Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở việt nam hiện nay

.PDF
189
781
126

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN MINH CHøC N¡NG PH¶N BIÖN X· HéI CñA B¸O CHÝ ë VIÖT NAM HIÖN NAY Chuyên ngành : Chính trị học Mã số : 62 31 20 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS LÊ MINH QUÂN 2. GS,TS NGUYỄN VĂN HUYÊN HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu tham khảo, trích dẫn trình bày trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Văn Minh MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến chức năng phản biện xã hội của báo chí 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến chức năng phản biện xã hội của báo chí 1.3. Đánh giá chung tình hình nghiên cứu về chức năng phản biện xã hội của báo chí và những vấn đề đặt ra cho luận án Chương 2: LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA 8 1.1. BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM 2.1. 2.2. Phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí Chức năng phản biện xã hội của báo chí và các tiêu chí đánh giá việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Những yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay 3.2. Những thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay đánh giá theo các tiêu chí của phản biện xã hội của báo chí Chương 4: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNCAO 8 18 32 36 36 65 93 3.1. CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. 4.2. Những quan điểm cơ bản về nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 104 138 138 147 171 173 174 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNXH : Chủ nghĩa xã hội DLXH : Dư luận xã hội HTCT : Hệ thống chính trị MTTQ : Mặt trận Tổ quốc PBXH : Phản biện xã hội QLCT : Quyền lực chính trị QLNN : Quyền lực nhà nước XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Báo chí cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập và lãnh đạo, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, lấy việc phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân làm mục tiêu cao cả của mình. Báo chí cách mạng nước ta được xác định là công cụ chủ yếu trong việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước, tập hợp và đoàn kết, nâng cao và bồi dưỡng tri thức khoa học và tình cảm cách mạng trong quần chúng nhân dân. Từ khi ra đời, báo chí cách mạng nước ta đã có những đóng góp to lớn và hiệu quả vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng bảo vệ và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN). Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, báo chí nước ta đã đóng góp to lớn vào những thành tựu chung của đất nước, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, trở thành nước đang phát triển với mức thu nhập trung bình (ở mức thấp); giữ vững ổn định chính trị, tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hoá - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại; đưa đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế. Trong thời kỳ đổi mới, báo chí nước ta phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng; chức năng, nhiệm vụ của báo chí ngày càng được mở rộng và nâng cao; báo chí không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, mà còn là diễn đàn, là tiếng nói của nhân dân; không chỉ đưa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với nhân dân, mà còn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với Đảng và Nhà nước. So với trước thời kỳ đổi mới, chức năng và nhiệm vụ của báo chí nước ta đã có sự đổi mới đáng kể. Trước đổi mới báo chí nước ta chỉ thực hiện 2 chức năng là công cụ, phương tiện tuyên truyền, giáo dục, cổ động; báo chí tuyên truyền một chiều, đường lối chính sách từ trên đưa xuống để nhân dân tiếp thu, thực hiện mà không cần và ít có ý kiến góp ý, phản hồi; nhận thức chung của xã hội cho rằng báo chí phải phản ánh đúng quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, những gì trái với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều không thể chấp nhận, thậm chí còn bị quy kết về lập trường, quan điểm. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN và hội nhập quốc tế, nhu cầu về tự do, dân chủ và thông tin trong xã hội ngày càng lớn; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, những quyết định liên quan đến đời sống của nhân dân, quyền và nghĩa vụ của công dân, chức năng và nhiệm vụ các tổ chức trong hệ thống chính trị nước ta, các quan hệ đối nội và đối ngoại liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc ngày càng cần được công khai, minh bạch và tham gia đóng góp ý kiến của nhân dân. Nhu cầu đóng góp ý kiến cho Đảng và Nhà nước ngày càng lớn, làm xuất hiện nhu cầu chính đáng của nhân dân về phản biện xã hội (PBXH). Và nhu cầu báo chí phản ánh ý kiến đóng góp cho Đảng và Nhà nước ngày càng lớn của nhân dân, của xã hội làm xuất hiện chức năng PBXH của báo chí. Từ đây báo chí nước ta một cách khách quan bắt đầu có chức năng và nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn và phức tạp là PBXH. Thời gian qua, ở nước ta đã xuất hiện nhiều tổ chức có các chức năng phản biện xã hội, như của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, v.v.. Với PBXH, báo chí nước ta đã và đang có những đóng góp to lớn trong việc phản ánh góp ý và kiến nghị của nhân dân với Đảng và Nhà nước trong việc khắc phục những hạn chế, bất cập trong chủ trương, chính sách. Do đó chức năng PBXH của báo chí ngày càng được xác định và thừa nhận. Nội dung và hình thức, phương pháp và kỹ năng PBXH của báo chí nước ta ngày càng được hình 3 thành và phát triển. Tuy nhiên, PBXH của báo chí còn thấp so với yêu cầu, chưa kịp thời và hiệu quả còn hạn chế. Thực tiễn công cuộc đổi mới ngày càng định hình và làm rõ những chức năng của báo chí, trong đó có chức năng PBXH. Đến nay chức năng này được các cá nhân, tổ chức, thường xuyên đề cập, sử dụng đến thuật ngữ “chức năng phản biện của báo chí”. Đã có nhiều cuộc hội thảo, diễn đàn trao đổi về nội dung này và các ý kiến tập trung cho rằng cần phải khẳng định và tăng cường chức năng này trong hoạt động báo chí. PBXH của báo chí không chỉ còn là vấn đề chính trị, pháp lý mà còn là vấn đề văn hóa (văn hóa chính trị, văn hóa dân chủ, văn hóa pháp luật, văn hóa đổi mới, v.v.); là vấn đề dám nghĩ và dám làm, dám tranh luận và phản biện, dám tiếp thu và sửa chữa trước yêu cầu khách quan của thực tiễn đổi mới đất nước. Ở các nước phương Tây, với sự tồn tại của xu hướng chính trị và quyền lực khác nhau, sự tranh giành ảnh hưởng và uy tín trong xã hội đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, PBXH của báo chí có vị trí và vai trò rất lớn. Trong xã hội dân chủ tư sản, ý kiến của đại đa số nhân dân và dư luận xã hội được coi là áp lực quan trọng thậm trí đối trọng với quyền lực nhà nước. “Sức mạnh của báo chí truyền thông chính là bắt nguồn từ sức mạnh dư luận xã hội. Do đó nói báo chí là quyền lực thứ tư thực chất là quyền lực của nhân dân của dư luận xã hội mà báo chí là kênh truyền dẫn và liên kết sức mạnh của dư luận xã hội” [35, tr.56]. Với PBXH, báo chí ở đây đã trở thành một loại quyền lực xã hội, giám sát và đối trọng với chính quyền. Ở nước ta, trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, lãnh đạo xã hội và trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thì PBXH, trong đó có PBXH của báo chí càng trở nên cần thiết. PBXH nói chung và của báo chí nói riêng giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền hạn chế được những bất cập và, thậm chí, những thiếu sót, sai lầm trong quá trình xây dựng và 4 thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội; ngăn chặn và hạn chế sự độc đoán, chuyên quyền, nạn quan liêu, tham nhũng; phát huy quyền làm chủ của nhân dân xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí, ở đây, cũng có nghĩa là nghiên cứu một phương thức kiểm soát quyền lực - quyền lực chính trị (QLCT), quyền lực nhà nước (QLNN). Với chức năng PBXH, báo chí tạo diễn đàn dân chủ, rộng rãi để nhân dân tham gia ngày càng đầy đủ vào công việc chính trị, công việc nhà nước; vào việc kiểm soát quyền lực công,; khắc phục các nguy cơ mất dân chủ, lạm quyền dẫn đến suy thoái quyền lực đe dọa đến sự tồn vong của quốc gia dân tộc. Nghiên cứu chức năng PBXH của báo chí chính là giải quyết những cơ sở lý luận và thực tiễn. Những vấn đề về quan niệm, khái niệm, bản chất của PBXH của báo chí, báo chí trong hệ thống chính trị nước ta, những tiêu chí trong hoạt động phản biện. Thực tiễn hiện nay nhiều chính sách, pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, từ dự thảo, đến ban hành và thực thi trong cuộc sống, do đó là đòi hỏi khách quan, cấp thiết hiện nay phải có phản biện của báo chí. Nhân dân luôn quan tâm, mong chờ và cùng với báo chí nhằm thể hiện tiếng nói, quan điểm của mình trước chính sách của cơ quan công quyền, liên quan đến lợi ích của nhân dân. Bản thân cơ quan công quyền - chủ thể tiếp nhận phản biện cũng mong muốn được phản biện để làm cho chính sách, pháp luật đúng đắn hơn giúp hiệu lực quản lý, chỉ đạo của nhà nước có hiệu quả. Những giả thiết (những câu hỏi nghiên cứu) của luận án: Cho đến nay ở nước ta có những quan niệm khác nhau về PBXH của báo chí, vậy đâu là quan niệm có cơ sở khoa học, thực tiễn và có thể trở thành khái niệm phản ánh đúng nội hàm và bản chất PBXH của báo chí? Có hay không PBXH của báo chí và PBXH qua báo chí hay chỉ là PBXH của báo chí? Hiện nay ở nước ta, hoạt động PBXH của báo chí đã diễn ra - với những kết quả, hạn chế và khó khăn nhất định, nhưng PBXH không chỉ là nhiệm vụ 5 khi cần thiết của báo chí hay còn là và phải là chức năng - hoạt động thể hiện đặc tính có tính bản chất của báo chí? Đánh giá PBXH của báo chí nói chung và của báo chí ở nước ta cần theo những tiêu chí nào; PBXH của báo chí ở nước ta có mang tính phổ biến (phù hợp với thông lệ quốc tế) và tính đặc thù (phù hợp với đặc điểm của Việt Nam) hay không? Quan điểm và giải pháp thực hiện có hiệu quả chức năng PBXH của báo chí là cần thiết nhưng những quan điểm và giải pháp ấy là gì? v) PBXH của báo chí cần được xem xét như thế nào với tính cách một phương thức thực thi QLCT và QLNN ở nước ta? Tình hình trên làm cho việc nghiên cứu vấn đề “Chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Việt Nam hiện nay”, với tính cách một luận án tiến sĩ chính trị học, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở lý luận về chức năng PBXH của báo chí, luận án làm rõ thực trạng về thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra của việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay, nêu ra những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay và những năm tới. 2.2. Nhiệm vụ Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài để làm rõ những vấn đề đã được nghiên cứu (của các tác giả trong và ngoài nước), làm tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo của luận án này. Hai là, làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm và chức năng của báo chí, của PBXH và PBXH của báo chí. Ba là, làm rõ thực trạng theo những tiêu chí xác định thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam. Bốn là, nêu ra những quan điểm và giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay và những năm tới. 6 Bốn nhiệm vụ này sẽ được thực hiện tương ứng với 4 chương của luận án. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay. 3.1. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là việc xác định và thực hiện chức năng PBXH của báo chí trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, từ góc độ của Chính trị học - môn khoa học về quyền lực - QLCT và QLNN. Là công trình đầu tiên nghiên cứu về chức năng và thực hiện chức năng của báo chí ở Việt Nam, nên luận án tập trung hơn vào những vấn đề có tính khái quát - khái quát lý luận và thực tiễn, những chứng minh mới được khai thác ở mức độ cần thiết. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí và chức năng, nhiệm vụ trong đó có chức năng, nhiệm vụ PBXH của báo chí cách mạng, về quyền lực và thực thi QLCT, QLNN và những vấn đề có liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: kết hợp lịch sử và lô gích, phân tích và tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn, v.v.. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Những đóng góp mới về khoa học của luận án là: Từ góc độ của chính trị học PBXH của báo chí được xem xét với tính cách một phương thức thực thi (nhất là phương thức kiểm tra, kiểm soát) QLCT, QLNN luận án đã làm rõ những vấn đề sau đây: i) khái niệm và bản chất của PBXH của báo chí; ii) những căn cứ khoa học của PBXH của báo chí và chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay; iii) những tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả 7 thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay; iv) thực trạng (những yếu tố tác động, thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra) của việc xác định và thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay; v) những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay và những năm tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án làm sáng tỏ khái niệm và những cơ sở khoa học về tính tất yếu và cơ chế thực hiện chức năng PBXH của báo chí ở Việt nam. Kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học, Báo chí học và những bộ môn khoa học có liên quan. 6.2. Ý nghĩa thực thực tiễn Luận án góp phần vào việc xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thông qua việc thực hiện chức năng PBXH của báo chí, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy, QLCT, QLNN của nhân dân ngày càng được kiểm tra, kiểm soát thực chất hơn. Luận án góp phần cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hoàn thiện chủ trương, chính sách và pháp luật về chức năng PBXH của báo chí. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học, đề tài, sách báo, bài viết ở trong và ngoài nước nghiên cứu, bàn về chức năng, nhiệm vụ PBXH của báo chí dưới nhiều góc độ khác nhau. Đó là những vấn đề lý luận và phương pháp cơ bản, có giá trị, làm cơ sở và định hướng cho quá trình nghiên cứu của luận án. 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN CHỨC NĂNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về phản biện xã hội Ở Mỹ, trong các cuốn sách: "The Governmental Proceses" (Các quá trình chính phủ) của David B.Truman [127] và "Dilemmas of Pluralistdemocracy" (Những nan giải của nền dân chủ đa nguyên) của Robert A.Dahl [139], các tác giả của nó - những người theo chủ nghĩa đa nguyên đã tập trung phân tích sự hình thành của các nhóm lợi ích, các tổ chức chính trị xã hội cùng với các quá trình chính trị nhà nước. Theo đó, trong xã hội hầu hết mọi người dân đều tham gia vào các nhóm tổ chức với những lợi ích khác nhau, nên mỗi nhóm lợi ích đều có xu hướng phân chia từ bên trong để nắm chắc một phần quyền lực phù hợp với khả năng và mục tiêu của mình. Vì vậy, định hướng tổng thể đối với chính sách công là kết quả của hàng loạt những ảnh hưởng từ các nhóm lợi ích đến chính phủ - mà không có một nhóm nào ảnh hưởng tuyệt đối. Các tác giả đánh giá cao vai trò to lớn của các nhóm lợi ích trong việc ảnh hưởng đến quá trình chính sách và ngay cả bản chất nhà nước nhìn theo giác độ này cũng chính là một nhóm lợi ích. Vì vậy toàn bộ quá trình chính trị là quá trình tương tác, kiềm chế đối trọng giữa các nhóm, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Các tác giả thừa nhận rằng, các tổ chức và các thể chế có xu 9 hướng đề cao lợi ích làm cho chính sách công có thể bị khống chế bởi một vài nhóm lợi ích nào đó có sức mạnh về tổ chức và có nguồn lực; hoặc nó cũng có thể bị lôi kéo, giằng co giữa các đối thủ ngay trong khu vực nhà nước. Quá trình hoạch định, quyết định, chính sách luôn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố; sự cạnh tranh chính trị, các chiến lược vận động tranh cử, lợi ích nhóm, lợi ích quốc gia và PBXH được hình thành từ đây. Trong cuốn sách: "Interpetation and Social Criticism" (Chú giải và phản biện xã hội), của Michael Walzer [136] đã phân tích làm sáng tỏ hoạt động PBXH, đồng thời đưa ra một khuôn khổ triết lý để phân tích PBXH là một hoạt động xã hội. Cuốn sách phản ánh thực tiễn phản biện xã hội, giải thích nó và việc hình thành các chuẩn mực đạo đức của PBXH. Nội dung cuốn sách còn đề cập đến tranh luận quan niệm đương đại khác nhau về PBXH, lý thuyết và vai trò của trí thức trong việc hình thành các PBXH và tạo nên sự thay đổi xã hội thông qua PBXH. Trên nền tảng chung này, PBXH được nhìn nhận ở nhiều cấp độ khác nhau, cấp vĩ mô là sự hình thành, phát triển các lý thuyết, hệ tư tưởng đang giữ vai trò chủ đạo trong xã hội; ở cấp độ vi mô là sự phê bình, phản ánh, chỉ trích đường lối chính sách cụ thể của nhà nước hoặc các hoạt động của nhà nước, đảng chính trị, phong trào xã hội, trên cơ sở cách nhìn nhận xem xét, đánh giá và hướng tiếp cận khác nhau. Trong cuốn sách: "Interest Group Politis" (Chính trị của các nhóm lợi ích), Ssecond edition của Allan J. Cigler [125], các tác giả nghiên cứu vai trò của các nhóm lợi ích trong quá trình hoạch định chính sách công, từ việc cung cấp thông tin, dữ liệu phản ánh nhiều chiều, khía cạnh khác nhau của vấn đề chính sách đến sự bình luận, chỉ trích phê phán của các nhóm, phương tiện truyền thông và dư luận. Các nhóm cũng tập trung sự chú ý và thu hút ngày càng đông đảo sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học các học giả vào những vấn đề của mình về đời sống xã hội. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác trong mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích và các ủy ban trong quá trình hoạch 10 định chính sách cũng có thể dẫn tới sự đồng thuận giữa nhóm lợi ích và các quan chức nhà nước. Các nhóm lợi ích có thể cam kết ủng hộ nhất định về phiếu cử tri, sự quyên góp tài chính cho hoạt động đảng phái, vận động tranh cử và đổi lại các nhà lập pháp ở các ủy ban có thể ra những quyết sách, quyết định thiên vị cho lợi ích của nhóm này. Ở đây PBXH được xem như một phương thức giải quyết mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích. Những công trình trên đây đều thể hiện quan điểm cho rằng, phản biện xã hội là yêu cầu khách quan của bất kỳ hệ thống QLNN nào; nếu quyền lực không được kiểm soát thì dẫn đến lạm quyền, quyền lực sẽ bị tha hóa. Tuy nhiên, vấn đề PBXH, chức năng PBXH của báo chí chưa được các nhà tư tưởng nêu lên trên cả hai phương diện: một là, đặt vấn đề nghiên cứu khoa học về phản biện; hai là, các hoạt động thực tiễn của phản biện nói chung và chức năng PBXH của báo chí nói riêng. Do vậy, đây còn là một trong những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung làm sáng tỏ. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về chức năng phản biện xã hội của báo chí - Ở Nga, Víchto Aphanaxép, tác giả của cuốn sách: "Quyền lực thứ tư và bốn đời Tổng bí thư" [3] đã đề cập và làm rõ khái niệm quyền lực của của báo chí, nêu sự ra đời của báo chí, vị trí, vai trò to lớn của báo chí trong các thể chế chính trị. Khái niệm đó có ý nghĩa biểu trưng cho sức mạnh chi phối, tác động của báo chí đối với đời sống xã hội. Cuốn sách đề cập và làm rõ hơn việc các nhà lãnh đạo đã sử dụng báo chí trong xử lý công việc, coi đó như là một quyền lực để lãnh đạo kinh tế, chính trị, xã hội. Tác giả chỉ ra, ở nhiều nước trên thế giới, thể chế chính trị được xây dựng trên cơ sở học thuyết tam quyền phân lập của Môngtétxkiơ. QLNN phân bổ cho hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp theo nguyên tắc độc lập - ngang bằng - chế ước lẫn nhau, nhằm mục đích phòng ngừa lạm dụng quyền lực. Vì vậy, quyền được biết của công chúng trở thành hạt nhân của triết lý báo chí tự do và định hướng đường đi cho báo chí trong quan hệ với HTCT. 11 A.A. Grabennhicốp cho xuất bản cuốn sánh: "Báo chí trong kinh tế thị trường" [48]. Tác giả đã đề cập các đặc trưng của báo chí trong điều kiện thị trường; những phương diện hoạt động chủ yếu của phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên trong tòa soạn; cơ cấu, chức năng của tòa soạn; quan hệ giữa ban biên tập và độc giả - khán, thính giả; quy trình tổ chức in ấn, xuất bản báo; những thể loại báo chí, v.v.. Tác giả đề cập đến báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc quản lý xã hội về mặt chính trị - xã hội. Muốn tồn tại được trong nền kinh tế, báo chí phải biến đổi theo nó, tuy nhiên vấn đề là làm sao tìm được cho mình một hướng đi thích hợp. Báo chí cần trung thực, phản ánh một cách nhanh nhạy chính xác và đặc biệt những người cầm bút phải hết sức phòng, tránh trước những cám dỗ và cạm bẫy từ cuộc sống. Cuốn sách nêu tương đối chi tiết những kiến thức nghiệp vụ làm báo, giúp cho những nhà báo nhanh chóng nâng cao nghiệp vụ phát triển nghề nghiệp của mình. M.I.Sotak (2003) đã xuất bản cuốn sách: "Phóng sự - tính chuyên nghiệp và đạo đức" [97]. Tác giả đã đề cập đến tính thời sự báo chí, mối quan hệ giữa đạo đức nhà báo trong nghề viết phóng sự. Tác giả cho rằng, cần đẩy mạnh hơn tính chuyên nghiệp cho nhà báo, đồng thời nêu vấn đề giáo dục đạo đức trong phóng viên cũng như từng nhà báo cần rà soát việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp; cần quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp, đặc biệt là phẩm chất đạo đức của người làm báo đối với phóng viên. Tác giả nhấn mạnh đến bản thân mỗi người làm báo, mỗi tòa soạn phải phát huy trách nhiệm để nâng cao chất lượng đáp ứng mong muốn của bạn đọc. A.A.Chertưchơnưi (2004) xuất bản cuốn sách: "Các thể loại báo chí", [28]. Cuốn sách đã nêu và làm sáng tỏ phần lý luận chung về các yếu tố hình thành thể loại trong báo chí; đồng thời trình bày rõ hơn những khía cạnh, nội dung chính của các thể loại báo chí được phân theo tính chất của các thể loại 12 tin, thể loại phân tích, thể loại chính luận - nghệ thuật. Đặc biệt, mỗi thể loại được minh họa bằng nhiều bài viết hấp dẫn đã đăng tải trên báo và tạp chí ở Nga nhằm người đọc có thể hình dung trực quan về diện mạo các thể loại báo chí một cách sắc nét. E.P. Prô kôrốp (2004) cho xuất bản cuốn sách: "Cơ sở lý luận báo chí", [86]. Cuốn sách khái quát về lý luận nghiệp vụ báo chí, đưa ra khái niệm về nghề nghiệp làm báo và đặc thù của hoạt động báo chí. Cuốn sách đưa ra những quan niệm và cách tiếp cận khái niệm báo chí; báo chí trong mối quan hệ gia cấp cầm quyền và nhà nước; vai trò của báo chí đối với đời sống xã hội; đặc điểm của báo chí; bản chất hoạt động báo chí; đối tượng và cơ chế hoạt động của báo chí; các chức năng cơ bản của báo chí và tự do báo chí được xem là nền tảng lý thuyết báo chí. Trong cuốn sách có thể thấy được vai trò của báo chí đối với xã hội trong đó có các chức năng của báo chí, mặc dù báo chí chịu sự chi phối của nhà nước nhưng báo chí có tính độc lập tương đối là kết lối sức mạnh của nhân dân và DLXH đây là vấn đề được đề tài rất quan tâm. - Ở Trung Quốc, năm 2005, Bùi Phương Dung xuất bản cuốn Công tác tuyên truyền tư tưởng trong thời kỳ mới [34]. Cuốn sách chủ yếu phân tích khái niệm công tác tư tưởng, vấn đề xây dựng đội ngũ những người làm công tác tư tưởng, trong đó có lĩnh vực báo chí. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc coi tuyên truyền tư tưởng của Đảng là một phương tiện giáo dục, động viên quần chúng nhân dân và mang tính chính trị rất cao, có đặc điểm là công khai rộng rãi, kịp thời, nhanh nhạy, có thể đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào trong quần chúng nhanh nhạy nhất, rộng rãi nhất và biến thành hành động thực tế của quần chúng; có thể phản ánh một cách rộng rãi ý kiến, tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của quần chúng; có thể kịp thời truyền bá tin tức trong nước và thế giới, trực tiếp tác động tới tư tưởng, hành vi và xu hướng chính trị của quần chúng, hướng dẫn, khích lệ, động viên, tổ 13 chức quần chúng phấn đấn thực hiện lợi ích căn bản của mình. Tác giả nhấn mạnh công tác tư tưởng, trong đó có báo chí phải kịp thời tổng kết kinh nghiệm và rút ra từ thực tiễn những hoạt động góp ý kiến, phê bình của báo chí đối với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Năm 2007, trên Tạp chí Học tập và Nghiên cứu lý luận, số 8, Điền Trung Mẫn có bài Bàn về đổi mới công tác tư tưởng thời kỳ mới [77], đề cập đến vai trò quan trọng của báo chí trong công cuộc xây dựng xã hội hài hòa, khẳng định báo chí là thế mạnh chính trị quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là trong thời kỳ xã hội tiến hành cải cách. Nhấn mạnh, báo chí là một phần quan trọng của công cuộc xây dựng xã hội hài hòa XHCN. Trong điều kiện xã hội hiện nay, mở rộng dân chủ tự do tiến bộ báo chí có sức mạnh nhất định, báo chí là diễn đàn quan trọng để xã hội trao đổi phản biện với Đảng và Nhà nước; tăng cường tính tích cực, tính chủ động, tính sáng tạo của đông đảo quần chúng nhân dân để xây dựng chủ trương chính sách. Tác giả cũng nêu rõ chức năng của báo chí là phải bám sát thực tế, bám sát quần chúng, bám sát cuộc sống, lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân, cố gắng vận dụng nhiều hình thức và cần tăng cường cải tiến công tác báo chí. - Năm 2009, trên Tạp chí Pháp chế Chính phủ, số 31, Lý Diệu Bác có bài Công tác tư tưởng cần tăng cường đổi mới và tính thời đại [15], cho rằng, báo chí muốn giàu tính đổi mới thì phải tạo dựng quan niệm mới, hình thành cơ chế mới, tiến hành sắp xếp, đổi mới một cách tổng thể; vận dụng hình thức mới, tiến hành đổi mới phương thức, cách làm tự do cởi mởi hơn, sâu hơn. Qua nghiên một số công trình nghiên cứu trên, có thể thấy các tác giả Trung Quốc đã đề cập đến hoạt động của báo chí thể hiện, vai trò vị trí, nhiệm vụ chức năng của báo chí. Nhằm nâng cao chất lượng của báo chí trong tình hình mới khi mà dân chủ ngày càng được mở rộng, trình độ dân trí ngày càng được nâng nên báo chí Trung Quốc đang được quan tâm đầu tư rất lớn cả về cơ chế chính sách lẫn con người, cơ sở vật chất phục vụ cho nhiệm vụ truyền 14 thông bảo đảm nhanh nhất, đúng đắn đầy đủ khách quan nhất. Sự ra đời của các tập đoàn truyền thông có ý nghĩa to lớn trong việc cạnh tranh thông tin, làm cho thông tin hay và hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu bạn đọc. Trong quá trình phát triển, báo chí Trung Quốc cũng luôn quan tâm tới nâng cao chất lượng báo chí bằng việc tăng cường tính dân chủ, tự do phản biện xã hội của báo chí về những vấn đề mà bạn đọc quan tâm nhất là những chính sách của Đảng và Nhà nước, nhằm mở rộng dân chủ thu hút sự quan tâm chú ý của người dân về những vấn đề bức xúc - Ở Tây Ban Nha, nét nổi bật của báo chí là tự do báo chí, báo chí tư nhân ra đời, thông tin trên báo chí nhanh nhạy có sự cạnh tranh thông tin, trợ giúp của Chính phủ khi báo chí tuyên truyền cho Chính phủ. Tờ báo Mundo Obrero (Báo Thế giới Công nhân) là cơ quan ngôn luận của cả PCE và IU (Đảng Cộng sản Tây Ban Nha), có trụ sở chính tại Thủ đô Madrid. Qua trao đổi với ông Tổng biên tập được biết tờ báo ra đời cách đây gần 100 năm, Báo Mundo Obrero có nhiều đóng góp to lớn cho cuộc đấu tranh của công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Tây Ban Nha. Hiện nay, Báo tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu: đấu tranh phê phán chủ nghĩa tự do mới; chống lại nền chuyên chế của thị trường; bình luận, phê phán những chính sách kinh tế - xã hội làm ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người lao động; bảo vệ công lý, dân chủ, an sinh xã hội. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động tờ báo khó tiếp cận thông tin dẫn đến thiếu thông tin hay không được thông tin đầy đủ. Tờ báo Elpaís, theo Tổng biên tập, báo Elpaís, ra đời cách đây đã 30 năm, tờ báo lớn có uy tín với độc giả. Báo Elpaís có chất lượng, uy tín, được đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước đón nhận. Ở Tây Ban Nha các tờ báo nào ủng hộ chính phủ được cấp một phần kinh phí còn các báo khác được cấp ít hoặc không, tự hạch toán. Nhưng không phải báo chí nói hay cho chính phủ mà được nhân dân đón đọc vì tự do của người dân là sự lựa chọn thuộc về họ 15 khi mà lợi ích được bảo đảm. Có thể thấy, tự do báo chí cũng có mức độ, tùy thuộc vào chính phủ, nhưng đương nhiên báo chí có tính phản biện cao. Theo Arturo Escobar (1995), báo chí trong thực hiện các chức năng, nhất là về chức năng phản biện xã hội là động lực xây dựng đất nước. Theo nghiên cứu này, báo chí được coi là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn hóa và lối sống. Trong các loại hình thông tin và giải trí thì báo chí được xem là phương tiện quan trọng để cung cấp thực tế khách quan và những phân tích liên quan đến thực tiễn cuộc sống (Pye.L.W, 1963). Qua đây có thể thấy chức năng phản biện xã hội báo chí, có vai trò quan trọng trong việc hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển xã hội tự do, dân chủ. Thực ra, báo chí có chức năng phản biện xã hội một cách mạnh mẽ tạo diễn đàn rộng rãi thu hút sự tham gia của xã hội về thông tin phản hồi chính sách giữa người dân và nhà nước[91]. - Ở Anh, Theo BBC News, làm gì thì làm, BBC không đi khỏi các nguyên tắc đã thành luật định trong Hiến chương Hoàng gia, luật Viện Cơ Mật của Hoàng gia Anh đặt ra làm nền tảng cho nghề báo BBC. Đó là tính bất thiên vị, chính xác và không có nghị trình chính trị (tiếng Anh, đó là 'no political agenda'). Vẫn theo James Harding, chính trong thời đại chạy tin qua các kênh liên tục, trực tiếp, các trang web, trang Twitter nhanh chóng, thì "cách làm tin chậm, có kỷ luật và điều tra kỹ càng (meticulous investigations), cũng như cách phân tích kiên trì lại càng làm tin bài nổi bật lên". Trên lý thuyết, BBC không phải cạnh tranh về khán thính giả như báo chí thương mại nên không phải vội vã rượt đuổi theo tin tức giật gân, nóng hổi. Mặt khác, công chúng đến với BBC là vì sự tin cậy và chất lượng chứ không phải vì tốc độ. Một số bài viết gửi tham gia Diễn đàn của BBC thể hiện quan điểm riêng của tác giả, ở đây thể hiện tính khách quan trong thực hiện chức năng của báo chí. Sản phẩm của BBC là bao gồm các chương trình và thông tin trên ti vi, trên đài phát thanh và trên internet, wikipedia. Đây có thể nói là tờ báo có 16 chức năng phản biện cao đảm bảo khách quan khoa học thu hút nhiều độc giả. PBXH của báo chí Anh, cũng như ở các nước phương Tây, là vấn đề hiển nhiên và không mới. Dân chủ phương Tây phát triển tương đối sớm và dân chủ đã trở thành máu, thịt của thể chế chính trị. Họ không bàn và nói đến vấn đề phản biện xã hội của báo chí. Để có thể kế thừa những yếu tố hợp lý, cái mới trong PBXH của báo chí phương Tây, phục vụ cho phát triển nền báo chí cách mạng nước ta, cần nghiên cứu sâu hơn về sự phản biện đó trên cơ sở cơ chế và luật pháp. - Ở Myanmar, báo chí đã có những bước tiến vượt bậc về tự do báo chí. Cơ quan Đăng ký và Giám sát Báo chí Myanmar cho biết, từ ngày 20/8/2012, Myanmar sẽ bãi bỏ kiểm duyệt báo chí, các phóng viên không còn phải nộp bài cho cơ quan kiểm duyệt nhà nước trước khi đăng nữa, v.v.. Tháng 9/2012, Thứ trưởng Bộ thông tin Myanmar Ye Htut thừa nhận trong quá khứ, báo chí nhà nước chỉ đăng tin một chiều của chính phủ và quốc hội. Nhưng rồi đây, báo chí Myanmar sẽ được phép chỉ trích chính sách của nhà nước. Myanmar đồng thời cho phép các nhà báo viết các chủ đề chính trị xã hội gây tranh cãi một điều chưa từng thấy trong thời gian quân đội cầm quyền ở nước này. Khoảng 300 tờ báo và tạp chí đăng tải các vấn đề ít nhạy cảm hơn cũng được phép in mà không cần kiểm duyệt trước. Như vậy, báo chí Myanmar được tự do hơn trong việc tham gia vào các hoạt động của đất nước, trong đó có việc chuyển tải các chính sách kể cả chỉ trích chính sách của nhà nước. Thông qua tự do báo chí quyền của người dân được mở rộng và đề cao, và việc chính phủ lắng nghe, tiếp thu là điều kiện tốt nhất để xây dựng và điều chỉnh, sửa đổi chính sách tốt hơn. - Ở Malaysia, theo John Lent (1976), tất cả chính phủ của các quốc gia châu Á đều cho rằng cần phải hạn chế tự do của báo chí. Hơn một thập kỷ sau, cựu thủ tướng Malaysia, Mahathir Mohamad đã nhấn mạnh đến trách nhiệm xã hội của báo chí trong sự so sánh với tự do của họ; rằng tư tưởng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất