giao: -Các triều Ngô, Đinh –Tiền Lê đều chú ý đến vấn đề giao bang với nước ngoài. +Thời Đinh: Đinh Tiên Hoàng sau khi lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Thái Bình và đã cử sứ bộ sang giao hảo với nhà Tống. Nhà Tống đã phong cho Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương và cử sứ bộ sang phong cho Đinh Liễn làm Giao Chỉ quận vương. Quan hệ giữa nhà Đinh và nhà Tống tốt đẹp đến khi Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị giết chết, nhà Tống nhân cơ hội đó âm mưu thôn tính nước ta. +Thời Tiền Lê: Sau khi đánh tan quân xâm lược Tống, Lê Hoàn đã áp dụng một chính sách ngoại giao thích hợp, kiên quyết bảo vệ lãnh thổ và an ninh biên giới, đề cao tinh thần tự cường dân tộc và đặt quan hệ giao hảo với nhà Tống trên cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên do ta là nước nhỏ nên Lê Hoàn vẫn chấp nhận việc nộp cống cho nhà Tống. 4.Đời sống văn hóa xã hội: -Đời sống xã hội còn thấp, gồm các thành phần: + Giai cấp thống trị có vua, quan và một số nhà sư. +Giai cấp bị trị có: nông dân, thợ thủ công, người làm nghề buôn bán nhỏ và một số ít địa chủ.Nông dân tự do chiếm số đông trong xã hội. Nô tì chiếm số lượng nhỏ. Mọi người sống gắn bó với làng nước. -Đời sống văn hóa cũng đơn giản: nho học đã xâm nhập vào nước ta nhưng chưa tạo được ảnh hưởng đáng kể. Đã có một số nhà sư mở lớp học trong chùa nhưng số người theo học còn rất hạn chế. -Đạo phật được truyền bá rộng rãi, nhà sư được trọng dụng. -Chùa chiền được xây dựng nhiều nơi. -Ra đời và tồn tại nhiều loại hình văn hóa dân gian. 11 Chương II Nước Đại Việt thời Lý (thế kỷ XIt - XII) =>Trong chương II chúng ta cần cho các em củng cố lại những nội dung cơ bản sau. 1.Các đời vua Lý: và quãng thời gian làm vua. 1.1 Lý Thái Tổ làm vua trong khoảng thời gian. ( 1010 -1028) Họ và tên: Lý Công Uẩn. Vua sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất ( 974) tại Châu Cổ Pháp (nay là Bắc Ninh n). Thân sinh của vua không rõ tên. Chỉ biết năm 1010, được vua tôn phong là Hiển Khánh Vương, thân mẫu người họ phạm, được tôn phong là Minh Đức Thái hậu. - Vua lên ngôi tháng 10 năm Kỉ Dậu ( 1009), nhưng bắt đầu đặt niên hiệu riêng từ 1010 nên sử sách vẫn thường tính năm đầu đời Lý Thái Tổ làm vua là năm 1010. - ông làm vua được 18 năm«, mất vì bệnh ngày 3 tháng 3 năm Mậu Thìn năm ( 1028), thọ 54 tuổi. Trong 18 năm làm vua ông chỉ dùng một niên hiệu duy nhất là Thuận Thiên. 1.2.Lý Thái Tông làm vua từ (1028 -1054) -Họ tên thật là: Lý Phật Mã, lại có tên khác là Lý Đức Chính, con trưởng của Lý Thái Tổ, mẹ là Lê Thái Hậu (không rõ tên) - Vua sinh ngày 26 tháng 6 năm Canh Tý ( 1000) tại Hoa Lư (khi thân sinh còn làm quan cho triều Tiền lê). Được lập làm thái tử vào tháng 4 năm Nhâm Tí ( 1012) -Vua lên ngôi ngày 4 tháng 3 năm Mậu Thìn ( 1028), làm vua 26 năm, mất ngày 1 tháng 10 năm Giáp Ngọ ( 1054) vì bệnh, thọ 54 tuổi. 1.3.Lý Thánh Tông làm vua trong khoảng thời gian (1054 -1072) -Họ và tên: Lý Nhật Tôn. -Các bộ chính sử đều ghi chép ông là con trưởng của Lý Thái Tông, mẹ người họ Mai, tước Kim Thiên thái hậu, duy chỉ có sách Đại Việt Sử lược chép vua là con thứ ba của Lý Thái Tông và mẹ là Linh Cảm thái hậu. -Vua sinh ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi ( 1023) tại kinh thành Thăng Long. Được lập làm thái tử ngày 6 tháng 5 năm Mậu Thìn ( 1028). Lên ngôi ngày 1 tháng 10 năm Giáp Ngọ (1054). Vua giữ ngôi 18 năm, mất tháng 1 năm Nhâm Tí ( 1072), hưởng thọ 49 tuổi. 1.4. Lý Nhân Tông làm vua từ năm ( 1072 -1127) -Họ tên: Lý Càn Đức. Vua là con trưởng của Lý Thánh Tông, mẹ là Linh nhân thái hậu (tức bà ỷ lan). Vua sinh ngày 25 tháng 1 năm Bính Ngọ (1066) tại kinh thành Thăng Long. Lên ngôi tháng 1 năm nhâm Tí (1072), làm vua 55 năm, mất ngày 12 tháng 12 năm Đinh Mùi (1127), thọ 61 tuổi. 1.5. Lý Thần Tông làm vua từ năm (1128 -1138) 12 -Họ và tên: Lý Dương Hoán. Vua là cháu gọi vua Lý Nhân Tông bằng bác ruột. Thân sinh của vua là Sùng Hiền Hầu (em ruột Lý Nhân Tônge), thân mẫu là Đỗ phu nhân (không rõ tên). -Vua sinh tháng 6 năm Bính thân ( 1116), đến năm Đinh Dậu (1117) thì được Lý Nhân Tông nhận làm con nuôi. Vua lên ngôi cuối tháng 12 năm Đinh Mùi ( 1127), làm vua 10 năm, mất ngày 26 tháng 9 năm Mậu Ngọ ( 1138), thọ 22 tuổi. 1.6. Lý Anh Tông làm vua từ năm 1 (1138 -1175 ) - Họ và tên thật: Lý Thiên Tộ. Vua là con trưởng của Lý Thần Tông, mẹ là Lê Thái Hậu (không rõ tên). Vua sinh tháng 4 năm Bính Thìn ( 1136), lên ngôi ngày 1 tháng 10 năm Mậu Ngọ ( 1138), làm vua 37 năm, mất vào tháng 7 năm ất Mùi (1175) thọ 39 tuổi. 1.7. Lý Cao Tông làm vua từ năm 1 (1175 -1210) -Họ tên thật: Lý Long Trát, lại có tên khác là Lý Long Cán. -Vua là con thứ 6 của Lý Anh Tông, mẹ là Thụy Châu thái hậu, người họ Đỗ. Vua sinh ngày 25 tháng 5 năm Quý Tỵ ( 1173), lên ngôi vào tháng 7 năm ất Mùi ( 1175), làm vua 34 năm, mất ngày 28 tháng 10 năm Canh Ngọ ( 1210), thọ 37 tuổi. 1.8. Lý Huệ Tông làm vua từ năm 1 ( 1210 -1224). -Họ và tên: Lý Hạo Sảm. Con trưởng của Lý Cao Tông, mẹ là Đàm thái hậu (không rõ tên). Vua sinh tháng 7 năm Giáp Dần ( 1194), được lập làm thái tử vào tháng 1 năm Mậu Thìn ( 1208), lên ngôi cuối năm Canh Ngọ ( 1210), làm vua 14 năm. -Tháng 10 năm Giáp Thân ( 1224), vua truyền ngôi cho con gái thứ là Lý Chiêu Hoàng rồi đi tu ở chùa Chân Giáo (trong thành Thăng long), hiệu là Huệ Quang thiền sư. -Vua mất vào tháng 8 năm Bính Tuất ( 1226), thọ 32 tuổi. 1.9. Lý Chiêu Hoàng làm vua từ năm 1 (1224 -1225) -Họ và tên thật: Lý Phật Kim, lại có tên khác là Lý Thiên hinh nữ. -Lý Chiêu hoàng sinh vào tháng 9 năm Mậu Dần ( 1218), là con thứ của vua Lý Huệ Tông, mẹ là Thuận Trinh thái hậu Trần Thị Dung. Tháng 10 năm Giáp Thân ( 1224), được lập làm thái tử và ngay sau đó thì được truyền ngôi. -Chiêu Hoàng làm vua được hơn một năm, đến tháng 12 năm Ất Dậu ( 1225) Thì nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh (Trần Thái tông). Từ đây Bà là Chiêu Thánh hoàng hậu. -Tháng 1 năm Đinh Dậu (1237) , 19 tuổi, vì lý do không có con bà bị phế và giáng làm công chúa. Người thay địa vị hoàng hậu là bà Thuận Thiên (chị ruột của bàc, trước đã gả cho Trần Liễu là anh ruột của vua Trần Thái Tông). -Tháng 1 năm Mậu Ngọ ( 1258), 40 tuổi, bà được đem gả cho Lê Tần (tức Lê Phụ Trần t), một danh tướng của triều Trần. Bà mất vào tháng 3 năm Mậu Dần ( 1278), sau khi sinh hạ cho Lê Tần hai người con (một trai, một gái), thọ 60 tuổi. -Niên hiệu trong thời gian lên ngôi của bà là Thiên Chương Hữu Đạo ( 1224- 1225). =>Như vậy triều Lý tồn tại 215 năm, với 9 đời vua nối nhau trị vì. Trong 9 đời vua đó có: 13 -Một vua là nữ (Lý Chiêu hoàng) - Người làm vua lâu nhất là Lý Nhân Tông (55 năm) và người làm vua ngắn nhất là Lý Chiêu Hoàng (1 năm) -Vua lên ngôi sớm nhất là Lý Anh Tông (lúc 2 tuổi) và Lý Cao Tông (lúc 3 tuổi). Và vua lên ngôi muộn nhất là Lý Thái Tổ (lúc 36 tuổi) – vua đầu của triều Lý. -Vua thọ nhất là lý Nhân Tông (61 tuổi). Và vua mất sớm nhất là Lý Thần Tông (22 tuổi). 2.Tổ chức chính quyền dưới thời lý: - Nhà Lý được thành lập trong một hoàn cảnh đặc biệt: Nhân dân chán ghét chế độ nhà Tiền Lê suy yếu với những chính sách không phù hợp lòng dân của ông vua cuối cùng triều Lê – “Lê Long Đĩnh”. Do vậy, sau khi thành lập, các vua Lý đã chú trọng xây dựng và củng cố chính quyền từ trung ương đến địa phương. -Trung ương: +Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm mọi quyền hành. Các vua Lý đã dùng nhiều biện pháp để quý tộc hóa và quan liêu hóa dòng họ Lý để tạo ra một hoàng tộc lớn nắm giữ chức vụ chủ chốt của chính quyền. +Vua phong chức tước cho con cháu, những người thân trong họ hàng và những người có công tôn phù. Giúp việc cho vua là các quan đại thần, các quan văn võ. +Vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối. Các chức vụ quan trọng đều cử người thân cận nắm giữ. -Địa phương: +Nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ. Dưới lộ, phủ là huyện rồi hương, cắt đặt các chức quan tri phủ, tri châu (Con cháu vua hoặc các đại thần cai quản). Việc bố trí lại đơn vị hành chính ở địa phương là một công việc cải tổ hành chính có quy mô lớn góp phần vào công cuộc quản lý toàn diện đất nước. 3.Những việc làm của nhà Lý để củng cố và bảo vệ nền độc lập thống nhất quốc gia. -Nhà Lý là một triều đại phong kiến hưng thịnh trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Nó tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử. Sở dĩ triều đại này trường tồn là do họ có những biện pháp thích hợp để củng cố và bảo vệ sự thống nhất độc lập của quốc gia. -Nhà lý đã áp dụng những biện pháp sau: -Những kẻ có tội bị xử phạt nghiêm khắc. -Xây dựng quân đội hùng mạnh: -Quân đội chia làm hai bộ phận: +Cấm quân (quân đóng ở kinh thành) được tuyển chọn từ những thanh niên khỏe mạnh trong cả nước. Nhiệm vụ của đội quân này là bảo vệ vua và kinh thành +Quân địa phương:( quân lộ, phủ) được tuyển chọn trong số những thanh niên trai tráng ở làng xã.nhiệm vụ của quân đội này là canh phòng các lộ, phủ. + Ngoài hai bộ phận quân đội trên còn có hương bình và dân binh ở đồng bằng và thổ binh ở miền núi.Đây là lực lượng dân chúng vũ trang được động viên trong thời chiến. 14 -Nhà Lý chú trọng quản lý và kiểm kê nhân khẩu để tự tuyển binh lính .Tất cả đinh nam từ 18 tuổi trở nên được biên vào cuốn sổ màu vàng gọi là Hoàng Nam. Tất cả những thanh niên này đều được ghi vào sổ quân nhưng nhà nước trong thời bình chỉ gọi một số đinh nam trai tráng vào quân đội, số còn lại khi cần sẽ huy động nhanh chóng. Nhà nước còn cấm quân nuôi tư nô là những hoàng nam, ai buôn bán hoàng nam sẽ phải chịu tội. -Nhà Lý thực hiện chế độ “ ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà nông), cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng, khi cần sẽ điều động. - Quân đội của nhà Lý có hai bộ phận: quân bộ và quân thủy. Trong quân bộ, ngoài bộ phận bộ binh là chính còn có kị binh, tượng binh và lính cung nỏ. Quân thủy có những hạm thuyền lớn. -Quân đội được luyện tập chu đáo, ở kinh thành có khu giảng tập binh pháp, Có nơi huấn luyện võ thuật, cung nỏ. -Có những chính sách phù hợp đối với các dân tộc miền núi: -Vùng miền núi, sát biên giới là vùng xa nên ảnh hưởng của triều đình chưa sâu đậm. Chính quyền miền núi vẫn chủ yếu nằm trong tay các thủ lĩnh địa phương. Vùng đất này lại quan trọng vì nó sát với biên giới dễ bị tấn công chia cắt. *Nhà lý đã rất chú trọng quản lý vùng đất này bằng hai biện pháp; - “Ràng buộc” các tù trưởng miền núi bằng cách gả công chúa cho họ. (ràng buộc bằng quan hệ gia đình) -Kiên quyết đem quân lên trấn áp những ai có hành động chống đối. *Có những chính sách phù hợp với các nước láng giềng. -Giữ quan hệ bình thường với các nước làng giềng, tạo điều kiện cho nhân dân nhân dân hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán. -Khi nước láng giềng có hành động quấy phá, xâm lược thì kiên quyết chống trả với những kế sách phù hợp. 4.Kế sách đánh giặc của nhà Lý: Trong thời gian trị vì, vào những năm 1075 đến 1077 nhà Lý đã phải tổ chức chống lại cuộc xâm lược của nhà Tống. Trước hết học sinh cần nhớ lại một số nét về nhà Tống (xem lại kiến thức bài 4 “ Trung Quốc thời phong kiến”.x Và học sinh tham khảo thêm những nội dung sau: Nhà Tống là một triều đại cai trị ở Trung Quốc từ 960- 1279. Việc thành lập nhà Tống đánh dấu sự tái thống nhất Trung Quốc lần đầu tiên kể từ khi nhà Đường sụp đổ năm 907. Những năm giữa giai đoạn đó, được gọi là thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, là khoảng thời gian chia rẽ giữa miền bắc và miền nam cũng như sự thay đổi nhanh chóng của các thể chế cầm quyền. Người sáng lập ra nhà Tống, Triệu Khuông Dẫn, cũng được gọi là Tống Thái Tổ, đã xây dựng nên một hệ thống quan lại Trung ương tập quyền có hiệu quả với các quan chức có học thức xuất phát từ bình dân. Các lãnh chúa quân phiệt địa phương và hệ thống quan lại riêng của họ bị thay thế bằng các quan chức do trung ương chỉ định. Hệ thống cai trị dân sự này dẫn tới sự tập chung quyền lực to lớn trong tay hoàng đế và triều đình trung ương mạnh hơn nhiều so với triều đại trước đó. 15 Nhà Tống đã phát triển nhiều thành phố lớn không chỉ với mục đích hành chính mà còn đóng vai trò trung tâm thương mại, công nghiệp và hàng hải Tầng lớp quan lại học giả - còn gọi chung là quân tử – sống tại các địa phương cùng các chủ tiệm, thợ thủ công và nhà buôn. Một nhóm bình dân giàu có - tầng lớp buôn bán - bắt đầu nổi lên khi kỹ thuật in phát triển dẫn tới mở rộng giáo dục, tăng trưởng kinh tế tư nhân, và nền kinh tế thị trường bắt đầu kết nối các tỉnh ven biển vùng trung tâm. -Việc sở hữu đất đai và tiến thân bằng con đường quan lại không còn là những những phương tiện uy nhất để làm giàu và tăng uy thế. -Sự phát triển của tiền giấy và một hệ thống thuế thống nhất đồng nghĩa với sự phát triển của một hệ thống thị trường toàn quốc thực sự. -Về mặt văn hóa nhà Tống có mức phát triển cao hơn nhiều so với những thế kỷ trước đó, không chỉ gồm những bước phát triển đã có từ thời nhà Đường như quan niệm về người thông thạo bách nghệ, gồm cả tính chất học giả, nhà thơ, họa sĩ và quan lại mà còn cả về việc ghi chép sử, họa, thư pháp và cả sứ tráng men. -Các học giả nhà Tống tìm cách giải nghĩa mọi vấn đề triết học và chính trị trong những tác phẩm khổng giáo cổ điển . Việc này khiến sự quan tâm tới các tư tưởng khổng giáo và xã hội thời cổ lại tăng lên, trùng khớp với giai đoạn giảm sút ảnh hưởng của phật giáo, mà người Trung Quốc coi là ngoại lai và không mang lại nhiều tư tưởng hành động thực tế chính trị cũng như cách giải quyết các vấn đề trần thế. Sớm phát hiện được mưu đồ của kẻ thù, nhà Lý đã tiến hành các biện pháp đối phó phù hợp với từng giai đoạn của cuộc chiến. -Khi phát hiện âm mưu của kẻ thù: + Nhà Lý đã chọn người tài giỏi chỉ huy chiến đấu (Lý Thường kiệt) + Cho quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm. + ổn định địa phận phía Nam (Đem quân đánh Chăm Pa §) + Phong thêm chức tước cho các tù trưởng miền núi. - Khi thấy kẻ thù ráo riết chuẩn bị xâm lược - Chủ trương “ tấn công trước để tự vệ” => đem quân đánh sang đất Tống. - Sau khi đạt được mục tiêu (tiêu diệt sinh lực địch, làm chúng hoang mang và khó khăn trong việc tấn công xâm lược ta.) Lý Thường Kiệt cho quân rút về nước. Ông hạ lệnh cho các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng (mai phục ở những vị trí hiểm yếu, xây dựng phòng tuyến…) - Khi kẻ thù tấn công xâm lược có kế sách đánh địch linh hoạt. - Kẻ thù quá mạnh. Ta chỉ cho đánh những trận nhỏ để cản bước tiến của chúng. - Ta chặn đánh quân thủy của địch ở vùng biển không cho chúng tiến sâu vào hội quân với quân bộ. - Ta tiêu diệt đoàn thuyền lương của địch để gây khó khăn cho chúng trong cuộc chiến. - Khi địch không tấn công phòng tuyến Như Nguyệt ta dũng cảm chiến đấu đánh bật chúng về bên kia sông. - Khi địch không tiến được phải đóng quân lại bờ bắc phòng tuyến Như Nguyệt ta đã tuyên truyền làm địch mát tinh thần chiến đấu. 16 - Khi địch hoang mang, suy yếu ta tổ chức tấn công. - Địch thua to nhưng ta lại mềm dẻo kết thúc chiến tranh bằng giảng hòa để xây dựng tình hòa hiếu sau này. 5.Tình hình kinh tế nước ta dưới thời Lý. Nông nghiệp Thủ công nghiệp Thương nghiệp -Ruộng đất: thuộc quyền -Khuyến khích thủ công -Buôn bán trong nước sở hữu của nhà vua nhưng nghiệp dân gian phát phát triển với hệ thống chia cho nông dân canh triển, các ngành chăn tằm, chợ búa sầm uất. tác và có nghĩa vụ nộp ươm tơ, dệt lụa, làm đồ -Buôn bán với nước ngoài thuế cho nhà nước. gốm, xây dựng đền đài, cũng được mở mang hơn - Vua lấy một số đất công cung điện, nhà cửa rất trước.Ngoài việc buôn làm nơi thờ phụng, tế lễ phát triển. bán ở các chợ ven biên hoặc phong hoặc phong - Các nghề làm đồ trang giới còn cho mở rộng cấp cho con cháu, những sức bằng vàng bạc, nghề thêm nhiều chợ ở vùng người có công, hay xây làm giấy, nghề in bản gỗ, hải đảo để tăng cường đền chùa. nghề đúc đồng, rèn sắt, buôn bán bằng đường -Nhà Lý có nhiều biện nhuộm vải đều được mở biển. pháp khuyến khích nông rộng. nghiệp phát triển, vua cày địch điền, khuyến khích khai khẩn đất hoang, tiến hành đào kênh mương, khai ngòi, ban hành luật bảo vệ sức kéo. Kết quả: nhiều năm mùa Kết quả; có nhiều mặt màng bội thu hàng tinh xảo (gấm vóc) nhiều công trình nổi tiếng (chùa một cột, chuông Quy Điền, Tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh.. Kết quả: Thăng long trở thành một trung tâm kinh tế và buôn bán phát triển. Cảng Vân Đồn sầm uất.Thuyền buôn của nước ngoài ra vào tấp nập. 6. Tình hình văn hóa xã hội nước ta dưới thời Lý Có thể xây dựng bảng hệ thống kiến thức sau Các tầng lớp Thời Tiền Lê Thời Lý xã hội 1.Vua, quan Tạo thành bộ máy thống trị Bộ phận chính trong giai văn võ cấp thống trị số lượng rất ít, vẫn là tầng lớp bị trị Số lượng khá đông đảo trong xã hội. bao gồm: quan lại, hoàng 17 2.Địa chủ 3.Nông dân tử, công chúa, một số nông dân nhiều ruộng -Một số cày cấy ở ruộng Là những người dân tự do, cày ruộng công, làng, xã. công làng xã, quyền lợi gắn bó với làng nước -Một số nông dân nghèo. 4.Thợ thủ -Đã tương đối phát triển bởi một số công, thương trung tâm buôn bán và chợ quê được nhân. hình thành tại các địa phương. Quan hệ bang giao Vệt –Tống được thiết lập. Còn ít 5.Nô tì 6.2.Về giáo dục và văn hóa -Về giáo dục; Chủ trương của Biện pháp thực hiện nhà nước -Đông đảo hơn trước do buôn bán trong và ngoài nước rất phát triển. Ta không chỉ buôn bán giao lưu với nhà Tống mà còn mở rộng ra buôn bán với nhiều nước trong khu vực Đông Nam á. Đông hơn gồm tù binh hoặc người tù tội nặng hay những người phải nợ nần bán thân. Kết quả -Chú trọng phát -Năm 1070, xây dựng Văn Miếu. triển giáo dục -Năm 1075, khoa thi đầu tiên được tổ chức để tuyển chọn quan lại. -Năm 1076 mở Quốc Tử Giám cho -Có nhiều nhân tài. con em quý tộc đến học. -Sau đó nhà Lý mở rộng cho con em quan lại hoặc những người giỏi trong nhân dân đến học tại Quốc Tử Giám. -Về Văn hóa: Việc làm của nhà Lý -Các vua Lý Tôn sùng đạo phật, cho xây dựng nhiều chùa tháp, đúc chuông, tô tượng, dịch kinh phật, soạn sách Phật. -Chú trọng phát triển các loại hình văn hóa dân gian: hát chéo, múa rối, đá cầu 18 Kết quả -Đạo Phật được tôn sùng.Chùa chiền mọc lên ở nhiều nơi với nhiều công trình nổi tiếng (Chùa Một cột, Tháp Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Vạc Phổ Minh…) Số lượng nhà sư rất đông trong đua thuyền. xã hội (hơn 1000 người ở Thăng Long -Xây dựng nhiều công trình kiến trúc làm sư) độc đáo, có quy mô lớn. -Văn nghệ dân gian phát triển. Đời sống tinh thần của nhân dân phong phú. Mùa xuân khắp nơi mở hội. -Có nhiều công trình có giá trị tồn tại đến ngày nay. =>Tạo nên một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc; Văn hóa Thăng Long. Chương III Nước đại việt thời trần (Thế kỷ xiii - XIV ) Trong chương này Giáo viên cần tập chung ôn lại cho học sinh những vấn đề sau. 1.Nhà Trần thay thay thế nhà Lý - một tất yếu lịch sử. -Những biểu hiện suy yếu của nhà Lý đầu thế kỷ XIII +Chính quyền không còn chăm lo đến đời sống nhân dân như trước, vua quan lao vào ăn chơi sa đọa. + Các thế lực phong kiến ở các địa phương đánh giết lẫn nhau làm triều Lý thêm suy yếu, xã hội rối loạn. + Các nước từ phía Nam đem quân vào cướp phá (Cham Pa có lần đánh lên kinh thành Thăng long, vua Lý phải bỏ chạy); đế quốc mông Cổ thành lập đã xâm lược và thống trị nhiều nước ở Châu á, châu âu. 19 + Nhà Lý phải dựa vào nhà Trần để chống lại các thế lực nổi loạn tạo điều kiện và thời cơ cho họ Trần thay thế nhà Lý. + Thời điểm đầu thế kỷ XIII nhà Lý đã hết vai trò lịch sử đối với dân tộc và lúc đó chỉ có họ Trần đủ sức mạnh chống lại các lực lượng nổi loạn. =>Nhà Trần thay thế nhà Lý quản lý đất nước là tất yếu cần thiết để ổn định tình hình chính trị, xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng và bảo vệ đất nước. Thực tế lịch sử đã chứng minh, nhà Trần đưa dân tộc Đại Việt bước vào trang sử oanh liệt hào hùng, ba lần đánh bại quân xâm lược Mông –Nguyên, đế quốc hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ, củng cố về chính trị, phát triển về kinh tế văn hóa …. Cao hơn so với nhà Lý. 2.Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông –Nguyên của quân dân đại Việt thời Trần. 2.1 Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Thời Tên cuộc khởi Lực lượng quân xâm lược Chiến thắng tiêu gian nghĩa biểu của ta 3 vạn quân do ngột Lương Hợp 1-Kháng chiến Thai chỉ huy Chiến thắng Đông 1258 chống quân mông Bộ Đầu cổ lần 1 -Ta giành thắng lợi. 1285 1288 -Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần hai -50 vạn quân do thoát Hoan chỉ huy kết hợp với quân do Toa Toa Đô chỉ huy từ Champa đánh lên. - Kháng chiến -30 vạn quân do Thoát Hoan chống quân xâm chỉ huy + hàng trăm thuyền trở lược Nguyên lần 3 lương thực do Trương Văn Hổ chỉ huy, có quân bảo vệ do tướng Ô Mã Nhi lãnh đạo. -Tháng 5- 1285 phản công ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. => Giải phóng Thăng Long -Trận Vân Đồn tiêu diệt đoàn thuyền lương. -4/1288 chiến thắng Bạch Đằng. -Cuộc kháng chiến lần 3 chống quân Nguyên đã thắng lợi vẻ vang. 2.1.Về đường lối chống giặc của mỗi cuộc kháng chiến (cách đánh giặc) *Đường lối kháng chiến chống Mông – Nguyên của nhà Trần: * Đường lối chung: Thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống” tạm rút khỏi kinh thành Thăng Long.Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu của giặc, chuẩn bị chu đáo. *Đường lối riêng: -Chống quân Mông Cổ lần 1 năm 1258. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan