Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyển biến về kinh tế - xã hội huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (1986 - 2010)...

Tài liệu Chuyển biến về kinh tế - xã hội huyện võ nhai tỉnh thái nguyên (1986 - 2010)

.PDF
130
185
82

Mô tả:

9 NGUYÊN ĐẠI HỌC THÁI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ VIỆT HỒNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN (1986 - 2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thái Nguyên - Năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ VIỆT HỒNG CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÕ NHAI TỈNH THÁI NGUYÊN (1986 - 2010) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã Số: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hoàng Ngọc La Thái Nguyên - Năm 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một công trình khác. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2013 Tác giả luận văn Hà Việt Hồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Lịch sử, đặc biệt là những thầy cô giáo ở chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, những người đã giảng dạy và động viên tôi trong suốt hai năm học vừa qua giúp tôi hoàn thành nghiên cứu và hoàn thiện nghiên cứu đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Hoàng Ngọc La, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi sưu tầm tài liệu và tham gia đóng góp ý kiến về chuyên môn trong quá trình nghiên cứu. Luận văn này là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học song do điều kiện năng lực và thời gian còn hạn chế, đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những sơ suất, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp, bổ sung của các thầy cô và các bạn để công trình thêm hoàn thiện Tác giả luận văn Hà Việt Hồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn .......................................................................................................... i Lời cam đoan ...................................................................................................... ii Mục lục ..............................................................................................................iii Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt .................................................................... v Danh mục các bảng, các hình............................................................................ vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chƣơng 1 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÕ NHAI TRƢỚC NĂM 1986........................................................................................... 9 1.1. Khái quát về huyện Võ Nhai ..................................................................... 9 1.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 9 1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................... 14 1.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai trước năm 1986 .................... 19 1.2.1. Tình hình kinh tế ................................................................................ 20 1.2.2. Tình hình xã hội ................................................................................. 25 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................... 29 Chƣơng 2 CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ HUYỆN VÕ NHAI TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2010).................................................................. 30 2.1. Huyện Võ Nhai trong thời kì đổi mới đất nước ...................................... 30 2.1.1. Bối cảnh lịch sử .................................................................................. 30 2.1.2. Đường lối đổi mới của Đảng và sự vận dụng của Đảng bộ huyện Võ Nhai ........................................................................................................ 33 2.2. Chuyển biến về kinh tế huyện Võ Nhai .................................................. 35 2.2.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp ................................................................... 35 2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp .................................................... 54 2.2.3. Thương mại - dịch vụ ......................................................................... 59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng...................................................................... 63 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................... 71 Chƣơng 3 CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI HUYỆN VÕ NHAI TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986 - 2010).................................................................. 73 3.1 Giáo dục - đào tạo, văn hóa - thông tin - thể thao .................................... 74 3.1.1. Về giáo dục và đào tạo ....................................................................... 74 3.1.2. Về văn hóa - thông tin - thể thao........................................................ 80 3.2. Y tế - Môi trường ..................................................................................... 84 3.2.1. Về y tế ................................................................................................ 84 3.2.2. Về môi trường .................................................................................... 87 3.3. Lao động - việc làm ................................................................................. 88 3.4. Thu nhập - đời sống ................................................................................. 91 3.5. Thực hiện các chính sách xã hội.............................................................. 95 3.6. Công tác an ninh - quốc phòng ................................................................ 97 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 100 KẾT LUẬN .................................................................................................... 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 106 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ PAM Chính sách quản lý và sử dụng rừng trồng bằng nguồn vốn tài trợ của chương trình lương thực thế giới. VAC Phương thức chăn nuôi kết hợp với nhau và khép kín gọi là vườn + ao + chuồng GDP Tổng sản phẩm quốc nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC BẢNG, CÁC HÌNH Trang Bảng 1.1: Tình hình phân bố đất đai huyện Võ Nhai ........................................ 12 Bảng 1.2: Thống kê các dân tộc ở huyện Võ Nhai - Thái Nguyên .................... 17 Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa từ năm 2000 đến 2010 .............. 44 Bảng 2.2: Diện tích, sản lượng cây ngô lai ........................................................ 45 Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp ................................... 46 Bảng 2.4: Diện tích, sản lượng cây ăn quả ........................................................ 47 Bảng 2.5: Số lượng gia súc, gia cầm .................................................................. 49 Bảng 2.6: Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ......................................................... 50 Bảng 2.7: Sản phẩm Lâm nghiệp chủ yếu..........................................................53 Bảng 2.8: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện ............................... 57 Bảng 2.9: Hoạt động thương mại, khách sạn - nhà hàng và dịch vụ trên địa bàn huyện ........................................................................................... 63 Bảng 2.10: Đường ô tô, điện thoại đưa đến các xã và tình hình xây dựng trường tiểu học, trung học cơ sở ở xã, thị trấn 2006 - 2010 ............ 68 Bảng 3.1: Số trường, giáo viên và học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Võ Nhai (từ năm 2005 đến năm 2010) .............................................. 80 Bảng 3.2: Cơ sở y tế, giường bệnh và cán bộ y tế trên địa bàn ......................... 85 Hình 2.1: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp 2005 - 2010 ...................... 58 Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 - 2010 ........................... 70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế được coi là thước đo trình độ phát triển của mọi quốc gia trên thế giới. Chính vì thế mà tất cả các quốc gia dù đi theo thể chế xã hội nào thì cũng đều có những chiến lược để phát triển kinh tế của đất nước. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong 10 năm đầu (1976 - 1986) đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai kế hoạch nhà nước 5 năm do Đại hội IV (12/1976) và Đại hội V (3/1982) của Đảng đề ra, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm, chúng ta gặp không ít khó khăn, yếu kém, cả sai lầm, khuyết điểm. Khó khăn của ta ngày càng lớn, sai lầm chậm được sửa chữa, đưa đến khủng hoảng, trước hết về kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải đổi mới. Đường lối đổi mới của Đảng đề ra lần đầu tiên tại Đại hội VI (12/1986), được điều chỉnh, bổ sung và phát triển tại Đại hội VII (6/1991), Đại hội VIII (6/1996), Đại hội IX (4/2001), Đại hội X (4/2006). Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, đất nước ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn: Thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Võ Nhai là một huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng đặc biệt khó khăn nằm ở phía đông bắc của tỉnh gồm 14 xã và 01 thị trấn với tổng số 170 xóm và 02 tổ dân phố. Huyện nằm dọc theo quốc lộ 1B từ Thái Nguyên đi Lạng Sơn. Võ Nhai có tọa độ địa lý 21036 đến 21056 vĩ độ Bắc và 105045 đến 106017 kinh độ Đông. Phía bắc huyện Võ Nhai giáp huyện Na Rì - Bắc Kạn, phía đông bắc giáp huyện Bắc Sơn - Lạng Sơn, phía nam giáp huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên và Yên Thế - Bắc Giang, phía tây giáp huyện Đồng Hỷ và Phú Lương - Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện theo địa giới hành chính là 845,1 km2. Thị trấn Đình Cả là huyện lỵ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 trung tâm kinh tế - xã hội của huyện cách thành phố Thái Nguyên khoảng 40km về phía đông bắc, cách thị trấn Đồng Đăng - Lạng Sơn khoảng 80km về phía tây. Với vị trí như vậy, ta có thể thấy Võ Nhai có một vị trí chiến lược quan trọng trong những thời kỳ có chiến tranh, là nơi dụng binh hiểm yếu “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”. Từ Võ Nhai, người ta có thể dễ dàng qua Thái Nguyên về Hà Nội, hoặc lên phía bắc qua Lạng Sơn để ra nước ngoài. Ngoài trục giao thông 1B, ở phía tây và tây nam huyện còn có con đường mòn chay từ miền rừng núi Bắc Sơn qua Võ Nhai xuống vùng trung du và về xuôi. Trải qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Võ Nhai đã có nhiều chuyển biến quan trọng về kinh tế - xã hội. Điều đó đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, cũng như sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh địa phương của nhân dân Võ Nhai. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và khó khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sự chuyển biến về kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai trong giai đoạn (1986 - 2010) không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà cả về thực tiễn. Đồng thời, mong muốn góp ý kiến nhỏ bé vào việc gợi mở một số giải pháp và phương hướng phát triển của huyện trong tương lai. Nghiên cứu đề tài này còn để làm rõ hơn truyền thống lịch sử, văn hoá của nhân dân Võ Nhai trong quá khứ và hiện tại. Từ đó, giáo dục thế hệ trẻ của huyện thêm trân trọng, giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó, một số nội dung của luận văn có thể sử dụng để làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy lịch sử địa phương. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn vấn đề “Chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên (1986 - 2010)” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của cá nhân, tập thể, các tổ chức viết về đề tài kinh tế - xã hội. Liên quan đến đề tài là các văn kiện, nghị quyết của Đảng, nhất là văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX có nêu lên hai nội dung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 rất quan trọng, mang tính chất định hướng cho sự phát triển là “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010” và “Phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005”; đặc biệt là “Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000” của Ban chấp hành trung ương Đảng do Nhà xuất bản Sự thật - Hà Nội xuất bản năm 1991. Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm của các nhà lãnh đạo của Đảng và nhà nước viết về vấn đề đổi mới như: “Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và thời đại” của Trường Chinh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1987; cuốn “Sự nghiệp đổi mới của chủ nghĩa xã hội” của Đỗ Mười, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1992; hai cuốn của Nguyễn Văn Linh là “Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1987 và “Đổi mới để tiến lên”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội 1991…Những tài liệu trên đã nêu lên yêu cầu và định hướng đổi mới kinh tế - xã hội cho cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng. Phản ánh quá trình vận động cách mạng, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thực hiện đường lối đổi mới của Đảng ở tỉnh Thái Nguyên, có: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái - tập 1 (xuất bản năm 1980);” “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái - tập 2 (xuất bản năm 1991)” của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Bắc Thái. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên - tập 1 (1936 1965)” (xuất bản năm 2003); “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên - tập 2 (1965 2000) (xuất bản năm 2005)” của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên. Năm 1993, Huyện uỷ Võ Nhai xuất bản “Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai tập I (1930 - 1954)”. Cuốn sách đã giới thiệu về huyện Võ Nhai trong lịch sử, công cuộc chuẩn bị lực lượng, tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cách mạng tháng 8/1945 và tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Năm 2004, huyện uỷ Võ Nhai xuất bản “Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai tập II (1955 - 2000)”. Cuốn sách đã dựng lại quá trình xây dựng, trưởng thành và thành tích lãnh đạo của Đảng bộ trên các lĩnh vực kinh tế - văn hoá - an ninh - quốc phòng, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, và thực hiện công cuộc đổi mới ở huyện Võ Nhai. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Võ Nhai khoá 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 đã đề cập đến các vấn đề kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh - quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân. Các báo cáo đó đã nêu lên những thành tựu, hạn chế, chỉ ra được nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu khoá trước, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và những giải pháp cho nhiệm kỳ tiếp theo nhằm đưa huyện phát triển toàn diện, vững chắc. Báo cáo tổng kết hàng năm của Uỷ ban nhân dân huyện Võ Nhai nêu lên kết quả đạt được về công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường. Trên cơ sở đó, có những đánh giá chung tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm trước, đề ra nhiệm vụ mục tiêu trong năm tới. Hệ thống niên giám thống kê của phòng thống kê huyện Võ Nhai cũng phản ánh tình hình kinh tế - xã hội hàng năm của huyện. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai từ 1986 đến năm 2010. Vì vậy, việc đi sâu tìm hiểu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai 1986 đến năm 2010 là một vấn đề mới mẻ và cần thiết. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai trong thời kì từ 1986 - 2010. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận văn nghiên cứu từ 1986 đến năm 2010. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ sự chuyển biến kinh tế của huyện, luận văn còn đề cập khái quát tình hình kinh tế - xã hội trước 1986. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Về không gian: Luận văn giới hạn trong huyện Võ Nhai thuộc tỉnh Thái Nguyên. Địa giới huyện gồm 14 xã và một thị trấn (Thị trấn Đình Cả). 3.3. Nhiệm vụ đề tài Thứ nhất, khái quát về huyện Võ Nhai: Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, thành phần dân tộc, tình hình kinh tế - xã hội của huyện trước 1986. Thứ hai, nghiên cứu hệ thống, toàn diện những chuyển biến về kinh tế xã hội của huyện từ 1986 đến 2010. Qua đó, rút ra, mặt mạnh và những hạn chế của huyện Võ Nhai trong phát triển kinh tế - xã hội từ 1986 đến 2010. 4. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tƣ liệu Luận văn sử dụng các nguồn tài liệu liên quan tới đề tài gồm: Các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước; các văn kiện, Nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, Huyện uỷ Võ Nhai, Uỷ ban nhân dân huyện Võ Nhai; các số liệu thống kê của các cơ quan kinh tế, văn hóa, giáo dục của tỉnh và huyện Võ Nhai. Luận văn còn kế thừa các nguồn tư liệu, các kết quả nghiên cứu khoa học đăng trên các sách chuyên khảo, bài viết, bài nghiên cứu về đổi mới kinh tế - xã hội đăng trên báo và tạp chí, đặc biệt là các cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên và Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai, ngoài ra còn sử dụng các tài liệu điều tra thực địa. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác như: Thống kê, so sánh, điều tra, phân tích 5. Đóng góp của luận văn Luận văn trình bày hệ thống, sinh động quá trình phát triển, chuyển biến kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai trong giai đoạn (1986 - 2010). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Luận văn đánh giá những thành công của công cuộc đổi mới của huyện Võ Nhai đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế và nêu lên một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai. Với những đóng góp đó, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho Đảng bộ huyện Võ Nhai trong việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Đồng thời, có thể làm tư liệu giảng dạy lịch sử địa phương. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn chia làm 3 chương: Chương 1: Tình hình kinh tế - xã hội huyện Võ Nhai trước năm 1986. Chương 2: Chuyển biến về kinh tế huyện Võ Nhai trong thời kì đổi mới (1986 - 2010). Chương 3: Chuyển biến về xã hội huyện Võ Nhai trong thời kì đổi mới (1986 - 2010). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Chƣơng 1 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN VÕ NHAI TRƢỚC NĂM 1986 1.1. Khái quát về huyện Võ Nhai 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ phác qua quá trình hình thành và sự thay đổi của địa giới hành chính huyện qua các thời kỳ lịch sử. Theo các tác giả trong Địa chí Thái Nguyên và nhà sử học Nguyễn Xuân Minh (chủ biên) trong cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai thì thời thuộc Đường, vùng đất Võ Nhai có tên là huyện Vũ Lễ, thời Lý, Trần có tên gọi là châu Vạn Nhai. Thời thuộc Minh (đầu thế kỷ XV), châu Vạn Nhai lại đổi tên thành châu Vũ Lễ. Đầu thời nhà Lê (đời Lê Thuận Thiên), châu Vũ Lễ rồi thành huyện Võ Nhai, thuộc phủ Phú Bình do phiên thần họ Ma nối đời cai quản. Đến thời Nguyễn (từ 1802) vẫn theo như thế. Đến năm Minh Mệnh thứ 16 (1836), huyện Võ Nhai có 8 tổng, gồm 29 xã, trại, cai trị theo chế độ lưu quan. Đời Đồng khánh (1886 - 1888), huyện Võ Nhai vẫn gồm 8 tổng và 29 xã, trại. 8 tổng ở Võ Nhai lúc này gồm: Lâu Thượng, Lâu Hạ, Tràng Xá, Bắc Sơn, Nhất Thể, Quỳnh Sơn, Tân Tri, Vĩnh Yên. Huyện lỵ thời trước đặt ở xã Lâu Thượng, đến đời Đồng Khánh chuyển vào xã Tràng Xá [1, tr. 7; 67, tr. 987]. Năm 1894, thực dân Pháp cắt các tổng Bắc Sơn, Nhất Thế, Quỳnh Sơn, Tân Lưu, Vĩnh Yên ra khỏi huyện Võ Nhai để lập thành châu Bắc Sơn, thuộc tỉnh Lạng Sơn. Huyện Võ Nhai được đổi thành châu Võ Nhai gồm 06 tổng: Lâu Thượng, Tràng Xá, Phương Giao, Cúc Đường, Thượng Nung, Văn Lãng với 22 xã, 01 phố, 5 trại. Từ đó đến sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 vẫn giữ nguyên như thế. Ngày 25/2/1948, Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký sắc lệnh số: 148/SL bỏ các đơn vị hành chính cấp phủ, châu, quận, tổng. Châu Võ Nhai đổi thành huyện Võ Nhai gồm 17 xã. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Ngày 22/12/1949, theo Nghi định số: 224/ttg của Thủ tướng Chính phủ, thôn Sảng Mộc, xã Yên Hân, huyện Bạch Thông, Bắc Kạn được sát nhập vào xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai. Ngày 01/6/1985, theo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, bốn xã: Tân Long, Hoà Bình, Quang Sơn và Văn Lăng của huyện Võ Nhai được cắt về huyện Đồng Hỷ. Ngày 25/10/1990, theo Quyết định số: 454/TCCP của Ban Tổ chức Chính phủ, thị trấn Đình Cả được thành lập [67, tr.987]. Ngày nay, huyện Võ Nhai gồm 14 xã, 01 thị trấn với tổng số 170 xóm và 02 tổ dân phố 14 xã gồm: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Vũ Chấn, Thượng Nung, Thần Sa, Cúc Đường, Lâu Thựơng, La Hiên, Phú Thượng, Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao, Dân Tiến, Bình Long và thị trấn Đình Cả. Như vậy, ta có thể thấy, châu Vạn Nhai, hoặc huyện Võ Nhai trong lịch sử có địa giới rộng hơn rất nhiều so với ngày nay, bao gồm cả huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn ngày nay và một phần huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Về khí hậu: Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc bộ chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Võ Nhai nằm trong vùng lạnh nhất của tỉnh Thái Nguyên. Nhiệt độ trung bình năm trên 22,4 độ C. Tháng nóng nhất là tháng 7 có nhiệt độ trung bình là 27,8 độ C. Tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình là 14,9 độ C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 3 độ C. Biên độ ngày và đêm là 7 độ C. Chế độ nhiệt và địa hình như trên tạo cho Võ Nhai lợi thế để phát triển các loại cây trồng nhiệt đới như: Hồng, táo, na, cam, quýt, vải, nhãn,… Chịu ảnh hưởng chế độ mưa vùng núi Bắc bộ, mùa mưa Võ Nhai thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.941,5mm và phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào các tháng mùa mưa, khoảng 1.765mm (chiếm 91% lượng mưa cả năm). Lượng mưa lớn nhất thường diễn ra vào tháng 8, trung bình khoảng 372,2mm [67, tr. 985]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Mưa lớn và tập trung gây xói mòn đất, lũ lụt ảnh hưởng tới cây trồng, độ phì nhiêu của đất và các công trình thuỷ lợi, đặc biệt là ở tiểu khu III và I, nơi có địa hình phức tạp, độ dốc cao và bị chia cắt nhiều. Bên cạnh đó các tháng mùa khô có lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước lại rất lớn, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng cho cây trồng, nhất là với cây trồng hàng năm. Nói chung, tuy có phần khắc nghiệt nhưng khí hậu Võ Nhai vẫn tương đối thuận lợi cho phát triển, sản xuất nông - lâm nghiệp. Về địa hình và đất đai: Điểm nổi bật của địa hình Võ Nhai là núi cao, dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và dãy Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Vì vậy huyện có địa hình phức tạp. Vùng núi dốc và núi đá vôi chiếm 92% diện tích tự nhiện. Núi đá vôi tập trung ở phía bắc huyện, còn xuống phía nam độ cao giảm dần. Phần phía nam huyện phổ biến là những núi đất thấp đặc trưng của vùng trung du. Toàn huyện có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 - 800m, đất sản xuất nông nghiệp phân bố ở độ cao 100 - 450m, nhìn chung những vùng đất bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu theo các khe suối, dọc các triền và thung lũng của vùng núi đá vôi. Căn cứ vào địa hình, địa mạo và đất đai, huyện được chia làm 3 tiểu vùng như sau: Tiểu vùng I: Bao gồm các xã, thị trấn dọc Quốc lộ 1B: Thị trấn Đình Cả, các xã La Hiên, Lâu Thượng và Phú Thượng. Đây là vùng thấp nhất của Huyện, có địa hình tương đối bằng phẳng hơn các vùng còn lại, tạo nên bởi những thung lũng chạy dọc theo quốc lộ 1B, hai bên là hai dãy núi có độ dốc lớn. Tiểu vùng II: gồm 5 xã phía Nam: Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao, Dân Tiến và Bình Long. Địa hình đồi núi bát úp, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối, xen kẽ núi đá vôi. Các bãi soi bằng phẳng phù hợp với phát triển cây công nghiệp, cây lương thực và chăn nuôi đại gia súc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Tiểu vùng III: Vùng núi cao bao gồm 6 xã: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Vũ Chấn, Thần Sa và Cúc Đường. Diện tích vùng phần lớn bị chiếm bởi những dãy núi đá vôi hùng vĩ, nhiều khe suối, cảnh đẹp tự nhiên. Vùng này thuận lợi hơn cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, lâm nghiệp, du lịch sinh thái và di tích lịch sử văn hoá. Bảng 1.1: Tình hình phân bố đất đai huyện Võ Nhai Loại đất Diện tích (km2) Đất Đất Đất nuôi Đất phi Đất nông lâm trồng nông chƣa sử nghiệp nghiệp thủy sản nghiệp dụng 845,1 77,24 561,26 1,55 22,13 182,92 100 9,14 66,42 0,18 2,62 21,64 Tổng số Tỉ lệ % Nguồn [ 64 ] Qua bảng thống kê có thể thấy dù là một huyện có diện tích rộng lớn nhất tỉnh Thái Nguyên nhưng tiềm năng đất đai ở Võ Nhai không lớn, lại bị chia cắt mạnh. Đất dành cho phát triển đô thị và giao thông trở nên khan hiếm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố lại dân cư, khu cụm công nghiệp trong tương lai. Đất đai dành cho nông nghiệp ở Võ Nhai nhìn chung không có độ phì nhiêu lớn và đang bị suy thoái mạnh. Dù diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng hiện nay tài nguyên rừng ở Võ Nhai còn lại rất nghèo, phần lớn là rừng non mới phục hồi, mới trồng, trữ lượng còn thấp. Nhưng với sự hỗ trợ của nhà nước và sự tích cực của người dân, trong tương lai gần, tài nguyên rừng vẫn sẽ trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của Võ Nhai. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt tại khu vực 6 xã phía bắc huyện. Khoáng sản: Võ Nhai nằm trong tỉnh Thái Nguyên thuộc vùng sinh khoáng Đông Bắc - Việt Nam thuộc vành đai sinh khoáng tây Thái Bình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan