Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công nghệ thông tin Cơ sở dữ liệu Chuyên đề bổ sung kiến thức viễn thông...

Tài liệu Chuyên đề bổ sung kiến thức viễn thông

.DOCX
8
669
129

Mô tả:

Chuyên đề bổ sung kiến thức viễn thông
CHUYÊN ĐỀ BỔ SUNG KIẾN THỨC VIỄN THÔNG  Phần bồ sung kiến thức trên bao gồm các nội dung : 1. Phân tích thông số KPI cơ bản . 2. Config Ampli. 3. Đo Logfile. 4. Đo công suất phát của BTS. 5. Yêu cầu kĩ thuật và chuẩn phòng máy Viễn Thông. sau đây là nội dung chi tiết của từng phần : 1. Phân tích thông số KPI cơ bản . + KPI (Key Performance Indicator): là 1 tập hợp các thông số để đánh giá chất lượng hệ thống mạng. Sau khi thu thập dự liệu KPI của nhà mạng gửi , chúng ta cần phân tích để bước đầu có những phán đoán sơ bộ về lỗi. Đồng thời có thể đưa ra hướng khắc phục. gồm các thông số chính sau:  Tỉ lệ cuộc gọi thiết lập được (CSSR) = số cuộc gọi thiết lập được / tổng số cuộc gọi cần thiết lập.  Tỉ lệ cuộc gọi bị rớt (CDR) = số cuộc gọi bị rớt / tổng số cuộc gọi thiết lập được.  Tỉ lệ kênh SDCCH bị rớt (SDR) = số kênh SDCCH bị rớt / tổng số kênh SDCCH thiết lập được. o Kênh SDCCH: là 1 kênh báo hiệu quan trọng, sử dụng trong các trường hợp sau: Khi khách hàng gửi/nhận tin nhắn, tin nhắn sẽ được mang đi trên kênh này. Khi máy của khách hàng tự động thông báo vị trí cho mạng biết (thường gọi là cập nhập vị trí) Khi khách hàng thực hiện cuộc gọi, kênh này sẽ được sử dụng cho việc trao đổi, thông báo qua lại giữa mạng và máy của khách hàng, trước khi khách hàng được cấp 1 kênh lưu lượng (TCH )  Tỉ lệ kênh SDCCH bị nghẽn (SCR) = số yêu cầu cấp kênh SDCCH nhưng không được / tổng số yêu cầu cấp kênh SDCCH.  Tỷ lệ truy nhập ngẫu nhiên thành công (RASR):= (Tổng số lần truy nhập ngẫu nhiên thành công/Tổng sổ lần truy nhập ngẫu nhiên)  Tỉ lệ kênh TCH bị nghẽn (TCR) = số yêu cầu cấp kênh TCH nhưng không được / tổng số yêu cầu cấp kênh TCH (thường được tính trong giờ peak) o Giờ Peak : giờ mà lưu lượng của mạng lớn nhất (thường là giờ thuê bao gọi nhiều nhất )  Tỉ lệ chuyển giao thành công (HOSR) = số lần thuê bao di chuyển thành công từ cell này sang cell khác / tổng số lần yêu cầu di chuyển. Ở đây, chúng ta thấy có những thông số thường gặp như rớt cuộc gọi, không thiết lập được cuộc gọi, chuyển giao cell không thành công. Từ những thông số quan trọng này chúng ta sẽ có những câu hỏi ban đầu như : +tại sao cuộc gọi lại rớt ? +tại sao không handover cell được ? Có thể do: +thiếu neighbour cell +do vùng phủ kém +do mất cân bằng thu phát +mức độ ưu tiên giữa kênh trong và kênh ngoài( trên Tems được thể hiện bởi chỉ số C1, C2 phần GSM ) + do nhiễu :mức thu tốt nhưng nhiễu quá lớn dẫn tới không thực hiện gọi được gây dropcall (thường 3g thì nhiễu Uplink và 2g thì nhiễu ICMB ) Tất cả nhứng phán đoán nguyên nhân được đưa ra sẽ cho chúng ta những phương án xử lý ( đã đề cập đến nội dung trong bài trước ). Nhằm tối ưu hệ thống ! 2. Configure the power Amlifier signal:cấu hình bộ khuếch đại công suất tín hiệu ( viết tắt config Ampli). +Bộ khuếch đại công suất tín hiệu : tín hiệu sẽ bị suy hao khi đi qua các couple, Bộ chia,tới một vị trí nào đó không còn đủ công suất phát ra đến Antena. Chính vì vậy , chúng ta cần sử dụng đến bộ khuếch đại công suất tín hiệu( viết tắt AMPLI) nhằm đảm bảo công suất phát của Antena khi đến những vị trí mới . o Chúng ta cần Config Ampli nhằm đảm bảo công suất đầu vào phải luôn là nhỏ nhất và công suất đầu ra là tương đối. +nếu công suất đầu vào lớn sẽ gây nhiễu toàn hệ thống ( vì tín hiệu vào lớn đồng thời mang nhiễu lớn ,ampli sẽ khuếch đại cả nhiễu ) + công suất đầu ra là tương đối ( khoảng ,38,39 dbm) vì nếu công suất quá thấp sẽ không đảm bảo vùng phủ gây ra những hậu quả nghiêm trọng . một trong những hậu quả kể đến là drop call ( rớt cuộc gọi ). o Để config Ampli chúng ta cần : + máy tính có cài sofware config ampli(hiện đang xài Netop OMT v-2.3) . +dây config . o Những thẻ trong bảng điều khiển hiện lên sau khi log vào Ampli : +Device info (thông tin thiết bị ) : thẻ này cho chúng ta biết thông tin về tên kí hiệu của thiết bị, ngày sản xuất, phiên bản phần cứng, số series , + Monitoring parameters (thông số quan trắc ): thẻ này cho ta biết thông tin về số thiết bị, mã nơi sx… +Alarm en/disable(cảnh báo /vô hiệu hóa): thẻ này cho biết thông tin về nguồn chính, nguồn cho từng bộ phận, cảnh báo acquy yếu, quạt 1, quạt 2 …v..v. Tất cả đã được bật hay chưa. +Alarm status(tình trạng cảnh báo):thẻ này cho biết thông tin cảnh báo về quạt, nguồn, acquy ..vv… có hoạt động bình thường (normal) hay không . +RF setting parameters( các thông số thiết lập ):để thiết lập các thông số tin hiệu cho ampli . +RF status parameters (các thông số trạng thái ):để xem nhưng thông số tín hiệu đã thiết lập Để thiết lập các thông số tín hiệu ta sử dụng thẻ RF setting parameters bao gồm : +ouput signal switch : (tin hiệu ngõ ra ) sau khi search phần này ta biết được có tín hiệu đầu vào hay không . + DL low O/P limit(giới hạn công suất đường xuống thấp nhất) +DL over O/P limit( giới hạn công suất đường xuống cao nhất) +PA temp limit ( giới hạn nhiệt độ quạt chạy để làm mát thiệt bị ) thường để 40 độ +DL ALC limit. +DL Att( downlink atitus ) suy hao đường lên +UL Att( uplink atitus) suy hao đường xuống Suy hao đường lên là mức suy hao từ MS( thiết bị di động), lên antenna và về BTS còn suy hao dường xuống là ngược lại . Ở đây để điều chỉnh công suất đầu ra ta thực hiện SET 2 chỉ số UL att và DL att sao cho công suất ra ở mức tương đối (38,39 dbm với 2G và 32,33dbm với 3G ) , sau khi set xong ta qua thẻ . RF status parameters chọn select all > set để xem các thông số đã thiết lập.  lưu ý chỉ check vào 2 mục cần set , vì mặc định của tất cả các thông số trong mục này khi search là 0, nếu vô ý check hết thì tất cả sẽ trở về 0 ) việc SET công suất đầu ra nhằm đảm bảo công suất phát của antena. Sau khi config Ampli ta tiến hành đo kiểm công suất phát dưới antenna và vùng biên để đảm bảo mức thu .nhưng cần lưu ý không set công suất quá cao vì sẽ gây nhiễu lên hệ thống Ngoài ra chúng ta có thể tính được công suất đầu vào bằng công thức : công thức tính : Pr =Pv +max gain (độ lợi)AMpli – UL att 3. Đo logfile. +Thiết bị dùng để đo logfile bao gồm : laptop ,phần mềm đo sóng Tems, điện thoại sony K800i cũng được tích hợp Tems, dây kết nối laptop và điện thoại, 1 simcard .Map tòa cần đo. +Việc sử dụng phần mềm và cách kết nối thiết bị,mở chương trình, sử dụng các thẻ nào để phục vụ đo 2G,3G ,thiết lập thời gian cuộc gọi thì chúng ta đều đã biết. Nên chúng ta không đề cập tới nữa. Chúng ta có rât nhiều lí do để phải đo logfile bao gồm : Đo khảo sát, nghiệm thu, bảo dưỡng, đo kiểm tra vùng phủ, đo và phân tích để xử lý những sự cố đang gặp như drop call, nhiễu ,….vv.. .Sau đây chúng ta sẽ đi vào từng mục để hiểu rõ hơn :  Đo logfile khảo sát : -tín hiệu sóng outdoor sau khi đi qua các lớp vật chất như tường gạch , cửa kính , tường bê tông cốt thép của tòa nhà sẽ bị suy hao rất lớn dẫn tới MS không thể thiết lâp cuộc gọi được hoạc chập chờn dẫn tới drop call khi ta ở bên trong tòa nhà đó.Vì vậy, Chúng ta phải xây dựng hệ thống IBS( inbuilding system) nhằm tối ưu tín hiệu bên trong tòa nhà , đảm báo chất lượng thoại và các dịch vụ DATA khác. Trước khi chúng ta xây dựng được hệ thống Inbuilding thì sóng trong tòa nhà rất yếu . - Sau khi hoàn tất các thao tác chuẩn bị đo ,chúng ta thực hiện gọi và di chuyển liên tục ra vùng biên,thang bộ , thang máy và các vị trí khác trong tòa nhà. Logfile khi chúng ta đo sẽ thể hiện rất rõ điều này. Mức thu rất thâp. Hình ảnh đo khảo sát trước khi phủ sóng Inbuilding .  Đo nghiệm thu, bảo dưỡng định kì . -Sau khi hệ thống inbuilding xây dựng hoàn thiện và đi vào phát sóng ,chúng ta tiến hành đo logfile để làm hồ sơ nghiệm thu . -Ta tiến hành thực hiện cuộc gọi và di chuyển liên tục đến các vị trí dưới antenna, vùng biên, thang bộ, vào thang máy,và các góc khuất của tòa nhà. Thực tế cho thấy, tín hiệu trong tòa nhà sau khi được phủ sóng rất tốt: +mức thu dưới antenna thường nhỏ hơn -45dbm +mức thu vùng biên nhỏ hơn -70dbm +mức thu trong thang bộ,thang máy thường nhỏ hơn -80dbm Hình ảnh sau khi phủ sóng trong tòa nhà và đo logfile nghiệm thu. + chất lượng thu (Rxqual ) luôn ổn định ở mức 0,14dbm + chất lượng thoại (SQI) giao động trong khoảng 27dbm đến 30dbm + chỉ số nhiễu trên sóng mang ( C/I ) dao động từ 22 dbm đến 25dbm -nếu logfile nghiệm thu mà mức thu yếu, không đạt các chỉ số như yêu cầu trong phạm vi cho phép của nhà mạng chứng tỏ hệ thống inbuilding của chúng ta chưa tốt .Cần phải tìm ra nguyên nhân để xử lý gấp trước khi đo vì nếu gửi hồ sơ không đạt sang nhà mạng thì sẽ bị trả về, không duyệt hồ sơ gây ảnh hưởng đến công tác nghiệm thu và thu tiền .  Đo kiểm tra vùng phủ . -sự khác biệt giữa đo kiểm tra vùng phủ với đo nghiệm thu , bão dưỡng hay đo khảo sát là việc ngoài chế độ thực hiện gọi khi đo ,chúng ta còn đo thêm chế độ không thực hiện gọi ..Chúng ta đo 2 Logfile riêng biệt. 1 bấn gọi và 1 không bấm goi nghĩa là đo ở chế độ IDLE Mode( chế độ không hoạt động) nhưng vẫn Pinpoint trên Logfile . -Tại sao phải đo cả 2 chế độ ? vì đo gọi để xem chất lượng cuộc gọi (SQI). nếu Rxqual kém thì vẫn rớt cuộc gọi mà nếu đo ở chế độ Idle thì không thấy được. -Lần lượt đi về các hướng của cell đến khi nào không thu được tín hiệu của cell hoặc MS được chuyển sang phục vụ bởi cell khác thì dừng lại. -Trong trường hợp muốn đo vùng phủ thực tế của cell mà không muốn MS chuyển sang phục vụ bởi cell khác thì ta có thể lock tần số của cell cần đo o trên thanh công cụ ta chọn Equipment prorerties >GSM IDLE mode > Lock on > All channels>kênh cần lock > Apply > Ok.và đi về các hướng của cell đến khi nào không thu được tín hiệu của cell thì dừng lại. -ở chế độ Idle mode chúng ta chỉ thấy được Rxlev( mức thu) của cell indoor và cell neighbour mà không thấy được các thông số khác như Rxqual, SQI…vv 4. Đo công suất phát của BTS . BTS IN Modem OUT Load JDSU SƠ ĐỒ KHỐI -ngõ ra của Modem mặc định phải sử dụng tải (load)  Lưu ý : không nên sử dụng Antena hay đưa vào trực tiếp DAS do công suất phát từ BTS không thể phối hợp trở kháng với Antena gây ra sóng dội quay ngược lại Modem làm cháy .  Quy trình: -phải gắn Load vào Modem trước . -gắm Modem vào máy đo và thiết lập thông số đo công suất phát . -sau cùng mới gắn vào BTS. 5. Yêu cầu kĩ thuật và chuẩn phòng máy Viễn Thông.  Xây dựng phòng máy: -Độ cao tối thiểu 2,5m(theo độ cao tầng hầm) -tường gạch tối thiểu 200mm -Cửa ra vào là cửa sắt thép 2 lớp chống cháy -Nâng nền, lóp gạch men 400*400 bên trong phòng máy cao 100mm so với mặt sàn hoàn thiện -bả bê,sơn tường bên trong ,ngoài và trần .  Hệ thống điện AC: -Phòng máy được trang bị CB100A 3 Pha. -Điện phòng máy cần được đấu nối vào máy phát điện tòa nhà phòng khi cúp điện. -Cáp nguồn sử dụng là cáp 3 pha Cadivi 3*22 +1*16 -Dòng điện tiêu thụ các thiệt bị bên trong phòng viễn thông bao gồm: +hệ thống chiều sang,tủ cảnh báo,2 máy điều hòa (sử dụng 40A) +Thiết bị 2G+3G các nhà mạng, thiết bị truyền dẫn, tổ Acquy, bình ( sử dụng 60A)  Hệ thông tiếp đất: -Điện trở tiếp đất không lớn hơn 4 Ohm. -Cáp đất nối từ hệ thống tiếp đất đến Bar đồng tiếp đất trong phòng máy và sử dụng loại cáp Cadivi tiết diện 70 mm2  Lưu ý : chủ đầu tư sẽ hỗ trợ làm những việc sau: -Xây dựng phòng máy như yêu cầu trên -cung cấp nguồn 3 pha,vị trí đấu nối vào CB 3pha 100A -điện phòng máy được đấu vào nguồn ưu tiên của tòa nhà -Vị trí nồi đất của tòa nhà -vị trí đặt cục nóng máy lạnh điều hòa ( 2 cái) -vị trí thoát nước máy lạnh điều hòa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan