Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện vi xuyên, tỉnh hà giang từ năm 1986 đến năm 20...

Tài liệu Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện vi xuyên, tỉnh hà giang từ năm 1986 đến năm 2010

.PDF
242
102
133

Mô tả:

LÊ HỒNG SƠN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HỒNG SƠN LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ KHÓA III HÀ NỘI - NĂM 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ HỒNG SƠN CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN NHẬT HÀ NỘI - NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của cá nhân tôi, chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào, những số liệu được đưa ra để chứng minh và đánh giá là trung thực, có cơ sở. Ngoài ra, một số nhận xét, đánh giá hoặc số liệu của các tác giả, cơ quan, tổ chức khác cũng được luận án sử dụng, thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Tác giả Lê Hồng Sơn i LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Văn Nhật, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả hết sức trân trọng sự giúp đỡ quý báu của các thầy, cô giáo trong Khoa Sử học, Học viện Khoa học Xã hội trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tác giả chân thành cảm ơn tới các vị nguyên lãnh đạo huyện, các anh chị lãnh đạo các phòng ban thuộc Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, các đồng nghiệp tại NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã tạo điều kiện về thời gian, nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình sưu tầm tài liệu, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của người thân, bạn bè trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này. ii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội nói chung .......................... 8 1.2. Các công trình đề cập đến lĩnh vực kinh tế - xã hội tại địa phương ......... 13 1.3. Những nội dung luận án kế thừa .............................................................. 22 1.4. Những nội dung luận án cần tiếp tục giải quyết ...................................... 22 CHƯƠNG 2. CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000 2.1. Những yếu tố tác động đến chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Vị Xuyên……. ................................................................................... 24 2.2. Chuyển biến về kinh tế ................................................................. ……….38 2.3. Chuyển biến về xã hội ................................................................ ............. 55 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 68 CHƯƠNG 3. CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 3.1. Những yếu tố tác động đến chuyển biến của huyện Vị Xuyên khi bước vào thế kỷ XXI .........................................................................................70 3.2. Chuyển biến về kinh tế........................................................................ 75 3.3. Chuyển biến về xã hội......................................................................................... 97 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................119 CHƯƠNG 4. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 4.1. Nhận xét ................................................................................................ 121 4.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 131 4.3. Một số đề xuất ........................................................................................... 135 KẾT LUẬN ..................................................................................................................146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................152 PHỤ LỤC .....................................................................................................................168 iii DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ TRONG LUẬN ÁN Hình/ STT Biểu đồ/ Bản đồ Nội dung Trang 1 Hình 2.1. Quy mô dân số và gia tăng dân số huyện Vị Xuyên thời kì 2000 - 2009 30 2 Hình 3.1 Tổng sản lượng lương thực huyện Vị Xuyên 2001 - 2010 và diễn biến bình quân lương thực đầu người qua một số năm 79, 80 3 Hình 3.2. Diễn biến tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp xây dựng trong tổng GDP huyện Vị Xuyên qua một số năm 92 4 Hình 3.3. Tỷ lệ hộ nghèo (2000 - 2010) 107 5 Phụ lục 1. Bản đồ tỉnh Hà Giang, năm 2010 169 6 Phụ lục 2. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên (năm 2010) 170 7 Phụ lục 3. Bản đồ dân cư huyện Vị Xuyên 171 8 Phụ lục 4. Bản đồ phân định xã, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi huyện Vị Xuyên theo trình độ phát triển, đến năm 2010 172 9 Phụ lục 5 . Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Vị Xuyên từ năm 2000 đến năm 2010 173 iv DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN STT Bảng Nội dung Tổng đàn gia súc qua một số năm Trang 1 Bảng 2.1. 2 Bảng 3.1 Cơ cấu kinh tế huyện Vị Xuyên từ 2000 đến 2010 77 3 Bảng 3.2. Diện tích gieo trồng cây lúa, ngô từ 2001 đến 2010 81 4 Bảng 3.3. Diện tích và sản lượng cây chè từ 2001 đến 2010 82 5 Bảng 3.4. Số lượng đàn gia súc chủ yếu ở huyện Vị Xuyên những năm 2001 - 2010 6 Phụ lục 6. Diện tích, dân số và mật độ dân số huyện Vị Xuyên năm 2009 7 Phụ lục 7. Hiện trạng sử dung đất năm 2010 huyện Vị Xuyên 8 Phụ lục 8. Hiện trạng ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (2000 - 2010) v 44 84, 85 174 175, 176 177 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào tháng 12 năm 1986 là một mốc đánh dấu quan trọng có ý nghĩa bước ngoặt trong đổi mới tư duy, lý luận về kinh tế - xã hội. Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đường lối đổi mới của Đảng đã được thể chế hóa thành Hiến pháp, pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển. Quản lý nhà nước về kinh tế được đổi mới từ can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh hành chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh chuyển sang quản lý bằng luật pháp, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các công cụ điều tiết vĩ mô khác. Việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, xóa đói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực. Thực tiễn của công cuộc đổi mới ở Việt Nam cho thấy, việc tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. Bài học và kinh nghiệm của các quốc gia phát triển cho thấy nếu tăng trưởng kinh tế mà không giải quyết tốt các vấn đề xã hội thì sẽ dẫn đến sự mất cân đối trong đời sống xã hội, thậm chí dẫn đến khủng hoảng. Công cuộc đổi mới ở Việt Nam là một sự biến cải xã hội toàn diện trong các quan hệ kinh tế, trong cơ cấu xã hội, trong hệ thống giá trị. Quá trình này tạo nên sự vượt trội về chất ở các chỉ tiêu kinh tế, xã hội so với thời kỳ bao cấp. Lịch sử địa phương là một bộ phận quan trọng của lịch sử dân tộc. Nghiên cứu lịch sử địa phương tức là nghiên cứu về các đơn vị hành chính lớn nhỏ của một quốc gia, nhằm khai thác nét độc đáo, đặc thù của địa phương, những giá trị vật chất, văn hoá tinh thần, với những đóng góp quý báu để xây dựng truyền thống, góp phần bổ sung hoàn chỉnh lịch sử dân tộc. 1 Thấm nhuần tư tưởng chỉ đạo và đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Vị Xuyên nói riêng đã từng bước được thay đổi. Năm 1976, một năm sau ngày thống nhất đất nước, Tuyên Quang và Hà Giang được sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên, cái tên chung Hà Tuyên đã gắn bó đất và người hai tỉnh suốt chiều dài 16 năm. Ngày 1 tháng 10 năm 1991, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, tỉnh Hà Tuyên chính thức được chia tách để tái lập hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Mục đích của việc chia tỉnh là nhằm phát huy được mọi tiềm năng của từng địa phương, đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc. Sau ngày tái lập, tỉnh Hà Giang có những bước đi phù hợp, khẳng định sự phát triển với những kết quả tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực của kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. Xác định là tỉnh vùng cao biên giới, một trong những tỉnh nghèo nhất nước, điểm xuất phát thấp, bởi vậy nghị quyết của các kỳ đại hội từ XI đến XV Đảng bộ tỉnh Hà Giang đều xuyên suốt, chỉ rõ: Phát huy cao độ nội lực tranh thủ cao nhất sự ủng hộ giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, từng bước vượt khó, thoát nghèo, tất cả vì sự phát triển của Hà Giang, vì cuộc sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Huyện Vị Xuyên có vị trí quan trọng đối với tỉnh Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung, phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía đông giáp thành phố Hà Giang và huyện Na Hang (nay thuộc huyện Lâm Bình, Tuyên Quang), phía nam giáp huyện Bắc Quang. Vị Xuyên là huyện rộng lớn nhất trong tỉnh, là điểm đầu của quốc lộ 2 thông với Trung Quốc qua cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ (nay là cửa khẩu quốc tế). Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính, gồm 22 xã và 2 thị trấn, có đường biên giới quốc gia dài 32,6 km, là nơi chung sống của 18 dân tộc anh em. 2 Huyện được đánh giá là một trong những huyện động lực về phát triển kinh tế của tỉnh Hà Giang. Nhân dân Vị Xuyên có truyền thống đấu tranh cách mạng. Huyện đã được Đảng, Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong thời kì đổi mới xây dựng đất nước, nhân dân các dân tộc Vị Xuyên đã đoàn kết, sát cánh bên nhau, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố an ninh biên giới, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xoá đói giảm nghèo, từng bước đưa huyện phát triển hoà nhập chung với sự phát triển của tỉnh và đất nước. Hơn nữa, Vị Xuyên lại có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, tài nguyên phong phú, nguồn lao động khá dồi dào, đường lối chính sách phát triển kinh tế hợp lý, được sự giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh… nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển. Hiện nay, Vị Xuyên là huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP, các ngành kinh tế có bước phát triển tiến bộ. Tình hình phát triển văn hoá xã hội có nhiều chuyển biến, chú trọng nhiều hơn đến chất lượng cuộc sống, hạ dần tỷ lệ hộ đói nghèo, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, an ninh - quốc phòng được củng cố... Để đạt được kết quả đó, Đảng bộ và nhân dân Vị Xuyên đã nỗ lực phấn đấu hết mình trong việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng đã đề ra. Trên cơ sở thực tiễn như vậy, việc đặt vấn đề nghiên cứu về quá trình phát triển kinh tế, xã hội địa phương huyện Vị Xuyên là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn. Trước hết, bởi cấp huyện có vị trí quan trọng trong hệ thống tổ chức các đơn vị hành chính lãnh thổ quốc gia. Trong khi đó, huyện Vị Xuyên lại có vị trí chiến lược đối với việc bảo vệ an ninh và chủ quyền quốc gia trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay và là một huyện miền núi - biên giới giáp với Trung Quốc. Hơn nữa, việc nghiên cứu và nhận diện đầy đủ sự chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện 3 Vị Xuyên từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, từ chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đến quá trình thực hiện, thành quả và những hạn chế trong chỉ đạo và hoạt động kinh tế, xã hội của địa phương này, không chỉ góp phần vào việc phát huy những mặt tốt, những lợi thế và khắc phục những mặt còn hạn chế, mà còn từ đó phần nào có thể đưa ra những khuyến nghị, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhằm xây dựng địa phương Vị Xuyên ngày càng phát triển, văn minh, mà còn sẽ góp phần làm sáng tỏ một phần trong bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang trong giai đoạn hiện nay. Từ xuất phát điểm như vậy, chúng tôi đã chọn vấn đề “Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang từ năm 1986 đến năm 2010” làm đề tài luận án Tiến sĩ lịch sử. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ những chuyển biến về kinh tế, xã hội của huyện Vị Xuyên trong thời gian từ năm 1986 đến năm 2010. - Phân tích những thành công, hạn chế của quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Vị Xuyên từ năm 1986 đến năm 2010, rút ra những nhận xét, đánh giá và đưa ra những đề xuất cho sự phát triển trong thời gian tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu -Trên cơ sở tiến hành sưu tầm và xử lý các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài luận án, chúng tôi tập trung giới thiệu về các yếu tố tác động đến chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Vị Xuyên, bao gồm: vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của địa phương; điều kiện kinh tế, xã hội và dân cư; tình hình quốc tế và trong nước; cũng như chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Hà Giang từ thời điểm đất nước tiến hành công cuộc Đổi mới. 4 - Dựng lại quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang từ năm 1986 đến năm 2010 trên hai góc độ phát triển kinh tế và phát triển xã hội theo hai giai đoạn 1986-2000 và 2001-2010. -Từ việc phân tích những nội dung quan trọng về chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Vị Xuyên trong khung nghiên cứu, chúng tôi rút ra một số nhận xét về vấn đề nghiên cứu, cả trên góc độ những thành công đã đạt được cũng như những hạn chế đã mắc phải trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới; đồng thời làm rõ thêm về nguyên nhân của những thành công và hạn chế đó, cũng như đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của huyện Vị Xuyên hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án có đối tượng nghiên cứu là sự chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Vị Xuyên trong thời kỳ từ năm 1986, khi cả nước bắt đầu thực hiện sự nghiệp đổi mới, đến năm 2010. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài giới hạn trong địa bàn huyện Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang, địa giới hành chính huyện gồm 22 xã và 2 thị trấn, với đặc điểm là huyện miền núi biên giới có sự phân chia theo trình độ phát triển. Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu quá trình huyện Vị Xuyên thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội từ năm 1986 (năm bắt đầu công cuộc đổi mới) đến năm 2010 (năm tổng kết 25 năm đổi mới). Nghiên cứu kinh tế - xã hội là mảng đề tài rộng. Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế về cơ cấu kinh tế và kinh tế ngành (nông - lâm nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ); giới hạn chuyển biến xã hội về y tế, giáo dục, văn hoá thông tin, lao động việc làm và thực hiện các chính sách xã hội. 5 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Về cơ sở lý luận, chúng tôi xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, xã hội, nhất là quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về kinh tế, xã hội thời kỳ đổi mới. - Về phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện chủ yếu là sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp và điền dã. 5. Nguồn tài liệu - Văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới; đồng thời chúng tôi còn dựa vào các văn kiện, các chỉ thị, nghị quyết, các báo cáo tổng kết của Đảng bộ tỉnh Hà Giang, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Vị Xuyên... Đây là những tài liệu mang tính chất cơ sở lý luận, định hướng phát triển chung. - Nhóm tài liệu gốc về kinh tế - xã hội địa phương như: thống kê số liệu của các sở, ban ngành liên quan như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê tỉnh Hà Giang, Phòng Thống kê huyện Vị Xuyên… Đặc biệt là những báo cáo hằng năm về tình hình kinh tế - xã hội của Uỷ ban nhân dân huyện Vị Xuyên và Đảng bộ huyện Vị Xuyên từ năm 1986 đến năm 2010. Đây là nhóm tài liệu hết sức quan trọng giúp chúng tôi dựng lên bức tranh tổng thể của kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên, từ đó triển khai nghiên cứu ở mức độ sâu hơn. Những phân tích, đánh giá về quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội huyện Vị Xuyên về căn bản dựa trên số liệu được xử lý từ nhóm tài liệu này. - Một số tài liệu có tính chất là những công trình nghiên cứu về lịch sử địa phương như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang (3 tập), Lịch sử Đảng bộ huyện Vị Xuyên (1939 - 2000), Hà Giang 20 năm tái lập và phát triển 6 (1991- 2011)...; các luận văn, bài viết được đăng tải trên các tạp chí, báo, cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Giang, cổng thông tin điện tử huyện Vị Xuyên đề cập đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang nói chung và của huyện Vị Xuyên nói riêng giúp chúng tôi có thêm những thông tin cần thiết cũng như những nhận định có thể tham khảo. - Ngoài ra, để phục vụ cho việc nghiên cứu luận án, chúng tôi cũng đã thực hiện nhiều chuyến điền dã ở địa phương để nắm tình hình cũng như thu thập tài liệu. Kết quả của công tác điền dã, đặc biệt là những phỏng vấn hồi cố giúp chúng tôi có thêm nguồn tư liệu cũng như cái nhìn phong phú, đa chiều đối với đề tài luận án. 6. Những đóng góp mới của Luận án - Luận án nghiên cứu một cách hệ thống và tái hiện chân thật quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Vị Xuyên (Hà Giang) trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2010. - Qua việc đánh giá, phân tích chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Vị Xuyên trong những năm từ 1986 đến 2010, luận án nêu lên và làm rõ những thành tựu và hạn chế cần được tiếp tục rút kinh nghiệm nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp để phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế. - Luận án hoàn thành sẽ cung cấp thêm nguồn tư liệu phục vụ việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử, địa lý địa phương. 7. Kết cấu Luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được kết cấu thành 4 chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. - Chương 2: Chuyển biến về kinh tế, xã hội từ năm 1986 đến năm 2000. - Chương 3: Chuyển biến về kinh tế, xã hội từ năm 2001 đến năm 2010. - Chương 4: Nhận xét và một số đề xuất. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Từ trước đến nay vấn đề kinh tế - xã hội cả nước nói chung, ở các địa phương nói riêng, được các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu khoa học thuộc nhiều chuyên ngành quan tâm. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong những năm qua có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt việc đầu tư phát triển kinh tế địa phương đã được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là nhiệm vụ hàng đầu, mang tính lâu dài và tất yếu trên bước đường xây dựng, phát triển đất nước. 1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội nói chung Trong các công trình nghiên cứu về các vấn đề kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới, đầu tiên phải kể đến là tác phẩm Đổi mới kinh tế - xã hội thành tựu, vấn đề và giải pháp, Phạm Xuân Nam (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991. Cuốn sách đã phân tích các lĩnh vực chủ yếu của đời sống kinh tế - xã hội nước ta sau 4 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, qua đó nêu lên những thành tựu đã đạt được, chỉ ra những vấn đề tồn đọng từ lâu hoặc mới nảy sinh và đề xuất một số kiến nghị về giải pháp sắp tới nhằm góp phần vào việc xây dựng, hoàn thiện cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội nước ta đến năm 2000. Cuốn sách Đổi mới kinh tế và phát triển, Vũ Tuấn Anh (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994 đã chỉ ra những nét chính của quá trình đổi mới các chính sách kinh tế, vai trò của nhà nước trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tác động của quá trình đổi mới kinh tế đối với tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, 8 hiện đại hoá, những chuyển biến của cơ cấu xã hội, xu hướng phân tầng xã hội dưới ảnh hưởng của đổi mới chính sách kinh tế… Nguyễn Trọng Phúc trong cuốn Một số kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, đã phân tích đặc điểm nước ta trong thời kỳ quá độ, tổng kết một số chủ trương của Đảng và những thành tựu tiêu biểu mà chúng ta đã đạt được, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước. Sách Kinh tế Việt Nam đổi mới: Những phân tích và đánh giá quan trọng của Nguyễn Văn Chỉnh, Vũ Quang Việt, Trần Vân, NXB Thống kê, Hà Nội, 2002 đã hệ thống hoá số liệu tổng hợp và chi tiết trên phạm vi cả nước và từng vùng, lãnh thổ, phân tích kinh tế về tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, thành phần kinh tế, khu vực thể chế, vùng lãnh thổ và hoạt động tài chính. Năm 2010, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay do Tạ Ngọc Tấn làm Chủ biên. Cuốn sách là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học trọng điểm cấp Nhà nước KX.04.14/06-14 “Biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam”. Sách gồm 4 phần trong đó nội dung chính được tập trung ở phần 2 - Những tác động của biến đổi cơ cấu xã hội đến sự phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới và phần 3- Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam và những dự báo trong thời gian tới. Các tác giả cuốn sách mong muốn đưa ra những đánh giá cơ bản về thực trạng biến đổi cơ cấu xã hội nước ta trong thời gian qua, làm rõ những tác động khách quan qua lại giữa những biến đổi cơ cấu xã hội với sự vận động, phát triển của các lĩnh vực đời sống đất nước. Ngoài ra cuốn sách cũng đưa ra những dự báo về xu hướng biến đổi và một số nét dự báo về mô hình tương lai của cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời gian tới. 9 Năm 2012, cuốn sách Lịch sử Việt Nam - Tập 4 của các tác giả Lê Mậu Hãn (Chủ biên), Nguyễn Đình Lê, Trương Thị Tiến, NXB Giáo dục, Hà Nội, được xuất bản. Theo các tác giả, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới. Về kinh tế, thành tựu nổi bật nhất là những thiết chế mới của nền kinh tế đã hình thành, phù hợp với quy luật khách quan, đem lại động lực mới cho sự phát triển… dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cao hơn là dẫn đến sự tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế so với trước đổi mới. Về xã hội, các tác giả cuốn sách cho rằng: Từ giữa thập kỷ 90 trở đi, công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ trọng tâm là đổi mới kinh tế đã tiến tới đổi mới trên tất cả các lĩnh vực: hệ thống chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế…; kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội. Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, cũng có những cuốn sách đề cập đến nội dung về kinh tế, xã hội. Tác phẩm Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc do Viện Dân tộc học thực hiện, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1987, tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu bước đầu lý giải một số vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội tại các tỉnh miền núi phía Bắc như vấn đề dân tộc, dân cư và lao động, vấn đề xác định, đánh giá những thế mạnh của miền núi và việc khai thác phát huy những thế mạnh, các tiềm năng kinh tế ở khu vực này. Bên cạnh những vấn đề đó là việc xây dựng, củng cố và phát triển quan hệ sản xuất mới, phát triển văn hoá - giáo dục… Ở trang 44 - 45 (chương I) của sách, các tác giả đã xác định rõ vai trò cấp huyện “không chỉ là đơn vị hành chính mà còn thành đơn vị kinh tế - xã hội”: xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cân đối nông - lâm nghiệp, bố trí lao động, liên kết kinh tế, tổ chức thực hiện định canh định cư, lưu thông phân phối, văn hoá, giáo dục, y tế… đều đặt trong quan hệ của huyện. Chương IV làm sáng tỏ những hạn chế trong phát triển văn hoá, giáo dục miền núi. Chương V đề cập đến vấn đề kết hợp đúng đắn giữa xây dựng kinh tế với bảo đảm an ninh quốc phòng. Cuốn sách Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan