Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chùa wat phra kaew trong khai thác du lịch thái lan...

Tài liệu Chùa wat phra kaew trong khai thác du lịch thái lan

.PDF
84
338
96

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN: LỊCH SỬ – ĐỊA LÍ – DU LỊCH MAI NGHĨA NHÂN CHÙA WAT PHRA KAEW TRONG KHAI THÁC DU LỊCH THÁI LAN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Cần Thơ tháng 5 năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN: LỊCH SỬ – ĐỊA LÍ – DU LỊCH MAI NGHĨA NHÂN MSSV: 6096165 CHÙA WAT PHRA KAEW TRONG KHAI THÁC DU LỊCH THÁI LAN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Cán bộ hướng dẫn: HUỲNH TƯƠNG ÁI Cần Thơ tháng 5 năm 2013 LỜI CẢM ƠN -------------Mới đây thôi mà bốn năm Đại học với biết bao kỷ niệm đã trôi qua nhanh chóng. Với hành trang tri thức vững vàng cùng bao ước mơ, hoài bão đang rực cháy trong lòng, những đứa con tinh thần của quý Thầy Cô đang náo nức chờ ngày vượt ra biển lớn, náo nức được chinh phục, được khám phá, được cống hiến sức trẻ của mình cho đất nước. Luận văn tốt nghiệp vừa là bài kiểm tra kiến trức trước khi rời khỏi ghế nhà trường, vừa là cơ hội để thử thách, tôi luyện khả năng nghiên cứu sáng tạo và bản lĩnh của mỗi sinh viên. Luận văn như “hạt lúa vàng” mà bấy lâu nay tôi ươm mầm và bỏ công sức chăm sóc để chờ ngày thu hoạch. Đến nay, ước nguyện cũng đã thành, bằng tất cả tấm lòng của mình tôi xin được: Đầu tiên, tôi xin kính dâng lên Cha Mẹ những lời tri ân sâu sắc nhất. Người đã sinh thành, nuôi dưỡng và dạy bảo tôi khôn lớn; Người mà với tình yêu thương con vô bờ bến, Cha Mẹ đã chấp cho tôi đôi cánh vượt qua mọi gian khó để có được như hôm nay. Xin cảm ơn những người anh, người chị đã hy sinh, đã dành phần nhiều cho tôi tươi đẹp hơn trong cuộc sống. Chân thành biết ơn Thầy Huỳnh Tương Ái đã gợi ý đề tài, tận tình hướng dẫn, động viên giúp đỡ, cho tôi những lời khuyên, những kinh nghiệm hết sức bổ ích trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Xin cảm ơn quý Thầy Cô trong bộ môn Lịch sử - Địa lí – Du lịch đã dạy dỗ và truyền đạt những kinh nghiệm trong suốt bốn năm qua. Và cũng không quên ghi nhận sự hỗ trợ của các thư viện trường – nơi đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý giá để hoàn thành đề tài. Và cuối cùng, xin cảm ơn rất nhiều đại gia đình lớp Du lịch – K35; cảm ơn những người bạn thân thiết mà tôi quen được trong suốt quá trình học tập và hoạt động. Mặc dù hết sức cố gắng nhưng luận văn không tránh những điểm sai sót. Mong được thầy cô, bạn bè và tất cả những ai có quan tâm đến đề tài chỉ giáo, tôi xin chân thành cảm ơn và lấy làm suy xét để bổ khuyết cho bài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................................................7 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.....................................................................................7 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................8 4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................8 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................9 5.1 Phương pháp luận............................................................................................9 5.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ ...................................................................9 5.1.2 Quan điểm lịch sử......................................................................................9 5.1.3 Quan điểm viễn cảnh.................................................................................9 5.2 Phương pháp cụ thể .......................................................................................10 5.2.1 Phương pháp thu thập – xử lý thông tin – phân tích tổng hợp .............10 5.2.3 Phương pháp bản đồ ...............................................................................10 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN................................................................................10 1.1 Khái niệm tài nguyên du lịch nhân văn ............................................................11 1.2 Các loại tài nguyên du lịch nhân văn ................................................................11 1.3 Ý nghĩa tài nguyên du lịch nhân văn.................................................................13 1.3.1 Ý nghĩa đối với cộng đồng địa phương.......................................................13 1.3.2 Ý nghĩa đối với du lịch ................................................................................13 CHƯƠNG 2..............................................................................................................14 TỔNG QUAN VỀ THÁI LAN ................................................................................14 2.1 Giới thiệu khái quát về Thái Lan ......................................................................14 2.1.1 Thông tin chung về đất nước Thái Lan......................................................14 2.1.2 Khái quát về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên..........................................15 2.1.2.1 Khí hậu..................................................................................................15 2.1.2.2 Hệ động thực vật ...................................................................................15 2.1.3 Khái quát về điều kiện kinh tế xã hội.........................................................17 2.1.3.1 Kinh tế ...................................................................................................17 2.1.3.2 Ngôn ngữ...............................................................................................18 2.1.3.3 Dân cư và dân tộc..................................................................................18 2.1.3.4 Tôn giáo.................................................................................................18 2.2 Cơ cấu hành chính và thể chế chính trị ............................................................18 2.2.1 Cơ cấu hành chính ......................................................................................18 2.2.2 Thể chế chính trị .........................................................................................19 2.3. Lịch sử hình thành và tên gọi ...........................................................................19 2.3.1 Lịch sử hình thành ......................................................................................19 2.3.1.1 Thời đại này gọi là Rattanakosin ..........................................................20 2.3.1.2 Thời kỳ đầu............................................................................................20 2.3.1.3 Vương quốc Sukhothai..........................................................................20 2.3.1.4 Vương quốc Ayutthay............................................................................21 2.3.1.5 Vương triều Chkri .................................................................................22 2.3.1.6 Thời kỳ 1763- 1932 ................................................................................22 2.3.2 Tên gọi Thái Lan.........................................................................................22 2.4 Quốc kỳ, quốc huy .............................................................................................23 2.4.1 Quốc kỳ........................................................................................................23 2.4.2 Quốc huy......................................................................................................23 2.5. Phật giáo Thái Lan............................................................................................23 2.5.1 Khái quát lịch sử Phật giáo Thái Lan ........................................................23 2.5.2 Phật giáo trong đời sống của người Thái Lan............................................24 2.5.2.1 Về giáo dục ............................................................................................24 2.5.2.2 Về kinh tế...............................................................................................25 2.5.2.3 Những lễ nghi........................................................................................25 2.5.3 Phật giáo Thái với công tác từ thiện xã hội................................................27 2.6 Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc qua các giai đoạn..........................................28 2.6.1 Phong trào điêu khắc PG người Môn.........................................................28 2.6.2. Thái Lan có 25.000 ngôi chùa ....................................................................30 2.6.3 Nghệ thuật Tiểu thừa Phật Giáo.................................................................31 2.6.4 Nghệ thuật Đại thừa Phật Giáo ..................................................................32 2.6.5 Nghệ thuật Phật Giáo Khmer.....................................................................33 2.6.6 Những công trình Phật Giáo tại Bangkok..................................................34 2.7 Tình hình phát triển của ngành du lịch Thái Lan............................................37 2.8 Những nguyên nhân thúc đẩy ngành du lịch Thái Lan phát triển ..................38 2.8.1 Thế mạnh nền tảng......................................................................................38 2.8.2 Tăng cường hợp tác phát triển du lịch với các nước trong khu vực.........38 2.8.3 Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ...................................................................................................................39 2.8.4 Đơn giản hóa các thủ tục xuất, nhập cảnh vào Thái Lan..........................40 2.8.5 Xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch ......................................................40 2.8.6 Yếu tố về bản chất người Thái....................................................................40 CHƯƠNG 3 CHÙA WAT PHRA KAEW TRONG KHAI THÁC DU LỊCH THÁI LAN ...............................................................................................................42 3.1 Giới thiệu về thành phố Bangkok – Thái Lan ..................................................42 3.2 Giới thiệu sơ nét về Cung Điện Hoàng Gia – Grand Palace. ...........................43 3.3 Chùa Wat Phra Kaew........................................................................................44 3.4 Nguồn gốc tên gọi...............................................................................................45 3.5 Truyền thuyết.....................................................................................................45 3.6 Lịch sử ................................................................................................................46 3.7 Kiến trúc.............................................................................................................47 3.8 Vai trò của Chùa Wat Phra Keaw ....................................................................48 3.9 Thờ cúng và lễ ....................................................................................................49 3.10 Các công trình khác ........................................................................................50 3.11 Những điểm đặc biệt thu hút khách du lịch của Chùa Wat Phra Kaew .......50 3.12 Khai thác du lịch từ các ngôi Chùa ở Thái Lan..............................................51 3.13 Các giá trị nổi bật của Chùa Wat Phra Kaew. ...............................................55 3.13.1 Giá trị về mặt tinh thần.............................................................................55 3.13.2 Giá trị nhận thức và thẩm mỹ ..................................................................55 3.14 Hiện trạng khai thác du lịch Chùa Wat Phra Kaew – Thái Lan ...................55 3.14.1 Hiện trạng khai thác vé tham quan..........................................................55 3.14.2 Hiện trạng doanh thu và số lượng khách du lịch.....................................56 3.14.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Chùa Wat Phra Kaew....................................................................................................57 3.14.4 Hiện trạng lao động phục vụ du lịch chùa Wat Phra Kaew....................58 3.14.5 Hiện trạng môi trường khu vực Chùa Wat Phra Kaew ..........................59 PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được..................................................................................................59 2. Những bài học kinh nghiệm từ cách làm du lịch của Thái Lan.........................60 2.1 Cách quản lý và bảo tồn di sản......................................................................60 2.2 Tổ chức bán vé Thái Lan là một mô hình đặc biệt .......................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................60 Phụ lục 1: Phụ lục hình ảnh ....................................................................................64 Phụ lục 2: Thông tin hữu ích khi du lịch Thái Lan................................................66 Phụ lục 3: Các tour du lịch Thái Lan .....................................................................79 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong suốt quá trình học đã đem đến cho tôi những hành trang quý báu để bước vào đời. Sách vở cho tôi kiến thức rộng lớn về thế giới, thầy cô là người giúp tôi từng bước lĩnh hội những kiến thức đó. Cùng với sự tìm tòi khám phá và vận động của chính bản thân và gia đình cho đến hôm nay, tất cả những gì mà tôi đã gặt hái được giúp tôi làm nên một đề tài nghiên cứu khoa học thật thụ. Trong xã hội hiện nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa – xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Nhờ vào những thành tựu đạt được trên nhiều lĩnh vực do sự phát triển của xã hội, con người ngày càng dễ dàng tiếp cận đến mọi nơi họ muốn dù nó ở cách xa. Do đó, với tinh thần ham học hỏi, thích phiêu lưu khám phá những vùng đất mới, tôi muốn một lần đặt chân lên những vùng đất mới để mong tìm được những điều thú vị và mới lạ từ chính những vùng đất ấy. Nơi tôi chọn chính là Thái Lan, đất nước nổi tiếng với truyền thống lịch sử hào hùng kết hợp với một bản sắc văn hóa rất độc đáo và đa dạng không nhầm lẫn. Hiện nay, quốc gia này đang là một trong những địa điểm du lịch thu hút nhiều du khách của khu vực Đông Nam Á hiện nay. Thái Lan sở hữu một quần thể chùa Hoàng Cung thật xinh đẹp, mà bất cứ ai cũng khát khao một lần đặt chân lên mảnh đất này. Có thể nói, Thái Lan là điểm du lịch độc đáo, hấp dẫn đối với tất cả mọi người. Chùa Hoàng Cung là một công trình của nền nghệ thuật kiến trúc Thái Lan. Chính những điều thú vị và bí ẩn của Chùa Hoàng Cung trên đất nước Thái Lan đã thôi thúc tôi đến với đề tài “Chùa Wat Phra Kaew trong khai thác du lịch Thái Lan ” nhằm nghiên cứu cách thức mà Thái Lan đã khai thác “Chùa Wat Phra Keaw” để phát triển du lịch cũng như tìm hiểu về phong tục, tạp quán và cuộc sống và con người nơi đây. Và hơn thế là sự tiếp thu những kinh nghiệm từ việc học hỏi cách làm du lịch của Thái Lan như thế nào. Thông qua đề tài, tôi tổng kết lại những kiến thức về du lịch đã học, có thêm hiểu biết về du lịch của một vùng đất mới. Tất cả những điều này sẽ là nền tảng giúp tôi vững bước để làm tốt công việc sau này. Tôi hy vọng rằng, sau khi đề tài nghiên cứu hoàn thành, nó sẽ giúp cho bạn đọc có cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về đất nước Thái Lan. Đặc biệt, người đọc có thể hiểu nhiều về chùa Wat Phra Kaew kỳ vĩ với những tác phẩm nghệ thuật kiến trúc độc đáo, nó đã tạo một điểm nhấn và mang lại nguồn doanh thu lớn chon ngành du lịch Thái Lan. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Trước hết, đề tài “Chùa Wat Phra Kaew trong khai thác du lịch Thái Lan” sẽ giúp tôi cũng cố lại những kiến thức cơ bản đã tích lũy được trong suốt quá trình học tập. Từ đó, vận dụng những kiến thức này để tiến hành thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Thông qua việc tìm hiểu cách khai thác du lịch đối với Chùa Wat Phra Kaew, tôi tích lũy được nhiều kiến thức và có cái nhìn rộng hơn về nhiều khía cạnh của quốc gia này, về con người Thái Lan hiền hòa và nụ cười thân thiện. Những điều thú vị từ Chùa Wat Phra Kaew đã kích thích trí tò mò con người tìm đến để chiêm ngưỡng và khám phá những điều huyền bí của nó. Ở mức độ tìm hiểu, đề tài không những giúp tôi củng cố lại những kiến thức đã tiếp thu được trong suốt quá trình học ở giảng đường Đại học mà còn rèn luyện cho tôi nhiều kỹ năng, giúp tôi phát triển khả năng khoa học độc lập, xử lý vấn đề, phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thu thập thông tin, tài liệu, v.v... Thêm vào đó, đề tài còn bổ sung cho tôi một khối lượng kiến thức mới đủ sâu, rộng để có thể lý giải, đánh giá được các vấn đề đặt ra một cách khách quan nhất, sâu sắc nhất, dù ở một khía cạnh nào đó vẫn chưa thật sự trọn vẹn như mục tiêu đã đề ra ban đầu. Đề tài “Chùa Wat Phra Kaew trong khai thác du lịch Thái Lan” thật sự giúp tôi nâng cao sự hiểu biết, mở rộng tầm nhìn, cũng như trao dồi những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ du lịch để phục vụ cho ngành nghề của tôi sau này. Đồng thời đề tài này sẽ là nền tảng để tôi tiếp tục công tác nghiên cứu cho các dự định về du lịch của mình trong tương lai. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Phạm vi nghiên cứu đề tài “Chùa Wat Phra Kaew trong khai thác du lịch Thái Lan” quả thật không phải nhỏ, nó đòi hỏi một kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực như lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội, đặc biệt là về du lịch. Nó đòi hỏi tôi tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau như báo đài, truyền hình, Internet, sách, tạp chí, v.v… Do đề tài nằm trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp nên khi tiến hành nghiên cứu tôi chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, xem xét và đánh giá về các giá trị của Chùa Wat Phra Kaew trong khai thác du lịch Thái Lan. Trong đó tập trung vào những gì đã và đang được khai thác để phục vụ du lịch. 4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài nghiên cứu mang tính chính xác và khoa học, tôi đã tìm hiểu thông qua việc tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau: “217 Quốc Gia và Lãnh Thổ Trên Thế Giới” của TS. Nguyễn Quán, Nxb thống kê Hà Nội, 2003. Sách viết về các khía cạnh tổng quát của từng quốc gia, trong “Chùa Wat Phra Keaw Thái Lan” đó có đề cập đến Vương quốc Thái Lan với vài nét sơ lược về địa lý, kinh tế, chính trị, dân tộc, tôn giáo, v.v... “Tri thức Đông Nam Á” của GS. Lương Ninh và GS. Vũ Dương Ninh, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2008. Cùng mảng đề tài nhưng tác giả chỉ giới hạn trong khu vực các nước Đông Nam Á và có phần viết sâu hơn, khai thác thêm các khía cạnh mới về đất nước Thái Lan. “ Lịch sử phật giáo thế giới” của Thanh Nghiêm và Tịnh Hải, Nxb Khoa học Xã hội, 2008. Sách sẽ giúp người đọc có cái nhìn khái quát về lịch sử Phật giáo. Trong tài liệu phần có phần viết về sự ảnh hưởng của Phật giáo đến đất nước Thái Lan, sự có mặt của Phật giáo Thái Lan đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa riêng của đất nước này. “Danh thắng và kiến trúc Đông Nam Á” của Ngô Văn Doanh, Nxb văn hóa thông tin, 1998. Quyển này giới thiệu các công trình nổi tiếng từ xưa đến giờ của tất cả các nước Đông Nam Á: Kiến trúc xứ Angkor, kiến trúc cổ Champa, kiến trúc ở Lào và Myanma, kiến trúc Thái Lan, v.v... Bên cạnh đó, sách còn trình bày những danh thắng kiến trúc nổi tiếng khác ở các nước Đông Nam Á. Các tài liệu trên đề cập đến các thông tin nền tảng về mọi mặt của đất nước Thái Lan nhưng ít đề cập đến du lịch. Vì vậy, tôi đã mạnh dạng chọn đề tài về chùa Phật Ngọc. Một đề tài không quá rộng nhưng thông qua đó tôi sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn về du lịch Thái Lan. Và với mong muốn được đóng góp “một phần nhỏ” của mình trong kho tàng tri thức, giúp ích cho những ai muốn tìm hiểu vùng đất Thái Lan và muốn thực hiện một cuộc hành trình đến đó, những điểm sai sót mong được thầy cô, bạn bè và tất cả những ai có quan tâm đến đề tài chỉ giáo, tôi xin chân thành cảm ơn và lấy làm suy xét để bổ khuyết cho bài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Phương pháp luận 5.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Đây là quan điểm đặc thù của địa lý. Dựa vào quan điểm này, tôi thấy được bức tranh toàn cảnh của cả đối tượng và các yếu tố xung quanh chúng. Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào đều luôn có sự phân hóa không gian làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác. Khi tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đặt đối tượng nghiên cứu vào thể tổng hợp lãnh thổ, xác định vị trí, quy mô của đối tượng để thấy được các mối quan hệ giữa đối tượng với các thành phần khác trên lãnh thổ. 5.1.2 Quan điểm lịch sử Mọi sự vật hiện tượng kể cả tự nhiên cũng như kinh tế xã hội đều có tính lịch sử, tức là chúng có nguồn gốc phát sinh và phát triển. Khi nghiên cứu đề tài “Chùa Wat Phra Kaew trong khai thác du lịch Thái Lan”, tôi đi sâu vào nghiên cứu lịch sử, nguồn gốc quá trình hình thành nên chùa Hoàng Cung. Với quan điểm này sẽ giúp cho tôi có cái nhìn rộng hơn về đối tượng nghiên cứu, thấy được sự thay đổi của đối tượng qua từng giai đoạn lịch sử. 5.1.3 Quan điểm viễn cảnh Với quan điểm này sẽ giúp tôi dự đoán, đưa ra những định hướng về xu thế phát triển kế tiếp của đối tượng nghiên cứu sau khi đã nhìn nhận một cách đầy đủ về quá khứ và hiện tại. Hiểu rõ tầm quan trọng các giá trị của chùa Hoàng Cung trong khai thác du lịch Thái Lan. 5.2 Phương pháp cụ thể 5.2.1 Phương pháp thu thập – xử lý thông tin – phân tích tổng hợp Trong quá trình làm đề tài, tôi đã tìm tòi, thu thập những tài liệu, tư liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu, tôi cố gắng tránh sự lập lại, sao chép khuôn mẫu những nguồn tài liệu đó mà đã phân tích, chọn lọc, sáng tạo và sắp xếp một cách phù hợp theo quan điểm của mình. Cuối cùng, dựa vào nguồn tư liệu đã làm qua các khâu trên, tôi tiến hành viết thành một bài luận văn hoàn chỉnh. 5.2.3 Phương pháp bản đồ Phương pháp này được sử dụng nhằm khai thác một cách triệt để các thông tin trên hệ thống bản đồ hiện có, đặc biệt là các thông tin về không gian nghiên cứu, việc sử dụng bản đồ để làm cho đối tượng mang tính trực quan hơn. Với việc sử dụng bản đồ đất nước Thái Lan tôi nhận thấy được những mặt thuận lợi, khó khăn, các yếu tố tự nhiên, xã hội, v.v… ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch. Biết được vị trí chính xác của đối tượng nghiên cứu cũng như mật độ phân bố điểm, khu du lịch khác trong phạm vi lãnh thổ nghiên cứu để thấy được mối quan hệ và tầm quan trọng của các đối tượng. Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Khái niệm tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra. Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới được gọi là tài nguyên du lịch nhân văn. Vì vậy, tài nguyên du lịch nhân văn thường là những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Tài nguyên du lịch nhân văn mang những đặc điểm chung như có mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện tự nhiên, tài nguyên tự nhiên, với các điều kiện kinh tế – xã hội, chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên, quy luật phát triển văn hoá như: Phân vùng, lan tỏa và đan xen hội nhập và các quy luật xã hội, v.v... Vì vậy mỗi địa phương, mỗi quốc gia thường có tài nguyên du lịch nhân văn mang tính đặc sắc, độc đáo để hấp dẫn du khách. Du khách đi du lịch là để trải nghiệm, hưởng thụ các giá trị về văn hóa, giá trị về tự nhiên, nên những tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc, độc đáo ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia có tính hấp dẫn đối với du khách. 1.2 Các loại tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn có thể phân thành các dạng chính sau: - Di tích lịch sử văn hóa: Đó là những gì mà quá khứ để lại. Di tích được chia thành bốn nhóm chủ yếu như sau: + Di tích khảo cổ: Là những di sản văn hóa lịch sử bị vùi lấp trong lòng đất, được phát hiện khi các nhà khoa học hoặc các cá nhân nghiên cứu, khai quật thấy. Các di tích khảo cổ còn được gọi là các di chỉ khảo cổ. Các di tích khảo cổ thường bao gồm các loại: di chỉ cư trú, di chỉ mộ táng, những công trình kiến trúc cổ, những đô thị cổ, những tàu thuyền đắm. + Di tích lịch sử: Liên quan đến các giai đoạn lịch sử khác nhau. Các di tích lịch sử thường là những địa điểm, những công trình kỷ niệm, những vật kỷ niệm, những cổ vật ghi dấu những sự kiện lịch sử, những cuộc chiến đấu, những danh nhân, những kinh đô cổ, anh hùng dân tộc của một thời kỳ nào đó trong quá trình lịch sử, v.v... + Di tích kiến trúc nghệ thuật: Bao gồm các công trình kiến trúc có giá trị cao về mặt nghệ thuật xây dựng cũng như về mỹ thuật trang trí, hoặc các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, các bức bích họa, các công trình kiến trúc, ngoài ra trong các di tích này còn chứa đựng nhiều cổ vật, bảo vật quốc gia, vật kỷ niệm và những giá trị văn hóa phi vật thể như truyền thống văn hóa, truyền thuyết, các giá trị lịch sử, tâm linh tôn giáo, v.v... + Danh lam thắng cảnh: Đây là loại di tích đặc sắc trong đó có sự kết hợp yếu tố nhân tạo với tự nhiên. Các danh thắng thường thể hiện sự tinh tế và sự tô điểm của con người vào thắng cảnh thiên nhiên làm cho nó trở thành tuyệt tác. - Lễ hội: Lễ hội là các hình thức sinh hoạt cộng đồng của cư dân. Lễ hội có nhiều dạng nhưng thông thường bao gồm hai phần liên quan với nhau rất chặt chẽ: phần Lễ mang tính lễ nghi, trang trọng nhằm tưởng niệm, hoặc cầu chúc, v.v… Phần Hội mang tính sinh hoạt vui chơi của cộng đồng. Đương nhiên có thể sự phân chia này có thể có sự tương đối. Có thể có lễ hội hòa quyện cả hai phần làm một, có lễ hội thì phần lễ là chính hoặc có lễ hội chỉ có phần hội. Lễ hội có sức hấp dẫn du lịch rất cao. Người ta thường ví nó như những bảo tàng sống về văn hóa của cộng đồng. Khách du lịch không chỉ tham quan, tìm hiểu lễ hội mà còn có thể tham gia vào các hoạt động lễ hội - Làng nghề cổ truyền: Nghề thủ công truyền thống là những loại hình hoạt động kinh tế - xã hội rất phong phú. Nghề thủ công trên thế giới rất đa dạng có tính độc đáo nên có nhiều giá trị thu hút du lịch. Mặt khác, các sản phẩm thủ công không những mang những giá trị sử dụng mà còn có giá trị về mặt mỹ thuật, tâm tư tình cảm, ước vọng của con người. Nó đã trở thành những mặt hàng lưu niệm đối với du khách. - Các đặc trưng về văn hóa dân tộc: Đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện ở nhiều mặt như điều kiện sinh sống, phương thức sản xuất, kiến trúc, trang trí nhà ở, trang phục, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, lễ hội, hoạt động kinh tế, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực, v.v... với những sắc thái riêng của các tộc người trên những địa bàn sinh sống của họ. Vì vậy, khả năng khai thác du lịch rất đa dạng và đặc sắc. - Sự kiện văn hóa thể thao: Có rất nhiều yếu tố thuộc nhóm này. Dưới đây là một số yếu tố cơ bản: + Các hội chợ, triển lãm: Hội chợ triển lãm rất đa dạng về loại hình và quy mô. Nó tạo ra khả năng thu hút nhiều loại đối tượng đến tham quan, mua sắm, tìm cơ hội thị trường, v.v… Hiện nay có xu hướng kết hợp hội chợ triển lãm với lễ hội mang tính chất quảng bá thương mại và du lịch. + Các cuộc thi đấu thể thao, liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, thi hoa hậu, thi âm nhạc, v.v… cũng là những sự kiện có tác động rất mạnh đến du lịch. - Các tài nguyên du lịch nhân văn khác: + Bảo tàng: Là điểm tham quan du lịch có giá trị giúp cho du khách tìm hiểu về các di tích, các hiện vật và nhiều chủ đề khá tập trung và hấp dẫn. + Những giá trị văn hóa nghệ thuật: Đó là những món ăn tinh thần của nhân dân, thể hiện giá trị thẩm mỹ, truyền thống và bản sắc văn hóa, tâm tư, tình cảm, ước vọng của con người. + Văn hóa ẩm thực: Mỗi một vùng đất, một quốc gia có điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa riêng nên cũng có nhiều món ăn đặc sản riêng. Nghệ thuật ẩm thực là giá trị văn hóa của mỗi quốc gia được sáng tạo, bảo tồn, bồi đắp qua nhiều thời đại, là dấu ấn của mỗi vùng đối với du khách. + Ngoài ra còn có các công trình và sản phẩm kinh tế, các giá trị về thơ ca, văn học, v.v... 1.3 Ý nghĩa tài nguyên du lịch nhân văn 1.3.1 Ý nghĩa đối với cộng đồng địa phương Tài nguyên du lịch nhân văn giúp người dân nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị vốn có của các tài nguyên. Hơn nữa, nó góp phần làm tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của người dân. 1.3.2 Ý nghĩa đối với du lịch Góp phần làm phong phú và đa dạng các loại hình du lịch, thu hút ngày càng đông đảo du khách đến tham quan nghiên cứu, đem đến nguồn thu lớn cho quốc gia nói chung và cho địa phương nói riêng. Ngoài ra, nó còn thu hút các nhà đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch. Nó góp phần hồi sinh lại các giá trị văn hóa truyền thống của quốc gia, dân tộc. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ THÁI LAN 2.1 Giới thiệu khái quát về Thái Lan 2.1.1 Thông tin chung về đất nước Thái Lan Thái Lan (tên chính thức: Vương quốc Thái Lan, tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachak Thai), là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman. Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Bhumibol Adulyadej lên ngôi từ năm 1946, vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới và vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Thái Lan. Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ, tổng tư lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Thủ đô Băng Cốc là thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trị, thương mại, công nghiệp và văn hóa. Thái Lan có diện tích 513.000 km 2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 64 triệu người đông thứ 21 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Có khoảng 2,2 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái. Phật giáo Nam Tông được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo đạo trên là 95%, là 1 trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới theo tỉ lệ dân số. Hồi giáo chiếm 4,6% dân số và Công giáo Rôma khác chiếm 0,7% dân số. Kinh tế Thái Lan phát triển nhanh từ 1985 đến 1995 và trở thành một quốc gia công nghiệp mới trong đó du lịch với những điểm đến nổi tiếng như Ayutthaya, Pattaya, Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, và Ko Samui và xuất khẩu đóng góp lớn cho nên kinh tế. Thái Lan được chia làm 76 tỉnh (จังหวัด changwat), trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương: Bangkok và Pattaya. Do có phân cấp hành chính tương đương cấp tỉnh, Bangkok thường được xem là tỉnh thứ 76 của Thái Lan. Các tỉnh được chia thành các huyện (อําเภอ amphoe) hoặc quận (เขต khet). Năm 2006, Thái Lan có 877 huyện và 50 quận (thuộc Bangkok). Một số phần của các tỉnh giáp ranh với Bangkok ( như Nonthaburi, Samut Prakan Nakhon Pathom và Samut Sakhon) thường được gộp chung và được biết đến như Vùng đô thị Bangkok. Các tỉnh đều có tỉnh lỵ (อําเภอเมือง amphoe mueang) trùng tên với mình (nếu là tỉnh Phuket thì có thủ phủ là Amphoe Mueang Phuket hay Phuket). Các huyện được chia thành các xã (ตําบล tambon), trong khi các quận được chia thành các phường (หมู่บ้าน muban). Các xã được chia thành các thôn (หมู่ บ้าน muban). Các đô thị của Thái Lan gồm ba cấp, thành phố (เทศบาลนคร Thesaban nakhon), thị xã (เทศบาลเมือง Thesaban mueang) và thị trấn (เทศบาลตําบล Thesaban tambon). Nhiều thành phố và thị xã đồng thời là tỉnh lỵ. Tuy nhiên một tỉnh có thể có tới hai thành phố và vài thị xã. 2.1.2 Khái quát về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía Bắc giáp Lào và Myanma, phía Đông giáp Lào và Campuchia, phía Nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía Tây giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía Đông Nam giáp với lãnh hải Việt Nam ở vịnh Thái Lan, phía Tây Nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển Andaman Thái Lan là mái nhà chung của một số vùng địa lý khác nhau, tương ứng với các vùng kinh tế. Phía Bắc có địa hình đồi núi, với điểm cao nhất (2.576 m) là Doi Inthanon. Phía Đông Bắc là Cao nguyên Khorat có biên giới tự nhiên về phía đông là sông Mekong đây là vùng trồng nhiều sắn nhất của Thái Lan do khí hậu và đất đai phù hợp với cây sắn. Trung tâm của đất nước chủ yếu là vùng đồng bằng sông Chao Phraya đổ ra vịnh Thái Lan. Miền Nam là eo đất Kra mở rộng dần về phía bán đảo Mã Lai. 2.1.2.1 Khí hậu Thái Lan có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có 4 mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 2, mùa nóng từ tháng 3 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10, mùa mát từ tháng 11 đến tháng 12. Trong đó mưa nhiều nhất (90%) xảy ra vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình của thời tiết Thái Lan cao hơn Việt Nam, nhiệt độ thường từ 32 0C vào tháng 12 và lên tới 350C vào tháng 4 hàng năm. Eo đất phía Nam luôn luôn nóng, ẩm. 2.1.2.2 Hệ động thực vật Thái Lan là quốc gia có nhiều loài động vật quí hiếm trên thế giới sinh sống, nổi bật nhất là Hổ, Voi và Bò tót khổng lồ. Rất nhiều loài đang đứng trước hiểm họa diệt chủng do nạn săn trộm và phá rừng. Hình 2.1: Hình bản đồ đất nước Thái Lan (Nguồn:http://www.dulichthailan.vn/vi-tri-dia-ly.html) 2.1.3 Khái quát về điều kiện kinh tế xã hội 2.1.3.1 Kinh tế Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 9. Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần. Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới. Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất thế giới từ 1985 đến 1995, với tốc độ tăng trưởng trung bình 9% mỗi năm, sức ép lên việc duy trì đồng baht tại Thái Lan tăng lên, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, lan rộng ra toàn khu vực Đông Á, bắt buộc chính phủ phải thả nổi tiền tệ. Sau sự ổn định lâu dài ở mức giá 25 baht đổi 1 đô la Mỹ, đồng baht chạm tới mức thấp nhất với 56 baht đổi 1 đô la vào tháng 1 năm 1998, các hợp đồng kinh tế được ký kết bằng 10,2% năm trước. Năm 1998, Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi với tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4,2%, năm 2000 là 4,4%, phần lớn từ những mặt hàng xuất khẩu chính (tăng 20%). Sự tăng trưởng bị rơi vào tình trạng trì trệ (tăng trưởng 1,8%) do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2001, nhưng phục hồi lại vào năm sau, nhờ sự phát triển mạnh của Trung Quốc và những chương trình khác nhau nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trong nước của thủ tướng Thaksin Shinawatra, thường được gọi bằng tên "Thaksinomics". Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2002 đạt 5,2% , đến năm 2003 và 2004 đã cao hơn mức 6%. Dự trữ ngoại tệ ở mức cao 37 - 38 tỉ USD (tháng 8/1997 ở mức 800 triệu USD). Thái Lan xuất khẩu nhiều hơn 105 tỷ đô la hàng năm. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo, hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tô, máy tính và thiết bị điện. Thái Lan đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo tinh chế. Lúa là loại cây lương thực chính được trồng tại Thái Lan, với 55% đất đai trồng trọt được được sử dụng để trồng lúa. Đất có thể canh tác được của Thái Lan cũng chiếm tỷ lệ lớn, 27,25% của toàn bộ khu vực sông Mekong. Các ngành công nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện máy tính và ô tô, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ du lịch (khoảng 5% GDP Thái Lan). Những người nước ngoài ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân. Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của Thái Lan là thiếc, cao su, ga tự nhiên, vonfram, tantalium, gỗ, chì, cá, thạch cao, than non, fluorite và đất trồng. Thái Lan sử dụng hệ đo lường chuẩn quốc tế, nhưng các hệ đo truyền thống của Anh (feet, inches) vẫn còn được sử dụng, đặc biệt là trong nông nghiệp và vật liệu xây dựng. Năm được đánh số B.E. (Buddhist Era - Kỷ Phật giáo) trong giáo dục, dịch vụ dân dụng, chính quyền và báo chí; tuy vậy lịch Gregory được sử dụng trong ngành ngân hàng và dần trở nên thông dụng trong trong công nghiệp và thương mại 2.1.3.2 Ngôn ngữ Dân cư Thái Lan chủ yếu là những người nói tiếng Thái. Trong đó gồm có tiếng Trung Thái, tiếng Xiêm, tiếng Đông Bắc Thái hay tiếng Isan còn gọi là tiếng Lào, tiếng Bắc Thái hay tiếng Lanna cũng gọi là tiếng Lào, và tiếng Nam Thái, tiếng Mã Lai. Người Thái tuy chỉ chiếm khoảng 1/3 dân số, đứng sau những người Đông Bắc Thái, nhưng là nhóm người đã từ lâu chi phối kinh tế, chính trị và văn hóa Thái Lan. Nhờ sự thống nhất trong hệ thống giáo dục, nhiều người Thái có thể nói tiếng Xiêm như tiếng địa phương của họ. Tiếng Thái là ngôn ngữ hành chính tại Thái Lan, có bảng chữ cái riêng, tồn tại những thứ ngôn ngữ khác, cũng như tiếng địa phương chủ yếu là tiếng Isan hoặc tiếng Môn–Khmer. Đồng thời tiếng Anh được giảng dạy rộng rãi tại Thái Lan, mức độ thành thạo thấp. 2.1.3.3 Dân cư và dân tộc Ngoài người Thái là người Hoa, nhóm dân tộc thiểu số đông thứ hai, có ảnh hưởng chính trị không cân xứng với vai trò kinh tế. Phần lớn trong số họ không sống tại Chinatown ở Bangkok (trên đường Yaowarat), mà hoàn toàn hòa nhập vào xã hội Thái. Các nhóm dân tộc khác bao gồm người Mã Lai ở miền nam, người Môn, người Khmer (nhóm dân tộc thiểu số đông nhất) và nhiều dân tộc miền núi khác. Sau Chiến tranh Việt Nam, nhiều người Việt đã sang tỵ nạn và định cư tại Thái Lan, đông nhất là tại vùng Đông Bắc. Cũng có rất nhiều người Việt có liên quan tới nhà Tây Sơn đã sang tỵ nạn tại Thái Lan thời Nguyễn. Trong thời Pháp thuộc cũng có nhiều người tỵ nạn thực dân Pháp hoặc tránh chiến tranh Đông Dương và chiến tranh Việt Nam đã sang và cư trú ở Thái Lan. 2.1.3.4 Tôn giáo Theo kết quả điều tra dân số năm 2000 thì có 95% theo Phật giáo Theravada và tôn giáo này được xem là quốc giáo của Thái Lan. Đứng thứ hai là đạo Hồi với 4,6%. Một số tỉnh, thành phía nam Chumphon (cách Bangkok 463 km về phía Tây Nam) là điạ bàn cư trú chủ yếu của người Hồi giáo. Họ thường tập trung thành những cộng đồng tách riêng với các cộng đồng khác. Tập trung nhiều nhất tại bốn tỉnh cực nam của Thái Lan là người Mã Lai. Kitô giáo, chủ yếu là Công giáo Rôma, chiếm 0,75% dân số. Ngoài ra còn một số nhóm người theo Ấn Độ giáo và đạo Sikh có thế lực, sống tại các thành phố. 2.2 Cơ cấu hành chính và thể chế chính trị 2.2.1 Cơ cấu hành chính Thái Lan được chia làm 76 tỉnh (จังหวัด changwat), trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương: Bangkok và Pattaya. Do có phân cấp hành chính tương đương cấp tỉnh, Bangkok thường được xem là tỉnh thứ 76 của Thái Lan. Các tỉnh được chia thành các huyện (อําเภอ amphoe) hoặc quận (เขต khet). Năm 2006, Thái Lan có 877 huyện và 50 quận (thuộc Bangkok). Một số phần của các tỉnh giáp ranh với Bangkok (như Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Prakan, Nakhon Pathom và Samut Sakhon) thường được gộp chung và được biết đến như Vùng đô thị Bangkok. Các tỉnh đều có tỉnh lỵ (อําเภอเมือง amphoe mueang) trùng tên với mình (nếu là tỉnh Phuket thì có thủ phủ là Amphoe Mueang Phuket hay Phuket). Các huyện được chia thành các xã (ตําบล tambon), trong khi các quận được chia thành các phường (หมู่บ ้าน muban). Các xã được chia thành các thôn (หมู่บ ้าน muban). 2.2.2 Thể chế chính trị Thể chế nhà nước: quân chủ lập hiến. -Cơ cấu các cơ quan quyền lực: + Bộ Quốc Phòng Thái Lan nằm đối diện Hoàng Cung - lực lượng chủ chốt trong tất cả các cuộc đảo chính + Nguyên thủ quốc gia là nhà Vua: Được coi là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Về danh nghĩa nhà Vua là người đứng đầu nhà nước, Tổng Tư lệnh quân đội và là người bảo trợ Phật giáo. + Quốc hội : Theo Hiến pháp ngày 24 tháng 8 năm 2007, Quốc hội Thái Lan là quốc hội lưỡng viện. Hạ viện (cơ quan lập pháp) gồm 480 ghế và Thượng viện gồm 150 ghế. + Chính phủ : bao gồm 36 thành viên gồm 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng và 11 Thứ trưởng. Ngoài ra còn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện các chính sách chung. Từ khi lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế năm 1932, Thái Lan đã có 17 hiến pháp và sửa đổi. Trong suốt quá trình đó, chính phủ liên tiếp chuyển đổi qua lại từ chế độ độc tài quân sự sang chế độ dân chủ, nhưng tất cả các chính phủ đều thừa nhận triều đại cha truyền con nối như lãnh đạo tối cao của dân tộc. 2.3. Lịch sử hình thành và tên gọi 2.3.1 Lịch sử hình thành Theo sử sách Thái Lan, người Thái xuất xứ từ vùng núi An - Tai, Đông Bắc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ 4500 năm trước, sau đó di cư dần xuống vùng đất hiện nay là Thái Lan. Vào năm 1238, người Thái thành lập Vương quốc tại Sukhothai (hiện ở miền Bắc Thái Lan) gọi là Vương quốc Phật giáo Sukhothai, năm 1283 người Thái có chữ viết. Sau đó người Thái mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam, năm 1350 chuyển kinh đô xuống Ayuthaya (phía Bắc Băng - Cốc 70 km) gọi là Vương quốc Ayuthaya. Hơn 400 năm người Thái tiến hành chiến tranh liên miên với Miến Điện và kinh đô Ayuthaya bị huỷ diệt. Năm 1767, một tướng người Thái gốc Hoa, Taksin, đứng lên chống quân Miến Điện giành lại độc lập và rời đô về Thonburi, bên bờ sông Chao Phaya, đối diện với Bangkok. Vua Rama I (1782) lên ngôi và lấy Băng Cốc (Thành phố của các thiên thần) làm Thủ đô. 2.3.1.1 Thời đại này gọi là Rattanakosin Trước năm 1932, Thái Lan theo chế độ Quân chủ chuyên chế. Sau cuộc cách mạng tư sản năm 1932 do một nhóm sĩ quan trẻ lãnh đạo, Thái Lan chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến. Ngày 10/12/1932 Vua Prachadhipok (Rama VII) đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Thái Lan. Trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ 2, Thái Lan là một đồng minh của Nhật nhưng cùng lúc vẫn tồn tại một phong trào chống Nhật gọi là Seri Thai. Sau chiến tranh, Thái Lan trở thành đồng minh của Mỹ. Hơn 70 năm qua Thái Lan đã thay đổi 17 hiến pháp, nhưng Hiến pháp 1932 vẫn được coi là cơ sở. Hiến pháp gần đây nhất (thứ 18) được thông qua với cuộc trưng cầu dân ý ngày 19/8/2007, cùng với tổng tuyển cử ngày 23/12/2007, chính phủ dân sự mới của Thái Lan đã được thành lập vào ngày 06/02/2008. 2.3.1.2 Thời kỳ đầu Các khảo cổ học đã tìm thấy tại Ban Chiang, Thái Lan nhiều công cụ đồ đồng và nền văn minh lúa nước tồn tại vào khoảng 3600 năm TCN. Các nền văn minh Malay, Mon và Khmer từng phát triển thịnh vượng trên lãnh thổ Thái Lan hiện nay. Đáng chú ý là Vương quốc Srivijaya ở miền Nam, Dvaravati ở miền Trung và Đế chế Khmer ở Angkor. Người Thái có liên hệ ngôn ngữ với một số dân tộc tại miền Nam của Trung Quốc, và có lẽ sự di dân từ miền Nam Trung Quốc đã xảy ra rất sớm, qua phía Bắc của Lào. 2.3.1.3 Vương quốc Sukhothai Những nhóm người Thái có lẽ đã bắt đầu di cư đến vùng đất ngày nay là Thái Lan ngay từ thế kỷ thứ VIII. Người Khmer đã dùng họ làm lính từ thế kỷ XII. Nhưng khi quyền lực của người Môn và người Khmer suy yếu thì quyền lực của các vương triều khác bắt đầu tăng lên. Vào năm 1238, người Thái ở Sukhothai không chỉ từ chối đóng thuế sử dụng nước cho những lãnh chúa người Khmer mà họ còn đánh đuổi luôn những lãnh chúa đó ra khỏi vùng đất này và thiết lập nên một nhà nước mới. Vị thủ lĩnh mới là Sri Indradit chiếm lấy ngai vàng. Với các thần dân của mình, ông ta giống như một người cha hơn là một ông vua, một thủ lĩnh đáng kính hơn là một nhà cai trị độc tài. Dưới triều đức vua vĩ đại nhất của mình, vua Ramkhamhaeng (1279 ? - 1317 ?), người Sukhothai đã xâm chiếm lãnh thổ của người Khmer đến tận miền Nam Nakhon Si Thammarat. Cũng chính ông vua này đã tạo ra bảng chữ cái đầu tiên của người Thái và đã làm cho thần dân của ông hiểu rõ sự coi trọng của ông dành cho nghệ thuật. Nhưng sau cái chết của ông vào năm 1300 đã báo hiệu sự suy sụp của đế quốc Sukhothai. Thoạt đầu những tỉnh nằm quanh Sukhothai đã hủy bỏ tất cả những ràng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan