Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc...

Tài liệu Chương trình truyền hình tiếng thái dành cho đồng bào thái ở tây bắc

.DOCX
94
377
90

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ***---*** NGUYỄN THỊ NGÂN CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG THÁIDÀNH CHO ĐỒNG BÀO THÁI Ở TÂY BẮC LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ Hà Nội-2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ***---*** NGUYỄN THỊ NGÂNCHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG THÁI DÀNH CHO ĐỒNG BÀO THÁI Ở TÂY BẮC Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 60 32 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Đặng Thị Thu Hƣơng Hà Nội–2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Thị Thu Hương.Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào.Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viênNguyễn Thị Ngân LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâusắc đến PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng-là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều để có được kết quả nghiên cứu ngày hôm nay.Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh, chị Biên tập viên, Phóng viên gắn bó với chương trình truyền hình tiếng Thái đang công tác tại kênh VTV5 đài THVN, Đài PT-THĐiện Biên, Đài PT-THSơn La đã nhiệt tình cung cấp tư liệu và chia sẻ thông tin để giúp tôi thực hiện tốt việc nghiên cứu, khảo sát dữ liệu, thông tin từ thực tiễn phục vụ cho luận văn.Do còn hạn chế trong khi tiếp cận các thông tin mới và gặp nhiều trở ngại về ngôn ngữ nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành, xây dựng của các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để luận văn này thực sự là một công trình nghiên cứu có giá trị. Hà Nội, tháng 03 năm 2017Nguyễn Thị Ngân MỤC LỤC MỞĐẦU...................................................................................................................... .....................4 1. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................................4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................................................6 3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu..............................................................................................10 4. Đốitƣợng, phạm vi nghiên cứu.............................................................................................10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................................11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.................................................................................11 7. Bố cục của luận văn...............................................................................................................12 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN HÌNH, CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VÀ CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG THÁI.................13 1.1 Một số khái niệm về truyền hình........................................................................................13 1.1.1 Truyền hình và chương trình truyền hình....................................................................13 1.1.2 Chương trình truyền hình chuyên biệt..........................................................................15 1.1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình truyền hình tiếng Thái....................181.2 Vài nét về dân tộc thiểu số và cộng đồng ngƣời Thái ở Tây Bắc.....................................21 1.2.1 Vài nét chung về dân tộc, dân tộc thiểu số....................................................................21 1.2.2 Vài nét về dân tộc Thái..................................................................................................22 1.2.3 Người Thái ở Tây Bắc....................................................................................................24 1.3 Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc dành cho đồng bào dân tộc thiểu số...27 1.4. Vai trò của chƣơng trình truyền hình tiếng Thái đối với ngƣời Thái ở Tây Bắc..........32 Tiểu kết chƣơng 1.......................................................................................................................37 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÁC CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG THÁI DÀNH CHO ĐỒNG BÀO THÁI Ở TÂY BẮC........................................................................................39 2.1 Vài nét về kênh VTV5 đài THVN, Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La..............39 2.1.1 Giới thiệu về kênh VTV5, Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La...........................39 2.1.2 Các chương trình truyền hình tiếng Thái của kênh VTV5, Đài PT-TH Điện Biên, Đài PT-TH Sơn La.........................................................................................................................42 2.2 Phân tích những nội dung chính trong các chƣơng trình truyền hình tiếng Thái.........47 2.2.1 Nhóm nội dung thông tin về đời sống xã hội chiếm ưu thế.........................................47 2.2.2 Nhóm thông tin chính trị tập trung phản ánh hoạt động sinh hoạt chính trị ở địa phương......................................................................................................................... ............52 2.2.3 Thông tin văn hóa nổi bật với việc tuyên truyền các giá trị văn hóa truyền thống.....55 22.2.4 Thông tin kinh tế có nhiều yếu tố chỉ dẫn kiến thức mới.............................................60 2.3. Hình thức thể hiện các chƣơng trình truyền hình tiếng Thái.........................................65 2.3.1. Thể loại..........................................................................................................................65 2.3.2 Ngôn ngữ, lời bình.........................................................................................................69 2.3.3 Hình ảnh.........................................................................................................................73 2.3.4 Âm thanh........................................................................................................................74 2.4 Thành công và hạn chế của các chƣơng trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc..............................................................................................................76 2.4.1 Thành công....................................................................................................................76 2.4.2 Hạn chế...........................................................................................................................81 Tiểu kết chƣơng 2.......................................................................................................................85 Chƣơng 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG THÁI DÀNH CHO ĐỒNG BÀO THÁI Ở TÂY BẮC............................................................................................................................. ....................88 3.1 Nguyên nhân thành công và hạn chế..................................................................................88 3.1.1 Nguyên nhân thành công..............................................................................................88 3.1.2 Nguyên nhân hạn chế....................................................................................................89 3.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng chƣơng trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc hiện nay..............................................................................................93 3.2.1 Giải pháp chung.............................................................................................................93 3.2.2 Khuyến nghị cụ thể cho các đài...................................................................................100 Tiểu kết chƣơng 3.....................................................................................................................103 KẾT LUẬN.......................................................................................................................... .........105 DANH MỤC TÀI LIỆUTHAMKHẢO....................................................................................109 PHỤLỤC..................................................................................................................... .................113 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tàiLà dân tộc có dân sốđứngthứ3 tại Việt Nam với 1.530.578 người (theo kết quảđiều tra thực trạng kinh tếxã hội 53 dân tộc thiểu sốnăm 2015),đồng bào dân tộc Thái có vai trò và vịtrí quan trọng trong thành phần dân sốcủa các tỉnh vùng Tây Bắc nói riêng và cảnước nói chung. Từxưa đến nay, trong thời kỳdựng nước, cũng như trong giai đoạn đấu tranh bảo vệchủquyền toàn vẹn lãnh thổquốc gia, đồng bào dân tộc Thái luôn đóng góp công lao to lớn đối với sựnghiệp giữgìn và phát triển tổquốc. Ngày nay,một bộphận không nhỏtrí thức của đồng bào dân tộc Thái đang giữnhững vịtrí lãnh đạo quan trọng của Đảng và Chính phủ,cũng như bộphận nhân dân đang đóng góp vào sựphát triển chung của tất cảcác mặt đời sống xã hội khu vực mà đồng bào dân tộc Thái đang sinh sống. Người Tháicư trú ởnhiều vịtrí chiến lược quan trọng trên cảnước, tập trung chủyếu ởcác tỉnh Tây Bắc như Điện Biên, Sơn La, Lai Châu.v.v.Với lịch sửphát triển lâu năm, cộng đồng người Thái đã xây dựng được cho mình một nền văn hóa riêng đặc trưng, góp phần làm đa dạng sắc màu văn hóa chung của dân tộc. Đặc biệt, người Thái còn có tiếng nói và chữviết riêng, trong những năm gần đây, chữThái được công nhận là một trong 8 chữviết dân tộc thiểu sốđược phép tổchức dạy và học ởnước ta. Như vậy có thểthấy, người Thái là cộng đồng dân tộc lâu đời có nhiều vai trò quan trọng trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa của nước ta.Do là cộng đồng dân tộc lớn, có nhiều đóng góp trong sựphát triển của đồng bào dân tộc thiểu sốnói riêng và nước ta nói chung, nên việc truyền thông tương tác giữa Đảng và Nhà nước đến với người Thái rất quan trọng. Từtrước đến nay, các cơ quan phát thanh truyền hình từtrung ương tới địa phương đã có nhiều chương trình, dựán đầu tư cho công tác tuyên truyền thông tin nhằm đưa được những chủtrương của Đảng, chính sách của Nhà nước một cách chính xác và đúng đắn tới đồng bào dân tộc Thái. Hoạt động thông tin này nhằm giúp đồng bào dân tộc Thái ổn định vềtư tưởng, thấm nhuần đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước đểyên tâm chăm lo phát triển kinh tế, giữvững an ninh chính trị, trật tựan toàn xã hội. Đồng thời nhờnhững thông tin mà các cơ quan báo chí tuyên truyền trên truyền hình bà con dân tộc Thái tiếp cận được với những tiến bộkhoa học kỹthuật, học hỏi kinh nghiệm làm giàu lẫn nhau, có thêm kiến thức vềphát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.Với vai trò và vịtrí của mình, người Thái là đối tượng cần được Đảng và Nhà nước quan tâm trên mọi phương diện đời sống, tuy nhiên người Thái ởTây Bắc lại càng cần được quan tâm hơn cả. Bởi, người Thái sinh sống trải dài trên khắp cảnước nhưng tập trung gần 2/3 tổng sốngười Thái toàn quốc tại Tây Bắc và là dân tộc chiếm tới 1/3 dân sốcủa toàn vùng. Tây Bắc lại là vùng có vịtrí chiến lượcquan trọng, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế-xã hội nhưng hiện nay vẫn là vùng có đời sống khó khăn, mặt bằng trình độdân trí còn thấp, việc tiếp nhận thông tin của đồng bào dân tộc thiểu sốnói chung và đồng bào Thái nói riêng vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì thếviệc đầu tư nâng cao chất lượng đời sống cho người Thái ởTây Bắc là cần thiết, đặc biệt trên phương diện truyền thông. Hiện nay, đã có nhiều phương tiện truyền thông được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện hỗtrợphục vụcho bà con như báo inphát miễn phí, các chương trình phát thanh, truyền hình tiếng dân tộc. Trong đó truyền hình với ưu thếđặc trưng của mình đang được coi là một trong những phương tiện hiệu quảnhất đối với đồng bào Thái. Truyền hình với vai trò là một kênh thông tin quan trọng đáp ứng yêu cầu thúc đẩy sựnghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của các tỉnh vùng Tây Bắc. Các chương trình truyền hình nói chung và truyền hình tiếng Thái nói riêng đã và đang có nhiều đóng góp tích cực trong việc tuyên truyền chủtrương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đông đảo người Thái, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào vềmọi mặt, chống lại những luận điệu sai trái của các thếlực thù địch, phản cách mạng đang lợi dụng đểchống phá Đảng, gây ảnh hưởng xấu, cản trởsựphát triển kinh tếxã hội của vùng. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng cũng phải thừa nhận các chương trình truyền hình tiếng Thái vẫn còn một sốhạn chếnhư nội dung chưa phong phú đa dạng, tính thời sựchưa cao, hình ảnh đôi khi chưa đẹp mắtlàm giảm chất lượng chương trình, chưa phát huy hết hiệu quảtruyền thông đối với đồng bào dân tộc Thái. Chính những hạn chếđó là vấn đềcần được nghiên cứu và đưa ra được giải pháp đểkhắc phục kịp thời nhằm mang đến những chương trình truyền hình chất lượng và hấp dẫn cho khán giảngười Thái.Việc đổi mới phương thức sản xuất chương trình truyền hình tiếng Thái cho đồng bào Thái là hoạt động cấp thiết cần quan tâm thực hiện. Các đơn vịcần tổchức sản xuất những chương trình có nội dung thiết thực, cách truyền tải phù hợp, phục vụtốt hơn cho bộphận công chúng người Thái. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chuyên sâu vềchương trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào Thái ởTây Bắc. Chính vì thếtôi chọn đềtài “Chương trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào Thái ởTây Bắc” đểnghiên cứu, với mong muốn đưa ra được những đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, đềxuất được những giải pháp nhằm phát huy được hiệu quảcủachương trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào Thái ởTây Bắc nói riêng và đồng bào dân tộc Thái ởViệt Nam nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềTrong quá trình nghiên cứu, khảo sát tài liệutôi nhận thấy từtrước tới nay đã có nhiều công trình khoa học chứa nội dung liên quan đến vấn đềmà tôi thực hiện nghiên cứu ởđềtài luận văn này. Cụthể:Thứnhất, trong nhóm sách và giáo trình nghiên cứu vềchương trình truyền hình có một sốtài liệu như: Sản xuất chương trình truyền hìnhcủa tác giảTrầnBảo Khánh, Nxb Văn hóa -Thông tin -2003; Giáo trình báo chí truyền hìnhcủa PGS.TS Dương Xuân Sơn, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội -2009; Sách Truyền thông đại chúngcủa tác giảTạNgọc Tấn, Nxb Chính TrịQuốc Gia -2001... Những cuốn sách giáo trình này là kiến thức nền tảng, cơ bản vềtruyền hình, cách thức tổchức sản xuất chương trình truyền hình, việc vận dụng các thểloại vào trong sáng tạo các tác phẩm truyền hình nhằm mang lại chất lượng tốt nhất cho người xem.Thứhai, nhóm tài liệu liên quan đến các dân tộc thiểu sốởmiền núi phía Bắc có thểkểđến như: Các dân tộc thiểu sốViệt Nam(nhiều tác giả, Nxb Văn hóa, 1959); Tìm hiểu tính cách dân tộc, tác giảNguyễn Hồng Phong (Nxb Khoa học, 1963); Miền núi và con người, tác giảLê Bá Thảo (Nxb Khoa họcvà kỹthuật, 1971); Nguồn gốc lịch sửtộc người vùng biên giới phía Bắc Việt Namcủa nhóm tác giảNguyễn Chí Huyên -Hoàng Hoa Toàn -Lương Văn Bảo (Nxb Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2000); Những hiểu biết vềngười Thái ởViệt Namcủa tác giảCầm Trọng (Nxb Chính trịQuốc gia, Hà Nội, năm 2005); Người Thái ởTây Bắc Việt Namcủa tác giảCầm Trọng (Nxb Khoa học xã hội, năm 1978); Bài viết Sựnghiệp phát triển truyền hình ởvùng dân tộc thiểu sốcủa tác giảHồAnh Dũng trong cuốn Các dân tộc thiểu sốViệt NamthếkỷXX(Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội, năm 2001). Trong các tài liệu trên, các tác giảđã chỉra nguồn gốc,vai trò quan trọng của đồng bào dân tộc thiểu sốởnước ta, trong đó có cảngười Thái.Thứba, bên cạnh các công trình đã kểtrên, còn có nhiềuđềtài nghiên cứu vềvai trò, chức năng của báo chí, việc tổchức sản xuất tác phẩm báo chí cho đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có cảngười Thái đã được bảo vệthành công trước các hội đồng khoa học như:Trong lĩnh vực truyền hình có thểnhắc đến đến một sốđềtài tiêu biểu sau: Luận văn Tổchức sản xuất chương trình truyền hình tiếng Thái trên sóng đài phát thanh và truyền hình NghệAncủa tác giảQuang Thái Điệp năm 2015.Đềtài đã làm sáng tỏcác luận điểm vềcông chúng truyền hình là người Thái, vai trò của truyền hình đối với đồng bào Thái, quy trình sản xuất chương trình vàmột sốgiải pháp nâng cao chương trình tiếng Thái. Tuy nhiên, trong đềtài tác giảchỉgiới hạn phạm vịnghiên cứu ởvấn đềtổchức sản xuất chương trình truyền hình tiếng Tháivà phạm vi khảo sát ởĐài PT-THNghệAn; Luận văn Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng dân tộc của các đài tỉnh miền núi Đông Bắc (Khảo sát các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn từtháng 1/2009 đến tháng 6/2009)của tác giảAn ThịThanh Thu; Luận văn Chương trình dân tộc và miền núi trên sóng VTV1 của Đài Truyền hình Việt Namcủa tác giảCao ThịThanh Hà. Hai luận văn trên đã đềcập được tới nhiều khía cạnh thông tin quan trọng vềcác chương trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc thiểusố, đềxuất các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình dành cho đồng bào thiểu số. Tuy nhiên, các đềtài mới chỉđềcập tới đối tượng là đồng bào dân tộc chung chung chứkhông đi sâu cụthểvào dân tộc Thái. Ngoài ra còn có một sốđềtài như:Luận văn Truyền hình tiếng dân tộc thiểu sốtrên đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa hiện naycủa Nguyễn Đăng Hùng (2013); Luận vănChương trình dân tộc và miền núi trên sóng VTV1 Đài Truyền hình Việt Namcủa Phạm Ngọc Bách (2005). Trong lĩnh vực phát thanh có các đềtài như: Luận văn Chất lượng chương trình phát thanh dân tộc thiểu sốtrên sóng đài Phát thanh -Truyền hình Yên Bái (Khảo sát từthánh 1 đến tháng 5 năm 2013)của tác giảĐỗThịGiang (2013); Luận văn Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh tiếng dân tộc tại các tỉnh miền núi phía Bắccủa Nguyễn ThịLệThủy (2013). Trong lĩnh vực báo in có thểđềcập đến các công trình nghiên cứu sau: Luận vănNâng cao chất lượng báo in phục vụđồng bào dân tộc thiểu số(Khảo sát trường hợp người Thái ởTương Dương, NghệAn)của tác giảLữThịNgọc năm 2010. Trong luận văn này, tác giảđã có những nghiên cứu khá đầy đủvềngười Thái và chất lượng thông tin báo chí phục vụcho đồng bào dân tộc thiểu sốtrong đó có cảngười Thái. Tuy nhiên đềtài nghiên cứu chỉgiới hạn đối tượng là đồng bào Thái ởTương Dương NghệAn và lĩnh vực thông tin khảo sát chỉtrên báo in. Ngoài ra còn có các đềtài: Luận văn Một sốvấn đềvềcác ấn phẩm váo chí cấp phát cho đồng bào dân tộc thiểu sốvà miền núi hiện naycủa Trần ThịThanh Phương (2011); Luận văn Báo in Thanh Hóa với vấn đềphát triển văn hóa đồng vào dân tộc thiểu sốcủa Trịnh Trọng Nam (2014). Thứtư, các đềtài nghiên cứu vềhoạt động của báo chí ởphạm vi địa lý thuộc khu vực Tây Bắc, Đài PT-THSơn La, Đài PT-THĐiện Biên, kênh VTV5 gồm có: Luận vănBáo chí vùng Tây Bắc với vấn đềchăm sóc, bảo vệvà nâng cao sức khỏe cho đồng bào dân tộc ởđịa phương (Khảo sát báo điện tửSơn La, Đài Phát thanh -Truyền hình Sơn La, Báo điện tửYên Bái, Đài Phát thanh -Truyền hình Yên Bái tháng 6/2013-tháng 12/2013)của tác giảTrần ThịAnh (2014) đã đềcập khá chi tiết thông tin vềvùng Tây Bắc, thông tin vềĐài PT-THSơn La và vai trò của báo chí đối với đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có cảngười Thái. Tuy nhiên luận văn chỉnghiên cứu vềvấn đềchăm sóc, bảo vệvà nâng cao sức khỏe cho đồng bào chứkhông nghiên cứu rộng tất cảcác lĩnh vực thông tin và báo chí vùng Tây Bắc dành cho đồng bào dân tộc thiểu số; Luận vănĐổi mới tổchức sản xuất chương trình truyền hình cho đồng bào dân tộc thiểu sốtrên kênh VTV5 -Đài Truyền hình Việt Namcủa Lê ThịHồng Thu (2015) đã giới thiệu khá chi tiết vềkênh VTV5, mang đến một bức trang toàn cảnh vềcác tổchức sản xuất chương trình cho đồng bào dân tộc thiểu sốtuy nhiên vấn đềnghiên cứu là chung cho tất cảcác chương trình dành cho đồng bào dân tộc thiểu sốchứkhông đi sâu cụthểvào dân tộc nào trong một phạm vi địa lý cụthể; Luận văn Đài Phát thanh Truyền hình Điện Biên với vấn đềgiữgìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu sốđịa phươngcủa HồThịThanh Hà (2014) đã khái quát vềđài Điện Biên tuy nhiên vấn đềnghiên cứu chỉđi sâu vào vấn đềgìn giữbản sắc băn hóa, chương trình truyền hình tiếng Thái có được nhắc đến nhưng không đáng kể.Các đềtài trên cho thấy các tác giảđã góp phần làm sáng tỏcác luận điểm, tầm quan trọng của báo chí truyền hình trong giai đoạn hiện nay đối với công tác thông tin, tuyên truyền vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có cảđồng bào Thái. Tuy nhiên, chưa có công trình nào dành riêng nghiên cứu các chương trình truyền hình tiếng Thái dành cho dân tộc Thái ởvùng Tây Bắc -nơi tập trung phần lớn dân tộc Thái trên cảnước. Vì vậy đềtài "Chương trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào Thái ởTây Bắc" sẽkếthừa những vấn đềmang tínhlý luận có trước đó, đồng thời có những khảo sát, nghiên cứu mới vềcác chương trình truyền hình tiếng Thái từTrung ương (cụthểlà kênh VTV5) đến địa phương (cụthểlà 2 Đài PT-THĐiện Biên, Đài PT-THSơn La) từđó đánh giá được hoạt động thực tiễn của các chương trình truyền hình tiếng Thái cho đồng bào dân tộc Thái tại Tây Bắc, trên cơ sởđó đềxuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình đểtrong tương lai. Vì vậy có thểnói, cho đến nay đềtài "Chương trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào Thái ởTây Bắc” (Khảo sát chương trình truyền hình của Đài PT-THĐiện Biên, Đài PT-THSơn La và chương trình tiếng Thái của kênh 10VTV5 –đài THVN trong thời gian 6 tháng) là đềtài mới và không trùng lặp với đềtài nào đã được công bốtrước đây. 3. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu.Mục tiêu nghiên cứuTrên cơ sởhệthống hóa lý luận vềtruyền hình, luận văn khảo sát thực trạng chương trình truyền hình tiếng Thái của Đài PT-THĐiện Biên, Đài PT-THSơn La và của kênh VTV5 trong thời gian 6 tháng từngày 01/10/2015 đến 31/03/2016, nhằm chỉra thành công và hạn chếcủa các chương trình trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của đồng bào dân tộc Thái, từđóđềxuất các giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng các chương trình.Nội dung nghiên cứu-Hệthốnghóa các công trình nghiên cứu báo chí có liên quan đểlàm cơ sởcho việc nghiên cứu đềtài.-Tìm hiểu chủtrương chính sách của Đảng và Nhà nước vềviệc đầu tư cho việc phát triển báo chí truyền thông nói chung và truyền hình nói riêng cho đồng bào dân tộc Thái.-Khảo sát nội dung, hình thức chương trình truyền hình tiếng Thái trên Đài PT-THĐiện Biên, Đài PT-THSơn La và chương trình tiếng Thái của kênh VTV5 trong thời gian 6 tháng, từ01/10/2015 –31/03/2016.-Từviệc nghiên cứu, khảo sát thực trạng trên đềxuất một sốgiải pháp nhằm đổi mới nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng Thái cho đồng bào dân tộc Thái ởTây Bắc. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứuNội dung và hình thức các chương trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào Thái ởTây Bắc.Phạm vi nghiên cứuChương trình truyền hình tiếng Thái của Đài PT-THĐiện Biên, Đài PTTHSơn La và kênh VTV5 trong thời gian từtháng 01/10/2015 –31/03/2016. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.-Nghiên cứu tài liệu: Hệthống hóa các giáo trình, tài liệu có liên quan đến lý luận và thực tiễn cho đềtài nghiên cứu đồng thời kếthừa và phát huy các tài liệu trước nhằm làm sáng tỏvấn đềnghiên cứu của đềtài. Sửdụng tất cảnhững văn bản báo chí, kếthừakêtquanghiêncứu củacaccông trình trước đây đểrút ra những thông tin cần thiết phục vụcho quá trình nghiên cứu đềtài.-Phương pháp quan sát, nghiên cứu cứliệu: Khảo sát nội dung và hình thức các chương trình truyền hình tiếng Thái trên kênh VTV5, Đài PT-THĐiện Biên, Đài PT-THSơn La từ01/10/2015 –31/03/2016.-Phươngpháp phỏng vấn sâu: Thực hiện phỏng vấn PGĐ Đài PT-THSơn La; nhà báo làm chương trình truyền hình tiếng thái tại Đài PT-THSơn La; nhà báo làm chương trình truyền hình tiếng thái tại kênh VTV5; tổtrưởng tổPT-TH tiếng Thái Đài PT-THĐiện Biên; người dân ởcác tỉnh Điện Biên, Sơn Lađểtìm hiểu thông tin sâu vềđềtài nghiên cứu.-Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được dùng đểphân tích, đánh giá và tổng hợp những kết quảnghiên cứu nhằm đưa ra những luận cứ, luận điểm và khái quát vềnhững nội dung trong đềtài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tàiLuận văn là công trình nghiên cứu đềcập một cách cụthểđến chương trình truyền hình truyền hình tiếng Thái dành cho dân tộc Thái tại Tây Bắc. Hy vọng những kết quảnghiên cứu của luận văn sẽlàm phong phú thêm hệthống lý luận báo chí nước ta vềcác chương trình truyền hình dành cho đồng bào dân tộc nói chung và dân tộc Thái nói riêng.Luận văn cũng sẽlà một tài liệu tham khảo hữu ích, tin cậy cho những ai quan tâm, nghiên cứu những vẫn đềcó liên quan đến đềtài.Đóng góp mới của đềtài nghiên cứu này là góp phần làm rõ thực trạng hoạt động, hiệu quảcủa các chương trình truyền hình tiếng Thái trong công tác thông tin, tuyên truyền đến đồng bào dân tộc Thái. Trên cơ sởđó rút ra những bài học kinh nghiệm vềviệc tổchức thực hiện các chương trình truyền hình tiếng Thái đểđềxuất những giải pháp cần thiết nâng cao sựhấp dẫn, hiệu quảcủa các chương trình.Kết quảnghiên cứu từthực tếhoạt động cũng giúp các cấp ngành chức năng hiểu rõ hơn vai trò và chức năng của báo chí trong công tác lãnh đạo, điều hành theo chủtrương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Đồng thời, kết quảnghiên cứu giúp ban lãnh đạo các cơ quan báo chí nhìn nhận đúng thực trạng các chương trình truyền hình tiếng Thái của đài mình, từđó có giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng đểcác chương trình truyền hình tiếng Thái được hấp dẫn và hiệu quảhơn đểphục vụthiết thực cho đời sống của đồng bào. 7. Bố cục của luận văn.Ngoài phần mởđầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, nội dung luận văn gồm 3 chương với các nội dung chính như sau: Chương 1: Một sốvấn đềlý luận và thực tiễn vềtruyền hình, chương trình truyền hình và chương trình truyền hình tiếng Thái Chương 2: Nội dung và hình thức cácchương trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào dân tộc Thái ởTây Bắc Chương 3: Thành công, hạn chếvà giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào Thái ởTây Bắc Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ TRUYỀN HÌNH, CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH VÀ CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TIẾNG THÁI 1.1 Một số khái niệm về truyền hình 1.1.1 Truyền hình và chương trình truyền hìnhTruyền hình xuất hiện vào đầu thếkỷthứXX và cho đến nay truyền hình là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình. Truyền hình có đặc điểm ưu việt hơn hẳn các loại hình báo chí khác bởi nó được thừa hưởng và là sựkết hợp nhiều thếmạnh của phát thanh và báo in. Truyền hình trởthành vũ khí, công cụsắc bén trên mặt trận tưtưởng văn hóa cũng như lĩnh vực kinh tếxã hội.Trong Giáo trình Báo chí truyền hình, PGS.TS Dương Xuân Sơn đưa ra khái niệm vềtruyền hình như sau: “Truyền hình là một loại truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh, âm thanh vềmột vật thểhoặc cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện” [31, tr.5].Còn trong cuốn Truyền thông đại chúng, GS TạNgọc Tấn cho rằng: "Truyền hình là một loại phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh. Nguyên nghĩa của thuật ngữVô tuyến truyền hình bắt đầu bằng hai từTele có nghĩa "ởxa" và vision nghĩa là "thấy được", tức là thấy được từxa” [36, tr.127].Còn trong cuốn Cơ sởlý luận báo chí, theo PGS.TS Nguyễn Văn Dững thì "Truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải thông điệp bằng hình ảnh động với nhiều màu sắc vốn có từcuộc sống với lời nói, âm nhạc, tiếng động" [8, tr.13].Qua các khái niệm trên chúng ta có thểhiểu một cách đơn giản và chung nhất rằng truyền hình là một phương tiện truyền thông đại chúng, truyền tải thông tin sinh động bằng cách kết hợp hình ảnh, âm thanh, tiếng động, âm nhạc, mang cuộc sống chân thực nhất tới khán giảthông qua sóng vô tuyến điện. Như vậy có thểthấy rõ, truyền hình đã kếthừa những điểm ưu việt nhất của phát thanh và báo in đểđem làm thỏa mãn được cảphần nghe và phần nhìn của khán giả. Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau vềchương trình truyền hình, trong cuốn: Sản xuất chương trình truyền hình, TS Trần Bảo Khánh viết: “Chương trình là kết quảcuối cùng của quá trình giao tiếp với công chúng”. Với khái niệm này ta có thểhiểu đó là đơn vịphát sóng nội dung truyền hình và là hình thức giao tiếp cơ bản của khán giảvới truyền hình.Trong cuốn Truyền thông đại chúngcủa PGS.TS TạNgọc Tấn, chương trình truyền hình được hiểu như sau: Thuật ngữchương trình truyền hình thường được sửdụng trong hai trường hợp. Trường hợp thứnhất, người ta dùng chương trình truyền hình đểchi toàn bộnội dung thông tin phát đi trong ngày, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình hay của cảđàitruyền hình. Trường hợp thứhai, chương trình truyền hình dùng đểchỉmột hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh hoặc kết hợp với một sốthông tin tài liệu khác được tổchức theo một chủđềcụthểvới hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và được phát đi theo định kỳ[36, tr142].Trong Giáo trình báo chí truyền hình, PGS.TS Dương Xuân Sơn đưa ra khái niệm vềchương trình truyền hình như sau: “Chương trình truyền hình là sựliên kết, sắp xếp, bốtrí hợp lý các tin bài, bảng biểu, tư liệu bằng hình ảnh và âm thanh được mởđầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quảcao nhất cho khán giả” [31, tr.113].Như vậy ta có thểhiểu chương trình truyền hình là cách sắp xếp các nội dung thông tin truyền hình một cách hợp lý trong một khoảng thời gian nhất định, chương trình thường được tạo dấu hiệu nhận biết khác biệt so với các chương trình khác bằng lời chào, nhạc hiệu... Nội dung thông tin trong một chương trình có thểbám xuyên suốt quanh một chủđềchính, hoặc có điểm tương đồng trong các lần phát sóng khác nhau nhằm phục vụđối tượng công chúng nhất định. Thời lượng các chương trình có thểdài, ngắn khác nhau nhưng nội dung thông tin đều được lựa chọn, sắp xếp bốtrí hợp lý đểgiúp khán giảtiếp cận chương trình một cách đầy đủ, hệthống và có chiều sâu. Và chương trình truyền hình là một sản phẩm của quá trình sáng tạo của rất nhiều người: lãnh đạo quản lý, biên tập viên, phóng viên, kỹthuật viên... nhằm mang đến tác phẩm báo chí chất lượng cho đối tượng khán giảcủa riêng mình. 1.1.2 Chương trình truyền hình chuyên biệtNgày nay nhu cầu thông tin của công chúng truyền hình đã và đang tách thành các cụm, nhóm công chúng khác nhau. Theo đó, mỗi nhóm công chúng có nhu cầu, sởthích xem các chương trình truyền hình theo hướng chuyên biệt phù hợp với nhu cầu thông tin của mình. Vì thếcác đài truyền hình hiện nay, ngoài sản xuất các chương trình có tính quảng bá chung chung đã theo kịp sựthay đổi nhu cầu trên của công chúng bằng cách sản xuất các chương trình truyền hình có nội dung chuyên biệt. Các cơ quantruyền thông đại chúng đang hướng đến nhiều chương trình truyền hình với nội dung chuyên sâu, hướng đến nhóm công chúng riêng theo lứa tuổi, theo vùng miền, theo trình độdân trí, theo tộc người.v.v.Hiện nay ởViệt Nam, từđài trung ương đến địa phương đã có nhiều chương trình truyền hình, kênh truyền hình chuyên biệt theo nhóm nội dung vềvăn hóa, giáo dục, kinh tếhay những chương trình theo nhóm đối tượng khác nhau như người cao tuổi, dân tộc thiểu số.v.v.Cụthể, ởĐài truyền hình Việt Nam hiện nay có kênh VTV2 chuyên vềKhoa học Giáo dục, kênh VTV6 là kênh truyền hình vềThanh thiếu niên, kênh InfoTVchuyên vềKinh tế, kênh VTV5 là kênh Truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, hay những bản tin hàng ngày như Bản tin tài chính, Thểthao 24/7.Đối với các Đài PT-THởđịa phương, các tỉnh cũng có những chương trình truyền hình dành riêng cho các đối tượng khác nhau,như các chương trình truyền hình bằng các thứtiếng dân tộc phục vụcho chính đồng bào dân tộc thiểu sốđó ởđịa phương. Ví dụĐài PT-THĐiện biên có chương trình truyền hình tiếng Thái, tiếng H'Mông; Đài PT-THSơn La cũng có chương trình truyền hình tiếng Thái và chương trình truyền hình tiếng H'Mông; Đài PT-THYên Bái có chương trình truyền hình tiếng Thái, tiếng H'Mông và tiếng Dao;Đài Truyền hình Cần Thơ có chương trình truyền hình tiếng Khmer và nhiều chương trình ca nhạc phục vụnhiều đối tượng khác nhau (ca nhạc thiếu nhi, ca nhạc quốc tế, ca nhạc cải lương, nhạc giao hưởng.v.v.).Từđiển tiếng việt định nghĩa “chuyên biệt”có nghĩa là "chỉriêng cho một loại, một thứhoặc một yêu cầu nhất định".Từđó, truyền thông chuyên biệt được hiểu là một kênh truyền thông được dành riêng cho một nhóm đối tượng công chúng nào đó hoặc chuyên sâu vềmột lĩnh vực nào đó. Vậyta có thểhiểu, truyền hình chuyên biệt là một loại hình của truyền thông chuyên biệt; là một hình thức truyền hình dịch vụđược xây dựng chuyên nghiệp phát sóng hàng ngày có nội dung chuyênsâu vềmột lĩnh vực nhất định (âm nhạc, thểthao, tài chính...) hoặc có nội dung chỉdành cho mộtnhóm đối tượng khán giảmục tiêu (có những đặc điểm chung vềlứa tuổi, giới tính, địa lý...) nhằm mục tiêu phục vụtốt nhất nhu cầu của công chúng xem truyềnhình.Những chương trình truyền hình chuyên biệt ra đời cho thấy được sựnhạy bén, kịp thời đổi mới của các cơ quan truyền thông đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của công chúng truyền hình. Điều đó cũng thểhiện, báo chí nói chung và truyền hình nói riêng đã và đang làm tốt vai trò, chức năng của mình trong việc thông tin phục vụcông chúng.Kết hợp trên nền tảng lý thuyết truyền thông dân tộc, tức hoạt động truyền thông dành cho một nhóm tộc người có cùng đặc điểm căn tính, bản sắc và thường được thực hiện trên nhóm ngôn ngữriêng cho nhóm người đó, theo cá nhân tác giả, Chương trình truyền hình tiếng Thái có thểhiểu là một loại chương trình truyền hình chuyên biệt, sửdụng ngôn ngữlà tiếng dân tộc Thái đểtruyền tải thông tin phục vụchochính đồng bào dân tộc Thái.ỞViệt Nam hiện nay, chương trình truyền hình tiếng Thái dành cho đồng bào đã khá phổbiến tại nơi có nhiều dân tộc Thái sinh sống như: Chương trình truyền hình tiếng Thái của kênh VTV5 đài THVN, chương trình truyền hình tiếngThái tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Thanh Hóa, NghệAn.v.v.Chương trình truyền hình tiếng Thái trên cảnước nói chung và ởTây Bắc nói riêng sẽphát huy được vai trò tích cực trong hoạt động truyền thôngcủa mình nếu đượcnghiên cứu, ứng dụng mô hình truyền thông phát triển(hoặc truyền thông vì sựphát triển -viết tắt trong tiếng Anh là C4D) nhằm tăng cường đối thoại, thúc đẩy sựtham gia có ý nghĩa và đẩy mạnh thay đổi xã hội. Hội nghịTruyền thông vịPhát triển Thếgiới năm 2006 định nghĩa C4D là “một tiến trình xã hội dựa trên sựđối thoại, thông qua nhiều phương tiện và phương pháp khác nhau. Nó nhằm tạo ra thay đổi ởnhiều mặt, trong đó có lắng nghe, xây dựng niềm tin, chia sẻhiểu biết và kỹnăng, hoạch định chính sách, tranh luận và học hỏi đểtạo ra thay đổi bền vững và có ý nghĩa”. Trong thực tế, C4D liên quan tới một loạt những hoạt động và chức năng và hoạt động có trọng tâm là đối thoại, tham gia, chia sẻhiểu biết và thông tin. Với ưu thếcao trong việc hướng đến công chúng đông đảo trong xã hội, nhất là những người nghèo, mô hình này sẽgiúp các chương trình truyền hình tiếng Thái tạo được sựcộng hưởng của các lực lượng trong xã hội góp phần đem lại những giá trịthay đổi bền vững và có ý nghĩa thiết thực cho đời sống củabà con đồng bào Thái.Nếu áp dụng các mô hình truyền thông phát triển (C4D) trong các chương trình truyền hình tiếng Thái hiệu quảsẽthểhiện ởmột sốkhía cạnh chính như: nâng cao hiệu quảquản lý của hệthống chính quyền nhà nước; tác động tích cực tớinền kinh tế; tạo ra sựảnh hưởng sâu rộng tới người dân.Đặc biệt, khi xem xét hoạt động truyền thông trong khu vực Tây Bắc -nơi có hệthống truyền thông ởcác tỉnh còn yếu vềsốlượng, chưa thật tốt vềchất lượng; vai trò của truyền thông cộng đồng chưađược quan tâm; tính chất kết nối và thúc đẩy sựtham gia của các thành phần xã hội trong hoạt động truyền thông phát triển còn nhiều hạn chế-thì việc vận dụng thành công mô hình truyền thông phát triển này trong chương trình truyền hình tiếng Thái sẽgiúp mang lại nhiều giá trịthực tiễn.Với những giá trịtác động lâu dàibền vững, hoạt động truyền thông của chương trình truyền hình tiếng Thái sẽgóp phần giúp người dân Tây Bắc nâng cao nhận thức vềchủtrương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; dần xóa bỏhình thức sản xuất tựcung tựcấp, nâng cao công tác truyền thông khoa học công nghệđểáp dụng tiến bộkhoa học kỹthuật vào sản xuất hiệu quả; khắc phục những vấn đềbất cập như du canh, du cư, hút thuốc phiện và trồng cây thuốc phiện... của người dân tộc thiểu sốnói chung và người Thái nói riêng; nâng cao sựhiểu biết, gắn kết, chia sẻthông tin lẫn nhau và sựhợp tác giữa các dân tộc trong mọi lĩnh vực đời sống.Khi đặt vấn đềchương trình truyền hình cho ngườiThái Tây Bắc bên cạnh bức tranh truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu sốkhác,đồng thờinhìn nhận ởmột góc nhìn toàn cảnh hơn trong hoạt động truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu sốvà miền núi hiện nay ta thấy có chương trình truyền hình tiếng Thái có điểm khác biệt, nổi trội và mang ý nghĩa xã hội nhất định. Chương trình truyền hình tiếng Thái có ưu thếlà đối tượng công chúng đông đảo với dân sốtrên 1 triệu người, quy mô này khá lớn trong thịtrường truyền thông chuyên biệt cho các sắc tộc, các cộng đồng hiện nay. Mặc dù, quy mô dân sốnày là đáng kểnhưng do điều kiện địa lý, tựnhiên vùng Tây Bắc khắc nghiệt nên trình độkinh tế-xã hội của bà con vẫn còn không đồng đều, nhiều nơi vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, có mức sống thấp và tỷlệđói nghèo cao, chậm phát triển. Vì thếchương trình truyền hình tiếng Thái càng có cơ hội đểthểhiện rõ vai trò và ý nghĩa của mình trong công tác truyền thông nói chung và của truyền hình nói riêng nhằm góp phần nâng cao nhận thức chính trịtưtưởng giúp bà con đồng bào Thái hiểu rõ đường lối, chủtrương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tựmình vươn lên xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc. 1.1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng chương trìnhtruyền hình tiếng TháiĐểcó một tác phẩm truyền hình thành công, các yếu tốvềnội dung hình thức phải được kết hợp tối đa, hài hòa và phù hợp với đối tượng công chúng đểđạt được hiệu quảthông tin cao nhất. Đặc biệt với đối tượng công chúng đặc thù làđồng bào dân tộc Thái, người làm chương trình càng phải làm sao các tác phẩm đều có thông điệp nội dung ý nghĩa, dễhiểu, dễnhớđối với trình độnhận thức chung của bà con. Có như vậy tác phẩm truyền hình đó mới đáp ứng được nhiệm vụ, chức năng của mình và nhu cầu thông tin của công chúng. Cụthể:Vềnội dungThứnhất, thông tin có định hướng chính trịrõ ràng, nội dung chương trình phản ánh được những vấn đềchinh của đất nước, của địa phương, đảm bảo được tính thống nhất vềnhận thức, tư tưởng và hành động của đại gia đình các dân tộc Việt Nam dưới sựlãnh đạo của Đảng. Đồng thời, nội dung tin bài của các chương trình phải chắt lọc, né tránh các vấn đềkhông nên đềcập đến như phân biệt tôn giáo, chủng tộc...Thứhai, kết cấu chương trình cụthể, không phức tạp rườm rà, dễtheo dõi nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, tinh gọn đểphù hợp với tâm lý, khảnăng tiếp nhận thông tin của bà con.Thứba, thông tin trong tác phẩm phải đảm bảo được tính thời sự, nội dung thông tin phải mang tính mới mẻ, nóng hổi. Thông tin có thểvừa xảy ra hoặc đã xảy ra nhưng được bổsung, phát triển thành cái mới. Sựkiện, vấn đềphải có khảnăng tác động sốđông công chúng xem truyền hình bởi sựđa dạng, hiếm, lạvà phải mang ý nghĩa tích cực cho sựphát triển xã hội. Như vậy nội dung thông tin trong các chương trình truyền hình tiếng Thái phải mới mẻ, phong phú, hấp dẫn với mục đích phát triển bền vững xã hội.Thứtư, nội dung thông tin cần mang tính xác thực, gần gũi, mang ý nghĩa thời sựvà có nội dung liên quan đến khán giảngười Thái. Nội dung thông tin trong các chương trình truyền hình tiếng Thái không đơn thuần chỉlà những tin tức chính trịmà bao gồm tất cảcác vấn đềởnhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội. Những thông tin này cần được chọn lọc từnhững vấnđềphát sinh trong chính đời sống của bà con người Thái hoặc là những thông tin mà công chúng người Thái cần, không nên thông tin một cách
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan