Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chương trình quản lý bán nam châm...

Tài liệu Chương trình quản lý bán nam châm

.DOCX
37
21
104

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ***** ĐỒ ÁN MÔN HỌC CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN NAM CHÂM GVHD: Nguyễn Văn Lễ Năm 2018 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TP.HCM, ngày …… tháng …… năm 2018 LỜI CẢM ƠN Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của Khoa Công nghệ thông tin, đặc biệt là thầy Nguyễn Văn Lễ đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập ở khoa để có nhiều thời gian cho khóa luận tốt nghiệp. Và chúng em cũng xin chân thành cám ơn thầy đã nhiệt tình hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt bài báo cáo này. Trong quá trình học tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới. Chúng em xin chân thành cảm ơn! LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, Công nghệ thông tin đã và đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, là một phần không thể thiếu trong xã hội năng động và ngày càng hiện đại hoá. Công nghệ thông tin được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống và lĩnh vực hoạt động kinh doanh buôn bán không phải là một ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý bán hàng không những tiết kiệm thời gian, tiện lợi mà còn thể hiện được độ chính xác cao và tăng năng lực quản lý. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, trong công việc mua bán kinh doanh, việc quản lý và bán hàng là một việc không thể thiếu. Nhằm thay thế việc quản lý bán hàng theo hình thức thô sơ, nhiều thủ tục, nhiều công đoạn, … tại mỗi cửa hàng đạt hiệu quả không cao. Vì vậy, tôi đã viết một chương trình ứng dụng phần mềm với đề tài “Chương trình Quản lý Nam châm”. Đây là một chương trình ứng dụng, do một bộ phận nhân viên trong nhà Nam châm quản lý, với mục đích tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho việc quản lý thông tin tại các nhà Nam châm. Chương trình gồm các chức năng chính như: quản lý các Nam châm và nhập xuất bán hàng. Ngoài ra còn các mục tìm kiếm, cập nhật, … nhằm giúp nhân viên thực hiện nhanh chóng các yêu cầu quản lý. Khi chọn đề tài này, tôi mong muốn sau khi hoàn thành có thể giúp các cửa hàng kinh doanh Nam châm được quản lý tốt hơn. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN...........................................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1 1.2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT........................................................2 1.2.1 Phân tích nghiệp vụ........................................................................................2 1.2.2 Chức năng chính của chương trình.................................................................3 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................................4 2.1 NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C#..............................................................................4 2.2 CƠ SỞ DỮ LIỆU SQL SERVER..........................................................................4 2.3 ASP.NET...............................................................................................................5 2.3.1 Giới thiệu về ASP.NET..................................................................................5 2.3.2 Mô hình tổng thể ASP.NET............................................................................5 2.3.3 Các thành phần ASP.NET...............................................................................7 2.3.4 Ưu điểm về ASP.NET....................................................................................7 2.4 ASP.NET MVC.....................................................................................................9 2.4.1 Giới thiệu về ASP.Net MVC..........................................................................9 CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH...........................................................................................13 3.1 XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG....................................................................................13 3.1.1 Cơ cấu tổ chức:.............................................................................................13 3.1.2 Luồng xử lý nghiệp vụ Quản lý nhà Nam châm:..........................................14 3.2 Nghiệp vụ hệ thống ứng dụng Quản lý nhà Nam châm:......................................23 3.3 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG...................................................................................31 3.3.1 Xây dựng các thực thể..................................................................................31 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Mô hình ASP.NET..............................................................................................6 Hình 2.2: Quá trình xử lý ASPX.........................................................................................6 Hình 2.3: Mô hình MVC...................................................................................................10 Hình 3.1: Mô hình thực thể...............................................................................................13 Hình 3.2: Nhập hàng từ nhà cung cấp...............................................................................14 Hình 3.3: Bán hàng cho khách hàng.................................................................................15 Hình 3.4: Chức năng tạo khách hàng................................................................................16 Hình 3.5: Chức năng chăm sóc khách hàng......................................................................17 Hình 3.6: Chức năng chuyển kho......................................................................................18 Hình 3.7: Mô hình DFD quản lí Website..........................................................................19 Hình 3.8: Mô hình DFD mức đỉnh....................................................................................20 Hình 3.9: Mô hình đặt hàng..............................................................................................21 Hình 3.10: Chức năng báo cáo thống kê...........................................................................21 Hình 3.11: Chức năng quản lí người dùng........................................................................22 Hình 3.12: Chức năng nhập hàng......................................................................................22 Hình 3.13: Chức năng xuất hàng.......................................................................................23 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Công nghệ thông tin là một trong những ngành khoa học ngày càng phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, đặt biệt là trong công tác quản lý. Việc áp dụng Công nghệ thông tin vào trong quản lý, sản xuất kinh doanh là một xu hướng tất yếu. Ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong quản lý giúp người dùng giảm thiểu đi việc quản lý thủ công mất nhiều thời gian, tiết kiệm chi phí và nguồn nhân lực, từ đó nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm cũng được nâng cao. Nắm bắt được xu thế đó, nên tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu xây dựng chương trình Quản lý nhà Nam châm để hỗ trợ các nhà quản lý trong công việc quản lý và bán hàng một cách hiện đại và chuyên nghiệp. Đối tượng nghiên cứu  Doanh ngiệp tư nhân, cá nhân, các hệ thống bán nam châm  Các công cụ dùng để xây dựng chương trình: SQL Server 2012, Microsoft Visual Studio 2013 (C#) MVC5 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: ứng dụng cho các hệ thống bán nam châm sỉ và lẻ. Mục đích nghiên cứu  Quản lý về việc nhập xuất sản phẩm.  Quản lý phân loại sản phẩm.  Giải quyết tối ưu hóa quá trình nhập xuất sản phẩm.  Đưa ra các báo cáo, thống kê tổng hợp. Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu nghiệp vụ quản lý (quản lý sản phẩm, quản lý kho hàng…) Phương pháp nghiên cứu  Khảo sát thực tế hệ thống kế hợp nghiên cứu lý thuyết để xây dựng cơ sở dữ liệu  Lựa chọn công cụ lập trình và tiến hành xây dựng các module xử lý.  Cài đặt và chạy thử chương trình o Microsoft SQL Server 2012: thiết kế cơ sở dữ liệu o Micrsoft Visual Studio 2013 (C#): dùng để lập trình  Chạy chương trình cài đặt trên website. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài: Ứng dụng đề tài vào việc tối ưu hóa quá trình quản lý sản phẩm. 1.2 MÔ TẢ VẤN ĐỀ VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT 1.2.1 Phân tích nghiệp vụ Nam châm kinh doanh nhiều loại khác nhau, bao gồm nam châm và các loại dụng cụ thuộc nam châm. Kho nam châm sẽ chứa một hoặc nhiều loại nam châm. Kho Nam châm sẽ được cấp một mã kho và tên kho nhất định. Với mỗi một nam châm sẽ có một mã số duy nhất, tên nam châm, giá nhập, giá bán, số lượng tồn, nhà sản xuất, nhà sản xuấtvà thuộc kho nào. Mỗi Nam châm sẽ thuộc một nhóm loại nào đó, mỗi nhóm loại sẽ có một mã loại, tên nhóm loại và diễn giải. Mỗi nhóm loại sẽ thuộc một chủng loại, mỗi chủng loại sẽ được phân theo thể loại. Cũng như nhóm loại, chủng loại và thể loại cũng có một mã duy nhất để phân biệt và tên tương ứng với mã loại đó. Đồng thời nhà Nam châm cần quản lý giá bán của một quyển Nam châm thay đổi theo thời gian và ngày áp dụng giá bán đó. Khi nhà Nam châm nhập hàng về, nhân viên tiến hành làm thủ tục nhập kho, một phiếu nhập được lập ra và do một nhân viên chịu trách nhiệm. Trên phiếu nhập phải ghi rõ số phiếu nhập, ngày lập, họ tên và mã đơn vị cung cấp, cùng các loại Nam châm, số lượng, đơn giá nhập, thành tiền, thuế suất, hình thức nhập và tổng giá trị nhập. Sau khi nhận hàng, nhân viên dựa theo chứng từ tiến hành nhập thiết bị vào kho. Khi khách hàng đến mua Nam châm: nhân viên tiến hành bán hàng. Khi đó một hóa đơn bán được lập. Trên hóa đơn cần phải ghi nhận số hóa đơn, ngày lập hóa đơn, tên Nam châm, số lượng bán, đơn giá bán, thành tiền, thuế, tổng giá trị hóa đơn. Cuối tháng, nhân viên phải lập các báo cáo tồn kho, nhập kho, xuất kho. Báo cáo hóa đơn theo từng mặt hàng và doanh số hàng ngày. Báo cáo hóa đơn sỉ theo chi tiết, ngày lập-số hóa đơn, theo ngày, theo kho. Ngoài ra nhà Nam châm cần quản lý các danh mục nhân viên, nhà cung cấp, nhà sản xuất để thuận tiện cho công việc quản lý. 1.2.2 Chức năng chính của chương trình Chức năng của hệ thống  Cập nhập: thêm, sửa, xóa.  Hiển thị sản phẩm  Tìm kiếm sản phẩm CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C# C# là một trong rất nhiều ngôn ngữ lập trình được hỗ trợ bởi .NET Framework (như C++, Java, VB…). Có thể hiểu đơn giản đây là một trung tâm biên dịch trong đó tất cả các ngôn ngữ được hỗ trợ bởi .NET Framework sẽ được chuyển đổi ra một dạng mã trung gian (MSIL) rồi từ đấy mới được biên dịch tức thời (Just in time Compiler – JIT Compiler) thành các file thực thi như exe. C# là ngôn ngữ đơn giản: nó loại bỏ một vài sự phức tạp trong ngôn ngữ C và Java. Nó khá giống C/C++ về diện mạo, cú pháp, biểu thức, toán tử. Các chức năng của C# được lấy trực tiếp từ ngôn ngữ C/C++ nhưng được cải tiến làm cho ngôn ngữ đơn giản hơn. C# có được những đặc tính của ngôn ngữ hướng đối tượng như: Sự đóng gói, sự kế thừa, đa hình. Mã nguồn của C# được viết trong lớp (Class). Những Class này chứa các phương thức (Method) thành viên của nó. Lớp và các phương thức thành viên có thể được sử dụng lại trong những ứng dụng hay chương trình khác. 2.2 CƠ SỞ DỮ LIỆU SQL SERVER SQL (Structured Query Language) là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ nhiều người dùng kiểu máy trạm/máy chủ (Client/Server). Đây là hệ thống cơ bản dùng lưu trữ dữ liệu cho hầu hết các ứng dụng lớn hiện nay. Ứng dụng kiểu máy trạm/máy chủ (Client/Server) gồm 2 phần: một phần chạy trên máy chủ và phần còn lại chạy trên các máy trạm. - Phần máy chủ (server): chứa các CSDL, cung cấp các chức năng phục vụ cho việc tổ chức và quản lý CSDL, cho phép người dùng truy cập dữ liệu. Tạo sự nhất quán, tiết kiệm bộ nhớ. Các dữ liệu không được truy xuất trực tiếp mà phải thông qua máy chủ. Do đó, có độ bảo mật, tính năng chịu lỗi, sao lưu dự phòng và phục hồi dữ liệu… - Phần máy trạm (Client): là phần mềm chạy trên máy tính cho phép người dùng giao tiếp với CSDL trên Server. Tính đến thời điểm hiện nay, Microsoft đã cho ra các phiên bản SQL Server là: SQL Server 2000, SQL Server 2008, SQL Server 2010 và SQL Server 2012. SQL Server có thể làm những việc như: 2.3  Thực thi các truy vấn đối với CSDL.  Lấy dữ liệu từ CSDL.  Chèn các bản ghi vào CSDL.  Cập nhật các bản ghi trong CSDL.  Xoá các bản ghi từ CSDL.  Tạo ra CSDL mới.  Tạo ra các bảng mới trong CSDL.  Tạo ra các thủ tục lưu trữ (stored procedures) trong 1 CSDL.  Tạo được các View (bảng hiển thị hình thức) trong CSDL.  Thiết lập quyền truy cập vào các bảng, các thủ tục và các view. ASP.NET 2.3.1 Giới thiệu về ASP.NET ASP.NET (Active Server Pages) là kỹ thuật lập trình và phát triển ứng dụng web ở phía máy chủ (server) dựa trên nền tảng của Microsoft .Net Framework. ASP.NET sử dụng kỹ thuật lập trình ở phía máy chủ thì hoàn toàn khác, mã lệnh ở phía máy chủ (server) (ví dụ: mã lệnh trong trang ASP) sẽ được biên dịch và thi hành tại máy chủ web (Web Server). Sau khi được máy chủ (server) đọc, biên dịch và thi hành, kết quả tự động được chuyển sang HTML/JavaScript/CSS và trả về cho máy trạm (Client). Tất cả các xử lý lệnh ASP.NET đều được thực hiện tại máy chủ (server) và do đó, gọi là kỹ thuật lập trình ở phía server. 2.3.2 Mô hình tổng thể ASP.NET ASP.Net cho phép bạn lựa chọn một trong các ngôn ngữ lập trình mà bạn yêu thích: Visual Basic.Net, J#, C#… Trang ASP.Net được biên dịch trước. Thay vì phải đọc và thông dịch mỗi khi trang web được yêu cầu, ASP.NET biên dịch những trang website động thành những tập tin DLL mà Server có thể thi hành nhanh chóng và hiệu quả. Yếu tố này là một bước nhảy vọt đáng kể so với kỹ thuật thông dịch của ASP. ASP.NET hỗ trợ mạnh mẽ bộ thư viện phong phú và đa dạng của .Net Framework, làm việc với XML, Web Service, truy cập cơ sở dữ liệu qua ADO.NET, … ASPX và ASP có thể cùng hoạt động trong 1 ứng dụng. Hình 2.1: Mô hình ASP.NET Quá trình xử lý tập tin ASPX. Khi web server nhận được yêu cầu từ phía máy trạm (client), nó sẽ tìm kiếm tập tin được yêu cầu thông qua chuỗi URL được gửi về, sau đó, tiến hành xử lý theo sơ đồ sau: Hình 2.2: Quá trình xử lý ASPX 2.3.3 Các thành phần ASP.NET Không gian tên System.Web: là một phần của .NET Framework, bao gồm các lớp lập trình để giao tiếp với các đối tượng dành cho Web, các thủ tục yêu cầu và đáp ứng HTTP, các trình duyệt và Email. Các điều khiển Server và HTML: là các thành phần tạo ra giao diện người dùng, nhằm thu thập thông tin và cung cấp thông tin đáp ứng đến người dùng. 2.3.4 Ưu điểm về ASP.NET  Hỗ trợ bởi các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng.  Hỗ trợ thiết kế và xây dựng MasterPage lồng nhau.  Hỗ trợ phát triển Web được truy cập trên các thiết bị di động: PocketPC, Smartphone…  Hỗ trợ đầy đủ các ngôn ngữ Extensible Markup Language (XML), CSS ... và thiết lập các tiêu chuẩn Web.  ASP.Net sử dụng phong cách lập trình mới Behide Code: tách code riêng, giao diện riêng do vậy dễ đọc, dễ quản lý và bảo trì.  Các thành phần thực thi của ứng dụng Web dược biên dịch để chúng thực thi nhanh hơn các ngôn ngữ thông dịch khác.  Việc cập nhật, triển khai các ứng dụng Web có thể thực thi liên tục mà không cần phải khởi động lại Server.  Quản lý các điều khiển một cách tự động trên trang Web (còn gọi các điều khiển Server).  Tích hợp với ADO.NET để cung cấp việc truy cập cơ sở dữ liệu và các công cụ thiết kế cơ sở dữ liệu từ Visual Studio .NET.  ASP.Net hỗ trợ mạnh mẽ bộ thư viện phong phú và đa dạng của .Net Framework, làm việc với XML, Web Service, truy cập cơ sở dữ liệu qua ADO.Net, …  Các tính năng Caching trang Web, bản đồ hóa nội dung được tích hợp sẵn trên Server.  Tự động phát sinh mã HTML cho các Server control tương ứng với từng loại Browser.  Ưu điểm của ASP.NET so với PHP Bảng 2-1 Bảng so sánh ưu điểm cuả ASP.NET với PHP ASP.NET PHP  ASP.NET biên dịch những trang web động  Dùng mã nguồn mở. thành những tập tin DLL có thể thi hành  Chạy châ ̣m hơn ASP.NET. nhanh chóng và hiệu quả.  Mã nguồn không đẹp.  ASP.NET hỗ trợ mạnh mẽ bộ thư viện phong phú và đa dạng của .NET Framework làm việc với XML, Web Service, truy cập CSDL qua ADO.Net.  ASP.NET sử dụng phong cách lập trình mới: Code behide. Tách code riêng, giao diện riêng nên dễ dàng cho việc nâng cấp và bảo trì.  ASP.NET giúp tối ưu hệ thống, giải quyết hiện tượng thắt cổ chai (nghẽn) khi có nhiều truy cập cùng lúc.  ASP.NET có đặc tính kế thừa cao (inheritance): Đặc tính này cho phép một đối tượng có thể có sẵn các đặc tính mà đối tượng khác đã có thông qua kế thừa. Điều này cho phép các đối tượng chia sẻ hay mở rộng các đặc tính sẵn có mà không phải tiến hành định nghĩa lại.  ASP.NET phù hợp với các ứng dụng web lớn.  ASP.NET Khả năng mở rộng cao hơn: có ý nghĩa là một ứng dụng có thể trãi rộng tương tác trên nhiều server, khả năng giao tiếp giữa các server được tăng cường.  ASP.NET hỗ trợ xác thực người dùng dựa  Chỉ chạy trên ứng dụng web. vào form bao gồm quản lý cookie và tự động chuyển trang đối với những người dùng không hợp lệ. 2.4 ASP.NET MVC 2.4.1 Giới thiệu về ASP.Net MVC Mẫu kiến trúc Model – View – Controller được sử dụng nhằm chia ứng dụng thành ba thành phần chính: model, view và controller. Nền tảng ASP.NET MVC giúp cho chúng ta có thể tạo được các ứng dụng web áp dụng mô hình MVC thay vì tạo ứng dụng theo mẫu ASP.NET Web Form. Nền tảng ASP.NET MVC có đặc điểm nổi bật là nhẹ (lighweigt), dễ kiểm thử phần giao diện (so với ứng dụng Web Forms), tích hợp các tính năng có sẵn của ASP.NET. MVC là một mẫu thiết kế (design pattern) chuẩn mà nhiều lập trình viên đã quen thuộc. Một số loại ứng dụng web sẽ thích hợp với kiến trúc MVC. Một số khác vẫn thích hợp với ASP.NET Web Forms và cơ chế đầu tiên (postbacks). Đôi khi có những ứng dụng kết hợp cả hai kiến trúc trên. Nền tảng MVC bao gồm các thành phần dưới đây: Hình 2.3: Mô hình MVC  Models: Các đối tượng Models là một phần của ứng dụng, các đối tượng này thiết lập logic của phần dữ liệu của ứng dụng. Thông thường, các đối tượng model lấy và lưu trạng thái của model trong CSDL. Ví dụ như, một đối tượng Menu sẽ lấy dữ liệu từ CSDL, thao tác trên dữ liệu và sẽ cập nhật dữ liệu trở lại vào bảng Menu ở SQL Server. Trong các ứng dụng nhỏ, model thường là chỉ là một khái niệm nhằm phân biệt hơn là được cài đặt thực thụ. Ví dụ, nếu ứng dụng chỉ đọc dữ liệu từ CSDL và gửi chúng đến view, ứng dụng không cần phải có tầng model và các lớp liên quan. Trong trường hợp này, dữ liệu được lấy như là một đối tượng model (hơn là tầng model).  Views: là thành phần dùng để hiển thị giao diện người dùng. Thông thường, view được tạo dựa vào thông tin dữ liệu model. Ví dụ, view dùng để cập nhật bảng Menu sẽ hiển thị các hộp văn bản, drop-down list, và các check box dựa trên trạng thái hiện tại của một đối tượng Menu.  Controllers: là các thành phần dùng để quản lý tương tác người dùng, làm việc với model và chọn view để hiển thị giao diện người dùng. Trong một ứng dụng MVC, view chỉ được dùng để hiển thị thông tin, controller chịu trách nhiệm quản lý và đáp trả nội dung người dùng nhập và tương tác với người dùng. Ví dụ, controller sẽ quản lý các dữ liệu người dùng gửi lên (query-string values) và gửi các giá trị đó đến model, model sẽ lấy dữ liệu từ CSDL nhờ vào các giá trị này. Mô hình MVC giúp bạn tạo được các ứng dụng mà chúng phân tách rạch ròi các khía cạnh của ứng dụng (logic về nhập liệu, logic xử lý tác vụ và logic về giao diện). Mô hình MVC chỉ ra mỗi loại logic kể trên nên được thiếp lập ở đâu trên ứng dụng. Logic giao diện (UI logic) thuộc về views. Logic nhập liệu (input logic) thuộc về controller. Và logic tác vụ (Business logic – là logic xử lý thông tin, mục đích chính của ứng dụng) thuộc về model. Sự phân chia này giúp bạn giảm bớt được sự phức tạp của ứng dụng và chỉ tập trung vào mỗi khía cạnh cần được cài đặt ở mỗi thời điểm. Ví dụ như, bạn chỉ cần tập trung vào giao diện (views), mà không cần phải quan tâm đến logic xử lý thông tin, và các logic khác của ứng dụng. Để quản lý sự phức tạp của ứng dụng, mô hình MVC giúp cho chúng ta có thể kiểm thử ứng dụng dễ dàng hơn hẳn so với khi áp dụng mẫu Web Forms. Ví dụ, trong một ứng dụng ASP.NET Web Forms, một lớp thường được sử dụng để hiển thị thông tin xuất ra cho người dùng và đồng thời xử lý thông tin người dùng nhập. Việc xây dựng các bộ test tự động cho ứng dụng Web Forms là rất phức tạp, bởi để kiểm thử mỗi trang web, bạn phải khởi tạo đối tượng trang, khởi tạo tất cả các control được sử dụng trong trang và các lớp phụ thuộc trong ứng dụng. Và bởi vì có quá nhiều lớp cần được khởi tạo để chạy được trang, thật khó để có thể viết các test chỉ tập trung vào một khía cạnh nào đó của ứng dụng. Và vì thế, kiểm thử đối với các ứng dụng dứa trên nền tảng Web Forms sẽ khó khăn hơn nhiều so với khi áp dụng trên ứng dụng MVC. Hơn thế nữa, việc kiểm thử trên nền tảng Web Forms yêu cầu phải sử dụng đến web server. Nền tảng MVC phân tách các thành phần và sử dụng các interface (khái niệm giao diện trong lập trình hướng đối tượng), và nhờ đó có thể kiểm thử các thành phần riêng biệt trong tình trạng phân lập với các yếu tố còn lại của ứng dụng. Sự phân tách rạch ròi ba thành phần của ứng dụng MVC còn giúp cho việc lập trình diễn ra song song. Ví dụ như một lập trình viên làm việc với view, lập trình viên thứ hai lo cài đặt logic của controller và lập trình viên thứ ba có thể tập trung vào logic tác vụ của model tại cùng một thời điểm. CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH 3.1 XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG 3.1.1 Cơ cấu tổ chức:  Chủ doanh nghiệp: Điều hành quản lý sản phẩm (nam châm)  Nhân viên quản lý: quản lý các sản phẩm dưới sự chỉ đạo cùa chủ doanh nghiệp.  Nhân viên kế toán: quản lý thống kê các chi phí sản phẩm.  Nhân viên nhập Nam châm (quản lý kho Nam châm): nhận Nam châm, kiểm tra Nam châm, số lượng được cung cấp từ đối tác.  Nhân viên bán Nam châm: Là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng trong việc bán Nam châm tại cửa hàng. Mô hình thực thể: Hình 3.4: Mô hình thực thể 3.1.2 Luồng xử lý nghiệp vụ Quản lý nhà Nam châm: Nhập Nam châm từ nhà cung cấp: Nhân viên quản lý liên hệ trao đổi với đối tác về các loại Nam châm cần nhập (Nam châm mới, Nam châm bán chạy, Nam châm đang thiếu hút trong Nhà Nam châm) và số lượng Nam châm nhập sau khi trao đổi thống nhất và thanh toán với đối tác thì Nhân viên Quản Lý yêu cầu nhân viên nhập Nam châm, Nhân viên nhập Nam châm sẽ thực hiện liên hệ với đối tác để kiểm tra (số lượng, chất lượng Nam châm) và phân loại Nam châm (Nam châm, tạp chí, văn phòng phẩm, quà lưu niệm...). Sau khi thực hiện kiểm tra nếu đúng thì nhân viên nhập Nam châm sẽ thực hiện tạo phiếu nhập Nam châm (chi tiết gồm: Số phiếu nhập, ngày nhập, số lượng nhập...) và thực hiên nhập thông tin về Nam châm nếu là Nam châm mới (Nhà cung cấp, Nhà xuất bản, loại Nam châm, số lượng ...) nếu là Nam châm cũ thực hiện tăng số lượng trong kho Nam châm. Hình 3.5: Nhập hàng từ nhà cung cấp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145