Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chứng từ bảo hiểm và bồi thường tổn thất hàng hóa xuất nhập khẩu...

Tài liệu Chứng từ bảo hiểm và bồi thường tổn thất hàng hóa xuất nhập khẩu

.PDF
30
466
120

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ ________   BÀI TẬP NHÓM CHUYÊN ĐỀ 12: CHỨNG TỪ BẢO HIỂM VÀ BỒI THƢỜNG TỔN THẤT HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU GIẢNG VIÊN : THS. NGÔ THỊ HẢI XUÂN THÀNH VIÊN NHÓM : 1. LƢƠNG THỊ MINH NGỌC (MSSV: 35131020093) 2. NGUYỄN THỊ ÚT TRÂM (MSSV: 35131020104) 3. PHẠM THỊ KIM NGÂN (MSSV: 35131020122) LỚP : LT18NT001 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương MỤC LỤC Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Trang LỜI MỞ ĐẦU CHƢƠNG I: CHỨNG TỪ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU --------- 4 I. KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM -------------------------------------------------------- 4 1. Định nghĩa bảo hiểm ---------------------------------------------------------------- 4 2. Các khái niệm cần lưu ý ------------------------------------------------------------ 4 3. Phân loại bảo hiểm ------------------------------------------------------------------ 5 4. Vai trò tác dụng của bảo hiểm ------------------------------------------------------ 5 II. HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI----------------------------------------------- 5 1. Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm hàng hải --------------------------------------- 5 2. Phân loại hợp đồng bảo hiểm chuyên chở bằng đường biển -------------------- 6 3. Các khái niệm cần lưu ý trong hợp đồng bảo hiểm ------------------------------ 6 III. QUY TRÌNH MUA B ẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU ---------- 7 CHƢƠNG II: CHỨNG TỪ GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƢỜNG TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU ----------------------- 11 I. GIÁM ĐỊNH TỔN THẤT ------------------------------------------------------------ 11 1. Khái niệm --------------------------------------------------------------------------- 11 2. Mục đích của việc giám định trong bảo hiểm ------------------------------------ 11 3. Nguyên tắc giám định -------------------------------------------------------------- 11 II. BỒI THƢỜNG TỔN THẤT---------------------------------------------------------- 11 1. Nguyên tắc bồi thường ------------------------------------------------------------- 11 2. Cách tính tiền bồi thường ---------------------------------------------------------- 12 III. QUY TRÌNH YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH VÀ ĐÒI BỒI THƢỜNG TỔN THẤT ------------------------------------------------------------------------------------ 15 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC: CÁC CHỨNG TỪ LIÊN QUAN ĐẾN B ẢO HIỂM – GIÁM ĐỊNH VÀ ĐÒI BỒI THƢỜNG Trang 2 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân LỜI MỞ ĐẦU ---o0o--Sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã tạo ra nhu cầu cấp thiết và thường xuyên về các công cụ bảo vệ nhà xuất nhập khẩu, người vận tải trước các tổn thất cho hàng hóa xuất nhập khẩu, tàu biển…do hàng loạt các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho bãi… Trong vòng xoáy của thị trường hiện nay, mua bảo hiểm cho hàng hóa là một việc làm hết sức cần thiết để các công ty giữ vững tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh sản xuất. Vì nếu chẳng may hàng hóa được bảo hiểm gặp các rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận gây ra và bị tổn thất, công ty bảo hiểm sẽ dùng tiền từ quỹ dự trữ bảo hiểm để bồi thường cho những tổn thất đó. Số tiền bồi thường này đôi khi lớn gấp nhiều lần số tiền phí bảo hiểm mà chủ sở hữu tài sản đã đống cho công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, nghiệp vụ bảo hiểm đòi hỏi một quy trình khai thác, thẩm định, bồi thường hết sức ngặt nghèo nên đòi hỏi các công ty cần phải nắm vững nghiệp vụ bảo hiểm. Nhằm nắm vững các nghiệp vụ bảo hiểm, áp dụng được các nguyên tắc vào thực tế, nhóm chúng em đã nghiên cứu đề tài “CHỨNG TỪ B ẢO HIỂM VÀ BỒI THƢỜNG TỒN THẤT HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU”. Thông qua nghiên cứu đề tài này, nhóm chúng em mong rằng sẽ có cái nhìn sâu sắc, chi tiết hơn cũng như rút ra được các bài học bổ ích về nghiệp vụ bảo hiểm. Trang 3 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân CHƢƠNG I CHỨNG TỪ BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU I. Khái quát về bảo hiểm 1. Định nghĩa bảo hiểm: Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro đã thõa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm cho những đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoảng tiền gọi là phí bảo hiểm. Sự cam kết này là do hai bên tự nguyện, không có sự cưỡng chế của pháp luật hay của một bên đương sự nào – Trừ bảo hiểm bắt buộc do pháp luật quy định nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. 2. Các khái niệm cần lƣu ý: - Người được bảo hiểm (The Insured): là người có sở hữu về đối tượng bảo hiểm, là người có tên ghi trên hợp đồng bảo hiểm và đó là người được bồi thường khi có tổn thất xảy ra cho đối tượng bảo hiểm. - Người bảo hiểm (The Insurer): Là người cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm về những thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra. Người bảo hiểm là người được hưởng phí bảo hiểm. - Đối tượng bảo hiểm (The Subject/matteer insured): Đối tượng bảo hiểm là con người hoặc tài sản mà vì sự bảo toàn của đối tượng đó dẫn đến việc ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm - Rủi ro được bảo hiểm (Cover risks): Là những rủi ro được ghi trong hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm. Chỉ những tổn thất do các rủi ro này gây ra mới được người bảo hiểm bồi thường. - Phí bảo hiểm (Insurance Premium): là khoản tiền mà người mua bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất xảy ra cho đối tượng bảo hiểm. Trang 4 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân 3. Phân loại bảo hiểm - Căn cứ vào tính chất bảo hiểm: + Bảo hiểm xã hội: là chế độ bảo hiểm cùa nhà nước, đoàn thể xã hội, của các công ty cho nhân viên và người lao động nhằm trợ cấp khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp hưu trí hay trợ cấp xã hội khác. Gồm: bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,..) + Bảo hiểm thương mại: Là loại hình bảo hiểm mang tính chất kinh doanh, có tính đến đối tượng, từng rủi ro cụ thể, có tính đến lời lỗ. - Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm: + Bảo hiểm con người: Đối tượng bảo hiểm là con người hoặc các bộ phận của con người hoặc các vấn đề có liên quan như: tuổi thọ, sức khỏe, tai nạn,… + Bảo hiểm tài sản: Đối tượng bảo hiểm là tài sản của cá nhân hay nhà nước. + Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Là loại hình bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự mà người được bảo hiểm phải thực hiện theo luật dân sự. Tổ chức bảo hiểm nhân danh người được bảo hiểm nhận trách nhiệm bồi thường cho người bị tổn thất. Người được bồi thường không phải là người được bảo hiểm, không phải là một trong hai bên hợp đồng bảo hiểm, mà là người thứ ba được ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm. 4. Vai trò tác dụng của bảo hiểm - Bù đắp những thiệt hại, mất mát về tài sản của nhà nước và nhân dân được bảo hiểm - Tăng thu giảm chi ngoại tệ cho cán cân thanh toán quốc gia - Bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách bình thường , không vì rủi ro tổn thất mà đình trệ sản xuất hay phá sản. II. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải 1. Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm hàng hải Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là một văn bản, trong đó người bảo hiểm cam kết bồi thường những thiệt hại, tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro hai bên đã thỏa thuận gây ra và người được bảo hiểm thì cam kết trả phí bảo hiểm. Trang 5 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Hợp đồng bảo hiểm hằng hải gồm các loại : - Hợp đồng bảo hiểm thân tàu (Hull Insurance) - Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I Insurance) - Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường biển (Cargo Insurance) 2. Phân loại Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đƣờng biển Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa chuyên chở bằng đường biển có hai lo ại chủ yếu là Hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao - Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy) là Hợp đồng bảo hiểm một chuyến hàng từ địa điểm này đến một hoặc nhiều địa điểm khác ghi trên hợp đồng. Trách nhiệm của người bảo hiểm là bảo hiểm hàng háo trong một chuyến và trách nhiệm này bắt đầu và kết thúc theo điều khoản bảo hiểm “Transit Clause” - Hợp đồng bảo hiểm bao (Open Policy) là Hợp đồng bảo hiểm nhiều chuyến hàng trong thời gian nhất định ghi trên hợp đồng. Trong hợp đồng, người bảo hiểm cam kết sẽ bảo hiểm tất cả các chuyến hàng xuất khẩu, nhập khẩu (gồm một hoặc một số loại hàng hóa) của người được bảo hiểm trong thời hạn ghi trong hợp đồng. Khi đã ký hợp đồng bảo hiểm bao, mỗi lần có chuyến hàng xuất hay nhập khẩu người được bảo hiểm phải làm giấy khai báo gửi đến người bảo hiểm để người bảo hiểm xem xét và cấp giấy chứng nhận hoặc đơn bảo hiểm cho chuyến hàng đó. 3. Các khái niệm cần lƣu ý trong hợp đồng bảo hiểm - Trị giá bảo hiểm (Insured value - V): là giá trị thực tế của đối tượng bảo hiểm lúc bắt đầu bảo hiểm cộng thêm phí bảo hiểm và các chi phí có liên quan khác - Số tiền bảo hiểm (Sum or Amount isured – A): là khoản tiền nhất định thể hiện một phần hoặc toàn bộ giá trị bảo hiểm . Số tiền bảo hiểm được ghi trên hợp đồng bảo hiểm là giới hạn phạm vi trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm đối với tổn thất của hàng hóa. - Phí bảo hiểm (Premium – I): là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải nộp cho công ty bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất xảy ra cho đối tượng bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính toán trên cơ sở tỷ lệ phí bảo hiểm. Trang 6 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương - Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Tỷ lệ phí bảo hiểm : là một tỷ lệ % do công ty bảo hiểm định ra trên cơ sở thống kê xác xuất các rủi ro, tổn thất có thể xảy ra nhằm thu đủ phí để bồi thường và họ có lãi. III. Quy trình mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: Yêu cầu bảo hiểm Chào bảo hiểm/Đàm phán Cấp đơn bảo hiểm Trả phí bảo hiểm Bƣớc 1: Khi có nhu cầu mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu, người được bảo hiểm sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ để mua bảo hiểm. Hồ sơ mua bảo hiểm thường gồm: Đối với hàng xuất khẩu: - Giấy yêu cầu bảo hiểm (Application of cargo insurance/ Insurance request on cargo): là đơn yêu cầu bảo hiểm do người được bảo hiểm lập để yêu cầu công ty bảo hiểm bảo hiểm cho hàng hóa của họ, trên đó phải có chữ ký và đóng giấu xác nhận của người được bảo hiểm. Giấy yêu cầu bảo hiểm là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng bảo hiểm * Nội dung của giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa thường gồm:  Tên, địa chỉ của công ty bảo hiểm  Tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản của người được bảo hiểm  Tên hàng, số lượng, trọng lượng, ký mã hiệu, tính chất bao bì hàng hóa Trang 7 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương - Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân  Giá trị hàng hóa và số tiền bảo hiểm  Phương tiện vận chuyển hàng hóa  Cảng bốc, cảng dỡ, cảng chuyển tải (nếu có)  Ngày khởi hành  Điều kiện bảo hiểm  Nơi thanh toán tiền bồi thường  Ngày, tháng và chữ ký của người mua bảo hiểm Hợp đồng ngoại thương (Contract): về bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau, trong đó quy định bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua; còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng. - Tín dụng thư (Letter of Credit, nếu có): là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C đó. - Vận tải đơn (Bill of Lading): là chứng từ chuyên chở hàng hóa do người chuyên chở hoặc đại lý của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên lên phương tiện chuyên chở hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp. - Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): là chứng từ do người bán lập. Trên hóa đơn có ghi rõ đặc điểm hàng hóa và phương thức thanh toán. Hóa đơn là yêu cầu của người bán đòi người mua trả tiền theo tổng số tiền được ghi trên đó - Phiếu đóng gói (Packing List): là chứng từ hàng hóa liệt kê tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện hàng được lập khi đóng gói hàng hóa. Đối với hàng nhập khẩu: Ngay sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương hoặc Thư tín dụng, thì nhà nhập khẩu chỉ cần các chứng từ sau là có thể mua bảo hiểm cho hàng hóa:  Giấy yêu cầu bảo hiểm  Hợp đồng ngoại thương và/hoặc Tín dụng thư (nếu có) Trang 8 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Các chứng từ còn lại như vận tải đơn, hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói nh à nhập khẩu có thể cung cấp sau. Bƣớc 2: Khi nhận được hồ sơ yêu cầu mua bảo hiểm của khách hàng, các khai thác viên bảo hiểm sẽ đánh giá rủi ro, đề xuất phương án bảo hiểm và đàm phán mức phí bảo hiểm với người mua bảo hiểm. Bƣớc 3: Sau khi đã đàm phán xong, người bảo hiểm sẽ cấp Đơn bảo hiểm (Insurance Policy) hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of Insurance) cho người được bảo hiểm : - Đơn bảo hiểm là một hợp đồng bảo hiểm đầy đủ. Mặt trước của Đơn bảo hiểm là toàn bộ nội dung của các cam kết bảo hiểm, mặt sau in sẵn các quy tắc luật lệ của hãng bảo hiểm có liên quan (sử dụng chủ yếu trong hợp đồng bảo hiểm chuyến). - Giấy chứng nhận bảo hiểm có mặt trước là toàn bộ nội dung của các cam kết bảo hiểm, mặt sau để trống (sử dụng chủ yếu trong hợp đồng bảo hiểm bao/mở). Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm, không phải là hợp đồng bảo hiểm vì trên đó chỉ có chữ ký và đóng dấu xác nhận của người bảo hiểm, không có chữ ký của người được bảo hiểm. * Đặc điểm chức năng: - Về mặt pháp lý: Đơn bảo hiểm/ Giấy chứng nhận bảo hiểm là một văn bản gốc hợp pháp để làm cơ sở giải quyết tranh chấp tố tụng - Về phương diện tài chính: Đơn bảo hiểm/ Giấy chứng nhận bảo hiểm là một chứng từ gốc làm cơ sở giải quyết tiền bồi thường, thanh toán tổn thất - Đơn bảo hiểm/ Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể được chuyển nhượng từ người đứng tên trong Đơn bảo hiểm/ Giấy chứng nhận bảo hiểm sang cho người khác trừ khi trong Đơn bảo hiểm/ Giấy chứng nhận bảo hiểm có điều khoản cấm chuyển nhượng. * Nội dung chủ yếu của Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm gồm:  Ngày cấp (date of issue), nơi và ngày ký kết (place and date signe d in )  Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm (Insured/ Assured) Trang 9 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân  Tên hàng được bảo hiểm (Description of Goods)  Quy cách đóng gói, loại bao bì và mã hiệu của hàng hóa.  Số lượng, trọng lượng, thể tích của hàng hóa (Quantity, Weight)  Tên tàu hoặc phương tiện vận chuyển hàng hóa (means of transportation)  Cách thức xếp hàng trên tàu  Cảng khởi hành, cảng chuyển tải (nếu có) và cảng cuối.  Ngày tàu khởi hành  Số tiền được bảo hiểm hay giá trị bảo hiểm  Phí bảo hiểm  Điều khoản bảo hiểm  Nơi trả tiền bồi thường; địa c hỉ của người giám định Ngoài ra, Hợp đồng bảo hiểm cấp xong nhưng có sai sót hoặc người được bảo hiểm thấy cần bổ sung, sửa đổi một số điều, người bảo hiểm đồng ý, khi đó người bảo hiểm sẽ cấp một giấy bảo hiểm bổ sung (Endorsement) Giấy này cũng có giá trị của một hợp đồng bảo hiểm, được kèm luôn vào hợp đồng bảo hiểm ban đầu và là một bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Bƣớc 4: Người mua bảo hiểm trả phí bảo hiểm và nhận đơn Đơn bảo hiểm/Giấy chứng nhận bảo hiểm. Trang 10 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân CHƢƠNG II CHỨNG TỪ GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƢỜNG TỔN THẤT TRONG BẢO HIỂM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU I. Giám định tổn thất 1. Khái niệm: Giám định tổn thất là việc làm của người bảo hiểm hoặc người được họ ủy thác nhằm đánh giá, xác định mức độ tổn thất, loại tổn thất, nguyên nhân tổn thất của hàng hó a được bảo hiểm, làm cơ sở cho việc giải quyết bồi thường. 2. Mục đích của việc giám định trong bảo hiểm - Xác định rõ loại tổn thất - Xác định rõ mức độ tổn thất (tỷ lệ bị tổn thất/tổng trị giá) - Xác định nguyên nhân tổn thất 3. Nguyên tắc giám định Công tác giám định đòi hỏi phải đảm bảo các nguyên tắc sau: - Nhanh chóng, kịp thời - Đảm bảo tính chính xác - Đảm bảo tính trung thực khách quan - Việc giám định phải được làm đối tịch giữa người được bảo hiểm và giám định viên II. Bồi thƣờng tổn thất 1. Nguyên tắc bồi thƣờng: Các bên có thể thỏa thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây: -  Sửa chữa tài sản bị thiệt hại  Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác  Trả tiền bồi thường Nếu không có thỏa thuận gì, việc bồi thường sẽ được bằng bằng tiền và nếu hợp đồng bảo hiểm không có quy định gì khác thì nộp phí bảo hiểm bằng đồng tiền nào, bồi thường sẽ bằng đồng tiền đó. Trang 11 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương - Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Số tiền bảo hiểm ghi trên hợp đồng bảo hiểm là giới hạn phạm vi trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu cộng số tiền tổn thất với các chi phí đã chi để cứu hộ, phí giám định, chi phí có liên quan đến việc hạn chế ngăn ngừa tổn thất,….nếu tổng số tiền lớn hơn số tiền bảo hiểm thì người bảo hiểm vẫn phải có trách nhiệm bồi thường đầy đủ. - Khi bồi thường, người bảo hiểm sẽ khấu trừ vào tiền bồi thường những khoản tiên mà người được bảo hiểm đã thu được từ việc bán hàng hóa cứu được hoặc thu được từ việc đòi người thứ ba bồi thường tổn thất do họ gây ra. Người bảo hiểm được thế quyền người được bảo hiểm để đòi người thứ ba khi đã bồi thường cho người được bảo hiểm. 2. Cách tính tiền bồi thƣờng tổn thất: a) Cách tính tiền bồi thường tổn thất bộ phận Khi hàng hóa được bảo hiểm bị tổn thất bộ phận thì số tiền bồi thường được xác định bằng tổng giá trị hàng hóa khi còn nguyên vẹn trừ đi tổng giá trị hàng hóa c òn lại sau khi đã bị tổn thất, chia cho giá trị hàng hóa khi còn nguyên vẹn, nhân với số tiền bảo hiểm A hoặc nhân với A/V nếu A < V Tùy trường hợp cụ thể, cách tính tiền bồi thường sẽ như sau:  Trường hợp hàng hóa đỗ vỡ, hư hỏng, giảm giá trị thương mại: Công thức tính: P = m.A Trong đó: P: Số tiền bồi thường A: Số tiền bảo hiểm m: Mức độ tổn thất hay tỷ lệ tổn thất Mức độ tổn thất được xác định bằng cách lấy số chênh lệch giữa tổng giá trị hàng khi còn nguyên vẹn và khi bị tổn thất chia cho tổng giá trị hàng khi hàng còn nguyên vẹn  Trường hợp hàng hóa tổn thất về số lượng, trọng lượng: Công thức: T2 P= xA T1 Trang 12 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Trong đó: P: Số tiền bồi thường A: Số tiền bảo hiểm T1: Số lượng trọng lượng hàng hóa của cả hợp đồng bảo hiểm T2: Số lượng trọng lượng hàng hóa bị thiếu, bị mất  Trường hợp hàng hóa bị mất nguyên kiện: Trường hợp hàng bị mất nguyên một hay nhiều kiện hàng, nếu có đơn giá thì bồi thường theo đơn giá nhân với số kiện bị mất, bị thiếu. Nếu số lượng tổn thất lớn hoặc không có đơn giá thì tính theo công thức: T2 P= xA T1 Trong đó: P: Số tiền bồi thường A: Số tiền bảo hiểm T1: Tổng số kiện hàng hóa của cả hợp đồng bảo hiểm T2: Tổng số kiện hàng hóa bị thiếu, bị mất  Trường hợp hàng hóa bị tổn thất được bán ở cảng dọc đường: Khi hàng hóa bị tổn thất do hiểm họa được bảo hiểm gây ra không thể chuyên chở tiếp đến nơi nhận hàng cuối cùng hay khi chi phí chuyển tiếp không kinh tế thì thuyền trưởng sẽ bán phần hàng tổn thất tại cảng dọc đường theo yêu cầu của giám định viên. Số tiền khiếu nại được tính bằng cách khấu trừ số tiền đã bán được vào số tiền người bảo hiểm bồi thường. Cách này gọi là giải quyết bồi thường có tính đến hàng cứu vớt.  Trường hợp tổn thất hàng bách hóa: Trường hợp một hợp đồng bảo hiểm gồm nhiều loại hàng (được gọi là hàng bách hóa) thì bồi thường theo công thức sau: A x Trị giá tổn thất (tính theo FOB/CIF) P= Trị giá FOB hoặc CIF Trang 13 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân b) Cánh tính tiền bồi thường tổn thất toàn bộ  Tổn thất toàn bộ thực tế: Người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm, như sau:  P = V nếu A = V  P = A nếu A < V  Tổn thất toàn bộ ước tính: Người bảo hiểm sẽ bồi thường tổn thất toàn bộ thực tế nếu người được bảo hiểm thông báo từ bỏ hàng và được người bảo hiểm chấp nhận hoặc bồi thường tổn thất bộ phận nếu người được bảo hiểm thông báo từ bỏ hàng mà không được người bảo hiểm chấp nhận. c) Cách tính tiền bồi thường tổn thất chung: Công thức: L C= x V2 V1 Trong đó: C: Số tiền phải đóng góp của từng quyền lợi L: Tổng trị giá tổn thất chung. Là tổng những hi sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung được xác định trên cơ sở giá trị của tài sản vào lúc và ở nơi kết thúc hành trình. V1: Tổng trị giá phải đóng góp. Là tổng giá trị các quyền lợi trong hành trình phải đóng góp vào tổn thất chung. Gồm giá trị của tàu, các lô hàng, cước phí được xác định trên cơ sở giá trị của tài sản vào lúc và ở nơi kết thúc hành trình. Bao gồm cả những giá trị đã hi sinh vì an toàn chung và những giá trị được cứu thoát V2: Giá trị phải đóng góp của từng quyền lợi (tàu, hàng, cước phí) Công thức này giúp các lý toán sư tính toán được số tiền mà chủ tàu , các chủ hàng, chủ cước phí phải đóng góp vào tổn thất chung. Nếu hàng hóa đã được mua bảo hiểm, cho dù là bảo hiểm theo điều kiện nào, các phi sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung đều sẽ được người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm. Trang 14 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Trường hợp số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị đóng góp tổn thất chung thì người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường tiền đóng góp tổn thất chung theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị đóng góp. d) Bồi thường các chi phí: Ngoài việc bồi thường những tổn thất nói trên, người bảo hiểm còn phải bồi thường các chi phí sau: Chi phí hạn chế ngăn ngừa tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, chi phí giám định tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, chi phí đánh giá và bán lại hàng hóa tổn thất ở cảng dọc đường, chi phí đòi người thứ ba bồi thường,…..Những chi phí này phải có hóa đơn, biên bản hợp lệ mới được người bảo hiểm thừa nhận. Trường hợp số tiền bảo hiểm nhỏ hơn trị giá bảo hiểm, các chi phí này được bồi hoàn theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và trị giá bảo hiểm (A/V) III. Quy trình yêu cầu giám định và đòi bồi thƣờng tổn thất Thông báo tổn thất / Yêu cầu giám định Chuẩn bị hiện trƣờng Thu thập hồ sơ Bảo lƣu quyền đòi ngƣời thứ ba Chứng thƣ giám định Hồ sơ đòi bồi thƣờng Xét duyệt bồi thƣờng Thông báo bồi thƣờng Chấp nhận Từ chối Từ chối bồi thƣờng Khiếu nại Trang 15 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân Bƣớc 1: Khi hàng hóa xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm phải thông báo ngay cho người bảo hiểm hay đại lý khiếu nại của người bảo hiểm và yêu cầu giám định. Người được bảo hiểm có thể yêu cầu giám định bằng điện thoại hoặc bằng Giấy yêu cầu giám định (Inspection Order). - Giấy yêu cầu giám định là đơn yêu cầu do người được bảo hiểm lập để yêu cầu công ty bảo hiểm hoặc người/tổ chức được họ ủy thác giám định tình trạng của hàng hóa khi có tổn thất xảy ra hoặc nghi ngờ có tổn thất xảy ra. Đây cũng là văn bản cam kết của người yêu cầu giám định và người nhận thực hiện việc giám định * Nội dung chủ yếu của Giấy yêu cầu giám định gồm:  Thông tin về Người yêu cầu giám định  Thông tin về lô hàng  Thông tin về bảo hiểm  Loại hình giám định  Các giấy tờ kèm theo  Ngày giờ, địa điểm hẹn giám định  Số bản chứng thư yêu cầu cấp  Ngày, tháng, năm yêu cầu Bƣớc 2: Người được bảo hiểm sẽ chuẩn bị hiện trường, thu thập các chứng từ cần thiết giúp giám định viên có cơ sở kiểm tra, đối chiếu, xác định mức độ tổn thất và kết luận nguyên nhân gây ra tổn thất. Đồng thời, người được bảo hiểm phải tiến hành các biện pháp để bảo lưu quyền đòi người thứ ba bồi thường những tổn thất do họ gây ra. a) Chuẩn bị hiện trường: - Để riêng các kiện hàng cần giám định ở một khu vực - Phải giữ nguyên trạng hàng hóa đã bị tổn thất b) Thu thập các chứng từ cần thiết như: 1. Vận tải đơn (Bill of Lading) 2. Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) Trang 16 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân 3. Phiếu đóng gói (Packing List) 4. Biên bản xác nhận hàng hóa hư hỏng (Cargo Outurn Report – COR): Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy hàng hoá bị hư hỏng đổ vỡ thì đại diện của cảng (công ty giao nhận, kho hàng) và tàu phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đổ vỡ của hàng hoá. Biên bản này gọi là biên bản xác nhận hàng hư hỏng đổ vỡ. * Đặc điểm chức năng: - Là một trong những chứng từ quan trọng, cần thiết trong quá trình giao nhận hàng hóa, khiếu nại về hàng hóa sau này. Biê n bản này, chính là thông báo tổn thất, cung cấp thông tin về loại hàng hóa đã bị đổ vỡ, hư hỏng trên tàu trong quá trình vận chuyển, hoặc dỡ hàng ra khỏi tàu - COR phải được làm trước hoặc vào lúc giao nhận hàng tại cảng dỡ. * Nội dung chủ yếu của Biên bản xác nhận hàng hóa hư hỏng gồm:  Tên tàu.  Quốc tịch tàu.  Số hành trình.  Cảng đến.  Ngày đi và ngày đến.  Số vận đơn.  Số và nhãn hiệu hàng hóa.  Mô tả hàng hóa.  Số lượng hàng hóa.  Bề ngoài của hàng hóa.  Chữ ký của đại diện bên tàu (thuyền trưởng hoặc đại phó).  Chữ ký đại diện bên cảng vụ.  Remark (ghi chú khác nếu có). Trang 17 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân 5. Biên bảng kết toán nhận hàng với tàu (Report On Receipt Of cargo - ROROC) Biên bản kết toán nhận hàng với tàu là biên bản được lập giữa cảng với tàu sau khi đã dỡ xong lô hàng hoặc toàn bộ số hàng trên tàu để xác nhận số hàng thực tế đã giao nhận tại cảng dỡ hàng qui định * Đặc điểm chức năng: - Văn bản này có tính chất đối tịch, chứng minh sự thừa thiếu giữa số lượng hàng thực nhận tại cảng đến và số hàng ghi trên bản lược khai của tàu. Vì vậy đây là căn cứ để người nhận hàng tại cảng đến khiếu nại người chuyên chở hay công ty bảo hiểm. - Là căn cứ để cảng tiến hành giao nhận hàng nhập khẩu với nhà nhập khẩu. * Nội dung chủ yếu của Biên bảng kết toán nhận hàng với tàu gồm:  Tên tàu.  Quốc tịch tàu.  Cảng xếp.  Cảng dỡ.  Hàng hóa.  Thời điểm bắt đầu dỡ hàng.  Thời điểm kết thúc dỡ hàng.  Số vận đơn và ngày phát hành.  Người nhận hàng.  Mô tả hàng hóa.  Số lượng hàng theo vận đơn.  Số lượng hàng thực nhận.  Tổng số lượng hàng theo vận đơn và thực nhận.  Điều kiện nhận hàng.  Ghi chú (Remark).  Chữ ký của người giao hàng (thuờng thuyền trưởng hoặc đại phó) và người nhận hàng. Trang 18 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân 6. Biên bản sự kiện (Statement of facts) Là bản kê chi tiết mọi hoạt động của tàu biển tại cảng nhận hàng hoặc cảng trả hàng do đại lý tàu biển tại cảng lập, nêu rõ ngày giờ tàu đến cảng, hoạt động của tàu tại cảng, thờiđiểm bắt đầu, quá trình, kết thúc bốc/dỡ hàng…, thời gian và lý do ngừng làm hàng. * Nội dung chủ yếu của Biên bản sự kiện gồm:  Tên tàu  Tên cảng  Loại hàng và số lượng  Thời gian tàu đến cảng  Ngày giờ bắt đầu làm hàng.  Bảng biểu ghi chú sự kiện xảy ra tương ứng với từng thời gian.  Chữ ký của các bên (thuyền trưởng hoặc đại lí tàu,người nhận hàng hoặc người giao hàng) 7. Giấy chứng nhận hàng thiếu (Certificate Of shortlanded cargo- CSC) Khi giao nhận hàng với tàu, nếu số lượng hàng hoá trên ROROC chênh lệch so với trên lược khai hàng hoá thì người nhận hàng phải yêu cầu lập biên bản hàng thừa thiếu. Như vậy biên bản hàng thừa thiếu là một biên bản được lập ra trên cơ sở biên bản kết toán nhận hàng với tàu và lược khai * Nội dung Giấy chứng nhận hàng thiếu thường gồm:  Tên tàu; Số Vận đơn  Số lượng kiện hàng ghi trên vận đơn  Số lượng kiện hàng thực nhận  Số lượng kiện hàng còn thiếu  Số hiệu và ngày tháng của biên bản kết toán nhận hàng với tàu 8. Sơ đồ chất xếp hàng hóa (Cargo Stowage Plan): là bản vẽ mặt cắt của con tàu trên đó ghi rõ tên tàu, số chuyến đi, cảng xếp, cảng dỡ, vị trí xếp hàng ở từng hầm, tên hàng, trọng lượng, số thứ tự B/L có liên quan đến hàng hóa xếp ở từng vị trí. Là sơ đồ bố Trang 19 Vận tải Bảo hiểm Ngoại thương Giảng Viên: Ths. Ngô Thị Hải Xuân trí hàng hoá trên một con tàu, có tác dụng giúp nắm được vị trí, tạo thuận lợi cho việc làm hàng, giao nhận hàng an toàn, nhanh chóng, tránh nhầm lẫn. * Nội dung thường gồm:  Thông tin về trụ sở chính của hãng tàu  Thông tin về hàng hóa, loại hàng chuyên chở.  Tên tàu  Số chuyến.  Cảng xếp hàng, cảng dỡ hãng  Ngày xếp hàng.  Các thông tin về tàu  Số lượng hàng hóa ở các hầm hàng.  Số lượng hàng hóa cần trả ở các cảng dỡ và cảng đích.  Sơ đồ bố trí hàng hóa ở các hầm hàng trên tàu.  Ghi chú (Nếu có).  Chữ ký của người lập kế hoạch chất xếp hàng hóa (Thuyền trưởng/Đại phó tàu). c) Thực hiện các biện pháp bảo lưu quyền đòi người thứ ba: 1. Thư dự kháng (Letter of Reservation): Là văn bản của người nhận hàng gửi cho thuyền trưởng thông báo mình bảo lưu, giữ quyền khiếu kiện hàng bị tổn thất đối với người chuyên chở khi phát hiện hàng hóa có dấu hiệu bị hư hại nhưng chưa rõ ràng (Damages non-apparent) nên không thể lập ngay giấy chứng nhận hàng hư hại hoặc biên bản giám định hàng hưhỏng tại hiện trường. * Nội dung Thư dự kháng thường gồm:  Tên và địa chỉ người gửi.  Tên và địa chỉ người nhận.  Thông báo mất hay thiếu hụt hàng hóa và bày tỏ kháng nghị về việc mất mát hay thiếu hụt hàng hóa.  Thông tin vận chuyển. Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan