Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chương trình semla...

Tài liệu Chương trình semla

.PDF
37
255
134

Mô tả:

CHƯƠNG TRÌNH SEMLA NHÓM RÀ SOÁT CHÍNH SÁCH VÀ QUẢN LÝ (MPR) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng 02 năm 2007 BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ĐANG CÒN HIỆU LỰC TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2006, Nhóm MPR đã tiến hành hệ thống, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do các địa phương ban hành nhằm kịp thời phát hiện những quy định trong các văn bản về tài nguyên và môi trường do các địa phương ban hành không đúng thẩm quyền, có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời đình chỉ việc thi hành, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, đồng thời xác định trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc tham mưu, đề xuất, soạn thảo và ban hành các văn bản có nội dung trái pháp luật; đồng thời qua việc rà soát nhằm phát hiện các quy định của các các văn bản cấp Trung ương ban hành không còn phù hợp, chồng chéo, cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế. Sau đây là nội dung báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra rà soát văn bản quy phạm pháp luật do các địa phương ban hành. I. NHỮNG THUẬN LỢI TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG Tổng hợp báo cáo của 21 Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả rà soát, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường do các địa phương ban hành cho thấy công tác này đã được tiến hành trong điều kiện rất thuận lợi là lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý tài nguyên và môi trường bằng pháp luật nên đã chỉ đạo rất sâu sát việc soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này. Các văn bản quy phạm pháp luật do các địa phương ban hành đã góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đi vào nề nếp phục vụ trực tiếp việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Xét dưới góc độ cụ thể, công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường ở các địa phương trong thời gian qua có những thuận lợi cơ bản thể hiện ở các nhóm lĩnh vực sau đây: - Về trình tự, thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến đóng góp, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường: Công tác xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật đã được các địa phương chú trọng, từng bước hoàn thiện và đi vào nền nếp để phục vụ cho công tác quản lý. Hàng năm, các địa phương đều ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên cơ ở đề xuất của các Sở, ban, ngành chuyên môn. Căn cứ vào Chương trình đã ban và sự chỉ đạo của UBND cấp tỉnh, cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng văn bản có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng dự thảo văn bản; tổ chức lấy ý kiến của các sở, ngành liên quan; trình Sở Tư pháp thẩm định; sau đó trình UBND cấp tỉnh ban hành. Sau khi văn bản được ban hành, cơ quan, đơn vị chủ trì sẽ tiến hành triển khai tập huấn, tuyên truyền, phổ biến đến các đối tượng liên quan. - Các địa phương đã xây dựng và ban hành quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Để có cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nhiều tỉnh đã ban hành Quy trình về soạn thảo, xây dựng, lấy kiến đóng góp, thẩm định và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; Công tác này được tiến hành trong điều kiện rất thuận lợi với việc Quốc hội đã ban hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND các cấp. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để tạo căn cứ cho các địa phương xây dựng và ban hành quy trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung và văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường nói riêng; Chính vì vậy mà các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường được ban hành trong thời gian qua đã tuân thủ đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và thể thức ban hành do pháp luật quy định. - Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường đã tạo cơ sở pháp lý giúp chính quyền các địa phương thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường: Việc kịp thời tham mưu cho HĐND, UBND cấp tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường là căn cứ pháp lý để các cấp, các ngành thực hiện công tác quản lý ngày càng chặt chẽ, đảm bảo được tính thống nhất, đồng bộ khi thực hiện các văn bản pháp luật, là điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia các hoạt động có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở các địa phương. - Các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường do các địa phương ban hành đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và được xã hội chấp thuận, tuân thủ: Các văn bản được quy định cụ thể, rõ ràng đã tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; đặc biệt trong những năm gần đây, hệ thống văn bản pháp quy về tài nguyên và môi trường được ban hành tương đối đầy đủ, sát với thực tế cuộc sống, quy định rõ ràng, cụ thể nên khi triển khai thực hiện được đa số người dân đồng tình ủng hộ. 2 - Bên cạnh việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật mới, công tác rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường hiện hành ngày càng được các địa phương coi trọng, tiến hành thường xuyên góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực này: Công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc chuyên ngành quản lý ngày càng được chính quyền các địa phương chú trọng chỉ đạo thực hiện một cách thường xuyên; trên cơ sở đó đề xuất bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, thay thế hay ban hành văn bản mới. Đây là điều kiện thuận lợi để kịp thời điều chỉnh các quy định không còn phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý. - Một số địa phương đã thành lập bộ phận chuyên trách trong công tác rà soát, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường: Một số Sở Tài nguyên và Môi trường như Hậu Giang, Đà Nẵng v.v đã thành lập Ban chỉ đạo soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổ pháp chế có chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện việc rà soát, soạn thảo và thẩm định các vản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường để có đề xuất, điều chỉnh, bổ sung chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình hiện tại ở địa phương; II. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CHỦ YẾU TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG Trong quá trình xây dựng, ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường, các địa phương còn gặp các khó khăn chủ yếu sau: 1. Thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể của Trung ương Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở các địa phương nhằm tổ chức triển khai thực hiện các đạo luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư ... của các cơ quan hữu quan ở cấp trung ương. Mặc dù thời gian vừa qua các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường được các cơ quan trung ương ban hành đề cập tương đối toàn diện song công tác ban hành văn bản và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường ở các địa phương vẫn gặp phải khó khăn do thiếu một số văn bản hướng dẫn cụ thể của trung ương; các địa phương gặp lúng túng khi xử lý một số tình huống phát sinh trong thực tiễn; thể hiện cụ thể sau đây: a. Về lĩnh vực đất đai - Văn bản hướng dẫn không thu tiền sử dụng đất khi hộ gia đình chưa có đất ở nay xin chuyển mục đích từ đất khác sang đất ở; - Văn bản hướng dẫn không thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng từ đất ao, vườn sang đất ở đối với các họ có diện tích đất ở dưới hạn mức đất ở theo quy định của địa phương; - Pháp luật quy định về thông hành địa dịch còn thiếu; khái niệm lấn chiếm đất đai; sử dụng đất ổn định chưa rõ. b. Về lĩnh vực tài nguyên nước 3 - Chưa có văn bản quy định về trám lấp các giếng khoan không còn sử dụng, quy trình hướng dẫn trám lấp giếng; - Chưa có quy định xử phạt đối với hành vi không thực hiện việc trám lấp đối với các giếng khoan khai thác nước dưới đất, giếng khoan địa chất thuỷ văn, địa chất công trình không còn sử dụng. c. Về lĩnh vực khoáng sản - Chưa có văn bản quy định việc khai thác đất mặt phục vụ nhu cầu san lấp (đất mặt khai thác phục vụ san lấp không có trong danh mục khoáng sản vật liệu xây dựng). 2. Khó khăn trong việc thực hiện công tác rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường Hệ thống cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường chưa được tập trung nên việc thu thập và đối chiếu, rà soát gặp nhiều khó khăn, phải thu thập từ nhiều nguồn khác nhau mất rất nhiều thời gian để thực hiện. 3. Quy định trong các văn bản còn chưa thống nhất - Pháp luật đất đai và pháp luật về nhà ở còn có chồng chéo, gây khó khăn cho việc áp dụng, đặc biệt là trong sử dụng mẫu giấy chứng nhận; - Chưa có quy định thống nhất về đối tượng phải thực hiện đăng ký cam kết bảo vệ môi trường giữa Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường, Thông tư số 08/2006/TT-BTN ngày 8/9/2006 hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 4. Văn bản hướng dẫn không rõ ràng, cụ thể dẫn đến không thống nhất gây khó khăn trong quá trình thực hiện - Thông tư số 23/2006/TT-BTC ngày 24/3/2006 về hướng dẫn xác định tiền sử dụng đất, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai + Chưa có hướng dẫn rõ ràng các loại tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã trả tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, phải xác định nguồn gốc tiền đã nộp; + Các loại công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty TNHH nhà nước một thành viên sử dụng quỹ phát triển sản xuất tiền khấu hao cơ bản, tiền thanh lý tài sản cố định để nộp tiền sử dụng đất; + Các tổ chức không phải xác nhận nguồn gốc tiền, việc nộp tiền sử dụng đất, tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tiền chuyển mục đích sử dụng đất; 4 + Trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất, trong đó có cả tài sản trên đất cụ thể như nhà kho, nhà máy. Trong quá trình đấu giá, tính riêng giá đất, giá tài sản trên đất, nay có được phép cho thiếu tiền giá trị tài sản trên đất không? Trường hợp cho thiếu tiền tài sản trên đất, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào, vì tài sản đó nằm trên đất. - Tại khoản e Điều 4 Thông tư số 70/2006/TT-BTC ngày 2/8/2006 quy định “Việc ghi nợ tiền sử dụng đất không áp dụng đối với trường hợp giao đất mới (kể cả hình thức đấu giá hoặc không đấu giá quyền sử dụng đất) theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP. Như vậy, người mua tài sản do đấu giá có được ghi nợ phần tài sản trên đất không? Nếu được phép ghi nợ thì cách ghi vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào? 5. Các khó khăn, vướng mắc khác - Khi các văn bản luật được công bố, có hiệu lực thi hành, nhưng các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật ban hành không kịp thời, có những mục quy định chưa rõ ràng, không thống nhất, thường xuyên thay đổi đã ảnh hưởng đến việc tham mưu và quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; - Công tác cải cách hành chính còn chậm, thời gian giải quyết các hồ sơ rút ngắn chưa nhiều; việc xây dựng quy định chung về trình tự, thủ tục giải quyết, mức thu phí thực hiện còn chậm; - Việc tham mưu cho UBND cấp tỉnh xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hoá các Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường chưa kịp thời; - Việc phân cấp một số lĩnh vực quản lý của ngành còn chậm được nghiên cứu đề xuất; III. KIẾN NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN MỚI ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 1. Lĩnh vực đất đai a. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do cấp có thẩm quyền ở Trung ương ban hành Các địa phương đều thống nhất cho rằng sau khi Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua, Chính phủ và các Bộ, ngành hữu quan đã kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành, góp phần đưa đạo luật quan trọng này nhanh chóng đi vào cuộc sống. Mặt khác, với việc xây dựng, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai đã điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ quản lý, sử dụng đất; tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, ngặn chặn và từng bước đẩy lùi các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; việc cải cách thủ tục hành chính về đất đai có nhiều tiến bộ; công tác cấp GCNQSDĐ được đẩy mạnh tạo tiền đề thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền do pháp luật quy định; thị trường bất động sản nói chung và thị 5 trường quyền sử dụng đất nói riêng từng bước được xác lập và hoạt động theo định hướng phát triển nền kinh tế thị trường v.v; Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, các địa phương kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cần kiến nghị Chính phủ sửa đổi một số quy định không phù hợp của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004; Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006; khẩn trương xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn về thu hồi đất, bồi thường tái định cư, cấp GCNQSDĐ; sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004; Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 ... đề nghị Bộ phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn xử lý những nội dung mâu thuẫn giữa Luật Đất đai năm 2003 với Luật Xây dựng, Luật Nhà ở. Song song với công tác soạn thảo, ban hành các quy định mới cần chú trọng công tác rà soát, kiểm tra nhằm phát hiện các văn bản không còn phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo để kịp thời sửa đổi, bổ sung; đặc biệt cần rà soát và lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần ban hành nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn khi nước ta đã trở thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới; Ngoài những kiến nghị chung nêu trên, các địa phương đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung vào các văn bản cụ thể của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai hiện hành. Nội dung những kiến nghị cụ thể như sau: Thứ nhất, kiến nghị về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Đất đai năm 2003 - Khoản 1 Điều 48: đề nghị cần xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp trong điều kiện Luật Đăng ký bất động sản chưa ban hành và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) theo thửa đối với đất nông nghiệp. Đề nghị bổ sung quy định về quy hoạch sử dụng đất của vùng; - Về điều kiện để tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật không quy định rõ nên trong quá trình thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở cho tổ chức kinh tế rất khó thực hiện. Nếu tổ chức kinh tế được phép nhận chuyển nhượng và sử dụng đất ở thì cũng có quyền chuyển nhượng lại cho tổ chức, cá nhân khác và như vậy là đã tham gia vào thị trường bất động sản (BĐS), trong khi chưa đăng ký kinh doanh. Nếu tổ chức kinh tế được phép nhận chuyển nhượng và sử dụng đất ở phải gắn với việc chuyển mục đích sử dụng đất sang đất chuyên dung thì đây là trường hợp chuyển mục đích không phải xin phép, theo quy định của pháp luật đất đai chỉ cần đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất và như vậy việc sử dụng đất khi đã được chuyển mục đích sử dụng sẽ không phù hợp với quy hoạch đất dân cư; - Kỳ quy hoạch, kế hoạch sử đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 phải được trình đồng thời với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tương ứng là 10 năm. Tuy nhiên trong thực tế nhiều địa phương hiện nay ở cấp huyện, xã mới bắt đầu lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; như vậy thời điểm lập quy 6 hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiện tại chỉ làm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ 2006-2010. Đề nghị nêu thêm nội dung kỳ quy hoạch là 10 năm, trong trường hợp các địa phương lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà thời kỳ còn lại chỉ 5 năm thì được gọi là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 5 năm và định hướng phát triển 10 năm để các địa phương áp dụng thực hiện; - Tại khoản 4 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 đề nghị sửa đổi: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993 không phải là đất lấn chiếm đất Nhà nước quản lý, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp GCNQSDĐ và không phải nộp tiền sử dụng đất”; - Về giao đất, cho thuê đất Cần có quy định cụ thể về hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; về cơ chế giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với các tổ chức, nhất là hợp tác xã nông nghiệp; về việc điều tiết giá trị đất tăng thêm của người sử dụng đất do đầu tư của Nhà nước tạo ra; về quy định khuyến khích người sử dụng đất cho thuê đất. góp vốn bằng quyền sử dụng đất đối với nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất; - Về bồi thường, giải phóng mặt bằng: (i) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 nhưng một phần diện tích nằm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông theo Nghị định số 203/NĐ-CP ngày 18/12/1982 của Chính phủ (một số trường hợp đã được cấp GCNQSDĐ ở, đất vườn) thì khi Nhà nước thu hồi đất có được bồi thường hay không? (ii) Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các hộ gia đình có nguồn gốc thửa đất được hình thành trước ngày 18/12/1980 thì có được xác định toàn bộ diện tích là đất ở không? (iii) Thế nào là đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư? Đối với những nơi chưa có quy hoạch sử dụng đất thì thế nào là đất khai hoang? Thế nào là đất lấn chiếm? Bộ Tài nguyên và Môi trường cần ban hành hướng dẫn chi tiết việc xác định đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư và đất vườn, ao liền kề với đất ở trong khu dân cư để phục vụ cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng; (iv) Đối với nhà tập thể đã hoá giá cho hộ gia đình, cá nhân: nếu được công nhận quyền sử dụng đất thì được áp dụng chính sách miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đã hoá giá. Vậy khi thu hồi thì có được bồi thường thiệt hại về đất không? Thứ hai, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định 181/2004/NĐCP ngày 29/10/2004; cụ thể: - Hiện nay, các tổ chức đang sử dụng nhiều loại đất khác nhau nhưng tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP không đề cập. Vậy, các loại đất không được đề 7 cập có được cấp GCNQSDĐ không? (ví dụ đất nông nghiệp của các đơn vị an ninh như trại giam …); - Đề nghị bổ sung quy định về việc Nhà nước thu hồi đất đối với phần diện tích đất không được tham gia thị trường BĐS vào Điều 36 Nghị định 181/2004/NĐ-CP; - Điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất trong trường hợp thu hồi đất theo quy định tại các khoản 2, 3, 8,9, 10, 11, 12 Điều 38 Luật đất đai 2003. Đề nghị quy định thời gian xử lý tài sản trên đất của người bị thu hồi đất do vi phạm Luật đất đai, người bị thu hồi đất phải tự xử lý tài sản bàn giao lại đất cho Nhà nước quản lý; - Điểm b khoản 1 Điều 100, đề nghị thay cụm từ “được UBND cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất” bằng cụm từ “được UBND cấp có thẩm quyền chấp thuận cho phép đầu tư”; - Theo quy định thì tổ chức kinh tế khi xin giao đất, thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì phải kê khai tất cả diện tích, tình trạng sử dụng đất đã được Nhà nước giao, cho thuê trước đó và tự nhận xét về mức độ chấp hành pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng. Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đang làm thủ tục giao, cho thuê đất liên hệ Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất đã giao, cho thuê trước đó để xác minh mức độ chấp hành pháp luật về đất đai của nhà đầu tư. Vậy nếu nhà đầu tư không kê khai hoặc kê khai không đúng sự thật hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có đất đã giao, cho thuê trước đó mà không có văn bản trả lời việc xác minh mức độ chấp hành pháp luật về đất đai của nhà đầu tư thì có đủ cơ sở để giải quyết hồ sơ xin giao đất, thuê đất hay không? - Việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất và xem xét hồ sơ dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư tại Điều 30 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, chưa có quy định cụ thể: Trong dự án đầu tư đối với tổ chức, doanh nghiệp sử dụng bằng vốn không phải từ ngân sách nhà nước hoặc dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đầu tư, thực tế cho thấy có những doanh nghiệp đầu tư lập dự án nhưng không có khả năng đầu tư mà mục tiêu là để giữ đất tìm đối tác liên doanh, liên kết. Vì vậy, cần có quy định cụ thể để tổ chức, doanh nghiệp chứng minh khả năng và năng lực đầu tư khi có nhu cầu sử dụng đất; - Về trình tự gia hạn sử dụng đất theo điểm b khoản 1 Điều 141 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP trên thực tế còn bất cập. Lý do: “Xét duyệt bổ sung đối với các dự án sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mà không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải dự án có vốn đầu tư nước ngoài thì Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xét duyệt đối với dự án sản xuất nông nghiệp”. Nếu đầu tư xây dựng công trình thì mâu thuẫn với Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình. Đề nghị cần nghiên cứu, xem xét bãi bỏ hoặc sửa đổi, phù hợp với Nghị định số 16/2005/NĐ-CP; 8 - Về xử lý vi phạm giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền ngoài quy định tại Điều 171, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP mới quy định về xử lý đối với cán bộ, chưa có các quy định về xử lý đất đai. Vì vậy, cần bổ sung quy định xử lý về đất đai đối với các trường hợp giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền theo hướng thu hồi lại đất, trả lại tiền cho người dân đối với các trường hợp vi phạm sau ngày 01/7/2004; - Về trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chính theo Nghị định số 181/2004/NĐ-CP quy định là cơ quan thuế nhưng tại Nghị định số 142/2005/NĐ-CP lại giao cho cơ quan tài chính các cấp; - Về việc gửi số liệu cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính: Theo quy định tại Nghị định số 181/2004/NĐ-CP, việc này được tiến hành đồng thời với việc thẩm tra hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất. Nhưng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 về hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính, tờ khai tiền thuê đất lại phải có quyết định giao đất, cho thuê đất. Như vậy, dẫn đến việc phải chờ đến khi có quyết định giao đất, cho thuê đất mới gửi số liệu địa chính kèm theo quyết định cho cơ quan thuế xác định nghĩa vụ tài chính, gây phiền hà và kéo dài thời gian cho các chủ đầu tư; - Đề nghị bổ sung nội dung quy định cụ thể về đất nông nghiệp trong đô thị để thực hiện chính sách đền bù đối với loại đất này; - Những giấy tờ về quyền sử dụng đất gồm: văn tự mua bán, cho nhận nhà; giấy bán nhà đã được UBND cấp huyện, UBND tỉnh phê duyệt và đã hoàn tất nghĩa vụ tài chính tại thời điểm mua bán, cho nhận trước ngày 15/10/1993 nhưng không ghi diện tích đất ở thì đề nghị cho xác nhận toàn bộ diện tích thửa đất có nhà ở là diện tích đất ở; - Trường hợp đất ở có vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư được sử dụng trước ngày 18/12/1980 nhưng ranh giới thửa đất ổn định, không lấn chiếm đề nghị cho xác nhận toàn bộ diện tích thửa đất có nhà ở là diện tích đất ở; - Về việc thu hồi đất để lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng: Trường hợp dự án thu hồi đất có sự đồng tình ủng hộ của người dân sớm giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án thì thời gian bồi thường, giải phóng mặt bằng có thể rút ngắn lại. Khi thực hiện xong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng thì tiến hành ngay việc giao đất, cho thuê đất; - Về trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất: Điều chỉnh lại trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất theo hướng: việc xác định nghĩa vụ tài chính được thực hiện sau khi có quyết định cho thuê đất của UBND các cấp; - Điểm c khoản 4 Điều 92 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 đề nghị bổ sung: “Đối với trường hợp người sử dụng đất đã được cấp GCNQSDĐ trước ngày 01/07/2004 phần diện tích đất trong hành lang an toàn công trình trước đây không được cấp giấy mặc dù hiện nay chưa có quyết 9 định di dời hoặc quyết định thu hồi đất. Đề nghị được cấp GCNQSDĐ đúng theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 92 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP”; - Tại khoản 3 Điều 103 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP: Đề nghị sửa đổi “Hộ gia đình, cá nhân không phân biệt nghề nghiệp nếu nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước thì phải sử dụng đúng mục đích và đúng quy hoạch”; - Đối với đất thổ cư khi thu hồi tính giá thấp, sau khi cấp đất tái định cư lại tính giá cao, được bố trí tái định cư có điều kiện bằng và tốt hơn nơi ở cũ; địa điểm tái định cư phải công bố trước …đề nghị cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn; - Cần phải có cơ chế hỗ trợ tăng kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn đối với địa phương nơi có dự án lớn phải thu hồi 100% diện tích đất nông nghiệp, gồm đất giao cho các hộ nông dân và đất công ích 5% do UBND xã quản lý, do chính quyền xã không còn nguồn thu từ ngân sách, từ sản xuất nông nghiệp và từ đất công ích để tạo nguồn cho đầu tư hạ tầng; Thứ ba, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định số 17/2006/NĐCP ngày 27/1/2006, cụ thể: - Đề nghị điều chỉnh, bổ sung khoản 8 Điều 2 đối với các tỉnh điều kiện cơ sở hạ tầng của tỉnh còn rất thấp, để thu hút được đầu tư sau khi xây dựng cơ sở hạ tầng xong cho phép được phân lô bán nền. Còn đối với các thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác thì giữ nguyên như quy định trong Nghị định; - Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/1/2006 của Chính phủ có quy định tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để đầu tư được nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ giao đất ghi trong dự án đầu tư đã được xét duyệt. Kiến nghị sửa đổi theo hướng tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để đầu tư được chậm nộp tiền sử dụng đất tối đa không quá 05 năm kể từ khi có quyết định giao đất …; - Các công trình phục vụ công trình kinh doanh điện, nước, thông tin … có mục đích kinh doanh thuộc đối tượng giao đất có thời hạn, tối đa là 50 năm nhưng thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp thành phố hoặc cấp quốc gia. Kiến nghị thời hạn sử dụng đất đối với các công trình này cần được nghiên cứu, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Thứ tư, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định 182/2004/NĐCP ngày 29/10/2004; cụ thể: - Bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền của UBND các cấp; - Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; 10 - Cần bổ sung tăng nặng mức xử lý vi phạm pháp luật về đất đai, đặc biệt đối với hành vi cản trở việc thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Các hành vi tư vấn sai trái, kích động người dân không thực hiện nhận tiền đền bù gây ảnh hưởng đến tiến độ của dự án đầu tư; Thứ năm, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Quyết định số 08/2004/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; cụ thể: - Đề nghị đối với đất ở tại đô thị không làm tròn đến một chữ số thập phân mà giữ nguyên hai chữ số thập phân; - Cần phải xem xét lại việc cấp GCNQSDĐ đối với diện tích đất vườn gắn liền với đất ở. Vì nêu theo quy định tại Quyết định số 08/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì chưa phù hợp với thực tiễn, loại đất ghi theo nhóm đất nông nghiệp mà trong vườn thì có nhiều loại lẫn lộn, thời hạn cấp giấy không đồng nhất. Trong khi đó diện tích đất vườn đã ăn sâu trong tiềm thức nhân dân và họ yêu cầu phải được cấp lâu dài; - Hiện nay việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp tại thực địa ở các địa phương đã tiến hành rất nhanh nhưng tiến độ cấp đổi giấy chứng nhận chậm. Các văn bản của Bộ chưa hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện việc đăng ký cấp đổi lại GCNQSDĐ ở các xã đã thực hiện xong việc chuyển đổi ruộng đất. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường quan tâm đến vấn đề này; - Cần có hướng dẫn cụ thể việc cấp GCNQSDĐ cho Tổng đội thanh niên xung phong (đây là loại hình mới sử dụng rất nhiều đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An). Thứ sáu, sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 28/2004/TTBTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể: - Đề nghị bổ sung về sản phẩm giao nộp thống kê, kiểm kê đất đai các cấp thêm biểu 12, 13 thống kê đất đai (TKĐĐ) theo phụ biểu tại công văn số 4649/BTNMT-ĐKTK ngày 17/12/2004 về việc hướng dẫn nghiệp vụ kiểm kê năm 2005; - Tại phần đ hướng dẫn lập biểu 06 -TKĐĐ có hướng dẫn (Cộng diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng ghi tại ô đường chéo với tổng diện tích giảm ghi theo hàng và diện tích tăng ghi theo cột được tổng diện tích theo mục đích sử dụng tại thời điểm thống kê, kiểm kê kỳ này và ghi vào các ô tương ứng tại hàng cuối cùng của biểu). Đề nghị chỉnh sửa lại là: Cộng diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng ghi tại ô đường chéo và diện tích đất tăng ghi theo cột tương ứng được tổng diện tích đất theo mục đích sử dụng tại thời điểm thống kê, kiểm kê kỳ này ghi vào các ô tương ứng tại hành cuối cùng của biểu. - Về hệ thống phân loại đất 11 Hệ thống phân loại đất được quy định tại Điểm 2.2 khoản 2 Mục II cần sửa đổi các chỉ tiêu phân loại đất lâm nghiệp và bổ sung chỉ tiêu đất vườn tạp (giống các quy định trước đây); bởi các lý do sau đây: (i) Hiện nay, ngành kiểm lâm thực hiện việc theo dõi tình hình diễn biến tài nguyên rừng, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện việc quy hoạch 3 loại rừng, ngành tài nguyên và môi trường thực hiện việc thống kê, kiểm kê diện tích đất lâm nghiệp nhưng giữa 3 ngành chỉ thống nhất được với nhau về chỉ tiêu đất có rừng. Còn các chỉ tiêu đất khoanh nuôi phục hồi từng loại rừng, đất trồng từng loại rừng, đất đồi núi chưa sử dụng (hoặc là đất trống quy hoạch cho từng loại từng) vẫn còn có quan điểm không giống nhau dẫn đến việc ký công nhận kết quả thực hiện của từng ngành gặp rất nhiều khó khăn; Hơn nữa, thực tế chi tiêu đất khoanh nuôi phục hồi từng loại rừng rất khó quan sát; bởi vì, theo phần giải thích nghĩa của chỉ tiêu này đất khoanh nuôi phục hồi rừng … là đất rừng …. Đã có rừng bị khai thác, chặt phá, hoả hoạn nay được đầu tư để phục hồi rừng. Cụm từ “đã có rừng” dẫn đến rất khó theo dõi, quan sát. Cụm từ “nay được đầu tư để phục hồi rừng” dẫn đến cách hiểu về mức độ đầu tư khác nhau, ví dụ trường hợp Nhà nước đã giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình (trạng thái rừng thời điểm giao đất là I a, I b, Ic) và hộ gia đình đó chỉ đầu tư ở công bảo vệ (suy cho cùng đây cũng là đã đầu tư) không cho người khác chặt phá nhưng trại thái rừng hiện nay vẫn chỉ là I a, I b, I c thì thống kê vào chỉ tiêu đất khoanh nuôi phục hồi rừng hay đất đồi núi chưa sử dụng; (ii) Theo kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính, phần lớn thửa đất ở có vườn, ao chỉ thể hiện được ranh giới thửa đất, không thể hiện được ranh giới của phần diện tích đất ở và phần diện tích đất vườn, ao còn lại mà từng hộ được hưởng theo quy định (kể cả bản đồ địa chính tỷ lệ lơn cũng chỉ thể hiện thêm được phần chiếm chỗ của nhà ở và các công trình phục vụ đời sống tại thời điểm đo đạc). Phần diện tích đất vườn, ao mà từng hộ được hưởng theo quy định được sử dụng với 2 mục đích chính: Trước mắt là làm vườn, làm ao để phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày; lâu dài là nguồn cho quy hoạch vào mục đích đất ở; Thực tế, diện tích làm vườn không dễ thống kê theo các chỉ tiêu trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp, bởi vì phần lớn các hộ gia đình trồng xen kẽ cây lâu năm và cây hàng năm; Trong quá trình thực hiện kiểm kê đất đai năm 2005, hầu hết các đơn vị cấp huyện đều quy ước phần diện tích đất vườn, ao của thửa đất có vườn, ao (sau khi đã trừ diện tích đất ở được hưởng theo quy định) vào hoặc là chỉ tiêu đất trồng cây hàng năm khác hoặc là chỉ tiêu đất trồng cây lâu năm khác; Hơn nữa về bản chất, chế độ quản lý của từng loại đất trong phần diện tích làm vườn (nếu xếp được vào một chỉ tiêu cụ thể trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp) và loại đất tương tự (ngoài thửa đất có vườn, ao) không giống nhau, như: giá đất và thời hạn sử dụng đất (quy định tại điểm e khoản 3 Điều 3 Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về GCNQSDĐ và điểm 4.2 khoản 4 12 Mục I của Thông tư số 01/2005/TT-BTNMT ngày 13/4/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai); Thứ bảy, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 29/2004/TTBTNMT ngày 01/11/2004; cụ thể: - Đối với sổ Mục kê đất đai phần tổng hợp cuối trang và cuối sổ đề nghị bổ sung phần tổng hợp diện tích được cấp và diện tích chưa được cấp và các đối tượng sử dụng; - Tại phần quy định chung tại ý thứ nhất mục 2.2 phần 2 về nội dung hồ sơ địa chính của Thông tư số 29/2004/TT-BTN ngày 01/11/2004 đề nghị thay đổi cụm từ “nội dung bản đồ địa chính gồm các thông tin về thửa đất gồm vị trí, kích thước, hình thể, số thứ tự diện tích, mục đích sử dụng đất …” Nên chỉnh sửa lại là: “Nội dung bản đồ địa chính gồm các thông tin về thửa đất gồm vị trí, kích thước, hình thể, số thứ tự, diện tích, hiện trạng sử dụng đất”; - Đề nghị bổ sung: (i) Tại điểm a, b tiết 3.6 khoản 3 Mục I Thông tư 29/2004/TT-BTNMT quy định thêm bản mô tả ranh giới thửa đất đối với tổ chức; (ii) Tại Danh mục mẫu hồ sơ địa chính và các văn bản áp dụng trong việc thực hiện thủ tục hành chính về quản lý và sử dụng đất. Nay đề nghị bổ sung them các loại biểu mẫu sau: (i) Bản mô tả ranh giới thửa đất đối với đất của tổ chức; (ii) Bản mô tả về ranh giới thửa đất đối với hộ gia đình, cá nhân; - Về quy định lập hồ sơ địa chính: Điểm 1.1. khoản 1 Mục II quy định : “Bản đồ địa chính được lập trước khi tổ chức việc đăng ký quyền sử dụng đất và hoàn thành sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận”. Tuy nhiên, trong thực tế muốn có thông tin để kê khai đăng ký hoặc để phục vụ mục đích khác thì phải có bản đồ. Vì vậy, cần quy định cụ thể hơn đối với nội dung tại điểm này như sau: “Bản đồ được đo đạc trước khi tổ chức việc đăng ký quyền sử dụng đất là bản đồ địa chính hiện trạng, bản đồ địa chính hiện trạng được biên tập lại theo kết quả đăng ký quyền sử dụng đất, cấp GCNQSDĐ là bản đồ địa chính pháp lý; bản đồ địa chính hoàn thành sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận”; - Về mẫu văn bản áp dụng trong việc thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất: Đề nghị nghiên cứu sửa đổi nội dung phiếu chuyển thông tin địa chính cho cơ quan thuế phù hợp nội dung của Thông tư liên tịch số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18/04/2005 của liên Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính; Thứ tám, về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹ đất (Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT - BNV ngày 31/12/2004): 13 - Tại điểm c khoản 1 Điều 123 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 có quy định phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định phương án giao đất; chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính; trình UBND cùng cấp quyết định giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Tại điểm 5.2 mục 5 phần III của Thông tư 29 quy định trách nhiệm lập và nghiệm thu hồ sơ địa chính quy định Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm triển khai việc lập hồ sơ địa chính gốc và làm 2 bản sao từ bản gốc để gửi cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp xã; - Về quản lý, lưu trữ hồ sơ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thành lập theo quy định của Luật đất đai 2003, nhưng Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có hướng dẫn sửa đổi về chức năng, nhiệm vụ lưu trữ hồ sơ giữa Trung tâm Thông tin tài nguyên và môi trường với Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, theo các văn bản hướng dẫn hiện hành chức năng quản lý và lưu trữ hồ sơ vẫn còn chồng chéo, nhất là trong việc quản lý, khai thác hồ sơ địa chính; - Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 38 và Thông tư số 29 quy định chưa thống nhất về chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện vì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường không có chức năng đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính mà chỉ là thực hiện việc chỉnh lý, cập nhật bản sao hồ sơ địa chính; trình UBND cùng cấp quyết định giao đất và cấp GCNQSDĐ. Thứ chín, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 30/2004/TTBTN; cụ thể: - Tại phần 1 những quy định chung mục 5 hệ thống biểu mẫu trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần áp dụng cả việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Tại mục 5 đề nghị sửa lại là: Hệ thống biểu mẫu sử dụng trong việc lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Về hồ sơ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần bổ sung thêm các loại bản đồ chuyên đề (đối với cấp huyện, tỉnh) như bản đồ đất, bản đồ độ dốc …; - Theo quy định thì Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích an ninh, quốc phòng nhưng hiện nay chưa có quy định về trình tự và nội dung để phối hợp thực hiện công tác này trên phạm vi từng tỉnh. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm có văn bản hướng dẫn để thực hiện; - Qua thực tế lập quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện những năm qua, đối chiếu với nội dung và hệ thống biểu mẫu theo Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT đề nghị bỏ các biểu mẫu liên quan đến khu dân cư nông thôn, vì khu dân cư nông thôn không xác định được ranh giới nên không thể thực hiện được. Cụ thể đề nghị bỏ các biểu sau: 14 (i) Biểu 02/HT-QH: Hiện trạng sử dụng đất trong khu dân cư nông thôn; (ii) Biểu 03/QH: Chỉ tiêu sử dụng đất trong khu dân cư nông thôn; (iii) Biểu 06/QH: Diện tích đất không thay đổi trong kỳ quy hoạch; (iv) Nên gộp biểu 01/QH (tổng hợp nhu cầu tăng giảm diện tích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch) với biểu 11/QH (phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch), Biểu 12/QH (phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch) để giảm; - Nghiên cứu giảm bớt số lượng biểu thống kê theo hướng đơn giản và tập trung các chỉ tiêu chính, sẽ giúp cho cán bộ cơ sở dễ thực hiện lập và quản lý theo dõi kết quả thực hiện; đồng thời lý do các chỉ tiêu sử dụng đất thường sẽ phải điều chỉnh theo định hướng phát triển kinh tế, xã hội thực tế của địa phương trong từng thời kỳ nhất là trong giai đoạn đổi mới, hội nhập với thế giới. Có như thế, cán bộ chuyên trách lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; - Ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc sử dụng đất sẽ phải thu hồi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố trong thời gian Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng nhằm khắc phục việc để hoang hoá hoặc sử dụng không đúng mục đích, trái quy định của Luật đất đai (còn gọi là quy hoạch, kế hoạch treo). - Thứ mười: Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới một số văn bản: + Ban hành quyết định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập hồ sơ địa chính cấp GCNQSDĐ thay thế Quyết định số 14/2003/QĐ-BTNMT ngày 20/10/2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; + Xây dựng và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính cấp GCNQSDĐ; + Xây dựng và ban hành định mức công tác kiểm kê, thống kê đất đai hàng năm và định mức xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất các cấp; + Xây dựng, ban hành định mức đầu tư của tổ chức để làm cơ sở thẩm định nhu cầu sử dụng đất đối với các dự án đầu tư của tổ chức không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc không phải dự án có vốn đầu tư nước ngoài. (Nội dung các kiến nghị cụ thể được thể hiện chi tiết trong Phụ lục kèm theo) b. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, các địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Nhìn chung, các văn bản do UBND cấp tỉnh ban hành đã tuân thủ về quy trình, trình tự theo quy định, xác định rõ phạm vi, quyền hạn của các Sở, 15 ban, ngành có liên quan của tỉnh và UBND các cấp trong việc chủ trì hoặc phối hợp quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. Tuy nhiên, nhiều địa phương chỉ liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh ban hành mà chưa rà soát, đánh giá sự phù hợp của các quy định với các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn hoặc phát hiện những bất cập của các quy định khi triển khai thi hành và kiến nghị những nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. 2. Lĩnh vực bảo vệ môi trường a. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do cấp có thẩm quyền ở Trung ương ban hành Các địa phương đều thống nhất cho rằng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền ban hành trong thời gian qua đã tạo nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá đầy đủ và đồng bộ, góp phần tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Bên cạnh những mặt đạt được nêu trên, để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, các địa phương kiến nghị cần đổi mới quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để các địa phương tham gia được nhiều hơn vào quá trình soạn thảo; trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong thời gian tới Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2005 cho sát với thực tiễn cuộc sống hơn. Bên cạnh công tác xây dựng, ban hành mới cần chú trọng công tác rà soát nhằm phát hiện những văn bản, quy định không còn phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo để kịp thời bổ sung, sửa đổi hoặc bổ sung quy định về những vấn đề phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa được đề cập trong pháp luật về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế nhất là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Ngoài những kiến nghị chung nêu trên, các địa phương đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung vào các văn bản cụ thể của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành. Các kiến nghị tập trung vào các nhóm vấn đề cơ bản sau đây: - Về xác định khối lượng các chất gây ô nhiễm, đề nghị sớm ban hành văn bản quy định hướng dẫn việc xác định khối lượng các chất gây ô nhiễm phục vụ việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương; - Về đối tượng thực hiện đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, ban hành quy định thống nhất về đối tượng phải thực hiện đăng ký cam kết bảo vệ môi trường giữa Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường, Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 8/9/2006 hướng dẫn về đánh giá tác động môi 16 trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Về thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề nghị sớm ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể về thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; ban hành định mức thu phí và lệ phí thẩm định cấp phép môi trường, hướng dẫn xây dựng định mức chi sự nghiệp môi trường; - Về tổ chức bộ máy quản lý môi trường ở địa phương, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về tổ chức bộ máy về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở cấp xã, huyện; - Về quản lý chất thải rắn, đề nghị ban hành quy chế về quản lý chất thải rắn (bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại); - Về tiêu chuẩn môi trường, đề nghị sớm ban hành một số tiêu chuẩn về khoảng cách bảo vệ vệ sinh đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ...; tiêu chuẩn về mùi; ban hành một số văn bản hướng dẫn cụ thể về quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường; các chỉ tiêu cần giám sát, các tiêu chuẩn về môi trường và quy định về cập nhật báo cáo hiện trạng môi trường; - Về báo cáo đánh giá tác động môi trường, sớm ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp, cơ sở đang hoạt động nhưng chưa làm thủ tục báo cáo đánh giá tác động môi trường; - Về cấp giấy phép môi trường, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành văn bản hướng dẫn về thủ tục và quy định cấp giấy phép môi trường cho các cơ sở đã đi vào hoạt động; - Về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, cần quy định cụ thể hơn việc thu phí đối với từng ngành, nghề cho phù hợp với tình hình thực tế mỗi địa phương; - Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cần nâng mức xử phạt cao hơn đề nâng cao hiểu quả pháp lý và thể hiện được vai trò của người quản lý; - Về hướng dẫn kiểm soát ô nhiễm môi trường, đề nghị bãi bỏ Thông tư số 276-TT-MT về việc hướng dẫn kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sau khi có quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường, vì Thông tư này không còn phù hợp với Luật bảo vệ môi trường năm 2005; (Nội dung các kiến nghị cụ thể được thể hiện chi tiết trong Phụ lục kèm theo) b. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành 17 Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, các địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Nhìn chung, các văn bản do UBND cấp tỉnh ban hành đã tuân thủ về quy trình, trình tự theo quy định, xác định rõ phạm vi, quyền hạn của các Sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh và UBND các cấp trong việc chủ trì hoặc phối hợp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa phương. Tuy nhiên, nhiều địa phương chỉ liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật do UBND tỉnh ban hành mà chưa rà soát, đánh giá sự phù hợp của các quy định với các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn hoặc phát hiện những bất cập của các quy định khi triển khai thi hành và kiến nghị những nội dung cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. 18 3. Lĩnh vực địa chất, khoáng sản a. Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do cấp có thẩm quyền ở Trung ương ban hành Các địa phương đều thống nhất cho rằng các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản được cấp có thẩm quyền ban hành trong thời gian qua đã tạo nên hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá đầy đủ và đồng bộ, góp phần tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước nói chung và tại địa phương nói riêng. Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản tại các địa phương đã dần đi vào nền nếp, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản. Bên cạnh những mặt đạt được nêu trên, để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản, các địa phương kiến nghị cần đổi mới quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật để các địa phương tham gia được nhiều hơn vào quá trình soạn thảo; trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản cần tăng cường khảo sát thực tế để nội dung các quy định sát với thực tiễn cuộc sống hơn; một số văn bản hướng dẫn thi hành Luật và Nghị định thuộc thẩm quyền ban hành của các Bộ cần đẩy nhanh tiến độ để tạo sự đồng bộ trong việc triển khai thi hành. Bên cạnh công tác xây dựng, ban hành mới cần chú trọng công tác rà soát nhằm phát hiện những văn bản, quy định không còn phù hợp, mâu thuẫn, chồng chéo để kịp thời bổ sung, sửa đổi hoặc bổ sung quy định về những vấn đề phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa được đề cập trong pháp luật về khoáng sản, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế nhất là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới. Ngoài những kiến nghị chung nêu trên, các địa phương đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung vào các văn bản cụ thể của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản hiện hành. Các kiến nghị tập trung vào các nhóm vấn đề cơ bản sau đây: - Về nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về khoáng sản, đề nghị sớm ban hành văn bản quy định cụ thể về chức, nhiệm vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; - Về phân cấp thẩm quyền cấp phép, đề nghị phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cho địa phương đối với khu vực khoáng sản nhỏ, lẻ, phân tán, hàm lượng thấp mà chưa được điều tra, đánh giá trữ lượng, phù hợp với nhu cầu khai thác nhỏ. - Về thủ tục hành chính, đề nghị sớm ban hành quy định về trình tự, thủ tục trình Chính phủ phê duyệt khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản; khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; sửa đổi, bổ sung các quy định về nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế mỏ cho phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư và pháp 19 luật về xây dựng; ban hành quy định hướng dẫn thủ tục tiếp theo đối với những trường hợp mỏ khai thác khoáng sản theo giấy phép khai thác tận thu được cấp trước ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản có hiệu lực thi hành, nay đã hết hạn giấy phép nhưng nhà đầu tư vẫn còn nhu cầu và khả năng để tiếp tục khai thác; đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phê duyệt và công bố quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước và khu vực thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia làm cơ sở đẩy nhanh công tác thẩm định cấp giấy phép hoạt động khoáng sản. - Về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản, đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản; sửa đổi, bổ sung quy định về thu phí bảo vệ môi trường để khắc phục sự chồng chéo giữa Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn thi hành của Bộ Tài chính - Về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đề nghị bổ sung đất san lấp vào danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; ban hành quy định riêng về việc khai thác cát làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và đất mặt phục vụ nhu cầu san lấp và các nhu cầu khác. - Về giám đốc điều hành mỏ, nhiều địa phương đề nghị cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành về năng lực, trình độ của giám đốc điều hành mỏ vì các quy định này không phù hợp đối với các mỏ khai thác lộ thiên, sản lượng nhỏ, thời gian ngắn, nhất là đối với vật liệu xây dựng. - Về tài chính, một số địa phương cho rằng quy định hiện hành về mức phí, lệ phí cấp giấy phép khai thác vẫn còn thấp, cần điều chỉnh về chung một mức phí, lệ phí. - Về thuê đất trong hoạt động khoáng sản, đề nghị cần quy định cụ thể hơn về việc thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với các trường hợp tổ chức có giấy phép khai thác khoáng sản trên diện tích đất của hộ gia đình, cá nhân đã được cấp giấy CNQSD ổn định, lâu dài; vấn đề thu hồi, sử dụng đất sau khi đã kết thúc khai thác. - Về đấu thầu trong hoạt động khoáng sản, đề nghị cần có quy định cụ thể về quy mô, mức độ nghiên cứu mỏ khoáng sản khi đưa vào đấu thầu; cần xây dựng giá trị của tài nguyên để thực hiện việc định giá tài nguyên, bán đấu giá mỏ. - Về sử dụng số liệu, thông tin trong lĩnh vực khoáng sản, đề nghị sửa đổi, bổ sung các quy định về giao nộp và cung cấp tài liệu địa chất và khoáng sản; quy định về giao nộp, lưu trữ và sử dụng mẫu vật địa chất và khoáng sản; quy định về quy cách, hồ sơ giao nộp, lưu trữ và sử dụng mẫu vật địa chất và khoáng sản. - Về thanh tra, kiểm tra; xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, đề nghị ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản; bổ sung quy định về việc cho phép thanh lý hoặc chuyển giao cho 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan