Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Sức khỏe - dinh dưỡng Chuẩn cân nặng, chiều cao của trẻ theo who...

Tài liệu Chuẩn cân nặng, chiều cao của trẻ theo who

.PDF
9
224
132

Mô tả:

Chuẩn cân nặng, chiều cao của trẻ theo WHO Việc mang thai và sinh con là một quá trình khá vất vả nhưng nó cũng vô cùng ý nghĩa và hạnh phúc. Khi sinh con cha mẹ luôn mong muốn con mình sau này sẽ cao lớn. Để giúp các bậc phụ huynh có thể theo dõi được chiều cao, cân nặng của con đã đạt chuẩn hay chưa, có bị thừa hay thiếu cân, chậm lớn hay không, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra bảng tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao của trẻ từ 0 – 5 tuổi. Sau đây VnDoc sẽ giới thiệu bảng tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao của trẻ từ 0 - 5 tuổi và những lưu ý khi đo chiều cao và cân nặng cho con để độc giả tham khảo. Từ 2 tuổi đến trước tuổi dậy thì, bé tăng trung bình từ 6 – 7 cm/năm Trên sách báo có rất nhiều bảng cân nặng và chiều cao của trẻ theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau cho mẹ tham khảo, như: tiêu chuẩn châu Âu, tiêu chuẩn châu Á, tiêu chuẩn của trẻ uống sữa công thức, trẻ bú sữa mẹ... Quá nhiều bảng, đôi khi sẽ khiến mẹ bị rối, không biết bảng nào mới thực sự chuẩn và đúng. Vì vậy, khi muốn xem biểu đồ cân nặng và chiều cao của trẻ, mẹ cũng cần chọn đúng biểu đồ phù hợp với con mình nhất để có được sự so sánh hợp lý. Qua nhiều nghiên cứu khoa học, đánh giá chuyên sâu, WHO đã đưa ra bảng tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh đến khi 5 tuổi, giúp các mẹ có cơ sở để theo dõi và đánh giá thể trạng của bé. Một số chỉ dẫn sử dụng bảng: - Dòng màu xanh lá: Chuẩn trung bình của trẻ - Trong giới hạn khung vàng thiếu (thừa) chuẩn cấp độ 1: Giới hạn cân nặng – chiều cao hoàn toàn hình thường - Trong giới hạn khung da cam thiếu (thừa) chuẩn cấp độ 2: Trẻ cần được mẹ lưu ý hơn đến chế độ ăn uống - Trong giới hạn khung đỏ thiếu (thừa) chuẩn cấp độ 3: các mẹ nên chú ý đưa bé đến gặp các chuyên gia về dinh dưỡng để nhận được tư vấn về thực đơn hợp lý nhất cho bé. Lưu ý khi đo chiều cao cho con: - Đo chiều cao cho trẻ chính xác nhất vào buổi sáng; - Bé dưới 3 tuổi có thể đo ở tư thế nằm ngửa; - Các bé trai thường sẽ có chiều cao nhỉnh hơn bé gái; - Luôn bỏ giày, mũ cho con trước khi đo; - Bé mới sinh dài trung bình 50cm; - Năm đầu tiên, chiều cao của bé phát triển rất nhanh. Từ tháng thứ 1 - 6, bé tăng trung bình 2,5 cm/tháng, từ tháng thứ 7 – 12, bé tăng khoảng 1,5 cm/tháng; - Từ 2 tuổi trở đi, tốc độ tăng trưởng chiều cao của bé bắt đầu chậm lại, trung bình chỉ khoảng 10 – 12 cm/năm. - Từ 2 tuổi đến trước tuổi dậy thì, bé tăng trung bình 6 – 7 cm/năm. Lưu ý khi đo cân nặng cho con: - Khi đo cân nặng, bố mẹ nên cho bé đi đại tiện hoặc đi tiểu. - Nhớ trừ trọng lượng của quần áo và tã (khoảng 200 – 400 gram); - Trong năm đầu tiên, mẹ nên cân bé mỗi tháng một lần. - Các bé trai trung bình sẽ có cân nặng nhỉnh hơn các bé gái. Công thức tính chiều cao và cân nặng: Công thức tính cân nặng: Cân nặng = 9kg + 2(số tuổi -1) Nếu bé 2 tuổi, tính như sau: 9kg + 2 (2-1) = 11kg. Công thức tính chiều cao: Chiều cao = 75 + 5(số tuổi – 1) Nếu bé 2 tuổi, tính như sau: 75 + 5(2 – 1) = 80cm Như vậy, một đứa trẻ 2 tuổi, phát triển bình thường, sẽ có cân nặng là 11kg và cao 80cm. Bảng theo dõi chuẩn cân nặng, chiều cao của trẻ theo WHO: Cân nặng bé trai: Chiều cao bé trai: Cân nặng bé gái: Chiều cao bé gái: Trên đây là các bảng đo tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng cho cả bé trai và bé gái ở độ tuổi từ 0 - 5 tuổi. Tuy nhiên, các mẹ nên lưu ý là không nên dựa vào bất kỳ bảng tiêu chuẩn nào để đưa ra kết luận con mình có chậm lớn hay thừa cân hay không. Mọi bảng tiêu chuẩn chỉ có tác dụng tham khảo. Muốn kết luận được thể trạng của con như thế nào, ngoài bảng tiêu chuẩn tham khảo, mẹ cần dựa trên nhiều yếu tố khác nữa, như sức khỏe của con hay kết luận của bác sỹ chuyên khoa... Theo Healthplus.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan