Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Chuong 4 giới thiệu một số tác phẩm của hồ chí minh...

Tài liệu Chuong 4 giới thiệu một số tác phẩm của hồ chí minh

.DOC
39
636
62

Mô tả:

CHƯƠNG IV GIỚI THIỆU MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA HỒ CHÍ MINH A- GIỚI THIỆU TÁC PHẨM “BẢN ÁN CHẾ ĐỘ THỰC DÂN PHÁP” I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI TÁC PHẨM Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất, 27 nước đế quốc thắng trận họp hội nghị Vécxai ( Pháp, 18/11/1919) để phân chia lại và thiết lập trật tự thế giới mới. Mâu thuẫn giữa các cường quốc đế quốc ngày càng trầm trọng. Để giảm gánh nặng hậu quả chiến tranh, các nước đế quốc đẩy mạnh khai thác thuộc địa. Dù là một nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng nền kinh tế Pháp bị tàn phá nặng nề. Pháp trở thành con nợ của nhiều nước tư bản. Để khôi phục lại địa vị của mình trong thế giới tư bản, các tập đoàn tư bản Pháp ra sức bóc lột lao động trong nước và vơ vét thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Thực dân Pháp chủ trương thống trị chuyên chế về chính trị, bóc lột nặng nề về kinh tế và kìm hãm, nô dịch về văn hóa. Chúng khai thác toàn diện, trực tiếp, độc quyền. “Chính sách Pháp đối với An Nam bấy giờ xấu hơn Anh đối với Mỹ trước, vì Pháp đã vơ vét hết của cải dân ta, đã ngăn cấm dân ta làm việc này việc khác; nó lại bắt dân ta hút thuốc phiện và uống rượu. Anh chỉ ham tiền Mỹ, Pháp đã ham tiền lại muốn mất nòi, mất giống An Nam đi”1. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, Việt Nam từ một xã hội phong kiến đã trở thành một xã hội thuộc địa một nửa phong kiến. Dân tộc Việt Nam bị mất độc lập, tự do, kinh tế không phát triển, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và tay sai phản động và mâu thuẫn giữa nhân dân mà đa số là nông dân với địa chủ, phong kiến. Không cam chịu khổ nhục, mất nước, các phong trào yêu nước Việt Nam đã liên tục diễn ra sôi nổi ở khắp cả nước nhưng tất cả đều thất bại. Cách mạng 1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà N ội, 2000, “Đường Cách Mệnh”, tr.270 Việt Nam đang trong thời kỳ khủng hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cách mạng. Năm 1911, với cái tên Văn Ba, Nguyễn ái Quốc ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp, năm 1918, gia nhập Đảng Xã hội Pháp và lập ra Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, Người gửi tới hội nghị Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam gồm 8 điểm tố cáo chính sách thực dân Pháp và đòi chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ của dân tộc Việt Nam. Sau ngày 17/7/1920, Nguyễn ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp. Người vô cùng phấn khởi và tin theo Lênin, tin theo Quốc tế Cộng sản. Tháng 12/1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua, Nguyễn ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ người yêu nước chân chính, Nguyễn ái Quốc đã trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, là bước nhảy vọt trong lập trường tư tưởng chính trị của Người và mở ra cho cách mạng Việt Nam con đường theo chủ nghĩa Mác- Lênin. Tháng 7/1921, Nguyễn ái Quốc cùng một số nhà cách mạng các nước thuộc địa thành lập ội liên hiệp thuộc địa, lập tờ báo của Hội là Người cùng khổ (Le Paria) vào ngày 1/4/1922. Người viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân ở Pháp.Với tư cách Trưởng tiểu ban nghiên cứu về vấn đề Đông Dương của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn ái Quốc đã dự Đại hội I (1921), Đại hội II (1922) và Đại hội III (1923) của Đảng Cộng sản Pháp. Người tiếp tục chỉ ra sai lầm của Đảng Cộng sản Pháp về vấn đề thuộc địa, tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở các nước thuộc địa và xây dựng mối quan hệ giữa những người cộng sản, nhân dân Pháp với nhân dân thuộc địa. Trong những năm 1921-1925, Người chuẩn bị tư liệu viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. Tác phẩm viết bằng tiếng Pháp, được xuất bản lần đầu tiên năm 1925 tại Pari. II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TÁC PHẨM 1. Lên án tội ác của chế độ thực dân Pháp và vạch trần bản chất bóc lột của chủ nghĩa đế quốc Đúng với tên gọi, tác phẩm là bản cáo trạng đanh thép vạch tội ác của thực dân Pháp ở các thuộc địa của chúng bằng nhiều chứng cớ không thể chối cãi được. Chúng nấp sau chiêu bài “Bình đẳng, Bác ái”, “khai hóa” để vũ trang xâm lược, đàn áp đẫm máu các phong trào yêu nước, biến các dân tộc thành nô lệ. Mọi hoạt động kinh tế, tài chính quan trọng nhất ở các nước thuộc địa đều nằm trong tay tư bản chính quốc là đặc trưng thống trị của thực dân Pháp. Pháp tiến hành cướp đoạt ruộng đất của nông dân thuộc địa, lập nên các đồn điền để kinh doanh kiếm lời. Hậu quả là làm cho nông dân thuộc địa mất ruộng đất buộc họ phải làm công trong các đồn điền, hầm mỏ và các xí nghiệp của bọn thực dân, trở thành đối tượng bóc lột chính của chúng. Họ còn chịu những thứ thuế vô lý gấp trăm lần thuế đất thời phong kiến. Đặc biệt là thuế thân, khi hỏi phải trình, ai quên hoặc đánh mất sẽ bị bỏ tù. Hàng trăm thứ thuế vô lý đã trở thành gánh nặng oằn lưng cho các tầng lớp nhân dân lao động. Người dân buộc lòng phải nhổ thuốc, chặt cau để tránh những phiền nhiễu vì thuế mới. Nạn đói trở thành một căn bệnh kinh niên đối với xứ thuộc địa. Đi đôi với nạn đói, nạn dịch tễ cũng phát sinh ở nhiều nơi và có nguy cơ lan rộng. Tiền lương công nhân tăng chưa đầy 30% nhưng giá sinh hoạt thì lại tăng lên ít nhất 300%. Pháp còn phát hành “công trái chiến thắng” để bóc lột. Mà cứ mỗi năm lại có một lần “chiến thắng”. Trong chiến tranh, nhiều lính Phi gửi ngân phiếu về cho gia đình nhưng những ngân phiếu ấy không bao giờ đến tay người nhận. Chỉ đến khi nhiều người khiếu nại thì mới điều tra phát hiện ra gian lận. Có khi có cả một ngành từ trên xuống dưới đều nhiễm căn bệnh ăn cắp như vậy trong mấy năm ròng mà vẫn được bình yên vô sự. Chưa có bao giờ, ở một nước nào mà thực dân Pháp lại vi phạm mọi quyền làm người một cách dã man, độc ác trắng trợn đến thế. Pháp đè nặng ách bóc lột lên số phận tất cả mọi tầng lớp nhân dân cho đến cả những người lính và sĩ quan bản xứ cấp thấp trong quân đội Pháp. Nông dân là tầng lớp bị áp bức nặng nề nhất. Thuế má, sưu dịch....đủ thứ, ngày một chất đầy lên số phận người nông dân. Họ bị tước đoạt, phải sống cùng khổ, chết đói, bị cướp giật từ mọi phía, bằng mọi cách, bởi nhà nước, bởi bọn phong kiến tân thời, bởi giáo hội Thiên Chúa. Chính sách thực dân ăn cướp của thực dân Pháp ví như con bạch tuộc đang xiết nhiều cái vòi hút độc quyền muối, độc quyền rượu, thuốc phiện…, hàng chục thứ thuế bất công, kể cả thuế máu. Bảy chục vạn người bản xứ đặt chân lên đất Pháp, tám vạn người chết để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế. Tổng cộng có 700.000 người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy 80.000 người không bao giờ còn trông thấy ánh mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa! Trước năm 1914, thực dân Pháp coi nông dân chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta; ấy thế mà cuộc chiến tranh vừa bùng nổ, thì lập tức họ biến thành những đứa “con yêu” những người “bạn hiền” của các quan cai trị phụ mẫu, toàn quyền lớn, bé. Đùng một cái, họ được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do” và phải trả bằng một giá khá đắt phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, phơi thây trên các bãi chiến trường châu Âu. Dân lao khổ Đông Dương bị bóc lột nặng nề, từ năm 1915- 1916 còn phải chịu thêm cái vạ mộ lính. Thực dân Pháp cho quan lại lấy dây chăng ngang hai đầu con đường chính trong làng, lùa tất cả những người da đen phải tòng quân. Các quan tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ, người nào cứng cổ thì chúng tìm cách sinh chuyện hoặc xì tiền ra. Người bị bắt lính, xích tay điệu về tỉnh lỵ, trước khi xuống tàu bị nhốt trong một trường học, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn; bắt nhốt vào các trang trại lính với đủ thức tên khố đỏ, lính thợ chuyên nghiệp, lính thợ không chuyên nghiệp... Những người sống sót trở về đã được quan cai trị ghi ơn bằng một bài “diễn văn” chào mừng: “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!”. Chính quyền coi rẻ tính mạng và xương máu của những người bị chúng lừa bịp, “giáo dục” bằng đá đít hoặc roi vọt. Thực dân Pháp còn bắt người dân đi tạp dịch, đi phu để làm những công việc nặng nhọc trong khi điều kiện cơm ăn không đủ no, uống thứ nước bẩn, bệnh hoạn gây nên chết chóc khủng khiếp... Họ coi người An Nam như những súc vật phải điều khiển bằng roi vọt. Họ quen tự coi mình thuộc một đẳng cấp quý tộc mới, có đặc quyền đặc lợi. Văn minh “Đại Pháp” là đầu độc người bản xứ bằng thuốc phiện và rượu cồn. Cứ 1.000 làng thì có đến 1.500 đại lý bán lẻ rượu và thuốc phiện. Trong số 1.000 làng đó lại chỉ vỏn vẹn 10 trường học. Có thể hình dung Đông Dương như một con nai béo mập bị trói chặt và đương hấp hối dưới những cái mỏ quặp của một bầy diều hâu rỉa rói mãi mà không no. Thực dân Pháp đầu độc người bản xứ bằng rượu và thuốc phiện để thu được lợi nhuận, mặt khác, là góp phần làm cho nòi giống ta suy nhược, tiêu mòn dần. Tội ác chính của chúng là ở chỗ đó. Pháp cưỡng bức người dân bản xứ mua rượu cất bằng gạo rẻ tiền, pha thêm chất hóa học có nồng độ 40-500, mùi vị nồng nặc khó chịu. Cứ mỗi hectôlit rượu pha thêm 8 lít nước lã để hàng năm lãi thêm một món nho nhỏ 432.000 đồng hay 4 triệu phrăng thì thật ti tiện và bỉ ổi hết chỗ nói. Nguyễn ái Quốc dành hẳn một Chương của tác phẩm để tố cáo chế độ thực dân đã gây nên bao nỗi khổ nhục cho người phụ nữ bản xứ. Người chỉ rõ không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược. Ngoài phố, trong nhà, giữa chợ hay ở thôn quê, đâu đâu họ cũng vấp phải những hành động tàn nhẫn của bọn quan cai trị, sĩ quan, cảnh binh, nhân viên nhà đoan, nhà ga. Người phụ nữ bị xúc phạm tới phong hóa, trinh tiết và đời sống của họ một cách vô liêm sỉ. Pháp đầy đọa chị em lao động đến tột độ: hà hiếp, giết, thiêu, chặt xác, mổ bụng, vứt thây nạn nhân ra đồng....Tác giả đã luận tội: “Người ta thường nói:“chế độ thực dân là ăn cướp”. Chúng tôi xin thêm là hiếp dâm và giết người.” Thói dâm bạo vô độ của bọn xâm lược không có giới hạn nào cả. Để có thể đánh lừa dư luận Pháp và bóc lột dân bản xứ một cách êm thấm, thực dân Pháp còn thi hành một chính sách văn hoá ngu dân triệt để. Chúng hạn chế đến mức tối đa mở trường học. Trong 1.000 làng chỉ có vẻn vẹn 10 làng có trường học. Vào kì khai giảng, nhiều phụ huynh phải đi gõ cửa, chạy chọt mọi nơi, chịu trả gấp đôi tiền nội trú, nhưng vẫn không tìm được chỗ cho con học và hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt vì nạn thiếu trường. Chính phủ thuộc địa lại tìm đủ mọi cách để ngăn cản không cho thanh niên An Nam sang du học bên Pháp, vì sợ nhiễm phải chủ nghĩa cộng sản. Người dân Việt Nam bị tước bỏ mọi quyền lợi học tập, tự do đi lại, tự do báo chí, thư tín ... Sắc lệnh năm 1898 của thực dân Pháp quy định báo chí bản xứ phải chịu kiểm duyệt trước khi in. Quyền sơ đẳng là viết thư cho nhau thì cũng không được hưởng. Thực dân Pháp xây dựng chùa chiền, nhà thờ để móc túi người dân bản xứ để rồi sau đó đẩy họ vào vòng mê tín dị đoan. Nguyễn ái Quốc đã vạch trần những hành vi ăn cướp trắng trợn của Giáo hội nhân danh Chúa, lợi dụng mình là những sứ đồ của giáo hoàng để cướp bóc tập thể, chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân, đánh đập ngay cả những em bé, hỗ trợ rất đắc lực cho chính quyền thực dân xâm lược thuộc địa... Chúa đầy lòng nhân ái và toàn năng, là đấng sáng thế tối cao, Ngài sẽ vô cùng ngao ngán khi thấy các môn đồ của mình như vậy. Các đoàn truyền giáo đã lợi dụng lòng hiếu khách của người An Nam để đánh cắp những bí mật quân sự, vẽ những bản đồ nộp cho quân đội viễn chinh. Họ ủng hộ thực dân Pháp đốt làng này đi, nó đã không nộp thuế cho chúng ta hay là tha cho làng này, vì đã quy thuận chúng ta. Nguyễn ái Quốc đã dành nhiều chương để tố cáo cụ thể và phê phán những tội ác những kẻ trực tiếp gây tội ác là toàn bộ bộ máy thống trị của thực dân Pháp ở thuộc địa. Tất cả bọn toàn quyền, thống đốc, khâm sứ, công sứ... cho đến bọn đội lốt tôn giáo trong các giáo hội và bọn tay sai mạt hạng của chúng đều là lũ phản động vô liêm sỉ, bóc lột tàn ác, những kẻ luôn “rạp mình sát đất” tâng bốc bọn quan thầy thực dân cướp nước, cướp của, giết người. Tên công sứ Đáclơ, chúa tỉnh Thái Nguyên vốn là một anh hàng cháo mắc nợ như chúa chổm ở Pháp nhưng nhờ một chính khách có thế lực đã đặt làm quan cai trị ở thuộc địa. Pháp luôn luôn ca ngợi lý tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái nhưng sự thật là phân biệt người da trắng và người da màu. Có một điều thật phi lý và bất công là khi ở thuộc địa, cứ có màu da trắng là quý phái, là thuộc chủng tộc thượng đẳng. “Khi người ta có màu da trắng thì nghiễm nhiên người ta là một nhà khai hóa.” Cùng làm một việc trong cùng một xưởng, người thợ da trắng được trả lương cao hơn nhiều so với bạn đồng nghiệp khác màu da. Trong các công sở, những người bản xứ dù đã làm việc lâu năm và dù rất thành thạo công việc, cũng chỉ được lĩnh một khoản tiền lương chết đói; trái lại một người da trắng mới được đưa vào, làm việc ít hơn, thì lại lĩnh lương cao hơn. Mặc dù cùng một cấp bậc nhưng người da trắng luôn được coi là cấp trên của người bản xứ. Một cựu nghị sĩ Pháp đi thăm thuộc địa về đã phải kêu lên: “So với bọn viên chức thuộc địa thì những tên cướp đường còn là những người lương thiện” Các quan cai trị Pháp ở Đông Dương đều tự coi mình là những ông vua con. Họ muốn xung quanh mình cái gì cũng xa hoa tráng lệ, và nói rằng, có thế mới nâng cao được uy tín của họ đối với người bản xứ. Tất cả bọn chúng chỉ có mỗi cái tài phung phí công quỹ, còn người An Nam khốn khổ cứ nai lưng đóng góp mãi. Tác phẩm nêu rõ, trừ vài trường hợp hiếm hoi còn quan Pháp toàn là những bọn bất tài, cặn bã của xã hội Pháp, hống hách, độc tài, hung ác, tham nhũng... Nguyễn ái Quốc châm biếm: Công lý ở Đông Dương được tượng trưng bằng một người đàn bà dịu hiền, một tay cầm cân, một tay cầm kiếm. Vì đường từ Pháp tới Đông Dương xa quá, xa đến nỗi sang được tới đó thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa cân đã chảy lỏng ra và biến thành những tẩu thuốc phiện hoặc những chai rượu ty, nên người đàn bà tội nghiệp chỉ còn lại độc cái kiếm để chém giết. Bà chém giết đến cả người vô tội. Ở Đông Dương, dù người Pháp bắn vỡ sọ một người Trung Kì bằng súng lục, nhốt một người Bắc Kì vào cũi chó sau khi đánh đập tàn nhẫn rồi đem giết hay xô người gác cầu bản xứ vào đống than hồng cho chết... cũng đều không bị trừng trị. Nguyễn ái Quốc luận tội vẻ hào nhoáng bề ngoài của những châm ngôn mà bọn thực dân thường lừa bịp, cần phải lên án chế độ của chúng là bất công, bất bình đẳng, là dã man, đi ngược lại lương tri và đạo lý thông thường, là suy đồi và phản động. 2. Về vấn đề chiến lược, sách lược của cách mạng ở các nước thuộc địa Trong tác phẩm, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra một loạt cuộc biểu tình, phản kháng của nhân dân các nước thuộc địa chống lại chính sách khắc nghiệt của chủ nghĩa tư bản Pháp, trong đó có cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương, điển hình là cuộc đấu tranh của 600 thợ nhuộm ở Chợ Lớn. Khắp nơi giai cấp công nhân đã bắt đầu giác ngộ về lực lượng và giá trị của mình. Người đưa ra hình ảnh cụ thể của Cách mạng Nga, sự giúp đỡ của cách mạng Nga với các dân tộc thuộc địa khác. Việc làm đầu tiên là thành lập Trường Đại học phương Đông với những bản sắc cách mạng cao đẹp, một tấm gương là nơi xây dựng cơ sở cho một liên minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản. Tác phẩm khẳng định cho quần chúng một lòng tin sắt son vào một tương lai tươi sáng. Đó là hiện thực trên đất nước Nga Xô Viết sau cách mạng tháng Mười. Tương lai ấy đang được chuẩn bị ở trường Đại học Phương Đông. Người ta có thể nói không ngoa rằng, Đại học Phương Đông ấp ủ dưới mái trường của mình tương lai của các dân tộc thuộc địa. Người chỉ ra, muốn giành thắng lợi triệt để, muốn giải phóng dân tộc thì cách mạng thuộc địa phải đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười Ngacon đường cách mạng vô sản, đúng như Người đã xác định cho cách mạng thuộc địa một hướng đi đúng đắn, hướng mà V.I.Lênin đã vạch ra trong Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Con đường giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa phải là con đường cách mạng vô sản. Người đã vận dụng công thức của Các Mác: Sự giải phóng của giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân để áp dụng vào thực tiễn các nước thuộc địa là: “Công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Nhân dân mỗi nước phải đoàn kết lại, tổ chức lại để đấu tranh, trước hết là công nhân và nông dân, phải có đội tiền phong của lao động thuộc địa và Đảng của giai cấp công nhân để lãnh đạo cuộc cách mạng đến thắng lợi. Quốc tế cộng sản, Công hội, Nông hội. Hội Liên Hiệp các thuộc địa cũng hết lòng ủng hộ và giúp đỡ cuộc đấu tranh đòi giải phóng của các dân tộc thuộc địa. Cuộc cách mạng vô sản này phải có sự liên hệ mật thiết giữa cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng ở các thuộc địa. Làm cho đội tiên phong của lao động thuộc địa tiếp xúc mật thiết với giai cấp vô sản phương Tây, để dọn đường cho một sự hợp tác thật sự sau này; chỉ có sự hợp tác này mới đảm bảo cho giai cấp công nhân quốc tế giành được thắng lợi cuối cùng. Người nêu lên mối quan hệ khăng khít, biện chứng giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc. “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc. Một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ mọc ra”. Theo Người, chủ nghĩa tư bản độc quyền vừa áp bức, bóc lột tàn nhẫn giai cấp công nhân ở chính quốc; vừa áp bức, bóc lột đến tận xương tủy giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước thuộc địa. Muốn thủ tiêu tận gốc chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân ở chính quốc phải kiên quyết đấu tranh đánh đổ chủ nghĩa đế quốc tại sào huyệt của chúng, đồng thời giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước thuộc địa cũng phải nổi dậy đấu tranh đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc. Hai cuộc đấu tranh đó phải thống nhất thành một khối và liên hệ chặt chẽ với nhau; phải tạo nên mối quan hệ mật thiết với nhau thành một mặt trận thống nhất chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Nhiệm vụ của giai cấp vô sản ở chính quốc không phải chỉ giác ngộ, tổ chức quần chúng ở chính quốc mà phải đoàn kết chặt chẽ, phối hợp đấu tranh, ủng hộ thiết thực và triệt để cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của giai cấp vô sản và nhân dân lao động các nước thuộc địa; không phải chỉ bằng lời nói mà phải bằng hành động cách mạng. “Chủ nghĩa đế quốc hiện đại đặt nền móng trên sự bóc lột của hàng triệu người lao động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Bởi thế, nó chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng ta phá bỏ được nền móng đó của lâu đài đế quốc chủ nghĩa.” Người khẳng định sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam cũng như ở các nước thuộc địa khác phải là một bộ phận gắn liền với sự nghiệp cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới. Người kêu gọi giai cấp công nhân các nước phương Tây chân thành ủng hộ và giúp đỡ cuộc đấu tranh chống đế quốc của các dân tộc thuộc địa. Tuy nhiên, Người nhấn mạnh không có nghĩa là từ đây những người cách mạng ở thuộc địa ỷ lại vào giai cấp công nhân chính quốc, không tự mình chủ động sáng tạo đề ra đường lối chiến lược và sách lược cách mạng riêng phù hợp với hoàn cảnh thực tế và điều kiện cụ thể của mình mà ngược lại phải “đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Giai cấp vô sản ở chính quốc có nghĩa vụ ủng hộ và liên minh nhưng không thể làm thay các dân tộc bị áp bức. Cách mạng nước nào phải do nhân dân nước ấy tự làm lấy là chính. Cách mạng ở thuộc địa là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới, không phải là một sự lệ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà là một “cái cánh của cách mạng vô sản”. Quan hệ giữa cách mạng ở chính quốc với cách mạng ở thuộc địa là một sự liên minh hai chiều, một sự hợp tác vì lợi ích chung. Cách mạng thuộc địa khi có điều kiện thích hợp thì không phải chờ mà có thể đi trước và thành công trước cách mạng ở chính quốc, tác động mạnh mẽ tới cách mạng ở chính quốc. Để cuộc cách mạng vô sản giành thắng lợi thì cần có sự liên minh giữa các dân tộc thuộc địa với nhau để chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Bởi vì “Cuộc chém giết đẫm máu thế giới đã mở mắt cho hàng triệu vô sản và nông dân các thuộc địa thấy rõ hoàn cảnh sinh sống không sao chịu nổi nữa của mình.”1 Đó chính là đường lối chiến lược và sách lược cho quần chúng đấu tranh cho tất cả những người vô sản và nhân dân lao động, kể cả ở nước Pháp để giành độc lập tự do, cơm áo, danh dự cho con người. 3. Cổ vũ tinh thần tự lực tự cường, tinh thần tự lực đấu tranh giải phóng dân tộc và phê phán tư tưởng cải lương tư sản và những ảo tưởng về cải cách của chủ nghĩa đế quốc. Trên thế giới đang có nhiều biến đổi phi thường. Nhật Bản đứng vào hàng cường quốc trên thế giới, Trung Hoa đã làm cách mạng, Nga đã tống cổ bọn bạo chúa đi để trở thành một nước cộng hòa vô sản, các dân tộc bị áp bức đều vùng lên đấu tranh cho nền độc lập. Người kêu gọi, vậy mà người An Nam vẫn cứ thế “sẵn sàng làm nô lệ”. Đúng như viên toàn quyền Đông Dương Đume đã viết: “Khi nước Pháp đến Đông Dương, thì dân tộc An Nam đã chín muồi làm nô lệ.” Người khuyên thanh niên Việt Nam tìm cách sang phương Tây, vừa lao động, vừa học tập để rồi về giúp ích cho Tổ quốc; không nên lười biếng, sa đọa, cam chịu mất nước, mất hết bản lĩnh con người. Trong khi hơn hai nghìn thanh niên Trung Quốc trên đất Pháp hay ở châu Âu, châu Mỹ đều chăm chỉ học tập, theo học những ngành nghề để sau này phục vụ cho đất nước..., thì sinh viên Việt Nam “đang dành một nửa thì giờ vào các việc... chơi bi a, một nửa của nửa 1 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà N ội, 1995, t.2, tr.124 thì giờ còn lại thì đến các chốn ăn chơi; số thì giờ còn lại, mà ít khi còn lắm, thì để vào trường đại học hoặc trung học.” Đông Dương có đủ điều kiện để vươn lên giàu mạnh như có hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng núi bao la... Chúng ta còn có những con người lao động khéo léo, cần cù, nhưng chúng ta lại thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức. Những thanh niên Việt Nam không làm gì để giúp đất nước phát triển. “Những thanh niên không có phương tiện thì không dám rời quê nhà; những người có phương tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ đã xuất dương thì chỉ nghĩ đến việc thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi!” Người kêu gọi thanh niên Việt Nam hãy noi gương, học tập thanh niên Trung Quốc theo câu châm ngôn của họ: “Sinh sống bằng lao động của bản thân và vừa học hỏi, vừa lao động.” Thanh niên Việt Nam phải tự ý thức được thực tiễn đất nước và vai trò của mình đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc để cố gắng chăm chỉ học tập, đem những kiến thức của mình giúp ích cho đất nước. Nguyễn Ái Quốc phê phán những người cách mạng thuộc địa có thái độ ỷ lại, trông chờ vào những cải cách của đế quốc mà không tự mình đề ra đường lối chiến lược, sách lược cách mạng riêng phù hợp đất nước mình. Tác phẩm đề cao tinh thần tự lực tự cường, tinh thần tự mình giải phóng cho dân mình trước khi muốn người khác giúp đỡ mình, phải đem sức ta ra mà giải phóng cho ta. Qua tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc phê phán, tố cáo bộ máy cai trị của chủ nghĩa thực dân ở các thuộc địa của chúng và thức tỉnh nhân dân lao động các thuộc địa phải vùng lên đập tan bộ máy cai trị thực dân để giành độc lập, tự do và hạnh phúc. 4. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời vào thời kỳ thực dân Pháp đang đẩy mạnh khai thác thuộc địa với luận điệu tuyên truyền là sự nghiệp “khai hóa” thuộc địa. Vì thế, tác phẩm là một đòn đánh mạnh vào thực tế cái gọi là “khai hóa” giả hiệu của thực dân Pháp. Tác phẩm lại được xuất bản ở Pari, thủ đô của nước Pháp nên nó như một quả bom nổ trong lòng địch. Nó gây một ấn tượng lớn trong lòng nhân dân các nước thuộc địa, làm cho kẻ thù vừa run sợ, vừa tức tối. Nó làm cho những người Pháp có lương tri phải lưu tâm suy nghĩ về những hành động cướp bóc, giết người của bọn thực dân nước mình ở các thuộc địa- những hành động làm ô danh nước Pháp. Tác phẩm ra đời vào thời kỳ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển sôi nổi do thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga nên nó đã thức tỉnh nhân dân các nước thuộc địa thấy được tội ác và bản chất của chủ nghĩa đế quốc và hướng nhân dân thuộc địa tiến theo con đường cách mạng tháng Mười Nga. Nó cũng chỉ rõ sai lầm của khuynh hướng cơ hội về vấn đề dân tộc và thuộc địa, những thiên kiến về chủng tộc và tư tưởng cho rằng phong trào cách mạng ở thuộc địa phải phụ thuộc vào cách mạng ở chính quốc và phải chờ đợi thành công của cách mạng chính quốc. Từ đó tác phẩm góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình “bônsêvich hóa” các Đảng cộng sản và công nhân. Bản án chế độ thực dân Pháp là sự cụ thể hóa những luận điểm của V.I.Lênin về chủ nghĩa đế quốc bằng những tội ác và những thảm họa mà nó gây ra ở các thuộc địa. Từ đó, người cách mạng thấy rõ bạn thù, vạch rõ mục tiêu cách mạng và bước đầu vạch ra chiến lược, sách lược cách mạng cho các dân tộc bị áp bức. Tác phẩm là sự chuẩn bị về tư tưởng, nhận thức cho các dân tộc bị áp bức đi vào cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Bản án chế độ thực dân Pháp có một giá trị lịch sử to lớn, là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành trong ý thức cách mạng của nhân dân Việt Nam. Đây là tác phẩm lý luận cách mạng đầu tiên của nước ta. Nó góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào trong nước. Nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của cách mạng Việt Nam về một đường lối đúng đắn và sáng suốt để thoát ra khỏi tình trạng mơ hồ về phương hướng và mục tiêu cách mạng. Tác phẩm là cơ sở cơ sở để hình thành đường lối chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam sau này. Đó là: Sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc phải là sự nghiệp cách mạng vô sản và do giai cấp vô sản lãnh đạo. Tác phẩm cũng góp phần đấu tranh chống chủ nghĩa cải lương, thỏa hiệp. Bản án chế độ thực dân Pháp đặc biệt coi trọng và nhấn mạnh đoàn kết quốc tế giữa các dân tộc thuộc địa với các giai cấp vô sản ở các nước tư bản, giữa các dân tộc thuộc địa với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Theo Người, cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi phải có sự đoàn kết quốc tế và trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới. Nó góp phần quan trọng thúc đẩy lịch sử Việt Nam tiến tới, thức tỉnh và thôi thúc dân tộc ta cùng hòa nhịp với các dân tộc bị áp bức trên thế giới bước vào kỷ nguyên mới của loài người: Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cách mạng nước ta là Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời vào lúc ở Việt Nam đã có dấu hiệu xuất hiện một cao trào cách mạng của công nông chống đế quốc, chống phong kiến. Vấn đề được đặt ra trước mắt là phải có đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo thì cách mạng Việt Nam mới đi đúng xu thế của thời đại và mới có thể đi tới thắng lợi. Vì vậy, Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời và sau đó cùng với Đường Cách Mệnh chính là những văn kiện quan trọng để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam và chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của một chính Đảng cộng sản ở Việt Nam. Ý nghĩa với những người nghiên cứu lịch sử.... B. GIỚI THIỆU TÁC PHẨM "ĐƯỜNG CÁCH MỆNH" I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI TÁC PHẨM 1. Tình hình thế giới Đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, tăng cường xâm lược. Hầu hết các nước phương Đông đều trở thành những nước thuộc địa và phụ thuộc của các cường quốc đế quốc. Các phong trào dân tộc của các nước phương Đông dưới các ngọn cờ lãnh đạo của hệ tư tưởng phong kiến, tư sản, tiểu tư sản đã liên tiếp nổ ra nhưng lần lượt thất bại. Chủ nghĩa Mác được VI. Lênin kế tục, phát triển đã soi đường cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 thành công, lập ra nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên và sự ra đời của Quốc tế cộng sản, mở ra thời kỳ phát triển cao trào của cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới. Cũng như nhiều nước phương Đông, Đông Dương trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Đông Dương sôi nổi, liên tục diễn ra nhưng đều lần lượt thất bại và bị đàn áp khốc liệt. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cho đến đầu thế kỷ XX gặp bế tắc về đường lối. Bối cảnh đó đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Người đã đi khắp năm châu bốn bể để tìm ra con đường giải phóng dân tộc mình. Sau gần mười năm lăn lộn tìm đường cứu nước, năm 1920 Người đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất luận cương những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, đăng trên báo L'humanité, Nguyễn ÁI Quốc tìm thấy ở luận cương những lời giải đáp đầy thuyết phục cho câu hỏi mình đang nung nấu và tìm tòi. Sau này, nói về cảm tưởng khi đọc luận cương, Người viết:" Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta "1. Sau đó Người hoạt động tại Pháp, Liên Xô… .Đến 1924, Người trở về Trung Quốc tập hợp những người Việt Nam yêu nước ở đây thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Đây là tổ chức yêu nước của thanh niên Việt Nam có hạt nhân là Cộng sản Đoàn. Đầu năm 1927, tác phẩm Đường cách mệnh được Bộ tuyên truyền của Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở á Đông xuất bản. Tác 1 Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản lần thứ hai, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 1996, tập 10 trang 27 phẩm bao gồm những bài giảng của đồng chí Nguyễn ÁI Quốc trong các lớp huấn luyện ở Quảng Châu( Trung Quốc). "Đường cách mệnh" ra đời là bước phát triển mới trong qúa trình tích cực chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Tác phẩm đề cập đến một loạt vấn đề cần kíp của cách mạng Việt Nam, nêu lên những kinh nghiệm của cách mạng thế giới; vạch ra đường lối cách mạng giải phóng dân tộc; chỉ rõ những yêu cầu, những đòi hỏi cấp bách phải thực hiện đối với những người yêu nước Việt Nam. Nhìn vào lịch sử phát triển tư tưởng của Việt Nam, cho đến năm 1927, đây là cuốn sách chứa đựng một nội dung cách mạng và khoa học.Tác phẩm đã thu hút được sự chú ý rất lớn của các tầng lớp yêu nước Việt Nam lúc đó, không chỉ bởi lời văn nồng nàn yêu nước, khúc chiết, giản dị, mà còn bởi giá trị hướng dẫn công tác cách mạng trong thực tế hết sức phong phú của nó. II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA TÁC PHẨM “ĐƯỜNG CÁCH MỆNH” 1. Tư tưởng quyết đấu tranh giải phóng giành độc lập tự do Xã hội Việt Nam tước khi thực dân Pháp xâm lược là một xã hội phong kiến đang suy tàn, chỉ có hai giai cấp đối kháng chủ yếu. Một bên là giai cấp địa chủ thống trị, bóc lột mà đại diện là vua quan nhà nguyễn lạc hậu và cực kì phản động; một bên là giai cấp nông dân lao dộng nghèo khổ chiếm số đông tuyệt đối trong dân cư. Từ khi xâm lược xong nước ta, thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác trên quy mô lớn từ đầu thé kỷ XX đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam có những chuyển biến quan trọng, phương thức bóc lột mới theo lối tư bản chủ nghĩa đã du nhập vào Việt Nam, bắt đầu xâm nhập các khu vực kinh tế công thương nghiệp. Đồng thời, phương thức bóc lột cũ theo lối phong kiến truyền thống cũng được thực dân Pháp cố tình duy trì để mang lại lợi ích cho Pháp. Sự kết hợp giữa hai phương thức bóc lột đó đảm bảo siêu lợi nhuận tối cao cho thực dân Pháp và đồng thời cũng đẩy nhân dân lao động Việt Nam đến bần cùng hoá nhanh hơn, xã hội phân hoá ngày càng sâu sắc, nông thôn và thành thị đều có những biến chuyển rõ rệt .Những biến đổi đó ảnh hưởng đến tính chất cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta đang diễn ra. Các cuộc đấu tranh theo xu hướng phong kiến như: Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám… hay của các phong trào theo khuynh hướng tư sản: Việt Nam Quang phục Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng; xu hướng bạo động của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đều đi vào thất bại. Nhiệm vụ đặt ra của cách mạng Việt Nam lúc này là phải tìm được một hệ tư tưởng mới, một đường lối cách mạng mới khoa học và đúng đắn. Tác phẩm Đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra đuựơc con đường mà cách mạng Việt nam cần:" Muốn sống phải làm cách mệnh. Làm việc nhỏ nếu không ra sức thì chắc không thành công huống chi làm việc lớn như việc giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại, nếu không hết sức thì làm sao được"…" Việc gì khó mấy, quyết tâm làm thì chắc được. ít người làm không nổi, nhiều người đồng tâm hiệp lực thì phải nổi. Đời này làm chưa xong, đời sau nối tiếp theo làm thì phải xong. "…"Phải có quyết tâm, hy sinh, bền gan, đoàn kết nhau lại . Muốn được như vậy trước hết mỗi người phải hiểu rõ vì sao phải làm cách mạng, không làm không được, ai ai cũng phải làm và phải làm ngay, không nên chờ người khác". Đường cách mệnh nêu lên chân lý có áp bức thì có đấu tranh. Cho nên muốn sống thì phải làm cách mệnh. Nhưng đã làm cách mạng thì phải có quyết tâm, có đức hy sinh, phải bền gan và đoàn kết nhau lại."Thà chết tự do con hơn sống làn nô lệ".Người chỉ rõ muốn làm" cách mệnh trước hết phải làm cho dân giác ngộ" "phải giải lý luận và thực tiễn cho dân hiểu".Phải làm thế nào cho dân thức tỉnh dân thấy được rằng muốn sống thì phải làm cách mệnh. Và làm cách mệnh là phải làm như thế nào? Để giúp những người Việt Nam yêu nước tiến kịp thời đại mới, chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ những nhược điểm của cách mạng tư sản ở Pháp và Mỹ, Người coi đó là những cuộc cách mạng" không đến nơi, không xoá bỏ chế độ bóc lột giai cấp không giải phóng được công nông. Đồng thời, Người chỉ ra rằng trên thế giới lúc đó chỉ có cách mạng Tháng Mười Nga là đã thành công và thành công đến nơi. Cuộc cách mạng ấy đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ ở trong nước và ra sức cho công nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cáh mạng, đạp đổ tất cả chủ nghĩa đế quốc và tư bản yêu nước theo gương cách mạng Nga, đấu tranh để giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại, xoá bỏ các giai cấp bóc lột, từ vua chúa, địa chủ cho đến tư sản". Người khuyên nhân dân ta nên từ thực tiễn lịch sử mà ra bài học chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người, thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc". Chính nhhững điều đó đã làm thức tỉnh nhân dân lao động và chỉ ra con đường thoát khỏi nô lệ, cổ vũ, đông viên, giục giã nhân dân lao động làm cách mạng. 2. Kết hợp cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng vô sản Đứng trên lập trường của giai cấp vô sản thấm nhuần học thuyết MácLênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, xuất phát từ sự phân tích tính chất của cách mạng Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, đồng chí Nguyễn Ái Quốc xác định tính chất của cách mạnh Việt Nam là dân tộc cách mệnh, đáng đuổi bọn cường quyền đế quốc, giành độc lập tự do cho dân tộc, đó là bước thứ nhất. Tác giả đi từ phân tích tính chất không triệt để của cách mạng tư sản Pháp, Mỹ. Cùng với việc nêu ý nghĩa lớn lao của các cuộc cách mạng đó, Người luôn luôn đặt ra một vấn đề lớn:" Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai. ấy là vì cách mệnh Mỹ là cách mệnh tư bản mà cách mệnh tư bản là chưa phải cách mệnh đến nơi".ở Pháp cũng vậy," Cách mệnh đã bốn lần rồi mà nay công nhân Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức. Cách mạng Việt Nam nên nhớ những điều ấy". Còn cách mạng Nga thì" đã đuổi được vua, tư bản địa chủ rồi, lại ra sức cho công nông các nước và dân bị áp bức các thuộc địa làm cách mệnh để đạp đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trong thế giới". Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc viết : ở các nước thuộc địa, chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước. Khái niệm chủ nghĩa dân tộc mà Nguyễn ái Quốc nói ở đây, như Mác nói, "Không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu" chủ nghĩa dân tộc bản xứ mà Nguyễn ái Quốc nói ở đây chính là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính của dân tộc, của nhân dân Việt Nam đã được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử, vốn là động lực tinh thần vô giá trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc, nó khác về bản chất so với chủ nghĩa dân tộc sô vanh, vị kỷ của giai cấp tư sản đã bị lịch sử lên án. Theo phân tích của Nguyễn ái Quốc, do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển, nên sự phân hoá giai cấp ở Đông Dương chưa triệt để, cuộc đấu tranh giai cấp ở đây không diễn ra giống như phương Tây, từ đó Nguyễn ái Quốc khẳng định: Đối với các dân tộc thuộc địa ở phương Đông:" Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn nhất của đất nước" 2. Theo Người:" trong cách mạng giải phóng dân tộc, người ta không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên các động lực vĩ đại, và duy nhất trong đời sống xã hội của họ"3 Từ đó Người đi đến luận điểm: Các dân tộc thuộc địa phải dựa vào sức của chính mình, đồng thời biết tranh thủ sự đoàn kết, ủng hộ của giai cấp tư sản và nhân dân lao động thế giới để trước hết phải đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, rồi từ thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa và đóng góp thiết thực vào sự nghiệp cách mạng vô sản thế giới. Qua đó, có thể khẳng định: Ngay từ khi trở thành người cộng sản, Hồ Chí Minh đã thực hiện được sự kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. 2 3 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2000, tập 1, trang 466 Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2000, tập 1, trang 467 Trong tác phẩm Người viết:" Như An Nam đuổi Pháp, ấn Độ đuổi Anh, Cao Ly đuổi Nhật, Philipin đuổi Mỹ, Tàu đuổi các đế quốc chủ nghĩa để giành lấy quyền tự do bình đẳng của dân nước mình. Đó là dân tộc cách mệnh" "Tất cả dân cày, người thợ trong thế giới bất kỳ nước nào, nòi nào đều liên hợp nhau lại như anh em một nhà, để đập đổ tất cả tư bản thế giới, làm cho nứơc nào, dân nào cũng được hạnh phúc, làm cho thiên hạ đại đồng ấy là thế giới cách mệnh". Quan điểm giai cấp trong việc giải quyết vấn đề dân tộc càng được sáng tỏ khi nó kết hợp chặt chẽ với quan điểm quốc tế:" Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của nhân dân An Nam cả. Đã là đồng chí thì sung sướng, cực khổ phải có nhau". Quan điểm đó xuất phát từ quan điểm Lênin về sự đoàn kết quốc tế, đúc kết trong khẩu hiệu đấu tranh nổi tiếng:" Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!". Tư tưởng quốc tế vô sản đó được quán triệt trong cương lĩnh của Quốc tế thứ ba, thấm sâu vào tinh thần của bản đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa, thể hiện trong sự ủng hộ thực sự của Quốc tế cộng sản đối với phong trào đấu tranh của các dân tộc bị áp bức. Nếu tại Đại hội Tua năm 1920, chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cứu nước của mình là:" Tin theo Lênin, tin theo quốc tế III" thì đến lúc này (lúc viết Đường cách mệnh) Người truyền đạt tư tưởng đó cho lớp cán bộ đầu tiên của cách mạng:" Việt Nam muốn cách mệnh thành công thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế"; và " Nếu thợ thuyền Việt Nam biết tổ chức thì chắc Quốc tế Đỏ sẽ hết lòng giúp cho mà làm cách mệnh. Nhưng muốn người ta giúp cho thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã" Nhận thức đầy đủ mối quan hệ hữu cơ giữa vấn đề giai cấp- dân tộc- quốc tế, tác phẩm Đường cách mệnh đã tạo một cách nhìn thống nhất về sự gắn bó khăng khít giữa các nhiệm vụ đang đặt ra trước mắt, và từ đó vạch ra một con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc Việt Nam, phù hợp với yêu cầu lịch sử và xu hướng của thời đại: con đường chủ nghĩa Mác- Lênin vĩ đại.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan