Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự...

Tài liệu Chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố hải phòng một số vấn đề lý luận và thực tiễn luận văn ths. luật

.DOCX
123
191
123

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM HỒNG QUÂN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG -MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số: 6038 40 VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI-2012 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM HỒNG QUÂN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG -MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số: 6038 40 VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI-2012 ĐẠIHỌCQUỐCGIAHÀNỘI KHOALUẬT PHẠMHỒNGQUÂN CHỨCNĂNG, NHIỆMVỤCỦAVIỆNKIỂMSÁTTRONGGIAIĐOẠNĐIỀU TRACÁCVỤÁNHÌNHSỰTRÊNĐỊABÀNTHÀNHPHỐHẢI PHÒNG-MỘTSỐVẤNĐỀLÝLUẬNVÀTHỰCTIỄN LUẬNVĂNTHẠCSĨLUẬTHỌC Hμ néi -2012 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây làcông trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các sốliệu, vídụvàtrích dẫn trong luận văn đảm bảo độtin cậy, chính xác vàtrung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bốtrong bất kỳcông trình nào khác.Tác giảluận vănPhạm Hồng Quân MỤC LỤCTrang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lụcDanh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ6 1.1. Chức năng của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự 6 1.1.1.Khái niệm chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra 6 1.1.2.Nội dung chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra 8 1.2. Nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự20 1.2.1.Các nhiệm vụ của chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự 20 1.2.2.Các nhiệm vụ của chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự 24 1.3. Chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát từ năm 1945 đến trước năm 2003 28 1.3.1.Từ năm 1945 đến năm 1960 28 1.3.2.Từ năm 1960 đến năm 1980 29 1.3.3.Từ năm 1980 đến năm 1992 30 51.3.4.Từ năm 1992 đến trước năm 2003 301.4. So sánh với chức năng, nhiệm vụ của viện kiểm sát Trung Quốc 31 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONGGIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG34 2.1. Đặc điểm tình hình có liên quan đến hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 34 2.1.1.Vị trí địa lý 34 2.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội 34 2.1.3.Tình hình tội phạm 36 2.2. Thực trạng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự 38 2.2.1.Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhândân thành phố Hải Phòng 38 2.2.2.Đối với các hoạt động nghiệp vụ 39 2.3. Những tồn tại trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng 68 2.3.1.Những tồn tại 68 2.3.2.Nguyên nhân 73 Chương 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ 76 3.1. Các cơ sở của cải cách tư pháp đối với chức năng và nhiệm vụ của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự 76 3.1.1.Tình hình kinh tế -xã hội và tội phạm trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thờigian tới 76 63.1.2.Những yêu cầu của cải cách tưpháp trong thời gian tới 80 3.2. Một số kiến nghị, giải pháp 82 3.2.1.Hoàn thiện các quy định pháp luật 82 3.2.2.Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự trong thời gian tới 95 KẾT LUẬN 109 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 PHỤ LỤC 116 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCA: Bộ Công an BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự CQĐT: Cơ quan điều tra CQTHTT: Cơ quan tiến hành tố tụng ĐTV: Điều tra viên HĐND: Hội đồng nhân dân KSĐT: Kiểm sát hoạt động điều tra KSHĐTP: Kiểm sát các hoạt động tưpháp KSV: Kiểm sát viên THQCT: Thực hành quyền công tố VKS: Viện kiểm sát VKSND: Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao VKSNDTP: Viện kiểm sát nhân dân thành phố XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết củaviệc nghiên cứuTheo quy định của Điều 137 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001), Viện kiểmsát nhân dân (VKSND)có hai chức năng thực hành quyền công tố (THQCT)và kiểm sát hoạt động tư pháp (KSHĐTP). Trước những đòi hỏi của công cuộc đổi mới đất nước và cảicách tưpháp, Đảng và Nhà nước luôn đặt ra những yêu cầu mới trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND). Điều này được thể hiện rõ trong các Nghị quyết của Đảng. Nghị quyết số 08 NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã đặt ra yêu cầu đối với VKSND các cấp là:Viện kiểm sát nhân dâncác cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt độngthực hành quyềncông tốvà kiểm sát hoạt động tư pháp phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, xử lý kịp thời những trường hợp saiphạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ...[8].Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về "Chiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020"xác định: "....tăng cường nhiệm vụ của công tố trong hoạt động điều tra..."[10]. Tiếp theo đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX của Ban Chấp hành Trung ương khóaX ngày 05/01/2009 về việc tiếp tục thực hiện có hiệu quả cải cách tư pháp đã khẳng định: "...Bảo đảm có điều kiện cho Viện kiểm sát nhân dânthực hiện tốt chức năngthực hành quyền công tốvà kiểm sát hoạt động tư pháp; tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra...". Điều này cho thấy, hoạt động THQCT và KSHĐTPtrong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của VKSND không ngừng được nâng cao về chất lượng, đổi mới về nội dung, phương pháp, cáchthức thực hiện nhằm tạo ra những chuyển biến mới về chất của công tác này.Theo quy định của Điều 137 Hiến pháp sửa đổi năm 2001, Điều 13 -14 Luật tổ chức VKSND năm 2002và Điều 112 -113Bộ luật tố tụng hình sự(BLTTHS)hiện hành thì trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự VKSND có chức năng, nhiệm vụ cụ thể là: khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; yêu cầu Cơ quan điều tra (CQĐT)khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; kiểm sát việc khởi tố; kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của CQĐT; đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật; yêu cầu thủ trưởng CQĐT thay đổiĐiều tra viên(ĐTV)theo quy định của pháp luật; nếu hành vi của ĐTV có dấu hiệu của tội phạm thì khởi tố về hình sự; quyết định áp dụng, thay đổi, hủybỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác, phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của CQĐT theo quy định của pháp luật; hủybỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT; Quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật; yêu cầu CQĐT khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu thủ trưởng CQĐT xử lý nghiêm minh ĐTV đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra; kiến nghị với cơ quan, tổ chức và đơn vị hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, VKSND đã góp phần hạn chế, khắc phục các vi phạm của cáccơ quan tiến hành tố tụng(CQTHTT), người tiến hành tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, quyền và lợi ích của Nhà nước, các tổ chức xã hội khác... Qua đó, đã góp phần không nhỏ vào hoạt động đấu tranh, phòng, chống tội phạm và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa(XHCN). Thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Luật tổ chức VKSNDnăm 2002, thời gian qua Viện kiểm sát nhân dân thành phố(VKSNDTP) Hải Phòng trong công tác THQCT và KSHĐTPở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự đã có nhiều cố gắng, từng bước khắc phục khó khăn nâng cao chất lượng công tác. Tuy nhiên, qua tổng kết hoạt động của VKSNDTPHải Phòngcho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác THQCT và KSHĐTPtrong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Trong việc giải quyết một số vụ án hình sự cụ thể ở giai đoạn điều tra có tình trạng Kiểm sát viên (KSV)được phân công THQCT và KSĐT các vụ án hình sự đã không nhận thức và thực hiện đúng, đầy đủ quyền hạn trách nhiệm của mình như: không tiến hànhkiểm sát điều tra(KSĐT từ đầu), kiểm sát kết thúc điều tra, thụ động và phụ thuộc vào kết quả điều tra của CQĐT, không kịp thời phát hiện các vi phạm của CQĐT trong hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự, chưa đề ra được các yêucầu điều tra sát thực nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong việc điều tra vụ án, dẫn đến tình trạng Tòaán trả hồ sơ cho VKS(Viện kiểm sát), VKS trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng hoặc để lọt tội phạm vẫn còn xảy ra.Chính vì vậy, trên phương diện là học viên cao học emchọn đề tài: "Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sáttrong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng -Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"làm luận văn nghiên cứu nhằm gópphần tìm ra các giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này, đáp ứng với yêu cầu của cải cách tưpháp trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 2. Tình hình nghiên cứuCó rất nhiều tác giả quan tâmđến vấn đề nàyđã viết bài như: Kỹ năng THQCT vàkiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự -Nguyễn Văn Huyên; THQCT và KSHĐTP trong giai đoạn điều tra -Lê Hữu Thể;Một số nghiên cứu về vai trò của VKSND trong giai đoạn điều tra, truy tố, quyền công tố và THQCTtại địa bàn tỉnh Thái Nguyên -Khoa luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền công tố của VKSND trong tố tụng hình sự... Tại VKSNDTPHải Phòng cũng đã có một số chuyên đề nghiên cứu về vấn đề này như:chuyên đề án đình chỉ điều tra, chuyên đề giải pháp nâng cao chất lượng bản cáo trạng, chuyên đề công tác THQCTvà KSĐT các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2008... Các công trình nghiên cứu của các tác giả mới đề cập nhiều ở mặt lý luận và giới hạn ở một số khía cạnh của từng nội dungcông tác THQCT và KSHĐTPchưa đề cập nhiều đến thực trạng của hoạt động này tại Hải Phòng.Trong phạm vi đề tài nghiên cứu luận văn tập trung làm sáng tỏ những chức năng, nhiệm vụ của VKSND trong các quy định của pháp luật hiện hành vàthông qua thực tiễnáp dụng, thực hiện hoạt động THQCT và KSHĐTP trên địabàn thành phố Hải Phòng để tổng hợp, phân tích, đánh giá đúng thực trạng hoạtđộng THQCT và KSHĐTP của VKSNDTPHải Phòng trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự,từ năm 2006 đến năm 2011. Trên cơ sởđó, đề ra những đề xuất, kiến nghị, giải pháp để nâng cao chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nói chung và VKSNDTPHải Phòng nói riêng. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận vănNhằm nâng cao hơn nữa chất lượng THQCT và KSHĐTP trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của VKSND nói chung và VKSNDTPHải Phòng nói riêng trong thời gian tới.-Mụcđích của việc nghiên cứulà làm rõ một số vấn đề lý luận và những đòi hỏi, vướng mắc trong thực tiễn của công tác THQCT và KSHĐTPtrong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của VKSNDTP Hải Phòng theo các quy định của BLTTHS năm 2003, từ đó có những kiến nghị đề xuất nhằm nâng cao chất lượng của công tác này.-Từ mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như:Nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về chức năng, nhiệm vụ của VKSNDtrong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Tổng kết, đánh giá thực tiễn hoạt động THQCT và KSĐT các vụ án hình sự của VKSNDTP Hải Phòngtừ năm 2006 đến năm 2011. Xây dựng các giải pháp để khắc  phục những hạn chế và nâng cao chất lượng của công tác THQCT và KSHĐTPtrong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu-Đối tượng nghiên cứu của luận văn gồm: lý luận về chức năng nhiệm vụ của VKSND trong quá trình THQCT và KSHĐTP ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS năm 2003 và hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSNDTP Hải Phòngtừ năm 2006 đến năm 2011.-Luận văn xác định nghiên cứu hoạt động THQCT và KSHĐTP của VKSNDTPHải Phòng, không đề cập đến hoạt động của VKS quân sự. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu-Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Nhà nước pháp luật của Hồ Chí Minh làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.-Các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: thu thập số liệu, thông tin; thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh... 6. Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luậnvăn gồm: Chương 1:Một số vấn đề lý luận về chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tracácvụ án hình sự. Chương 2:Thựctrạnghoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra tại thành phố Hải Phòng. Chương 3:Những kiến nghị, đềxuất, giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sáttrong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. Chương 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRACÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ 1.1. CHỨC NĂNGCỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤÁN HÌNH SỰ 1.1.1. Khái niệm chứcnăng của Viện kiểm sáttrong giai đoạn điều traThuật ngữ "chức năng"theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học định nghĩa là hoạt động, tác dụng bình thường hoặc đặc trưng của một cơ quan,một hệ cơ quan nào đó trong cơ thể"[69]."Chức năng của Cơ quan nhà nước là hoạt động chủ yếu, thường xuyên, có tính ổn định tương đối của riêng cơ quan đó nhằm thực hiện chức năng chung của cả bộ máy nhà nước"[18]. Trong Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan VKSND là một mắt xích quan trọng. Trong đó, nhà nước giao cho VKS hai chức năng cơ bản là THQCT và KSHĐTP. Theo Điều 137 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) quy định: "Viện kiểm sát nhân dân tối caothực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất"[31]vàĐiều 23BLTTHS quy định: Viện kiểm sát thực hành quyền công tốvà kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằmđảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội [33].Như vậy, VKS là cơ quan thay mặt Nhà nước truy tố người phạm tội ratrước Tòa án để xét xử và là cơ quan giám sát của Nhà nước trong quá trìnhgiải quyết vụ án hình sự từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Trong tố tụng hình sự Việt Nam chưa có khái niệm quy định thế nào là "giai đoạn tố tụng". Theo GS.TSKH Lê Cảm: Giai đoạn tố tụng hình sự là những bước của quá trình tố tụng hình sự, tương ứng với chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự của từng loại chủ thể tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm thựchiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định, có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc để giải quyết vụ án hình sự một cách công minh và khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật, góp phần củng cố pháp chế và trật tự pháp luật, bảo vệ vững chắc các quyền hợp pháp của công dân trong lĩnh vực tư pháp hình sự[3].Trên cơ sở các quy định của BLTTHSViệt Nam thì quá trình tố tụng của nước ta trải qua các giai đoạn: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.Điều tra là hoạt động có mục đích khám phá sự thật khách quan phục vụ nhu cầu của con người. Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm, điều tra là hoạt động khám phá, phát hiện tội phạm. Điều tra là giai đoạn thứ 2 của quá trình tố tụng, trong đó, CQĐT căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dướisự kiểm sát của VKS tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm thu thập và củng cố chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ tội phạm, cũng như người có lỗi trong việc bồi thường thiệt hạido tội phạmgây ra và trên cơ sở đó quyết định: đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ điều tra, chuyển toàn bộ tài liệu chứng cứ cho VKS đề nghị truy tố người phạm tội theo tội danh nhất định được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS).Chức năng của VKS trong giai đoạn điều tra là tổng thể nhữngbiện pháp mà VKS áp dụng để chứng minh việc thực hiện tội phạm, xác định rõ nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi phạm tội, động cơ, mục đích của tội phạm, lỗi của chủ thể cũng như nhân thân người phạm tội, hậu quả của tội phạm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm, tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội gây ra. Chức năng này là một phần của quyền công tố.Phạm vi thực hiện chức năng nhiệm vụ của VKS trong giai đoạn điều tra bắt đầu từ khi CQĐT hoặc cơ quan khác có thẩm quyền điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi CQĐT ban hành bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án. 1.1.2. Nội dung chức năng của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra 1.1.2.1. Thực hành quyền công tốTheo TS. Lê Hữu Thể: Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc buộc tội, hay nói cách khác là quyền nhân danh quyền lực công thực hiện việc truy cứutrách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Quyền này là quyền của Nhà nước, Nhà nước giao cho một cơ quan thực hiện (ở nước ta từ năm 1960 đến nay là cơ quan Viện kiểm sát). Để làm được điều này, cơ quan công tố phải có trách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội. Trên cơ sở đó quyết định việc truy tố bị can ra trước Tòaán và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa[38]. Quyền công tố là quyền truy cứu trách nhiệm hình sự nhân danh công quyền đối với người phạm tội nên đối tượng của quyền công tố chỉ là tội phạm và người phạm tội. Với quan niệm như trên về quyền công tố và đối tượng của quyền công tố, theo ý kiến của emnội dung của quyền công tố là sự buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi tội phạm.Hiện nay trong giới luật học của nước ta có nhiều quan điểm về phạm viquyền công tố. Quan điểm thứ nhất cho rằng: Quyền công tố của VKS được tiến hành tại Tòaán thể hiện bằng quyết định truy tố bị can ra trước Tòaán thông qua Cáo trạng, bằng việc đọc Cáo trạng tại phiên tòa, bằng lời buộc tội của KSV khi tranh luận và đề nghị kết tội với mức và loại hình phạt nhất định. Do vậy,việc điều tra vụ án được giao cho CQĐT là độc lập không liên quan đến chức năng của VKS. Quan điểm thứ hai cho rằng: Quyền công tố của VKS không chỉ ở giai đoạn xét xử mà ngay từ giai đoạn điều tra.Hoạt động điều tra vụ án hình sự được thực hiện bởi CQĐT bằng các quyết định tố tụng. Các quyết định này có thể bị VKS thay đổi hoặc hủybỏ nếu không đúng quy định của pháp luật. Do vậy hoạt động điều tra của CQĐT là những việc làm giúp VKS thực hiện chứcnăng công tố.Với quan niệmquyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, phạm vi của quyền này bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra và kết thúc khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị. Để bảo đảm thực hiện quyền công tố trong thực tế đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quy định các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố. Các quyền năng pháp lý đó Nhà nướcgiao cho VKSthực hiện để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.Thực tiễn hoạt động giải quyết án hình sự ở nước ta50 năm qua cho thấy, CQĐT và Tòaán các cấp cũng khởi tố vụ án hình sự, thậm chí số vụ án do các CQĐT thực hiện việc khởi tố chiếm tới khoảng hơn 95%.Số vụ án VKS khởi tố và yêu cầu khởi tố chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng số vụ án mà CQĐT khởi tố. Tuy nhiên phải thấy rằng xét đến cùng VKS là cơ quan có vai trò quyết định trong việc khởi tố. CQĐT có quyền bắt người phạm tội, điều tra thu thập chứng cứ v.v... Nhưng đây thực chất chỉ là những hoạt động hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động công tố. Trên cơ sở kết quả điều tra, lời luận tội của KSV và kết quả tranh tụng dân chủ tại phiên tòa, Tòaán áp dụng pháp luật quy kết trách nhiệm đối với bị cáo. Bản án kết tội của Tòaán cũng là sự chấp nhận lời buộc tội của VKS đối với người phạm tội.Từ những nội dung trình bày trên, có thể hiểuTHQCT là việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Theo đó,THQCT trong các giai đoạn điều tralà việc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong giai đoạn này.Từ định nghĩa này, có thể rút ra kết luận về một số đặc điểm của hoạt động thựchành quyền công tố như sau:Thứ nhất,THQCT do VKS thực hiện, vì vậy nó mang tính quyền lực nhà nước và có tính mục đích: Bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ, chính xác.Thứ hai,THQCT là những hoạt động phát động công tố, đó là khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Khởi tố vụ án là việc Nhà nước chính thức công khai trước toàn xã hội có tội phạm xảy ra và bắt đầu triển khai hoạt động thực hành quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện tội phạm đó. Còn khởi tố bị can là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chính thức tuyên bố về mặt pháp lý một người nào đó có dấu hiệu phạm tội và đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Khi quyền công tố đã được khởi động, đòi hỏi CQĐTphải tiến hànhđiều tra để làm rõ có tội phạm xảy ra hay không? Nếu có, ai là người phạm tội, phạm tội gì, mức độ phạm tội ?...Thứ ba, trong giai đoạn điều tra vụ án, VKS THQCT với những nội dung cơ bản sau đây:-Yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.-Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT tiến hành điều tra.-Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra. -Quyết định áp dụng, thay đổi, hủybỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác.-Phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định của CQĐT.Hủybỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT -Quyết định việc truy tố bị canQuyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra.-Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.Một vấn đề rất quan trọng bắt buộc phải làm rõ khi nói về hoạt động THQCT, đó là phạm vi và nội dung THQCT. Theoem,phạm vi THQCT bắt đầu từ khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị kháng cáo, kháng nghị, hoặc vụ án được đình chỉ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Trong giai đoạn điều tra, phạm vi THQCT bắt đầu từ khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm xảy ra đến khi kết thúc việc điều tra, VKS ra quyết định truy tố hoặc đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.Việc xác định đúng khái niệm, đặc điểm, phạm vi của hoạt động THQCT trong giai đoạn điều travụ án hình sự là căn cứ, cơ sở để phân biệt với hoạt động KSHĐTPtrong giai đoạn điều travụ án hình sự và các hoạt động thực hiện chức năng khác nhằm thực hiện đúng thẩm quyền trong quá trình điều tra vụ án hình sự, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. 1.1.2.2. Kiểm sát hoạt động tư phápTrong khoa học pháp lý đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau xung quanh khái niệm hoạt động tư pháp:Thứ nhất, hoạt động tư pháp là hoạt động của các cơ quan: điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức liên quan hoặc bổ trợ cho công tác xét xử của Tòaán. Tòaán sử dụng công khai các kết quả hoạt động điều tra, truy tố, bào chữa, giám định tư pháp, áp dụng các thủ tục tư pháp theo luật định để nhân danh Nhà nước đưa ra phán quyết cuối cùng thể hiện quyền lực nhà nước.Thứ hai, có bốn dạnghoạt động tư pháp tương ứng với bốn chức năng của quyền tư pháp. Một là,thực hiện thẩm quyền giải thích các quy phạm pháp luật mà trước hết là giải thích Hiến pháp. Hai là,thực hiện thẩm quyền xét xử bằng hoạt động tố tụng tư pháp. Ba là,thực hiện thẩm quyền giám sát của Tòaán đối với tính hợp pháp và có căn cứ của việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước có tính chất tố tụng,tức là thực hiện sự kiểm tra của Tòaán trong việc áp dụng các chế tài về hành chính, tố tụng hình sự và hình sự của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Bốn là,thực hiện thẩm quyền xác nhận chính thức các sự kiện thông qua các hành vicụ thểcó ý nghĩa pháp lýtrong các lĩnh vực của đời sống xã hội hoặc hạn chế quyền chủ thể tương ứng của các công dân trong quá trình giải quyết các mối quan hệ xã hội.Thứ ba, hoạt động tư pháp là hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia vào việc giải quyết các tranh chấp pháp lý, các vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phán quyết của Tòaán và thi hành các phán quyết đó theo thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định. Từ góc độ chủ thể, hoạt động tư pháp là hoạt động của các CQTHTT(các cơ quan tư pháp), các cơ quan thựchiện một số nhiệm vụ tố tụng, các cơ quan bổ trợ tư pháp (giám định tư pháp, công chứng tư pháp, luật sư).Thứ tư, hoạt động tư pháp phải do cơ quan tư pháp tiến hành. Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động của cơ quan tư pháp đều được gọi là hoạt động tư pháp. Xuất phát từ nghĩa rộng của khái niệm tư pháp, có thể hiểu hoạt động tư pháp là các hoạt động liên quan tới quá trình giải quyết các tranh chấp bao gồm các hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ về tranh chấp; hoạt động khởi kiện, khởi tố, truy tố; hoặc xét xử và thi hành các phán quyết của Tòaán trong thực tiễn. Cũng như các cơ quan nhà nước khác, các cơ quan tư pháp cũng có nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Bên cạnh hoạt động tư pháp (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án)mỗi cơ quan tưpháp còn có nhiều lĩnh vực hoạt động khácnhưng nó không gắn với quá trình giải quyết một vụ án cụ thể nên không được gọi là hoạt động tư pháp.Ví dụ hoạt động phòng ngừa tội phạm, tuyên truyền, giáo dục pháp luật...Để thực hiện chức năng,nhiệm vụ của mình, các cơ quan tư pháp còn tiến hành một loại hoạt động mà hoạt động này được điều chỉnh bằng pháp luật hành chính chứ không được điều chỉnh bằng pháp luật tố tụng. Vì vậy,nó cũng khôngđược coi là hoạt động tư pháp (hoạt động báo cáo công tác của cấp dưới với cấp trên, hoạt động tổng kết công tác của mỗi cơ quan, hoạt động thanh tra). Trong quá trình thực hiện hoạt động tư pháp, giữa những người ở các cơ quan tư pháp khác nhau luôn tồn tại một loại quan hệ được gọi là quan hệhành chính -tư pháp (quan hệ hành chính giữa Thủ trưởng và nhân viên trong việc phân công công tác, quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tư pháp). Vìkhông phải là hoạt động tư pháp nên những hoạt động nói trên cũng không phải là đối tượng của kiểm sát tư pháp.Emtán thành quan điểmnày vì đây là quan điểm có cơ sở lý luận và thực tiễn.Theo TS. Lê Hữu Thể: Hoạt động tố tụng hình sự là một khái niệm chung của khoa học pháp lý, dùng để chỉ những hoạt động được thực hiện bởicác cơ quan và người tiến hành tố tụng, các cơ quan được giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động tố tụng, các tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng,theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự và thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòaán. Còn hoạt động tư pháp hình sự vốn được coi là đối tượng kiểm sát của Viện kiểm sátlà những công việc cụ thể, trực tiếp chỉ do các cơ quan tư pháp, các cơ quan được giao một số thẩm quyền tư pháp, như Hải quan, Kiểm lâm, Bộ đội biên phòng, Lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, và các Ủyban nhân dân xã, phường được giao thực hiện một số hoạt động thi hành án chịu trách nhiệm thực hiện, trên cơ sở các quy định của pháp luậttố tụng hình sự nhằm giải quyết một vụ án hình sự cụ thể và thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Hoạt động tư pháp là hoạt động thực hiện quyền lực nhànước trong lĩnh vực tư pháp[37].Từ những phân tích nêu trên, có thể hiểu Hoạt động tư pháp là tập hợp những việc làm cụ thể do cơ quan tư pháp thực hiện trong tố tụng trực tiếp liên quan và hướng tới mục đích giải quyết các vụ án một cách đúng đắn, khách quan.Hoạt động tư pháp có các đặc điểm sau:Thứ nhất, là hoạt động chỉ docác cơ quan tư pháp và các cơ quan được giao thực hiện một số thẩm quyền tư pháp chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện. Đây là những hoạt động có tính quyền lực nhà nước.Thứ hai,là những hoạt động trực tiếp nhằm giải quyết một vụ án hình sự cụ thể và thihành bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòaán.Thứ ba, là những hoạt động được điều chỉnh bằng pháp luật tố tụng hình sự.Như vậy, xét ở góc độ chủ thể tiến hành và tham gia hoạt động tố tụng, phạm vi hoạt động tư pháp hình sự hẹp hơn so với hoạt độngtố tụng hình sự. Hoạt động tố tụng hình sự do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện, gồm cả các CQTHTT, các cơ quan được giao thẩm quyền thực hiện một số hoạt động tư pháp, các cơ quan bổ trợ tư pháp và người tham gia tố tụng. Hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước trong tố tụng hình sự và chỉ do các cơ quan tư pháp và các cơ quan được giao thẩm quyền thực hiện một số hoạt động tư pháp tiến hành. Vì vậy,hoạt động tưpháp trong giai đoạn điều tra làhoạt động của CQĐT, của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và hoạt động THQCT của VKS, nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.Một vấn đề cần lưu ý là ngoài các cơ quan tư pháp và các cơ quan được giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động tư pháp nêu trên còn có các cơ quan bổ trợ tư pháp. Đó là các cơ quan công chứng, giám định, bào chữa. Hoạt động của các cơ quan này không phải là hoạt động tư pháp mà là hoạt động bổ trợ tư pháp, nhằm góp phần cho việc giải quyếtcác vụ án hình sự được đúng đắn, khách quan và cũng bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật tố tụng hình sự.Cùng với các hoạt động tư pháp và hoạt động bổ trợ tư pháp, còn có các hoạt động tham gia tố tụng của những người khác như người bị tạm giữ,bị can, bị cáo, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự v.v... Hoạt động của những người này cũng không phải là hoạt động tư pháp, mà chỉ là các hoạt động tham gia tố tụng bình thường, nhằm góp phần cho việc giải quyết các vụ án hình sự được đúng đắn, khách quan theo quy định của pháp luật tố tụng.Do vậy, trước hết phải khẳng định KSHĐTPlà chức năng hiến định của VKS, được quy định tạiĐiều 137 Hiến pháp năm 1992. KSHĐTPlà một dạng giám sát nhà nước về tư pháp, đây là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, khác với hoạt động giám sát nhà nước nói chung về tư pháp, KSHĐTPlà sự giám sát trực tiếp các hoạt động cụ thể của các cơ quan tư pháp và các cơ quan được giao một số thẩm quyền tư pháp trong quá trình tố tụng. Mục đích của KSHĐTPhình sự là nhằm bảo đảm cho pháp luật được áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Trong các giai đoạn của tố tụng hình sự, VKS có trách nhiệm áp dụng những biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan tư pháp hoặc cán bộ tư pháp nào. Ởnước ta, hoạt động KSHĐTPhình sự chỉ do duy nhất một chủ thể tiến hành, đó là cơ quan VKS. Hoạt động này được thực hiện bởi các KSV là người tiến hành tố tụng trong tố tụng hình sự, trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của VKS được ghi nhận trong Luật tổ chức VKSND và BLTTHS. KSHĐTPhình sự là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước, do Quốc hội giao cho VKS nhằm bảo đảm pháp chế trong hoạt động tư pháp hình sự.Bản chất của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp hình sự là kiểm tra tính hợp pháp trong hành vi của các chủ thể bị kiểm sát, theo emđối tượng của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp hình sự là hành vi xử sự của các cơ quan tư pháp và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động tư pháp trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự. Đối tượng của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp ở giai đoạn điều tra là hành vi xử sự của các CQĐT và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Khi tiến hành hoạt động kiểm sát, VKS phải dựa trên các căn cứ pháp lý là Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND, BLHS, BLTTHS và các văn bản pháp luật khác có liên quan để theo dõi, xem xét, bảo đảm sự tuân theo pháp luật của các chủ thể bị kiểm sát cũng như để bảo đảm tính hợp pháp của ngay chính các hoạt động kiểm sát của VKS. Đồng thời, mối quan hệ giữa VKS cấp trên với các VKS cấp dưới không phải là quan hệ "kiểm sát việc tuân theo pháp luật". Đây chỉ là quan hệ quản lý trong chỉ đạo, điều hành giữa cấp trên và cấp dưới. Vì vậy, VKS cấp trên không thể áp dụng các quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với VKS cấp dưới như đối với các chủ thể khác. Phạm vicủa KSHĐTPhình sự là vấn đề cũng đang có nhiều tranh luận. Về mặt lý luận, phạm vi của quyền công tố bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra, theo đó các cơ quan tư pháp có thẩm quyền có trách nhiệm phát động quyền công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Khi quyền công tố được phát động thì mặc nhiên phát sinh hoạt động tố tụng của các chủ thể tiến hành tố tụng trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Do đó, đòi hỏi hoạt động kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp cũng được bắt đầu tiến hành để bảo đảm các hành vi tố tụng của các chủ thể nói trên tuân thủ pháp luật. Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp sẽ chấm dứt khi kết thúc các hoạt động tố tụng và mục đích của tố tụng hình sự đã đạt được. Nói cách khác, trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự đều có hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động tư pháp, nhằm bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự.Về mặt nguyên tắc, phạm vi của kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt động tư pháp hình sự bắt đầu từ khi vụ án hình sự được khởi tố (một số trường hợp có thể được tiến hành trước khi khởi tố: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi...) và kết thúc khi người phạm tội đã thi hành xong bản án. Phạm vi của KSHĐTPở giai đoạn điều tra bắt đầu từkhi vụ án hình sự được khởi tốvà kết thúc khi VKS quyết định việc truy tố hoặc không truy tố kẻ phạm tội ra tòa, hoặc khi vụ án được đình chỉtheo qui định của pháp luật tố tụng hình sự.Khi tiến hành hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thể thực hiện các hoạt động tư pháp hình sự, VKS có những quyền hạn sau đây: Thứ nhấtlà các các quyền nhằm phát hiện vi phạm pháp luật củacác cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tư pháp. Những quyền trên nhằm bảo đảm cho VKS nắm được vi phạm, xác định nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp để khắc phục vi phạmnhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Thứ hailà các quyền yêu cầu khắc phục, xử lý vi phạm của các chủ thể tiến hành các hoạt động tư pháp hình sự.Từ những nội dung trình bày trên, có thể đưa ra khái niệm về KSHĐTPhình sự như sau: KSHĐTPhình sự là chức năng Hiến định của VKS, có nội dung là giám sát mọi hoạt động của các cơ quan tư pháp và các cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện một số hoạt động tư pháp trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, nhằm bảo đảm cho pháp luật tố tụng hình sự được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, thống nhất. Theo đó, KSHĐTPtrong giai đoạn điều tra vụ án hình sự được hiểu là:hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luậtcủa VKStrong việc điều tra của CQĐT, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hànhmột số hoạt động điều tra trong quá trình điều tra vụ ánhình sựnhằm bảo đảm cho việc điều tra được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật.Từ khái niệmtrên trên có thểrút ra đặc điểm KSHĐTP trong giai đoạn điều travụ án hình sựnhư sau:Thứ nhất, KSHĐTP trong giai đoạn điều travụ án hình sựlà hoạt động chỉ do VKS chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện. Đây là những hoạt động có tính quyền lực nhà nước nhằm bảo đảm cho pháp luật được áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhất trong quá trình điều tra.Thứ hai,KSHĐTP trong giai đoạn điều travụ án hình sựlà những hoạt động phát hiện vi phạm và yêu cầu xử lý vi phạm của các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành các hoạt động điều tra, nhằm đảm bảo cho phápluật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong quá trình điều tra vụ án.Thứ ba, trong giai đoạn điều tra vụ ánhình sự, VKS KSHĐTP với những nội dung cơ bản sau đây:-Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của CQĐT.-Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng.-Giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra.-Yêu cầu CQĐT khắc phục vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu CQĐT cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của ĐTV; yêu cầu Thủ trưởng CQĐT xử lý nghiêmđối vớiĐTV đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra.-Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.Việc xác định đúng khái niệm, đặc điểm, phạm vi của hoạt động tư pháp và KSHĐTP trong giai đoạn điều travụ án hình sự là căn cứ, cơ sở để phân biệt với hoạt động THQCT trong giai đoạn điều travụ án hình sự và các hoạt động thực hiện chức năng khác của VKS, nhằm thực hiện đúng thẩm quyềntrong quá trình KSĐT vụ án, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.Tóm lại, ở giai đoạn điều tra vụ án hình sự, THQCT là những biện pháp mà VKS trực tiếp quyết định:quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủybỏ các biện pháp ngăn chặn; quyết định phê chuẩn các quyết định của CQĐT; quyết định việc truy tố bị can ra Tòaán; còn KSHĐTPlà những biện pháp VKS không trực tiếp ra quyết định, mà qua công tác kiểm sát, nếu phát hiện các vi phạm pháp luật của CQĐT thì yêu cầu, kiến nghị CQĐT, các cơ quan được giao một số hoạt động điều tra khắc phục.Giữa hoạt động KSHĐTP và THQCT trong giai đoạn điều travụ án hình sựcó mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau,hỗ trợ cho nhau. Mối quan hệ này song song tồn tại trong phạm vi bắt đầu từ khi tội phạm được phát hiện, khởi tố, điều tra cho đến khi CQĐT kết thúc quá trình điều tra. Trong mối quan hệ giữa hoạt động THQCT và KSHĐTPtrong giai đoạn điều travụ án hình sự, cần phải lưu ýmục đích của hoạt động THQCT và mục đích của hoạt động kiểm sát tư pháp trong giai đoạn điều tra.Mục đích của hoạt động THQCT ở giai đoạn điều tra là nhằm chứng minh tội phạm và người phạm tội cũng như các hành vi thực hiện tội phạm của họ. Hoạt động này phải đầy đủ, chính xác, khách quan, theo đúng các trình tự, thủ tục, nội dung do pháp luật quy định. KSHĐTPở giai đoạn điều tra có mục đích là bảo đảm các hoạt động điều tra (hoạt động chứng minh tội phạm trong giai đoạn điều tra) được đúng đắn, đầy đủ, khách quan, tức là được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục, nội dung do pháp luật quy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan